- Hệ thống chính trị là một cơ cấu, tổ chức bao gồm đảng phái chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành hệ thống pháp l
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Trình độ trung cấp chính trị Câu 1: Phân tích khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của Hệ thống chính trị Việt Nam.
I Khái niệm hệ thống chính trị và đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam.
1.Khái niệm HTCT: Có nhiều quan điểm khác nhau về Hệ thống chính trị:
- Theo quan điểm tuyệt đối hóa vai trò kinh tế thì Hệ thống chính trị là một chỉnh thể gồm các tổ chứcthể hiện bản chất, bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền
- Hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức chính trị của xã hội được chính thức thừa nhận về mặt pháp lýnhằm thực hiện quyền lực chính trị của xã hội đó Hệ thống này bao gồm Nhà nước, các Chính đảng, các Nghiệpđoàn và các tổ chức chính trị khác - trong đó Nhà nước là yếu tố cơ bản, trung tâm
- Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện quyền lựcchính trị trong xã hội
- Hệ thống chính trị là một cơ cấu, tổ chức bao gồm đảng phái chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị
- xã hội tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành (hệ thống pháp luật đó được chế định theo tưtưởng và lợi ích giai cấp cầm quyền) nhằm duy trì, bảo vệ, và phát triển xã hội đó…
- Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện quyền lựcchính trị trong xã hội Hệ thống chính trị là một cơ cấu, tổ chức bao gồm đảng phái chính trị, nhà nước, các tổchức chính trị - xã hội tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành (hệ thống pháp luật đó đượcchế định theo tư tưởng và lợi ích giai cấp cầm quyền) nhằm duy trì, bảo vệ, và phát triển xã hội đó
- Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm nhà nước, các đảngchính trị, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau nhằm tácđộng vào mọi mặt của đời sống xã hội để củng cố, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời phù hợp vớilợi ích của chủ thể cầm quyền
- Trên quan điểm hệ thống cấu trúc như trên có thể xem Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức chính trị xã hội hợp pháp bao gồm cả các tổ chức do giai cấp cầm quyền lập nên và các tổ chức do giai cấp khác lập nên theo quy định của pháp luật Các Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị hợp pháp cùng quan
hệ qua lại trong sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó để chi phối quá trình kinh tế xã hội nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời, bảo đảm quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền xã hội.
- Hệ thống chính trị Việt Nam là tổng thể các thể chế chính trị bao gồm Đảng CSVN, NN CHXHCN
VN, Mặt trận TQVN, 5 đoàn thể chính trị - xã hội: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mình, Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.Quần chúng nhân dân là thành viên của mặt trận tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN Hệ thống chính trị
VN được tổ chức và hoạt động dựa trên nền tảng CN Mác Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minh Mục tiêu cơ bảncủa Hệ thống CTVN là độc lập dân tộc và CNXH nhằm xây dựng nước VN dân giàu, nước mạnh, xã hội dânchủ, công bằng, văn minh
2 Đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay:
- Tính nhất nguyên chính trị
+ Không có chính đảng đối lập: Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm
quyền Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, còn có Đảng Dân chủ vàĐảng Xã hội Tuy nhiên, hai đảng này được tổ chức và hoạt động như những đồng minh chiến lược của ĐảngCộng sản Việt Nam, thừa nhận vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam Hệthống chính trị ở Việt Nam là thể chế nhất nguyên chính trị, không tồn tại các đảng chính trị đối lập
+ Nhất nguyên về tổ chức (các thành phần đều là “cánh tay nối dài” của Đảng): Hệ thống chính trị ở
Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Mỗi tổ chức thành viên của hệthống chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập vừa đóng vai trò là hình thức tổ chức quyền lực củanhân dân (Nhà nước), tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng
(Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội), vừa là tổ chức mà qua đó Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh
đạo chính trị đối với xã hội
+ Nhất nguyên về tư tưởng: Tính nhất nguyên chính trị của hệ thống chính trị được thể hiện ở tính nhất
nguyên tư tưởng Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tính thống nhất
Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng
có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất Sự thống nhất của các thành viên đa dạng,phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh
Trang 2tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống.Tính thống nhất của hệ thống chính trị ởnước ta được xác định bởi các yếu tố sau:
+ Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của toàn bộ hệ thống là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
với nội dung: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
+ Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ.
+ Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở từng cấp, từ Trung ương đến địa phương, với các bộ phận hợp
thành
- Tính rộng khắp: HTCT VN được điều hành và tổ chức hoạt động thông suốt trên khắp 63 tỉnh thành
phố
- Gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân
Đây là đặc điểm có tính nguyên tắc của hệ thống chính trị ở Việt Nam Đặc điểm này khẳng định hệ thốngchính trị Việt Nam không chỉ gắn với chính trị, quyền lực chính trị, mà còn gắn với xã hội Trong hệ thốngchính trị, có các tồ chức chính trị (như Đảng, Nhà nước), các tổ chức vừa có tính chính trị, vừa có tính xã hội
(như Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác) Do vậy, hệ thống chính trị không đứng trên xã
hội, tách khỏi xã hội (như những lực lượng chính trị áp bức xã hội trong các xã hội có bóc lột), mà là một bộphận của xã hội, gắn bó với xã hội Cầu nối quan trọng giữa hệ thống chính trị với xã hội chính là Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Sự gắn bó mật thiết giữa hệ thống chính trị với nhân dân được thể hiện trên các yếu tố:
+ Đây là quy luật tồn tại của Đảng, là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cầm quyền.
+ Nhà nước là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
+ Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính các tầng lớp
nhân dân
+ Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị là
phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
- Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc của hệ thống chính trị
+ Đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị ở Việt Nam là hệ thống chính trị đại diện cho nhiều giai cấp,
tầng lớp nhân dân Các giai cấp, tầng lớp nhân dân được đại diện bởi các tổ chức thành viên trong hệ thốngchính trị, đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Do vậy, hệ thống chính trị ở nước ta mang bảnchất giai cấp công nhân và tính dân tộc sâu sắc
+ Lịch sử nền chính trị Việt Nam là cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp gắn liền và bắt đầu từ mục tiêu
giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập dân tộc Các giai cấp, dân tộc đoàn kết trong đấu tranh giành và bảo vệnền độc lập dân tộc, hợp tác để cùng phát triển Sự tồn tại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là thànhviên quan trọng của hệ thống chính trị là yếu tố quan trọng tăng cường sự kết hợp giữa giai cấp và dân tộc
+ Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc được khẳng định trong bản chất của từng tổ chức thuộc
hệ thống chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiênphong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhànước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã gắn kết vấn đềdân tộc với vấn đề giai cấp, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị Sự phân biệt giữa dântộc và giai cấp mang tính tương đối và không có ranh giới rõ ràng
- Hệ thống CT VN hiện nay còn rất non trẻ: Nền HC VN gồm các tổ chức, các cơ quan NN; Các thể chế
chính trị như các quy định của pháp luật; cơ sở vật chất và con người
Nền HC VN còn non trẻ do đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trải qua một quá trình lịch
sử lâu dài với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vì vậy mà sự giao thoa giữa cái cũ và mới, giữa cơ chế hoạtđộng vẫn còn ảnh hưởng nặng nề
II CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM.
ở nước ta hiện nay, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang là chủ thể chân chính của quyền lực
Vì vậy, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân laođộng Hệ thống chính trị của nước ta gồm nhiều tổ chức, mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau do chức năng,nhiệm vụ của từng tổ chức, nhưng cùng tác động vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảoquyền lực của nhân dân
a Đảng Cộng sản Việt Nam:
Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích giai cấpcông nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng lại là hạt
Trang 3nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếusau:
Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế-xã hội;đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng
Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng Đường lối, chủ trương,quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chínhsách, kế hoạch, chương trình cụ thể Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước và bộ máy củaNhà nước, đồng thời kiểm tra việc Nhà nước thực hiện các Nghị quyết của Đảng
Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối, chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán
bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chínhtrị - xã hội
Ngoài ra, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu gương, làm công tác vận độngquần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ
b Nhà nước:
Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực củanhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xãhội Đó chính là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo củagiai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của Đảng Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy
đủ quyền làm chủ của nhân dân
Như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị, hành chính, vừa là tổchức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phốihợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra, Quốc hội là cơ quan duy nhất cóquyền lập ra Hiến pháp và luật pháp (lập hiến và lập pháp) Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản vềđối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của
bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước
Với ý nghĩa đó, Quốc hội được gọi là cơ quan lập pháp
Chủ tịch nước là Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại (Điều 101 Hiến pháp 1992)
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xãhội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước Chính phủ là cơ quan chấp hành, chịu trách nhiệm trướcQuốc hội và phải báo cáo công tác với Quốc hội Trên ý nghĩa đó, Chính phủ được gọi là cơ quan hành pháp
Cơ quan tư pháp gồm: Toà án, Viện kiểm sát và các cơ quan điều tra Đây là những cơ quan được lập ratrong hệ thống tổ chức Nhà nước để xử lý những tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật, đảm bảo việc thực thipháp luật một cách nghiêm minh, chính xác
Toà án các cấp là cơ quan nhân danh Nhà nước, thể hiện thái độ và ý chí của Nhà nước trước các vụ ánthông qua hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Toà án là cơ quan duy nhất có quyền áp dụng chế tàihình sự, không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lựcpháp luật
Để đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo việc xét xử đúng người đúng tội
Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức thành hệ thống, tập trung thống nhất và độc lập thực hiện thẩmquyền của mình đối với các cơ quan khác của Nhà nước Thực hiện các quyền khởi tố, kiểm sát các hoạt độngđiều tra, truy tố
Với ý nghĩa đó, các tổ chức Toà án, Viện kiểm sát được gọi là cơ quan tư pháp
Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao ý thức chấp hànhpháp luật của nhân dân Vì vậy, cần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
c Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội
Đây là những tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp được tổ chức để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dântheo nguyên tắc tự nguyện, tự quản đại diện cho lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị, tuỳ theotính chất, tôn chỉ, mục đích của mình nhằm bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân
Trang 4+ Mặt trận tổ quốc Việt Nam: là liên minh chính trị của các giai cấp, tầng lớp nhân dân, dân tộc và tôngiáo, nhiệm vụ của MTTQVN là củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân,động viên nhân dân tích cực tham gia và quản lý nhà nước.
+ Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: là tổ chức của giai cấp công nhân và cán bộ viên chức nhà nước,bảo đảm đời sống vật chất của các thành viên và bảo vệ lợi ích của họ
+ Đoàn TNCSHCM là tổ chức rèn luyện và bồi dưỡng thế hệ trẻ, lực lượng xung kích trong lao động sảnxuất và nghiên cứu khoa học
+ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: là tổ chức của phụ nữ Việt Nam, có nhiệm vụ giáo dục thành viênhiểu rõ vai trò của họ đối với Tổ quốc, động viên họ nâng cao tinh thần phấn đấu vương lên trong mọi lĩnh vực
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 5 tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Mình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựuchiến binh Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệđất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phépnước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thểhiện ý chí và nguyện vọng; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; tuyên truyềnvận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện giám sát của nhân dân vớicán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân
Các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và pháthuy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợiích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững
và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quátrình dân chủ hoá và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở Cơ sở phân cấptheo quản lý hành chính gồm có xã, phường, thị trấn Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm: Tổ chức cơ sở Đảng,Hội đồng Nhân dân xã, phường; Uỷ ban Nhân dân xã, phường; Mặt trận Tổ quốc xã, phường và các tổ chứcchính trị-xã hội khác như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiếnbinh xã, phường, thị trấn… Tất cả các tổ chức trên đều có vị trí, vai trò và nhiệm vụ được quy định trong Luật
Tổ chức của hệ thống chính trị ở nước ta
Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiệnđường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dâncư
Trang 5Câu 2: Trình bày các đặc trưng, yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCNVN Nêu phương hướng đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta?
1 Khái niệm theo quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ XI:Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúngmối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường Nângcao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷluật, kỷ cương Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân
Khái niệm: NN CHXHCN VN là NN thực sự của dân do dân và vì dân Tất cả quyền lực NN thuộc vềnhân dân, bảo đảm tính tối cao của HP và Pl, quản lý Xh theo pháp luật nhằm phục vụ lợi ích và hạnh phúc của
ND do Đảng tiền phong của giai cấp nhân dân lãnh đạo, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự giámsát của nhân dân
2 Đặc trưng của NN PQXHCNVN
a Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quan điểm ấy có tính bản chất của Nhà nước ta đã được
khẳng định trong tất cả các bản Hiến pháp Đặc biệt Hiến pháp 1992 được sửa đổi năm 2001 đã khẳng định:
"Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Tất
cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai của công nhân với giai cấp nông dân vàtầng lớp trí thức"
Bản chất nhà nước ta là tính giai cấp gắn bó chặt chẽ với tính dân tộc và tính nhân dân Tư tưởng xâydựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân là do Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương bắt nguồn từ truyềnthống đại đoàn kết dân tộc của các thế hệ người Việt Nam trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước Bàihọc lấy dân làm gốc với tư tưởng bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hành đều của dân luôn nhấtquán trong lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà nước ta Nhà nước ta do dân lập nên, do dân bầu ra, do dânkiểm tra, giám sát
