1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN đề NHÀ nước PHÁP QUYỀN và NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM SAU đại học

43 758 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 222,5 KB

Nội dung

Giới thiệu cho người học những kiến thức cơ bản về nhà nước pháp quyền và NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay; Định hướng giúp H trên cương vị công tác vận dụng vào xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta hiện nayTư tưởng Nhà nước pháp quyền xuất hiện rất sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại, ngay từ khi xuất hiện nhà nước cổ đại và được tiếp tục phát triển, nhất là trong thời kỳ cách mạng tư sản.

Trang 1

Chuyên đề: NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Nắm chắc quan điểm, yêu cầu và phương hướng, giải pháp xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vìNhân dân hiện nay

II NỘI DUNG Bố cục 3 phần

I Những vấn đề chung về nhà nước pháp quyền

I Qúa trình nhận thức của Đảng ta về nhà nước pháp quyền và đặc trưng

cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

III Quan điểm, yêu cầu và phương hướng, giải pháp xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

III THỜI GIAN: 4 tiết

IV ĐỊAĐIỂM: Giảng đường

Trang 2

VI VẬT CHẤT ĐẢM BẢO:

1 Vật chất: Giáo án, tài liệu, phần mềm trình chiếu, phấn bảng

2 Tài liệu:

* Tài liệu bắt buộc:

1 Học viện Chính trị - Tập bài giảng Nhà nước pháp quyền (dùng cho đào

tạo cao học xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước) – H 12.2013

2 Các chuyên đề bài giảng Lý luận Chính trị cao cấp, Học viện CT-HCquốc gia Hồ Chí Minh, Nxb CT-HC, H 2011

3 Các chuyên đề bài giảng chính trị học, Học viện Chính trị-hành chínhquốc gia HCM, Nxb CT-HC, H.2010

4 Văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trungương (khóa VII) Nxb CTQG H.1995

5 Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, tháng11-1994, Lưu hành nội bộ

6 Văn kiện Hội nghị lần thứ Ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIIINxb CTQG H 1997

7 Văn kiện Hội nghị lần thứ Bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII,Nxb CTQG H 1999

8 Nghị Quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII; VIII; IX; X;

XI

* Tài liệu tham khảo:

1 Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam: Một số vấn đề lý luận vàthực tiễn/ PTS.Nguyễn Văn Niên.- H.: Chính trị quốc gia; 1996 - 204tr., 19cm

2 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vìdân.-H.:Quân đội Nhân dân; 2003 - 592tr., 27cm

3 Cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa dân, do dân, vì dân; Chương trình KX.04 Đề tài khoa học cấp Nhà nước

Mã số KX.04.01/ Nguyễn Duy Quý.- H.; 2004

4 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vìdân; Kỷ yếu hội thảo khoa học Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhànước giai đoạn 2001 - 2005 Mã số KX.04- Quyển I.- H Viện Khoa học xã hộiViệt Nam; 2002 - 150tr

5 Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng/ LS.Nguyễn Văn Thảo.- H.: Tư pháp; 2006 - 532 tr., 24 cách mạng

6 Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vìdân: Thông tin chuyên đề phục vụ nghiên cứu và giảng dạy; Lưu hành nội bộ/Viện Thông tin Khoa học.- H.: Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;

2007 - 130tr

Trang 3

7 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vìdân.- H.: Quân đội Nhân dân; 2003 - 592tr., 27cm

8 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam lý luận vàthực tiễn: Sách chuyên khảo/ PGS, TS Nguyễn Văn Mạnh.- H.: Chính trị quốcgia; 2010 - 272tr., 20,5cm

9 Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của dân, do dân, vì Nhân dân/ Nguyễn Phú Trọng.- H.: Chính trị quốcgiaSự thật; 2011 - 742tr., 22cm

10 Quá trình nhận thức và phát triển tư tưởng về Nhà nước phápquyền trongcác văn kiện của ĐCSVN thời kỳ đổi mới.- H.: Lý luận chính trị;

Phần 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

I THỦ TỤC LÊN LỚP

- Nhận báo cáo, kiểm tra công tác chuẩn bị học tập của học viên

- Báo cáo cấp trên (nếu có)

II TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI

NỘI DUNG THỜI GIAN PHƯƠNG PHÁP VẬT CHẤT

Phần 1 60 ph Thuyết trình + Nêu vấn đề Giáo án,

Powerpoint Phần 2 40 ph Thuyết trình + Nêu vấn đề Giáo án,

Powerpoint Phần 3 60 ph Thuyết trình + Nêu vấn đề Giáo án,

Powerpoint

III KẾT THÚC GIẢNG BÀI

- Định hướng nội dung ôn tập

- Nhận xét kết quả buổi học

Trang 4

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1 Những tư tưởng về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa

1.1 Tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

Tư tưởng Nhà nước pháp quyền xuất hiện rất sớm trong lịch sử tư tưởngnhân loại, ngay từ khi xuất hiện nhà nước cổ đại và được tiếp tục phát triển,nhất là trong thời kỳ cách mạng tư sản

a Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời kỳ cổ đại

* Ở phương Tây: các nhà tư tưởng đại diện: Đêmôcrít, Xôcrát, Platôn,

Arixtốt, Xixêrôn, Xôlông

Những tư tưởng chính:

- Thấy được vai trò của pháp luật trong việc duy trì trật tự của các thànhbang, pháp luật là chỗ dựa cho việc cai trị xã hội

- Đưa các lý giải về sự công bằng, công lý, dân chủ

- Thừa nhận pháp luật xuất phát từ nhà nước, nhưng pháp luật phải tuân thủquyền tự nhiên của con người

Xôlông (638-559 TCN) có thể coi là người đầu tiên nêu ý tưởng về nhà

nước pháp quyền khi ông chủ trương cải cách nhà nước bằng việc đề cao vai tròcủa pháp luật

Xôcrát (469-399 TCN) quan niệm về công lí trong sự tuân thủ pháp luật.

