1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tai lieu tham khao on thi mon nha nuoc và phap luat

66 269 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 558,5 KB

Nội dung

Theo quan điểm của đảng ta, quyền lực nhà nước của nhân dân là một khối thống nhấtkhông thể phân chia, tuy nhiên có kế thừa hạt nhân hợp lý của thuyết “tam quyền phân lập” đó là sự phân

Trang 1

Môn NNPL

Báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: ”quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”-(Đảng Cộng sản Việt Nam: VK

ĐH VIII, NXB CTQG HN, 1996, Tr129) Đồng chí hãy phân tích làm rõ quan điểm nói trên và và liên hệ thực tiễn việc thực hiện quan điểm đó trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta

Bài làm :

Trong lịch sử phát triển của nhà nước, tư tưởng “tam quyền phân lập” có từ thời cổ đại, đếnthời kỳ giai cấp tư sản hình thành, nó được phát triển thêm cho đến thế kỷ thứ XVIII, S.L.Mông-tet-xkiơ nâng lên thành một học thuyết hoàn chỉnh và được xem là một giá trị của nhân loại Tuy nhiên,các học giả tư sản từ buổi đầu cho đến nay không hoàn toàn thống nhất với lý thuyết này và trên thực

tế các nhà nước tư sản xây dựng theo lý thuyết này chỉ là những biến dạng vì quyền lực luôn bịnghiêng về một bên, hiện nay là nghiêng về hành pháp

Theo quan điểm của đảng ta, quyền lực nhà nước của nhân dân là một khối thống nhấtkhông thể phân chia, tuy nhiên có kế thừa hạt nhân hợp lý của thuyết “tam quyền phân lập” đó là sự

phân công lao động để thực hiện quyền lực, nên khẳng định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có

sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”

1 Cơ sở của sự thống nhất về quyền lực nhà nước :

Cơ sở của việc xác định quyền lực nhà nước là thống nhất được quy đinh khách quan từ cơ sở

kinh tế và chế độ chính trị XHCN Về cơ sở chính trị, nó xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà

nước của giai cấp công nhân mà ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân là thống nhất với

ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân lao động, của dân tộc, sự thống nhất về lợi ích đó dẫn đến

sự thống nhất về ý chí và hành động của tuyệt đại quần chúng nhân dân lao động Về cơ sở kinh tế của nhà nước, nhà nước ta được xây dựng trên nền tảng kinh tế XHCN, với chế độ công hữu về

những tư liệu sản xuất chủ yếu, nghĩa là nhân dân lao động chính là chủ sở hữu của các tư liệu SXchủ yếu Đây chính là điều kiện để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, bởi vì giai cấp nào, lựclượng nào nắm giữ kinh tế (mà chủ yếu là nắm giữ các TLSX quan trọng) thì giai cấp ấy, lực lượng

ấy mới thật sự nắm giữ quyền lực chính trị

2 Tổ chức thực hiện:

a Quyền lực nhà nước là thống nhất :

Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) đã xác định ”Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhândân” Tuy nhiên, khi xác định quyền lực nhà nước thuộc nhân dân, điều đó không có nghĩa là mỗingười dân đều tự hành xử theo ý chí riêng của mình mà quyền lực đó phải được tổ chức để nhân dânthông qua tổ chức mà sử dụng quyền lực nhà nước Tổ chức quyền lực nhà nước đó là cơ quan đạibiểu nhân dân Cơ quan đại biểu nhân dân được hình thành từ sự tập họp các đại biểu nhân dân donhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân ủy nhiệm quyền lựcnhà nước của mình và chịu trách nhiệm trước nhân dân Đến lượt mình các cơ quan đại biểu nhândân, thay mặt nhân dân và vì lợi ích của nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước Nói cách khác, cơquan nhà nước các cấp chỉ là người chấp hành mệnh lệnh của quốc dân, chấp hành ý chí của nhândân Cán bộ công chức phải là công bộc của dân, chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhândân

Con đường, biện pháp mà nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước được ghi nhận ở điều 6 của

Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) : “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” Đồng thời chính nhân dân thực hiện quyền giám sát tối cao đối

với các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng quyền lực mà nhân dân ủy nhiệm Quyền giám sát đóđược thực hiện bằng cơ chế hợp lý và công cụ pháp lý có hiệu quả nhất