Đó phải là nhà nước hoạt động vì dân, lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao nhất của mình Sứcmạnh của Nhà nước ta bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân; phải xây dựng Nhànước trong sạch vững mạnh, gần dân, sát dân, thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của dân; đảm bảo trên thực tếquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Xây dựng CNXH là mục tiêu, khát vọng chung của toàn thể mọi giaitầng, mọi tầng lớp trong xã hội ta Nhưng khát vọng đó có trở thành hiện thực hay không thì phải có một liênminh giai cấp vững mạnh đặt dưới sự lãnh đạo của một chính Đảng tiên tiến trong xã hội Ở nước ta cơ sở đểxây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN phải trên cơ sở nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhânvới giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
b Bộ máy Nhà nước được tổ chức trên cơ sở nguyên tác: quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Tại Hiến pháp 1992 xác định rõ: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Chủ tịch nước là ngườiđứng đầu Nhà nước; Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất;Toà án nhân dân tối cao là cơ quanxét xử cao nhất; Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan cùng với Tòa án nhân dân thực hành quyền tư pháp Nhưvậy điều hiển nhiên là mỗi một cơ quan nêu trên đều có chức năng riêng, quyền hạn riêng và có mối quan hệlẫn nhau
Tuy nhiên cần thấy rằng, hoạt động lập hiến, lập pháp chi phối mạnh, trực tiếp tới hoạt động hành pháp
và tư pháp, vì vậy Quốc hội luôn ở một vị trí quan trọng đặc biệt Qua nghiên cứu các quy định của Hiến pháp
1992 và các Luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở nước ta, đều nhận thấy sự phân công,phân nhiệm về quyền hạn, nhiệm vụ chức năng giữa 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đã được xác định
Sự xác định này cũng chưa giải quyết được căn bản những nhu cầu của việc xây dựng một bộ máy chính quyềnthật sự có hiệu quả, đáp ứng các đòi hỏi của đất nước
Dù sao trong một mức độ nào đó, sự phân công giữa các chế định quyền lực tối cao trong việc thựchiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đã được thực hiện Quốc hội thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và Toà án thực hiện quyền tư pháp Sự phân công quyền lực nhà nướcgiữa các cơ quan của Nhà nước trong hiện nay ở nước ta không mang tính tuyệt đối Bởi lẽ Quốc hội ngay bêncạnh hoạt động lập pháp còn thực hiện một số nhiệm vụ hành pháp, Chính phủ bên cạnh hoạt động hành phápcòn tham gia tích cực vào nhiệm vụ lập pháp của Quốc hội (xây dựng các dự án Luật) Tòa án bên canh nhiệm
vụ xét xử cũng còn tham gia vào hoạt động lập pháp Giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp và tư pháp có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các quyền này Hiến pháp đã quy định cho Quốchội là cơ quan có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước nhưng chưa có những
Trang 6quy định về việc kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nhánh quyền lực nhànước Lần đầu tiên tại Đại hội lần thứ XI của Đảng mới đưa ra vấn đề kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhànước gữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
c Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN
Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế ” Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật là nguyên tắc có tính hiến định xác lập các cơ
sở chủ yếu điều chỉnh các quan hệ cơ bản trong xã hội giữa công dân với công dân, giữa công dân với Nhànước, giữa Nhà nước với các tổ chức xã hội Sự đổi mới pháp luật tăng cường pháp chế đang được tiến hànhtrên cả ba lĩnh vực cơ bản: Xây dựng pháp luật, chấp hành pháp luật, bảo vệ pháp luật Trong lĩnh vực xây dựngpháp luật nhiệm vụ đang được đặt ra là: Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền và thủ tục ban hành các vănbản pháp luật; đảm bảo pháp luật được xây dựng và ban hành đúng thẩm quyền, đúng thủ tục, đúng đối tượng;hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Nhu cầu cảicách bộ máy nhà nước hiện nay đòi hỏi phải đổi mới căn bản các quy định pháp luật về tổ chức, về phẩmquyền; về lề lối làm việc, về cơ chế quan hệ quyền lực giữa các cơ quan nhà nước Pháp luật trong lĩnh vực tổchức quyền lực nhà nước phải đáp ứng được yêu cầu: Xây dựng một bộ máy nhà nước gọn nhẹ, hiệu lực vàhiệu quả, đủ khả năng tổ chức và quản lý các quá trình kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự và an toàn cho sự pháttriển đất nước, đồng thời đảm bảo khả năng kiểm soát quyền lực và việc thực thi quyền lực nhà nước trên thực
