1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỌC

72 2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 102,91 KB

Nội dung

Đề cương đạo đức học chương trình cơ sở ngành. Đề cương đạo đức học chương trình cơ sở ngành. Đề cương đạo đức học chương trình cơ sở ngành. Đề cương đạo đức học chương trình cơ sở ngành. Đề cương đạo đức học chương trình cơ sở ngành

Trang 1

=> Như vậy đạo đức học là một bộ phận của hình thái ý thức khoa học, mộttrong những hình thái ý thức xã hội, được coi là khoa học xã hội.

2 Quan niệm trước Mác

2.1 Phương Đông, phương Tây

- Đạo đức là tự nhiên, sẵn có

- P Đông: thiện – ác là cái bẩm sinh vốn có của con người, cái thiệntính ban đầu trời phú cho là vĩnh hằng bất biến, gắn với sự tồn tại của mỗi người

Mạnh Tử: Nhân chi sơ tính bản thiện

Tuân Tử: Nhân chi sơ tính bản ác

Việt Nam: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính

- P Tây: Thuyết Đácuyn xã hội đồng nhất bản năng sinh vật với tiền đềtình cảm đạo đức của con người, từ đó kết luận đạo đức không chịu sự quy địnhcủa những tiền đề kinh tế, xã hội, chính trị -> không thừa nhận tính lịch sử của đạo

Trang 2

đức, không thừa nhận vai trò giáo dục trong việc thay đổi bản chất con người, phủnhận sự tiến bộ và phát triển của đạo đức.

2.2 Quan điểm tôn giáo, thần học

- Đạo đức học hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng trực tiếp củalòng tin tôn giáo Sự điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của con người, các chuẩnmực ứng xử đều do thần thánh, thương đế phán quyết và răn dạy chúng sinh Cáithiện chính là ý muốn tối cao của thương đế, cái ác, cái vô đạo đức là bắt nguốn từtội tổ tông hoặc kiếp luân hồi của loài người

-> Quan niệm sai lầm, chúa là nhân vật không có thực

2.3 Quan niệm xã hội

Coi đạo đức là sự thỏa thuận chng của các thành viên trong xã hội với nhau

1 cách chủ quan

-> không thuyết phục, không lý giải được những quan điểm đạo đức ngượcnhau trong xh có mâu thuẫn đối kháng

2 Quan niệm của MLN

Xuất phát từ tồn tại xã hội

2.1 Nguồn gốc đạo đức

- Đạo đức nảy sinh do nhu cầu đời sống xã hội, là kết quả của sự pháttriển lịch sử, nảy sinh từ xã hội Ăngghen: “Xét cho cùng, mọi học thuyết về đạođức đã có từ lúc trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình KT – Xh lúc bấygiờ”

VD:

- Đạo đức sinh ra trước hết là từ nhu cầu phối hợp lao động trong laođộng sản xuất vật chất, trong đấu tranh xã hội, trong phân phối sản phẩm để conngười tồn tại và phát triển

Trang 3

VD: Lđ sx: trồng lúa nước -> cần cù, chịu khó.

Đấu tranh xh: chiến tranh -> yêu nước, đoàn kết

Phân phối sp: CHNT -> sự công bằng, CHNL -> bất bình đẳng

2.2 Bản chất của đạo đức

- Mang bản chất xã hội:

+ Tồn tại xh, hđ thực tiễn quyết định ý thức xã hội, trong đó có đạo đức+ Quá trình phát triển của nhận thức xã hội và hđ thực tiễn của con người sẽquyết định sự hoàn thiện bản chất xh của đạo đức

VD: quan niệm về người phụ nữ: PK -> Hiện tại Pk: tam tòng tứ đức, hiệntại: tham gia hđ xh, có những vai trò quan trọng trong xã hội

Đánh giá hoạt động kinh tế tư nhân: trước đây Đảng viên không đượckinh doanh

- Đạo đức mang tính thời đại, dân tộc và giai cấp

+ Thời đại: mỗi thời đại khác nhau, có những quan niệm đạo đức khác nhau.+ Tính dân tộc: dân tộc khác nhau, phong tục tập quan khác nhau thì đạo đứckhác nhau

+ Tính giai cấp: trên lập trường giai cấp khác nhau thì đạo đức khác nhau

Hệ thống đạo đức được áp đặt cho toàn xã hội bao giờ cũng là hệ thống đạo đứccủa giai cấp thống trị, mặc dù, trong cuộc sống hàng ngày, mỗi giai cấp vẫn ứng xửtheo những lợi ích trực tiếp của mình

Ph Ăngghen viết: “Từ dân tộc này sang dân tộc khách, từ thời đại này sangthời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúngthường trái ngược hẳn nhau”

2.3 Cấu trúc đạo đức

Trang 4

- Xem xét giữa ý thức và hoạt động, thì đạo đức được chia thành: ýthức đạo đức và thực tiễn đạo đức.

- Xem xét mqh người với người thì đạo đức sẽ có quan hệ đạo đức

- Xem xét trong mqh giữa cái chung và cái riêng thì đạo đức thì: đạođức xh và đạo đức cá nhân

2.3.1 Ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức

- Ý thức đạo đức là những quy tắc, chuẩn mực và nguyên tắc cư xửgiữa cá nhân với nhau, với xh, là sự tương quan lợi ích của mình với lợi ích của xh

“Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mã hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc”

- Thực tiễn đạo đức là tổng số những hành vi đạo đức, còn bản thânhành vi đạo đức là sự phục tùng tự nguyện ý thức đạo đức Thực tiễn đạo đứcchính là ý thức đạo đức được thực hiện trong thực tiễn: hành vi đạo đức và hành vi

vô đạo đức

=> Ý thức và thực tiễn đạo đức luôn có quan hệ biện chứng vớinhau, bổ sung cho nhau tạo nên bản chất đạo đức con người, của một giai cấp, củamột chế độ xã hội và của một thời đại lịch sử Ý thức đạo đức phải được thể hiệnbằng hành động thì mới đem lại những lợi ích xã hội và ngăn ngừa cái ác Nếukhông có thực tiễn đạo đức thì ý thức đạo đức không đạt tới giá trị, sẽ rơi vào trừutượng theo kiểu các giáo lý của tôn giáo

Thực tiễn đạo đức được biểu hiện như sự tương trợ, giúp đỡ, cử chỉ nghĩa hiệp,hành động nghĩa vụ…Thực tiễn đạo đức là hệ thống các hành vi đạo đức của conngười được nảy sinh trên cơ sở của ý thức đạo đức

2.3.2 Quan hệ đạo đức

- Là hệ thống những quan hệ xác định giữa con người với con người,giữa cá nhân và xh về mặt đạo đức

Trang 5

- Các quan hệ đạo đức không chỉ hình thành nên giữa các cá nhân, màcòn giữa cá nhân với xã hội, với những mặt riêng biệt của xã hội (chẳng hạn: vớilao động, với văn hoá tinh thần) trong chừng mực những mặt này liên quan đến cáclợi ích chứa đựng trong các mối quan hệ này.

