1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh đắc lắc đến năm 2020

149 1,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

- Đề án tập trung đề cập toàn diện đến vấn đề phát triển nông nghiệp ứngdụng CNC gắn liền với các vùng, khu vực và doanh nghiệp sản xuất nôngnghiệp ứng dụng CNC dựa trên các khía cạnh: k

Trang 1

ỦY BAN NHÂN NHÂN TỈNH ĐĂKLĂK

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH

ĐĂK LĂK ĐẾN NĂM 2020

ĐăkLăk, năm 2013

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐỀ ÁN

Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng CNC là một tất yếu của quátrình CNH - HĐH sản xuất nông nghiệp của tất cả các quốc gia Nông nghiệpCNC sẽ tạo ra khối lượng hàng hoá lớn có năng suất cao, chất lượng tốt, đápứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc

tế - vấn đề ngày càng cấp bách đối với nông nghiệp nước ta hiện nay

Trong bối cảnh nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp ngày càng gia tăng cả

về số lượng cũng như chất lượng do áp lực dân số tăng, các vấn đề về vệ sinh antoàn thực phẩm, phát triển bền vững, sức cạnh tranh của hàng hóa, sự suy thoáitài nguyên nông nghiệp, biến đổi khí hậu…đang là thách thức cho toàn thế giớicũng như mọi quốc gia Một trong những giải pháp để giải quyết các vấn đề trên

là phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC), hay phát triểnNNƯDCNC là xu thế tất yếu Thực trạng phát triển NNƯDCNC trên thế giới đãđạt được nhiều thành tựu, góp phần làm thay đổi nền sản xuất truyền thống trongbối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh và liên tục Ở Việt Nam, từ nhữngnăm 90 của thế kỷ trước đã bắt đầu phát triển NNƯDCNC, trước hết là cácdoanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (DNNNƯDCNC) về rau,hoa và nấm tại Lâm Đồng Các khu, vùng sản xuất NNƯDCNC cũng được hìnhthành ở một số địa phương Bước đầu hoạt động của các doanh nghiệp, khu,vùng NNƯDCNC dù còn những bất cập về tổ chức cũng như hiệu quả, nhưngkhẳng định rằng đó là xu thế đúng, đã và đang thay đổi về nhận thức của mộtnền sản xuất mà nền tảng là ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ (KHCN)mới

Luật Công nghệ cao (CNC) đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Namkhóa XII thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009; Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 phê duyệtChương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trìnhQuốc gia ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Đặc biệt, chiến lược phát triểnkinh tế-xã hội 10 năm (2011 – 2020) đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toànquốc Đảng CSVN khóa XI, đối với kinh tế nông nghiệp, đã xác định cần thiếtphải phát triển NNƯDCNC

Đăk Lăk là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có tổng diện tích tựnhiên 13.125,37 km2, dân số năm 2013 khoảng trên 1,8 triệu người Những nămqua, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng tương đối khá: giai đoạn 2006-2010, GDPtăng bình quân trên 12,0%/năm, giai đoạn 2011–2013 tăng bình quân8,42%/năm Nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu nềnkinh tế của tỉnh với trên 50% GDP Giá trị sản xuất nông nghiệp luôn tăng

Trang 3

trưởng khá, đặc biệt là nhóm cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su,tiêu, và chiếm 50 – 60% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, 96 - 98% tổngkim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho gần 60% lao động nông thôn.

Tuy nhiên, phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh chưa toàn diện, bềnvững, năng suất, giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh chưa cao Măt khác, do áplực dân số tăng thì nhu cầu về sản xuất nông nghiệp cũng như các sản phẩmnông nghiệp cũng sẽ gia tăng đáng kể Trong khi đó, diện tích đất canh tác củatỉnh lại có xu hướng giảm mạnh do chuyển đổi sang các mục đích phi nôngnghiệp; phương thức sản xuất của nông dân phần lớn còn theo phương pháptruyền thống, nhỏ lẻ, manh mún Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnhtuy có tăng về số lượng và giá trị nhưng thu nhập của nông dân ở các vùng sảnxuất hàng hoá không tăng; chất lượng hàng nông sản, sức cạnh tranh trên thịtrường chưa cao, sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ với chế biến, tiêu thụ, một sốnông sản thực phẩm chưa đảm bảo an toàn đã đặt ra nhiều vấn đề đối với sảnxuất nông nghiệp Do vậy, muốn phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiệnđại, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, biện pháp tối ưu là đẩy mạnh ứngdụng CNC trong nông nghiệp

Do có lợi thế là tỉnh trung tâm của vùng Tây Nguyên, thời gian qua,ĐăkLăk cũng đã đầu tư thí điểm một số mô hình sản xuất giống cây, con cónăng suất cao, chất lượng tốt, rau an toàn, áp dụng công nghệ tiên tiến và đemlại hiệu quả rõ rệt Tuy nhiên, quy mô và mức độ đầu tư của các mô hình nôngnghiệp CNC này còn ở mức rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu là đầu tầuthúc đẩy nông nghiệp của tỉnh Mặt khác những mô hình diện tích nhỏ lẻ nàycũng chưa thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẵn sàng đầu tư vốn,

kỹ thuật để sản xuất, kinh doanh những sản phẩm nông nghiệp có chất lượngcao, hiệu quả kinh tế lớn so với nông nghiệp truyền thống

Thực tế và kinh nghiệm ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp của cácnước trên thế giới, đặc biệt là Israel, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, HàLan… đều hướng vào các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có chấtlượng, có giá trị cao về kinh tế, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, gắn sản

xuất với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái Chính vì vậy, việc xây dựng:”Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020”

là yêu cầu của thực tiễn hết sức cần thiết và cấp bách để thực hiện chủ trươngđúng đắn của Trung ương và địa phương, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệpcủa tỉnh phát triển theo hướng CNH - HĐH

2 NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phêduyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội;

Trang 4

- Quyết định số 1895/QĐ-TTg của ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệcao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

- Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg của ngày 17/6/2009 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnhĐăkLăk thời kỳ đến năm 2020;

- Công văn số 2052/UBND-NN&MT của Ủy ban Nhân dân tỉnh ĐăkLăkngày 23/4/2012 về việc Chủ trương lập Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020;

- Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 4/7/2012 của UBND tỉnh ĐăkLăk

về việc phê duyệt Đề cương - dự toán Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụngCNC tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020;

- Quyết định số 588/QĐ-SNN ngày 5/7/2012 của Sở NN&PTNT tỉnhĐăkLăk về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu xây dựng Đề án phát triển nôngnghiệp ứng dụng CNC tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020

- Căn cứ Quyết định số 240/2009/QĐ-UBND ngày 6/2/2009 của UBNDtỉnh ĐăkLăk về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức bộ máy của Sở NN&PTNT tỉnh ĐăkLăk;

- Căn cứ Kế hoạch số 4282/KH-UBND thực hiện Chương trình số CTr/TU, ngày 12/4/2013 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số20-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học vàcông nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh

26-tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Căn cứ vào nhu cầu về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao giai đoạn 2012 - 2020 trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk

3 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU LẬP ĐỀ ÁN

3.1 Mục đích

Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng SXNN ứng dụng CNC ở tỉnhhiện nay, xác định loại hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, đề xuất quanđiểm, định hướng, mục tiêu, nội dung, giải pháp và chính sách phát triển SXNNứng dụng CNC tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2013 - 2020

3.2 Yêu cầu

- Điều tra thu thập, tổng hợp các thông tin số liệu, đánh giá thực trạng sảnxuất nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với các vùng sản xuất nông nghiệp ởĐăkLăk hiện nay, xác định các nhân tố tác động đến sản xuất nông nghiệp ứngdụng CNC

- Khái quát về vấn đề phát triển SXNN ứng dụng CNC, những vấn đề đặc

Trang 5

biệt quan tâm của thị trường thế giới và người tiêu dùng hiện nay đối với nôngnghiệp sạch

- Đề án tập trung đề cập toàn diện đến vấn đề phát triển nông nghiệp ứngdụng CNC gắn liền với các vùng, khu vực và doanh nghiệp sản xuất nôngnghiệp ứng dụng CNC dựa trên các khía cạnh: kĩ thuật sản xuất, quản lý dịchbệnh, quản lý sử dụng các đầu vào, và quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, tổchức sản xuất, hệ thống pháp lý, tổ chức quản lý kiểm soát chất lượng sản phẩm;trình diễn; đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ

- Cách tiếp cận lập đề án trong điều kiện kinh tế thị trường với quá trìnhhội nhập cạnh tranh ngày càng gay gắt

4 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN

4.1 Đối tượng

Đề án đề cập toàn diện đến SXNN ứng dụng CNC, bao gồm các khíacạnh: các loại sản phẩm, các loại công nghệ tiên tiến ứng dụng vào SXNN, kỹthuật sản xuất, quản lý tổ chức sản xuất, tổ chức hệ thống quản lý kiểm soát sảnxuất và tiêu thụ Hệ thống giải pháp để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC

Các vùng NNƯDCNC được nghiên cứu và bố trí phát triển tập trung vàocác sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh nhằm phục vụ cho nhu cầu củangười dân trong tỉnh, vùng Tây Nguyên và xuất khẩu

4.2 Phạm vi của đề án

Điều tra, nghiên cứu tổng hợp trên phạm vi toàn tỉnh, tập trung vào đánhgiá thực trạng NNƯDCNC của Việt Nam nói chung, tỉnh Đăk Lăk nói riêngtrong các lĩnh vực, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp

Các nhân tố nghiên cứu giải quyết tập trung vào: kỹ thuật sản xuất, quản

lý dịch bệnh, quản lý sử dụng các đầu vào và quản lý chất lượng sản phẩm đầu

ra, tổ chức sản xuất, tổ chức hệ thống quản lý kiểm soát sản xuất và tiêu thụnông lâm sản theo các vùng tập trung

4.3 Phạm vi thời gian

Bên cạnh kết quả nghiên cứu xây dựng đề án chung về phát triển nôngnghiệp ứng dụng CNC đã thực hiện, điều tra, thu thập số liệu, đánh giá về thựctrạng SXNN ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh từ năm 2006 đến nay

Quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp thực hiện của

đề án được xây dựng cho giai đoạn 2013 - 2020

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LẬP ĐỀ ÁN

- Kế thừa các nghiên cứu đã có: kế thừa các chương trình dự án liên quantới sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã

Trang 6

thực hiện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 (số liệu thứ cấp) và các kết quảđiều tra về sản xuất nông nghiệp tại địa bàn 15 huyện/thị của tỉnh.

- Điều tra, khảo sát thực địa tại các huyện/thị và doanh nghiệp để thu thập

và khai thác thông tin phục vụ lập đề án Điều tra theo phương pháp chọn mẫungẫu nhiên và điển hình để xác định khu/vùng/doanh nghiệp sản xuất nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao bằng các phiếu điều tra với các câu hỏi mở theocác nội dung đã được chuẩn bị trước, số lượng phiếu điều tra 150 phiếu

- Phương pháp thống kê: sử dụng nguồn số liệu thống kê và số liệu điềutra được từ các huyện, các cơ sở sản xuất giống bao gồm tập hợp số liệu thống

kê đã có và thông tin bổ sung

- Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế, tài chính: sử dụng để xử lýphiếu điều tra đánh giá hiệu quả của sản xuất nông nghiệp truyền thống và hiệuquả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Phương pháp chuyên gia, tư vấn xác định các dự án ưu tiên và giải phápphát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh

- Phương pháp phân tích vấn đề, đánh giá, so sánh, tổng hợp và viết báocáo thuyết minh

Trang 7

PHẦN THỨ NHẤT KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP CNC VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM

I KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP CNC

1.1 Một số khái niệm liên quan đến nông nghiệp CNC

1.1.1 Công nghệ cao

Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học vàphát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiệnđại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thânthiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sảnxuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có

Nhà nước tập trung đầu tư phát triển CNC trong 4 lĩnh vực chủ yếu là: 1)Công nghệ thông tin; 2) Công nghệ sinh học; 3) Công nghệ vật liệu mới và 4)Công nghệ tự động hóa

1.1.2 Hoạt động công nghệ cao

Hoạt động CNC là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyểngiao, ứng dụng CNC; đào tạo nhân lực CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanhnghiệp CNC; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ CNC; phát triển công nghiệpCNC

và sức cạnh tranh cao của nông sản hàng hóa, đảm bảo phát triển bền vững

- Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao;

- Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;

