1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập người dân xã quyét thắng tp thái nguyên

17 3,7K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ QUYẾT THẮNG Số: 16 /ĐA-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quyết Thắng, ngày 19 tháng 9 năm 2012 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN Căn cứ Quyết định số: 7099 /QÐ-UBND ngày 29/6/2012 của UBND thành phố Thái Nguyên về việc phê duyệt Ðề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 cho xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên; Ðề án xây dựng Nông thôn mới gồm có các nội dung chủ yếu, trong đó phát triển sản xuất là trọng tâm, đồng thời là nguồn lực chính để xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững. Ðảng ủy, HÐND, UBND, UBMT Tổ quốc và Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới xã xác định, việc xây dựng và triển khai thực hiện Ðề án phát triển sản xuất đòi hỏi phải tập trung cao độ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, khơi dậy được sức dân thi đua lao động sản xuất nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, sớm thực hiện được các nội dung Ðề án xây dựng Nông thôn mới đã được UBND thành phố phê duyệt; Ðề án gồm có các phần như sau: Phần thứ nhất THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH, KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT ĐẾN NĂM 2011 I. ÐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Quyết Thắng là xã trung du, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 8km về phía tây. Phía Ðông giáp phường Tân Thịnh, P. Thịnh Đán; phía Tây giáp xã Phúc Xuân, Phúc Trìu; phía Nam giáp xã Tân Cương, Thịnh Đức; phía Bắc giáp xã Phúc Hà. Xã có 2.205 hộ với 10.850 khẩu, được phân bố ở 10 xóm (xóm ít nhất có 185 hộ, xóm nhiều nhất có 310 hộ). Ðồng bào theo đạo thiên chúa là 82 hộ = 327 khẩu, chiếm 3% dân số; đồng bào dân tộc thiểu số: 247 hộ = 782 khẩu, chiếm 7,2 % dân số. Xã có diện tích tự nhiên là 1155,52 ha, gồm: Ðất nông nghiệp 793.31 ha, trong đó đất trồng lúa 271,29 ha, đất trồng cây ngắn ngày (cây hàng năm khác) 88,23 ha, công nghiệp (cây lâu năm) 337,42 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 28,54 ha, đất lâm nghiệp 67,83 ha; đất phi nông nghiệp 151,18 ha trong đó đất ở 65,19 ha, đất chuyên dùng 2,48 ha, đất tôn giáo 3,2 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,42 ha, đất sông suối 21,99 ha; đất chưa sử dụng 14,84 ha. - 1 - Phân các vùng sản xuất đặc trưng: Diện tích trồng lúa tập trung ở 5 xóm (Bắc Thành, Trung Thành, Nam Thành, Cây Xanh, Gò Móc), một phần diện tích ở Sơn Tiến, Nước hai và Thái Sơn. Diện tích trồng chè nằm xen lẫn với diện tích trồng cây ăn quả, diện tích đất ở tại các xóm Bắc Thành, Trung Thành, Nam Thành, Cây Xanh, Gò Móc và Thái Sơn 2. Toàn xã có trên 4000 lao động, trong đó lao động nông nghiệp 1720 người, chiếm khoảng 43%; Dịch vụ - thương mại 450 người, chiếm 12%; tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác 1830 người, chiếm 45%. Cơ cấu kinh tế năm 2010: Dịch vụ - thương mại 35 %; tiểu thủ công nghiệp 5 %; kinh tế nông nghiệp 60 %; Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước tính 12 triệu đồng /người; tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 4,7 %, không có hộ đói. II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT 1. Nông nghiệp - Cây lương thực: + Cây lúa: Diện tích cả