Theo ông, xã hội không thể vững mạnh và phồn vinh nếu các pháp luật hiệnhành không được tuân thủ, giá trị của công lí (pháp luật) chỉ có được trong sựtôn trọng pháp luật

Đêmôcrít (460-370 TCN) cho rằng, đạo đức cao nhất trong xã hội là

công lý sống theo pháp luật; đạo đức là pháp luật cao nhất, còn pháp luật là đạođức thấp nhất

Trang 5

Platon (427-374 TCN) phát triển ý tưởng về sự tôn trọng pháp luật ở một

góc độ khác - từ phía nhà nước Theo ông, tinh thần thượng tôn pháp luật phải

là nguyên tắc, bản thân nhà nước và các nhân viên nhà nước phải tôn trọngpháp luật; nhà nước sẽ suy vong nếu pháp luật không còn hiệu lực hoặc chỉphụ thuộc vào chính quyền; ngược lại, nhà nước sẽ hồi sinh nếu có sự ngự trịcủa pháp luật và những nhà chức trách coi trọng nguyên tắc thượng tôn PL

Arixtôt (384-322 TCN) bổ sung khía cạnh mới về mối quan hệ giữa chính

trị và pháp luật (chính trị được hiểu theo nghĩa là nhà nước) Theo ông, cần thiếtphải có sự phù hợp giữa chính trị và pháp luật, vì vậy, việc đề cao pháp luậtphải gắn với cơ chế, hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước TuyArixtôt chưa đưa ra được lí thuyết về phân quyền nhưng ông đã nêu ý tưởng về

sự cần thiết phải tổ chức nhà nước một cách quy củ để bảo đảm sự công bằngcủa pháp luật: “Nhà nước nào cũng phải có cơ quan làm ra luật, cơ quan thựcthi pháp luật và toà án”

Xixêrôn (106-43 TCN) tiếp tục phát triển ý tưởng của Aristôt đến trình

độ cao hơn, ông đưa ra quan niệm mới về nhà nước, coi nhà nước là "một cộngđồng pháp lí", "một cộng đồng được liên kết với nhau bằng sự nhất trí về phápluật và quyền lợi chung" và đề xuất nguyên tắc: "Sự phục tùng pháp luật là bắtbuộc đối với tất cả mọi người" Theo ông, pháp luật là công cụ của nhà nước, là

vũ khí của Nhân dân, pháp luật bảo vệ Nhân dân, Nhân dân có trách nhiệm bảo

vệ pháp luật

* Ở phương đông: tư tưởng về nhà nước pháp quyền xuất hiện đầu tiên ở

Trung Quốc cổ đại, vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc Người đờisau gọi đó là tư tưởng pháp trị và trường phái tư tưởng này được gọi là “Phápgia” Tuy chủ trương chung là dùng pháp luật để trị nước, song các nhà tưtưởng thuộc pháp gia có những ý kiến không thống nhất

Quản Trọng, người đã làm cho nước Tề thành "bá" từ sáu thế kỷ trước

công nguyên đã từng khẳng định: "Pháp [luật] là cái quy tắc của thiên hạ…

Trang 6

Quan sai khiến dân mà có pháp [luật] thì dân theo, không có pháp [luật] thì dândừng lại Dân lấy pháp [luật] chống nhau với quan Người dưới lấy pháp [luật]phục vụ người trên, cho nên bọn dối trá không thể lừa chủ, bọn ghen ghét khôngthể có cái bụng kẻ giặc, bọn xu nịnh không thể khoe cái khéo, ngoài ngàn dặmkhông dám làm điều trái" (Quản Tử Quyển 21)

Thương Ưởng (390-338 TCN) đứng đầu nhóm trọng "pháp", cho rằng,

“pháp luật” là yếu tố quan trọng nhất; bởi vì: nếu pháp luật đầy đủ, nghiêmminh thì nước mạnh, nếu pháp luật thiếu, yếu, lỏng lẻo thì nước yếu

Thận Đáo (370-290 TCN) nhấn mạnh tầm quan trọng của “thế” nghĩa là

coi trọng địa vị, uy tín, trình độ của những người nắm pháp luật mà cụ thể làVua và hệ thống quan lại

Thân Bất Hại (401-337 TCN) khẳng định, “thuật” (phương pháp, sách

lược) là nhân tố có tầm quan trọng trong đường lối trị nước đó là thuật bổ nhiệmquan lại dựa trên chính danh, trên nhu cầu thực tế, thuật giám sát và thưởngphạt dựa trên nguyên tắc “theo danh mà trách thực”, “theo việc mà trách công”quan lại phải chịu trách nhiệm và bổn phận về việc mình làm, không đổ lỗi chongười khác, cho hoàn cảnh, không trốn tránh trách nhiệm

