Công tác truyền thông phổ biến giáo dục pháp luật cơ bản đã được triển khai, sự quan tâm đối với pháp luật của người dân, từ chỗ không để ý đến sự tồn

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp phát triển cộng đồng góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân trên địa bàn xã vũ chính, thành phố thái bình (Trang 32)

khai, sự quan tâm đối với pháp luật của người dân, từ chỗ không để ý đến sự tồn tại của pháp luật, đối tượng được phổ biến, giáo dục bắt đầu dành sự quan tâm của mình đối với pháp luật, đồng thời nâng cao sự hiểu biết về pháp luật Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật để quản lý xã hội và cũng qua các quy định của pháp luật người dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

4.2.8. Dự báo kết quả đạt được của chương trình theo mục tiêu xác định. Thực tiễn công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở xã vũ chính cho thấy: Với Thực tiễn công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở xã vũ chính cho thấy: Với

sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao kịp thời của cấp Uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp cộng đồng của cả hệ thống chính trị, công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc truyền thông không chỉ được chú trọng đến nội dung phong phú , hình thức truyền thông phù hợp mà việc truyền thông đã được chú trọng theo chiều sâu. nhiều văn bản pháp luật được phổ biến kịp thời đến mọi người dân như: Luật bầu cử, Luật bình đẳng giới, luật hôn nhân và gia đình, luật đất đai, luật dân sự… ban tư pháp,văn hóa… ở địa phương đã làm tốt vai trò của mình, tích cực chủ động phối hợp với các thôn, xóm, tổ dân phố… trong công tác truyền thông, giáo dục pháp luật. Có thể nói rằng công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã bước đầu tạo nên ý thức học tập pháp luật, tìm hiểu pháp luật, chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân.

- Việc truyền thông đã được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp tới đời sống xã hội như: luật HN-GĐ, Luật đất đai, luật khiếu nại tố cáo, tìm hiểu về ma tuý và các tác hại của ma tuý, luật bình đẳng giới…

- Các hình thức phổ biến truyền thông pháp luật ngày càng phong phú, đa dạng phù hợp với đối tượng truyền thông, đặc biệt đã chú trọng đến các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu qủa như tuyên truyền miệng, phát thanh trên đài, tờ rơi…

Nhận xét và kiến nghị

1. Đánh giá chung về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn xã.

Với các công việc đã thực hiện được như đã nêu ở trên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức pháp luật cho người dân tại địa phương không những ngày càng được quan tâm đúng mức mà hiệu quả của công tác này mang lại là rất lớn trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn trật tự, an ninh chính trị và an toàn xã hội trong đời sống chính trị đang có nhiều biến động như hiện nay.

Sự phối hợp giữa các ban, ngành đang thực sự có hiệu quả và mang lại ngày càng nhiều những kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như hiệu quả của công tác này đối với mọi người dân. đặc biệt là công tác đưa pháp luật vào cuộc sống , vùng đặc biệt khó khăn theo chủ trương phương hướng của Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã đề ra.

2. một số đề xuất kiến nghị.

Để thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới. kịp thời giải quyết các yêu cầu cấp bách đang đặt ra đối với công tác này và chịu sự chuyển biến tích cực về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trong tỉnh, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội ở địa phương. Em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau để có thể góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, cụ thể như sau:

1. Luôn bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương :

Trước yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật không thể coi đó chỉ là nhiệm vụ trong tâm trước mắt, mà còn là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên, liên tục. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị. Tất cả các cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải nêu cao trách nhiệm, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động làm tốt công tác này trong thời gian tới nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như hiện nay.

2. Yêu cầu về chuyên môn:

- Cần kiện toàn hơn nữa tổ chức hoạt động, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan tư pháp ở địa phương. đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn là nhiệm vụ chính trị của địa phương. Uỷ ban nhân dân chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên bằng chương trình kế hoạch, chỉ thị hàng năm hoặc đột xuất, trọng điểm theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.