năm đạt 431 ha, năng suất bình quân 4,3 tấn/ha/năm (năm cao nhất 4,59 tấn/ha/năm), tổng sản lượng 1978,3 tấn/năm. + Cây ngô: được bố trí vụ đông - xuân khoảng 40 ha và vụ mùa diện tích 5 ha, năng suất bình quân đạt 4 tấn/ ha, sản lượng đạt 180 tấn; Diện tích trồng ngô chủ yếu là diện tích trồng vụ 3 và diện tích đất 1 lúa, 1 màu trồng vào vụ xuân nên diện tích, năng suất không cao, sản phẩm chủ yếu phục vụ một phần cho nhu cầu chăn nuôi của người dân, chưa có sản phẩm cung cấp cho thị trường. Bình quân lương thực đạt 500 kg/người/ năm. - Cây công nghiệp ngắn ngày: + Cây lạc: Vụ xuân diện tích 30 ha, cơ cấu giống lạc chủ yếu là giống lạc đỏ Bắc Giang và giống lạc L14 năng suất bình quân 1,5tấn/ha (năm cao nhất 1,7 tấn/ha), sản lượng 45 tấn. + Ðậu các loại: Diện tích trồng là 20 ha/năm, giống chủ yếu là giống địa phương nên năng suất, sản lượng thấp. Hiện nay, tại địa phương chưa có quy hoạch về vùng trồng, về giống đối với các loại cây ngắn ngày; điều kiện canh tác như công tác thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu còn nhiều hạn chế nên diện tích trồng còn manh mún, hiệu quả kinh tế của các loại cây công nghiệp ngắn ngày thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu nội tiêu của người dân địa phương. - 2 - - Cây công nghiệp dài ngày: + Cây chè: Diện tích chè hiện có là 105 ha, năng suất 13 tấn, sản lượng 1365 tấn (trong đó diện tích chè cành giống mới chiếm khoảng 50% diện tích). Hiện nay, do chè có giá trị kinh tế cao, có nhiều chính sách ưu tiên, khuyến khích như hỗ trợ 100% giống mới cho sản xuất nên cây chè đã và đang chiếm vị trí cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của xã. - Cây ăn quả: Tổng diện tích trồng cây ăn quả là 67 ha, trong đó diện tích cây vải 21ha, nhãn 10 ha, bưởi 2 ha, cây thanh long trên 2 ha, các loại cây ăn quả khác 32 ha). Một vài năm trở lại đây, công tác quy hoạch đô thị mở rộng nhiều vào địa bàn xã. Đồng thời, một số diện tích trồng cây nhãn, vải do giá thành tiêu thụ sản phẩm thấp, hiệu quả kinh tế không cao nên công tác chăm sóc, thâm canh ít được chú trọng, chất lượng các vườn hầu hết đã xuống cấp. Một phần diện tích được chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn như trồng chè, trồng thanh long hay trồng hoa, cây cảnh… - Về chăn nuôi: + Ðàn bò 56 con (năm cao nhất 80 con), trâu 350 con (năm cao nhất 600 con), trong đó đàn bò chủ yếu là bò vàng, một phần là giống bò laisin, chăn nuôi theo hình thức chăn nuôi nông hộ. Sản phẩm xuất chuồng đạt khoảng 20 tấn. + Ðàn lợn có 3500 con/ chu kỳ (năm cao nhất 3700con), trong đó lợn siêu nạc trên 300 con. Hình thức chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, số hộ chăn từ 100 con trở lên là 4 hộ, số hộ nuôi từ 50 - 100 con là 7 hộ, cồn lại là các hộ chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ. Sản phẩm xuất chuồng ước đạt 300 tấn/ chu kỳ. + Tổng đàn gia cầm có khoảng 46 ngàn con (trong đó 5000 con vịt), chủ yếu giống gà nội như gà ri, gà đông tảo, gà mía, Quy mô nuôi theo hộ gia đình, chăn nuôi thả vườn chiếm khoảng 95%, chăn nuôi theo quy mô trang trại chiếm 5%, sản phẩm xuất chuồng đạt 115 tấn. Một số hộ điển hình về chăn nuôi như: Hộ ông Phạm Khánh Hưng (xóm Trung Thành) nuôi trên 60 con lợn nái ngoại và 300 lợn thịt, hộ ông Nguyễn Hữu Biên (xóm Bắc Thành) nuôi từ 2000 - 3000 gà/ lứa, hộ gia đình ông Trần Ngọc Hanh (xóm Cây