Trang 8

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;

- Phát triển doanh nghiệp NNƯDCNC;

- Phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp

Công nghệ cao trong nông nghiệp được hiểu là: áp dụng một cách hợp lýcác kỹ thuật tiên tiến nhất trong việc chọn, lai tạo ra giống cây trồng vật nuôimới, chăm sóc nuôi dưỡng cây, con bằng thiết bị tự động, điều khiển từ xa, chếbiến phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản,thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ tự động trong tưới tiêu, công nghệchế biến các sản phẩm vật nuôi, cây trồngg và xử lý chất thải bảo vệ môi trường.Trong đó, công nghệ sinh học đóng vai trò chủ đạo

c Nội dung của NNƯDCNC

1- Lựa chọn ứng dụng vào từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá,những công nghệ tiến bộ nhất về giống, công nghệ canh tác, chăn nuôi tiên tiến,công nghệ tưới, công nghệ thu hoạch - bảo quản - chế biến Ứng dụng CNTTvào quản lý, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường

2- Sản phẩm NNƯDCNC là sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng củatừng vùng sinh thái, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích,

có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng với sản phẩm cùng loại trên thị trườngtrong nước và thế giới, còn điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và sản lượnghàng hoá khi có yêu cầu của thị trường

3- Sản xuất NNƯDCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khépkín, khắc phục được những yếu tố rủi ro của tự nhiên và hạn chế rủi ro của thịtrường

4- Phát triển NNƯDCNC theo từng giai đoạn và mức độ phát triển khácnhau, tùy tình hình cụ thể của từng nơi, nhưng phải thể hiện được những đặctrưng cơ bản, tạo ra được hiệu quả to lớn hơn nhiều so với sản xuất bình thường

d Chức năng của NNƯDCNC

NNƯDCNC có 5 chức năng lớn:

Một là khu trình diễn, vườn thực nghiệm nông nghiệp hiện đại hóa, là

vườn ươm xí nghiệp, chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học công nghệthành sức sản xuất, là nguồn lan tỏa công nghệ cao mới

Hai là trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung tâm tập

huấn các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, công nghiệp, thị trường cóhàm lượng khoa học công nghệ tương đối cao

Ba là có thể thu hút một khối lượng sức lao động lớn của nông thôn, làm

cho nông thôn thành thị hóa, nông dân được công nhân hóa

Trang 9

Bốn là thích ứng hóa với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực từ trồng

trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến, khoa học công nghiệp, thươngmại, sản xuất, cung ứng tiêu thụ được thống nhất Làm cho sản xuất nông nghiệpthực hiện được khoa học hóa, thâm canh hóa và trở thành đầu tàu của việc pháttriển nông nghiệp kỹ thuật cao

Năm là góp phần nâng cao năng lực của người nông dân, trang bị và làm

cho họ có được những tri thức khoa học

1.1.5 Nông nghiệp ứng dụng CNC

Trong đề án phát triển nông nghiệp CNC đến năm 2020, Bộ NN&PTNT

đã đưa ra khái niệm:”Nông nghiệp ứng dụng CNC là nền nông nghiệp sử dụng CNC trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường”

1.1.6 Vùng sản xuất NNƯDCNC

* Khái niệm

Vùng sản xuất NNƯDCNC là nơi tập trung ứng dụng thành tựu củanghiên cứu và phát triển CNC của các khu NNƯDCNC vào lĩnh vực nôngnghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất một hoặc một vài nông sản hàng hóa vàhàng hóa xuất khẩu chiến lược của quốc gia

* Nhiệm vụ của vùng sản xuất NNƯDCNC

1- Thực hiện sản xuất sản phẩm NNƯDCNC;

2- Liên kết các hoạt động nghiên cứu ứng dụng CNC vào sản xuất sảnphẩm ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;

3- Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thựchiện hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp

* Điều kiện thành lập vùng NNƯDCNC

1- Là nơi sản xuất tập trung một hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệphàng hóa ứng dụng CNC thuộc danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển,phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của vùngsản xuất NNƯDCNC;

2- Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại nôngsản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược; địa điểm thuận lợi để liên kếtvới các khu NNƯDCNC;

3- Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của sản xuất ứngdụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;

4- Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu cóchất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao

Trang 10

5- Có nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong sản xuất nông sản hàng hóavới số lao động được đào tạo, tập huấn về CNC đang sử dụng đạt ít nhất 60%tổng số lao động nông nghiệp trong vùng và có trình độ quản lý chuyên nghiệp.

6- Áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường và quản lý chất lượngsản phẩm nông nghiệp hàng hóa an toàn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật củaViệt Nam hoặc quốc tế

1.1.7 Khu NNƯDCNC

a Khái niệm

Khu NNƯDCNC là khu CNC tập trung thực hiện hoạt động ứng dụngthành tựu nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiệncác nhiệm vụ: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất,chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo

ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chếbiến sản phẩm nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp NNƯDCNC và phát triểndịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp

b Nhiệm vụ của khu NNƯDCNC

1- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn

mô hình sản xuất sản phẩm NNƯDCNC;

2- Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNC, sản xuất sản phẩmứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;

3- Đào tạo nhân lực CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;

4- Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm NNƯDCNC

5- Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thựchiện hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp

c Điều kiện thành lập khu nông nghiệp ứng dụng CNC

1- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụcủa khu NNƯDCNC;

2- Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại hìnhsản xuất sản phẩm nông nghiệp; địa điểm thuận lợi để liên kết với các cơ sởnghiên cứu, đào tạo có trình độ cao;

3- Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt độngnghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng CNC trong nôngnghiệp;

4- Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp

1.1.8 Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC

a Khái niệm

Trang 11

Doanh nghiệp NNCNC là doanh nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuấtsản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.

b Điều kiện công nhận là doanh nghiệp NNƯDCNC

- Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tưphát triển quy định tại Điều 5 của Luật CNC để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;

- Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng CNC để sản xuất sảnphẩm nông nghiệp;

- Tạo ra sản phẩm NN có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao;

- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượngtrong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành

c Chế độ ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp NNƯDCNC

- Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuếthu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyểngiao công nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển CNC

1.2 Một số kinh nghiệm về phát triển NNƯDCNC trên thế giới

1.2.1 Kinh nghiệm của Mỹ

Tại Mỹ, từ đầu thế kỉ XX, chính phủ Mỹ đã áp dụng những tiến bộ kĩthuật vào nông nghiệp để nâng cao năng suất và bắt đầu thời kì vàng son của nềnNông nghiệp Mỹ Đầu những năm 80 Hoa Kỳ đã có hơn 100 khu khoa học côngnghệ dành cho nông nghiệp Các biện pháp được nước này sử dụng là: sử dụngthiết bị tưới tiêu công nghệ cao, tập trung nghiên cứu phát triển giống mới, trồngcây công nghệ sinh học với diện tích lớn nhất trên thế giới, nghiên cứu sản xuấtcác giống cây trồng biến đổi gene

1.2.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Chủ yếu tập trung vào các công nghệ tiết kiệm đất như: tăng cường sửdụng phân hóa học; hoàn thiện công tác quản lý và kỹ thuật tưới tiêu nước cholúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét;nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất.Nhật Bản cũng rất nhanh nhạy với vấn đề này khi cho thành lập Viện quốc gia

về khoa học Nông Nghiệp ở cấp Nhà nước, tăng cường nghiên cứu liên kết giữacác viện khoa học với các trường Đại học, hội khuyến nông, để thắt chặt và nângcao công tác quản lý

1.2.3 Kinh nghiệm của Israel

Trang 12

Đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Israel đã xây dựng được 10 khu nôngnghiệp ứng dụng CNC với doanh thu từ trồng trọt đạt mức kỷ lục 200.000 USD/

ha Công nghệ nhà kính có thể cho năng suất cà chua tới 300 tấn/ha, tức gấp 4

lần nếu trồng ngoài đồng Israel chỉ với 360.000 ha đất sản xuất nông nghiệp,

đất khô cằn, thiếu nguồn nước tưới lại phân bố trên nhiều kiểu khí hậu rất đadạng, khác biệt nhưng đã sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cho cả nước vàxuất khẩu Trong 5 thập niên gần đây giá trị sản xuất nông nghiệp của Israelluôn vượt con số 3,5 tỉ USD/năm, trong đó xuất khẩu chiếm trên 20% Hiện nay,một nông dân Israel sản xuất nông nghiệp đủ nuôi 100 người

1.2.4 Kinh nghiệm của Hà Lan

Hà Lan tuy không phải một quốc gia được ưu đãi về mặt tài nguyên nôngnghiệp, với nguồn đất ít lại trũng, thường xuyên đối mặt với lụt lội, nhưng bằngnhững chính sách thông minh và đầu tư mạnh vào NNCNC của chính phủ, HàLan đã trở thành một trong những đất nước có nền nông nghiệp đáng ngưỡng

mộ trên thế giới Trong nhiều năm qua, Hà Lan tự hào trở thành quốc gia đứnghàng đầu thế giới về xuất khẩu các mặt hàng khoai tây, cà chua, trứng gà, pho

mát, bia Diện tích nhà kính của Hà Lan gần 11.000 ha, chiếm 25% tổng diện

tích nhà kính trên toàn thế giới Trong đó, có tới 40% dùng để sản xuất rau, 35%sản xuất hoa, 20% sản xuất cây ăn quả, hiệu quả tăng 5 - 6 lần sản xuất ngoàitrời

1.2.5 Kinh nghiệm của Ấn Độ

Việc áp dụng CNC vào nông nghiệp được thể hiện rõ nhất qua các chínhsách áp dụng công nghệ tiên tiến vào lai tạo và cải thiện giống Cuộc “cáchmạng xanh” của Ấn Độ thực chất chính là áp dụng CNC vào thực tiễn sản xuấtnông nghiệp với hai công tác chính bổ sung và hỗ trợ cho nhau là: (1) tạo ranhững giống mới, năng suất cao (chủ yếu là cây lương thực) và (2) sử dụng tổhợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy khả năng của các giống mới Thànhcông của nông nghiệp cũng được đóng góp một phần đáng kể bởi chính sách ápdụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực này

1.2.6 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong những năm 1990, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng các khuNNƯDCNC với 3 đặc trưng cơ bản là: (1) nơi sáng tạo phát triển mới của sảnxuất nông nghiệp; (2) điểm tăng trưởng trong việc xây dựng mới hiện đại hóanông nghiệp và (3) tiếp điểm của sự kết hợp giữa kinh tế nông nghiệp và kinh tếnông thôn và 5 chức năng chủ yếu là: (1) sản xuất sản phẩm tinh xảo, chế biến;(2) trình diễn; (3) lôi kéo; (4) giáo dục và (5) nghỉ ngơi tham quan Các khuNNƯDCNC ở Trung Quốc đều có đặc điểm chung là áp dụng khoa học côngnghệ vào sản xuất nông nghiệp, lấy công trình xây dựng nông nghiệp làm chủthể, tổ chức sản xuất nông nghiệp thâm canh và xí nghiệp hóa kinh doanh đã có

Trang 13

tác dụng to lớn trong tăng trưởng nông nghiệp Chỉ sau 8 năm (1998 - 2006),Trung Quốc đã xây dựng được hơn 405 khu NNƯDCNC, trong đó có 01 khucấp quốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố Ngoài ra, còn hàngngàn cơ sở NNƯDCNC trên khắp đất nước Những khu này đóng góp vào sự giatăng giá trị sản xuất nông nghiệp lên đến 42% so với tổng giá trị sản phẩm tăngthêm và đạt giá trị sản lượng bình quân từ 40.000 - 50.000 USD/ha/năm, gấp 40

- 50 lần so với sản xuất cũ

II THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trạng các loại hình sản xuất NNƯDCNC

2.1.1 Khu nông nghiệp ứng dụng CNC

Hiện nay, cả nước có 29 khu NNƯDCNC đã được xây dựng đi vào hoạtđộng và quy hoạch tại 12 tỉnh/thành phố thuộc 7 vùng kinh tế, bao gồm:

a Số lượng các khu NNƯDCNC đã và đang hoạt động

Bảng 1 Hiện trạng các khu NNCNC đã và đang hoạt động ở Việt Nam

Vùng/tỉnh Tên

Chủ đầu tư

Diệ n tích (ha)

Năm xây dựng/

địa điểm

Vốn đầu tư (tỷ đ)

Chức năng/sản phẩm

I Tây Bắc

1.Sơn La

KhuNNƯDC

NC MộcChâu

UBNDtỉnh 200

2004/Nôngtrường MộcChâu

30,0

Nghiên cứu, SX,đào tạo, chuyểngiao/rau, hoa, quả

II ĐBSH

2.Hà Nội

KhuNNƯDC

NC CầuDiễn

UBNDTP

10,71

2004; CầuDiễn,

Từ Liêm

23,7

Nghiên cứu, SX,đào tạo, chuyểngiao/rau, hoa

3.Hải

Phòng

KhuNNƯDC

NC HảiPhòng

UBND

2006; TTgiống &pháttriển nônglâm nghiệp

23,8

Nghiên cứu, SX,đào tạo, chuyểngiao/rau, hoa

III.

