Hình thức tuyên truyền:

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp phát triển cộng đồng góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân trên địa bàn xã vũ chính, thành phố thái bình (Trang 28)

Tùy theo đặc điểm của từng khu vực và từng nhóm đối tượng để lựa chọn những hình thức truyền thông phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất, bao gồm các hình thức sau:

+ Truyền thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, kết hợp truyền thông trong các buổi họp dân, các buổi sinh hoạt đoàn thể và cộng đồng tại địa phương.

+ Thông qua mạng lưới truyền thanh tại cơ sở; phát hành bản tin, tờ rơi nội bộ, kết hợp với báo, đài xây dựng tiểu phẩm, làm các chương trình, phóng sự chuyên đề.

+ Lồng ghép truyền thông, phổ biến thông qua các buổi nói chuyện thời sự, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân; tại các buổi hội thảo, hội nghị đầu bờ; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, xây dựng các mô hình thí điểm tại thôn.

+ Thông qua hoạt động của câu lạc bộ tư vấn pháp luật, trung tâm trợ giúp pháp lý và hòa giải... để kết hợp triển khai phổ biến, truyền thông pháp luật tới người dân.

+ Hỗ trợ địa phương xây dựng tủ sách pháp luật ở thôn.

- Theo kế hoạch thời gian thực hiện chương trình từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2015. Trong thời gian tìm hiểu tại địa phương xã vũ chính em đã được tiếp xúc và tìm hiểu với rất nhiều các quy định của đảng và nhà nước về vấn đề này, cũng như các hoạt động cụ thể tại địa phương.

4.2.2. Mục đích, mục tiêu cụ thể của chương trình.

Mục đích chung: Qua nghiên cứu đề tài, người viết mong muốn đóng góp một số ý kiến về việc hoàn thiện, nâng cao hoạt động truyền thông phổ biến giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân,tại địa phương trong tình hình mới hiện nay. Thông qua việc đưa ra một số kiến nghị về các quy định của pháp luật, cách thức triển khai thực hiện trên thực tế đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật

trong nhân dân. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.

Gắn công tác phổ biến tuyên truyền với việc truyền thông các chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phổ biến kịp thời , đầy đủ, những nội dung pháp luật liên quan đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân do đó đã nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Nội dung các văn bản pháp luật được lựa chọn để truyền thông phổ biến cơ bản là đầy đủ, kip thời trong từng giai đoạn nhất định, phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương. ban tư pháp đã chú trọng phổ biến các quy định pháp luật cụ thể như hướng dẫn trình tự thủ tục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ và nhân dân trong triển khai và thực thiện pháp luật. Ngoài ra còn có sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Coi trọng giữa thực thi công vụ kết hợp với phổ biến giáo dục pháp luật như qua công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng, chế độ chính sách, công tác thi hành án, công tác xét xử lưu động, công tác hoà giải ở cơ sở.

Mục đích cụ thể: đề tài tìm hiểu, nghiên cứu và hướng tới các mục tiêu cụ thể sau: - Những vấn đề mang tính chất lý luận chung về Ý thức pháp luật và hoạt động Truyền thông phổ biến giáo dục pháp luật. - Mối quan hệ biện chứng giữa Ý thức pháp luật với Pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. - Vai trò của hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với việc xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật. - Sự ghi nhận và quy định trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đối với vấn đề ý thức pháp luật và hoạt động truyền thông phổ biến giáo dục pháp luật. - Phân tích, đánh giá thực trạng ý thức pháp luật và kết quả đạt được của hoạt động truyền thông phổ biến giáo dục pháp luật của nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện, nâng cao chất lượng của hoạt động truyền thông phổ biến giáo dục pháp luật nhằm góp phần xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.

4.2.3. Đối tượng tham gia, quản lý và hưởng lợi từ chương trình.

Đối tượng tham gia thực hiện công tác truyền thông phổ biến giáo dục pháp luật bao gồm: đội ngũ tuyên truyền viên, Ban tư pháp của xã, ban văn hóa,hội phụ nữ, đoàn thanh niên... Ngoài ra còn có sự tham gia của tổ trưởng dân phố,trưởng các thôn ,xóm…

Đối tượng hưởng lợi truyền thông phổ biến pháp luật là tất cả cán bộ, người dân nói chung và cán bộ, nhân dân trên địa bàn xã nói riêng. Tuy nhiên, vẫn phải tiếp tục dành sự quan tâm cho các nhóm đối tượng ưu tiên là: nông dân, phụ nữ, thanh thiếu niên; trẻ em lang thang, người dân có trình độ học vấn thấp.