Xanh) thường xuyên nuôi trên 100 con lợn thịt/lứa… Trong những năm qua, do ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn như giá cả vật tư tăng cao (thức ăn, thuốc thú y…) đồng thời lại chịu ảnh hưởng của - 3 - dịch bệnh liên tục xảy ra, thị trường tiêu thụ không ổn định nên tốc độ tăng trưởng đàn trong chăn nuôi bị ảnh hưởng. - Nuôi trồng thủy sản: + Diện tích thuỷ sản là 10 ha, trong đó hầu hết là các ao diện tích nhỏ (khoảng trên 300m 2 ), chủ yếu nuôi cá các loại phục vụ nguồn thực phẩm trong gia đình, địa phương, sản lượng đạt 20 tấn/ năm. - Lâm nghiệp: Diện tích đất rừng toàn xã có là 60 ha, trong đó 100% là rừng sản xuất và rừng phân tán. Diện tích rừng đã được giao khoán tận hộ gia đình, hầu hết đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các cây trồng chủ yếu là keo lai và bạch đàn, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Đây là nguồn gỗ phục vụ cho nhu cầu sản xuất đồng thời giữ cho môi trường của địa phương xanh, sạch, đẹp 2. Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn: Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn trên địa bàn chưa phát triển. Toàn địa bàn mới chỉ có một số hộ sản xuất nhỏ lẻ, cụ thể: có 13 cơ sở mộc, 2 cơ sở sản xuất cơ khí, 11 cơ sở xay xát gạo… đáp ứng một phần nhu cầu của người dân địa phương. 3. Lĩnh vực dịch vụ, thương mại: Trên địa bàn có trên 400 hộ kinh doanh như: hàng tạp hoá, lương thực, thực phẩm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải, vật tư nông nghiệp…Từ đó thu hút một phần lao động tham gia vào các hoạt động kinh doanh, mức bình quân thu nhập khoảng 3 triệu đồng/người/tháng, góp phần nâng cao thu nhập bình quân của người dân địa phương. - Tình hình cung ứng dịch vụ các sản phẩm đầu ra cho trồng trọt, chăn nuôi chủ yếu dựa vào các tư thương, giá cả không ổn định. III. THỰC TRẠNG HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1. Hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng: - Xã không có hồ, đập trữ nước mà chỉ có 1 trạm bơm điện bơm nước từ hệ thống kênh Hồ Núi Cốc, tổng công suất của trạm là 720 m 3 /h phục vụ tưới cho lúa (chủ yếu vào vụ xuân), một phần diện tích trồng chè và diện tích cây ăn quả, cây màu các loại. - Về kênh mương: Kênh mương chính có 8 km, trong đó đã kiên cố hóa được 50%. Kênh mương nội đồng là trên 10 km, toàn bộ chưa được kiên cố hoá, hoàn toàn là kênh đất. - 4 - Hiện nay, toàn bộ hệ thống trạm bơm đã xuống cấp, hệ thống kênh mương đã kiên cố hoá còn ít nên quá trình bơm nước phục vụ tưới tiêu gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp. - Ðường giao thông nội đồng chưa được quy hoạch,hầu hết là sử dụng vào đường dân sinh. Một số cánh đồng đã có đường nội đồng như là đường đất, lầy lội không thuận lợi cho quá trình sản xuất. 2. Về hạ tầng điện: Hiện nay, xã quản lý 4 trạm biến áp, công suất 180 KVA/ trạm; đường dây trục 04 do chi nhánh điện thành phố giao cho HTX dịch vụ điện năng Quyết Thắng quản lý là trên 16km; đáp ứng cho nhu cầu điện sinh hoạt và phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ thương mại, và chăn nuôi trên địa bàn. 3. Cơ giới hóa trong nông nghiệp: Toàn xã có 15 máy làm đất trong đó loại có công suất >15CV là 1cái, ≤15CV 13 cái, diện tích đất làm bằng máy chiếm khoảng trên 50%. Xã chưa có máy thu hoạch lúa, nông dân vẫn phải thu hoạch theo phương thức thủ công. Toàn xã có tổng số 27 xe