Trang 2

Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy, ở nước ta, quyền lực nhà nước thuộc về nhândân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân Bằng conđường đó, nhân dân mới thật sự quyết định công việc của đất nước mình vì lợi ích của chính mình

b Sự phân công và phối hợp :

Do tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, vì thế quyền lực nhà nước là luôn luôn thống nhất, không “tam quyền phân lập” vì nếu phân chia quyền lực thì sẽ dẫn đến kiềm chế

và triệt tiêu lẫn nhau, làm cho quyền lực của nhân dân bị phân tán, không bảo đảm được tính thống nhất Vì vậy, để bảo đảm sự thống nhất quyền lực nhà nước phải tập trung vào cơ quan đại diện quyền lực nhà nước duy nhất và cao nhất do nhân dân bầu ra đó là Quốc hội Về mặt pháp lý, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân bầu ra thông qua phổ thông đầu phiếu bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Bằng cuộc bầu cử dân chủ như vậy, nhân dân trao cho Quốc hội thực hiện quyền lực nhà nước của mình

Tuy quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công rành mạch và phối chặt chẽ giữacác cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó sựthống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất củaquyền lực

Sự phân công quyền lực giữa các cơ quan nhà nước thể hiện ở sự phân định chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại hình cơ quan nhà nước Sự phân định này càng rõ ràng, cụ thể thì hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước càng được nâng cao, không một cơ quan nhà nước nào có thể thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nước vào tay mình và cũng không cho phép lấn át chức năng giữa chúng Tuy vậy, sự phân công quyền lực là cơ sở để thực hiện tốt quyền lực nhà nước thống nhất.

Sự phân công quyền lực nhà nước còn bao hàm cả sự phối hợp quyền lực Sự phân công 3 loại quyền lực : lập pháp, hành pháp và tư pháp trong nhà nước pháp quyền thể hiện ở chổ : quyền lực nhà nước là thống nhất, là sự thể hiện ý chí của nhân dân và dựa trên chủ quyền của nhân dân Nhưng mỗi loại quyền lực được phân công thực hiện các dạng hoạt động độc lập là : quyền lập pháp - hoạt động là làm luật, quyền hành pháp, hoạt động là thi hành luật, quyền tư pháp - hoạt động xét xử nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ các quyền tự do của công dân, các lợi ích của nhà nước và xã hội

Cách tổ chức này nhằm vừa bảo đảm tính độc lập chủ động, tính trách nhiệm cao của từng cơ quan nhà nước trong việc thực thi quyền lực được nhân dân giao cho, vừa đảm bảo tính thống nhất, khách quan hiệu quả, tránh tình trạng lạm quyền, chuyên quyền của hệ thống

cơ quan nhà nước, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân

Sự phân công và phối hợp của các cơ quan nhà nước thể hiện trong vị trí, tính chất, chức năng

và nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan nhà nước trên cả 3 mặt : lập pháp, hành pháp và tư pháp

Quốc hội : Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN, thay

mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước Là cơ quan quyền cao nhất, Quốc hội có 2 chức năng :

quyết định và giám sát Chức năng quyết định của Quốc hội bao gồm : làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến

pháp, làm luật, sửa đổi Luật; Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, quyết địnhcác vấn đề về tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước (phân công chức năng cho các cơ quan Nhànước trong bộ máy Nhà nước, quyết định các cán bộ chủ chốt của bộ máy nhà nước), thành lập mới,

nhập chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Chức năng giám sát : Quốc

hội thực hiện quyền giám sát tối cao tuân theo Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội

Các cơ quan của bộ máy nhà nước do Quốc hội lập ra bao gồm :

- Chủ tịch nước : là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước CHXHCNVN về đối nội

và đối ngoại Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội Nhiệm vụ, quyềnhạn của Chủ tịch nước được chia làm 2 nhóm :

Một là những nhiệm vụ quyền hạn mà Chủ tịch nước thực hiện trong sự thống nhất ý chí với

Quốc Hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Hai là những nhiệm vụ quyền hạn mà Chủ tịch nước được tự mình thực hiện ((đề nghị Quốc

hội bầu ,miễn nhiệm, bãi nhiệm, bổ nhiệm, cách chức ) Chủ tịch nước do Quốc Hội bầu ra

Trang 3

- Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các cấp là các cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước (hành pháp), là cơ quan triển khai các văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước để thực hiện chúng trong thực tế

+ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ giữ quyền hành pháp, tức là Chính phủ có chức năng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa,

xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước, bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước

từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành hiến pháp, pháp luật Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc Hội, UB thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng chính phủ do Quốc hội bầu ra.