tế từ phía nhân dân và toàn thể xã hội Việc xây dựng các cơ sở pháp luật để kiểm soát quyền lực, đặc biệt kiểmsát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước có ý nghĩa quyết định đối với tiến trình dân chủ hoá xã hội.Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay là một đòi hỏi tất yếu mang tính khách quan đểnhà nước quản lý xã hội một cách thống nhất và hiệu quả Bên cạnh đó chúng ta cần phải tăng cường pháp chếXHCN tức là phải tổ chức thực thi và bảo vệ pháp luật một cách hiệu quả đảm bảo kỷ cương phép nước
d Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm đến lợi ích của Tổ quốc
và của nhân dân
Trong hoạt động của mình mọi cơ quan trong bộ máy nhà nước, mọi cán bộ công chức nhà nước đềuphải vì lợi ích của nhân dân và Tổ quốc, lấy tinh thần phục vụ hân dân làm phương châm cho việc thực thi công
vụ của mình và phải chịu sự giám sát của nhân dân Có cơ chế để buộc cán bộ, công chức, viên chức nhà nướcphải thực sự gần gũi với người dân trong công tác cũng như trong sinh hoạt cuộc sông hàng ngày Trong lĩnhvực dân chủ và tự do của công dân, nhà nước phải ban hành pháp luật để tạo lập được một cơ chế pháp lý đểthúc đẩy và bảo đảm dân chủ của xã hội và của công dân Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tácxây dựng pháp luật hiện nay là chú trọng đến việc đổi mới hoàn thiện pháp luật về dân chủ (cả dân chủ đại diện
và dân chủ trực tiếp) Cần phải xác định chế độ pháp lý về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ côngchức nhà nước trong việc đảm bảo và tôn trọng quyền công dân Nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện nhữngthể chế, cơ chế về phòng chống, trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vô trách nhiệm, lạm quyền Cầnphải quy định rõ chế độ trách nhiệm và các hình thức xử lý nghiêm đối với cán bọ, công chức, viên chức cónhũng hành vi về qun liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và xử lý nghiêm minh những hành vị nàykhông kể người đó là ai, giữ chức vụ cao hay thấp Có như vậy mới xây dựng được bộ máy nhà nước trong sạchvững mạnh, hiệu lực, hiệu quả
đ Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương
Nguyên tắc tập trung dân chủ trở thành nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước Nguyên tắc này pháp huy được trí tuệ tập thể trong chỉ đạo điều hành công việc của các cơ quan nhànước, tránh được việc các cá nhân lạm quyền gây nên tác hại xấu Trong hoạt động của bộ máy nhà nước cần
có sự phân công phân cấp một cách hợp lý rõ ràng giữa các cấp các ngành bên cạnh đó gắn với chế độ chịutrách nhiệm cho cá nhân tổ chức đã được phân cấp Tuy nhiên sự phân cấp cần phải có sự chỉ đạo thống nhấtcủa Trung ương, sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Trung ương, tránh tình trạng phân công, phân cấp rồi buônglỏng dẫn đến tự do vô tổ chức, bản vị, cục bộ địa phương, ngành xâm hại đến lợi ích chung của đất nước, củanhân dân Có thể nói trên đây là những quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN đượcthể hiện trong Đại hội XI của Đảng là cơ sở để nhà nước ta hoàn thiện các thể chế để xây dựng nhà nước trongthời gian tới, trước hết là cơ sở cho việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sắp tới./
3 Các yêu cầu với việc xây dựng NNPQ XHCNVN
Trang 7- Bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN: Bảo đảm NN thực sự của dân, do dân và vì dân Cơ cấu tổchức và cơ chế hoạt động của NN phải bảo đảm tất cả quyền lực.