DHNTB

4 Phú Yên

KhuNNƯDC

NC PhúYên

UBNDtỉnh 460

2004; xã HòaQuang,huyện PhúHòa

21,77

Nghiên cứu, SX,đào tạo, chuyểngiao; giống mía,bông, CAQ, giasúc, gia cầm

Trang 14

Vùng/tỉnh Tên

Chủ đầu tư

Diệ n tích (ha)

Năm xây dựng/

địa điểm

Vốn đầu tư (tỷ đ)

Chức năng/sản phẩm

5.Khánh

Hòa

KhuNNƯDC

NC SuốiDầu

UBNDtỉnh

65,85

2007; xã SuốiCát, huyệnCam Lâm

32,0

Nghiên cứu, SX,đào tạo, chuyểngiao/giống lúa,ngô, rau, hoa, mía,điều, xoài, lợn, cá

IV ĐNB

6.TPHCM NT PhanVăn Cội UBNDTP 88,17

2004; Nôngtrường PhanVăn Cội

752,6

Nghiên cứu, SX,đào tạo, chuyểngiao, du lịch/rau,hoa quả, cá cảnh

7.Bình

Dương

KhuNNƯDC

NC AnThái

CTCPU&I

471,0

2011; xã AnThái, PhúGiáo

380,9

Nghiên cứu, SX,đào tạo, chuyểngiao/rau, quả, câydược liệu

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNƯDCNC cả nước - 2013)

- 7 khu đã đi vào hoạt động tại 7 tỉnh/thành phố thuộc 4 vùng KTNN là:Sơn La (Tây Bắc), TP Hà Nội và TP Hải Phòng (vùng ĐBSH); Phú Yên vàKhánh Hòa (vùng DHNTB) và TP Hồ Chí Minh và Bình Dương (vùng ĐNB)(bảng 1)

+ Khu NNƯDCNC Mộc Châu được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định

số 2302/QĐ-UB ngày 18/8/2004 với quy mô 200 ha Qua 8 năm xây dựng vàphát triển, khu đã thu hút được 04 nhà đầu tư sản xuất kinh doanh rau, hoa vàquả theo hướng CNC của khu vực và thế giới như: như Dưa Me Lon, năng suấtđạt trên 80 tấn/ha ; Cà Chua đạt 150 tấn/ha; Dưa Chuột đạt 140 tấn/ha hàng nămsản xuất cung cấp ra thị trường từ 3 - 5 triệu cành hoa Ly, hoa Tuy Líp, doanhthu trên 1ha canh tác đạt trên 1tỷ đồng Đồng thời đã đào tạo và tạo công ăn việclàm cho hàng nghìn lượt lao động theo thời vụ tại địa phương và hàng trăm laođộng tại địa phương có đủ khả năng làm chủ công nghệ mới đáp ứng yêu cầunguồn nhân lực nông nghiệp CNC với mức lương từ 2,5 - 3 triệuđồng/người/tháng

+ Khu NNƯDCNC Hà Nội là khu NNƯDCNC đầu tiên của Việt Namđược xây dựng với mục tiêu sản xuất giống rau, hoa, cây ăn quả theo công nghệnuôi cấy mô Invitro trong ống nghiệm, sau đó được ươm trong điều kiện vôtrùng ở trong nhà kính rồi mới đem ra bán ra thị trường Đồng thời trực tiếpcung cấp khoảng 360 tấn rau sạch và 6 đến 7 triệu bông hoa các loại Dự án cótổng số vốn đầu tư lên tới 23,7 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố đầu tư hơn

Trang 15

10 tỷ đồng, HADICO chi vốn tự có 8 tỷ đồng xây dựng khu nhà kính 8.000m2gồm hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt, thông gió, hệ thống xử lý nước v.v đềuđược nhập đồng bộ từ Israel còn lại là vốn huy động.

Khu đưa vào sử dụng năm 2004 với 5.500 m2 trồng dưa chuột, cà chua,

ớt ngọt đạt năng suất cao hơn so với hộ nông dân 9 - 10 lần Cà chua cho sảnlượng 250 - 300 tấn/năm, ớt ngọt 200 tấn/năm 2.000 m2 trồng hoa Ly đạt 50bông/m2

Tuy nhiên, sau 6 năm hoạt động, khu nông NNƯDCNC Hà Nội gặp quánhiều vấn đề mà trước đó chưa tính đến như: chi phí đầu tư quá lớn do nhậpthiết bị ngoại 100%, công nghệ chuyển giao chậm, trong quá trình vận hành luôngặp trục trặc kỹ thuật, phải mất 3 - 4 năm kỹ sư của Việt Nam mới xử lý được sự

cố Đặc biệt, dự án quy hoạch ở vị trí không thuận lợi nên không hiệu quả Mặtkhác, mô hình này hầu như không có khả năng nhân rộng vì chi phí vận hànhquá tốn kém, giá thành sản phẩm cao nên rất khó tiêu thụ nên đã ngừng hoạtđộng và thành phố đã dành đất để làm khu đô thị

- Khu NNƯDCNC Hải Phòng được đầu tư xây dựng năm 2006 tại Trungtâm Giống và Phát triển Nông lâm nghiệp với tổng số vốn đầu tư trên 22,5 tỉđồng gồm: 8000m2 nhà kính hiện đại, 5.000m2 nhà lưới giản đơn và 12.000m2đất canh tác ngoài trời, toàn bộ nhà kính được nhập khẩu công nghệ trọn gói củaIsrael

Mục tiêu của khu là bảo tồn cây ăn quả đầu dòng và vườn ươm câygiống, khu nuôi cấy mô tế bào Khu nhà lưới sản xuất rau an toàn, hoa và câycảnh cho sản phẩm được 2 - 3 vụ, năng suất cà chua, dưa chuột bao tử đạt từ 200

- 250 tấn/ha, hoa hồng đạt 200 - 300 bông/m2

Nhưng qua 6 năm hoạt động vẫn chưa đạt mục tiêu ban đầu của dự án.Nguyên nhân là do khu nhập khẩu “trọn gói” từ nhà lưới, thiết bị đến kỹ thuậtcanh tác, giá cả rất đắt và phụ thuộc Khi đưa vào áp dụng quy trình sản xuất cònnhiều bất cập về thời tiết, mùa vụ, dịch bệnh phát sinh

Từ bài học đắt giá đầu tư và hiệu quả hoạt động của 2 khu NNƯDCNC

Hà Nội - Hải Phòng được xem là lớn nhất miền Bắc, bài học kinh nghiệm đượcrút ra là: không thể phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC theo kiểu nhập

“nguyên đai nguyên kiện” công nghệ của nước ngoài trong điều kiện nền nôngnghiệp nước ta chưa thoát khỏi quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; hệ thốngphân phối chưa hoàn chỉnh, các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển vàđặc biệt là thiếu đội ngũ quản lý và chuyên gia giỏi

- Khu NNƯDCNC TP.Hồ Chí Minh: là địa phương đầu tiên xây dựng khuNNƯDCNC theo mô hình đa chức năng, gắn nghiên cứu thực nghiệm, trìnhdiễn, chuyển giao công nghệ với ươm tạo doanh nghiệp NNƯDCNC đồng thờithu hút các doanh nghiệp vào phát triển các loại hình sản xuất NNƯDCNC Khu

Trang 16

bắt đầu được xây dựng từ tháng 4/2004, có diện tích 88,17 được xây dựng tại xãPhạm Văn Cội, huyện Củ Chi, trong đó có 56,5 ha dành cho các doanh nghiệpNNƯDCNC Tổng mức đầu tư từ ngân sách thành phố là 152,6 tỷ đồng vàkhoảng 600 tỷ đồng của các doanh nghiệp

Đến cuối năm 2012 đã có 14 dự án được chấp thuận đầu tư với tổng diệntích là 56,8ha (100% diện tích cho thuê), tổng vốn đầu tư hơn 452 tỷ đồng (bìnhquân khoảng gần 8 tỷ đồng/ha) Đây là một trong những khu NNƯDCNC đanghoạt động có hiệu quả nhất ở Việt Nam

- Khu NNCNC Khánh Hòa được UBND tỉnh Khánh Hòa ra Quyết địnhthành lập ngày 24/6/2004 phê duyệt với diện tích 65,85 ha, tổng vốn đầu tư

32 tỷ đồng tại xã Suối Cát, huyện Cam Lâm Sau gần 4 năm xây dựng (từ2/2007 đến 12/2010), khu đã hoàn thành 12 hạng mục đầu tư cơ bản với sốvốn 25,574 tỷ đồng (chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư cho khu) Hiện nay, khuNNCNC Khánh Hòa đã triển khai một số CNC trong trồng trọt và chăn nuôitại khu như:

+ Mỗi năm khu sản xuất được từ 70 - 80 tấn giống lúa nguyên chủng vớicác giống chủ lực là: TH4, IR 17494, ML 202, ML48 Ngoài ra, Trung tâm đangkhảo nghiệm gần một chục giống lúa mới nguyên chủng để cung ứng giống chocác địa phương sản xuất ra giống cấp 1 cung cấp cho các huyện trong tỉnh vàtỉnh bạn Cùng với giống lúa, Trung tâm còn khảo nghiệm giống dưa lưới, đậubắp với chất lượng cao, sản phẩm sạch bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đượcmột số công ty, siêu thị ở TP Hồ Chí Minh đặt hàng tiêu thụ hết và xuất khẩusang Nhật

+ Sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho trên 3 ha xoài Úc và công nghệtưới phun tại gốc cho 8,7 ha xoài Úc

+ Sản xuất lợn giống theo công nghệ chuồng kín trên diện tích 3,53 ha,hàng năm cung cấp 1.000 lợn giống hậu bị cho các trại chăn nuôi trong tỉnh

+ Sản xuất giống cây lâm nghiệp và sản phẩm rau hoa chất lượng caotrên diện tích 13,07 ha Áp dụng công nghệ nhân giống hoa Lan Mokara, hoaCúc, hoa Đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô với công suất 1,5 - 2,0triệu bông/năm Đồng thời áp dụng công nghệ tưới phun sương cho hoa LanMokara và tưới phun mưa cho đậu bắp Nhật trong nhà lưới Sản xuất Keo lai

và Phi lao bằng phương pháp giâm hom với số lượng trên 200 nghìn cây sạchbệnh/năm cho trồng rừng

- Khu NNƯDCNC Phú Yên được UBND tỉnh Phú Yên ra Quyết địnhphê duyệt số 3066/QĐ-UB Ngày 26/10/2004 với diện tích 460 ha tại thôn ThạchLâm, xã Hòa Quang, huyện Phú Hòa do Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yênlàm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư đầu tư ban đầu 21,77 tỷ đồng bằng nguồn

Trang 17

8/1/2008, UBND tỉnh ra Quyết định số 55/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung nộidung thực hiện đầu tư giai đoạn 2 từ năm 2008 - 2012 với tổng mức đầu tư là64,95 tỷ đồng đồng.