- Quan hệ đạo đức được hình thành và phát triển như những quy luật tấtyếu của xã hội, nó xác định những nhu cầu khách quan của xã hội, nó “tiềm ẩn”trong các quan hệ xã hội Quan hệ đạo đức tồn tại một cách khách quan và luônluôn biến đổi qua các thời đại lịch sử và chính nó là một trong nhữg cơ sở để hìnhthành nên ý thức đạo đức

Tóm lại, ý thức đạo đức, thực tiễn đạo đức và quan hệ đạo đức là một yếu tốtạo nên cấu trúc đạo đức Mỗi yếu tố không tồn tại độc lập, mà liên hệ tác độngnhau, tạo nên sự vận động, phát triển và chuyển hóa bên trong của hệ thống đạođức

2.3.3 Đạo đức xh và đạo đức cá nhân

- Đạo đức xh là sự phản ánh tồn tại xh của 1 cộng đồng người nhấtđịnh, nó là phương thức điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong cộng đồng nhằm

pt, hoàn thiện cộng đồng đó

- Đạo đức cá nhân là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ trong cộngđồng, nó phản ánh và khẳng định sự tồn tại xh của mỗi cá nhân về phương diện lợiích và hoạt động của mỗi cá nhân đó

VD: Đạo đức cha mẹ - con cái ở từng vùng miền, giai đoạn lịch sử, điều kiệnkhác nhau, đạo đức sẽ khác nhau

=> Đạo đức xã hội hay đạo đức cá nhân là sự thống nhất biện chứng giữacái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn nhất Đạo đức cánhân là sự biểu hiện độc đáo của đạo đức xã hội, nhưng không bao hàm hết thảymọi nội dung, đặc điểm của đạo đức xã hội Mỗi cá nhân tiếp thu lĩnh hội đạo đức

xã hội khác nhau và ảnh hưởng đến đạo đức xã hội cũng khác nhau Đạo đức xã

Trang 6

hội không thể là số cộng của đạo đức cá nhân mà nó tổng hợp những nhu cầu phổbiến được đúc kết thành những tinh hoa của đạo đức cá nhân Nó trở thành cáichung của một giai cấp, một cộng đồng xã hội, một thời đại nhất định, nó được duytrì và cũng cố bằng những phong tục, tập quán, truyền thống, những di sản văn hóavật chất và tinh thần, được biến đổi phát triển thông qua hoạt động sản xuất tinhthần và giao tiếp xã hội.

=> Quan hệ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân là quan hệ giữa nhữngchuẩn mực chung mang tính phát triển đặc thù trong từng xã hội với những phẩmchất hành vi những yêu cầu cụ thể hàng ngày, quan hệ giữa lý tưởng xã hội và hiệnthực của cá nhân, giữa trí tuệ, tri thức xã hội với tình cảm, ý chí và năng lực hoạtđộng đạo đức cụ thể của cá nhân

Câu 2: Phân tích các chức năng cơ bản của đạo đức?

1 Khái niệm của đạo đức và đạo đức học

2 Các chức năng

2.1 Chức năng điều chỉnh hành vi.

- KN: là sự tác động của đạo đức làm biến đổi các quan hệ xh.

VD: Loài người sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi, trong đó

Trang 7

- Đối tượng: là hành vi cá nhân (trực tiếp) qua đó điều chỉnh quan hệ

giữa các cá nhân với nhau, quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng (gián tiếp)

VD: khi tham gia giao thông, có sự điều chỉnh đạo đức Có cảnh sát thì dừngđèn đỏ, không có thì vượt…

Khi về quê, không đội mũ khi tham gia giao thông, không chào hỏi hànhxóm -> bị hàng xóm đánh giá -> sẽ có cách cư xử văn hóa hơn

- Mục đích: bảo đảm sự tồn tại và phát triển xã hội bằng việc tạo nên

quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân theo nguyên tắc hài hòa lợi ích cộng đồng và

cá nhân (và khi cần phải ưu tiên lợi ích cộng đồng) Song sự hài hòa đó phải đượchiểu tùy theo từng hoàn cảnh, từng điều kiện xã hội

- Phương thức điều chỉnh:

+ Hành vi chuẩn mực đạo đức

+ Lý tưởng đạo đức: hướng hành vi con người vào những mục đích đạo đứcphù hợp với lôgic tạo lập những lợi ích xác định, hướng tổng số hành vi của conngười vào các mục đích đạo đức thống nhất, đạt được mục đích đó chính là lẽ sốngcủa con người

+ Đánh giá đạo đức: giúp con người nhận thức được giá trị của đạo đức hành

vi Từ đó con người lựa chọn chuẩn mực đạo đức Đánh giá đạo đức còn tạo độnglực cho hành vi

+ Niềm tin và tình cảm đạo đức: vốn là động lực của hành vi đạo đức Niềmtin đạo đức giúp hình thành ý chí trong hành vi đạo đức, có tác dụng khích lệ hành

Trang 8

vi đạo đức con người, còn tình cảm đạo đức điều chỉnh cường độ, nhịp độ hoạtđộng nhằm đạt mục đích trọn vẹn hơn.

- Hình thức điều chỉnh đạo đức

+ Dựa vào dư luận xh

+ Bản thân chủ thể tự giác điều chỉnh hành vi của mình

- Hiệu quả của phạm vi điều chỉnh

+ Yếu tố chủ quan: Tri thức đạo đức, hoạt động thực tiễn, hoạt động giáodục Quan trọng nhất là tri thức đạo đức, càng phong phú và sâu sắc thì đạo đức xãhội và đạo đức cá nhân càng có nhiều khả năng điều chỉnh cả về phạm vi lẫn hiệuquả Vì tri thức rộng và sâu thì niềm tin đạo đức vững, lí tưởng đạo đức đúng đắn,hợp loogic, tình cảm đạo đức mạnh mẽ Điều đó tác động đến điều chỉnh đạo đức.Tri thức càng sâu rộng thì các chuẩn mực đạo đức càng phản ánh sát thực nhữngnhu cầu phát triển của xã hội và cá nhân, làm cho các cá nhân và xã hội tiếp nhận,thực hiện các chuẩn mực đạo đức tốt hơn

+ Yếu tố khách quan: các quan hệ kinh tế, các quan hệ chính trị - xã hội

- Đánh giá: Điều chỉnh đạo đức có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển

và tiến bộ xã hội

2.2 Chức năng giáo dục.

- Vai trò: Đạo đức hình thành cho con người những quan điểm, nguyên

tắc, quy tăc, chuẩn mực đạo đức cơ bản, nhờ đó con người có khả năng lựa chọn,đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xh cũng như đánh giá các suy nghĩ, hoạtđộng của bản thân mình để điều chỉnh cho phù hợp

Trang 9

- Phương thức thực hiện: mỗi cộng đồng xh có những hệ thống giá trị

riêng, mỗi hệ thống đó tồn tại như phương thức điều chỉnh hành vi con người

VD: P Tây: trẻ em tự lập từ nhỏ

P Đông: trẻ em được chăm bẵm, đùm bọc chăm sóc hơn

VN: có các đức tính: cần cù, yêu nước, chăm chỉ

-> Đánh giá đạo đức: làm cho cá nhân hiểu rõ và tin những giá trị đạođức của xã hội và của bản thân Cần 2 điều kiện: lương tâm của đối tượng cần giáodục và dư luận xã hội lành mạnh

+ Thực tiễn đạo đức: chính là hoạt động của con người do ảnh hưởng củaniềm tin, ý thức đạo đức hay tổng số các hành vi đạo đức Nếu hành động của conngười phù hợp với đánh giá đạo đức của xã hội thì đạo đức của cá nhân ngày càngđược hoàn thiện Trong xã hội càng nhiều người có đạo đức cá nhân tốt thì đạo đứccủa công đồng càng được củng cố và mang tính nhân bản cao

- Nguyên tắc: Đạo đức phải hướng con người tới những giá trị đích

thực của đời sống Xh cần tạo ra nhiều môi trường giáo dục đạo đức phù hợp vớitừng lứa tuổi khác nhau

Trang 10

- Hiệu quả giáo dục đạo đức phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội,

cách thức tổ chức, giáo dục mức độ tự giác của chủ thể và đối tượng giáo dục trongquá trình giáo dục

- Đánh giá: chức năng giáo dục của đạo đức cần được hiểu một mặt

“giáo dục lẫn nhau trong cộng đồng”, giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân vàcộng đồng; mặt khác, là sự “ tự giáo dục” ở các cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cá nhânlẫn cấp độ cộng đồng

+ Hướng nội là quá trình tự đánh giá đạo đức của mình Đây là quá trình tựđánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi, đạo đức của mìnhvới những chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng Từ cách nhận thức này mà chủthể hình thành phát triển thành các quan điểm và nguyên tắc sống: sáng tạo haychủ động, hy sinh hay hưởng thụ, vị tha hay vị kỷ, hướng thiện hay sa vào cái ác…

- Biểu hiện: 2 trình độ

+ Thông thường: cuộc sống thường ngày Nó đáp ứng nhu cầu đạo đứcthông thường đủ để chủ thể xử lý kịp thời trong cuộc sống và sự phát triển bình

Trang 11

thường của xã hội Mọi cá nhân đều có thể và cần phải ảnh ánh đạo đức ở trình độnày.