vận tải, đáp ứng được 100% nhu cầu vận chuyển của người dân. IV. HIỆN TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT 1. Hiện trạng các HTX: - 2 HTX nông nghiệp đang tiến hành làm thủ tục giải thể do hoạt động không có hiệu quả. Xã có 1 HTX DV điện năng, hiện nay bổ xung thêm ngành nghề dịch vụ vật tư nông nghiệp, thuỷ lợi,quản trang và vệ sinh môi trường. HTX có 24 xã viên, thu nhập bình quân/năm = 23 triệu đồng/người/năm, vốn tích luỹ hiện nay là trên 500 triệu đồng. Phần thứ hai MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐÉN 2020 I. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN 1. Những thuận lợi: - Quyết Thắng là xã loại một, nằm gần trung tâm thành phố; là một trong những xã trung tâm của cụm phía tây thành phố, có 9 đơn vị, trường học đóng trên địa bàn. - 5 - - Điều kiện đất đai, khí hậu tương đối thuận lợi cho chăn nuôi, trồng trọt phát triển, đặc biệt là cây chè; ngành nghề dịch vụ đủ điều kiện để phát triển sản xuất. - Diện tích đất canh tác bình quân đầu người ở mức trung bình, không bị ảnh hưởng nhiều do tác động của thiên nhiên. - Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất: xã đã có trạm bơm điện và hệ thống kênh mương tưới tiêu, cơ bản đáp ứng nguồn nước phục vụ cho 2 vụ lúa. - Trình độ dân trí tương đối cao so với khu vực. - Trong sản xuất nông nghiệp, đã chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất tiêu biểu để nhân rộng, tạo thành phong trào thi đua trong sản xuất. - Một số sản phẩm làm ra mang tính hàng hoá, có thị trường tiêu thụ ổn định. 2. Những khó khăn, hạn chế: - Công tác quy hoạch như vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh, giao thông thuỷ lợi nội đồng, sử dụng đất chưa có nên chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất. - Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như công trình thuỷ lợi đầu mối, hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ cứng hoá kênh mương còn thấp. - Trình độ dân trí chưa đồng đều, tỷ lệ lao động được qua đào tạo nghề chưa cao, sản xuất nông nghiệp còn phần nào mang tính quảng canh, tự cung tự cấp còn khá phổ biến trong nhân dân, ý thức thâm canh sản xuất tạo thành hàng hoá chưa nhiều. - Hoạt động của HTX chưa đáp ứng yêu cầu dịch vụ phục vụ sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho hộ nông dân, chưa có tổ HTX để gắn kết bền vững trong sản xuất. - Việc xây dựng các mô hình phát triển sản xuất chưa nhiều, hiệu quả nhân rộng chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thật sự gắn kết phát triển sản xuất với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất. Kế hoạch phát triển sản xuất chưa có mục tiêu dài hạn, đôi khi mang tính chất tự phát; sản phẩm làm ra đã có tính hàng hoá nhưng chưa cao, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. II. MỤC TIÊU CHUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU 1. Mục tiêu chung: - 6 - Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất để có tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011 - 2015 trên 5%; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế để đạt tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp-xây dựng 10%, thương mại dịch vụ 45%, nông nghiệp 45%; lao động nông nghiệp còn 25%; đào tạo nghề đạt 60% trở lên; giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích canh tác đạt trên 55 triệu đồng/ ha, cây đặc