1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Nghiên cứu sự tác động của ngoại thương tới phát triển kinh tế Liên hệ thực tế tại Việt Nam

29 734 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 261 KB

Nội dung

Trong phạm vi một bài tiểu luận, nhóm 3 lớp Anh 15 sẽ nghiên cứu mộtcách khái quát mối liên hệ giữa ngoại thương và phát triển từ góc độ của cácquốc gia đang phát triển, qua đó có được c

Trang 1

MỤC LỤC

I Khái quát mối liên hệ giữa ngoại thương và phát triển 3

1 Lợi ích của ngoại thương đối với các nước đang phát triển 3

2 Thực tiễn mối liên hệ giữa ngoại thương và phát triển 4

a Ngoại thương phải được hỗ trợ bởi các yếu tố kinh tế và chính trị 4

b Một số sức ép mà các nước đang phát triển gặp phải trong hoạt

II Liên hệ mối quan hệ giữa ngoại thương và phát triển ở Việt Nam 6

1 Khái quát hoạt động ngoại thương Việt Nam từ sau quá trình Đổi

Trang 2

các học thuyết kinh tế cổ điển dựa trên giả thuyết lợi thế cạnh tranh cũngkhông thể gải thích được một thực tế trong quá trình phát triển của một sốquốc gia, đó là: rất nhiều quốc gia châu Phi và Mỹ La tinh trong những năm

1980 chọn con đường thương mại tự do thì tốc độ phát triển đi xuống; trongkhi Hàn Quốc từ rất nhiều thập kỷ nay đã lựa chọn cho mình chủ trương bảo

vệ nền công nghiệp trong nước Về mặt lý thuyết, giả định lợi thế so sánhluôn đúng, và thương mại tự do luôn là lựa chọn tốt nhất cho mọi trườnghợp Tuy nhiên trong thực tiễn mối liên hệ giữa ngoại thương và phát triển,các nước đang phát triển nên có một cái nhìn thực tế cũng như chiến lượchợp lý trong quá trình hội nhập vào thị trường quốc tế để đảm bảo cho sựphát triển của đất nước

Trong phạm vi một bài tiểu luận, nhóm 3 lớp Anh 15 sẽ nghiên cứu mộtcách khái quát mối liên hệ giữa ngoại thương và phát triển từ góc độ của cácquốc gia đang phát triển, qua đó có được cái nhìn chính xác hơn về vai tròcủa hoạt động ngoại thương đối với sự phát triển của một đất nước

Việt Nam trong quá trình mở cửa hội nhập của mình đã ghi nhận rất nhiềuthành tựu mà ngoại thương đem lại cho sự phát triển của quốc gia Chính vìvậy, trong bài tiểu luận của mình, nhóm Kinh tế phát triển sẽ nghiên cứu bàihọc của Việt Nam để nhìn nhận một cách rõ ràng hơn và chính xác hơn vềmối liên hệ giữa ngoại thương và phát triển, đồng thời đề xuất một số giảipháp chung cho quá trình hội nhập sâu hơn của đất nước trong tương lai

I Khái quát mối liên hệ giữa ngoại thương và phát triển:

1 Lợi ích của ngoại thương đối với các nước đang phát triển:

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu được tiến hành bởi các tổ chức

đa phương, các việc nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ đã chỉ ra lợi

Trang 3

ích to lớn mà hoạt động ngoại thương đóng góp cho sự phát triển của mộtquốc gia thể hiện ở các mặt:

- Kích thích tăng thu nhập quốc gia và đóng góp cho ngân sách nhà nước( từ đó giúp tăng chi tiêu cho các lĩnh vực như y tế và giáo dục)

- Tăng cường cơ hội việc làm

- Tăng cường khả năng tiếp cận tới những tri thức và công nghệ phù hợp choquá trình phát triển

- Khuyến khích chuyển dịch các nguồn lực tới các ngành có lợi thế cạnhtranh

- Mở rộng khả năng tiếp cận hàng hóa, dịch vụ đa dạng cho hoạt động tiêudùng trong nước

- Giúp tiếp cận các nguồn hỗ trợ tài chính cho các mục tiêu phát triển caohơn

Việc thay đổi cơ cấu ngoại thương một cách hợp lý có thể đưa các nướcđang phát triển tới một tốc độ phát triển mà tại đó 600 triệu người sẽ vượtqua mức nghèo khổ vào năm 2015