+ Lý luận: những nhận thức có tính nguyên tắc được chỉ đạo bởi những giátrị đạo đức có tính tổng quát Trình độ này đáng ứng những đòi hỏi của sự pháttriển đạo đức và tiến bộ xã hội Đây là yếu tố không thể thiếu được trong hệ tưtưởng và hành vi của các gia cấp cầm quyền (trung thành với tổ quốc)

- Đặc điểm: Đa trị

Chủ thể có lợi ích khác nhau thì nhận thức khác nhau

- Đánh giá: Nhận thức đạo đức đưa lại tri thức đạo đức, ý thức đạo đức.

Các cá nhân, nhờ tri thức đạo đức, ý thức đạo đức xã hội đã nhận thức (trở thànhđạo đức cá nhân) Cá nhân hiểu và tin ở các chuẩn mực, lý tưởng giá trị đạo đức xãhội trở thành cơ sở để cá nhân điều chỉnh hành vi, thực hiện đạo đức (hiện thực hóađạo đức)

Câu 3: Làm rõ các dạng đạo đức và vai trò của chúng trong sự phát triển đời sống đạo đức nhân loại?

1 Khái niệm đạo đức và đạo đức học

Trang 12

2.1 Đạo đức trong xã hội cộng sản nguyên thủy

2.1.1 Đặc điểm

- Tính cụ thể - cảm tính, trực quan và kinh nghiệm

Các bộ lạc còn lại đến nay ở Châu Mỹ, Châu Phi còn giữ nguyên truyền thống không cãi cọ nhau, biết nghe lời người lớn tuổi và xem đó là cái thiện

Ngược lại bất kỳ hành vi nào không theo đúng phong tục, tập quán đều bị xem là ác

- Tính hợp tác, tính công bằng, thông cảm, tương trợ

+ Trong điều kiện sản xuất thấp kém, sự hợp tác là yếu tố hàng đầu tạo nên hiệu quả trong lao động tập thể

+ Sự hợp tác ở đây là hợp tác giản đơn trong điều kiện kinh tế tự nhiên chưa

có sự khác biệt giữa lợi ích cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng

+ Tính công bằng – bằng nhau không chỉ trong hưởng thụ mà còn trong tất

cả quan hệ khác Tất cả những gì có ích cho bộ lạc được coi là điều thiện, có hại bị coi là điều ác

+ Tính thật thà, dũng cảm, gan dạ được đề cao (ĐK tự nhiên quyết định): hình thành từ thói quen, phục vụ nhu cầu đời thường cảu họ quyết định (ăn, mặc, sinh hoạt)

- Thời kì CSNT giai đoạn cuối: SX phát triển => NSLĐ tăng => của cải

dư thừa => xuất hiện tư hữu =>hình thành giai cấp

- Đàn ông đảm nhiệm chính trong XH => phụ hệ

- XH phân chia giai cấp: chủ nô, nô lệ, tầng lớp trung gian

2.2.1 Đặc điểm

Trang 13

- Có tính đối kháng

Chủ nô: người có đặc quyền, đặc lợi cho phép mình được là người “có đức hạnh, người thượng lưu, quí tộc” còn những người nô lệ là những người “không cóphẩm hạnh, người thấp hèn, hạ đẳng” => đạo đức chủ nô: tham lam, bủn xỉn, ích

kỉ, bạo lực, xảo quyệt

Chế độ nô lệ dạy người nô lệ phải phục tùng tuyệt đối Những đạo đức cao

cả của người nô lệ như: lòng dũng cảm, chí khí, nhân phẩm…đã bị chủ nô xem như lời thách thức, sự bất kính.=> đạo đức nô lệ: bình đẳng, tự do, hạnh phúc

=> Những yếu tố đạo đức tiến bộ vẫn đc hình thành, ăn sâu bám rễ trong quần chúng

Cùng với sự xuất hiện giai cấp, phụ nữ cũng mất quyền bình đẳng trước kia

và trở thành nô lệ của người chồng Chế độ một vợ một chồng là một bước tiến củalịch sử, nó ra đời trên cơ sở chế độ tư hữu chiến thắng chế độ công hữu, nhưng nó mang theo một điều không thể tránh khỏi: sự nô dịch phụ nữ, nạn mãi dâm…

2.2.2 Vai trò

2.3 Đạo đức trong xã hội phong kiến

Sự hình thành:

- Chế độ phong kiến dựa trên cơ sở sở hữu ruộng đất lớn

+ Đạo đức phương Tây: xuất phát từ tín điều tôn giáo

+ Đạo đức phương Đông: xuất phát từ học thuyết Khổng Tử (Nho giáo)

2.3.1 Đặc điểm

- Tôn trọng ngôi thứ trong XH, nhấn mạnh nghĩa vụ giai cấp => tuân thủ đẳng cấp

- Tâm lí gắn bó theo lãnh địa, gia tộc

- Quyền nhân thân được đề cao hơn so với đạo đức Chiếm hữu NL (ko

dc giết ng nô lệ)

- Đạo đức NDLĐ: yêu thương, gắn bó, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, sống trung thực, đề cao tình yêu lao động, cần cù chăm chỉ, tôn trọng, đền đáp công cha mẹ

Trang 14

-> Nhìn chung đạo đức phong kiến phương Đông và pk phương Tây có nhiều điểm khác biệt nhưng vẫn có nét tương đồng: tôn trọng đẳng cấp, ngôi thứ trong xã hội, nhấ mạnh đến nghĩa vụ con người mà không chú trọng đến hạnh phúc

- Ngày nay, nhiều quan niệm đạo đức vẫn được gìn giữ phát huy

2.4 Đạo đức trong xã hội tư bản

Sự hình thành: Với quan hệ SX hàng hóa tiền tệ đã hình thành nên 1 hệ thống đạo đức mới trong đó chủ nghĩa cá nhân tư sản là nguyên tắc đạo đức chủ đạo

2.4.1 Đặc điểm

- Đề cao cá nhân dẫn đến Chủ nghĩa cá nhân

- Tính nguyên tắc, kỉ luật cao, con người có tinh thần quốc tế, khắc phục được Chủ nghĩa hẹp hòi nhưng con người lại bàng quan (vô cảm) hơn vì sức mạnh của đồng tiền

2.4.2 Vai trò

- Xóa bỏ quan hệ đẳng cấp, chật hẹp lỗi thời của XHPK Tuy nhiên, 1

số tư tưởng tiến bộ của XHPK đảo lộn

- Năng lực, tính sáng tạo cá nhân có điều kiện phát triển (CN cá nhân

dc đề cao)

=> Tóm lại, xã hội tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh, cùng nền sản xuất nhỏ phân tán được xã hội hóa ngày càng cao, phân công lao động pháttriển, năng suất lao động có hiệu quả rõ rệt Ngoài những mặt tích cực đó, giai cấp

tư sản đã để lại cho xã hội không ít những hậu quả tiêu cực: vấn đề công lý và nền đạo đức trong xã hội không được đảm bảo bình thường, con người trở nên ích kỷ, đạo lý trong xã hội ngày càng suy giảm

Trang 15

2.5 Đạo đức XHCN

Đạo đức trong xã hội tư bản bao gồm nhiều kiểu đạo đức khác nhau: đạo đức của giai cấp tư sản, đạo đức của giai cấp công nhân, đạo đức của những lực lượng xã hội khác các kiểu đạo đức này thường xâm nhập vào nhau, đan xen và không ngừng đấu tranh với nhau, tạo nên con đường phát triển xã hội trên cơ sở khẳng định mặt tích cực, tiến bộ, triệt tiêu mặt lạc hậu, mở rộng khả năng phát triển đạo đức trong tương lai của một xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa

Sự hình thành: Điều kiện nảy sinh đạo đức của GCCN cũng là điều kiện nảy sinh trong xã hội TB

- KT: đại CN & PTSX hiện đại

=> SX phát triển, áp dụng khoa học KT

=> Thay đổi thái độ với lao động

- CT: hình thành Nhà nước dân chủ ->ND có quyền lực về CT

2.5.1 Đặc điểm

- Miệt đối với lao động mất đi và thay vào đó là tình yêu, niềm hăng say của mỗi người

Đạo đức GCCN phụ thuộc vào đặc điểm GCCN (tiến bộ nhất)

-> Có sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể

-> Phương châm đạo đức: “1 người vì mọi người, mọi người vì 1 người’-> HP cá nhân phát triển XH (KT-CT-VHXH)

- Tính nhân đạo, bình đẳng, tự do – dân chủ

2.5.2 Vai trò

- Kế thừa những yếu tố tích cực trong đạo đức của các thế hệ đi trước

- Góp phần đoàn kết toàn thể giai tầng trong XH => góp phần vào sự phát triển chung

- Chuẩn bị cho 1 nền đạo đức tiến bộ, có ý nghĩa phổ biến toàn nhân loại

Trang 16

Câu 4: Làm rõ quan hệ giữa đạo đức với các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần trong xã hội?

1 Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị.

- Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp đối với vấn đề nhà nước,đứng về mặt lịch sử chính trị chỉ xuất hiện khi có nhà nước còn đạo đức xuất hiệnrất sớm cùng với sự xuất hiện xã hội loài người

- Đối với giai cấp và nhà nước tiên tiến thì nó thường gắn liền vớinhững quan điểm đạo đức tiến bộ, ngược lại giai cấp suy tàn thì gắn liền với quanđiểm đạo đức lạc hậu, bảo thủ kiềm hãm sự phát triển của xã hội

- Sự thống nhất biện chứng giữa chính trị và đạo đức còn được thể hiện

cụ thể trong việc xây dựng con người mới, trong đó tài và đức phải kết hợp chặtchẽ và lấy đức làm gốc

- Về phương thức diễn đạt thì ý thức chính trị được diễn đạt bằng lậptrường, còn ý thức đạo được diễn đạt qua các chuẩn mực Còn về nội dung thì đánhgiá chính tị chủ yếu nhằm vào hậu quả của hành động, còn đánh gía đạo đức chủyếu xét đến động cơ chủ quan, mặc dù cũng tính đến hậu quả nhưng nó chỉ đóngvai trò thứ yếu

- Sự tác động qua lại giữa đạo đức và chính trị:

+ Đạo đức và CT thống nhất khi Ý thức CT không chỉ phản ánh lợi ích cơbản của GC mình mà còn phản ánh lợi ích của GC khác (Nhà nước thực hiện chứcnăng XH => GC thống trị tồn tại)

+ Trong XH có giai cấp, đạo đức tiêu biểu của XH là đạo đức của GC thốngtrị, tuy vậy, GC bị trị vẫn tìm cách duy trì những giá trị nhân đạo truyền thống:khát vọng tự do, khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng giữa người vớingười

Trang 17

-> Sự thống nhất biện chứng giữa chính trị và đạo đức còn được thể hiện

cụ thể trong việc xây dựng con người mới, trong đó tài và đức phải kết hợp chặtchẽ và lấy đức làm gốc

-> Về phương thức diễn đạt thì ý thức chính trị được diễn đạt bằng lậptrường, còn ý thức đạo được diễn đạt qua các chuẩn mực Còn về nội dung thì đánhgiá chính trị chủ yếu nhằm vào hậu quả của hành động, còn đánh giá đạo đức chủyếu xét đến động cơ chủ quan, mặc dù cũng tính đến hậu quả nhưng nó chỉ đóngvai trò thứ yếu

-> Quan hệ giữa đạo đức và chính trị không phải lúc nào cũng thuậnchiều Nếu chế độ xã hội tốt đẹp thì nền chính trị xã hội đảm bảo những lợi íchthiết thực, chính đáng của các tầng lớp xã hội, lúc đó chính trị được đánh giá cao

về phương diện đạo đức Ngược lại khi nền chính trị chỉ bảo vệ những lợi ích củagiai cấp thống trị thì lúc đó chính trị sẽ bị đánh giá tiêu cực về phương diện đạođức

=> Đạo đức chúng ta ngày nay, đạo đức tiên tiến là đạo đức của giai cấp vô sản,đạo đức phục vụ cho sự nghiệp thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản

2 Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.

- Pháp quyền là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nó hình thànhdưới tác dụng trực tiếp của chính sách của giai cấp thống trị và là một trong hữngphương tiện để thực hiện chính sách đó

- Ý thức đạo đức và ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng vớinhau và có chức năng chung là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm bảo toàn

và phát triển xã hội Tuy nhiên giữa chúng có những điểm khác nhau:

Trang 18

+ Về phương thức diễn đạt: pháp luật thường được thực hiện thông qua nhànước, do nhà nước soạn thảo, phổ biến và thi hành trong toàn xã hội Còn đạo đứcđược bảo đảm do lương tâm con người do sự phê phán của dư luận xã hội.

+ Phạm vi đạo đức có nội dung bao quát và rộng hơn pháp luật Luật phápđiều chỉnh một số mặt của đời sống xã hội, đạo đức xâm nhập vào tất cả các hoạtđộng xã hội, trong mọi quan hệ kể cả đối với chính bản thân mỗi người Ý thứcpháp luật chỉ giới hạn ở những điều buộc phải làm hoặc không được làm còn ýthức đạo đức lại hướng tới những yêu cầu tối đa nhằm đánh giá những phẩm chấtnhân bản của con người

+ Trong thực tế có những hiện tượng pháp luật trừng trị nhưng đạo đứckhông lên án và có hiện tượng đạo đức lên án nhưng pháp luật không trừng trị Sựtrừng giới về phương diện đạo đức khác với sự trừng trị về mặt pháp luật Để đánhgiá con người về mặt đạo đức cần phải căn cứ vào hành động nhưng chủ yếu xemxét thái độ đối với việc nó làm từ đó mà khuyến khích hay lên án Còn pháp luậtchỉ có thể trừng trị kẻ đã phạm tội ác đã thực hiện đối với những cá nhân khác vàđối với xã hội trong khi phân biệt tội ác có dụng ý và tội ác không có dụng ý

+ Luật pháp căn cứ vào kết quả hành vi còn đạo đức căn cứ vào động cơhành vi

+ Để đảm bảo cho luật pháp được chấp hành nhà nước áp dụng chủ yếu cáchình thức cưỡng bức hình phạt, còn đạo đức thì được bảo đảm bằng giáo dục,thuyết phục, ủng hộ hoặc lên án của dư luật xã hội và sự kiểm soát của lương tâmcon người

+ Việc thực hiện các hành vi pháp luật đòi hỏi cường bức, bắt buộc thôngqua toàn bộ uy lực của cơ cấu nhà nước, còn thực hiện các hành vi đạo đức đòi hỏi

tự nguyện, tự giác thông qua lương tâm con người và dư luận xã hội

Trang 19

- Giữa đạo đức và pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau, pháp luật sẽ

bị vi phạm nếu xã hội có môi trường đạo đức bị tha hóa Ngược lại, nếu luật phápkhông nghiêm chỉnh, không đảm bảo sự công bằng tối thiểu trong xã hội sẽ làmmất niềm tin của mọi người vào luật pháp, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống, mộitrường đạo đức

- Đạo đức và pháp luật phù hợp với nhau khi ý chí của giai cấp thống trịphù hợp với lợi ích xã hội và cộng đồng dân cư Trong xã hội có giai cấp đối khángthì đạo đức và pháp luật thường có mâu thuẫn với nhau vì đạo đức phản ánh quan

hệ lợi ích của quần chúng nhân dân lao động còn pháp luật bảo vệ lợi ích của giaicấp thống trị mà lợi ích của hai giai cấp đối kháng luôn mâu thuẫn với nhau

