Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy công tác tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức cho người dân khôngngừng được đẩy mạnh thực hiện và đặt ra những kế hoạch hoạt đ
Trang 1Cowvũ chính
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI -
ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG GÓP
PHẦN NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦANGƯỜI DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VŨ CHÍNH TP THÁI BÌNH
Học viên thực hiện: NGUYỄN THIỆN THOẠI Lớp: Đại học Công tác xã hội K4 - TPTB
Hệ đào tạo: VHVL
THÁI BÌNH, THÁNG 7/2015
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn và thực hiện đề tài
Quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống,nâng cao ý thức pháp luật của ngườidân được bắt đầu bằng hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật, đây là khâuđầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để truyền tải pháp luật vàocuộc sống Vì thực hiện pháp luật dù bằng hình thức nào như tuân thủ pháp luật,thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật hay áp dụng pháp luật thì trước hết đềuphải có hiểu biết pháp luật
Bên cạnh đó việc giáo dục pháp luật còn giúp hình thành ý thức pháp luật trongnhân dân, tạo lòng tin vào pháp luật, thói quen và ý thức tôn trọng pháp luật chomọi công dân, nhằm phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong cuộc sống xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy công tác tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức cho người dân khôngngừng được đẩy mạnh thực hiện và đặt ra những kế hoạch hoạt động phù hợpvới đặc thù riêng của địa phương mình
Tuy nhiên trên thực tế vũ chính là một xã vùng ven còn nhiều khó khăn ý thứcpháp luật trong nhân dân còn nhiều hạn chế do đó đòi hỏi công tác phổ biến,giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật của người dân phải được tiếnhành thường xuyên liên tục với nhiều biện pháp thích hợp hơn Là một sinh viêncuối khoá được phân công về thực tập,nghiên cứu, tìm hiểu làm bài điều kiện tốtnghiệp dùng phương pháp phát triển cộng đồng nâng cao ý thức pháp luật củangười dân tại địa phương , trong quá trình làm bài em đã được tiếp cận, tìm hiểuvới công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật qua đó thấy được phầnnào những khó khăn vướng mắc cũng như những kết quả đã đạt được của côngtác này tại địa phương Do đó em chọn đề tài “vận dụng phương pháp phát triểncộng đồng nâng cao ý thức pháp luật người dân trên địa bàn ” là nội dung chínhtrong bài điều kiện của mình Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, thời gian thựctập không dài nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mongnhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để nhận thức của em về vấn
đề này được hoàn thiện hơn
2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
- Phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến việc thựchiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninhquốc phòng và đời sống sinh hoạt, học tập của toàn thể cán bộ, công chức, viênchức, người lao động, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, nhằm nâng cao hơnnữa nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu
Trang 3pháp luật của cán bộ và nhân dân; đồng thời tạo điều kiện để cán bộ và nhân dân
sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa mình, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi
vi phạm pháp luật
- Tạo bước phát triển mới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật(PBGDPL), đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý chocán bộ và nhân dân trên địa bàn
- Thực hiện xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đẩy mạnh thựchiện cơ chế phối hợp, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động,sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị đối với côngtác PBGDPL; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xãhội tham gia, đưa công tác PBGDPL thành hoạt động thường xuyên, liên tục củamọi cơ quan, tổ chức, công dân
Yêu cầu
- Kế thừa những kết quả đạt được, bảo đảm tính liên tục và phát triển trong thựchiện các nội dung, hình thức, biện pháp PBGDPL Sử dụng và khai thác có hiệuquả các hình thức PBGDPL; kết hợp việc PBGDPL trên diện rộng với các hoạtđộng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở, khai thác tủ sách phápluật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật
và các hoạt động văn hóa khác
- Phổ biến giáo dục pháp luật phải gắn với việc quán triệt các chủ trương, chínhsách của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trênđịa bàn
- Coi trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện nghiêm túc chế độ thôngtin báo cáo, sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá đúng tình hình và kết quả thực hiện;kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp để tăng cường và nâng cao hiệu quảthực hiện công tác PBGDPL trong địa bàn
3 Đối tượng, địa bàn thực hiện.
Đối tượng cần nâng cao ý thức , tuyên truyền, phổ biến pháp luật là toàn dân
trên địa bàn xã, trình độ hiểu biết pháp luật chưa cao và mục tiêu của tuyêntruyền, phổ biến pháp luật là làm cho các công dân hiểu mình là ai, mình làm gì
và làm như thế nào, công dân hiểu và nắm được các quy định của pháp luật đểgiải quyết công việc, để bảo vệ quyền lợi của mình trước các cơ quan nhà nước
Do vậy nội dung tuyên truyền cần được giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản, càng
dễ hiểu bao nhiêu càng tốt để tiếp cận được mọi đối tượng một cách hiệu quả,đặc biệt là các nội dung liên quan đến kiến thức pháp luật cơ bản, các khái niệm,các quy phạm pháp luật
Trang 41.1.2 Khái niệm phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng là một tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo, thiếu tự tin, có vấn đề, có nhu cầu thành cộng đồng tự lực và giải quyết các vấn
đề đặt ra thông qua việc giáo dục giúp đỡ các thành viên trong cộng đồng, nhận thức rõ tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy hết khả năng và tài nguyên sẵn có của họ.
