Đồng bằng Bắc bộ hiện nay là một vùng đất chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển cả về kinh tế, văn hoá, lẫn quân sự của Việt Nam. Từ vị trí địa chính trị cùng với điều kiện tự nhiên được tạo bởi hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc và miền khí hậu đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mà các cư dân nơi đây có một sắc thái văn hóa riêng có văn hóa Làng Việt Bắc Bộ gắn liền với nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
Trang 1MỤC LỤC
Tran g
1
2.1 Vị trí, vai trò tính cộng đồng của Làng Việt Bắc bộ 112.2 Những biểu hiện tập trung của tính cộng đồng Làng Việt Bắc bộ 162.3 Tổ chức nông thôn theo sở thích, phường, hội 18
MỞ ĐẦU
Đồng bằng Bắc bộ hiện nay là một vùng đất chiếm vị trí quan trọngtrong sự phát triển cả về kinh tế, văn hoá, lẫn quân sự của Việt Nam Từ vị tríđịa chính trị cùng với điều kiện tự nhiên được tạo bởi hệ thống mạng lướisông ngòi dày đặc và miền khí hậu đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mà các cư dân nơi đây có một sắc thái văn hóa riêng có - văn hóa Làng ViệtBắc Bộ gắn liền với nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước
Làng Việt Bắc Bộ là nơi bao đời nay cư dân Việt cư trú, lao động, sảnxuất và tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần; đồng thời là nơi cốkết quan hệ dòng tộc, xóm giềng Làng là mô hình để con người theo đó mà mởrộng ra xây dựng tổ chức quốc gia, đô thị Làng còn là pháo đài để chống giặcngoại xâm bảo vệ sự bình yên cho dân tộc, cho đất nước Văn hóa làng chính là
hệ thống những giá trị được hình thành và kết tinh qua bao đời trong toàn bộcác hoạt động của con người, nó cũng chính là công cụ, là phương tiện tổ chức
và duy trì toàn bộ các hoạt động xã hội trên một phạm vi địa giới lãnh thổ nhấtđịnh Văn hóa làng đi vào tâm tư, tình cảm con người bằng hàng loạt những giátrị văn hóa vật chất và tinh thần Văn hóa làng của người Việt nói chung và văn
Trang 2hóa làng Việt Bắc bộ nói riêng luôn được coi là một thành tố có vị trí đặc biệtquan trọng, được đánh giá “là cái gốc của văn hóa dân tộc”.
Văn hóa Làng Việt Bắc Bộ mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản củavăn hóa làng Việt Nam, tuy nhiên tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng đượcbiểu hện rõ nét hơn cả, trở thành những giá trị nổi trội nhất so với các phẩmchất quan trọng khác như: tính ưa hài hòa, khuynh hướng thiên về âm tính,tính tổng hợp, tính linh hoạt…Vì vây, làm rõ đặc điểm và tính cộng đồng củaLàng Việt Bắc bộ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống trước nhữngtác động của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế luôn là vấn
đề mang tính khách quan đặt ra hiện nay
Trang 3NỘI DUNG
1 Đặc điểm văn hóa Làng Việt Bắc bộ
Làng là một đơn vị cộng cư của cư dân nông nghiệp định cư trên mộtvùng đất chung, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tự cấp, tự túc Đócũng là mẫu hình phù hợp với xã hội có nền sản xuất tiểu nông Làng đượchình thành và tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồn và cùng địavực Làng có sức sống mãnh liệt với cấu trúc động, không có làng bất biến, sựbiến đổi của làng thường chịu sự tác động của sự biến đổi chung đất nước
Làng Việt ở Bắc bộ là hình thức công xã nông thôn với những đặc thùriêng của làng được thể hiện ở chế độ ruộng đất, chế độ công điền, các hìnhthức và nguyên tắc tổ chức xã hội như lệ làng, tín ngưỡng, lễ hội làng của các