Các khoản thu từ xuất khẩu chiếm khoảng hơn một phần tư tổng GDP củacác nước đang phát triển Tuy nhiên, trong cơ cấu ngoại thương thế giới, cácnước này chỉ chiếm 3% trong khi dân số chiếm 40% dân số thế giới Nếu cácnước đang phát triển tăng nguồn thu từ xuất khẩu lên khoảng 5%, thu nhậpquốc gia sẽ tăng thêm 350 tỉ USD, gấp 7 lần so với các khoản thu từ cáckhoản viện trợ Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu trong cơ cấu hàng xuấtkhẩu thế giới, mỗi khu vực đang phát triển tăng khoảng 1% thì đói nghèo cóthể giảm xuống 12%

2 Thực tiễn mối liên hệ giữa ngoại thương và phát triển:

a Ngoại thương phải được hỗ trợ bởi các yếu tố kinh tế và chính trị:

Trang 4

Nếu hoạt động ngoại thương được hỗ trợ bởi các yếu tố kinh tế và chính trịhợp lý, nó sẽ hoạt động hoàn toàn có hiệu quả trong việc giảm thiếu đóinghèo, thúc đẩy phát triển Các yếu tố này bao gồm:

- Các chiến lược phát triển mạch lạc, chặt chẽ, bền vững, mang tầm vócquóc gia được làm nền bởi các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp nhằm đảmbảo rằng tất cả các thành phần trong xã hội đều được hưởng lợi ích từ hoạtđộng ngoại thương

- Năng lực quốc gia và mong muốn về mặt chính trị nhằm xây dựng cáckhung pháp lý và các hệ thống nghiên cứu nhằm đảm bảo khai thác từ ngoạithương phục vụ cho phát triển

- Các chương trình hành động được thiết lập một cách phù hợp nhằm đảmbảo rằng người lao động và toàn thể cộng đồng có thể được bảo vệ khỏinhững thay đổi kinh tế và những cú sốc từ bên ngoài mà ngoại thương có thểgây ra

- Sự tôn trọng quyền con người, sự tham gia vào các hoạt động chính trị củatất cả mọi tầng lớp trong xã hội để làm sao cho tất cả mọi người đều có tiếngnói trong các chính sách ngoại thương

- Khả năng thiết lập các nguồn thu thay thế (ví dụ thay thế thuế quan bằngthuế giá trị gia tăng, thuế tiêu dùng hoặc thuế thu nhập,…) nhằm đảm bảo sự

ổn định về ngân sách và tài chính cũng như duy trì năng lực của chính phủtrong việc chi tiêu và thực hiện các mục tiêu phát triển cao hơn

Khi mà các yếu tố kinh tế và chính trị trên không được áp dụng một cáchhợp lý, ngoại thương sẽ không giúp giảm bớt được đói nghèo Trong hoàncảnh đó, sẽ tổn tại những hạn chế đối với ngoại thương Những tác động tráichiều có thể bao gồm:

- Nạn khai thác bóc lột đối với phụ nữ, trẻ em, vị thành niên và đối với cácnguồn tài nguyên quốc gia

Trang 5

- Tình trạng bấp bênh về thu nhập gia tăng

- Cảm giác cô lập, thiếu quyền lực và bất bình đẳng gia tăng

- Vi phạm nhân quyền, đặc biệt là quyền lợi của người lao động

- Tình trạng căng thẳng trong đời sống xã hội và đạo dức, sự thiếu ổn định

về chính trị

- Sự xuống cấp về mặt môi trường

- Tham nhũng ngày một gia tăng

- Năng lực sản xuất không được định hướng để phục vụ nhu cầu địaphương

- Sự tổn hại tới các ngành sản xuất và công nghiệp địa phương, đặc biệt làcác ngành lương thực chính, dẫn tới tính trạng không đảm bảo lương thựcthực phẩm

b Một số sức ép mà các nước đang phát triển gặp phải trong hoạt động ngoại thương:

Khả năng mà một quốc gia tối đa hóa lợi ích từ hoạt động ngoại thương cóthể bị hạn chế bởi rất nhiều yếu tố Các yếu tố trên có thể xuất phát từ nhữngnguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài:

Sức ép bên ngoài:

Các sức ép này thông thường bắt nguồn từ hành vi của các chính phủ khác,

ở các nước đã và đang phát triển, trong việc hạn chế khả năng tiếp cận vàocác thị trường của mình Trường hợp này thường xuyên xảy ra trong cácngành nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, những ngành mà rất nhiều quốc giađang phát triển chủ yếu hoặc dựa vào đó mà xây dựng hoặc sẵn có lợi thếcạnh tranh

Các sức ép này bao gồm:

- Thiết lập các mức thuế quan, hạn ngạch, các hàng rào phi thuế quan vàhàng rào kỹ thuật lên các mặt hàng nhập khẩu Điều này sẽ làm giảm đi tính

Trang 6

cạnh tranh của các hàng hóa từ các nước đang phát triển và hạn chế khảnăng tiếp cận của chúng vào thị trường nước ngoài.