Phát triển cộng đồng là một tiến trình qua đó có sự nỗ lực của chính dân cưtrong cộng đồng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiệnkinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng và để cộng đồng có điều kiện hội nhập vàtham gia tích cực vào đời sống của toàn xã hội Thực chất của phương pháp tổchức và phát triển cộng đồng là người làm CTXH sử dụng kiến thức, kỹ năng, xâydựng, thực hiện chương trình, dự án dựa trên sự huy động nguồn lực bên trongcộng đồng (nội lực) kết hợp với nguồn lực của xã hội, có sự tham gia của nhà nướchoặc các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài (tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội), để cảithiện, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, tăng cường khả năng tự lực của cộngđồng trong việc giải quyết vấn đề của mình
Đối tượng tác động của phương pháp này là cộng đồng người, sinh sống trênmột địa bàn dân cư có những đặc điểm chung cơ bản về kinh tế, xã hội và vănhóa, có vấn đề hoặc nhu cầu xã hội Mục đích của CTXH với cộng đồng làthông qua việc nhận diện vấn đề của cộng đồng, đánh giá các nguồn lực, khaithác và phát huy tiềm năng của cộng đồng, từ đó tổ chức hoạt động, thực thinhững chương trình hành động mang lại những chuyển biến tích cực cho cộngđồng: từ chỗ khó khăn, kém phát triển trở thành cộng đồng tiến bộ, ổn định, pháttriển
Quá trình ứng dụng phương pháp CTXH tác nghiệp với cộng đồng, người làmCTXH tổ chức và phát triển cộng đồng cùng với cộng đồng xác định vấn đề gặpphải, phân tích tìm ra nguyên nhân của những trở ngại khó khăn ảnh hưởng tới
Trang 5sự phát triển của cộng đồng và tạo ra mối quan hệ, liên kết giữa các thành viêntrong cộng đồng, giữa cộng đồng với các cơ quan chức năng, tổ chức, thông quacác chương trình, dự án hoạt động làm thay đổi, chuyển biến tích cực cộngđồng: từ yếu, kém, có vấn đề, có nhu cầu trở thành cộng đồng thức tỉnh, lên khá
và phát triển - cộng đồng tự lực
1.2 Bối cảnh ứng dụng phương pháp phát triển cộng đồng.
- phương pháp này là cách tiếp cận nhắm vào năng lực, có khả năng hay chắcchắn tăng năng lực cho cộng đồng, thúc đẩy người dân tạo ra sự thay đổi đầy ýnghĩa và tích cực từ bên trong cộng đồng Thay vì nhắm vào nhu cầu của cộngđồng, mặt thiếu sót, khiếm khuyết và vấn đề, cách tiếp cận giúp họ (cộng đồng)trở nên mạnh mẽ hơn và tự lực tự cường hơn qua khám phá, liệt kê, nhận dạng(sắp đặt) và huy động tất cả các nguồn lực tại chỗ của họ
Ít người nhận thức (hiểu biết) có bao nhiêu nguồn lực của một cộng đồng bất kỳnhư:
Kỹ năng của người dân, từ người trẻ đến người khuyết tật, từ người có chuyênmôn, thành đạt đến người nghệ sĩ nghèo,…
Sự cống hiến, đóng góp của các hội đoàn dân sự như: nhà thờ, các nhóm vănhóa, câu lạc bộ, hội đồng hương/ hàng xóm,…
Các nguồn lực từ các tổ chức (thiết chế) chính thức như: kinh tế/ doanh nghiệp,trường học, thư viện, trường học cộng đồng, bệnh viện, công viên, các tổ chức
xã hội
- một chiến lược phát triển cộng đồng bền vững Vượt trên sự huy động của mộtcộng đồng riêng biệt Cách tiếp cận quan tâm đến việc làm thế nào để nối kếtnguồn lực vi mô với môi trường vĩ mô Nói một cách khác, quan tâm đến những ranh giới của cộng đồng và làm thế nào đặt cộng đồng trong mối quan hệ vớicác thiết chế, tổ chức hội đoàn ở địa phương và môi trường kinh tế bên ngoài màtruyền “lửa” cho các hội đoàn thể địa phương và những mạng lưới không chínhthức nhận thức về vai trò và những khả năng của cộng đồng trong việc lèo láitiến trình phát triển bằng cách nhận dạng và huy động những nguồn lực hiện cónhưn- sự phồn vinh liên tục của cộng đồng tùy thuộc vào đó.Cách tiếp cận chú ýđến g thường không được nhận ra hay không được tận dụng, vì thế đáp ứng vàtạo ra cơ nguồn lực xã hội: tài năng, năng lực của cá nhân, và mối quan hệ xãhội mà nó hội tại địa phương
- phát triển cộng đồng với tư cách là một chiến lược, nhằm kích thích và duy trì
sự phát triển trong các vùng gần thành thị và các cộng đồng ở nông thôn Nócũng thu hút sự đồng tình của một số người tuy không nhiều nhưng tận tâm Đó
là những người đã bị vỡ mộng với cách tiếp cận phát triển cộng đồng dựa trên
Trang 6nhu cầu, do đó, nó mở ra triển vọng là kích thích sáng kiến địa phương và tăngcường hành động tập thể.