sản đạt 80 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người trên 36 triệu đồng/ năm; hộ nghèo dưới 2%; góp phần xây dựng xã đạt các tiêu chí Nông thôn mới. Phấn đấu vào năm 2015, xã đạt 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới. 2. Một số chỉ tiêu chủ yếu: - Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 1500 tấn, trong đó lúa chất lượng cao 500 tấn, chiếm 30%; lương thực bình quân đầu người đạt trên 500 kg/ người/năm; - Sản lượng chè búp tươi đạt 14.000 tấn. - Cây ăn quả: 60 ha, trong đó sản lượng vải 4 tấn, nhãn 1.5 tấn, thanh long 3 tấn… - Tổng đàn trâu, bò đạt từ 250 - 300 con (bò 50 con). - Tổng đàn lợn 2500con, nạc hóa 50%, theo hướng giảm tối đa nuôi nông hộ để đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh; - Gia cầm đạt trên 35.000 con, phát triển theo hướng thả vườn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn. III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Về phát triển sản xuất 1.1. Về sản xuất nông nghiệp: a. Cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày: + Công tác quy hoạch: - Thực hiện tốt công tác chuyển đổi đất nông nghiệp nhằm giảm tối đa số thửa trên hộ, quy thành vùng thuận tiện cho hộ nông dân sản xuất, khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở kết quả chuyển đổi ruộng đất tiến hành lập các quy hoạch sản xuất: * Quy hoạch vùng trồng hoa, cây cảnh tại Nam Thành, Gò Móc và xóm Cây Xanh. Thành lập tổ hợp tác trồng hoa, sinh vật cảnh để gắn kết sản xuất bền vững giữa các hộ * Quy hoạch vùng chuyên canh, thâm canh để đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật và giống mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng giá trị hàng - 7 - hoá, cụ thể: Vùng sản xuất và chế biến chè năng suất, chất lượng cao với diện tích 55ha tập trung tại Bắc Thành, Trung Thành, Nam Thành, Cây Xanh và Gò Móc; Vùng lúa thâm canh đạt năng suất cao với diện tích 55 ha tại các xứ đồng thuộc các xóm Trung Thành, Bắc Thành, Nam Thành, Cây Xanh và Gò Móc; Vùng trồng rau an toàn và sản xuất nấm dược liệu, nấm ăn tại các xóm Sơn Tiến, Nước Hai và Thái Sơn 2… Các quy hoạch được thực hiện đảm bảo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước để làm căn cứ lập các chương trình dự án, kêu gọi vốn đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. + Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu: - Về cơ cấu cây trồng: Giảm diện tích đất lúa năm 2011 từ 271,29 ha xuống còn lại 150 ha vào năm 2015 do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, một phần chuyển đổi sang trồng cây chè, cây cảnh… để có hiệu quả kinh tế cao hơn. - Về cơ cấu giống tiếp tục du nhập các loại giống chè mới có năng suất chất lượng cao như LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, PH8, PH9… về thay thế diện tích chè trung du sử dụng lâu ngày đã bị thoái hoá, xuống cấp có năng suất thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh kém. - Về cơ cấu mùa vụ: Tổ chức chỉ đạo điều hành sản xuất đảm bảo kịp thời vụ; đảm bảo 2 vụ lúa xuân muộn - mùa sớm, trong đó lúa vụ mùa phải được tập trung chỉ đạo quyết liệt để gieo trồng kịp thời vụ thu hoạch tập trung, đẩy mạnh sản xuất vụ đông (trồng ngô và rau màu các loại), coi vụ đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm. + Giải pháp về kỹ thuật: Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của thành phố, hàng năm