Hàn Phi Tử (khoảng 280–233 TCN), với tư cách là đại biểu điển hình, là

linh hồn của pháp gia, đã tiếp thu điểm ưu trội của ba trường pháp “pháp”,

“thuật”, “thế” để xây dựng và phát triển một hệ thống lý luận pháp trị tương đốihoàn chỉnh và tiến bộ so với đương thời Coi pháp luật là công cụ hữu hiệu đểđem lại hoà bình, ổn định và công bằng, Hàn Phi đã đề xuất tư tưởng dùng luậtpháp để trị nước Ông đưa ra một số nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và thựcthi pháp luật, như pháp luật phải nghiêm minh, không phân biệt sang hèn, mọingười đều bình đẳng trước pháp luật Với những tư tưởng đó, học thuyết củaHàn Phi được người xưa gọi là “học thuyết của đế vương”

Ông cho rằng: : "Pháp luật không hùa theo người sang Sợi dây dọi khônguốn mình theo cây gỗ cong Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không

Trang 7

thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần,thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu Cho nên điều sửa chữa được sự sailầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điềusai, thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật" (Hàn Phi Tử Quyển

để giữ Người sang kẻ hèn không có trên dưới, lấy gì để làm thành nước?" (Tảtruyện Quyển 26)

-> Thực chất là công cụ của kẻ đang nắm được quyền lực muốn

duy trì hiện trạng của sự bất công, phân biệt kẻ sang, người hèn, bắt "ngườihèn" sợ uy lực và khuất phúc "kẻ sang"

"Nhân tri', " đức tri" chẳng qua là sự tuỳ tiện của người có quyền Maymắn mà người cầm quyền có "đức", có "nhân" thì dân được nhờ Vô phúc vớđược kẻ hôn quân, tên bạo chúa thì dân đành chịu vậy Mà trò đời, đã nắm đượcquyền thì muốn giữ riệt lấy quyền ấy, mấy ai mà chịu "từ chức", “nhườngngôi”! ấy thế nhưng, nhìn lại lịch sử của đất nước từng là quê hương của "phápgia" hay "nho gia" ấy, người ta nghiệm ra rằng, trong các cuộc "tranh bá, đồvương”, những nước cố giữ lấy "pháp độ" thì sớm suy vong còn những nướcchịu theo “pháp tri" thì hùng cường lên để có thể thôn tính các nước khác!

b Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cận đại

Các nhà tư tưởng đại diện bao gồm: Lốccơ, Môngtexkiơ, Rútxô, Kant,Hêghen

Những tư tưởng chính về Nhà nước pháp quyền thời kỳ này bao gồm:

Trang 8

- Thừa nhận quyền con người và quyền đó phải được thể chế và bảo đảmbằng pháp luật.

- Khẳng định rõ nguồn gốc quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân

- Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền (tamquyền phân lập), dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực

- Nhà nước phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật

J.Lốccơ (1632-1704) nhà tư tưởng người Anh, đại diện tiêu biểu cho

trường phái “Pháp luật tự nhiên”, cho rằng ở đâu không có pháp luật ở đókhông có tự do, ông cũng là người đầu tiên đưa ra tư tưởng về quan hệ giữa nhànước và Nhân dân, đó là; “mỗi cá nhân được phép làm tất cả những gì pháp luậtkhông cấm”, ngược lại “nhà nước cấm không được làm gì mà pháp luật khôngcho phép” Điểm nổi bật trong tư tưởng J.Lốccơ là sự phân chia quyền lực nhànước, trong đó chủ quyền Nhân dân là nền tảng bảo đảm cho sự tồn tại của nhànước, việc điều hành nhà nước phải dựa trên các đạo luật do Nhân dân tuyên bố

và biết rõ về chúng Chủ quyền Nhân dân cao hơn chủ quyền nhà nước do họthành lập

Môngtexkiơ (1689-1755) nhà tư tưởng người Pháp tiếp tục phát triển tư

tưởng phân chia quyền lực trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, chorằng nếu quyền lập pháp và hành pháp nằm trong tay một người hoặc một cơ quan,cũng như khi quyền tư pháp không tách khỏi hai nhánh quyền lực kia sẽ không có

tự do, còn nếu quyền tư pháp hợp nhất với quyền hành pháp thì tòa án sẽ có khảnăng trở thành kẻ đàn áp và tất cả sẽ bị hủy diệt nếu như quyền lực nằm trong taymột người hay một cơ quan hợp nhất cả ba quyền này

Kant (1724-1804) nhà triết học người Đức cho rằng, Nhà nước pháp quyền

là sự hợp nhất của xã hội, trong đó mọi người biết phục tùng các đạo luật đượcxây dựng theo ý chí của Nhân dân Ông ủng hộ cao việc áp dụng nguyên tắcphân chia quyền lực nhà nước, theo ông ở đâu có phân quyền thì ở đó có Nhànước pháp quyền, nếu không thì chỉ là nhà nước chuyên quyền – nơi ý chí của

Trang 9

cá nhân có thể quyết định tất cả Vì vậy, chủ quyền phải thuộc về Nhân dân,Nhân dân là người lập ra nhà nước, quyền lực nhà nước là thuộc về Nhân dânkhông thuộc về một cá nhân hay tập đoàn nào.

