Có 13 tôn giáo với hơn 30 tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận hoạt động trong khuôn khổ pháp luật (tăng gấp 2 lần so với năm 2006), với hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành, gần 26.000 cơ sở thờ tự và trên 30 triệu tín đồ, chiếm 13 dân số cả nước. Trong đó, tín đồ Phật giáo 14 triệu, Thiên Chúa giáo 6 triệu, Tin lành 1,5 triệu, Cao Đài gần 3,5 triệu, Phật giáo Hòa Hảo 1,5 triệu, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội 1,5 triệu, Tứ Ân Hữu Nghĩa 78.000 và Hồi giáo 67.000,… Riêng trên địa bàn Tây Nguyên, năm 1975 chỉ có 50.000 người200 thôn, làng theo đạo Tin lành, đến nay, đã là hơn 500.000 người18.000 thôn, làng.
Trang 1TÀI LIỆU ÔN THI MÔN DÂN TỘC, TÔN GIÁO Câu 1: Quan điểm nội dung cốt lõi công tác tôn giáo là công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng?
1 Nêu khái lược tôn giáo ở Việt Nam:
Có 13 tôn giáo với hơn 30 tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận hoạt động trong khuôn khổ pháp luật (tăng gấp 2 lần so với năm 2006), với hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành, gần 26.000 cơ sở thờ tự và trên 30 triệu tín đồ, chiếm 1/3 dân số cả nước Trong đó, tín đồ Phật giáo 14 triệu, Thiên Chúa giáo 6 triệu, Tin lành 1,5 triệu, Cao Đài gần 3,5 triệu, Phật giáo Hòa Hảo 1,5 triệu, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội 1,5 triệu, Tứ Ân Hữu Nghĩa 78.000 và Hồi giáo 67.000,… Riêng trên địa bàn Tây Nguyên, năm 1975 chỉ có 50.000 người/200 thôn, làng theo đạo Tin lành, đến nay, đã là hơn 500.000 người/18.000 thôn, làng
2 Lý luận CNMLN, TTHCM:
- CNMLN khẳng định, thật sai lầm nếu cho rằng sẽ đánh tan được những thiên kiến tôn giáo chỉ bằng tuyên truyền, giáo dục hay mệnh lệnh hành chính
- Chủ tịch Hồ Chí Minh Chính quyền Dân chủ Cộng hoà luôn luôn tôn trọng quyền lợi ấy và giúp đỡ nhân dân thực hiện
3 Phân tích nội dung:
- Mục đích: Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào
nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc
- Lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng
- Giải pháp:
+ Thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo
+ Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở
+ Đổi mới nội dung, phương thức công tác vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo, phù hợp với đặc điểm của đồng bào có nhu cầu luôn gắn bó với sinh hoạt tôn giáo và tổ chức tôn giáo
+ Tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo
Câu 2 : Đánh giá âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
1 Khái lược tình hình tôn giáo
2 Làm rõ âm mưu, thủ đoạn:
- Trong lịch sử của dân tộc ta, vấn đề TN,TG luôn là vấn đề “nhạy cảm” để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá phục vụ cho mưu đồ xâm lược hoặc gây mất ổn định đất nước
- Các tổ chức thiếu thiện chí ở nước ngoài đã dựa trên những thông tin bịa đặt từ một nhóm người có hoạt động chống Nhà nước Việt Nam để đưa ra những luận điệu vu cáo “Việt Nam đàn áp, tấn công tôn giáo”, “các địa phương vẫn tiếp tục đàn áp nhiều người Tin lành thiểu số”, “Việt Nam hiện có nhiều người bị giam giữ vì tôn giáo”, “bị cưỡng ép bỏ đạo”…
Trang 2- Núp dưới chiêu bài “tự do tôn giáo”, các thế lực thù địch tìm mọi cách gây hiềm khích, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết và làm mất ổn định CTXH: giữa các nhóm, hệ phái tôn giáo ở trong nước; gây mâu thuẫn giữa những người có TN,TG và không có TN,TG, giữa đồng bào có đạo với Đảng, Nhà nước, Quân đội và Công an
- Chúng ra sức tài trợ hoạt động truyền đạo trái pháp luật nhằm gây ra các “điểm nóng” về chính trị - xã hội, tạo cớ để các thế lực phản động bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ, phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc
- Các thế lực thù địch còn lợi dụng tôn giáo để tập hợp lực lượng, tuyên truyền, kích động nhân dân gây rối, bạo loạn, vi phạm pháp luật và các quy định của địa phương
Khẳng định các luận điệu chống phá trên là sai trái
3 Tôn giáo ở VN đạt được nhiều thành tựu:
4 Từ những thành tựu chủ yếu về quyền tự do TN,TG, chúng ta khẳng định: Ở Việt Nam, các hoạt động thuần TN,TG ngày càng ổn định theo đúng hiến chương, điều lệ
tổ chức, bảo đảm tuân thủ pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế
5 Liên hệ bản thân:
Câu 3 Quan điểm của Đại hội XI về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo?