cư dân Đồng bằng Bắc bộ Làng Việt Bắc bộ mang những đặc điểm cơ bảnlàng Việt Nam, tuy nhiên xét theo chiều sâu văn hóa Làng Việt Bắc bộ cónhững đặc điểm cơ bản:
1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
Sau hàng triệu năm hình thành và hàng nghìn năm khám phá của ngườiViệt, vùng Đồng bằng Bắc Bộ dần được định hình cho đến ngày nay Đồngbằng Bắc Bộ được kiến tạo bởi các con sông lớn: Sông Hồng, Sông TháiBình, Sông Mã, sông Lam… bao gồm phần trũng, phần bằng, trung du củacác tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương, HàNam, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa,Nghệ An, Hà Tĩnh Khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối rõ nét cùng mộtmạng lưới sông ngòi dày đặc tạo nên một sắc thái riêng trong tập quán canhtác, cư trú, tâm lý ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của nền văn minhnông nghiệp lúa nước
Ở Đồng bằng Bắc Bộ, người dân sống quần tụ thành làng, một hình tháicộng cư với những thiết chế phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây Làng là kếtquả của các công xã thị tộc nguyên thuỷ chuyển sang công xã nông thôn Các
Trang 4vương triều phong kiến đã chụp xuống công xã nông thôn ấy tổ chức hànhchính và nó trở thành các làng quê Có thể nói, làng là một đơn vị quần cư chủyếu do nền văn minh nông nghiệp lúa nước và tổ chức xã hội truyền thốngViệt Nam hình thành Trong lịch sử, làng có vị trí và vai trò quan trọng trêntất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá xã hội …Làng là nơicộng đồng dân cư sinh sống, liên kết chặt chẽ với nhau, trong quan hệ kinh tế,
họ tộc, hội hè, tín ngưỡng, giúp đỡ nhau khi vui buồn cũng như lúc hoạn nạn.Làng ở Đồng bằng Bắc bộ có những đặc điểm cơ bản cả về tự nhiên, kinh tế
xã hội:
Một là, đặc điểm về mặt hành chính
Làng là cơ sở, là tế bào, là đơn vị hành chính nhỏ nhất của một tổ chức
bộ máy nhà nước Tuy nhiên trong mỗi làng đều có một bộ máy quản lý có tính
tự quản, với những thiết chế và luật lệ nhất định Đến thời phong kiến tậpquyền, các chính quyền Nhà nước Trung ương ngày càng can thiệp vào bộ máyquản lý của làng, lấy làng, xã làm cấp cai trị về hành chính Tuy vậy, bên cạnhcác chức vụ đứng đầu do làng, xã cử ra và được Nhà nước phong kiến quyếtđịnh, thì trong bộ máy quản lý làng, xã còn có các tiên, thứ chỉ, Hội đồng bôlão (Hội đồng Kỳ hào, Kỳ mục), các chức dịch, hương chức… về thực chất,quyền hành cao nhất trong các làng, xã vẫn thuộc về các tiên chỉ, thứ chỉ vàHội đồng Kỳ hào, Kỳ mục Do đó, bộ máy quản lý làng, xã vẫn cơ bản mangtính tự quản Nó chi phối đến mọi công việc của làng và hầu hết các hoạt độngcủa thành viên trong làng Để thực hiện quyền tự quản của mình, bộ máy quản
lý của làng không ngừng đặt ra các thiết chế, luật lệ, phép tắc riêng và áp đặtcác thiết chế, luật lệ ấy vào đời sống làng, xã Từ thế kỷ XIII, XIV trở đi, nhiềuthiết chế, luật lệ của các làng đã được văn bản hóa thành những hương ước,khoán ước và thực sự trở thành công cụ của bộ máy quản lý các làng, xã ởnông thôn Điều đó vừa duy trì tính cộng đồng vừa làm tăng sự ràng buộc và sự
lệ thuộc của người dân vào các thiết chế của cộng đồng làng
Trang 5Đứng đầu làng là lý trưởng nay là trưởng thôn, trưởng xóm người đạidiện của dân làng trong mối quan hệ với nhà nước, là người có trách nhiệmtruyền đạt nội dung các mệnh lệnh của trên và tổ chức thực hiện các mệnhlệnh đó trong phạm vi làng mình như: nộp thuế, giao lính…Đồng thời, cũng