tổ chức tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân; xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm để tuyên truyền học tập và nhân ra diện rộng; đưa các giống mới tiến bộ khoa học vào sản xuất; đầu tư thâm canh đúng quy định; điều tiết đủ nước tưới và làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh hại; Ưu tiên đưa cơ giới vào sản xuất đảm bảo trên 90% diện tích đất sản xuất được làm bằng máy; đưa máy sạ hàng vào quá trình gieo hạt và máy gặt vào thu hoạch chiếm 75% bằng cơ giới. Thực hiện tốt việc luân canh cây trồng để tăng khả năng chống chịu, thích ứng của các loại cây trồng, áp dụng công thức luân canh cây trồng hợp lý để tăng vụ như: Lúa xuân muộn + lúa mùa sớm + cây vụ đông; Lạc hoặc - 8 - ngô xuân + lúa mùa + cây vụ đông nhằm khai thác tối đa hệ số sử dụng đất tăng vụ, tăng sản lượng và giá trị trên đơn vị diện tích. b, Cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt đề án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; tiến hành chỉnh trang, cải tạo vườn đảm bảo theo tiêu chí Nông thôn mới. Giai đoạn 2012 - 2015 cải tạo 100% diện tích vườn hiện có, trong đó phục hồi, cải tạo diện tích cây ăn quả hiện có 60ha. Quy hoạch, chuyển đổi diện tích cây ngắn ngày (lúa – màu) hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả cho kinh tế cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm mở rộng diện tích cây ăn quả, cây chè. Trong đó khuyến khích trồng thanh long, cam, quất cảnh và một số cây ăn quả khác khác có giá trị kinh tế cao, phấn đấu giá trị đạt 75 - 80 triệu đồng/ ha canh tác… Phát triển một số cây công nghiệp dài ngày có lợi thế như phát triển cây chè thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp, đáp ứng việc sản xuất hàng hoá; Ngoài ra, tiến hành quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh cây cảnh trên 20 ha. Soát xét hộ sản xuất kinh tế trang trại, đánh giá, phân loại những hộ đã đạt tiêu chí đề nghị Nhà nước cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chí trang trại cho hộ để được hướng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ để cấp giấy CNQSDÐ cho hộ làm kinh tế trang trại vườn đồi. Chỉ đạo và tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ có quỹ đất có điều kiện phát triển kinh tế trang trại. Tiến hành thực hiện: Làm quy hoạch, lập dự án kêu gọi đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, tham quan học tập kinh nghiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Hỗ trợ các hộ lựa chọn mô hình, loại hình sản xuất, kinh doanh tổng hợp, chuyên cây nhằm tạo giá trị sản xuất hàng hoá lớn, trong đó cần tập trung chỉ đạo phát triển các vùng có lợi thế (vùng trồng chè, vùng trồng hoa cây cảnh) c. Chăn nuôi: Tập trung duy trì một số vật nuôi chủ lực như trâu bò, lợn, nhím và gia cầm, hạn chế chăn nuôi hộ gia đình, tuỳ theo từng vật nuôi để hỗ trợ như: con giống, khoa học kỹ thuật, làm chuồng… nhằm hướng tới chăn nuôi bền vững, an toàn dịch bệnh. 1.2. Về sản xuất lâm nghiệp: - Áp dụng các giải pháp quản lý rừng hiệu quả, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về bảo vệ và phát triển rừng. - 9 - 1.3. Về sản xuất thủy sản: - Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của địa phương còn ít, manh mún. Trong thời gian tới tiến hành kiểm kê, đánh giá diện tích mặt nước, đất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và