+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ và cơ quan ngang bộ cũng được điều chỉnh theo hướng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bao quát tất cả các thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước cung cấp dịch vụ công

+ UBND do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân bầu

ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cơ quan hành chính ngang cấp UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp

- TAND tối cao,TAND địa phương là các cơ quan Nhà nước làm chức năng xét xử (tư pháp) Chánh tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra

VKSND tối cao,VKSND địa phương là các cơ quan Nhà nước làm chức năng kiểm sát việc

tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố theo quy định của pháp luật (tư pháp) Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra

Như vậy, Quốc hội là cơ quan hiến định thống nhất các quyền nhưng không thực thi cả baquyền, mà tập trung thực hiện quyền lập pháp Chính phủ là cơ quan hiến định, nắm quyền hànhpháp Toà án nhân dân cùng với Viện kiểm sát nhân dân được phân công thực hiện quyền tư pháp.Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước Khi xét xử, thẩm phán độc lập và chỉtuân theo pháp luật, không phụ thuộc vào bất cứ cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội nào Việnkiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp theo quy định củahiến pháp và pháp luật Sự phân công như vậy là phù hợp, bảo đảm quyền lực nhà nước thống nhấtvào Quốc hội Sự phân công đó là rất cần thiết để xây dựng một nền hành chính quốc gia luôn luôn

ổn định, thống nhất, thông suốt từ trung ương đến cơ sở và thật sự có hiệu lực, hiệu quả

Tuy có sự phân công rành mạch, cụ thể nhưng trong hoạt động cụ thể các cơ quan nhà nước còn

có sự phối hợp hoạt động nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước của nhân dân được thực thiện mộtcách có hiệu quả và thống nhất Cụ thể như :

- Phối hợp giữa hoạt động lập pháp và hành pháp, tư pháp : thể hiện ở chổ trong hoạt động hànhpháp và tư pháp, hàng năm các cơ quan này phải xây dựng chương trình chỉnh sửa pháp luật để trìnhQuốc hội xem xét Các cơ quan này cũng phát hiện những vấn đề không phù hợp trong pháp luậthiện hành để kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi Đối với công tác tư pháp, hành pháp : Quốc hộikhông chỉ lập pháp mà còn tham gia phối hợp các hoạt động hành pháp, tư pháp : đình chỉ và hủy bỏcác văn bản pháp luật của cơ quan hành pháp, tư pháp, thực hiện một số nhiệm vụ thuộc quyền hànhpháp và tư pháp như : Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản, những nhiệm vụ trọng yếu,quyết định về bộ máy tổ chức và bố trí nhân sự chủ chốt trong bộ máy nhà nước Các chức vụ chủchốt trong cơ quan nhà nước như : Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chánh tòa án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều do Quốc hội cử ra và chịu trách nhiệm trướcQuốc hội

- Phối hợp giữa hoạt động hành pháp và tư pháp : các cơ quan hành pháp có quyền kiến nghịnhững điều vi phạm pháp luật chuyển Toà án xem xét hoặc thông qua hoạt động công an điều traxong thì phải chuyển sang Tòa án, Viện kiểm sát xem xét, truy tố, xét xử Cơ quan tư pháp cũng cóquyền kiến nghị sang bên cơ quan hành pháp sửa đổi những quy định, quyết định trái pháp luật

c Sự giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước đảm bảo cho quyền lực nhà nước của nhân dân được thống nhất.

Trang 4

Quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung Nhưng một khi đã thực hiện sự phân công chứcnăng, phân cấp nhiệm vụ quyền hạn rồi thì phải có biện pháp bảo đảm cho quyền lực nhà nước đượctập trung và thống nhất Biện pháp đó chính là thực hiện quyền giám sát của Quốc hội và Hội đồngnhân dân nhằm bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan khác của bộ máy nhà nước phù hợp vớiHiến pháp và pháp luật, bao gồm việc nghe báo cáo, chất vấn và hủy bỏ những văn bản sai trái củaUBND cùng cấp Sự phân công chặt chẽ và rõ ràng chỉ có thể đạt được trong thực tế nếu có sự giámsát lẫn nhau Giám sát là rất cần thiết nhưng giám sát không phải là đối trọng, đối lập lẫn nhau