- Khu NNƯDCNC tại Bình Dương: năm 2010, UBND tỉnh Bình Dương

đã phê duyệt xây dựng 3 khu NNƯDCNC là: khu An Thái 411,75 ha, khuTiến Hùng 89,0 ha và khu chăn nuôi bò sữa 471,0 ha Ngay sau khi được SởTài nguyên Môi trường cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đối với khu đấtthuộc dự án vào ngày 24/1/2011 công ty đã đầu tư khoảng 50 tỷ đồng Đến nay,công ty đã ứng dụng công nghệ tưới và bón phân tự động của Israel để trồng cácloại rau sạch và cao cấp trên diện tích 5 ha (bên trong và bên ngoài nhà kính),gồm: cà chua, ớt chuông, cà tím, dưa lưới, đạt năng suất và chất lượng cao vớigiá trị đạt 172 triệu đồng/ha Sản phẩm của Unifarm được chứng nhận GlobalGap và hiện đã có mặt tại các chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam như: Metro,Saigon Coop, Big C

b Số lượng các khu NNƯDCNC đã được quy hoạch chi tiết

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 176/QĐ-TTg ngày29/1/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển NNƯDCNC đến năm 2020, nhiềuđịa phương đã tiến hành lập các dự án quy hoạch chi tiết 22 khu NNƯDCNCchuẩn bị đầu tư xây dựng tại 13 tỉnh/thành phố là: Thái Nguyên (1 khu),TP.Hà Nội (3 khu), Thanh Hóa (4 khu), Nghệ An (1 khu), Hà Tĩnh (1 khu)Quảng Ngãi (1 khu), Lâm Đồng (1 khu), Bình Dương (2 khu), Cần Thơ (3khu) và Hậu Giang (1 khu) Cụ thể ở bảng 2

Bảng 2: Hiện trạng các khu NNƯDCN đã và đang quy hoạch ở 7 vùng KTNN

Tên đầu tư Chủ

Diện tích (ha)

Địa điểm

Chức năng/sản phẩm I.

C YênBình

CTCPđầu tưpháttriểnYênBình

300

HuyệnYênBình,PhổYên

Nghiên cứu, SX,thương mại, đàotạo, du lịch/ trồngtrọt, chăn nuôi,thỷ sản

2 QuảngNinh 2

KhuNNƯDCN

C ĐôngTriều

UBNDtỉnh 100

HuyệnĐôngTriều

Nghiên cứu, SX,thương mại, đàotạo, du lịch/rau,hoa, giống câyKhu UBND 150 Huyện Nghiên cứu, SX,

Trang 18

Tên đầu tư Chủ

Diện tích (ha)

Địa điểm

Chức năng/sản phẩm

NNƯDCN

C Đầm Hà tỉnh

ĐầmHà

thương mại, đàotạo, du lịch/giốngthuỷ sản

3 TP HàNội 3

KhuNNƯDCNCHoài Đức

UBND

HuyệnHoàiĐức

Nghiên cứu, SX,thương mại, đàotạo, du lịch/camcanh, bưởi diễn,giống rau, hoa,quảKhu

NNƯDCNCBiên Giang

CTCPTrangViênSơn

221,7

QuậnHàĐông

SX, thương mại,

du lịch/rau, hoacây cảnh

KhuNNƯDCNCMai Lâm

CTCPThươngmạiBìnhPhát

100

HuyệnĐôngAnh

SX, thương mại,

du lịch/rau, hoa,cây cảnh và cánước ngọt

4 NamĐịnh 1

KhuNNƯDCN

C YênDương

UBNDtỉnh 200

Xã YênDương,

Ý Yên

Nghiên cứu, SX,thương mại, đàotạo, du lịch/rau,hoa, giống cây,con

5 Hải

KhuNNƯDCN

HuyệnThọXuân

Nghiên cứu, SX,trình diễn/mía,cây, conKhu

NNƯDCN

C ThốngNhất

Doanhnghiệp 1800

HuyệnYênĐịnh

Nghiên cứu vàchăn nuôi bò sữa

KhuNNƯDCN

C Bá

Doanhnghiệp

100 Huyện

BáThước

Nghiên cứu, SXgiống rau, hoa

Trang 19

Tên đầu tư Chủ

Diện tích (ha)

Địa điểm

Chức năng/sản phẩm

KhuNNƯDCN

C ĐôngSơn

Doanhnghiệp+NSNN

200

huyệnĐôngSơn

Nghiên cứu, SX,chuyển giao, đàotạo, thương mại,triển lãm

7 NghệAn 1

KhuNNƯDCN

C NghĩaĐàn

Doanhnghiệp+NSNN

200

HuyệnNghĩaĐàn

Nghiên cứu, SX,chuyển giao, đàotạo, thương mại,triển lãm/bò sữa,rau, hoa, quả, cá

8 HàTĩnh 1

KhuNNƯDCN

C Can Lộc

Doanhnghiệp+NSNN

140

XãThiênLộc,CanLộc

Nghiên cứu, SX,

du lịch, thựcnghiệm, trìnhdiễn, đào tạo/rau

IV.

9 QuảngNgãi 1

KhuNNƯDCNC

BanQuản lýkhu CNDungQuất

190

XãBìnhHòa,BìnhSơn

Nghiên cứu, SX,

du lịch, thựcnghiệm, trìnhdiễn, đào tạo/rauhoa, thủy đặc sản

UBNDtỉnh

221,13

LạcDương

Nghiên cứu, SX,

du lịch, thựcnghiệm, trìnhdiễn, đào tạo/ hoa,rau, cà phê, chè,dứa, chuối, gạo, cánước lạnh

11 BìnhDương 2

KhuNNƯDCN

C PhướcSang

CTCPĐườngBìnhDương

471

HuyệnPhúGiáo

Chăn nuôi bò sữa

KhuNNCNCHiếu Liêm

CTTNH

H TiếnHùng

90

HuyệnTânUyên

Chăn nuôi gà siêuthịt, siêu trứng

Thới

Nghiên cứu, SX,thực nghiệm, trình

Trang 20

Tên đầu tư Chủ

Diện tích (ha)

Địa điểm

Chức năng/sản phẩm

Thạnh,

Cờ Đỏ

diễn, đào tạo/ lúa,hoa quả, cá tra,tôm

KhuNNƯDCNC2

Doanhnghiệp+NSNN

200

XãThớiHưng,

H CờĐỏ

SX, thực nghiệm,trình diễn/raumàu, cây ăn quả,lơn gà, vịt, sinhvật cảnhKhu

NNƯDCNC2

CTNN

Cờ Đỏ 6000

XãThạnhPhú, H

Cờ Đỏ

SX, thực nghiệm,trình diễn/lúa và

cá nước ngọt

13 HậuGiang 1

KhuNNƯDCNCHậu Giang

HuyệnLongMỹ

Nghiên cứu, SX,thực nghiệm, trìnhdiễn, đào tạo, dulịch/lúa, cây ănquả và thủy sảnnước ngọt

+ Về chức năng: là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu và tài khoản riêng.Kinh phí hoạt động của Ban quản lý do ngân sách nhà nước hỗ trợ và trích từnguồn thu quản lý phí dự án theo qui định của pháp luật;

+ Nhiệm vụ: là đầu mối giúp UBND tỉnh/thành phố tổ chức triển khaithực hiện các dự án thuộc khu NNƯDCNC theo đúng quy hoạch; quản lý đầu

tư theo quy định; tiếp nhận các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu

tư vào khu NNƯDCNC, kết nối với các cơ quan chuyên môn của tỉnh/thànhphố để giải quyết các thủ tục; hướng dẫn các nhà đầu tư tổ chức, triển khai vàthực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật và quy hoạch đã đượcphê duyệt; giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư theo phân cấpcủa tỉnh/thành phố hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết

Là đấu mối tổ chức các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư vào khu NNƯDCNC

và quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật

Trang 21

+ Bộ máy tổ chức: ban quản lý khu NNƯDCNC thường biên chế 8 - 10người gồm: 01 trưởng ban, 2 phó trưởng ban và các viên chức làm việc ở phòngchức năng thuộc khu Về tổ chức khu thành 1 số phòng chức năng như: tổ chứchành chính, Kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; kế hoạch và xúc tiến đầu tư;công nghệ thông tin.

- Các khu khu NNƯDCNC do các CTCP và công ty TNHH làm chủ đầu

tư hoạt động theo mô hình CTCP có hội đồng quản trị và tổng giám đốc điềuhành

2.1.2 Vùng sản xuất NNƯDCNC

2.1.2.1 Vùng sản xuất lúa

Đến nay, trên phạm vi cả nước chưa có tỉnh nào có vùng sản xuất lúa đạtđược tiêu chí vùng sản xuất NNƯDCNC Tuy nhiên, hầu hết các tỉnh đều đã xâydựng được vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô khoảng 1triệu ha Trong đó, tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL với 750 nghìn ha, ĐBSHkhoảng 150 nghìn ha và còn lại 100 nghìn ha ở các vùng còn lại Giá trị sản xuấtlúa chất lượng cao đạt từ 40 - 50 triệu đồng/ha/năm (2 - 3 vụ/năm), năng suấtbình quân 50 tạ/ha/vụ, lợi nhuận thu được cao hơn các giống thông thường từ 4 -

5 triệu đồng/ha/năm, dần thay đổi tập quán sản xuất từ hình thức quảng canhsang áp dụng các biện pháp sản xuất thâm canh, giảm chi phí đầu tư, tăng khảnăng cạnh tranh trên thị trường, góp phần chuyển dịch theo hướng sản xuất hànghóa (bảng 3)

Bảng 3: Hiệu quả sản xuất lúa ở Việt Nam năm 2012

Lúa lai

Lúa CL cao

Lúa CL mẫu lớn

Lúa thườ ng

Lúa lai

Lúa CL cao

Lúa CL mẫu lớn

1

Tổng chi phí

SX

26.594

28.410

27.164

23.602

19.037

19.585

19.055

18.2552

Chi phí vật

11.150

9.904

9.352

14.102

14.650

14.120

13.7253

Chi phí lao

động

17.260

17.260

17.260

14.2

50 4.935

4.935

45.000

45.500

49.000

27.500

30.000

33.000

39.000

7 Lợi nhuận 14.80 16.5 18.3 25.3 8.463 10.4 13.9 20.74

Trang 22

6 90 36 98 15 45 5

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNƯDCNC cả nước - 2013)

2.1.2.2 Vùng sản xuất rau, hoa

Hiện cả nước có ba địa phương là: Lâm Đồng, TP.HCM và Hà Nội có cácvùng sản xuất rau và hoa ứng dụng CNC (bảng 4)

Tổng diện tích rau sản xuất ứng dụng CNC của ba tỉnh/thành phố năm

2012 là 16 nghìn ha, chiếm 60,4% diện tích rau hiện có và chỉ chiếm 5,8% diệntích rau toàn quốc Lâm Đồng là tỉnh có diện tích rau lớn nhất với 12,8 nghìn ha,khoảng 48 nghìn ha diện tích gieo trồng, sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn Trong

đó, diện tích sản xuất rau ứng dụng CNC khoảng 10,5 nghìn ha, chiếm 82,0%diện tích rau của tỉnh Tiếp đến là Hà Nội với 10,5 nghìn ha rau, trong đó sảnxuất rau ứng dụng CNC 3,8 nghìn ha, chiếm 36,2% và TPHCM có 3,2 nghìn ha,trong đó diện tích rau ứng dụng CNC là 1,7 nghìn ha, chiếm 53,1% diện tích rauhiện có

Bảng 4 Diện tích vùng sản xuất rau và hoa ứng dụng CNC

Tỷ lệ (%)

Tổng số

Hoa CNC

Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNƯDCNC cả nước - 2013)

Sản xuất rau ứng dụng CNC cho thu nhập khoảng 435 triệu đồng/ha/năm

và cho lợi nhuận gần 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 lần so với sản xuất rautruyền thống (149,2 triệu đồng) Giá thành của một số sản phẩm ước tính: càchua 8.000-10.000 đồng, bó xôi 5.000 - 6.000 đồng, so với giá thành rau sạchcủa nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Úc hay Nhật rẻ hơn 4 lần (bảng 5)

Bảng 5 Hiệu quả sản xuất rau và hoa ứng dụng CNC

Truyền thống

Ứng dụng CNC

1 Tổng chi phí SX 145.800 135.200 142.644 194.602

2 Chi phí vật chất 68.200 75.100 79.904 130.352

3 Chi phí lao động 77.600 60.100 62.740 64.250

Trang 23

7 Lợi nhuận 149.200 299.800 352.356 630.398

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNƯDCNC cả nước - 2013)

Đối với hoa, diện tích sản xuất hoa ứng dụng CNC năm 2012 là 3,8 nghìn

ha, chiếm 40,9% diện tích hoa hiện có và chiếm 23,5% diện tích hoa cả nước.Lâm Đồng là tỉnh có diện tích hoa lớn nhất với 5,2 nghìn ha hoa các loại, sảnlượng khoảng 1,8 tỷ cành, trong đó có 2,3 nghìn ha hoa được sản xuất ứng dụngCNC, chiếm 44,2% diện tích hoa của tỉnh; TPHCM có 2,1 nghìn ha, trong đó0,7 ha nghìn ha hoa được sản xuất ứng dụng CNC, chiếm 33,3% và Hà Nội có2,0 nghìn ha, trong đó 0,8 nghìn ha hoa được sản xuất ứng dụng CNC, chiếm40% diện tích hoa của TP