1.3 Nguyên tắc tác nghiệp của phương pháp phát triển cộng đồng.
Đối tượng tác nghiệp của phương pháp tổ chức và phát triển cộngđồng là cộng đồng có nhu cầu, có vấn đề; với đặc thù cộng đồng là mộtthành tố của cấu trúc xã hội, được xác định dựa trên những tiêu chí nhấtđịnh, thường được hiểu khái quát là một tập hợp dân cư sinh sống trêncùng một địa bàn, do đó phải có những nguyên tắc tác nghiệp phù hợp.Cùng với những nguyên tắc chung, trở thành những nguyên tắc cụ thểnhư: khẳng định và coi trọng đặc điểm riêng của cộng đồng; tôn trọngquyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của cộng đồng; cộng đồng vừa là đốitượng tác động, vừa là nguồn lực và lực lượng chủ yếu giải quyết vấn đề,đáp ứng nhu cầu của cộng đồng… còn có những nguyên tắc đặc thù
Những nguyên tắc tác nghiệp đặc thù bao gồm:
+ Các hoạt động phát triển cộng đồng phải dựa trên nhu cầu thiết yếu củacộng đồng Tác viên phát triển cộng đồng không làm thay, áp đặt chương trìnhphát triển từ trên hoặc từ bên ngoài vào mà phải được xuất phát từ bên trongcộng đồng Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu, quyết định đến động lực, sựtham gia - điều kiện thành công của chương trình/dự án phát triển cộng đồng.+ Phát triển cộng đồng phải dựa trên cơ sở và hướng tới thực hiện côngbằng, bình đẳng, dân chủ Nguyên tắc này đòi hỏi công bằng, bình đẳng, dân chủ
về thông tin, về quyền tham gia, về mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng với lợiích cá nhân và về hưởng thành quả từ trước, trong và sau quá trình triển khaithực hiện chương trình/dự án phát triển cộng đồng
+ Khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực cho chương trình/dự án pháttriển cộng đồng Các nguồn lực phát triển cộng đồng bao gồm nguồn lực vậtchất và nguồn lực tinh thần, nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài Nguồnlực bên trong cộng đồng cần khai thác, phát huy như sức mạnh từ tinh thần cộngđồng, đoàn kết cộng đồng, văn hóa cộng đồng, cố kết cộng đồng, kinh nghiệmcộng đồng, cá nhân có uy tín trong cộng đồng Nguồn lực bên ngoài có thể lànguồn lực tài chính, khoa học – kỹ thuật, chính sách và đặc biệt là vai trò củatác viên phát triển cộng đồng
+ Giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu chung và chú trọng những ưu tiên.Chương trình/dự án phát triển cộng đồng, bên cạnh việc quan tâm đến nhu cầu
Trang 7chung của cộng đồng cũng cần chú trọng đến những đối tượng ưu tiên nhưngười nghèo, người yếu thế, thiệt thòi, trình độ thấp
+ Các hoạt động phát triển cộng đồng là một tiến trình có sự hợp tác và sựliên kết chặt chẽ: bắt đầu từ những hoạt động nhỏ để đạt được những thành côngnhỏ Các hoạt động phát triển cộng đồng là một tiến trình có sự hợp tác và sựliên kết, nó đòi hỏi phát triển phải được coi như là một tiến trình, trong đó có cácbước đi thích hợp từ thấp đến cao, từ chỗ nhận diện, đánh giá nhu cầu đếnnhững hành động dựa trên việc khai thác, sử dụng, phát huy nguồn lực, chuyểnbiến cộng đồng ở tình trạng yếu kém, chưa thức tỉnh tiến lên cộng đồng thứctỉnh, tự lực và phát triển Trong toàn bộ tiến trình, sự chia sẻ về kinh nghiệm,chia sẻ về phương pháp, kĩ thuật và các sáng kiến từ đó có thể tránh đượcnhững mâu thuẫn, những xung đột xảy ra làm tổn hại đến sự phát triển cộngđồng là hết sức quan trọng
+ Có niềm tin vào sức mạnh của cộng đồng Khuyến khích người dân pháthuy khả năng, tiềm năng của họ để cùng thảo luận, ra quyết định và thực hiệnhành động trong các chương trình hành động giải quyết vấn đề, phát triển cộngđồng Niềm tin và sự khích lệ sẽ tạo ra những sự thay đổi trong cộng đồng, từcộng đồng
1.4 Tiến trình phát triển cộng đồng
Tiến trình phát triển cộng đồng là quá trình bao gồm các bước hoạt độngthể hiện sự tương tác giữa người làm CTXH (tác viên phát triển cộng đồng) vớimột cộng đồng cụ thể nhằm đạt được mục đích và các mục tiêu đặt ra Thực chấttiến trình phát triển cộng đồng là quy trình thực hiện các bước trước, trong vàsau của một chương trình, dự án hoạt động đối với một cộng đồng Tiến trìnhnày bắt đầu từ lựa chọn, tiếp cận, nhận diện vấn đề, đánh giá nhu cầu, tiềm năng,những điều kiện thuận lợi, khó khăn của một cộng đồng đến việc thiết kế/xâydựng, thực hiện chương trình, dự án phát triển cộng đồng và những hoạt độngphát triển sau chương trình, dự án