3 Quan hệ giữa đạo đức và tôn giáo.

- Tôn giáo là một khái niệm huyền ảo và sai lệch của con người về hiệnthực, trong khái niệm đó lực lượng ngoại giới (lúc đầu là lực lượng siêu tự nhiên

về sau lại thêm lực lượng xã hội) chi phối đời sống hàng ngày của con người bằnghình thức siêu trần thế, siêu tự nhiên

- Tôn giáo và đạo đức đều hướng con người tới những lý tưởng sốngthiện, nhân đạo, tránh cái ác Tuy nhiên chúng khác nhau về bản chất

- Về mặt lịch sử, đạo đức xuất hiện cùng với sự xuất hiện xã hội loàingười, trước rất lâu so với sự ra đời của các tôn giáo Như vậy, đã có một giai đoạnlịch sử rất dài, đạo đức tồn tại không có tôn giáo Điều đó cho thấy đạo đức khôngthể bắt nguồn từ tôn giáo và nó tồn tại như một đời sống tinh thần khác với niềmtin tôn giáo

- Đạo đức phản ánh chân thực những nhu cầu khách quan, hiện thựccòn tôn giáo lại phản ánh thế giới một cách hư ảo với những khát vọng tự giải thoáttrong thế giới tinh thần mà hiện thực tỏ ra hoàn toàn bất lực

Trang 20

- Đạo đức và tôn giáo đều thấy được nỗi đau khổ của con người vàhướng tới việc phấn đấu làm giảm nỗi đau khổ ấy để con người đi đến hạnh phúc.Nhưng đạo đức xem nỗi đau khổ của con người trong tính lịch sử hiện thực của nó

và tin tưởng chắc rằng chính con người là động lực duy nhất giải thoát con người

khỏi nỗi đau khổ và tự xây dựng hạnh phúc của mình trong đời sống hiện thựcthông qua hoạt động lao động của mình Còn tôn giáo tin rằng, chỉ có những lực

lượng siêu nhiên, thần linh, thượng đế mới có khả năng cứu vớt con người ra

khỏi nỗi đau khổ và điều đó chỉ có thể xảy ra trong thế giới khác, thế giới sau cáichết (phủ nhận vai trò của con người trong việc sáng tạo ra giá trị đạo đức củamình)

- Trên thực tế, các chuẩn mực ứng xử mà các tôn giáo đưa ra đều nhằmmục đích trọng yếu là củng cố và phát triển bản thân tôn giáo ấy Những lờikhuyên răn tôn giáo đối với các tôn đồ góp phần tích cực vào việc củng cố quan hệđạo đức trong XH, nó giúp XH tồn tại ở trạng thái bình ổn, ít xáo trộn Nhưng đãkìm hãm các động lực quan trọng (loại yếu tố con người) thúc đẩy xã hội phát triểnnhằm đưa lại cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần cao hơn cho từng thànhviên trong xã hội và cho toàn xã hội Điều này lại trái ngược với tinh thân đạo đứctiến bộ khẳng định cuộc sống hiện tại của con người, thừa nhận cuộc sống tự do,đáp ứng các nhu cầu thuộc mọi phương diện trên cơ sở tôn trọng và không làm tổnhại đến lợi ích của những người khác

- Trong điều kiện nước ta Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng tự do tínngưỡng của nhân dân Mỗi công dân đều có quyền tham gia hoặc không tham giathực hiện tín ngưỡng của mình, đều có quyền tham gia hoặc không tham gia vàobất cứ tôn giáo nào Các hoạt động tôn giáo đều được pháp luật bảo vệ và hoạtđộng theo hiến pháp

Để đảm bảo cho các tôn giáo thực hiện được những lý tưởng tôn giáo chânchính của mình, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước và phụng sự tín ngưỡng tôn

Trang 21

giáo, pháp luật nước ta nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để kích động nhân dângây rối loạn trật tự xã hội nhằm thực hiện các mưu đồ chính trị đen tối.

4 Mối quan hệ giữa đạo đức và nghệ thuật.

- Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội.Trung tâm mà nghệ thuật phản ánh là phản ánh cái đẹp, nghệ thuật là nơi hội tụ cáiđẹp Nghệ thuật đem lại cho con người những khoái cảm thẩm mỹ, những giá trịtinh thần

- Do vậy, giữa đạo đức và nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ nhau Cáiđẹp là hiện tượng của cái thiện và chỉ có cái thiện mới có thể đẹp Thậm chí, khinghệ thuật miêu tả cái ác, cái xấu xa cũng nhằm mục đích đạt đến cái đẹp, cáithiện

- Nghệ thuật là phương thức tồn tại của ý thức, một hoạt động sáng tạođộc đáo, một hình thức giao tiếp đặc biệt của con người, nó có tác dụng địnhhướng, thay đổi, tô điểm làm đẹp cho bản thân con người, các chuẩn mực đạo đức

xã hội tạo nên thị hiếu thẩm mỹ của con người

Ví dụ: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người, đẹp nết còn hơn đẹp người”,

có tác dụng giáo dục sâu sắc và nghỉ ngơi giải trí độc đáo

- Đạo đức đặt ra cho nghệ thuật một nhiệm vụ:

Trang 22

Nghệ thuật có nhiệm vụ quan trọng là giáo dục và hoàn thiện nhân cách conngười Nghệ thuật sở dĩ sống được, đứng vững được là do nhiều yếu tố nhưng yếu

tố quan trọng nhất là hướng thiện, đề cao cái thiện Cái thiện là khao khát của nhândân lao động Do đó tác phẩm nghệ thuật nào làm tốt giáo dục đạo đức thì sẽ tồntại mãi

- Nghệ thuật có tác dụng trở lại đạo đức:

+ Nghệ thuật cung cấp cho con người tình cảm đạo đức tốt đẹp Nghệ thuật

có lợi thế là phản ánh bằng hình tượng nghệ thuật, do vậy nó sẽ dễ đi vào lòngngười Đối tượng và mục đích phản ánh của nghệ thuật là con người, nên nó rấtgần với đạo đức, ảnh hưởng đến đạo đức

+ Đạo đức và nghệ thuật giúp cho con người tránh cái xấu, học hỏi hướngtới cái đẹp và làm theo cái đẹp, tiến tới tự giác làm điều tốt Tương quan giữa đạođức và nghệ thuật là mối tương quan giữa cái thiện và cái đẹp Cái này làm tiền đềcho cái kia và bổ sung cho nhau cùng phát triển Nghệ thuật còn làm chức nănggiáo dục chân chính, giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người, ngược lại đờisống đạo đức là nguồn chất liệu làm nền móng cho sáng tác nghệ thuật

+ Nghệ thuật chân chính phải lấy cuộc sống, lấy đạo đức làm điểm xuất phát

vì nó là cơ sở, là nguồn cảm hứng của nghệ thuật phát triển

- Lịch sử đã cho thấy, những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, bất tử vớicon người cả về không gian và thời gian là những tác phẩm chứa đựng các giá trịcao cả về con người Nó là biểu tượng kiệt xuất về con người, về lý tưởng, lòngnhân ái, về số phận, về sức mạnh tinh thần và phẩm chất của con người và xã hộicon người của từng thời đại cụ thể

- Trong điều kiện của đất nước, Đảng ta chủ trương lãnh đạo nhân dân

ta xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là hoàn toàn phù hợp

Trang 23

với điều kiện và nguyện vọng tha thiết của nhân dân Trong nền văn hóa ấy giữatruyền thống và hiện đại được kết hợp với nhau một cách hài hòa trên cơ sở gắnliền đạo đức cách mạng và nghệ thuật cách mạng Chỉ có đạo đức cách mạng vànghệ thuật cách mạng mới đủ sức bao chứa trong mình những giá trị tiên tiến củathời đại và những giá trị quý báu mang đậm đà bản sắc dân tộc Đồng thời nâng

cao giá trị đó, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.