Trồng hoa ứng dụng CNC đạt bình quân doanh thu 825 triệuđồng/ha/năm, lợi nhuận đạt hơn 603 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 1,8 lần so vớitrồng hoa truyền thống So với năm 2000, diện tích hoa, cây cảnh năm 2012 đãtăng 2,4 lần, giá trị sản lượng tăng 7,2 lần (đạt 6.800 tỷ đồng, trong đó xuất khẩugần 50 triệu USD) Mức tăng giá trị thu nhập/ha là 3 lần (đã có nhiều mô hìnhtrồng hoa lily đạt 1,5 - 4,5 tỷ đồng/ha/năm, mô hình trồng hoa lan hồ điệp đạt 2 -

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNƯDCNC cả nước - 2013)

Tổng diện tích đất canh tác chè 24,3 nghìn ha, trong đó có 4,8 nghìn hachè, chiếm 20% diện tích được ứng dụng CNC như: kỹ thuật tưới tự động, tướitiết kiệm, ứng dụng quy trình canh tác sạch; giá trị sản xuất trên một đơn vị diệntích sản xuất chè chất lượng cao đạt từ 200 - 250 triệu đồng/ha, lợi nhuận từ 150

- 160 triệu đồng/ha, cao gấp 5 lần so với sản xuất chè hạt theo phương pháptruyền thống

2.1.2.4 Vùng sản xuất cà phê

Hiện nay trên địa bàn cả nước mới chỉ có Lâm Đồng có vùng sản xuất càphê ứng dụng công nghệ cao với quy mô diện tích 10.612ha, sử dụng giống càphê ghép Còn lại là sản xuất cà phê có chứng nhận, bền vững

Trang 24

Bảng 7 Hiệu quả sản xuất cà phê bền vững ở Tây Nguyên

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNƯDCNC cả nước - 2013)

Việc triển khai sản xuất theo hướng ứng dụng CNC và có chứng nhậntrong sản xuất cà phê đã giúp người nông dân nâng cao nhận thức về canh tácnông nghiệp theo hướng bền vững, áp dụng những biện pháp tiến bộ khoa học

kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất bình quân cà phê từ26,7 tạ/ha lên 36,5 tạ/ha và lợi nhuận tăng từ 60,5 lên 139,8 triệu đồng/ha/năm,gấp 2,3 lần so với canh tác truyền thống

Các CNC được ứng dụng trong sản xuất cà phê là sử dụng giống cà phêghép chồi và giống cao sản, tưới tiết kiệm nước, áp dụng quy trình canh tác theocác tiêu chuẩn UTZ, 4C, RFA và FT như sau:

- Sản xuất cà phê bền vững theo chứng chỉ UTZ Certifide: đã được cácdoanh nghiệp trong nước triển khai từ tháng 9/2001 và sản phẩm được chứngnhận đầu tiên vào tháng 12/2002 là 4.600 tấn, tại 3 công ty: Thắng Lợi, Ea Pôk

và Krông Ana Sau khi UTZ Việt Nam được thành lập vào tháng 10/2006, mức

độ phát triển đã tăng lên một cách mạnh mẽ Tính đến cuối năm 2012, tổnglượng cà phê được chứng nhận UTZ tại Việt Nam hơn 135.000 tấn, trong đó càphê ĐăkLăk chiếm 38% Diện tích cà phê được chứng nhận UTZ ở ĐăkLăk là10,1 nghìn ha

- Sản xuất cà phê theo 4C (Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê):

cà phê chứng nhận sản xuất theo quy trình 4C tuy xuất hiện tại Việt Nam sauUTZ do các công ty liên doanh, DN có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện vàonăm 2007 Cho đến nay, tại ĐăkLăk, sản lượng cà phê được xác nhận đã lên đếnhơn 192.000 tấn, chiếm khoảng 45% tổng lượng cà phê được xác nhận 4C ởViệt Nam với gần 35 nghìn nông dân tham gia và diện tích hơn 52 nghìn ha;Lâm đồng là 30 nghìn ha với 18 nghìn nông dân tham gia

- Đối với chứng nhận RFA (Rừng nhiệt đới) được tiếp cận đầu tiên bởiCông ty TNHH Dak Man Việt Nam Đến nay, trong số 6 đơn vị được chứngnhận thì có đến 5 đơn vị trên địa bàn tỉnh Tính đến cuối năm 2012, tổng lượng

cà phê của được chứng nhận RFA ở ĐăkLăk khoảng 26 nghìn tấn (gần 80%

Trang 25

lượng cà phê có chứng nhận RFA của cả nước) với gần 3,2 nghìn thành viên vàdiện tích gần 7,4 nghìn ha

- Sản xuất cà phê theo chứng nhận Fairtrade (FT - Thương mại côngbằng): đơn vị đầu tiên được cấp là 2 tổ hợp tác (nay đã phát triển thành hợp tácxã) tại xã EaKiết và CưDliêM’nông, do Công ty TNHH Dak Man Việt Nam hỗtrợ triển khai Lượng cà phê được chứng nhận FT của ĐăkLăk đạt hơn 1,6 nghìntấn, chiếm 50% của cả nước với diện tích hơn 400 ha và số nông dân tham giahơn 210 hộ

Mặc dù có những khác nhau song việc sản xuất cà phê có chứng nhận, xácnhận đã và đang mang lại cho người sản xuất, doanh nghiệp và cộng đồng nhiềulợi ích Chẳng hạn, về mặt kinh tế, việc triển khai và áp dụng tiêu chuẩn của cácloại hình cà phê có chứng nhận đã làm tăng giá trị của cà phê xuất khẩu, ngườinông dân được hưởng lợi từ việc nhận giá cộng thêm và giá bán cao hơn, đặcbiệt đối với cà phê được chứng nhận RFA và FT Đây là điều kiện thuận lợi đểcác doanh nghiệp tiếp cận với những thị trường có yêu cầu cao, qua đó vừa bánđược sản phẩm giá cao, vừa cải thiện hình ảnh về chất lượng của cà phê ViệtNam Về mặt xã hội, điều lớn nhất có thể kể đến là chương trình đã kết nốithành công 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp)trong việc phối hợp, hỗ trợ sản xuất cà phê theo hướng bền vững Đối với vấn đềmôi trường, nhờ được liên tục tập huấn, kiểm tra thực hiện nên các hộ tham giachương trình cà phê có chứng nhận, xác nhận đã ý thức hơn trong việc bảo vệnguồn nước và quản lý rác thải, tăng cường cây che bóng và một số loại cây phủđất để giữ ẩm và cải tạo đất; dần dần bỏ thói quen canh tác cực đoan, lạm dụngthuốc bảo vệ thực vật Đây cũng là những diện tích sẽ được quy hoạch để sảnxuất cà phê ứng dụng CNC

Ngoài bốn vùng sản xuất NNƯDCNC có quy mô lớn kể trên, sau khi cóLuật CNC, Quyết định số 176 và gần đây nhất là Quyết định 1895 của Thủtướng Chính phủ nhiều địa phương đã bắt đầu triển khai các mô hình sản xuấtnông nghiệp ứng dụng CNC tạo tiền đề để phát triển thành các vùng sản xuấtNNƯDCNC quy mô lớn trong tương lai gần như: vùng rau, vải thiều (HảiDương), lúa (Nam Định, Thái Bình, các tỉnh ĐBSCL), chè (Thái Nguyên, YênBái, Sơn La, Phú Thọ), cây ăn quả (Tiền Giang, Bến Tre); hồ tiêu (Gia Lai)

2.1.3 Các doanh nghiệp NNƯDCNC

Hiện nay cả nước mới có 4 doanh nghiệp được Bộ NN&PTNT công nhận

là doanh nghiệp NNƯDCNC là: Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học RừngHoa Đà Lạt, Công ty TNHH Agrivina (Dalat Hasfarm) và Công ty TNHH ĐàLạt G.A.P đều ở Lâm Đồng và Công ty TH True Milk ở Nghệ An

Trang 26

- Công ty Dalat Hasfarm là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đượcthành lập năm 1994 và được coi là tiên phong trong việc trồng hoa quy mô côngnghiệp tại TP Đà Lạt và cả nước Năm 2003, Agrivina - Dalat Hasfarm đượcđánh giá là một trong 5 dự án nước ngoài đầu tư hoạt động hiệu quả nhất trênđất Đà Lạt Và từ năm 2004, Dalat Hasfarm được vinh dự trở thành thành viênduy nhất của Hiệp hội hoa Thế giới Vào năm 2010, Dalat Hasfarm đã đạt con

số gần 100 triệu cành hoa các lọai, trong đó 30% sản lượng phục vụ nhu cầutrong nước, 70% sản lượng được xuất khẩu đến các thị trường như: Nhật Bản,

Úc, Singapore, Đài Loan, Indonesia

Với việc xuất khẩu thành công nhiều loại hoa cắt cành đi các nước, có thểnói Dalat Hasfarm đã tạo nên diện mạo mới cho thị trường hoa Việt Nam vớinhiều chủng loại đa dạng, phong phú và nhiều màu sắc Doanh thu năm 2012khoảng 35 triệu USD và giải quyết việc làm cho 1.700 lao động với thu nhậpmỗi tháng từ 3,5 - 10 triệu đồng/người

- Công ty CP Công nghệ Sinh học rừng hoa Đà Lạt, được thành lập vàotháng 10/2003 với chức năng nghiên cứu và ứng dụng KHKT trong lĩnh vựcnông nghiệp, sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp Sau

10 năm hoạt động, với số vốn ban đầu 250 triệu đồng đến nay công ty đã có vốnđiều lệ 20 tỷ Công ty đã ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, sảnxuất và quản lý công nghiệp, hợp tác kỹ thuật với các chuyên gia và doanhnghiệp nước ngoài, ứng dụng thành công công nghệ xử lý hoa tươi, giúp cho hoakéo dài tuổi thọ, sắc màu và độ mềm mại đến hơn 5 năm Công nghệ này giúpcánh hoa mãi tươi thắm, màu sắc đa dạng, chủng loại phong phú: hoa hồng, hoalan, cẩm tú cầu, đồng tiền, salem, sao tím, lá các loại, cành và quả từ nguyênliệu thiên nhiên

- Công ty TNHH Dalat G.A.P đã đầu tư toàn bộ diện tích (4,8 ha trồng rau

và 2,8 ha sản xuất giống rau) đều được sản xuất trong nhà kính, trên giá thể, vỉxốp và tưới nhỏ giọt tự động Vì vậy, không chỉ tiết kiệm phân bón, nước tưới,tăng năng suất mà sản phẩm rau của Dalat G.A.P còn đạt tiêu chuẩn an toàn.Gần đây, Công ty Dalat G.A.P còn áp dụng phương pháp khí canh (trồng câytrong không khí, không cần đất) để trồng cây khoai tây lấy giống, tạo cây giốngsạch và năng suất cao gấp 4 lần so với phương pháp truyền thống Trung bình 1

ha sản xuất rau sạch phải đầu tư khoảng 2 tỷ đồng, bao gồm hệ thống nhà kính

để ngăn côn trùng, dịch bệnh; hệ thống tưới tiêu; thuốc bảo vệ thực vật, phânbón theo danh mục của Bộ NN&PTNT Dù chi phí đầu tư cao, nhưng năng suất

và hiệu quả kinh tế rau sạch đem lại khá lớn, giá trị trung bình từ 1,2 tỷ đến 1,8

tỷ đồng/ha, lợi nhuận chiếm khoảng 30% Mỗi năm công ty sản xuất khoảng

350 tấn rau, trong đó 200 tấn ớt ngọt được xuất khẩu sang Nhật Bản, còn lại tiêuthụ nội địa theo giá hợp đồng ổn định… Sản phẩm rau, quả sạch của ông ty có