- Xây dựng NN có đủ năng lực kinh tế, quản lý xã hội hiệu quả, phát huy đươck tiềm năng của dân tộc,tiếp thu hợp lý những thành tựu KHKT, công nghệ mới của thế giới và tinh hoa văn hóa của nhân loại
- Xây dựng NN có bộ máy tinh gọn, cơ cấu hợp lý, có quy chế làm việc khoa học, bảo đảm việc kiểmtra, giám sát và điều hành được hoạt động của XH, cũng như hđ của bản thân bộ máy NN
- Xây dựng NN thực hiện đảm bảo bằng pháp luật: Hoạt động trên cơ sở pl, thực hiện quản lý XH bằngpháp luật Giữ vững kỷ cương NN và trật tự XH, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc thành quảcách mạng
- Xây dựng NN có đội ngũ cán bộ trong sạch, có trách nhiệm với dân, có bản lĩnh chính trị, đảm bảo yêucầu quản lý Đồng thời loại trừ đi những bệnh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, vi phạm quyền làmchủ của nhân dân
- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với NN
4 Phương hướng tổ chức và hoạt động của NN ta
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước luôn được xác định là vấn đề quan trọng trong tiến trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam của Đảng ta Đặc biệt từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới (năm 1986), Đảng đã có nhiềunghị quyết đặt vấn đề về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX củaĐảng (năm 2001) chính thức xác định rõ quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sựlãnh đạo của Đảng Quan điểm này tiếp tục được khẳng định tại Báo cáo chính trị của hai kỳ đại hội đại biểutoàn quốc của Đảng tiếp theo (Đại hội X năm 2006, Đại hội XI năm 2011)
Kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X, nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2001 – 2010, trong phần về xây dựng Nhà nước, Báo cáo chính trị tại Đại hội XI khẳng định "Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả quản lý được nâng lên."Theo đó, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục được kiện toàn, điều chỉnh sắp xếp lại cho phù hợp hơn,trong đó có cả việc mạnh dạn từng bước thực hiện thí điểm thận trọng cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ởmột số địa phương theo hướng phù hợp, tinh gọn hơn Đồng thời Báo cáo chính trị tại Đại hội XI cũng thừa
nhận những hạn chế, tồn tại trong xây dựng Nhà nước: " Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước."Theo đó cả ba vấn đề thể chế pháp lý, tổ chức bộ
máy và đội ngũ cán bộ, công chức còn những điểm yếu kém, làm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhànước chưa cao, nhất là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng
Trên cơ sở kiểm điểm những thành tựu và những hạn chế, tồn tại kể trên, Báo cáo chính trị tại Đại hội XI đưa rabốn điểm về đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Một là, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nguyên tắc và quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được đề cậptrong nhiều nghị quyết của Đảng, nhất là Báo cáo chính trị tại Đại Hội IX, Đại hội X của Đảng Mặc dù vậychưa hẳn nội dung của các nguyên tắc, quan điểm đó đã được hiểu và nhận thức một cách đầy đủ trong cán bộ,đảng viên và nhân dân, đồng thời có những điểm về các nguyên tắc, quan điểm đó khi triển khai thực hiện cũngcần được tiếp tục nhận thức cho rõ thêm Vì vậy cần thiết phải nâng cao nhận thức các nguyên tắc và quan điểm
về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XI yêu cầu nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cầnthấy rõ đó phải thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; là Nhà nước do Đảng lãnh đạo; đó
là Nhà nước có năng lực quản lý, điều hành tốt bằng pháp luật và tôn trọng pháp luật, thực hiện được đầy đủcác chức năng kinh tế cũng như xã hội và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, với các tổ chức; qua đó bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của Nhà nước, bảo đảm phục vụ lợi íchnhân dân, bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc cũng như thực hiện tốt các cam kết quốc tế
Nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với điều kiện nước ta hiện tại cần phải sửa đổi, bổsung Hiến pháp 1992 cho phù hợp với tình hình mới
Hai là, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.
Qua nhiều kỳ đại hội Đảng và nhiều hội nghị trung ương, định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyềnngày càng rõ về lý luận và thực tiễn Từ đó tổ chức và hoạt động của cả bộ máy nhà nước nói chung, từng hệthống cơ quan nhà nước nói riêng đã từng bước được kiện toàn, đổi mới phù hợp hơn, hoạt động hướng tới hiệulực, hiệu quả cao hơn, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém Vì vậy, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của
bộ máy nhà nước ta là điều hết sức cần thiết
Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng xác định rõ hướng đổi mới trong tổ chức và hoạt động của tất
cả các hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước:
Trang 8Đối với Quốc hội, hoàn thiện cơ chế bầu cử để bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu của nhândân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, hướng tới hoạt động có hiệu quả, nhất là nâng cao chấtlượng công tác xây dựng pháp luật và thực hiện tốt chức năng giám sát của Quốc hội, bảo đảm đúng quy địnhQuốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân cả nước, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quanduy nhất thực hiện quyền lập pháp và thực hiện chức năng giám sát tối cao của Nhà nước.