+ Tìm hiểu và đánh giá cộng đồng: bước chuẩn bị, tạo tiền đề đi đến quyếtđịnh xây dựng và thực hiện chương trình, dự án phát triển cộng đồng Mục đích củabước tìm hiểu, đánh giá cộng đồng là nghiên cứu, khảo sát thực tế nhằm xác địnhtình trạng hiện thời của cộng đồng, nhận diện, phát hiện những vấn đề gặp phải củacộng đồng, đánh giá nhu cầu, tiềm năng, những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt
Trang 8động, tổ chức đời sống của cộng đồng và dân cư trong cộng đồng Để đạt đượcmục đích đặt ra, tác viên phát triển cộng đồng phải thực hiện các nhiệm vụ: tiếp cậncộng đồng, thu thập, xử lý, phân tích thông tin thông qua sử dụng các phương pháp
và kỹ năng chuyên nghiệp; thảo luận với cấp trên, với lãnh đạo và đại diện cộngđồng về những kết luận, đánh giá hiện trạng, nhu cầu, tiềm năng của cộng đồng, từ
đó đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề, nâng cao năng lực, hướngtới thiết kế, xây dựng chương trình, dự án phát triển cộng đồng
+ Xây dựng chương trình, dự án phát triển cộng đồng: đáp ứng nhu cầu, giảiquyết một hay một số vấn đề của cộng đồng với sự tham gia tích cực của nhiềulực lượng xã hội bên trong và bên ngoài cộng đồng, trong đó đối tượng thamgia, đích tác động hướng tới là bản thân cộng đồng, thể hiện bằng một kế hoạchcan thiệp hay một chương trình hành động được xác định bởi một khung thờigian, nguồn lực và hoạt động quản lý
Xây dựng và thực hiện chương trình hành động hay dự án phát triển cộngđồng là trọng tâm, là nội dung quan trọng nhất của một tiến trình phát triển cộngđồng, thể hiện vai trò của tác viên phát triển cộng đồng trong mối quan hệ tươngtác với một cộng đồng cụ thể Một chương trình/dự án phát triển cộng đồng phảiđược xây dựng, triển khai hoạt động dựa trên những nguyên tắc phát triển cộngđồng và bao gồm những nội dung cơ bản: (1)Tên chương trình/dự án; (2)Mụcđích, các mục tiêu cụ thể; (3) Thời gian, địa điểm, phạm vi hoạt động, ban/ngườiđiều hành, quản lý hoạt động và đối tượng tham gia, hưởng lợi/đích tác độnghướng tới của chương trình/dự án; (4)Nội dung, nhiệm vụ, kế hoạch chi tiết củatừng hoạt động trong chương trình/dự án; (5)Nguồn lực và các điều kiện cơ sởvật chất, cơ sở pháp lý, chính sách cần thiết cho hoạt động của chương trình/dựán; (6)Thuận lợi, khó khăn và những vấn đề có thể phát sinh, cần giải quyếttrong quá trình triển khai thực hiện chương trình/dự án; (7)Dự báo những kếtquả đạt được của dự án dựa trên khả năng sử dụng nguồn lực đáp ứng nhu cầu,mục tiêu
+ Hoạt động chuyển giao, phát triển sau chương trình/dự án: nâng cao nănglực của cộng đồng – cộng đồng tự lực Phát triển cộng đồng không chỉ dừng lại
ở việc thực hiện những dự án đơn lẻ, có tính giai đoạn, nhất thời, đáp ứng mộthay một số nhu cầu, giải quyết một hay một số vấn đề nào đó mà điều quantrọng hơn, hướng tới mục đích cao hơn phải là sự chuyển giao quy trình tácđộng, tiếp diễn chuyển biến từ cộng đồng yếu kém, thụ động, có vấn đề sangcộng đồng thức tỉnh và lên cộng đồng chủ động, tự lực, sáng tạo Một mục tiêu
Trang 9quan trọng, một tiêu chí đánh giá thành công của chương trình dự án là trongquá trình triển khai thực hiện có những hoạt động hướng tới nâng cao năng lựcnhận thức, tổ chức, giải quyết vấn đề của cộng đồng sau khi chương trình/dự ánkết thúc Những kết quả, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng đạt được của cộngđồng từ chương trình/dự án là điều kiện, yếu tố động lực thúc đẩy cộng đồnggiải quyết những vấn đề đáp ứng những nhu cầu và theo những mục tiêu mới –phát triển bền vững Vì vậy, sau khi kết thúc chương trình/dự án, mặc dù khôngcòn sự tham gia trực tiếp của tác viên phát triển cộng đồng nhưng cộng đồngvẫn luôn tiếp diễn việc nhận thức, phát hiện, huy động nguồn lực bên trong vàbên ngoài để giải quyết những vấn đề nảy sinh nhằm duy trì và đảm bảo sự ổnđịnh, nâng cao đời sống mọi mặt của cộng đồng.