Trang 27

thị trường khá ổn định thông qua các nhà phân phối uy tín như Co.opMart,Metro…

- Công ty Công ty CP sữa TH (TH True Milk) được thành lập từ tháng2/2010 tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với diện tích 37 nghìn ha và nuôitrên 30 nghìn con bò sữa Công ty áp dụng công nghệ quản lý đàn Afifarm củacông ty SEAAfakim(Isael) – một hệ thống quản lý trang trại bò sữa hiện đạinhất thế giới Bò được đeo thẻ và gắn chip điện tử ở chân để theo dõi tình trạngsức khỏe, chế độ dinh dưỡng và sản lượng sữa Hệ thống chuồng trại có mái che,gắn quạt, thức ăn được phân loại, nước được lọc để đảm bảo kiểm soát toàn bộthức ăn đầu vào cho bò Đây là dự án đầu tư tư nhân lớn nhất trong lĩnh vựcnông nghiệp tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD Ngànhnghề kinh doanh chính là sản xuất, chế biến và tiêu thụ sữa tươi chất lượng cao.Công ty đã đầu tư và hoàn thành chuỗi giá trị liên hoàn từ đồng cỏ xanh đến lysữa sạch bao gồm quy hoạch vùng nguyên liệu, nhà máy sản xuất thức ăn chođến trang trại bò sữa, nhà máy chế biến sữa tươi lớn nhất Đông Nam Á và hệthống phân phối TH True Mart với những quy chuẩn công nghệ hiện đại trên thếgiới Hiện nay TH là một trong những nhà cung cấp sữa tươi sạch hàng đầu ViệtNam Sản phẩm TH True Milk chiếm gần 40% thị phần sữa tươi tại thị trườngmiền Bắc và đang tiến mạnh vào thị trường phía Nam Doanh thu công ty từ khihoạt động (cuối 2010) đến 2012 xấp xỉ 3.000 tỷ đồng Năm 2013 dự kiến đạt4.000 tỷ đồng, năm 2015 là 15.000 tỷ

Ngoài ra, còn có rất nhiều công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cáclĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản nhưng do chưa đủ tiêu chí để được côngnhận doanh nghiệp NNƯDCNC

2.2 THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU CNC ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NN 2.2.1 Công nghệ chọn tạo giống

2.2.1.1 Giống cây trồng

Trong thời gian qua, nhiều giống cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp vàthủy sản được tạo ra, nhất là một số giống có ưu thế đã đưa vào sản xuất trêndiện rộng, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnhtranh cho nông sản Việt Nam Đến nay tỷ trọng áp dụng giống tiến bộ kỹ thuậttrong sản xuất nông nghiệp lên 35% Có trên 90% diện tích lúa, 80% diện tíchngô, 60% diện tích mía, cây ăn quả… được dùng giống mới

a Giống lúa

Các TBKT mới về giống được chuyển giao và triển khai áp dụng nhanh.Nhiều giống lúa ngắn ngày, có năng suất và chất lượng cao được bổ sung vào cơcấu, diện tích được mở rộng nhanh Hàng năm, thông qua du nhập, khảo

Trang 28

nghiệm, đánh giá đã bổ sung được từ 1 - 2 giống lúa mới vào cơ cấu sản xuất ởmỗi tỉnh

b Ngô

Tập trung ứng dụng các giống ngô lai, ngô ngọt, ngô nếp, ngô năng suấtcao phục vụ tiêu dùng và chăn nuôi ở các vùng có điều kiện thích hợp nhưTDMNPB, DHBTB, Tây Nguyên Áp dụng tiến bộ KHKT trong tạo chọngiống và các biện pháp kỹ thuật phát triển bền vững như: nuôi cấy tế bào thựcvật, phân sinh học trong sản xuất ngô mang lại năng suất cao, chất lượng ngôtốt Sản xuất và cung ứng giống ngô lai đơn VN 98-2, V 118, VN 112, PCA759,SSC5057, 5286 cho năng suất cao ổn định và thích nghi cao, chịu bệnh, chịunóng tốt, trồng được quanh năm trong điều kiện phía Nam Nhìn chung cácgiống ngô lai của Việt Nam có chất lượng không thua kém giống của các công

ty nước ngoài nhưng giá bán giảm khoảng 30%

c Giống cây có củ

Có nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao cácgiống khoai sọ: KS5; khoai lang KLR5 Vùng cà rốt đặc sản ở Bắc Giang, một

số giống khoai lang đặc sản, cao sản ở Tây Nguyên, miền núi phía bắc và rải rác

ở các tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao Một số các loại cây có củ đặc sản cũngđược nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả

Giống lạc có năng suất cao, thời gian sinh trưởng trung bình, phù hợp chovùng sản xuất có khả năng thâm canh như: L18, L14, MD 7 Giống lạc có năngsuất khá, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp cho canh tác vụ xuân vùng caonhư: L14, L23, L24 Giống lạc có năng suất khá, chịu lạnh, phù hợp cho canhtác vụ đông như: L14, MD7, LH5; giống vừng VĐ11 Một số giống đậu tương,lạc trồng xen thích hợp trong nương cao su KTCB như: MD7, LVN14,… Côngnghệ sản xuất ứng dụng hiện tại chỉ dừng lại ở cải tạo giống, cải tạo đất

e Giống rau và hoa

Trang 29

Các giống rau phổ biến: bắp cải, su hào, su su, cải các loại, đậu quả, càchua, ớt, cải thảo, dưa hấu, đậu Hà Lan, xà lách, măng tây, cà chua xanh… đượcnghiên cứu ứng dụng khá rộng trên toàn quốc

Nghiên cứu ứng dụng các giống rau an toàn, rau hữu cơ, rau đặc sản, các

mô hình sản xuất rau sạch, rau hữu cơ, rau trên giá thể, rau trong nhà kính, nhàlưới, rau thủy canh, một số địa phương ứng dụng rất thuận lợi và hiệu quả

Các giống hoa chủ yếu nhập từ Hà Lan, Nhật, Mỹ, Giống hoa sản xuấttrong nước rất í, chủ yếu là: giống hoa cúc vàng đột biến Long Định 9, hoa đồngtiền Long Định 10

+ 11 giống cà phê vối mới, gồm: 4/55, 1/20, TR4, TR5, TR6, TR7, TR8,TR9, TR11, TR12, TR13 đều sinh trưởng tốt, phân cành nhiều, cho năng suất từ4,5 đến 7 tấn cà phê nhân/ha

+ 2 giống cà phê chè TN1, TN2 phát triển tốt, có khả năng trồng thay thếgiống cà phê catimor (trồng bằng hạt) tại vùng miền núi phía Bắc Đây là cácgiống cà phê chè có thời gian sinh trưởng trung bình, cây thấp, bộ tán gọn, lónđốt ngắn, năng suất từ 4 đến 5 tấn càphê nhân/ha và kháng rất cao với tất cả cácnòi sinh lý của bệnh gỉ sắt Viện đã phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên xây dựngcác vườn nhân chồi, với diện tích hàng chục ha và hàng năm có khả năng cungcấp trên 4 triệu chồi ghép để các nông hộ, những doanh nghiệp thay thế từ10.000 ha càphê vối già cỗi, với giống cũ, có năng suất thấp trở lên

h Giống cao su

Đã có nhiều nghiên cứu và thử nghiệm các giống cao su IAN 873, RRIV

1, SCAT 88/1, GT1, RRIM 600 và RRIM 712 tương đối thích nghi với các điềukiện khí hậu Các giống mới được công nhận như VNg 77-2, VNg 77-4 có khảnăng chịu lạnh và thích ứng rộng đối với nhiều tiểu vùng khác nhau

Công nghệ tạo giống cao su cao sản, năng suất mủ cao cũng như chấtlượng khá, công nghệ tạo mủ chưa có đột phá, chỉ mới dừng lại ở các công đoạn

Trang 30

thủ công Một số nhà máy chế biến mủ cao su được xây dựng phát triển, nhưngcông nghệ phần lớn vẫn là nhập từ các nước phát triển khác.

k Giống chè

Chè là thế mạnh của vùng miền núi phía bắc, Tây Nguyên, DHBTB nhiềunăm gần đây đã tuyển chọn nhiều giống chè có năng suất, chất lượng cao đangphổ biến trong sản xuất: 08 giống chè quốc gia (PH1, LDP1, TRI 777, LDP2,Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, PH11), 11 giống sản xuất thử (Keo AmTích, Hùng Đỉnh Bạch, Bát Tiên, PT95, Shan Chất Tiền, Shan Tham Vè, PH8,PH9, PH10, PH12, PH14), 13 cây chè Shan đầu dòng ưu tú từ các tỉnh vùng caocủa Việt Nam và hàng chục dòng chè lai mới có triển vọng Nâng tỷ lệ trồnggiống chè mới trong sản xuất chiếm 51% tổng diện tích chè cả nước (tăng 15%

m Giống điều

Giống điều TL2/11, TL6/3 và TL11/2 cho năng suất cao đã được chọn lọc

và trồng thích hợp cho các tỉnh miền Đông Nam bộ

n Giống cây lâm nghiệp

Trong lâm nghiệp, nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chọn tạo giống mới, nhânnhanh giống bằng công nghệ cấy mô, được đưa nhanh vào sản xuất, góp phầncải thiện năng suất, chất lượng rừng Có nhiều loài như: tràm, keo, keo chịu hạn,loài bạch đàn, trong đó đa số là giống tiến bộ kỹ thuật là các dòng tốt, gồm keolai 19 dòng, keo lá tràm 17 dòng, Bạch đàn E brassiana 1 dòng, Bạch đàncaman 9 dòng, bạch đàn lai 11 dòng; 7 giống Quốc gia là các dòng tốt đượcnghiên cứu chuyển giao rộng rãi ở nhiều địa bàn trên toàn quốc Tuyển chọnđược loài tre trúc lấy măng, tre trúc làm nguyên liệu cho năng suất tăng 20 -25%

2.2.1.2 Giống vật nuôi

Khoảng 30% giống tiến bộ kỹ thuật đối với bò thịt, dê được sử dụng trongsản xuất; khoảng trên 50% gia cầm, lợn Riêng đối với thủy sản, đã áp dụng có

Trang 31

hiệu quả công nghệ nhân giống nhân tạo một số loại thủy sản có giá trị kinh tếcao (tôm sú, tôm he, cá tra, ba sa, cua, nhuyễn thể 2 vỏ…)

a Về giống gia súc

- Giống lợn: chuyển giao vào sản xuất nhiều giống lợn nái lai - L72; đựclai (VCN04xVCN02TM, VCN04 (VCN02TM x VCN03) có năng suất chấtlượng cao Triển khai ứng dụng hai nhóm lợn nái (L71 và L72) và 2 nhóm đựctổng hợp chất lượng cao (L64 x L06) và (L06 x L19) từ nguồn gen PIC Bướcđầu tạo được 02 dòng lợn nái tổng hợp có 1/8 máu lợn Móng Cái và ¾ máu lợnMeishan đạt năng suất sinh sản cao, phù hợp với một số vùng sinh thái trọngđiểm nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh về chất lượng thịt đáp ứng yêu cầu của thịtrường

- Giống Bò: nghiên cứu và thử nghiệm thành công các giống Bò lai hướngsữa 3/4 HF, Bò lai hướng sữa 7/8 HF, đánh giá được khả năng sinh sản và sinhtrưởng của đàn bò lai hướng sữa, bò lai hướng thịt và các yếu tố ảnh hưởng đếncác chỉ tiêu trên Đánh giá và chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian qua đờisau Đặc biệt đã có những kết quả bước đầu sử dụng hàm hồi quy phi tuyến tính

để mô hình hóa quá trình sinh trưởng của bò thịt nhằm giúp cho việc dự đoánsớm khối lượng ở các mốc tuổi

Giống bò hướng thịt: chọn và phối giống cho 170/366 con cái thuầnBrahman và Drought Master và 445/714 con cái lai Sind với đực giốngLimousine, Red Angus và Drought Master dự kiến phối giống; theo dõi khảnăng thích nghi, sinh sản của đàn bò cái thuần Brahman và Drought Master tạiBình Dương và TP Hồ Chí Minh, theo dõi khả năng thu nhận thức ăn của 30con cái/cơ sở

Nhiều nghiên cứu cho ra các giống mới, lai, giống heo ngoại, bò lai sind,gia cầm địa phương, gà công nghiệp lông trắng, gà chuyên trứng, chuyên thịt, vịtsiêu thịt… hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với các mô hình kinh tế hộ, kinh tếtrang trại

b Về giống gia cầm

- Giống gà: nghiên cứu và chuyển giao các giống gà H’mông, gà LV1,LV2, LV3, gà HA1 và HA2, Một số giống gà địa phương có giá trị kinh tế vàđặc sản như gà Đông Tảo Lai tạo 5 dòng gà hướng thịt TP4, TP1, TP2, LV4 vàVP2 được tiếp tục chọn lọc, ổn định dòng, có năng suất sinh trưởng và sinh sảncao

- Giống vịt: nhiều nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các giống vịt như:vịt CV-SUPER M2, vịt SUPER HEAVY, vịt SUPER M3, vịt chuyên trứng Triếtgiang, vịt chuyên thịt cao sản T5 & T6, vịt bố mẹ chuyên thịt T51, T64 và cáccon lai, vịt cao sản chuyên thịt SM2, vịt chuyên thịt M14, hai dòng vịt siêu trứng

Trang 32

TC và TTC Chuyển giao 4 dòng vịt mới chuyên thịt TC1, TC2, TC3 và TC4 cóthể có trọng lượng lớn và tăng trưởng tốt.