4.2.4. Nguồn lực thực hiện chương trình.

Khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực có sẵn trong các đoàn thể chính trị, xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đạt được các mục tiêu của chương trình

Nguồn kinh phí chủ yếu vẫn là ngân sách nhà nước đã được cấp. tăng cường, huy động sự đóng góp kinh phí xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân,các doanh nghiệp trên địa bàn...

4.2.5. Thuận lợi, khó khăn xây dựng và thực hiện chương trình.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song công tác phổ biến giáo dục pháp luật vẫn còn một số hạn chế, cụ thể như sau:

- Công tác truyền thông và giáo dục pháp luật mặc dù thường xuyên được quan tâm tiến hành nhưng vẫn chưa thực sự đúng trọng điểm,việc tổ chức các hoạt động truyền thông ở các cấp, các ngành nhiều lúc còn mang tính hình thức, nặng nề về phong trào và chưa đi vào thực chất, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và tiến độ nhất là ở cơ sở dẫn đến việc đạt được hiệu quả chưa cao. Hình thức triển khai ở cấp cơ sở còn nghèo nàn chủ yếu là tuyên truyền miệng.

- Một số đơn vị, địa phương còn thụ động trông chờ, ỷ lại vào hướng dẫn của cấp trên, vào ngành tư pháp, chưa làm tốt vai trò tham mưu đề xuất với cấp Uỷ Đảng, chính quyền cùng cấp và lãnh đạo để chỉ đạo và tổ chức triển khai công tác truyền thông.

- Việc cấp kinh phí cho công tác tuyên truyền vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc mở các hội nghị truyền thông đều phải xin kinh phí bổ sung dẫn đến bị động trong việc triển khai.

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách, báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên tuy đã được củng cố có kiện toàn đông đảo về số lượng nhưng chưa tương xứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Đội ngũ báo cáo viên ở cơ sở chưa đồng đều, một số còn hạn chế về trình độ.

- Bên cạnh đó nhận thức của đối tượng truyền thông còn nhiều hạn chế, đặc biệt là một số người dân còn chịu nhiều ảnh hưởng của luật tục, hủ tục, tập quán dân tộc nên việc đưa pháp luật đến với họ còn gặp nhiều khó khăn. mặt

khác do điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Địa bàn dân cư rộng, đi lại khó khăn cho việc tuyên truyền.

4.2.6. Dự toán kinh phí chi tiết của chương trình.

Stt Nội dung Đơn vị

tính

Số lượng Mức chi/đồng

Thành tiền/đồng

1 Tổ chức hội nghi chuyên đề truyền thông,phổ biến, giaó truyền thông,phổ biến, giaó dục ý thức pháp luật.

Buổi 2 3.000.000 6.000.000

2 Chi tiền in ấn tài liệu tuyên truyền. truyền.

Tờ 1500 1200 1.800.000

3 Truyền thanh. Lần 30 50.000 1500.000

4

Pano,áp phích,khẩu hiệu.

Tờ 20 250.000 5.000.000

5 Bổ xung tủ Sách pháp luật. Cuốn 10 300.000 3000.000

6 Tổng chi 17.300.000

4.2.7. Tiến độ thực hiện chương trình truyền thông phổ biến pháp luật . - 1/7/2015 - 3/7/2015 xây dựng kế hoạch trình UBND xã xin chủ trương - 1/7/2015 - 3/7/2015 xây dựng kế hoạch trình UBND xã xin chủ trương

- 3/7/2015 – 8/7/2015 tổ chức điều tra khảo sát biết được tình hình thực tế về trình độ hiểu biết pháp luật của người dân trên địa bàn.

- 8/7/2015 – 10/7/2015 phối hợp với các ban, nghành,đoàn thể lập kế hoạch truyền thông phổ biến pháp luật phù hợp đạt hiệu quả cao.

- 10/7/2015 – 12/7/2015 tổ chức hội nghị chuyên đề,phát tài liệu tuyên truyền. - 12/7/2015 – 29/7/2015 tổ chức truyền thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, qua đài truyền thanh, cáp phát tờ rơi,tủ sách pháp luật…

- 30/7/2015 tổng kết công tác,đánh giá kết quả thực hiện từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để triển khai tốt công tác truyền thông phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp phát triển cộng đồng góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân trên địa bàn xã vũ chính, thành phố thái bình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w