1.5 Dự án/chương trình phát triển cộng đồng.
- Khái niệm dự án phát triển cộng đồng:
Dự án phát triển cộng đồng là một loại dự án phát triển nhằm giải quyếtmột hay một số vấn đề của cộng đồng với sự tham gia tích cực của nhiều lựclượng xã hội, thể hiện bằng một kế hoạch can thiệp, hỗ trợ hay một chương trìnhhành động được xác định bởi một khung thời gian, nguồn nhân lực, tài chính vàquản lý
Dự án phát triển cộng đồng là dự án hướng trực tiếp vào cộng đồng nhằmmục đích giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự pháttriển toàn diện của cộng đồng thông qua việc nâng cao năng lực của người dân
và các tổ chức trong dân chúng
Như vậy, dự án phát triển cộng đồng phải hướng vào những mục tiêu pháttriển cụ thể, nó không phải là một dự án cứu trợ hay giải quyết tình huống khẩncấp, tạm thời, trước mắt, nó được thực hiện có sự phối hợp của nhiều nguồn lực,lực lượng và đối tượng của dự án là tạo ra sự thay đổi tích cực tại cộng đồng, từbên trong cộng đồng
- Quy trình thiết kế, thực hiện dự án phát triển cộng đồng:
+ Thiết kế dự án: Bao gồm các khâu từ nhận diện cộng đồng, xác định nhu
cầu, xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, đánh giá nguồn lực, thuận lợi,khó khăn cho đến việc hoạch định các hoạt động
+ Triển khai dự án: Là quá trình triển khai các hoạt động đã được hoạch
định – lên kế hoạch, bao gồm các hoạt động phối hợp, hoạt động giám sát vàhoạt động quản lý
Trang 10+ Đánh giá dự án: Là quá trình gồm các hoạt động đánh giá mức độ đạt được
trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đã đề ra, tương ứngvới chúng là hệ thống các hoạt động, các nguồn lực đã được sử dụng và triểnkhai
- Thiết kế dự án – khung lý thuyết chung của một dự án phát triển cộng đồng
* Tên dự án
* Địa điểm thực hiện
* Đối tượng tham gia, đối tượng đích hướng tới, quản lý thực hiện
* Thời gian triển khai
+ Cơ sở – lý do xây dựng, thực hiện dự án
+ Xác định nhu cầu của cộng đồng
+ Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của dự án
+ Các nguồn lực huy động thực hiện dự án
+ Thuận lợi và khó khăn của việc thực hiện dự án
+ Tiến độ thực hiện dự án: nôi dung hoạt động theo kế hoạch cụ thể
+ Dự kiến kết quả đạt được của dự án
2. TỔNG QUAN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ VIỆC NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
2.1 Khái niệm pháp luật, ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật
- pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận)
và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và lànhân tố điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
- ý thức pháp luật là tổng thể các học thuyết,tư tưởng,tình cảm của con người,thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hoặc không công bằng ,đúng đắnhoặc không đúng dắn của pháp luật hiện hành,pháp luật trong quá sử sự của conngười,trong hoặt động của các cơ quan, tổ chức
-giáo dục pháp luật được xem là hoạt động có tính định hướng khứ và pháp luậtcần phải có,về tính hợp pháp hoặc không hợp pháp trong cách của các cơ quanđảng,nhà nước và tổ chức xã hội,trong đó người giáo dục và người được giáodục luôn tác động qua lại lẫn nhau,thiết lập những hành vi sử sự phù hợp cácquy phạm pháp luật.hoạt động của giáo dục pháp luật nhằm hình thành ở conngười thói quen sử sự phù hợp với đòi hỏi của pháp luật
Trang 11Giáo dục pháp luật là quá trình tác động có tính liên tục,lâu dài,thườngxuyên.vì thế giáo dục pháp luật phải thong qua nhiều cơ quan,tổ chức chính trị,
xã hội,trong đó hội đồng phối hợp PBGDPL giữ vai trò quan trọng,nhưng cầnphải có sự kết hợp chặt chẽ với các ban nghành lien quan nhằm mục đích hướngdẫn hành vi con người sử sự phù hợp với quy định của pháp luật
2.2.Thực trạng hiểu biết và ý thức pháp luật của người dân ở nước ta hiện nay:
- Có thể nói rằng, thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay có biểu hiệntương đối tốt Thực hiện Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sáchcủa nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các ban cấp lãnh đạo, công tác tuyêntruyền pháp luật của các cơ quan chức năng; tất cả những nhân tố đó đã tạo chongười dân một cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về pháp luật, từ đó, ngườidân chấp hành, tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách tự giác, chủ động vànghiêm chỉnh Ví dụ như có nhiều vụ tham nhũng của các cán bộ công chức nhànước như tham nhũng về đất, tiền đóng góp của người dân đã bị người dânkhiếu nại, tố cáo Nhân dân ủng hộ nhiệt tình với các chủ trương của chính phủtrong việc giải quyết dứt khoát, không tránh né dù đối tượng có cương vị, trọngtrách cao đến đâu, cũng có nghĩa rằng nhu cầu công bằng xã hội được dư luận xãhội quan tâm, tán thành, ủng hộ Không chỉ đem lại quyền lợi cho người dân màthể hiện tính dân chủ của nhà nước Điều này cũng cho thấy nhận thức về phápluật của người dân đã được củng cố và nâng cao