1 Cơ sở:
- CNMLN, TTHCM:
HCM nói: "Phải ra sức củng cố hợp tác xã, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho
xã viên Đồng thời phải đảm bảo tín ngưỡng tự do
- Quan điểm đại đoàn kết toàn dân:
- Đặc thù TGVN:
2 Phân tích
- Đây là quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, đựơc nêu ra và tái khẳng định nhiều lần qua các kỳ Đại hội Đảng
- Tập trung làm rõ:
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của
nhân dân theo quy định của pháp luật
Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của
nhân dân theo quy định của pháp luật
Sự phát triển: từ Đại hội VIII về trước, văn kiện Đại hội chỉ nêu “tôn trọng” nhưng đến 3 kỳ Đại hội (IX, X, XI) không chỉ nêu “tôn trọng”; mà còn “bảo đảm” quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
dân Trên thực tế, để bảo đảm quyền ấy một cách đầy đủ đòi hỏi phải có sự chuyển biến nhận thức và quán triệt sâu sắc quan điểm đổi mới của Đảng trên lĩnh vực tôn giáo
Ở Đại hội XI, đề cập rõ hơn vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo, phân biệt tôn giáo và
tín ngưỡng
- Thực tế triển khai thực hiện chủ trương này của Đảng
Câu 4: Thành tựu, hạn chế trong thực hiện chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo
1 Khái quát tình hình TGVN:
2 Khái quát chủ trương nhất quán của Đảng về tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền tự do TN, TG (điểm một số văn bản, NQ):
3 Thành tựu, hạn chế:
* Thành tựu:
Trang 3 Tình hình TN,TG về cơ bản ổn định:
Hệ thống quy phạm pháp luật về TN,TG được bổ sung, hoàn thiện;
Công tác vận động quần chúng và công tác quản lý nhà nước về TN,TG, về an ninh, trật tự ở cơ sở ngày càng được chú trọng, hướng hoạt động theo phương châm “tôn giáo đồng hành cùng dân tộc”
Chính quyền các cấp luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo in ấn kinh sách và những ấn phẩm liên quan đến tôn giáo
Nhà nước ta còn tiếp tục triển khai nhiều chương trình, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tập trung giải quyết vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt TN,TG của mọi công dân
Các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng; Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhìn chung, các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật; các tôn giáo được Nhà nước công nhận đã hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước
* Hạn chế:
Đó là tình trạng mở rộng cơ sở thờ tự, nhà nguyện trái pháp luật; việc dựng tượng Thánh, tượng Chúa, tượng Phật trên đất công vẫn diễn ra ở một số nơi Tình trạng chức sắc “phong chui”, “tự nhận” vẫn tiếp diễn;
Hiện tượng giảng đạo, truyền đạo trái pháp luật vẫn xảy ra ở một số địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới Việc lưu hành kinh sách, ấn phẩm tôn giáo trái phép nhập từ nước ngoài chưa được ngăn chặn triệt để
Một số nhóm, hệ phái tôn giáo mâu thuẫn với nhau, dẫn đến hiện tượng tranh giành tín đồ, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
Các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới, đạo lạ, tà đạo có biểu hiện gia tăng trong những năm gần đây
4 Nguyên nhân chủ yếu :
Công tác tôn giáo chậm đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, trong khi các thế lực thù địch ráo riết tranh thủ, giành giật, lôi kéo quần chúng tín
đồ, chức sắc tôn giáo
Một số cấp uỷ, chính quyền các cấp, một số cán bộ có trách nhiệm chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo Có nơi chủ quan, nóng vội, giản đơn trong giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo; có nơi lại hữu khuynh, thụ động, buông lỏng quản lý
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo chậm được thể chế hoá Tổ chức, bộ máy làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo chưa xác định
rõ được mô hình, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp, thiếu sự quan tâm đầu tư bảo đảm các điều kiện hoạt động;
Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng đông tín đồ tôn giáo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn yếu, việc tập hợp quần chúng còn hạn chế
Trang 4Câu 5: Tính đúng đắn, sáng tạo trong quan điểm của Đảng: Đồng bào tôn giáo
là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân, tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam?