là cầu nối để người dân trong làng bày tỏ tâm tư, nguyện vọng hoặc đề xuấtcác biện pháp xây dựng làng với các cấp có thẩm quyền của nhà nước Mặc
dù vậy, lý trưởng vẫn phải tuân thủ các quyết định, quy định của Hội đồng Kỳhào, Kỳ mục đưa ra Các công việc của làng hầu như nhà nước không điềuchỉnh mà do làng tự quyết định, vì vậy người Việt ở đây thường có câu:
“Phép vua thua lệ làng”
Hai là, đặc điểm về kinh tế
Kinh tế chủ yếu của Làng Việt Bắc bộ là nông nghiệp mang tính trọngnông và tự cung, tự cấp Đây là một trong những đặc trưng nổi bật nhất củanền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống Hầu như ở các làng đều có cáchoạt động sản xuất tương tự giống nhau, bao gồm các hoạt động nông nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ và khai thác sản vật tự nhiên để tự sảnxuất những sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng cơ bản nhất của dân cư tronglàng Trong cấu trúc kinh tế ấy, nông nghiệp là hoạt động căn bản nhất vàluôn được xem là “nghề gốc” của đa số các hộ dân cư Hoạt động nôngnghiệp bao trùm và chi phối đến tất cả các hoạt động kinh tế khác Trong đó,sản xuất lương thực, mà đặc biệt là sản xuất lúa gạo đã phát triển từ rất sớm
và trở thành ngành sản xuất chính, là nền tảng cho các hoạt động kinh tế khác.Điều này được quy định trước hết bởi các điều kiện tự nhiên của sản xuất vàtập quán, nhu cầu sử dụng lúa gạo làm lương thực đã có từ lâu đời của dân cư,
cả ở đồng bằng lẫn trung du miền núi Do đó, sản xuất lúa gạo và lương thực
đã trở thành phương thức sản xuất và sinh sống vừa có ý nghĩa sinh tồn vừa
có ý nghĩa truyền thống của hầu hết các làng xã trong suốt chiều dài lịch sử.Bên cạnh sản xuất lúa gạo, dân cư các làng còn trồng các loại cây hoa màu,
Trang 6cây ăn quả và rau đậu thực phẩm, đồng thời với chăn nuôi gia súc, gia cầm,thả cá, đánh bắt thủy hải sản, khai thác sản vật tự nhiên… Song, toàn bộ cáchoạt động kinh tế này chỉ là các hoạt động phụ để tận dụng lao động nôngnhàn, bổ sung sản phẩm cho nhu cầu lương thực và phục vụ nhu cầu tiêu dùngtrực tiếp của các hộ dân cư Khi dân số các làng ngày càng tăng lên, đất ở vàđất đai canh tác trở nên chật hẹp, lương thực và hoa lợi thu được ngày càngkhông đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của dân cư, thì một mặt, đấtđai và sản xuất lương thực càng được coi trọng hơn, sử dụng triệt để hơn.Song, cấu trúc kinh tế cũng như phương thức sản xuất và sinh sống của dân
cư về cơ bản không có những thay đổi, vẫn chỉ là sự tái lập hay nối tiếptruyền thống nông nghiệp và tập quán sinh sống bằng nghề trồng lúa củanhững làng quê cũ Cho đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Ðồng bằng Bắc Bộcây lúa đã trở thành độc canh, được trồng hầu như trên toàn bộ các cánh đồng,việc canh tác và thâm canh lúa được tiến hành ráo riết nhưng cũng chỉ gần đủcho nhu cầu về gạo của dân chúng
Phương thức sản xuất và sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lấynông nghiệp làm cốt lõi sinh tồn đã trở thành tập quán sinh sống, thành tưtưởng, ý thức và tình cảm ngấm sâu trong tiềm thức của người dân nông thôn
Ở đây, nông nghiệp vừa là tất yếu sinh tồn, nhưng cũng là ước mơ, khát vọng
về sự giầu có, sung túc và thịnh vượng của dân cư Đất đai, ruộng vườn, lúagạo hay trâu bò luôn được coi là thước đo về sự giàu có, sung túc Và từ đó,