- Các khoản trợ cấp cho các hàng hóa trong nước khiến cho hàng hóa xuấtkhẩu từ các nước đang phát triển trở nên kém cạnh tranh hơn

- Bán hạ giá các sản phẩm được trợ cấp hoặc các sản phẩm thừa sang thịtrường các nước đang phát triển Điều này trên thực tế có thể làm hại đếncác nền kinh tế đang phát triển còn khá yếu ớt

- Sử dụng các công cụ, ví dụ như quyền tài sản trí tuệ, theo cách có thể hạnchế sự bảo vệ các giá trị truyền thộng hoặc ngăn chặn quá trình chuyển giaotri thức và công nghệ

- Khó khăn trong việc tham gia một cách toàn diện và bình đẳng vào cácchính sách thương mại khu vực và quốc tế

- Khả năng làm việc thấp do điều kiện sức khỏe đặt trong hoàn cảnh liênquan đến đói nghèo

- Cơ sỏ hạ tầng kỹ thuật không được nâng cấp, bảo trì hợp lý hoặc liên tục

bị phá hoại ( ví dụ như đường xá, điện tử viễn thông, cảng biển,…), cở sởdịch vụ yếu kém

- Thiếu cập nhật thông tin về các thị trường mới, giá cả, tiêu chuẩn chấtlượng, các xu hướng, chi phí và các đối tác tiềm năng,…

- Thiếu kỹ năng thâm nhập các thị trường tài chính tin cậy và phù hợp

II Liên hệ mối quan hệ giữa ngoại thương và phát triển ở Việt Nam:

Trang 7

1 Khái quát hoạt động ngoại thương Việt Nam từ sau quá trình Đổi Mới:

Bảng 1 cho thấy các mốc thời gian cho các thay đổi quan trọng trong hoạtđộng ngoại thương Việt Nam và các chính sách kinh tế có liên quan Quátrình cải cách các tổ chức thương mại cũng như ký kết các hiệp định thương mại với các đối tác tiềm năng đã được tiến hành một cách liên tục trong thời gian vừa qua

Mốc thời

gian

Các sự kiện quan trọng

1986 Quá trình Đổi Mới – bắt đầu các cải cách Kinh tế

1988 Ban hành các mức thuế quan nhập khẩu

1989 Thực hiện các cải cách mang tính định hướng thị trường: tỷ giá

hối đoái thống nhất, xóa bỏ tình trạng độc quyền trọng thương mại với nước ngoài

1990 Thành lập các khu chế xuất xuất khẩu

1991 Ban hành Luật Nghĩa vụ xuất nhập khẩu

Thiết lập các mức thuế quan ưu đãi

1992 Ký kết hiệp định thương mại với EU (liên minh châu Âu)

1994 Ban hành các mức hạn ngạch

1995 Nhóm làm việc gia nhập WTO dược thành lập

Gia nhập ASEAN

1997 Khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra

Cắt giảm các yêu cầu cho các doanh nghiệp có thể tham gia vào ngoại thương

1998 Gia nhập APEC (diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình

Dương)

1999 Ký kết MFN (nguyên tắc Tối huệ quốc) với Nhật Bản

2000 Ký kết BTA (Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ)

2001 Thực hiện CEPT/AFTA (Bảng danh mục thuế ưu đãi) cho các

nước ASEAN

2002 Gia nhập khu vực tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc

BTA bắt đầu có hiệu lực

2003 Gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật

Trang 8

2004 Ký kết hiệp định song phương Việt Nam – EU về luật Cạnh

tranh gia nhập WTO

2005 Ban hành 29 đạo luật mới về Thương mại và Ngoại thương

2006 Ký kết các hiệp định song phương gia nhập WTO cuối cùng

Bảng 1: Các mốc thời gian của các cải cách kinh tế và hiệp định thương

mại

Để đáp ứng các thỏa thuận trong các hiệp định thương mại song phương vàtiến trình gia nhập WTO, rất nhiều các cải cách luật pháp đã được thực hiện.Những thay đổi có tính chất quan trọng đầu tiên liên quan đến việc ban hànhcác mức thuế quan nhập khẩu năm 1988, quá trình loại bỏ tình trạng độcquyền trong thương mại quốc tế năm 1989 và việc thành lập các khu vựcxuất khẩu năm 1990 Cùng với một số cải cách được tiến hành trong nhữngnăm thập kỷ 90, hiệp định thương mại song phương ký kết với Hoa Kỳ năm