1 Khái lược TGVN:
2 LLCNMLN, TTHCM:
- Lý luận CNMLN
- HCM: ""Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào Lương và các đồng bào tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc"
3 Tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, trong công cuộc xây dựng CNXH:
Đa số đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam có tinh thần yêu nước; trước khi là tín đồ các tôn giáo họ đã là người Việt chung cội nguồn dân tộc (mang trong mình dòng máu Lạc- Hồng)
Gắn bó với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, những yếu
tố tiêu cực của tôn giáo bị hạn chế hay triệt tiêu, những yếu tố tích cực được phát huy, triển nở
Những giá trị và đường hướng tốt lành của các tôn giáo có sự gắn bó với sự
phát triển dân tộc Việt Nam như “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo, “Đạo pháp- Dân tộc- Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo, “Nước vinh, đạo sáng” của Cao đài, “Sống Phúc âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc’ của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc)…
Chỉ có gắn bó với dân tộc, văn hoá Việt Nam, các tôn giáo mới có cơ hội tồn tại và phát triển
Để cho đồng bào có đạo an tâm hành đạo trong chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh có thái độ rất rõ về vấn đề này, ngày 10/5/l958, khi trả lời câu hỏi của các cử tri Hà Nội rằng: "Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo có bị hạn chế không?" Hồ Chí Minh trả lời: "Không Ở các nước xã hội chủ nghĩa, tín ngưỡng hoàn toàn tự do
4 Thực tiễn KCCP, KCCM, công cuộc xây dựng và bảo vệ TQVNXHCN đã chứng minh:
Câu 6: Những điểm mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo
- Vấn đề thứ nhất là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật
- Vấn đề thứ hai là, chủ động phòng ngừa với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc Chống lợi dụng tôn giáo được thể hiện ở mọi kỳ Đại hội Nhưng vấn đề này ở Đại hội XI có hai điểm đáng lưu ý:
Một là, "chủ động phòng ngừa” với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo chứ không phải thụ động đi "chữa cháy” hay "giải quyết tình thế"
Hai là, những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá
hoại khối đoàn kết dân tộc
- Vấn đề thứ ba là, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo
- Vấn đề thứ tư là, động viên các tổ chức tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham
gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Vấn đề thứ năm là, quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh
hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật
- Vấn đề thứ sáu là, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước
Câu 6 : Những điểm mới trong Đại hội XI về tôn giáo
Trang 5Trên 80 năm, kể từ khi thành lập Đảng (1930-2011) đến nay, Đảng ta đã tiến hành 11 kỳ Đại hội Những quan điểm về tôn giáo của Đảng đều được thể hiện ở tất cả các kỳ Đại hội, trong đó có quan điểm nhất quán, bất biến xuyên suốt mọi thời kỳ cách mạng, nhưng cũng có quan điểm, chủ trương về tôn giáo được bổ sung, phát triển, trong
đó có cả quan điểm mới so với các kỳ Đại hội trước đó Đại hội XI, Đảng ta nêu lên một