Sự phát triển về kinh tế với những chính sách kinh tế thuận lợi; đường lối chínhtrị đúng đắn, định hướng nhân cách con người; nét đẹp truyền thống và nhữngđổi mới theo hướng tích cực, lối sống văn hóa cùng với các hệ thống pháp lýchặt chẽ đã tạo điều kiện cho người dân thực hiện pháp luật một cách hiệu quảnhất Nhìn chung, xã hội hiện nay tương đối ổn định, có điều kiện phát triểnkinh tế xã hội; để có được điều này là nhờ có hoạt động thực hiện pháp luật củacon người được đảm bảo, duy trì và giữ vững Bên cạnh những mặt tích cực trong thực tiễn hoạt động thực hiện pháp luật ởnước ta hiện nay thì trong thực tế vẫn còn tồn đọng một số hạn chế, bất cậptrong quá trình thực hiện pháp luật Mặc dù có sự chỉ đạo của các cơ quan chứcnăng có thẩm quyền, đường lối chính trị đúng đắn của nhà nước, tuy nhiên,trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ thực hiện pháp luật trái với quyđịnh nhà nước, có thể gọi là vi phạm pháp luật và tội phạm Điều này cho thấy ýthức pháp luật của những bộ phận này chưa cao, kém hiểu biết và ảnh hưởngxấu tới sự ổn định và trật tự xã hội Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm
Trang 12pháp luật là trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật, sự tôn trọng pháp luậtcủa một bộ phận nhân dân còn hết sức hạn chế Trong thời gian qua, việc tuyêntruyền pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các phươngtiện khác đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, so với yêu cầu nângcao trình độ, ý thức pháp luật cho nhân dân thì những kết quả đó vẫn chưa tươngxứng Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ pháp luật cho nhân dân theo yêu cầuquản lý nhà nước bằng pháp luật hiện nay là vấn đề cấp thiết.
- Thực trạng ý thức pháp luật của người dân Với nhiều chủ trương, chínhsách, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công tác xây dựng hoàn thiện hệ thống phápluật ngày càng nâng cao và có chất lượng tốt tạo ra sự chuyển biến rõ rệt so vớithời kỳ bao cấp trước đây Với các quy định phù hợp của pháp luật về các quyền
cơ bản của con người (như ăn, ở, đi lại, kinh doanh ) đã tạo ra hành lang pháp
lý thuận lợi cho sinh hoạt của mọi người dân Ý thức pháp luật của người dâncũng có sự chuyển biến tích cực, nhận thức về vị trí vai trò của pháp luật đối vớiđời sống ngày càng cao Xuất phát từ nhận thức đúng đắn vai trò của pháp luậttrong cuộc sống người dân có ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật tốt hơn Ýthức pháp luật của nhân dân Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, nâng cao
về mọi phương diện Sự hiểu biết về tri thức pháp luật nói chung, pháp luậtchuyên ngành của cán bộ công chức và người dân ngày càng nâng cao không chỉ
về số lượng văn bản pháp luật mà về bản chất nội dung các quy định pháp luật.Điều này thể hiện qua tình hình ý thức chấp hành pháp luật của người dân trongmọi lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, giao thông, môi trường, y
tế, hội nhập kinh tế quốc tế được cải thiện rõ rệt thông qua việc tuân thủ đúngcác yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật Ví dụ các chủ thể kinh doanh tuân thủ đúngcác quy định về thành lập, hoạt động của doanh nghiệp; chấp hành tốt các quyđịnh của pháp luật về cạnh tranh lành mạnh; kinh doanh thương mại; tỷ lệ tảohôn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đã thuyên giảm đáng kể, tỷ lệ tội phạm vàcác vi phạm pháp luật khác cũng giảm rõ rệt, Đồng thời, ý thức tự bảo vệquyền, lợi ích chính đáng của người dân được nâng cao Chính nhờ có tri thứcpháp luật đúng đắn giúp họ có thể tụ hành động để bảo vệ quyền lợi của mình
mà không xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác và Nhà nước.Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây tình hình ý thức pháp luật của đội ngũ cán
bộ, công chức và người dân Việt Nam có nhiều yếu kém, đặc biệt có nhiều vấn
đề mới phát sinh có chiều hướng gia tăng đến mức "báo động" là "điểm nóng"đối với tình hình chính trị, an ninh, xã hội
2.3 sự cần thiết nâng cao ý thức pháp luật của người dân ở nước ta.
Trang 13Chúng ta đã và đang tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa dân, do dân, vì dân với mục đích thực hiện quyền làm chủ Sự cần thiết nângcao ý thức pháp luật của người dân ở nước ta của nhân dân theo chủ trương,đường lối của Đảng.
