Quản lý kỳ hạn

Một phần của tài liệu Quản lý tiền gửi tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 36)

V. Quản lý nguồn tiền gử

5.3. Quản lý kỳ hạn

5.3.1. Định nghĩa:

Quản lý kỳ hạn là xác định kỳ hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kỳ hạn của sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn.

5.3.2. Nội dung quản lý:

Bao gồm 3 nội dung.

* Xác định kỳ hạn danh nghĩa của nguồn và các nhân tố ảnh hưởng

- Định nghĩa: Nguồn huy động thường gắn với kỳ hạn nhất định, được ngân hàng tuyên bố, đó là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn.

- Ví dụ: Trong tiền gửi tiết kiệm có: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn 3 tháng, tiền gửi kỳ hạn 6 tháng.

Các kỳ hạn danh nghĩa thường gắn với một mức lãi suất nhất định, theo xu hướng, nguồn có kỳ hạn danh nghĩa càng dài, lãi suất càng cao. Trong trường hợp bình thường (tức không có khủng hoảng xảy ra) cũng có một số người gửi rút tiền ra trước hạn, song nhìn chung mọi người gửi đều cố gắng duy trì kỳ hạn danh nghĩa để được hưởng lãi suất ở mức cao nhất. Do vậy, kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn.

- Ý nghĩa của việc xác định kỳ hạn danh nghĩa

Xác định kỳ hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Kỳ hạn liên quan tới tính ổn định và vì vậy, liên quan đến kỳ hạn của sử dụng. Để cho vay và đầu tư dài hạn, ngân hàng cần có khả năng duy trì tính ổn định của nguồn tiền. Mặt khác, kỳ hạn liên quan tới chi phí, đó là các nguồn có tính ổn định cao thường phải có chi phí cao. Quản lý kỳ hạn vì vậy là một nội dung đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng.

- Các nhân tố ảnh hưởng:

Thu nhập: mức thu nhập của dân chúng là một yếu tố quan trọng bởi các khoản tiền gửi và vay với kỳ hạn dài (trên một năm) thường là của dân cư. Do vậy, khi thu nhập của dân cư thấp, mức tiết kiệm thấp đã hạn chế khả năng cho vay và gửi ngân hàng với kỳ hạn dài và ảnh hưởng đến việc huy động tiền gửi của ngân hàng.

Ổn định vĩ mô: nếu không có sự ổn định kinh tế về vĩ mô, lạm phát cao, tỷ giá biến động theo hướng không có lợi cho người gửi nội tệ… sẽ làm hạn chế việc kéo dài kỳ hạn danh nghĩa và ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.

Khả năng chuyển đổi của giấy nợ: việc này liên quan đến hoạt động của thị trường tài chính trong nước. Nếu thị trường tài chính hoạt động kém thì tính thanh khoản của các giấy nợ thấp. Việc phát hành giấy nợ dài hạn(trên 1 năm) rất khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

tiền gửi ngắn hạn để cho vay các khoản đầu tư dài hạn hơn. Nếu kỳ hạn của các khoản cho vay và đầu tư kéo dài sẽ tạo áp lực về khả năng thanh toán của ngân hàng, buộc ngân hàng phải huy động nhiều hơn các khoản tiền gửi với kỳ hạn dài hơn.

* Xác định kỳ hạn thực của nguồn và các nhân tố ảnh hưởng

- Định nghĩa: Kỳ hạn thực tế của khoản tiền gửi là thời gian mà khoản tiền tồn tại liên tục tại một đơn vị ngân hàng. Ví dụ: Nhiều người gửi tiết kiệm tại một ngân hàng với kỳ hạn danh nghĩa 6 tháng, song khoản tiền gửi có thể được duy trì nhiều lần 6 tháng (các kỳ hạn 6 tháng nối tiếp nhau, người gửi không rút tiền ra khỏi ngân hàng) và trên thực tế trở thành khoản tiền gửi trung và dài hạn.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến kỳ hạn danh nghĩa đều tác động đến kỳ hạn thực tế.

Ngoài ra, nhu cầu chi tiêu đột xuất và lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng, lãi suất giữa các nguồn tiền khác nhau cũng ảnh hưởng tới kỳ hạn thực tế. Cụ thể: Sự thay đổi lãi suất sẽ gây ra sự dịch chuyển tiền gửi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác, từ loại tiền này sang loại tiền khác, làm giảm kỳ hạn thực tế của khoản tiền gửi. Ví dụ: Ngân hàng A ở Hà Nội tăng lãi suất tiền gửi loại 12 tháng từ 0,55%/tháng lên 0,6%/ tháng có thể sẽ gây ra 2 loại “hiệu ứng”: Tiền gửi từ các ngân hàng khác, hoặc tiền trong dân cư sẽ chảy về ngân hàng A. Điều này phụ thuộc vào sự hấp dẫn của lãi suất gia tăng và các chi phí dịch chuyển. Các món tiền nhỏ bé thường ít bị hấp dẫn khi lãi suất tăng ít. Một món tiền gửi tại ngân hàng Cà Mau không dễ chuyển ra Hà Nội trong điều kiện công nghệ ngân hàng và chi phí chuyển tiền hiện nay. Các món tiền gửi đa gần đến hạn có thể ít bị dịch chuyển: người gửi cố gắng chờ đến hạn để được lãi suất đầy đủ. Sự dịch chuyển giữa các loại tiền gửi trong nội bộ ngân hàng A. Loại hiệu ứng này

không làm thay đổi (gia tăng) quy mô của nguồn mà chỉ làm thay đổi kết cấu cảu nguồn, tác động tới tính ổn định của các nguồn khác kém hấp dẫn hơn về lãi suất.

* Xem xét khả năng chuyển hoán kỳ hạn của nguồn.

Một nguồn tiền nào đó trong ngân hàng được tạo ra bởi sự tiếp nối liên tục của các khoản huy động và đi vay. Một nguồn với kỳ hạn danh nghĩa là ngắn hạn, có thể tồn tại liên tục trong nhiều năm, tức là thành nguồn có kỳ hạn thực tế là trung và dài hạn. Phân tích và đo lường kỳ hạn thực tế của nguồn tiền là cơ sở để ngân hàng quản lý thanh khoản, chuyển hoán kỳ hạn của nguồn, sử dụng các nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn.

Phương pháp cơ bản để phân tích kỳ hạn thực tế là dựa trên số liệu thống kê để thấy sự biến động số dư của mỗi nguồn vốn, của nhóm nguồn, tìm số dư thấp nhất trong quý, trong năm, trong nhiều năm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi, từ đó người quản lý đo được kỳ hạn thực gắn liền với các số dư.

Tóm lại, quản lý kỳ hạn luôn gắn liền với quản lý lãi suất. Một sự gia tăng trong lãi suất nguồn đều liên quan tới không chỉ tăng quy mô của nguồn mà còn tới tính ổn định của nguồn giữa các ngân hàng, tính ổn định trong từng ngân hàng. Lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng tổng nguồn, tiết kiệm, chi phí, vừa lại tăng tính ổn định của nguồn là nội dung quản lý nguồn vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý tiền gửi tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w