số quan điểm mới (hiểu theo nghĩa tương đối ) so với các kỳ Đại hội trước
Đại hội XI, vấn đề tôn giáo được đề cập ở hai văn kiện quan trọng, đó là: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển 2011) và Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Cương lĩnh ghi: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân” 1 Còn trong Báo cáo Chính trị
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã đựơc Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc”2 Như vậy, về tôn giáo và công tác tôn giáo, các văn kiện Đại hội XI đã nêu lên một số quan điểm cơ bản sau:
Một là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật
Hai là, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngữơng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc
Ba là, tôn trọng và phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo
Bốn là, động viên chức sắc, tín đồ, các tổ chức tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Năm là, quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã đựơc Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật
Sáu là, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước
Từ những quan điểm cơ bản trên dễ nhận thấy, ở Đại hội XI Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định một số quan điểm đã từng nêu ra trong các kỳ Đại hội trước, nhưng cũng có những điểm mới nhất định được bổ sung, phát triển và làm rõ thêm Cho dù chưa thật đầy
đủ, nhưng bước đầu tác giả bài viết này mạnh dạn nêu mấy điểm mới về tôn giáo trong Đại hội XI
Vấn đề thứ nhất là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật
Đây là quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, đựơc nêu ra và tái khẳng định nhiều lần qua các kỳ Đại hội Đảng Cho đến nay, trải qua 11 kỳ Đại hội, trong
đó có 6 kỳ Đại hội của thời kỳ Đổi mới, thì quan điểm trên về cơ bản là nhất quán Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ sẽ thấy có mấy điểm mới nhất định Ví dụ: từ Đại hội VIII về trước, văn kiện Đại hội chỉ nêu “tôn trọng” nhưng đến 3 kỳ Đại hội (IX, X, XI) không chỉ
Trang 6nêu “tôn trọng”; mà còn “bảo đảm” quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Trên thực tế, để bảo đảm quyền ấy một cách đầy đủ đòi hỏi phải có sự chuyển biến nhận thức và quán triệt sâu sắc quan điểm đổi mới của Đảng trên lĩnh vực tôn giáo
Cũng cần nói thêm rằng, ngay ở Đại hội II (1951), Đảng ta có nêu: "Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng"3 Theo tôi, "bảo vệ" và "bảo đảm" không phải là những khái niệm đồng nhất Sắc lệnh 234 do Hồ Chủ tịch ký năm 1955 ngay ở Điều 1, chương
I cũng nêu: Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân Khái niệm "bảo đảm” và "đảm bảo” là tương đồng, nhưng đây là Sắc lệnh của Chính phủ, chưa phải là quan điểm của Đảng trong Đại hội
Ở Đại hội XI, khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo có sự phân biệt rõ” "tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân"4 Cho đến Đại hội IX vẫn nêu :"Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”5 Và ngay cả Đại hội X cũng chỉ nêu và nhắc lại: "Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật"6.