Đối với chế định Chủ tịch nước cần xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm thể hiện vai trò nguyênthủ quốc gia cũng như mối quan hệ của Chủ tịch nước với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp
Đối với Chính phủ hướng đến xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh,được tổ chưc tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Đặc biệt là sắp xếp các cơ quan hành chính nhà nướctheo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, đồng thời đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nhà nước, nhất làcải cách thủ tục hành chính hướng đến một nền hành chính gọn nhẹ, tiện lợi, phù hợp với cơ chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đối với các cơ quan tư pháp bảo đảm sự trong sạch, tính vững mạnh, hướng đến bảo vệ công lý, tôntrọng và bảo vệ quyền con người ngày càng được đầy đủ Đẩy mạnh cải cách tư pháp, lấy hoạt động xét xử củatoà án làm trọng tâm, coi trọng đổi mới và kiện toàn các tổ chức bổ trợ tư pháp; gắn nâng cao trình độ chuyênmôn với đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp
Đối với chính quyền địa phương một mặt phân cấp nhiều hơn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm củachính quyền địa phương, đồng thời nghiên cứu phân biệt sự khác nhau về tổ chức, thẩm quyền của chính quyềncác khu vực đô thị, nông thôn, hải đảo
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Dù đội ngũ cán bộ, công chức thời gian qua có nhiều đổi mới, nhất là chất lượng chuyên môn nghiệp vụngày càng được nâng cao, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; vì vậy chútrọng xây dựng đội ngũ này về phẩm chất, năng lực là điều hết sức quan trọng, trong đó chú trọng cả về bảnlĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lẫn năng lực chỉ đạo, điều hành, quản lý; gắn chính sách đãi ngộ với chế độ kỷluật một cách rõ ràng; nghiên cứu, thực hiện nhất thể hoá một số chức vụ lãnh đạo trong cơ quan Đảng và Nhànước
Bốn là, tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.
Báo cáo chính trị tại Đại hội XI khẳng định " Phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài." [3] (3) Đây là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, mà trước hết
là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức Trong đó cần phải tuyên truyền và nâng cao trên thực tế vai tròcủa các cơ quan đại diện, của các tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân và của hệ thống các phương tiện thôngtin đại chúng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Trang 9Câu 3: Vị trí, vai trò, chức năng của HĐND và UBND?
1 HĐND:
a Khái niệm: Khác với các nước theo chế độ tam quyền phân lập, ở nước ta “quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp” (Điều 2 Hiến pháp năm 1992) Như vậy, cho dù không thực hiện tam quyền phân lậpnhưng ở bộ máy Nhà nước ta cũng có ba hệ thống cơ quan để thực hiện ba loại quyền lực Nhà nước Đó làquyền lập pháp (ban hành pháp luật), quyền hành pháp (triển khai thực hiện pháp luật) và quyền tư pháp (hoạtđộng xét xử) Do đó, tất cả các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương chỉ có thể nằm trong ba hệthống cơ quan nói trên Vậy, HĐND thuộc hệ thống cơ quan nào và thực hiện quyền lập pháp hay hành pháp?Đây là vấn đề cần phải nhận diện rõ mới có thể phát huy được vai trò, thực hiện đúng chức năng của mình
Theo quy định tại Điều 119 Hiến pháp năm 1992 thì “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước
ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”
Điều 1 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 quy định “Hội đồng nhân
dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”.
b Vai trò.
Như vậy, với vị trí pháp lý mà Hiến pháp quy định thì HĐND phải thực hiện hai vai trò Vai trò thứ nhất
là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương) và vai trò thứhai là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân Hai vai trò này không độc lậptuyệt đối mà có sự đan xen thể hiện qua hai chức năng của HĐND
c Chức năng:
Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địaphương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cảithiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cảnước
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết củaHội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương
Tại Điều 120 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhànước cấp trên, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp vàpháp luật ở địa phương;…”
Mặt khác, theo quy định tại Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND thì HĐND không chỉ chịu tráchnhiệm trước nhân dân địa phương mà còn phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên (trong đó có
cơ quan hành chính cấp trên)
Như vậy, HĐND có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, tuy nhiên cácquyết định đó là để đề ra các biện pháp triển khai thực hiện pháp luật, bảo đảm việc thi hành nghiêm chỉnh Hiếnpháp và pháp luật ở địa phương và phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan Nhà nước cấp trên về việc triểnkhai thực hiện pháp luật Mặc dù không có văn bản nào xác định rõ nhưng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ vàquyền hạn đã được Hiến pháp và Luật Tổ chức HĐND và UBND hiện hành quy định thì HĐND là cơ quanthuộc hệ thống cơ quan hành pháp (một khâu trong việc triển khai thực hiện pháp luật) tại địa phương
2 UBND
(Theo Điều 2 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003)
a Khái niệm: Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
b Vai trò: Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện phápphát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn
c Chức năng: Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm
sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở
Uỷ ban nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp trên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu
sự chỉ đạo của Chính phủ
Trang 10Hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Uỷ bannhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân và của các cơ quan chuyên mônthuộc Uỷ ban nhân dân
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Uỷ ban nhân dân ra quyết định, chỉ thị và tổchức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó
Trang 11Câu 5: Phân tích bản chất, vai trò của pháp luật XHCN ở nước ta?