5 Mối quan hệ giữa đạo đức với khoa học.

- Khoa học luôn là cơ sở cho nền đạo đức thực sự của con người

- Mục đích của khoa học và đạo đức có sự thống nhất hài hòa Khoahọc và đạo đức là điều kiện để con người cải biến xã hội, xây dựng cuộc sống hạnhphúc

- Thực tế lịch sử đã chứng tỏ những thành quả của khoa học và côngnghệ đã ngày càng giữ vai trò cơ bản, chủ đạo nâng cao cuộc sống của con ngườicũng nhờ những thành tựu vĩ đại đó mà con người đã ngày càng xây dựng đượcnhững quy luật tự nhiên, quy luật xã hội để thực hiện những ước mơ, khát vọngcủa mình

- Như vậy khoa học chẳng những đã chứa đựng trong bản thân nónhững lý tưởng đạo đức mà còn là một phương thức mà nhờ đó con người biếnnhững lý tưởng, ước mơ của mình thành hiện thực đời sống Chính những lý tưởngđạo đức đã đóng vai trò không nhỏ làm thành một trong những động lực của sựphát triển khoa học Nhiều phát minh khoa học vĩ đại đó được sinh ra từ chính nhucầu của cuộc sống, nhu cầu cải thiện đời sống con người, nhu cầu bảo vệ con ngườitrước thiên nhiên khắc nghiệt, nhu cầu hạnh phúc của con người

Trang 24

- So với ý thức đạo đức, ý thức khoa học thường mang tính vượt trước

và mang tính biến đối, tính cách mạng mau lẹ hơn Khoa học còn làm cho những lýtưởng, ước mơ đạo đức biến đổi ngày càng gắn với cuộc sống và góp phần loại bỏnhững nhân tố lạc hậu, bảo thủ trong đạo đức, làm cho cái thiện trong đạo đứcngày càng gắn liền với cái chân lý trong khoa học

- Khoa học công nghệ đóng vai trò quyết định nâng cao lực lượng sảnxuất và do nâng cao lực lượng sản xuất đó dẫn tới thay đổi các quan hệ sản xuất.Nhưng khi các quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho tất cả các quan hệ xã hội đềuphải thay đổi, trong đó có các quan hệ đạo đức

- Sự thay đổi đó không phải diễn ra theo một quá trình giản đơn, trựctiếp mà nó diễn ra dưới ảnh hưởng của những kết cấu lợi ích xã hội, đặc biệt là lợiích giai cấp

- Dưới chủ nghĩa tư bản, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, lựclượng sản xuất phát triển, lẽ ra nhân loại bước vào vào một cuộc sống tốt đẹp hơn,hạnh phúc hơn nhưng trong thực tế, cứ một bước tiến của khoa học và công nghiệpthì nhân dân lao động lại đẩy thêm một bước vào vòng đói khổ và ngu tối, conngười lại lâm vào cảnh khốn khổ, bất hạnh Vì những lợi ích ích kỷ của mình, giaicấp tư sản đã độc chiếm toàn bộ những thành tựu khoa học kỹ thuật và côngnghiệp, biến chúng thành công cụ bóc lột nhân dân lao động, đàn áp con người,hủy hoại mọi giá trị của xã hội đã có được, phục vụ cho mục đích vì mục đích lợinhuận tối đa của mình

- Theo quan điểm đạo đức học Mác-xít, giữa đạo đức và khoa học luôn

có mối quan hệ biện chứng khăng khít Những mâu thuẫn, những xung đột giữatiến bộ khoa học công nghệ và tiến bộ đạo đức trong xã hội tư bản đang diễn rangày càng gay gắt là sự phản ánh những mâu thuẫn ngày sâu sắc giữa giai cấp tưsản và giai cấp vô sản

Trang 25

- Chính trong các xã hội tư sản, giai cấp tư sản một mặt sử dụng cácthành quả của khao học công nghệ như một công cụ xâm lược, đàn áp, bóc lột,nhưng mặt khác họ cũng đang lợi dụng những thành quả đó để mong điều hòa làmgiảm bớt những mâu thuẫn xã hội nhằm củng cố địa vị thống trị của mình.

=> Như vậy, việc giải quyết cơ bản và toàn diện những xung đột gay gắt giữatiến bộ khoa học công nghệ và tiến bộ đạo đức chỉ diễn ra trong điều kiện một xãhội không có giai cấp đối kháng, không có chế độ người bóc lột người, chế độ sởhữu cá nhân

Ở đó những thành quả của khoa học công nghệ sẽ để xã hội sử dụng nhưmột phương thức giải phóng con người, nâng cao các giá trị nhân phẩm, làm chocon người được sống ngày càng tự do, hạnh phúc hơn, đồng thời hạn chế những tácđộng bất lợi được cuộc sống của xã hội con người mang tính tự phát từ bản thântiến bộ khoa học công nghệ

- Trong điều kiện nước ta, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đưa nước tabước vào một thời kỳ mới, thời kỳ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa

+ Trong thời kỳ này, khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức cơ bản Đểphát huy những thành quả của khoa học công nghệ trong điều kiện mới, tất cả cáctiến bộ khoa học công nghệ đều được diễn ra trong phạm vi của chiến lược chínhsách phát triển khoa học công nghệ quốc gia một cách toàn diện

+ Chiến lược này đi từ phát triển tiềm lực con người, sử dụng phân phối cácnguồn lực tài nguyên quốc gia, kết hợp phát triển toàn diện với lựa chọn các ngànhmũi nhọn, kết hợp giữa chính sách phát triển công nghiệp với bảo vệ tài nguyên,môi trường

Trang 26

+ Do đó, nghệ thuật mang chức năng giáo dục, trong đó có cả vị trí hết sứcquan trọng trong giáo dục đạo đức, làm cho việc chuyển tải các lý tưởng, nguyêntắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc

Câu 5: Phân tích quan điểm của đạo đức học Mác - Lênin về phạm trù hạnh phúc?

Quan niệm về hạnh phúc của con người có ý nghĩa hết sức quan trọng trongđời sống tinh thần nói chung và đời sống đạo đức nói riêng Nó là một trong nhữngnền tảng tinh thần giúp con người xây dựng những lý tưởng, mục tiêu, thái độsống Nó cũng là hạt nhân, là thức đo, định hướng để con người thiết lập các kháiniệm thiện, ác, phẩm giá và hàng loạt các khái niệm nhân bản khác

1 Ba xu hướng về quan niệm trước Mác về hạnh phúc

- Xu hướng thứ nhất, cho hạnh phúc của con người là sự thỏa mãn thường

xuyên những nhu cầu vật chất như ăn, ở, mặc, khỏa mạnh, sống lâu Để có sự thỏa mãn đó con người phải giàu có, của cải dư thừa Xu hướng này có từ thời cổ

đại Hy Lạp và phát triển mạnh torng TK XVII – XVIII ở Châu Âu gắn liền với sự

đi lên của giai cấp tư sản

-> Tính hợp lý trong các quan niệm gắn với xu hướng này là ở chỗ tìnhtrạng nhèo đói, khốn khổ không thể nói đến hạnh phúc Cho nên, niềm sung sướng,hạnh phúc của con người không thể tách rời việc thỏa mãn đến mức độ nhất địnhcác nhu cầu vật chất

-> Nhưng trong thực tế, sự giàu có về của cải vật chất, sự thừa thải tronghưởng thụ các nhu cầu vật chất chưa hẳn đã làm cho con người cảm thấy hạnhphúc Nếu chỉ có sự hưởng thụ, thỏa mãn những nhu cầu vật chất cũng chưa hẳn đãlàm cho con người có được hạnh phúc chân chính

VD: con người khi thỏa mãn về vật chất -> thỏa mãn về mặt tinh thần

Trang 27

- Xu hướng thứ 2, ngược lại với xu hướng trên, cho hạnh phúc đích

thực của con người là sự thỏa mãn các nhu cầu tinh thần mà bản chất của nó là sự thanh thản, yên tĩnh tâm hồn, tránh mọi xúc động, lo âu, suy nghĩ, trăn trở, sống với tự nhiên, vô tư hiền hòa, tránh xa mọi âm mưu quỉ kế và thói thâm độc của người đời.