2.2.2 Công nghệ trong phòng, trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản

2.2.2.1 Bệnh gia súc

Nghiên cứu thành công sử dụng hỗn hợp muối-khoáng KL-01 nhằm ổnđịnh pH dạ cỏ cho bò trước khi đẻ để phòng chống bệnh sát nhau, bại liệt chobò

Xác định được khả năng miễn dịch của lợn mẹ và con khi bổ sung L –Carlitin đưa vào sản xuất

Đã nghiên cứu xác định được tính tương đồng về kháng nguyên củachủng

virut gây bệnh PRRS tại các tỉnh Việt Nam là chủng có virut cấu trúc khángnguyên tương tự chủng Bắc Mỹ sử dụng chế vacxin phòng bệnh PRRS có nguồngốc từ Bắc Mỹ Tiến hành xác định trình từ gên của chủng gây bệnh tại ViệtNam theo phương pháp giải mã gene (Sequencing) Phân lập, giám định một sốđặc tính sinh học, độc lực và serotype của các chủng vi khuẩn Actinobacillus,P.multocida, Streptococcus suis phân lập được từ 244 mẫu bệnh phẩm lợn mắcbệnh tai xanh và từ phủ tạng của các lợn có triệu chứng của bệnh viêm phổi.Đến nay hoàn toàn có thể ứng dụng khống chế dịch

Phân lập và định type 337 chủng virut cúm lưu hành trong đàn gia cầm ởViệt Nam, khẳng định được virut cúm gia cầm H5N1 gây bệnh cho gia cầm ViệtNam có nguồn gốc từ Trung Quốc và thuộc genotype Z

Chế tạo thành công kháng nguyên H5N1 phục vụ cho công tác giám sátcúm Xác định phương pháp chẩn đoán virut cúm bằng RT-PCR, trong đó xácđịnh virut type A trước (thông qua xác định gen M) sau đó mới xét nghiệm cácđặc tính subtyp khác, nâng cao tính nhậy cảm của phương pháp chẩn đoán

Đã phân lập các gen mã hoá kháng nguyên HA của virut cúm A/H5N1(Viện Thú y), tạo dòng và xác định trình tự đoạn gen mã hoá HA của virut cúmA/H5N1, tách dòng các gen ha1, ha2 trong vector pCR2.1, thiết kế các vectorbiểu hiện khác nhau chứa gen ha dùng cho biểu hiện trong nấm men Pichia

Trang 33

Tổ chức thử nghiệm vacxin H5N1 cho gà, vịt, chim bồ câu, đà điểu;H5N9 cho ngan Kết quả thử nghiệm tiêm chủng vacxin HVRI-H5N2 vàNOBILIS-H5N2 cho gà và HVRI-H5N1 cho vịt được phép sử dụng các loạivacxin này ra diện rộng.

b Lĩnh vực vi trùng

Bước đầu chế tạo được vacxin tam liên nhược độc đông khô phòng bệnhNCX, Gumboro và IB của gà; vacxin tam liên vô hoạt, keo phèn phòng bệnh(THT, E.coli, Coryza) của gia cầm; vacxin tứ liên nhược độc đông khô phòngbệnh (THT, DTL, PTH, ĐDL) của lợn Các vacxin đều đạt tiêu chuẩn TCN-92

Lựa chọn được các chủng vi khuẩn E.coli có các yếu tố gây bệnh và ổnđịnh kháng nguyên bổ xung vào bộ giống vi khuẩn E.coli để chế vacxin phòngbệnh phù đầu lợn trên phạm vi toàn quốc

Chế tạo và hoàn thiện nhiều loại vacxin phòng bệnh cho gia cầm như:viêm phổi, màng phổi do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae vàPasteurella multocida type D gây ra ở lợn Chế tạo, thử nghiệm Autovacxinphòng bệnh viêm phổi, màng phổi cho lợn nuôi tập trung: vacxin được chế tạovới bổ trợ keo phèn, xác định độ an toàn, hiệu lực và miễn dịch của vacxin trênđộng vật thí nghiệm

Chế tạo và chuyển giao nhiều vaccine phòng bệnh Newcastle cho gà Sao,

Áp dụng một số qui trình kỹ thuật trong sản xuất lúa, đậu đỗ, cây có củđược áp dụng rộng như: kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững: che phủ đất, tạotiểu bậc thang kết hợp che phủ và trồng xen là những biện pháp canh tác dễ làm,

rẻ tiền, hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi ích cho phát triển nông nghiệp bền vữngvùng núi

- Về cây rau, hoa: Kỹ thuật gieo trồng trong nhà lưới, nhà kính; gieo trồngtrong dung dịch thủy canh; giá thể; tưới phun sương, tưới nhỏ giọt; tưới kết hợpbón phân,

Trang 34

Ứng dụng cấy ghép cà chua lên gốc cà tím, sử dụng chất điều hòa sinhtrưởng, sản xuất nấm và chế phẩm vi sinh Sử dụng hệ thống kho lạnh trong bảoquản, máy nông nghiệp, thiết bị phục vụ nuôi cấy mô.

- Về cây ăn quả: nhiều qui trình kỹ thuật thâm canh cây ăn quả được côngnhận là tiến bộ kỹ thuật và được chuyển giao thành công, mang lại năng suấtchất lượng sản phẩm như: kỹ thuật thâm canh bưởi, hồng, dứa, chuối, nhãn, vải,xoài, các biện pháp kỹ thuật trồng xen, cải tạo đất, ngăn chặn xói mòn, che phủ,giữ ẩm cho đất

- Về cây chè: xây dựng mô hình ICM với các kỹ thuật bón tăng phân hữu

cơ và phân vô cơ, tủ gốc, triệt để giữ lại cành lá chè đốn, bón phân vi lượng vàcác chế phẩm sinh học, và kết hợp bón phân vào hệ thống nước tưới

Cùng với chọn tạo giống, các qui trình kỹ thuật canh tác thích hợp đối vớitừng giống, tiểu vùng sinh thái, các qui trình kỹ thuật canh tác chè an toàn, trồnghàng kép, trồng xen Bên cạnh đó các quy trình sản xuất chè thâm canh tăngnăng suất và chất lượng; qui trình kỹ thuật canh tác chè an toàn; hướng dẫn sảnxuất chè theo VietGAP; qui trình kỹ thuật nhân giống bằng giâm cành; qui trình

kỹ thuật nhân trồng chè Shan núi cao; quy trình công nghệ nhân giống vô tínhgiống chè LDP1, LDP2; quy trình công nghệ nhân giống vô tính giống chè Kimtuyên, Chất tiền; quy trình trồng chăm sóc thu hái giống chè Kim tuyên, Thúyngọc; quy trình phòng chống tổng hợp dịch hại trong sản xuất chè an toàn chấtlượng cao; ……

Những qui trình kỹ thuật này đang được áp dụng có hiệu quả trên cácvùng trồng chè của cả nước nói chung và tại vùng miền núi phía Bắc nói riêng

Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc 250 ha cà phê cưa ghép từ năm 2006, tiếptục cưa ghép 350ha cà phê có năng suất thấp bằng các dòng vô tính TR4, TR5,TR6, TR7, TR8 (mật độ cưa 200 cây/ha) Các vườn cây được chăm sóc, sinhtrưởng và phát triển, có triển vọng cho năng suất cao

Ứng dụng chất kích thích mủ cao su làm tăng năng suất mủ 15-20%, cônglao động giảm 30% Phát triển các giống cao su mới như: LH 88/732, LH88/236, LH 83/85, LH 82/8 cho năng suất mủ cao hơn đối chứng trên 30%

- Về công nghệ phân bón vi sinh chứa ≥ 108 CFU/g vi khuẩn Azotobactervinelandii (Vi khuẩn cố định nitơ) và 108 CFU/g vi khuẩn Bacillus subtilis đốikháng và chất mang Ứng dụng cho cây lúa, rau màu, cây ăn quả (cam bưởi,thanh long), cây công nghiệp (cà phê, cao su); tăng năng suất 15-30 %, giảmcác bệnh (khô vằn, đạo ôn, rỉ sắt, nấm hồng, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu)

b Về lâm nghiệp

Các biện pháp thâm canh tăng năng suất và chất lượng rừng trồng bằng kỹthuật liên hoàn từ lập địa, loài cây, giống được tuyển chọn đến kỹ thuật thâm

Trang 35

canh trong các khâu làm đất, bón phân, giữ ẩm, tỉa cành, tỉa thưa, khai thác, bảoquản, chế biến.

Ban hành 10 quy trình kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng các loài cây Bạch đàntrắng, Thông ba lá, Thông đuôi ngựa, Sa mộc, Luồng, Dó trầm, Tếch, Dầu conrái, Phi lao, quy trình thiết kế trồng rừng

Cải tiến, thiết kế, chế tạo cưa đĩa, máy bào, máy bóc, máy xẻ gỗ rừngtrồng đường kĩnh cỡ nhỏ; xây dựng quy trình sấy cho các loại gỗ rừng trồngbạch đàn, keo, thông ứng dụng vào khai thác và chế biến lâm sản

Công nghệ ép định hình nhiều lớp gia nhiệt bằng dòng điện cao tần từnguyên liệu gỗ bóc và cót ép Sản xuất đa dạng sản phẩm từ gỗ tận dụng và gỗrừng trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ Đề xuất công nghệ gia công chếbiến gỗ rừng trồng sản xuất ván dăm, ván ghép thanh Nghiên cứu chế tạo thànhcông và chuyển giao cho sản xuất máy băm dăm gỗ, tre, nứa quy mô công suấtmáy 10-20 tấn/ giờ,

Nhiều quy trình công nghệ bảo quản gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất vánghép thanh, ván dán; gỗ dùng trong xây dựng; gỗ cột cọc thay thế gỗ rừng tựnhiên sử dụng ngoài trời để làm trụ chống cho Hồ tiêu, Thanh long; gỗ đóng tàuthuyền đi biển Xây dựng quy trình công nghệ bảo quản tre, nứa, song, mâyphục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Công nghệ mô hom trong tạo giống cây lâm nghiệp: Bạch đàn, Hông,keo Chuyển giao các biện pháp thâm canh tăng năng suất và chất lượng rừngtrồng bằng biện pháp kỹ thuật liên hoàn từ lập địa, loài cây, giống được tuyểnchọn đến kỹ thuật thâm canh trong các khâu làm đất, bón phân, giữ ẩm, tỉa cành,tỉa thưa, khai thác, bảo quản, chế biến

2.2.3.2.Về chăn nuôi

a Sản xuất giống và phát triển sản xuất

Chuyển giao thành công trong sử dụng kỹ thuật microsatellite, giải trình

tự gen để phân tích đa dạng di truyền các giống vật nuôi (lợn, bò, gà), góp phầnvào việc bảo tồn và khai thác các nguồn gen bản địa Một số gen liên quan đếntăng trọng của lợn Móng cái, độ mềm của thịt bò, viêm vú bò sữa…góp phầntích cực cho công tác chọn tạo giống vật nuôi sau này Nhân giống và chuyểngiao thành công các dòng lợn siêu nạc, siêu tăng trọng đã mang lại hiệu quả kinh

tế cao cho nhiều trang trại sản xuất

Đề xuất được các giải pháp và chính sách thúc đẩy nhanh công tác thụtinh nhân tạo gia súc trong nhân giống lợn, bò, đưa vào ứng dụng các dạng bảoquản tinh đông lạnh, tinh đông lạnh dạng cọng dạ, nâng cao chất lượng tinhtrùng và thụ tinh cho gia súc hiệu quả, chất lượng

Trang 36

Chuyển giao công nghệ chế biến alami (xúc xích lên men) từ nguyên liệuthịt bò và thịt lợn Và mô hình bảo quản trứng bằng phương pháp phun tạo màngparaphin vỏ trứng đã có hiệu quả lớn trong bảo quản sản phẩm.