- Cần chú ý củng cố, kiện toàn và thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ vừa chỉ đạo vừa trực tiếp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục ở cấp mình phụ trách. Quan tâm xây dựng lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và cộng tác viên tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.

- Hàng năm sở tư pháp phải thường xuyên lựa chọn nội dung và hình thức phổ biến cho phù hợp với nhu cầu của người dân trong tỉnh. Lồng ghép có hiệu quả việc phổ biến giáo dục pháp luật với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, với các phong trào thi đua, các cuộc tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật theo chủ đề…

- Hoàn thiện hơn nữa cơ chế phối hợp, trong đó cần kiện toàn tổ chức hoạt động của tuyên truyền viên để vừa tăng cường vai trò đầu mối tổ chức các hoạt động phối hợp của cơ quan tư pháp,vừa phát huy tính cộng đồng trách nhiệm.

- Tăng cường với đài phát thanh, truyền hình, báo chí thường xuyên xây dựng các chuyên mục về tìm hiểu pháp luật, hỏi đáp pháp luật; Tập san chuyên ngành trong phổ biến và giáo dục pháp luật.

- Hoàn thiện hơn nữa Tủ sách pháp luật thường xuyên nâng cao đầu sách với nội dung cập nhật và phù hợp với tình hình cụ thể, đảm bảo cơ chế quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả.

- Biên soạn phát hành rộng rãi các tài liệu pháp luật ; tập huấn bồi dưỡng, phổ biến nội dung theo chuyên đề.

- Phải thường xuyên hơn nữa tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, đặc biệt là các chính sách liên quan trực tiếp đến cuộc sống người dân, các quy định mới trong quá trình hội nhập kinh tế, tham gia WTO, cải cách hành chính, đất đai, môi trường, bầu cử Đại biểu Quốc hội.

- Phối hợp với trường học ở cơ sở, đặc biệt là các học sinh THPT để đưa chương trình pháp luật vào giảng dạy ở nhà trường, hoặc có thể trong các buổi ngoại khoá, giao lưu biểu diễn văn nghệ…

- Mở rộng, nâng cao chất lượng các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng chính sách, vùng đặc biệt khó khăn.

Như vậy, việc phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ là trách nhiệm của Cơ quan Tư pháp nói chung hay Sở Tư pháp nói riêng mà là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành và cũng là trách nhiệm của mọi người dân để nhằm nâng cao hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tỉnh nói chung,cán bộ, nhân dân trong xã nói riêng. Nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, xây dựng xã hội sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật đó là mục tiêu không chỉ của riêng Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền mà còn là nguyện vọng

chính đáng của mọi người dân trong xã hội, vì một xã hội an ninh trật tự và thực sự là của dân, do dân, vì dân./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Thị Hương Giang, Tập bài giảng Pháp luật đại cương, trường ĐHSP Hà Nội 2007

2. Nguyễn Thanh Bình, Trịnh Hương Giang, Đặng Huyền Oanh, Tập bài giảng Tổ chức và phát triển cộng đồng, Trường ĐHSP Hà Nội 2009

3. Nguyễn An Lịch, Giáo trình Công tác xã hội nhóm, Nhà xuất bản Lao độn, 2013

4. Nguyễn Duy Nhiên, Nhập môn Công tác xã hội, Nhà xuất bản Lao động, 2008

5. Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Duy Nhiên, Bùi Thị Thảo, Giáo trình Dân số và sức khỏe sinh sản, Nxb Đại học Sư phạm, 2008

6. Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Robert Leroy Bach, Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam, Nxb Thế giới, H.2005

7. Học viện Hành Chính Quốc gia, Huyện ủy huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh,

Xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng bền vững ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004.

8.Nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật (của Bộ Tư pháp – Nhà xuất bản thanh niên).

9. Nghiệp vụ tư pháp cấp xã - Bộ Tư pháp

10.Báo cáo tổng kết chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2003 – 2007.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp phát triển cộng đồng góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân trên địa bàn xã vũ chính, thành phố thái bình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w