2000 là một động lực mới thúc đẩy quá trình cải cách luật pháp ở Việt Nam

Từ đó trở đi, thị trường tài chính Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn với việcban hành Luật Đầu Tư, Cạnh Tranh và Luật Doanh Nghiệp mới Năm 2005,việc Mỹ và các thành viên WTO khác công nhận quá trình cải cách của ViệtNam đã tạo điều kiện cho việc thương lương đàm phán cuối cùng trong nỗlực gia nhập tổ chức này

Các hiệp định song phương chủ chốt mà Việt Nam đã ký kết được mở đầubằng hiệp định ký kết với EU năm 1992 Năm 1995, Việt Nam gia nhậpASEAN (cùng lúc bắt đầu các cuộc thương thuyết gia nhập WTO) và năm

1998 gia nhập APEC Năm 2001, Việt Nam ký kết Hiệp định CEPT/AFTAcam kết cắt giảm các mức thuế quan Dưới sự bảo hộ của ASEAN, ViệtNam ký kết các hiệp định thương mại với Trung Quốc và Nhật Bản trongcác năm 2002 và 2003 Năm 2002, hiệp định thương mại song phương Việt-

Mỹ (BTA) bắt đầu đi vào hiệu lực Cũng trong thời gian này, Việt Nam ký

Trang 9

kết các hiệp định song phương với các thành viên WTO trong tiến trình gianhập tổ chức này: năm 2004, hiệp đinh song phương về gia nhập WTO được

ký kết với EU; đến năm 2006, tổng cộng tất cả 20 hiệp định đã được hoànthành

Hình 1 cho thấy rằng ngay trước khi Việt Nam thực hiện CEPT/AFTA chocác thành viên ASEAN vào năm 2001, thương mại với các đối tác ASEAN

đã tăng một cách đáng kể Thương mại với đối tác ASEAN quan trọng nhấtcủa Việt Nam, Singapore, trên thực tế đã tăng từ năm 1994, ngay trước khiViệt Nam gia nhập ASEAN Thương mại của Việt Nam với các đối tácASEAN khác bắt đầu phát triển vào khoảng giữa những năm cuối thập niên

90, với một vài hạn chế và các dòng tài chính thất thường do tác động củacuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997 Từ năm 1999, xuất khẩu sangSingpore, Thái Lan, và Phillipin (trên thực tế đã trở thành điểm đến xuấtkhẩu quan trọng nhất của Việt Nam trong khu vực ASEAN) tăng ít nhất 4lần, vượt xa so với những gì dự đoán về xuất khẩu tới các quốc gia này Xuấtkhẩu sang Singapore đạt 1,8 tỉ USD năm 2004, xuất khẩu sang Thái Lan vàSingapore đạt gần 1 tỷ USD, và sang Malaysia đạt 600 triệu USD

Trang 10

Hình 1:tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam sang các nước ASEAN

Hình 2 chỉ ra rằng hoạt động thương mại diễn ra giữa liên minh châu Âu(EU) và Việt Nam, từ mức độ còn rất thấp, ngay sau khi hiệp định songphương được ký kết năm 1992, đã tăng một cách nhanh chóng Xuất khẩumột lần nữa tăng mạnh từ 4,5 tỷ USD năm 2002 lên 7 tỷ USD năm 2004,cùng thời điểm hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ (BTA) đi vàohiệu lực và các cuộc đàm phán gia nhập WTO với liên minh châu Âu đượchoàn thành Đối với đối tác Hoa Kỳ, Việt Nam hầu như không xuất khẩu gìcho đến giữa những năm thập niên 90; và ngay trước khi BTA được thực

Trang 11

hiện năm 2002, xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt mức 1 tỷ USO 1 năm.Đến năm 2005, xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng trên 6,5 tỷ USD Khác với EU

và Mỹ, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang Nhật Bản sớm hơn và cũng ghinhận một mức tăng ấn tượng: ngay sau khi hiệp định thương mại Việt Nam-Nhật Bản được ký kết năm 2002, xuất khẩu tăng từ 2,5 tỷ USD lên 4 tỷ USDvào năm 2004 Thương mại với Trung Quốc không tăng một cách đáng kểcho tới năm 2000 đạt 1 tỷ USD, và sau đó gần như gấp ba tại mức 2,5 tỷUSD vào năm 2004

Hình 2: tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường khác

Trang 12

Như vậy, từ sau quá trình Đổi Mới, hoạt động ngoại thương Việt Nam từviệc bắt đầu ở mức độ thấp đã phát triển với tốc độ càng ngày càng lớn dần.