tư tưởng “dĩ nông vi bản” đã trở thành ý thức hệ phổ biến, hầu như bất di bấtdịch, kể cả đối với tầng lớp quan lại phong kiến cũng như đối với người nôngdân và các tầng lớp dân cư khác
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp là cơ bản, thì trong nền kinh tế xã hộitruyền thống, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp cũngxuất hiện từ rất sớm, gắn liền với hoạt động nông nghiệp và hỗ trợ, bổ sungcho nông nghiệp Theo thống kê cho đến thế kỷ XIX đã có tới hơn 40 làng
Trang 7chuyên dệt vải, lụa; hơn 20 làng làm nghề gốm sứ, hàng chục làng chuyênlàm nghề thêu, nhuộm, nghề mộc, rèn, đúc đồng, đan lát mây tre,… Nhiềuloại sản phẩm thủ công nghiệp đã nổi tiếng, và không ít mặt hàng đạt tớitrình độ kỹ nghệ cao, trở thành những sản phẩm có ý nghĩa văn hóa, tinhthần, biểu trưng cho tài nghệ và truyền thống của các làng Việc giao lưu,trao đổi hàng hóa và hoạt động thương nghiệp cũng ngày càng mở rộng ỞÐồng bằng Bắc Bộ trước đây, cứ khoảng vài ba làng lại có một chợ tổnghay chợ huyện là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các làng trong vùng.
Ở những làng xã có các nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển thì việc buônbán, trao đổi hàng hóa cũng thường xuyên tấp nập, nhộn nhịp hơn Đến thế
kỷ XVIII, XIX đã xuất hiện không ít những làng buôn chuyên nghiệp, màphần đa dân làng lấy việc buôn bán làm nghiệp chính và nguồn sống chínhcủa họ là do kinh tế thương nghiệp mang lại Tiêu biểu như một số làngnghề như làng Chuông (Thanh Oai - Hà Nội) làm nón, làng Vân Chàng(Nam Trực - Nam Định) làm nghề rèn có tuổi nghề đã hơn 700 năm, làngBát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) làm gốm sứ, làng Vạn Phúc (Hà Nội) làmnghề dệt lụa….và một số làng buôn như làng Phù Lưu (Từ Sơn - Bắc Ninh)
….là những làng chuyên làm một nghề, cha truyền con nối hết đời này quađời khác
Ba là, đặc điểm về mặt xã hội
Đặc điểm về xã hội của Làng Việt Bắc Bộ được biểu hiện hết sứcphong phú, sinh động Thế giới đầy mầu sắc của văn hóa làng được quyước thành lệ làng, đúc kết trong hương ước làng, bộc lộ một cách phongphú qua hội làng Tất cả chắt lọc lại, tạo nên bản sắc văn hóa làng, màtrong đó tính cộng đồng làng và tính tự trị của làng là những giá trị nổi trộinhất Bên cạnh đó còn là các phẩm chất quan trọng khác như: tính ưa hàihòa, khuynh hướng thiên về âm tính (mà tính trọng tình, hay tình làng làmột biểu hiện của nó), tính tổng hợp và tính linh hoạt
Trang 8Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, văn hóa Làng Việt Bắc bộ đãchứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình Sau lũy tre làng, bên giếng làng, dướimái đình làng, trong bầu khí thân thương của những ngày hội làng, mọi ngườisống với nhau nặng tình nặng nghĩa, giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn Tìnhlàng nghĩa xóm, quan hệ láng giềng ràng buộc con người trong nếp sống làng,
xã có kỷ cương, trong sáng và thanh cao
Sự gắn bó giữa con người với con người trong cộng đồng làng quêkhông chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, đình làng, chùa làng… những nơidiễn ra sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng chung mà còn là sự gắn bó về chuẩnmực đạo đức, chuẩn mực xã hội Ở mỗi làng, ngoài phong tục chung còn cótục lệ riêng được ghi trong hương ước, khoán ước Đây là những quy định kháchặt chẽ về mọi phương diện cuả làng từ lãnh thổ đến việc sử dụng đất đai, từquy định về sản xuất, bảo vệ môi trường đến quy định về tổ chức làng xã…