có khả năng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã như: ao hồ nhỏ… có khả năng phát triển để xây dựng kế hoach nuôi thả. Những diện tích không đủ điều kiện nuôi trồng, canh tác tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trồng các loại cây trồng khác như chè, cây ăn quả… 1.3. Về tiểu thủ công nghiệp- xây dựng - Quy hoạch vùng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung với diện tích khoảng 30ha tại khu vực các xóm: xóm 10, Nước Hai, Sơn Tiến, Thái Sơn 1, Thái Sơn 2. Phấn đấu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào thuê mặt bằng sản xuất. - Xây dựng Làng nghề truyền thống trồng và chế biến chè. - Tổ chức họp mặt giới thiệu tiềm năng và các chính sách ưu đãi kêu gọi con em địa phương đầu tư vào phát triển ngành nghề nông thôn. 1.4. Về dịch vụ thương mại: Khuyến khích mở rộng các điểm kinh doanh các mặt hàng tại dọc các trục đường chính như đường Đán - Núi Cốc, đường Z115; điểm dân cư tập trung, đặc biệt ở trung tâm xã. Nâng cấp, xây mới chợ xã từ 1000m 2 thành 3000 m 2 , đảm bảo đạt tiêu chí nông thôn mới và tạo điều kiện cho bà con có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất. Ðào tạo bồi dưỡng kiến thức kinh doanh cho các hộ tư thương đặc biệt quan tâm thương hiệu truyền thống và phong cách phục vụ tạo sự cạnh tranh bình đẳng phát triển. Khuyến khích, thu hút các dịch vụ du lịch sinh thái tại vùng sinh vật cảnh… 2. Về xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu 2.1. Về thủy lợi: Triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng kênh tưới: kiên cố hóa 4km kênh chính, hệ thống kênh cấp II và kênh nội đồng đảm bảo chủ động nước tưới cho cây lúa và một phần phục vụ tưới cho cây màu các loại, cây chè và cây ăn quả. Riêng đối với khu sản xuất lúa giống và lúa chất lượng cao, khu sản - 10 - [...]... vụ lập các dự án - Ðối với dự án xây dựng vùng thâm canh lúa chất lượng cao và thâm canh rau màu và nấm, giao cho cán bộ phụ trách nông nghiệp xã trực tiếp xây dựng dự án, hoàn thành trong quý I năm 2013 - Ðối với dự án xây dựng vùng sản xuất và thâm canh chè, dự án cải tạo vườn tạp nâng cao thu nhập kinh tế, Ban quản lý XDNTM xã trực tiếp xây dựng dự án, hoàn thành trong quýI/2013 - Dự án xây dựng làng... nghiệp vào các dự án phát triển kinh tế là để tạo ra thu nhập chủ yếu -Tổng nguồn vốn để thực hiện đề án: 100 tỷ đồng, trong đó: + Xây dựng cơ sở hạ tầng: giao thông, kênh mương, hệ thống điện sản xuất : 80 tỷ đồng + Đầu tư, hỗ trợ vốn, giống, hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân: 20 tỷ đồng - Về cơ cấu vốn: + Vốn từ chương trình nông thôn mới hỗ trợ: 70% + Vốn vay từ Ngân hàng để phát triển sản xuất: 15% +... chính trong phát triển kinh tế địa phương, tạo nguồn thu tổng hợp trong hộ gia đình từ sản xuất nông nghiệp, kinh tế vườn hộ, dịch vụ thương mại Phấn đấu 100% số hộ gia đình sắp xếp lao động hợp lý có tối thiếu 1 ngành nghề phụ, tăng thu nhập, không có hộ gia đình thu n canh sản xuất nông nghiệp Vận động nhân dân mạnh dạn vay vốn, hoặc là huy động vốn tự có để xây dựng các hình thức phát triển kinh... do nhân dân đóng góp bằng hiến đất làm đường, đóng góp ngày công, vật liệu theo kế hoạch được giao 2.3 Ðiện sản xuất: Bổ sung 03 trạm biến áp 180 KVA, nâng cấp các trạm biến áp và toàn bộ hệ thống đường dây để đáp ứng điện cho sản xuất làng nghề, các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu sản xuất TTCN tập trung và nhu cầu tiêu thụ điện trong sinh hoạt của người dân - Hoàn chính các thủ tục hồ sơ triển khai... giới hoá vào sản xuất, thu hoạch chiếm tỷ lệ 100% 3 Về tổ chức sản xuất: 3.1 Các loại hình hợp tác xã Phấn đấu thành lập mới 2 HTX (HTX Sinh vật cảnh và HTX sản xuất rau và nấm), củng cố hoạt động của HTX DV điện năng Ðảm bảo các dịch vụ phục vụ sản xuất và sản xuất kinh doanh có hiệu quả - 11 - Hỗ trợ HTX đất để làm Trụ sở, xây dựng cơ sở làm dịch vụ công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm các... Ðề án, đồng thời phân công các ủy viên trực tiếp chỉ đạo các chi bộ, các đơn vị xóm - HÐND xã ra Nghị quyết huy động nguồn lực phát triển kinh tế, giám sát việc tổ chức thực hiện các nội dung đề án - UBND xã, BQL XD NTM xã có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nội dung đề án, phân công cán bộ trực tiếp chỉ đạo các xóm: Đơn vị Stt Họ và tên Chức vụ phụ trách (xóm) 1 Trần Trọng Đạt PCT UBND xã. .. tạo thu nhập cao và ổn định 3.4 Hoạt động các doanh nghiệp Ổn định hoạt động các doanh nghiệp đã có, phấn đấu đến 2015 có ít nhất 5 doanh nghiệp thành lập hoạt động trên các lĩnh vực như chế biến nông lâm sản, dịch vụ thương mại, đúc rèn, cơ khí, xây dựng giải quyết việc làm cho lao động chuyển đổi, tạo thu nhập ổn định cho người dân Tạo điều kiện cơ sở mặt bằng để doanh nghiệp vào sản xuất và sản xuất. .. triệt đến tận cán bộ, Ðảng viên về các nội dung của Ðề án, phân công các thành viên BCÐ xuống tận các chi bộ quán triệt thực hiện các nội dung đề án Các tổ chức đoàn thể tiến hành tổ chức quán triệt và giao nhiệm vụ cho các đoàn viên, hội viên của mình hiểu rõ nội dung đề án, trách nhiệm của hội viên đoàn viên trong tổ chức thực hiện Các thôn xóm tổ chức họp dân đưa công khai các nội dung đề án để thảo... viên thu c UBMTTQ xã làm tốt công tác tuyên truyền, kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia giám sát thực hiện các nội dung đề án; Các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm vận động hội viên, đoàn viên của mình tham gia thực hiện các nội dung phát triển kinh tế: + Hội Nông dân xã: Chủ lực trong cải tạo vườn tạp, xây dựng 05 mô hình vườn mẫu + Hội Phụ nữ xã: Chủ lực trong phát triển ngành nghề (các... hiện các nội dung Ðề án - Hàng tháng tổ chức họp rút kinh nghiệm báo cáo BCÐ TP, tỉnh về kết quả tổ chức thực hiện, các vướng mắc đề nghị giúp đỡ giải quyết - Sơ kết công tác quý và 6 tháng về tình hình tiến độ triển khai các nội dung đề án, những đơn vị triển khai tốt có cách làm hay để nhân ra diện rộng, các tồn tại vướng mắc đầ xuất cấp trên giúp đỡ - Tổng kết công tác năm đánh giá kết quả thực . NHÂN DÂN XÃ QUYẾT THẮNG Số: 16 /ĐA-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quyết Thắng, ngày 19 tháng 9 năm 2012 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI. phát triển sản xuất chưa nhiều, hiệu quả nhân rộng chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thật sự gắn kết phát triển sản xuất với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất. Kế hoạch phát triển sản xuất. nghiệp…Từ đó thu hút một phần lao động tham gia vào các hoạt động kinh doanh, mức bình quân thu nhập khoảng 3 triệu đồng /người/ tháng, góp phần nâng cao thu nhập bình quân của người dân địa phương.

Ngày đăng: 27/04/2015, 21:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w