-> Những quan niệm theo xu hướng này có tính hợp lý ở chỗ, xem sựthanh cao, yên tĩnh ở tinh thần con người là tiêu chuẩn hạnh phúc Thật vậy, tâmhồn giữ được sự yên tỉnh, thanh cao, trong sáng, thanh thản sẽ đem lại cho conngười những niềm vui nhẹ nhàng nhưng sâu sắc

-> Xu thế này dẫn đến những mâu thuẫn cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.Theo các quan niệm của xu hướng này thì muốn có được hạnh phúc conngười phải giữ cho được sự yên tĩnh của tinh thần, làm cho tinh thần không bị quấyrối bởi các nhu cầu ước muốn không hợp lý Nhưng trong thực tế rất khó phân địnhnhững nhu cầu nào là hợp lý còn nhu cầu nào là không hợp lý, nếu lấy theo tiêuchuẩn của sự yên tĩnh

Vì thế về thực chất là sự kìm hãm, giảm bớt các nhu cầu, làm cho các nhucầu đó ngày càng thấp đến mức tối thiểu, nếu làm thế là làm là phá bỏ bản thân cáigốc làm nên khái niệm hạnh phúc, khiến cho khái niệm này chỉ còn lại có ý nghĩatiêu cực đi ngược lại bản chất của nó

-> Trong thực tế, xu thế này khuyến khích chủ nghĩa khắc kỷ, giam hãmcon người vào chủ nghĩa thầy tu

- Cuối cùng là một xu hướng xem ra có vẻ hoàn bị nhưng lại phản ảnh

thái độ phản ứng thất vọng của con người trước thực tế đầy đau khổ không có chỗ

đứng cho hạnh phúc Các quan niệm hạnh phúc theo xu hướng này cho rằng hạnh

phúc của con người là sự thỏa mãn thường xuyên các nhu cầu vật chất, tinh thần

và loại trừ mọi nỗi đau khổ Một quan niệm như vậy là không thể có được nhất là

Trang 28

khi xem xét con người với toàn bộ cuộc đời của họ Vòng đời của con người sinh,lão, bệnh, tử ai mà thoát được.

-> Xu hướng tuyệt đối hóa mà quên mất hạnh phúc là tương đối

2 Quan điểm đạo đức học Mác xít:

2.1 KN

- Hạnh phúc theo nghĩa rộng là con người là sống và hoạt động để tạo

ra nhiều giá trị vật chất, tinh thần nhằm thỏa mãn các nhu cầu xã hội, là cảm xúcvui sướng khi thỏa mãn nhu cầu đạo đức cao cả

- Hạnh phúc theo nghĩa hẹp là cảm xúc vui sướng khi thỏa mãn các nhucầu đạo đức cao cả của mình

VD: khi cầm tấm bằng cử nhân trên tay, hay khi nhận được thánh lương đầutiên

-> Không ai mang lại hp cho mình bằng chính bản thân mình

2.2 Nguồn gốc

Hạnh phúc chỉ có được trong hoạt động thực tiễn mà chủ yếu nhất là thựctiễn sản xuất vật chất Trong thực tế, để thỏa mãn những nhu cầu sống của mìnhcon người phải lao động sản xuất của cải vật chất xã hội Cùng với quá trình sảnxuất ra của cải vật chất để duy trì và phát triển cuộc sống xã hội, con người cũngđồng thời sản xuất ra các giá trị tinh thần Như vậy, con người không những sảnxuất ra của cải vật chất mà còn nhận thức, suy nghĩ cảm nhận về quá trình sản xuất

và hướng thụ các giá trị xã hội đó Qua đó, con người nhận ra và suy nghĩ về niềmsung sướng hạnh phúc và nổi bất hạnh đau khổ của mình

2.3 Các phương diện hạnh phúc

- Mặt khách quan của hạnh phúc chính là nhu cầu phát triển của xã hộiđược chủ thể nhận thức biến thành trách nhiệm và có những cảm xúc sâu lắng, bềnvững

Trang 29

- Mặt chủ quan là nỗ lực và hăng say hoạt động của con người vươn tớinhững thành quả phù hợp nhu cầu pt của xã hội.

2.4 Tính chất (đặc điểm) của hạnh phúc

- Hp vừa có tính vật chất, vừa có tính tinh thần

VD: có nhiều tiền nhưng đời sống tinh thần nghèo nàn, không được yêuthương

- Hp cá nhân nằm trong hp xh: mỗi cá nhân không thể tách rời ra xh củamình

VD: nhân vật trong tác phẩm Lặng lẽ Sapa; Bác Hồ…

-> Mang lại hp cho xh chính là hp của mỗi cá nhân

- HP mang tính tương đối: Để đạt được 1 điều gì đó, hay tành quả thì đãphải trải qua rất nhiều khó khăn, mệt nhọc, đau khổ

- Hp mang tính lịch sử cụ thể: Trong những hoàn cảnh khác nhau cónhững quan niệm khác nhau -> hp khác nhau

VD: khi năng suất lao động thấp thì người ta cần thỏa mãn nhu cầu no để tồntại Khi năng suất phát triển thì xuất hiện nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp khi có tích lũythì xuất hiện nhu cầu du lịch, thưởng thức văn hóa, nghệ thuật

- Hp mang tính giai cấp trong xh có giai cấp

Trang 30

Nghĩa vụ đạo đức chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống đạo đức

xã hội Việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức tốt hay xấu là thước đo đặc thù nói lêntình trạng tiến bộ hay thoái hóa của đời sống đạo đức trong một xã hội nhất định

Do đó, phạm trù nghĩa vụ đạo đức đã được nhiều nhà tư tưởng, nhà hiền triết củacác thời đại bàn luận, quan tâm sâu sắc

1 Khái quát một số quan niệm trước Mác.

- Đê-mô-crít là người đầu tiên đưa phạm trù nghĩa vụ vào đạo đức.

Ông cho rằng ý thức nghĩa vụ là động cơ sâu kín bên trong của con người, là độnglực thúc đẩy con người hành động

- Các tôn giáo: nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm trước thượng đế, con

người có nghĩa vụ hy sinh quyền lợi trước thực tại để hưởng hạnh phúc ở thế giớibên kia

- Kant: nghĩa vụ là mệnh lệnh tuyệt đối, là chân lý tất yếu con người

cần phải làm dù muốn hay không nghĩa vụ như một mệnh lệnh bắt buộc

- Các nhà duy vật Pháp TK XVII – XVIII coi nghĩa vụ đạo đức như

gắn liền với lợi ích cá nhân, nó là tất yếu với mọi người và mọi người phải thựchiện

- Một số khuynh hướng triết học tư sản hiện đại, nhất là chủ nghĩa hiện sinh, xem nghĩa vụ đạo đức là việc phục tùng những giá trị mà chính bản thân

mình lựa chọn, chứ không phải phục tùng những chuẩn mực đã được định sẵn, sắpxếp trước Những lý thuyết này biện hộ và cổ vũ cho những hành động bất chấpmọi hệ chuẩn đạo đức xã hội và mở đường cho tội ác

2 Quan niệm nghĩa vụ đạo đức của đạo đức học Mác xít:

2.1 Khái niệm

Trang 31

Nghĩa vụ đạo đức là ý thức và tinh cảm của con người nhận rõ và tôn trọng

lợ ích của người khác và xh, đồng thời có nguyện vọng hành động vì những lợi íchđó

+ Không bị sức ép từ hoàn cảnh bên ngoài hoặc những toan tính vụ lợi

+ Không bị 1 lực lượng nào cưỡng chế phải thực hiện hành vi mình khôngmong muốn Không toan tính, không vụ lợi

- Hướng thiện:

Đem lại lợi ích, tốt đẹp cho người khác trong xh Tuy nhiên, nó hành động

mà vì 1 nhóm người cụ thể phải hi sinh quyền lợi của người khác thì không phải làhướng thiện Những hành động như khủng bố, hi sinh thân mình vì lợi ích củanhóm người hay tổ chức phe phái, hoặc những công chức biết rõ công việc củamình chỉ phục vụ lợi ích của tập đoàn cầm quyền, làm nhân dân khốn khổ khôngđược coi là những hành động vì nghĩa vụ đạo đức