Hêghen (1770-1831) nhà triết học người Đức tìm kiếm mô hình Nhà nước

pháp quyền xung quanh việc giải quyết quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền vớicông dân, theo ông đây là hai vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau không thểtách rời, trong đó mọi công dân đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quyđịnh của pháp luật, công dân thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước,ngược lại nhà nước thông qua việc xây dựng pháp luật mà bảo đảm các quyền

và lợi ích hợp pháp của công dân

*Tóm lại, các nhà tư tưởng lý luận thời kỳ này tuy có những cách tiếp cận khác nhau và còn hạn chế về thế giới quan, nhưng đều đề cập đến vai trò,

vị trí, mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, đều thống nhất cho rằng: nhà nước phải tuân theo pháp luật, đặt mình dưới pháp luật; pháp luật phải phản ánh được lợi ích và ý chí chung của nhân dân; bảo đảm mọi quyền bình đẳng trước pháp luật mới bảo đảm được tự do, dân chủ và chủ quyền của nhân dân.

c Những đặc trưng cơ bản về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại

Nhìn chung, lý luận về Nhà nước pháp quyền là hệ thống các quan điểm,

tư tưởng rất phức tạp, phong phú và có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưngnghiên cứu về tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại

có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền như sau:

Một là, Nhà nước pháp quyền là tổ chức chính trị của nhân dân, bảo đảm

chủ quyền của Nhân dân

Hai là, Nhà nước pháp quyền là nhà nước tôn trọng pháp luật, bảo đảm

tính tối cao của hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội, trong đó Hiếnpháp, pháp luật phải phản ánh ý chí chung của nhân dân, lợi ích chung của xãhội

Ba là, Nhà nước pháp quyền công nhận, tôn trọng thực hiện và bảo vệ quyền công dân Tức là nhà nước pháp quyền tư sản không chỉ công nhận và

tuyên bố các quyền tự do dân chủ của công dân mà còn phải bảo đảm thực hiện và

Trang 10

bảo vệ khi các quyền đó bị xâm hại Tự do của một người là được làm những gìpháp luật không cấm trong khuôn khổ không xâm phạm đến tự do của người khác.Pháp luật chỉ cấm những gì có hại cho xã hội.

Bốn là, Nhà nước pháp quyền là nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về những hoạt động của mình, còn công dân phải thực hiện các nghĩa vụ

đối với nhà nước và chịu trách nhiệm pháp lý về những hành vi vi phạm phápluật của mình

Năm là, Nhà nước pháp quyền phải có hình thức tổ chức quyền lực nhà nước thích hợp và có cơ chế giám sát sự tuân thủ pháp luật, xử lý các vi phạm

pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện

Theo các nhà tư tưởng của Nhà nước pháp quyền, hình thức tổ chức quyềnlực nhà nước thích hợp trong Nhà nước pháp quyền là phân chia và kiểm soát lẫnnhau giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (tam quyền phân lập) Nói cáchkhác, Nhà nước pháp quyền phải bảo đảm tính pháp quyền của các thiết chếquyền lực nhà nước mà người chủ của nó là nhân dân và xác lập sự tôn trọnghiến pháp (xây dựng Hiến pháp và chế độ bảo hiến)

Sáu là, Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm sự độc lập của tòa án

và tính dân chủ, minh bạch của pháp luật.

Để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, xử lý nghiêm mọi vi phạm vi phạmpháp luật, phải bảo đảm sự độc lập của tòa án và tính chất dân chủ, minh bạchcủa pháp luật

Đây là những đặc trưng ưu việt hơn hẳn nhà nước phong kiến trong lịch

sử hình thành phát triển các kiểu nhà nước

d Nhà nước pháp quyền dưới chủ nghĩa tư bản

* Quá trình hiện thực hóa nhà nước pháp quyền ở các nước tư bản chủ nghĩa đã điễn ra trong nhiều thập kỷ qua, nhưng cho đến nay không phải mọi

quan niệm, mọi đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền đã được hiện thựchóa đầy đủ và triệt để trong các nước tư bản chủ nghĩa hiện đại

Tuy có một số quan niệm chung về vị trí, vai trò, đặc trưng của nhà nướcpháp quyền, nhưng thực tế lịch sử cho thấy quá trình xây dựng nhà nước phápquyền ở các nước tư bản chủ nghĩa đã diễn ra khá đa dạng, không đồng đều,

Trang 11

không thuần nhất cả về mô hình thể chế, phương thức tổ chức, cơ chế vận hành.

Sự không thuần nhất đó xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản là:

+ Thứ nhất, là do sự biến đổi vị trí, tính chất, vai trò lịch sử của giai cấp tư

sản cầm quyền Sự biến đổi này quy định những hạn chế lịch sử của giai cấp tưsản trong tổ chức, xây dựng nhà nước pháp quyền; đặc biệt là hạn chế vai tròcủa Nhân dân, thực hiện dân chủ hạn hẹp trong sự thống trị của giai cấp tư sản

+ Thứ hai là, do những đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước tư bản chủ

nghĩa, truyền thống lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm cơ cấu

xã hội - giai cấp, tương quan so sánh lực lượng giữa các giai cấp, tầng lớp xãhội, đặc điểm tâm lý dân tộc mà quy định sự đa dạng trong mỗi nhà nước tưsản

* Những đặc điểm mới của Nhà nước pháp quyền tư sản hiện đại

+ Một là, có xu hướng tuyệt đối hóa vai trò quản lý xã hội bằng pháp luật: cả

nhà nước và công dân đều có xu hướng sử dụng thuần túy kênh pháp luật đểđiều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ lợi ích của mình, ít chú ý tới các kênhđạo đức, tình thương và trách nhiệm của cá nhân cũng như cộng đồng