2 Tác động tích cực của hoạt động ngoại thương tới phát triển kinh

tế ở Việt Nam:

Quá trình lâu dài trong nỗ lực gắn kết nền kinh tế Việt Nam với thị trườngchung thế giới đã đạt tới đỉnh cao bởi việc gia nhập WTO vào ngày11/1/2007 với tư cách thành viên thứ 150 của tổ chức này Từ năm 1986, khiquá trình Đổi Mới bắt đầu, hàng loạt các cải cách kinh tế và pháp luật mangtính định hướng thị trường đã được áp dụng Quá trình này đã kéo theo tốc

độ tăng trưởng mau lẹ, ngoại thương phát triển và đói nghèo được đẩy lùimột cách ấn tượng GDP đầu người tính theo sức mua ngang giá của đồngđôla tăng gần như 3 lần từ 1097 USD năm 1989 lên 2739 USD năm 2005.Cũng trong thời gian này, phần trăm của hoạt động ngoại thương (nhập khẩucộng xuất khẩu) trong GDP tăng 6 lần, nghèo khổ tính theo đầu người vớimức 1 USD/ 1 người/ 1 ngày đã giảm xuống dưới 15% năm 1993 và chỉ còn2% năm 2002 ( báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới năm 2006)

Trang 13

Hình 3: Tăng trưởng kinh tế, ngoại thương, FDI, và nghèo khổ ở Việt Nam

Nền kinh tế hiện đại Việt Nam, như được thể hiện ở hình 3, rất đáng chú ý.Sau những cải cách kinh tế năm 1986, GDP tăng một cách đều đặn với tốc

độ trung bình khoảng 7,6% một năm Tăng trưởng kinh tế tăng mạnh 9,8%một năm từ đầu những năm 90 đến năm 1998, do tác động của cuộc khủnghoảng tài chính châu Á, chậm lại với tốc độ 7,0% một năm trước khi tăngtốc trở lại với mức 7,7% một năm từ năm 2002 đến năm 2004 Đi kèm vớitốc độ tăng trưởng kinh tế mau lẹ này chính là sự tăng lên to lớn của hoạtđộng ngoại thương ( nhập khẩu cộng xuất khẩu chia phần trăm cho GDP): từ

Trang 14

23% năm 1986 lên 97% năm 1998 và 140% vào năm 2004 Tăng trưởngtrong xuất khẩu đặc biệt ấn tượng: từ chỗ chỉ có 6,6% GDP năm 1986 đãtăng lên 44,8% năm 1998 và 66,4% năm 2004 Thêm vào đó, phần trăm xuấtkhẩu trong GDP còn tăng nhanh hơn so với nhập khẩu Năm 1983, nhậpkhẩu chiếm hơn 2/3 hoạt động thương mại nhưng đến năm 2004 xuất khẩu

đã chiếm gần một nửa trong hoạt động thương mại

Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong khoảng thời gian qua làtương đối thất thường và chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng tàichính châu Á Từ năm 1986, FDI là không đáng kể; đến năm 1993 tăng lên7,1% GDP và duy trì xấp xỉ dưới mức đó, bằng 6,1% năm 1998 FDI giảmdưới 4% GDP từ năm 2002 trước khi bắt đầu khôi phục lại vào năm 2004

Có thể nhận thấy rằng, sự đóng góp của FDI nói riêng và hoạt động đầu tưnói chung vào tăng trưởng GDP ở Việt Nam là không rõ ràng Đáng chú ýhơn cả, mức độ gia tăng của GDP còn gắn liền với sự giảm rõ rệt của đóinghèo

Như vậy, có thể khẳng định rằng, Việt Nam là một trong những trường hợpđiển hình cho thấy lợi ích to lớn mà hoạt động ngoại thương đem lại cho sựphát triển kinh tế của một quốc gia Ở Việt Nam, lợi ích đó thể hiện ở cácmặt:

- Việc tăng mạnh xuất khẩu giúp cho một dòng ngoại tệ lớn đổ vào đấtnước, từ chỗ Ngân sách nhà nước phải bù lỗ cho hoạt động xuất nhập khẩu,đến nay đã có nguồn thu từ hoạt động này

- Hoạt động ngoại thương đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết khủnghoảng kinh tế, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, khắc phục những khó khăntrong nước, nhất là từ khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âutan rã Hoạt động ngoại thương đã loại bỏ tình trạng nhập khẩu chủ yếu các

Ngày đăng: 19/05/2017, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w