Trong ngôn ngữ văn bản thường dùng khái niệm "tự do tín ngưỡng" là theo nghĩa rộng, nghĩa là bao gồm cả tự do tôn giáo, đó là: Tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng tức là đảm bảo quyền tự do về thực hành tôn giáo; quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào; tự do giảng đạo tại các cơ quan tôn giáo; quyền in ấn, phát hành kinh sách, đào tạo
giáo sĩ Nghĩa là tự do tín ngưỡng không phải chỉ trong phạm vi tự do tư tưởng, lựa chọn
đức tin mà cả tôn trọng những hoạt động tôn giáo để thể hiện đức tin đó Tuy nhiên để tránh sự hiểu làm không cần thiết, Đại hội XI lần này nêu rõ, không chỉ tôn trọng và bảo đảm niềm tin tôn giáo (tín ngưỡng) mà cả hoạt động tôn giáo thể hiện niềm tin ấy Mà theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thì hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo
Vấn đề thứ hai là, chủ động phòng ngừa với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc Chống lợi dụng tôn giáo
được thể hiện ở mọi kỳ Đại hội Nhưng vấn đề này ở Đại hội XI có hai điểm đáng lưu ý:
Một là, "chủ động phòng ngừa” với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo chứ
không phải thụ động đi "chữa cháy” hay "giải quyết tình thế" Các kỳ Đại hội trước, Đảng
ta đều nêu rõ cần phải đấu tranh đối với bọn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, tuy có cách diễn đạt khác nhau Ví dụ: Đại hội II nêu "nghiêm trị", Đại hội III nêu "Nhà nước cần trừng trị", Đại hội IV nêu "chống”, Đại hội V nêu "nghiêm trị", Đại hội VI nêu "cảnh giác, kiên quyết và kịp thời chống”, Đại hội VII nêu "nghiêm cấm và ngăn chặn", Đại hội VIII và Đại hội IX đều nêu "nghiêm cấm", Đại hội X nêu "đấu tranh ngăn chặn" Đến Đại hội XI: “đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng tôn
giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân"
(Cương lĩnh bổ sung) và điểm mới ở đây là: "Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dựng tín ngưỡng, thụ giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc” (Báo cáo Chính trị) Thiết nghĩ việc "Chủ động phòng ngừa” là vấn đề mới được nêu ở Đại hội lần này Việc "chủ động phòng ngừa không để xảy ra hiện tượng lợi dụng tôn giáo vẫn tốt hơn nhiều so với để sự việc xảy ra buộc phải xử lý Muốn chủ động phòng ngừa được tốt, trước hết phải quan tâm đến nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân có tín ngưỡng, tôn giáo; phải có những quan điểm mới phù hợp, có hệ thống chính sách đồng bộ và ứng xử đúng đắn với tôn giáo
Trang 7Ba là, những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc.
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội X của Đảng có nêu: "Đấu tranh ngăn chặn các hoạt
động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi
ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của nhân dân"7 Ở Đại hội XI thay
khái niệm "mê tín dị đoan” bằng "mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc" Khái
niệm "mê tín dị đoan” và "mê hoặc" là có sự khác nhau
Vấn đề thứ ba là, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo.
Trong Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 1990, lần đầu tiên Đảng ta thừa nhận "đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới" Đến Chỉ thị 37-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 1998, công nhận: “Những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy" Ở Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khoá VIII còn nêu cả mục 8 về "chính sách văn hoá đối với tôn giáo" Và Đại hội IX, Đảng ta chính thức khẳng định trong Báo cáo Chính trị:
"Phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hoá và đạo đức của tôn giáo"8 Một lần nữa, tại Đại hội X, Đảng Cộng sản Việt Nam lại nhắc lại quan điểm này: "Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo" Điểm mới về vấn đề này là ở chỗ, Đại hội XI Đảng ta không chỉ nêu: "Phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo" mà còn cần "tôn trọng” (Cương lĩnh) những giá trị ấy