+ Hai là, các chính đảng có vai trò rất lớn trong tổ chức, xây dựng nhà nước pháp quyền: các chính đảng của giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản

chủ nghĩa hiện đại dù khác nhau về hình thức tổ chức, xu hướng chính trị, cơ sở

xã hội - giai cấp song đều nắm giữ quyền tổ chức, xây dựng và sử dụng nhànước pháp quyền như một công cụ chủ yếu trong bảo vệ lợi ích của giai cấpthống trị và quản lý, điều hành xã hội

+ Ba là, có xu hướng bảo lưu các đặc điểm riêng về mô hình thể chế, về

phương thức tổ chức, xây dựng và và sử dụng nhà nước pháp quyền phù hợpvới đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước tư bản chủ nghĩa

+ Bốn là, vai trò cơ quan hành pháp được mở rộng, có xu hướng lấn át so

với cơ quan lập pháp

Trang 12

1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

* Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen

C.Mác, Ăngghen dù chưa sử dụng khái niệm Nhà nước pháp quyềnkhông chính thức nói đến Nhà nước pháp quyền như là một trong những nộidung chính yếu trong học thuyết của mình nhưng những tư tưởng cốt lõi và đặctrưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền đã được đề cập sâu sắc theo quan điểmkhoa học và cách mạng, đó là xây dựng một nhà nước kiểu mới hợp hiến, hợppháp thể hiện chủ quyền của nhân dân, một hệ thống pháp luật dân chủ triệt để,pháp chế nghiêm minh theo hướng giải phóng con người, bảo vệ quyền conngười

Tư tưởng Nhà nước pháp quyền của C.Mác, Ph.Ăngghen tập trung chủyếu vào các yếu tố chủ yếu liên quan đến Nhà nước pháp quyền đó là: phápluật, nhà nước gắn với chủ quyền và quyền tự do dân chủ của nhân dân

+ Về pháp luật:

- Pháp luật luôn có tính giai cấp, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị

về chính trị và kinh tế.

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác, Ph.Ăngghen khẳng

định: pháp luật luôn có tính giai cấp, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị về

chính trị và kinh tế Pháp luật phải phản ánh thực tại khách quan và lợi ích chung của xã hội, quan hệ xã hội

Theo C.Mác, pháp luật chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp được nănglên thành luật, các giai cấp thống trị đều cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu,quyền và lợi ích chính trị của mình thông qua luật pháp để buộc các giai cấpkhắc phải phụ tùng

- Luật pháp tối thượng trong nhà nước pháp quyền chính là ý chí của Nhân dân, phản ánh các quyền của Nhân dân

Ngay từ những năm 1842-1843 trong tranh luận về tự do báo chí,C.Mác đã khẳng định vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ quyền tự do dânchủ của nhân dân

C.Mác: “Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì luật pháp, mà

luật pháp tồn tại vì con người; ở đây sự tồn tại của con người là luật pháp, trong

Trang 13

khi đó thì dưới những hình thức khác của nhà nước con người lại là tồn tại đượcquy định bởi luật pháp ” Do đó, “trong chế độ dân chủ thì bản thân nhà nướcchính trị chỉ là một dạng đặc thù của Nhân dân, chỉ là hình thức tồn tại đặc biệtcủa Nhân dân thôi” Nhà nước pháp quyền với ý nghĩa đó, không làm ra luậtpháp, như C.Mác đã khẳng định: “quyền lập pháp không tạo ra luật pháp, - nóchỉ phát hiện và nêu luật pháp”

Hay nói cách khác, luật pháp tối thượng trong nhà nước pháp quyền chính là

ý chí của Nhân dân, phản ánh các quyền của Nhân dân Như vậy nhà nước phápquyền mới có khả năng tồn tại với tư cách thực chất là nhà nước

Theo nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật thì trong Nhà nướcpháp quyền, pháp luật trở thành tối thượng Mọi thành viên xã hội, kể cả nhànước, cán bộ, công chức nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật, xử sự đúng yêucầu của pháp luật, không có ngoại lệ Chỉ có như vậy pháp luật mới trở thànhchuẩn mực chung, là thước đo hành vi của mọi người

+ Về nhà nước:

Một là, nhà nước kiểu mới phải giải phóng con người, bảo đảm sự phát

triển tự do tối đa và phát triển toàn diện con người

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác, Ph.Ăngghen chủ trương

xây dựng xây dựng một chế độ dân chủ triệt để, trong đó tự do của mỗi người

là điều kiện phát triển tự do của tất cả mợi người; nhà nước kiểu mới phải giải phóng con người, bảo đảm sự phát triển tự do tối đa và phát triển toàn diện con người Muốn vậy, phải biến nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội thành cơ

quan hoàn toàn phục vụ xã hội Dân chủ trong nhà nước kiểu mới là dân chủ donhân dân tự quy định, là bước chuyển từ xã hội thần dân sang xã hội công dân

Hai là, Nhà nước pháp quyền phải bảo đảm chủ quyền của nhân dân, tất

cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Phân tích vấn đề này C.Mác cho rằng ngay cả cơ quan nhà nước có chủquyền, thực hiện quyền lực của mình cũng chỉ là đại biểu cho chủ quyền củanhân dân

Ba là, Nhà nước pháp quyền dân chủ phải có thiết chế ngăn ngừa sự tùy

tiện lạm quyền của công chức nhà nước

* Tư tưởng của V.I.Lê nin:

Trang 14

+ Về nhà nước:

Một là, xây dựng nhà nước và xã hội mới phải hướng đến một xã hội dân

chủ rộng rãi, giải phóng con người và phát triển toàn diện con người

V.I.Lênin tiếp thu tư tưởng của C.Mác, P.Ănghen và phát triển tư tưởngNhà nước pháp quyền hoàn bị hơn Tư tưởng Nhà nước pháp quyền củaV.I.Lênin chủ yếu thể hiện trong tư tưởng về Nhà nước và cách mạng, về xâydựng xã hội mới, xây dựng nhà nước kiểu mới V.I.Lênin hướng đến một xã hộidân chủ rộng rãi, giải phóng con người và phát triển toàn diện con người

V.I.Lênin chỉ rõ: mục đích của chính quyền Xô viết là thu hút nhữngngười lao động tham gia vào quản lý nhà nước và việc thu hút được nhữngngười lao động tham gia vào quản lý nhà nước là một trong những ưu thế quyếtđịnh của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Hai là, xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà nước không còn nguyên nghĩa,

nhà nước nửa nhà nước, nhà nước quá độ để rồi chuyển dần đến chế độ tự quảncủa nhân dân

V.I.Lênin khái quát nhiều quan điểm về xây dựng nhà nước kiểu mớinhư: nhà nước không còn nguyên nghĩa, nhà nước nửa nhà nước, nhà nước quá

độ để rồi chuyển dần đến chế độ tự quản của nhân dân Muốn vậy, trước mắtphải thực hiện chế độ dân chủ mà nội dung cơ bản là quyền bầu cử, quyền thamgia quản lý nhà nước, quyền bãi miễn, quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của

bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước

Ba là, xây dựng Nhà nước đòi hỏi bộ máy chính quyền phải thật sự là của

nhân dân lao động, phải thật sự bảo đảm dân chủ, phải đưa pháp luật lên trênhết

Theo V.I.Lênin, nếu không rơi vào không tưởng thì không thể nghĩ rằngsau khi lật đổ chủ nghĩa tư bản, người ta tức khắc có thể làm việc cho chủ nghĩa

xã hội mà không cần phải có một tiêu chuẩn pháp quyền nào cả Trong xâydựng Nhà nước Xôviết, Lênin đòi hỏi bộ máy chính quyền phải thật sự là củanhân dân lao động, phải thật sự bảo đảm dân chủ, phải dùng pháp luật (phápluật Xô viết) để đấu tranh chống sự lề mề, quan liêu, hối lộ (tức là phải sử dụngpháp luật, đưa pháp luật lên trên hết)

+ Về pháp luật:

Một là, đề cao vai trò của pháp luật, pháp chế trong quản lý xã hội mới

Trang 15

- V.I.Lênin khẳng định vai trò của pháp luật và pháp chế trong quản lý xãhội mới, coi đó là một trong những điều kiện cơ bản để xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội Ông nhấn mạnh rằng: nhà nước xã hội chủ nghĩa phải dùngphương pháp căn cứ vào luật lệ của mình là điều kiện và đủ cho chủ nghĩa xãhội thắng lợi triệt để Khi chuyển sang chính sách kinh tế mới, Người nhấn mạnh:Những hình thức quan hệ mới được xác lập trong quá trình cách mạng và trên cơ sởcủa chính sách kinh tế do chính quyền thực hiện phải được thể hiện trong pháp luật,được bảo vệ về mặt tư pháp.

Hai là, lần đầu tiên V.I.Lênin sáng tạo ra khái niệm pháp chế xã hội chủ

nghĩa

- V.I.Lênin là người đã sáng tạo ra khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa

và là người trực tiếp chỉ đạo xây dựng tổ chức Viện kiểm sát nhân dân nhằmbảo đảm pháp chế nghiêm minh và thống nhất

Như vậy, Học thuyết Nhà nước pháp quyền không chỉ có những tư tưởng

của các triết gia tư sản mà còn có cả sự đóng góp của những nhà kinh điển chủnghĩa xã hội khoa học: C.Mác, Ăngghen và Lênin

* Những quan điểm cơ bản về Nhà nước pháp quyền của chủ nghĩa Mác

- Lênin

Các nhà kinh điển Mác - Lênin đề cập và vận dụng vào thực tiễn xâydựng và củng cố Nhà nước xã hội chủ nghĩa – nhà nước kiểu mới của giai cấpcông nhân và Nhân dân lao động, bao gồm các vấn đề cơ bản như:

Một là, Xây dựng một nhà nước kiểu mới hợp hiến, hợp pháp, dân chủ, một

nhà nước mà pháp chế là nguyên tắc tối quan trọng trong đời sống nhà nước và

xã hội;

Hai là, Nhà nước có một hệ thống pháp luật đầy đủ và pháp luật được thực

hiện nghiêm minh, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

Ba là, Nhà nước là công cụ của Nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Cộng sản;

Bốn là, nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân…

Trang 16

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật

Mặc dù trong di sản tư tưởng, lý luận Hồ Chí Minh không đề cập đếnkhái niệm Nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa nói riêng, nhưng xét theo những yêu cầu và nội dung khoa học của Nhànước pháp quyền thì những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nướckiểu mới, pháp luật kiểu mới nhà nước xã hội chủ nghĩa đã thể hiện khá đầy đủ vàsâu sắc những đặc trưng, nội dung cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa dân, do dân, vì dân

Quan điểm, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh thể hiện

sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin với kếthừa, chọn lọc kho tàng tri thức của nhân loại về Nhà nước pháp quyền và vậndụng vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam

Tư tưởng của Người về Nhà nước pháp quyền được thể hiện khá sớm vàphát triển gắn với quá trình tìm đường cứu nước và thực tiễn xây dựng nhà

nước kiểu mới ở Việt Nam sau năm 1945, tư tưởng đó dược thể hiện trong

nhiều văn kiện, nhất là trong tác phẩm Đường cách mệnh và Chánh cương vắn tắt của Đảng, Các tác phẩm: Yêu sách của Nhân dân An Nam gửi Hội nghị

Vécxây (1919); Chương trình Việt minh (1941); Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945);

Chương trình hành động (3/9/1945); Hiến pháp 1946.v.v đã thể hiện kết tinh trí

tuệ, tư duy của Hồ Chí Minh về Nhà nước Việt Nam sau một phần ba thế kỷhoạt động của Người

Có thể khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền nhưsau:

- Tư tưởng xuyên suốt, cốt lõi, bao trùm toàn bộ Tư tưởng Hồ Chí Minh

về nhà nước đó là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, là nhà nước của dân, do dân, vìdân, bảo đảm nền dân chủ thực sự; nhà nước mà bản chất của nó luôn có sựthống nhất chặt chẽ giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tínhdân tộc

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước hợp hiến, hợp pháp, quản lý xãhội theo pháp luật và kết hợp chặt chẽ với giáo dục đạo đức

- Pháp luật trong nhà nước xã hội chủ nghĩa là pháp luật dân chủ, thể hiệnđược tự do, ý chí và lợi ích của nhân dân

Trang 17

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước có trách nhiệm và chịu tráchnhiệm trước nhân dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và xãhội.

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là nhà nước trongsạch, ngăn chặn, loại trừ được quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiệntượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là công bộc của nhân dân

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạtđộng của bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức

II QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG TA VỀ NHÀ NƯỚC

PHÁP QUYỀN VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1) Quá trình nhận thức của Đảng ta về nhà nước pháp quyền

- Trước Đại Hội Đảng VI, Đảng Cộng sản Việt Nam chưa sử dụng khái niệm Nhà nước pháp quyền, tuy nhiên xét theo nội dung và yêu cầu khách quan

của Nhà nước pháp quyền thì đã được Đảng ta nhận thức và diễn đạt ngày càng rõnét

- Từ sau Đại hội VI của Đảng, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền từng

bước được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, phản ánh quá trình nhận thức

ngày càng đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Nhà nước phápquyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại, trong quan điểm tư tưởng của chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản

Tiếp sau đó là quá trình tiếp tục phát triển nhận thức của Đảng ta về Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng sâu sắc và hoàn thiện, qua các kỳđại hội và các văn bản nghị quyết của Đảng

- Trước Đại hội VII, Đường lối đổi mới do Đại hội VI khởi xướng đã đặt

ra chủ trương phải cải cách lớn bộ máy nhà nước, sửa đổi Hiến pháp 1980 đáp

ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Quá trình đó đòi hỏi phải tăngcường nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhà nước và pháp luật và vai tròđịnh hướng xây dựng nhà nước và pháp luật trong điều kiện Đảng cầm quyền

Kết quả của quá trình nghiên cứu này được phán ánh trong tác phẩm Xây dựng

Trang 18

nhà nước của nhân dân thành tựu, kinh nghiệm, đổi mới của đồng chí Đỗ Mười

xuất bản trong dịp kỷ niệm 45 năm xây dựng nhà nước kiểu mới ở nước ta

Tác phẩm trên, tuy chưa đề cập đến khái niệm Nhà nước pháp quyền, nhưng những nội dung, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền đã được vạch

ra rõ nét Khi xác định yêu cầu đổi mới tổ chức, hoạt động của nhà nước, tác

phẩm khẳng định: “Phải xây dựng một nhà nước mà toàn bộ tổ chức và hoạt

động của nó dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật, đồng thời thực hiện được chức năng quản lý xã hội bằng pháp luật Đó là một nhà nước bảo đảm sự

thống trị của pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giữ cho phápluật được chấp hành nghiêm chỉnh, bảo vệ được quyền tự do, dân chủ, lợi íchhợp pháp, danh dự, nhân phẩm của mọi công dân, khắc phục được sự tùy tiệnlạm quyền của các cơ quan nhà nước, các cán bộ có chức, có quyền và nhânviên trong bộ máy nhà nước; chịu trách nhiệm trước công dân, trước xã hội vàtrước nhà nước về các hoạt động của mình; kiểm tra, giám sát được việc thihành các quyết định quản lý, thi hành pháp luật; xử lý nghiêm minh, kịp thờimọi vi phạm pháp luật

- Văn kiện Đại hội VII, vẫn chưa đưa thuật ngữ Nhà nước pháp quyền vào văn kiện, mà chỉ nêu phương hướng, nhiệm vụ cải cách nhà nước trong 5

năm 1991-1995 Tuy nhiên, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội được Đại Hội VII thông qua đã thể hiện những đặc trưng cơbản, yêu cầu và nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trong văn kiện Đại hội VII, Đảng ta chủ trương: xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng lãnh đạo.

Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội,chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhândân (Cương lĩnh 91 tr.9) Đại hội VII tiếp tục khẳng định vai trò quản lý mọimặt xã hội của nhà nước bằng pháp luật Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải cụ thểhóa đường lối, chủ trương của Đảng thành hệ thống pháp luật, pháp chế xã hộichủ nghĩa, đồng thời xây dựng ý thức sống và làm việc theo hiến pháp, phápluật trong nhân dân Quan điểm Đại hội VII về xây dựng nhà nước xã hội chủnghĩa thể rõ hiện bản chất giai cấp công nhân, tính chất nhân dân của nhà nước

Trang 19

- Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII

(1/19994) là mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển nhận thức của Đảng ta

về Nhà nước pháp quyền

Trong nội dung phần thứ 2 về Những nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian

tới, của văn kiện Hội nghị đã nêu nhiệm vụ thứ 7 là: xây dựng Nhà nước pháp

quyền Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân (VK.HN tr.56), với

nội dung chủ yếu là: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước

pháp quyền Việt Nam Đó là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng lãnh đạo”

Như vậy, đây là lần đầu tiên trong Văn kiện của Đảng chính thức sử dụngthuật ngữ Nhà nước pháp quyền và nêu cụ thể, toàn diện những quan điểm,nguyên tắc, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Với cách thểhiện của văn kiện, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Đảng có bước pháttriển toàn diện, rõ nét Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam trở thành chủtrương có tầm chiến lược, bao trùm toàn bộ tổ chức, hoạt động của Nhà nước,trở thành định hướng cho toàn bộ quá trình và nội dung đổi mới tổ chức, hoạtđộng của Nhà nước

- Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa VII ra Nghị

quyết: về Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước So với Vănkiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong

Văn kiện hội nghị lần thứ tám khóa VII có sự phát triển nhất định Vấn đề xây

dựng Nhà nước pháp quyền được coi là 1 trong 5 nguyên tắc xây dựng Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và gắn nó với yêu cầu tăng cường

pháp chế; quản lý xã hội bằng pháp luật

- Đại hội VIII và các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII tiếp tục cụ thể hóa nhiệm vụ, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền Do khoảng

thời gian từ Hội nghị lần thứ tám khóa VII (1/1995) đến Đại hội VIII (6/1996)tương đối ngắn nên các quan điểm về Nhà nước pháp quyền trong Văn kiệnĐại hội VIII về cơ bản giống như đã nêu trong Văn kiện Hội nghị lần thứ tám

Trang 20

khóa VII Văn kiện Đại hội VIII tiếp tục nhắc lại 5 quan điểm và các nhiệm vụ

xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước, Tuy nhiên, phần nội dung nhiệm vụ có được cụ thể hóa hơn.

- Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, khi đánh

giá về quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động của nhà nước, đã đánh giá: đã từngbước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân (VK HN tr.36) và chỉ rõ:

“Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít, có nhiều việc phải vừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm (VK.HN tr40).

Mặt khác, Nghị quyết nhấn mạnh yêu cầu phát huy tốt hơn và nhiều hơnquyền làm chủ của nhân dân; tiếp tục xây dựng nhà nước trong sạch, vữngmạnh, hoạt có hiệu lực, hiệu quả; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhànước và nhấn mạnh: ba yêu cầu trên quan hệ chặt chẽ với nhau, dựa trên nềntảng chung là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,

vì dân thực hiện đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân, nôngdân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (VK.HN tr.42)

Như vậy, đến Hội nghị lần thứ ba khóa VIII quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền được xác định như một quan điểm chủ đạo, chi phối toàn bộ nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước

- Đại hội IX tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực

hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật Mọi cơ quan, tổ

chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp, phápluật (VK.ĐH.IX.tr.131-132)

- Đại hội X tiếp tục phát triển tư tưởng của Đại Hội IX, tiếp tục khẳng định: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,

vì dân và chỉ rõ phương hướng xây dựng, cơ chế vận hành của Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữacác cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư

pháp Đồng thời xác định 6 nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện Nhà nước pháp

Trang 21

quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật;

đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội; cải cách hành chính, cải cách tư pháp;xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; đấu tranh phòng chống tham nhũng; tăngcường sự lãnh đạo của Đảng

- Đại hội XI tiếp tục cụ thể hóa ngày càng sâu sắc, đầy đủ quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Văn kiện Đại hội chỉ rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng lãnh đạo Nhà nước chăm

lo, phục vụ nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đồng thời xác định: “Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, tập trung vào ba nội dung lớn: (1) Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt độngcủa bộ máy nhà nước (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, cónăng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới (3) Tích cực phòng ngừa và kiênquyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm (VK.ĐH tr.52-55)

2 Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quan điểm của Đảng ta

+ Nhà nước pháp quyền với tính cách là học thuyết về tổ chức và thựchiện quyền lực nhà nước, là giá trị và tinh hoa của nhân loại có nguồn gốc từthời cổ đại, có thể được áp dụng ở các nước trên cơ sở những nét đặc trưng vềvăn hóa, chính trị, tư tưởng pháp lý, truyền thống dân tộc Vì vậy, việc áp dụnghọc thuyết về Nhà nước pháp quyền vào nước ta hiện nay với những đặc trưngcủa chủ nghĩa xã hội là điều hoàn toàn có thể và nên làm Điều quan trọng làchúng ta phải tìm ra được những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với bản sắc dân tộc, truyền thống, văn hóa và nhữngđiều kiện riêng có của Việt Nam

+Quan điểm của Đảng ta về Nhà nước pháp quyền và xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa là quá trình đúc kết, kế thừa có chọn lọc và vậndụng sáng tạo tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại

và quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước,

Ngày đăng: 18/05/2017, 10:02

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w