2.3 Sự hình thành

- Ý thức nghĩa vụ đạo đức: là quá trình pt lâu dài thông qua hoạt động

lđ sx và hoạt động xh

Trang 32

- Mỗi cá nhân khi sinh ra đã bắt đầu được giáo dục, nuôi dưỡng và củng

cố phát triển trong môi trường của 1 nền giáo dục tốt, môi trường gia đình đầm ấm,

xh lành mạnh Con người khi sinh ra đã được giáo dục nghĩa vụ đạo đức Đầu tiên

là giáo dục trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ trong gia đình Sau đó trong nhàtrường lại tiếp tục được giáo dục trách nhiệm đối với thầy cô, bạn bè, với đoàn thể,cộng đồng

- Nghĩa vụ đạo đức còn được hình thành, củng cố và nâng cao từ sự trảinghiệm cuộc sống của mỗi người Lao động và thực tiễn hoạt động sẽ kiểm nghiệmnhững điều được giáo dục trong gia đình và nhà trường => củng cố thêm nhữngđiều mình được dạy dỗ, loại bỏ những gì không phù hợp, thấm thía những gì đúngđắn

2.4 Phương diện

- Phương diện khách quan: nghĩa vụ đạo đức mà xh đặt ra cho mỗi cánhân, mỗi tập thể là khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh xh, địa vị và vai trò xhcủa các chủ thể đó

- Phương diện chủ quan: con người có nhu cầu hình thành nghĩa vụ 1cách tự giác, tận tâm Ý thức nghĩa vụ đạo đức là động lực tinh thần thúc đẩy conngười sáng tạo nên những giá trị đạo đức cao cả

2.5 Vai trò

- Giúp con người tự giác trong quá trình lao động

- Nghĩa vụ đạo đức còn giúp con người hđ không chỉ phù hợp với nhucầu của mình, mà còn phù hợp với nghĩa vụ của xã hội

- Sự trưởng thành về ý thức nghĩa vụ đạo đức phản ánh xu hướng tiến

bộ của 1 xã hội lành mạnh, hài hòa

Trang 33

Câu 7: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về phạm trù lẽ sống?

Lẽ sống hay ý nghĩa cuộc sống là một trong những vấn đề trung tâm của đờisống con người Có thể xem quan niệm con người về lẽ sống là nền tảng tinh thầncủa họ Nó chi phối và liên quan mật thiết đến những định hướng sống của conngười hết sức cơ bản như lý tưởng, niềm tin, thái độ sống, các quan niệm về hạnhphúc, thiện, ác

Người có lẽ sống tốt đẹp sẽ có khả năng vượt qua mọi khó khăn để vươn lêntrong cuộc sống Ngược lại, sự khủng hoảng về quan niệm lẽ sống sẽ có thể dẫncon người tới đổ vỡ niềm tin, chao đảo tinh thần, lệch hướng trong cuộc sống, rốiloạn trong hành động dẫn tới những hậu quả khó lường

1 Quan niệm trước Mác

1.1 Triết học cổ đại Epyquya

Trang 34

Ông quan niệm lẽ sống của con người là sự hài hòa với tự nhiên, trong đócon người có một cuộc sống tinh thần thanh thản, yên tĩnh Do đó, ông cho nguồngốc của lẽ sống đúng đắn của mỗi người là trí thông minh của họ Chính trí thôngminh giúp con người lựa chọn sự hợp lý và loại bỏ khỏi mình những ảo tưởng,những tham vọng không có căn cứ.

1.2 Phong kiến

Trung Quốc: Theo Nho giáo thì mẫu người quân tử và lẽ sống “tu thân, tềgia, trị quốc, bình thiên hạ”, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” Mạnh Tử: “giàu sang khôngđánh mất tâm tính, nghèo nàn không đổi được khí tiết, uy quyền, bạo lực khônglàm mình nhục chí, như thế mới đáng bậc trượng phu”

1.3 Thời Cận đại

Lẽ sống là tìm kiếm tri thức khoa học, đề cao lý trí con người

1.4 Thời hiện đại TBCN

Thời hiện đại tư bản chủ nghĩa, lẽ sống là tiền bạc

2 Quan niệm về lẽ sống của đạo đức học Mác-Lênin

Trang 35

mãn những nhu cầu cá nhân mà là thực hiện hoàn hảo nghĩa vụ của mình đối với

xã hội với những người xung quanh khi đó sẽ nhận thấy lợi ích của mình đối vớicộng đồng, xã hội

-> Nghĩa vụ của con người có đạo đức phải là nghĩa vụ được thực hiệnvới niềm vui sướng, với sự thoải mái thanh thản được làm việc, được phục vụngười khác

=> Như vậy, ý nghĩa cuộc sống hay lẽ sống của con người là sự thống nhấtnghĩa vụ và hạnh phúc thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động xã hội của conngười, cho nên lẽ sống đạo đức đó là sống đúng đắn biết kết hợp hài hòa lợi ích cánhân và xã hội

2.2 Nguồn gốc

Trong quá trình lao động sản xuất vất chất, con người có mục tiêu sống, tức

là nhằm thỏa mãn vật chất, sau đó thỏa mãn tinh thần

- Để có thể tồn tại và phát triển, con người và xã hội loài người phảidựa vào lao động sản xuất, lao động là phương thức tồn tại và phát triển xã hội:

+ Lao động sản xuất còn là động lực, là phương thức hình thành và pháttriển hoàn thiện con người cả về mặt thể chất lẫn tinh thần

+ Lao động sản xuất của con người không chỉ bó hẹp trong một mục đíchduy nhất là duy trì sự tồn tại thể xác của họ, mà còn biến bản thân hoạt động ấythành đối tượng của ý thức và ý chí khiến cho hoạt động ấy trở nên chủ động, sángtạo và theo quy luật của cái đẹp

+ Quá trình lao động sản xuất không chỉ là sự sản xuất các giá trị vật chất,đồng thời còn sản xuất ra các giá trị tinh thần thấm đượm vào các sản phẩm vật

Trang 36

chất khiến cho bản thân chúng cũng được thể hiện ra như những giá trị tinh thần xãhội.

=> Vì vậy, trong quá trình lao động sản xuất và hưởng thụ xã hội để duy trì vàphát triển đời sống, con người tìm đối tượng không chỉ là vật chất mà còn là tinhthần, văn hóa Cùng với sự phát triển của hoạt động lao động sản xuất với tính xãhội hóa ngày càng cao, chứa đựng hàm lượng trí tuệ ngày càng lớn thì đời sốngtinh thần, văn hóa càng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với lao động sản xuất xãhội Chính vì vậy, lao động sản xuất của con người không chỉ dừng lại ở trình độ

kỹ thuật, công cụ mà trên một bình diện cao hơn, nó còn đòi hỏi tìm cho mình một

ý nghĩa cho toàn bộ hoạt động đó

- Những hoạt động lao động sản xuất là cốt lõi của toàn bộ hoạt động của conngười, là bản chất sâu xa nhất của con người, cho nên ý nghĩa của lao động sảnxuất cũng là ý nghĩa cuộc sống con người

=> Như vậy, vấn đề ý nghĩa cuộc sống con người là một quá trình phát triểnkhông ngừng bắt nguồn từ hoạt động sống của con người, xét đến cùng là từ laođộng sản xuất xã hội

2.3 Nội dung

Lẽ sống đạo đức: lợi ích cá nhân + xã hội Gồm: tự giác, tự nguyện, khôngnghĩa vụ

2.4 Vai trò

- Trong cuộc sống, lẽ sống làm cho con người sống một cách lạc quan

và tích cực, luôn luôn tin tưởng một cuộc sống tốt đẹp, kiên trì khắc phục mọi khókhăn trên đường đời Lẽ sống có thể thúc đẩy con người hoàn thành những sự

Ngày đăng: 19/05/2017, 17:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w