Đây là cách diễn đạt một quan niệm mới lần đầu tiên được đưa vào văn kiện Đại hội XI, còn trước đó chỉ thấy trong nguyên tắc thứ nhất của Chỉ thị 37-NQ/TW của Bộ Chính trị
năm 1998: "Những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy (NĐL nhấn mạnh)” Muốn phát huy, trước hết cần tôn trọng
những giá trị đạo đức và văn hóa vốn có của tôn giáo Tôn trọng giáo chủ, chức sắc, tín
đồ, các tổ chức tôn giáo đã công nhận; tôn trọng cơ sở thờ tự, kinh sách, lễ nghi và những hoạt động tôn giáo khác
Vấn đề thứ tư là, động viên các tổ chức tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) có ghi: "Đồng bào theo đạo
và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống "tốt đời, đẹp đạo"9 Đại hội IX, Đảng ta nhắc lại: Đồng bào theo đạo và chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống "tốt đời đẹp đạo” Đến Đại hội X nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể nhân dân: "Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn
giáo sống tốt đời, đẹp đạo" Như vậy đến Đại hội X đã xác định rõ chủ thể của công tác
tôn giáo vận, nhưng còn khách thể chủ yếu vẫn chỉ trong phạm vi là tín đồ và chức sắc các tôn giáo
Đến Đại hội XI tái khẳng định quan điểm trên và có bổ sung thêm đối tượng nữa cần động viên là “các tổ chức tôn giáo" đã được Nhà nước công nhận Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận Trước khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo Nhà nước ta đã công nhận 16 tổ chức tôn giáo của 6 tôn giáo Từ khi có Pháp lệnh
tín ngưỡng, tôn giáo Nhà nước ta đã tăng cường xem xét công nhận và cấp giấy cho các
tổ chức tôn giáo hoạt động thêm 17 tổ chức của 7 tôn giáo nữa Như vậy, ở Việt Nam cho
đến tháng 6 năm 2011 đã có 33 tổ chức của 13 tôn giáo khác nhau được Nhà nước công nhận về tổ chức
Trang 8Tổ chức tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo cộng đồng có tôn giáo hành đạo theo hướng "tốt đời đẹp đạo", như "sống phúc âm giữa lòng dân tộc" (Công giáo),
"đạo pháp, dân tộc và CNXH” (Phật giáo), "phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc" (Tin lành) Những năm qua do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, số các tổ chức tôn giáo được công nhận ngày một gia tăng Các tổ chức tôn giáo thực hiện đường hướng hành đạo đúng đắn: ích nước, lợi đạo Đã có chiều tấm gương của các vị chức sắc, tín đồ các tôn giáo vừa làm trọn bổn phận "dân Chúa” vừa chu toàn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc Đồng bào có đạo hăng hái hoạt động xã hội góp phần xứng đáng vào sự nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhà nước ta cũng đã ra sức động viên, khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào có đạo tham gia ngày một sâu rộng vào
những hoạt động: kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân đạo
Vấn đề thứ năm là, quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật.
Về các tổ chức tôn giáo, Đại hội Đảng lần thứ X nêu: "Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ" 10 Trong Báo cáo Chính trị ở Đại hội
lần này nêu rõ: "Quan tâm và tạo mọi điều kiện (NĐL nhấn mạnh) cho các tổ chức tôn
giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật”11
Nhà nước ta không chỉ công nhận, bảo hộ mà Đảng ta còn quan tâm và tạo mọi điều kiện
cho các tổ chức tôn giáo ấy sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo theo đứng quy định của pháp luật Điều này thể hiện tầm nhìn mới của Đảng đối với các
tổ chức tôn giáo hợp pháp
Vấn đề thứ sáu là, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước.
Để cho những quan điểm chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, mỗi khi Đảng ta đưa ra những quan điểm về tôn giáo thì Nhà nước kịp thời thể chế hóa bằng những văn bản pháp quy Ví dụ, ngày 16-10-1990, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24-NQ/TW thì năm 1991, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 69; ngày 2-7-1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị
số 37-CT/TW thì năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị đinh 26; ngày
12-3-2003 tại Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Đảng ta ra Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo, thì ngày 29/6/2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký lệnh công bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 18/6/2004 Ngày 01 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số: 22/2005/NĐ- CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín
ngưỡng, tôn giáo
Đại hội IX lần đầu nêu, từng bước hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo Đại hội
XI nêu rõ là "tiếp tục" thay cho "từng bước hoàn thiện” không chỉ luật pháp mà cả chính sách về tín ngưỡng và tôn giáo Việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được đặt ra thường xuyên, liên tục Đây là điểm mới quan trọng thể hiện cách tư duy biện chứng về hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng ta
Nhận thức là một quá trình, tư duy mới của Đảng về tôn giáo cũng là một quá trình mà không thể coi ở thời điểm nhất định là hoàn thiện tuyệt đối cho mọi giai đoạn lịch sử Quá trình đổi mới tư duy tôn giáo để phù hợp với xã hội đương đại cần phải bảo lưu và kế thừa những nhân tố hợp lý đã được đề cập và cao hơn là phải bổ sung, phát triển những điểm mới phủ hợp với hoàn cảnh lịch sử mới Đó cũng là yêu cầu mới đặt ra cho các nhà
lý luận và hoạch định đường lối chính sách đối với tôn giáo, tín ngưỡng thời đương đại Trải qua 6 kỳ Đại hội của thời kỳ đổi mới đất nước, vừa kế thừa, phát triển, bổ sung quan
Trang 9điểm về tôn giáo trong các văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội là xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ bối cảnh quốc tế và phát triển lý luận mà: "Người mác-xít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể” 12
Vấn đề tôn giáo được nêu trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội XI đã thể hiện một lộ trình đổi mới tư duy của Đảng trên lĩnh vực tôn giáo Có những quan điểm được tái khẳng định, hoặc bổ sung trong các văn kiện của các kỳ Đại hội trước, nhưng cũng có những điểm đã được nêu ra trong các văn bản của Đảng, nhưng sẽ là "mới" so với Văn kiện của các kỳ Đại hội toàn thể trước đó
Câu hỏi 7: Vì sao các dân tộc ở Việt Nam phải đoàn kết mới tồn tại và phát
triển?
Trả lời:
Đoàn kết, cố kết chặt chẽ với nhau là một truyền thống cực kỳ quý báu của các dân tộc ỏ Việt Nam Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta chứng
minh rằng chỉ có đoàn kết, các dân tộc ở Việt Nam mới tạo ra sức mạnh để bảo vệ mình
và phát triển Điều này xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây:
Một là, đoàn kết mới có sức mạnh để trị thuỷ và xây dựng một nền kinh tế thông nhất.
Việt Nam hàng ngàn năm qua là một nước nông nghiệp, từ xa xưa nền kinh tế chủ yếu là trồng lúa nước Để chủ động nguồn nước phục vụ cho cây lúa * ngành kinh tế chủ yếu của đất nước, yêu cầu trị thuỷ đặt ra rất lớn, liên tục đối với các thế hệ, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam Muốn trị thuỷ đòi hỏi các dân tộc qua nhiều thế hệ phải chung sức đắp đê chống lũ lụt, khai sông ngòi, mương phai để lấy nước cấy lúa trong mùa- khô Dần dần các dân tộc ở Việt Nam hiểu rằng phải chung sức trị thuỷ mới có thể
có cơm no, áo ấm
Cùng vối trị thuỷ, các dân tộc ở Việt Nam sinh sống trên các địa bàn, các vùng miền khác nhau, với những thế mạnh kinh tế khác nhau, tất yếu nảy sinh nhu cầu trao đổi sản vật, hàng hoá từ vùng này qua vùng khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác Quá trình trao đổi ấy được duy trì từ đời này sang đời khác, đảm bảo cho cuộc sống của từng dân tộc và của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Tình đoàn kết giữa các dân tộc ở Việt Nam
đã được hình thành từ hoạt động lao động sản xuất vì cuộc sống của chính mình
Hai là, đoàn kết mới đủ sức mạnh để chống lại các thế lực xâm lược to lớn, hung hãn luôn tìm mọi cách thôn tính Việt Nam.