1 Khái niệm pháp luật
- Pháp luật nói chung là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do NN ban hành hoặc thừa nhận, thểhiện ý chí của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của NN, là yếu tố đảmbảo sự ổn định trật tự xã hội
- Pháp luật XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự chung do NN CHXHCN VN ban hành hoặc thừa nhận,thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và được đảmbảo thực hiện bằng bộ máy NN và phương thức tác động của NN, trên cơ sở giáo dục, thuyết phục và cưỡngchế của NN nhằm xây dựng chế độ XHCN
2 Bản chất pháp luật XHCN
1 Pháp luật XHCN mang tính nhân dân sâu sắc.
- Nội dung của nó thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nông dân, tầng lớp trí thức và những ngườilao động khác chiếm tuyệt đại đa số trong bộ phận dân cư trong xã hội Đây là điểm khác biệt cơ bản so vớikiểu pháp luật bóc lột- kiểu pháp luật chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị chiếm thiểu số dân cư
- Pháp luật XHCN đưa người dân lao động từ thân phận tôi đòi, làm thuê, lệ thuộc trong xã hội cũ trởthành những chủ nhân chân chính của xã hội mới, ghi nhận chủ quyền nhân dân, quy định một cách rộng rãi cácquyền tự do dân chủ cho công dân, tạo ra sự đảm bảo cho sự thực hiện quyền đó
2 Pháp luật XHCN khẳng định đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng, khuyến khích các cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào trong nước.
3 Pháp luật XHCN tuy mang tính cưỡng chế nhưng tính cưỡng chế đó đã chứa đựng những nội dung mới, khác với các kiểu pháp luật bóc lột.
- Trong pháp luật XHCN cũng có những quy định bắt buộc, cấm đoán, dự liệu những biện pháp cưỡngchế song do nội dung của pháp luật XHCN phù hợp với lợi ích, nhu cầu của đại đa số nhân dân nên nhìn chung
nó được thực hiện một cách tự giác
- Về căn bản cưỡng chế được đặt ra đối với người vi phạm pháp luật và nó được tiến hành trong sự kếthợp chặt chẽ với giáo dục, thuyết phục, trên cơ sở giáo dục thuyết phục
4 Pháp luật XHCN có phạm vi điều chỉnh rộng Không những nó quy định những vấn đề như tổ chức
quyền lực nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà còn điều chỉnh cả lĩnh vực trực tiếp tổ chức,quản lý lao động như: định mức lao động, thống kê, kiểm tra
5 Pháp luật XHCN liên hệ mật thiết với các quy phạm xã hội khác, đặc biệt là các quy tắc đạo đức, tập quán và các quy phạm của các tổ chức xã hội.
- Các tư tưởng và các quy tắc đạo đức tiến bộ luôn là cơ sở cho pháp luật XHCN Đến lượt mình, phápluật lại củng cố và truyền bá các giá trị đạo đức đó Giữa pháp luật XHCN và các tư tưởng, quy tắc đạo đức cóđiều gì mâu thuẫn thì điều đó phải được giải quyết trên cơ sở đạo đức
- Pháp luật XHCN bảo vệ những tập quán truyền thống tiến bộ Mặt khác, nó cũng ngăn cản, hạn chế vàloại trừ những tập tục lạc hậu ( như tảo hôn, đa thê )
- Pháp luật có quan hệ mật thiết với các quy phạm của các tổ chức xã hội nhất là Nghị quyết, điều lệ củaĐảng cộng sản Đường lối chính sách của Đảng là một trong những cơ sở của pháp luật Mặt khác, pháp luậtcũng là một trong những cơ sở để Đảng hoạch định đường lối, chính sách (Điều 4 Hiến pháp 1992)
Pháp luật XHCN là một hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thểhiện ý chí của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và những người lao động khác, được quyđịnh bởi cơ sở kinh tế của CNXH trong thời kỳ mới, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm mục đíchxây dựng một xã hội dân chủ và phồn vinh
3 Vai trò của pháp luật XHCN.
a Vai trò của pháp luật đối với kinh tế: Đối với kinh tế pháp luật có vai trò rất quan trong thể hiện ở
một số khía cạnh sau đây:
- Pháp luật tao ra các khung pháp lý để cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tiến hành hoạt độngquản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vĩ mô nền kinh tế Đồng thời, cũng là cở sở để cho các chủ thểsản xuất kinh doanh căn cứ vào đó để hoạt động
- Pháp luật là công cụ hữu hiệu giúp cho nhà nước khắc phục được các nhược điểm của nền kinh tế thịtrường, tạo ra sự công bằng xã hội
- Pháp luật là công cụ giúp nhà nước giải quyết có hiệu quả các tranh chấp kinh tế nảy sinh trong nềnkinh tế thị trường