Ứng dụng tinh bò đông lạnh vinalica dạng cọng rạ ở giống Bò sữa: HFthuần, F2 và F3 HF, Jersey; Bò thịt cao sản: Limousin, Charolaise,Droughmaste, Red Angus

b Sản xuất thức ăn chăn nuôi

Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật cấy TH1 và TH2 để ủ chua cỏ voi chokết quả tốt hơn đáng kể so với phương pháp ủ chua truyền thống (ủ cám, bộtsắn ), thời gian bảo quản được kéo dài hơn, mật độ vi khuẩn lactic tăng 20%,

số lượng nấm men và nấm mốc giảm 17% Sử dụng thức ăn này đã làm giảmđược 10% giá thành sản xuất đối với 1 kg thịt bò

Đã xây dựng xong quy định về GAP trong chăn nuôi gia cầm an toàn ứngdụng rộng rãi trên toàn quốc; quy trình và tổ chức các mô hình giết mổ gà an toànthực phẩm và các quầy bán thịt gà an toàn, mô hình này được mở rộng và ápdụng

c Về bảo vệ môi trường

+ Sử dụng chế phẩm sinh học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bóngiảm thiểu tác hại tới môi trường

+ Áp dụng một số giải pháp xử chất thải trong chăn nuôi lợn trang trại tậptrung có hiệu quả cao như: ủ phân lợn bằng các chế phẩm vi sinh, xử lý nướcthải thông qua hệ thống Biogas và hồ thủy sinh Ứng dụng công nghệ xử lýchất thải đã góp phần làm tăng thu nhập cho người chăn nuôi lợn từ 10-15%

+ Xác định ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn, phương thức nuôi đến giảmthiểu sự bài thải khí methane và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính ra môitrường trong chăn nuôi chăn nuôi lợn và chăn nuôi bò sữa, áp dụng giảm thiểukhí thải

2.2.3.3 Về nuôi trồng và khai thác thuỷ, hải sản

Quy trình VietGap được chuyển giao, theo dõi và chứng nhận cho nhiều

cơ sở nuôi trồng thủy sản, trong đó các sản phẩm chính là: tôm, cá, thủy sản đặcsản Chuyển giao quy trình lai tạo và kích thích sinh sản để sản xuất cá giống vàcải tiến chất lượng cá Ứng dụng nuôi cá hồi trên vùng nước lạnh ở các tỉnhVĩnh Phúc, Lào Cai, Đắk Lắk, Lâm Đồng

Nhiều quy trình sản xuất giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, tậptrung vào một số đối tượng thủy sản chủ yếu, như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng,các loại cá nước ngọt, cá biển có giá trị cao, nhuyễn thể hai mảnh vỏ được ápdụng rộng rãi ở các tỉnh có diện tích thủy sản lớn

Trang 37

Ứng dụng PCR trong chẩn đoán bệnh và xử lý chất thải bằng hầm ủBiogas cũng được ứng dụng nhiều, có thể tận dụng nhiên liệu giảm ô nhiễm môitrường.

2.2.4 Chế tạo máy móc thiết bị công nghiệp

Nghiên cứu và triển khai các loại máy móc và trang thiết bị như các loạibánh lồng bằng sắt, thuyền phao, phay đất, bừa, v.v với năng suất cao và chấtlượng tốt cho làm đất canh tác lúa và các loại cây trồng khác

Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các loại máy cấy lúa, máy gieo mạ thảm;ứng dụng các mẫu máy cấy MC-06, MC-08 và thiết bị đồng bộ để sản xuất mạthảm cho các vùng thâm canh lúa

Xây dựng các mô hình máy chặt, liên hợp thu hoạch như SHC-0.2, chặtrải hàng như CMRH-0.18 và máy thu gom mía

2.2.5 Lĩnh vực cơ điện và công nghệ sau thu hoạch

2.2.5.1 Khâu canh tác, chăm sóc và thu hoạch

- Hệ thống dây chuyền thiết bị chế biến ngô từ khâu tách hạt, làm sạch,sấy khô, phân loại, làm sạch, đến xử lý, nhuộm mầu, đinh lượng, đóng bao cholúa

- Liên hợp máy thu hoạch lạc THL-2, tỷ lệ hao hụt thấp, chất lượng tươngđương mẫu máy nhập ngoại Đài Loan

- Thiết kế, chế tạo và chuyển giao các loại máy tẽ hạt ngô làm giống vàngô thương phẩm với tỷ lệ sót và vỡ hạt nhỏ và chi phí năng lượng riêng thấp

- Xây dựng các mô hình bóc lạc với tỷ lệ thu hồi cao để xuất khẩu và chếbiến thực phẩm tại các nông hộ như BVL-100, BVL-400

- Hoàn thiện thiết kế, chế tạo và chuyển giao các hệ thống tưới tiết kiệmnước cho các loại cây trồng tại các vùng đất khô như miền Trung và TâyNguyên, góp phần phát triển kỹ thuật và công nghệ thân thiện với môi trường

- Các loại nhà kính đã được xây dựng ở các quy mô khác nhau với hệthống thiết bị tự động và bán tự động giám sát và điều khiển việc tưới nước, bónphân và tạo tiểu khí hậu

2.2.5.2 Công nghệ bảo quản

Trang 38

b Công nghệ và thiết bị sơ chế, bảo quản và vận chuyển

- Chế tạo, chuyển giao vào sản xuất các dây chuyền đồng bộ về sơ chế vàbảo quản rau, quả quy mô từ 1 - 2 tấn phục vụ các chợ thu gom đầu mối và chocác cơ sở xuất khẩu với các sản phẩm sạch, vệ sinh và chất lượng cao

- Chuyển đổi công-te-nơ thông thường thành loại đặc chủng để vậnchuyển đường dài các loại rau và quả tươi

- Chuyển giao vào sản xuất các mẫu kho lạnh bảo quản theo các quy môkhác nhau để bảo quản các loại rau, quả tươi và thủy sản

c Bảo quản nông sản để giảm tổn thất

- Triển khai công nghệ và thiết bị sấy hạt, quả và rau theo quy mô hộ giađình và quy mô công nghiệp (năng suất 0,1 - 40 tấn/mẻ)

- Triển khai công nghệ làm mát và đông lạnh bằng phương pháp đônglạnh nhanh cục bộ/riêng rẽ (IQF) để bảo quản rau và quả

- Triển khai công nghệ và thiết bị bảo quản và chế biến sản phẩm các loạichè, cà phê, hạt điều và quả điều quy mô hộ gia đình và công nghiệp

- Phát triển các loại vật liệu mới để sử dụng cho việc bảo quản, bọc màng,phủ sáp một số loại rau và quả

d Trong chế biến bảo quản

Công nghệ sau thu hoạch là lĩnh vực được ứng dụng khá nhiều trong đónổi bật là: máy gặt đập liên hợp, máy cắt xếp dãy cải tiến, máy sấy đảo chiều, lòsấy lúa hộ gia đình, phơi sấy lúa trong chòi nylon

Chế biến chè: công nghệ CTC (chè đen), OTD (chè xanh)

- Nghị định 61/2010/ND-CP ngày 6/4/2010 về “Chính sách khuyến khíchdoanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” Thông tư số 81/2011/TT-BTC ngày 16/6/2011: Hướng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khíchdoanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số61/2010/NĐ-CP;

- Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư vàtín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định trên;

Trang 39

- Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triểnnông nghiệp, nông thôn;

- Luật thuế Giá trị gia tăng;

- Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 ưu đãi về thuế suất, thuếthu nhập doanh nghiệp;

- Nghị định 87/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số của LuậtThuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Gần đây nhất là Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứngdụng CNC thuộc Chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020 Quyếtđịnh này đã đưa ra nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách như sau:

- Hỗ trợ hoạt động tạo ra CNC, phát triển và UDCNC trong nông nghiệp+ Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra CNC, phát triển và ứng dụng CNCtrong nông nghiệp, sản xuất sản phẩm CNC được hưởng ưu đãi, hỗ trợ cao nhấttheo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật công nghệ cao; Mục 1, 2 và 4 Phần IIIĐiều 1 Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ

và các quy định pháp luật có liên quan;

+ Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đốivới hoạt động đầu tư trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu phục

vụ hoạt động phát triển CNC trong nông nghiệp theo các dự án đầu tư được cấp cóthẩm quyền phê duyệt; nhập khẩu một số CNC, máy móc, thiết bị CNC trongnông nghiệp trong nước chưa tạo ra được để thực hiện một số dự án ứng dụng vàtrình diễn CNC được cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp NNƯDCNC: Doanh nghiệpNNƯDCNC theo quy định tại Khoản 2 Điều 19, Khoản 2 Điều 20 Luật côngnghệ cao được hưởng chính sách hỗ trợ phát triển theo quy định của Nhà nước

và các ưu đãi khác do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyếtđịnh theo thẩm quyền

+ Chính sách hỗ trợ đối với khu NNƯDCNC: tổ chức, cá nhân đầu tư xâydựng hạ tầng kỹ thuật khu được Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ cao nhất theo quy địnhtại các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 33 Luật công nghệ cao và các quy định pháp luật

có liên quan; doanh nghiệp hoạt động trong khu được hưởng các chính sách ưuđãi như đối với các doanh nghiệp NNCNC

+ Chính sách hỗ trợ đối với vùng NNƯDCNC: tổ chức, cá nhân đầu tưxây dựng vùng NNCNC được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định củapháp luật về đất đai đối với đất sản xuất NNCNC và xây dựng các cơ sở dịch vụphục vụ phát triển NNCNC trong vùng; vùng NNCNC được cấp có thẩm quyềncông nhận, được hỗ trợ tối đa đến 70% kinh phí ngân sách nhà nước để xây

Trang 40

dựng hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi tưới tiêu và xử lý chất thải) trongvùng theo các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hưởng các ưuđãi khác do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theothẩm quyền.

- Chính sách thu hút, sử dụng nhân lực CNC trong nông nghiệp: xây dựng

và thực hiện chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút, sử dụng nhân lực CNC trongnông nghiệp ở trong nước và nước ngoài thực hiện hoạt động phát triểnNNƯDCNC theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 của Luật công nghệ cao và cácquy định pháp luật có liên quan

Việc ứng dụng CNC trong nông nghiệp ở nước ta trong thời gian qua đãđạt được một số kết quả nhất định góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng củangành nông nghiệp

- Nhiều tỉnh/thành phố đã và đang thực hiện các quy hoạch vùng sản xuấtNNƯDCNC trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, lợi thế xuấtkhẩu là: lúa, rau, hoa, cà phê, chè, hồ tiêu, cây ăn quả, cá tra, tôm sú, cá nướclạnh, bò sữa để ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất

- Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình; ban hành một số chủtrương khuyến khích phát triển NNƯDCNC; hỗ trợ vốn để xây dựng mô hình,thực hiện tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác, nuôi trồng theohướng ứng dụng công nghệ cao thay thế dần cho việc canh tác theo phươngpháp truyền thống Công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật theohướng ứng dụng công nghệ cao ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần đẩy nhanhtiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

- Tổ chức lại sản xuất theo hướng ứng dụng NNƯDCNC, thu hút nhiều tổchức, cá nhân đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới (công nghệ sinh học, nhàkính, nhà lưới, công nghệ tưới tiết kiệm nước, tiết kiệm phân bón và quản lýdịch hại tổng hợp)

- Thông qua chương trình NNƯDCNC tạo cơ hội tăng cường hợp tácquốc tế, thu hút các nguồn vốn từ các chương trình, dự án có vốn nước ngoàitrong việc hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đào tạonâng cao nguồn nhân lực và sản xuất nông sản có chứng nhận theo tiêu chuẩnquốc gia và quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh khi tham gia thị trường quốc tế vàkhu vực, đảm bảo các hiệp định thương mại WTO

- Góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội và trật tự an ninh

xã hội nông thôn, đã hình thành một bộ phận doanh nghiệp và nông dân làmgiàu từ việc ứng dụng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất NNƯDCNC ở Việt Nam hiện nay vẫncòn có nhiều bất cập nên sau 8 năm triển khai ứng dụng CNC trong nông nghiệp

Ngày đăng: 26/04/2016, 10:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w