Trong lịch sử, các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam luôn phải đương đầu chống lại các thế lực xâm lược to lớn, hung hãn Từ xa xưa, các triều đại phong kiến phương Bắc đều
có dã tâm thôn tính Việt Nam, hầu như tất cả các triều đại đều đưa quân xâm lược Việt Nam Từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những thế lực thực dân, đế quốc to lớn cùng thay nhau xâm lược, thống trị nước ta Để chống lại quân xâm lược, các dân tộc ở Việt Nam không còn con đường nào khác là phải đoàn kết nhau lại, cùng hợp sức để đánh bại kẻ thù, bảo vệ nền độc lập tự do của cả cộng đồng dân tộc Lịch sử đã chứng tỏ rằng không đoàn kết nhau lại để chống kẻ thù chung thì nước Việt Nam sẽ bị thôn tính Khi Tổ quốc Việt Nam bị xâm lược thì các dân tộc cũng bị mất độc lập tự do Các thế lực xâm lược cũng luôn tìm cách chia rẽ tình đoàn kết giữa các dân tộc ở Việt Nam để chúng dễ bề xâm lược và thống trị Chính vì vậy, có đoàn kết, chung sức chung lòng mới đủ sức mạnh để trụ vững trước các thế lực xâm lược, đó là yêu cầu sống còn của các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
Ba là, đoàn kết là yêu cầu khách quan để xây dựng và giữ gìn một nền văn hóa mang bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Ở khu vực châu Á, Việt Nam là một nước nhỏ, nằm gần hai nước lớn có nền văn
Trang 10minh phát triển sớm là Trung Quốc và Ấn Độ Tác động của hai nền văn minh Trung Quốc và Ấn Độ đến các nước trong khu vực là rất lớn, rất mạnh Vì thế các dân tộc ở Việt Nam phải đoàn kết, thật sự chung sức chung lòng để xây dựng và giữ gìn một nền văn hóa mang bản sắc của mình thì mới đủ sức trụ vững không bị đồng hoá bởi các nền văn minh khác Chỉ có như vậy, các dân tộc ở Việt Nam mới còn là chính mình, mới giữ được phong tục tập quán, tâm lý dân tộc, giữ được cội nguồn, tên gọi của mình, không bị trở thành người khác
Chính vì xây dựng và giữ được bản sắc văn hóa của mình nên trong lịch sử mặc dù có thòi kỳ bị đô hộ hang ngàn năm nhưng dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa Với ý thức dân tộc ấy, các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đã liên tục vùng lên đấu tranh và cuốỉ cùng đã giành được độc lập
Như vậy, đoàn kết một lòng, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đã tạo nên một nền văn hóa mang bản sắc của mình Nhờ có bản sắc văn hóa ấy, cộng đồng các dân tộc càng cố kết chặt chẽ tạo nên sức mạnh để dân tộc Việt Nam trụ vững và phát triển trước mọi thử thách khắc nghiệt của lịch sử Có thể khẳng định rằng: Đoàn kết để xây dựng và giữ gìn một nền văn hóa mang bản sắc dân tộc cũng là một đòi hỏi khách quan
để các dân tộc ở Việt Nam tồn tại và phát triển
Câu 8 : Làm gì để phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?
Trả lời:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, nhiều vùng dân tộc thiểu số đã từng là căn cứ địa cách mạng, đồng bào các dân tộc đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Giai đoạn cách mạng hiện nay, để tiếp tục phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó nổi lên một số biện pháp cơ bản sau:
Thứ nhất: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho đồng bào các dân tộc thiểu
số
Căn cứ vào đặc điểm, hoàn cảnh của từng vùng, từng dân tộc để lựa chọn các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp, thiết thực Tuy nhiên, cần tập trung vào những nội dung chính là khơi dậy, giáo dục lòng tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam nói chung và truyền thống đấu tranh cách mạng của đồng bào
từng dân tộc thiểu số nói riêng, để đồng bào thêm yêu nước, tự hào về dân tộc mình,
đoàn kết cùng nhau xây dựng và bảo vệ quê hương Giáo dục để đồng bào hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù lợi dụng vấn đề dân tộc, chia rẽ dân tộc trên cơ sở đó đồng bào
đề cao cảnh giác, phát hiện và tích cực tham gia chống lại mọi hành động phá hoại của các thế lực thù địch Phổ biến đến đồng bào các dân tộc mọi đường lối, chính sách, pháp luật nói chung; chính sách pháp luật thể hiện sự ưu tiên của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc nói riêng để đồng bào thêm tin tưởng và gắn bó với Đảng Giáo dục để đồng bào hiểu và làm tròn nghĩa vụ công dân của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thứ hai: Xây dưng và phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh.
Hệ thổng chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số là lực lượng trực tiếp tổ chức thực hiện