-Nhà nước pháp quyền XHCN lấy pháp luật làm căn cứ điều tiết các hành vi cánhân, các quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững.-Để có được xã hội pháp quyền như vậy, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như xâydựng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, có hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước từTrung ương xuống cơ sở vững chắc, trình độ văn hóa pháp luật và ý thức củangười dân đạt tới sự hiểu biết, tự giác cao, các cơ quan giám sát thi hành phápluật nghiêm minh Trong số những yếu tố trên, yếu tố nào cũng có vai trò đặcbiệt quan trọng Nhưng suy cho cùng, hệ thống luật pháp ấy có đến được vớingười dân không, nhân dân có hiểu biết và tự giác thực hiện pháp luật haykhông là vấn đề quyết định Nếu luật pháp vẫn chỉ là luật pháp cho dù có hoànchỉnh đến mấy; nếu người dân cứ tự do sống theo kiểu của mình không cần biếtđến luật pháp, thì không những xã hội không phát triển mà còn rất tồi tệ và bất
ổn Mấu chốt của vấn đề ở chỗ, pháp luật phải đi vào cuộc sống, nhân dân thấycần pháp luật như cần không khí để hít thở vậy Cho nên, việc tuyên truyền giáodục pháp luật cho nhân dân là việc làm không thể thiếu và cũng không thể làmmột, hai lần, làm một thời gian ngắn là xong mà phải rất kiên trì, sáng tạo, linhhoạt, được toàn xã hội tham gia
Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân có nhiều việc phải làm, bằngnhiều cách, do nhiều lực lượng tham gia như đã nêu
Các phương tiện thông tin đại chúng với những ưu thế đặc biệt đã thực sự là mộtcông cụ tuyên truyền giáo dục pháp luật có hiệu quả xã hội cao Các phương tiệnthông tin đại chúng làm cho mỗi người dân trong đời sống sinh hoạt thườngngày của mình được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng một cáchtrực tiếp, cập nhật, phong phú, đa dạng, sinh động, dễ dàng Thông qua cácphương tiện nghe, nhìn của đài phát thanh, đài truyền hình, sách báo in, báomạng, báo ảnh, tạp chí người dân có thể thấm nhuần những nội dung phápluật, những điều cần phải làm, những vấn đề phải quan tâm Các phương tiệnthông tin đại chúng cũng phê phán, nêu rõ các hiện tượng sai trái coi thườngpháp luật, không hiểu pháp luật đã dẫn đến những hậu quả khó lường cho cánhân, gia đình và xã hội Việc làm này có tác động mạnh tới nhận thức tư tưởng,tình cảm của mỗi người, khiến họ phải tự điều chỉnh hành vi của mình theo quyđịnh của pháp luật Cho nên việc tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng là cần thiết, có nhiều ưu thế và là một trong
Trang 14những phương pháp, phương thức tuyên truyền giáo dục pháp luật hiện nay cóhiệu quả cao, được nhiều người ở nhiều lứa tuổi quan tâm.
2.4 quan điểm, định hướng giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của người dân ở nước ta.
- Thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vềcông tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo tinh thần và nội dung của các Nghịquyết của Bộ Chính trị: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiếnlược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đếnnăm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tưpháp đến năm 2020; Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thưTrung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến,giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;thực hiện cải cách hành chính, phân cấp cụ thể để địa phương chủ động đưacông tác phổ biến, giáo dục pháp luật hướng về cơ sở; đáp ứng nhu cầu tìm hiểupháp luật của nhân dân;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của Nhà nước, đồng thời cũng làtrách nhiệm chung của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện bản chấtNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;từng bước xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó Nhà nướcgiữ vai trò nòng cốt, khuyến khích, hướng dẫn, huy động sự tham gia, đóng gópcủa xã hội vào công tác này;
- Điều chỉnh toàn diện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, quy định cụ thể
về nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật; người được phổ biến, giáo dục phápluật; tổ chức và người thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; hình thành cácchuẩn mực, quy tắc nghề nghiệp trong công tác này; huy động nguồn lực bảođảm hoạt động và tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật vàomột hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương là ngành Tưpháp, với cơ quan trực tiếp thực hiện là đơn vị làm công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật ở trung ương và địa phương Ngành Tư pháp vừa có nhiệm vụ quản lýNhà nước thống nhất trong phạm vi cả nước về công tác phổ biến, giáo dục phápluật, vừa là Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáodục pháp luật của Chính phủ Tăng cường sự chủ động và cơ chế phối hợp hiệuquả giữa các bộ, ngành, đoàn thể trong công tác PBGDPL Phân cấp mạnh mẽhoạt động PBGDPL cho địa phương với phương châm hướng công tác PBGDPL
về cơ sở
Trang 15- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, kế thừa những quy định của pháp luật hiệnhành về phổ biến, giáo dục pháp luật; tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinhnghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật của các nước trên thế giới.
- Sự cần thiết xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hànhpháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chếXHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, donhân dân và vì nhân dân Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tácphổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tácnày Trong rất nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cậpđến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Triển khai mạnh mẽcông tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoànthể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham giacác đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xâydựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xãhội’’ Nghị quyết số 08–NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một sốnhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới chỉ rõ cần: “Đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phongphú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên toà xét xử lưu động và bằngnhững phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán
bộ và nhân dân”
Hiến pháp năm 1992 giao Chính phủ nhiệm vụ: “Tổ chức và lãnh đạo công táctuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân” Nhiều văn bảnpháp luật của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến việc tăng cường công tác phổbiến, giáo dục pháp luật như: Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 củaThủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tronggiai đoạn hiện nay, Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạchtriển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 vàthành lập Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật… Đặc biệt,Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Chỉ thị số32-CT/TW) đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận củacông tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trịđặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”
Trang 163. THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT VÀ Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA
NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ vũ chính
3.1 Khái quát về địa bàn xã vũ chính.
3.1.1 Về điều kiện địa lý, tự nhiên, dân số.
Xã vũ chính TP Thái Bình, cách trung tâm thành phố chừng 3,5 km, có vị tríđịa lý ở phía Nam thành phố,địa giới hành chính phía Đông Nam giáp xã VũNinh (huyện Kiến Xương); phía Đông giáp xã Vũ Lạc; phía Đông Bắc và phíaBắc giáp phường Trần Lãm; phía Bắc giáp phường Kỳ Bá; phía Tây Bắc giápphường Quang Trung; phía Tây giáp xã Vũ Phúc; phía Nam giáp với xã ViệtThuận và xã Vũ Hội huyện Vũ Thư
Vũ Chính có diện tích là 558 hecta với dân số ước khoảng 12.700 người gồmhàng chục dòng họ, trong đó đông nhất là ba họ Nguyễn Xuân (Nguyễn Ngọc),Phan Văn, Vũ Đình Mỗi dòng họ có trên dưới 1.000 người Dân cư sống tậptrung ở thành 3 làng Tống Vũ (phía Đông xã gồm các thôn Tống Vũ, Tây Sơn,Hòa Hải, Đông Hải, Tống Vũ, tổ dân phố 2, dân số ước tính trên 5.000 người),làng Tống Văn (phía Tây xã gồm các thôn Tống Văn, Nam Hùng, Trấn Tây,Quyến, Trung Hòa, Tiên Sơn, tổ dân phố 1, dân số ước tính 7.000 người), làngLạc Chính (phía Tây Bắc, đồng thời cũng là thôn Lạc Chính có khoảng 1.000người) Tổng cộng xã có 12 thôn và 2 tổ dân phố bao gồm các thôn:
Trang 17Xã Vũ Chính gồm 3 làng Tống Vũ, Tống Văn, Lạc Chính Vùng đất Vũ Chínhhình thành vào khoảng 400 năm về trước, đầu thế kỷ 17, di dân từ các nơi đã lậplên làng Tống Vũ và làng Lạc Chính Đến khoảng thế kỷ 19, làng Tống Vũ táchthành Tống Vũ và Tống Văn Thời Pháp thuộc, tại Thái Bình làng được gọi là
xã, hai xã Tống Vũ và Tống Văn thuộc tổng Hội Khê, xã Lạc Chính thuộc tổngLạc Đạo đều thuộc huyện Vũ Tiên, phủ Thư Trì, Đến sau cách mạng tháng 8-
1945, xã Tống Văn và xã Lạc Chính được hợp nhất thành xã Vũ Chính XãTống Vũ và xã Lạc Đạo (tổng Lạc Đạo) được hợp thành xã Vũ Lãm Ngày 18-12-1976, xã Vũ Chính và xã Vũ Lãm được thành lập thành xã Chính Lãm, lúcnày xã Chính Lãm rộng khoảng 800ha, dân số lên đến 15 ngàn người Ngày 5-04-1982, thôn Lạc Đạo xã Chính Lãm được tách ra để thành lập phường TrầnLãm, xã Chính Lãm được đổi tên thành xã Vũ Chính Xã Vũ Chính lúc này còndiện tích 558ha, dân số có trên 10.000 ngườii chia làm 15 xóm từ 1-15, trong đólàng Tống Vũ gồm 5 xóm từ 1-5, làng Lạc Chính là xóm 13, một phần nhỏ cácxóm 12, 14 Làng Tống Văn gồm gần 8 xóm
Ngày 25-06- 1986 xã Vũ Chính được nhập về vào thị xã Thái Bình (Nay làthành phố Thái Bình).Đến năm 2004, xã được điều chỉnh lại thành 12 thôn và 2
tổ dân phố như hiện nay
Về giao thông, cắt ngang qua phía Tây của xã Vũ Chính (qua làng Tống Văn) làđoạn cuối của đường Lý Bôn (ngã ba chợ Tông), tức là đường 223 Hiện trên địabàn xã đang triển khai xây dựng đường vành đai thành phố Tuyến đường vànhđai qua xã dài trên 7 km sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - vănhóa địa phương Bên cạnh đó, xã Vũ Chính có hệ thống đường giao thông liên
xã, liên thôn tương đối hiện đại đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất củanhân dân
3.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội
Là một đơn vị ngoại thành, xã Vũ Chính có điều kiện phát triển tương đốitoàn diện cả về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Về nông nghiệp,
Vũ Chính là một trong những nơi đầu tiên của cả nước xây dựng được cánhđồng 100 triệu/ha, nổi tiếng với rau màu và trồng hoa cung cấp cho thành phốThái Bình Về dịch vụ - tiẻu thủ công nghiệp, xã có hàng chục cơ sở tiểu thủcông nghiệp đan, may giải quyết công việc cho hàng trăm lao động Ngoài ra,
xã có khoảng 1000 lao động đang làm việc tại các nhà máy ở thành phố TháiBình Tổng thu nhập toàn xã một năm ước đạt 300 tỷ đồng, bình quân đầu ngườiđạt 23 triệu/người/năm