và vì thế tạo nên một sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận, nhưng cũngđồng thời tạo ra sự coi nhẹ vai trò cá nhân
Trong suốt tiến trình phát triển lâu dài của Làng Việt Bắc bộ, tính cộngđồng luôn được bảo lưu và duy trì mạnh mẽ, trở thành một trong những đặctrưng cơ bản, có tính phổ quát và bao trùm trong sản xuất và đời sống xã hội ởnông thôn Nói đến kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống, trước hết, là nóiđến sự cố kết và tính cộng đồng về mặt dân cư và lãnh thổ của các làng, xãnông thôn Sự cố kết này được hình thành dựa trên quan hệ láng giềng, quan
hệ huyết tộc hoặc dòng họ Đó là một tập hợp dân cư, hay cộng đồng dân cưcùng nhau tụ cư, sinh sống trên một khu vực lãnh thổ nhất định, bao gồm cảkhu đất làm nhà ở, vườn tược của các hộ gia đình lẫn đất đai canh tác, đồng
cỏ, đồi rừng, ao hồ, đầm bãi và tài nguyên thiên nhiên do các thành viên tronglàng cùng khai phá, chiếm đoạt hay do các thế hệ cha ông họ để lại Toàn bộđất đai, tài nguyên và lãnh thổ ấy đều là tài sản chung của mọi thành viêntrong làng, thuộc sở hữu chung của mỗi làng, do làng kiểm soát, quản lý và
Trang 9chi phối Mọi thành viên trong làng đều được sử dụng đất đai, khai thác tàinguyên theo những quy định của làng, đồng thời có trách nhiệm và nghĩa vụchung trong việc gìn giữ, bảo vệ, khai thác và sử dụng chúng.
Đặc điểm nổi bật của các gia đình Làng Việt Bắc Bộ là gia đình tiểu nông,phụ quyền nhưng về thực chất người phụ nữ có vai trò đáng kể trong gia đình, xãhội Hầu hết những công việc quan trọng họ đều đảm nhiệm: chăm lo công việcđồng áng, làm nghề thủ công, chạy chợ, giữ tay hòm chìa khoá, đối nội trong giađình, dòng họ, đối ngoại với hàng xóm, láng giềng, giáo dục con cái từ khichúng được sinh ra cho đến khi chúng trưởng thành… Đó là những nguyênnhân vì sao người phụ nữ được coi trọng trong làng
Bốn là, đặc điểm về quốc phòng, an ninh
Làng Việt Bắc bộ thường được xây dựng như một đảo nhỏ nằm ở giữacánh đồng lúa, với những rặng tre bao quanh Các làng được chia tách vớinhau thông qua một cánh đồng, hay một dòng sông nên làng cũng kiêm luôn
cả nhiệm vụ quốc phòng, an ninh Mỗi làng là một đơn vị quân sự, có dânbinh, lực lượng quân sự riêng của mình Nếu không được tuyển vào quân độithường trực của Nhà nước thì dân binh nói chung vẫn làm ruộng ở nhà, đây làlực luợng quân sự dự bị và sẽ tuân thủ sự điều động của nhà nước khi cần
Nhiều làng đã lập ra các hương ước, khế ước xác định rõ địa giới lãnhthổ, đất đai và khẳng định “chủ quyền” của làng trên toàn bộ địa giới ấy Và
để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của làng, nhiều nơi đã quy định cụ thể về sửdụng đất đai, nguồn nước, đốn cây, phát rẫy, khai thác nguồn lợi tự nhiên, vềcanh phòng, chống xâm lấn, trộm cướp… Đất đai trong lãnh thổ của làng,ngay cả ruộng đất tư cũng không được bán, đổi, sang nhượng cho người làngkhác Dân từ nơi khác đến ở được coi là dân ngụ cư phải có sự đồng ý củalàng và thường phải hai đến ba đời sau mới được chính thức gia nhập cộngđồng làng xã, trở thành thành viên của làng Trong cộng đồng dân cư - lãnhthổ của làng còn có những cộng đồng theo địa bàn cư trú hẹp hơn như thôn,
Trang 10xóm… Những cộng đồng này gắn bó với nhau trên quan hệ láng giềng gầngũi, thân cận và thường cũng có những quy ước riêng về nơi cư trú, sinh sốngcủa họ theo địa giới hành chính.
1.2 Đặc điểm văn hoá, tín ngưỡng
Văn hóa, tín ngưỡng vói tư cách là một hình thái ý thức xã hội, phảnánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định, nhưng ngược lại có tính độclập tương đối của mình, có thể tác động trở lại tồn tại xã hội giống như cáchình thái ý thức xã hội khác Văn hóa, tín ngưỡng của Làng Việt Bắc bộ cũngmang đầy đủ đặc trưng của văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam nói chung, song donhững điều kiện tự nhiên, xã hội chi phối văn hóa, tín ngưỡng nơi đây cónhững đặc điểm riêng Cụ thể:
Một là, tục thờ cúng thần linh, tổ tiên…
Do nhận thức cũng như sự phát triển thấp kém của trình độ sản xuất đãlàm cho các cư dân Làng Việt Bắc bộ phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên Thiênnhiên đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinhthần, tín ngưỡng, tình cảm của các cư dân trong làng Nhiều yếu tố và hiệntượng tự nhiên được “sùng bái” và trở thành tín ngưỡng như “thần sấm”,
“thần mưa”, “thần sông”, “thần núi”,… cùng với những lễ hội truyền thống,mang đậm sắc thái văn hóa của các cộng đồng, các vùng quê như các lễ hội:cầu mưa, rước nước, điền, hạ ngư Và từ xa xưa, thiên nhiên đã đi vào tụcngữ, ca dao, trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tạo văn hóa, văn học,nghệ thuật, cho sự thể hiện tình cảm của con người, sự gắn bó với cộng đồng
và tình yêu đối với quê hương, đất nước Sự gắn bó mật thiết với tự nhiên, tôntrọng tự nhiên, vừa đấu tranh với tự nhiên vừa hòa hợp với tự nhiên để sinhtồn và phát triển - đó là một trong những triết lý cho sự tồn tại và phát triểncủa nền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống
Do tính chất của nền văn hóa nông nghiệp nên trong mối quan hệ xãhội, tín ngưỡng và lối sống đều thể hiện mục đích hướng tới sự phồn thực: tồn
Trang 11tại hệ thống các nữ thần gọi là các Bà, các Mẫu, tục thờ Mẫu trở thành một tínngưỡng Việt Nam điển hình của các cư dân nơi đây
Người làng Việt vùng Bắc bộ luôn có niềm tin rằng chết là về với tổtiên nơi chín suối, ông bà tổ tiên sau khi mất đi vẫn thường xuyên đi về thămnom, phù hộ cho con cháu sống khỏe mạnh, ăn lên làm ra Vì vậy, xuất hiệntục thờ cúng tổ tiên - một hình thức tín ngưỡng đặc biệt riêng có của các loạihình tín ngưỡng Việt Nam
Trong gia đình, ngoài thờ cúng tổ tiên còn có tục thờ thần Thổ công,một dạng mẹ đất, là vị thần trông coi gia cư, ngăn chặn tà thần, định đoạtphúc hoạ cho cả gia đình Vì vậy, trong văn hóa truyền miệng của cư dânLàng Việt Bắc bộ thường có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”
Trong phạm vi làng quan trọng nhất là thờ thần Thành Hoàng làng Đây
là vị thần che chở, cai quản định đoạt cho dân làng, không một làng nào lạikhông có thần Thành Hoàng làng Đó là vị thần có tên tuổi, tước vị rõ ràng, làngười có công lập ra làng xã, là anh hùng từng sinh ra hay mất đi ở làng, thậmchí là người ăn mày, ăn xin, ăn trộm
Hai là, các phong tục hôn nhân, ma chay, lễ, tết…
Gắn liền với tín ngưỡng, Làng Việt Bắc Bộ còn có nhiều phong tục, lànhững thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ rất lâu đời, được đa số mọingười thừa nhận và làm theo : Phong tục hôn nhân, phong tục ma chay, lễ tết,