Quốc hội còn thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước (kể cả những người đứng đầu bộ máy nhà nước : Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chánh Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) : đây chính là nhân tố bảo đảm cho quyền

lực nhà nước được thống nhất và tập trung

Để phát huy vai trò, vị trí của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội phải được kiện toàn, tổ chức, đặc biệt là làm tốt chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, trước mắt tập trung vào những vấn đề bức xúc như : sử dụng vốn và tài sản của nhà nước, chống tham nhũng, quan liệu, vấn đề bắt giam, điều tra, truy tố, xét xử Việc giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của Chính phủ, của các cơ quan tư pháp được thực hiện dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức báo cáo công tác và trả lời chất vấn của các thành viên chính phủ, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại các kỳ họp quốc hội Hình thức này đang được cử tri cả nước đồng tình, hoan nghênh và coi đây cũng là một hình thức giám sát của mình đối với hoạt động của nhà nước Việc trả lời chất vấn trong các kỳ họp quốc hội cũng cần phải đổi mới theo hướng tập trung vào những vấn đề lớn, trọng tâm của nhà nước, những vấn đề cần đông đảo nhân dân quan tâm và nâng cao trách nhiệm của đại biểu quốc hội và của các thành viên chính phủ

d Phương pháp xây dựng và hoàn thiện nhà nước ta

Trong những năm đổi mới vừa qua, nhà nước ta đã trưởng thành về nhiều mặt, để thể hiện rõbản chất của một nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân Nổi bật nhất là những thành tựu vềxây dựng hệ thống pháp luật để quản lý đất nước, về xây dựng nền dân chủ XHCN, nhất là dân chủ ở

cơ sở Hoạt động của nhà nước thể hiện được tư tưởng lấy dân làm gốc, biết dựa vào dân, thể hiệnviệc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Nhà nước ta luôn có sự đổi mới tổ chức và hoạtđộng (như xác định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của bộ máy cơ quan nhà nước) để đáp ứngnhững yêu cầu được đặt ra trong từng thời kỳ lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay Nhànước ta cũng dần dần hoàn thiện cơ chế thu hút sự tham gia của nhân dân ngày càng nhiều vào việcxây dựng chính quyền nhà nước các cấp

Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng bộ máy Nhà nước ta chưa thực sự trong sạch,vững mạnh: tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí của công, tình trạng mất dân chủ, phép nước, kỷcương xã hội rải rác ở nhiều nơi còn buông lỏng… Mặt khác, quản lý Nhà nước chưa ngang tầm vớinhiệm vụ của thời kỳ đổi mới Đó là: chưa phát huy được những mặt tích cực, chưa khắc phục nhữnghạn chế làm cho tình trạng bất công, bất bình đẳng có xu hướng gia tăng… Viêc xây dựng luật phápvừa qua tuy đã có nhiều có gắng nhưng luật pháp vẫn chưa bao trùm hết các lĩnh vực hoạt động của

XH Việc` quản lý thực hiện pháp luật phải chặt chẽ, xử lý các vi phạm phải nghiêm, việc ngăn chặncác tệ nạn xã hội kém hiệu quả lại chính là do thiếu sót chủ quan của bộ máy nhà nước Đó là do luậtpháp chưa đầy đủ, cơ chế có nhiều sơ hở, ngay cả những vấn đề đã có luật pháp nhưng chưa quản lýviệc thi hành luật pháp không chặt chẽ và xử lý những vụ vi phạm luật pháp không nghiêm, thậm chícòn có cả tiêu cực trong việc xử lý các vi phạm luật pháp

Trong môi trường kinh tế xã hội hiện nay, chủ nghĩa cá nhân trong hàng ngũ cán bộ viên chứcnhà nước đang có cơ hội phát triển Tình trạng tham nhũng trong bộ máy Đảng, nhà nước đang trởnên bức xúc Tham nhũng đã được Đảng đánh giá là quốc nạn Nó lại gắn liền với quan liêu, cửaquyền, hách dịch, lãng phí Vấn đề xây dựng đạo đức đang trở thành vấn đề hàng đâu của côngcuộc xây dựng bộ máy nhà nước Phải hết sức coi trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không biếnquá trình giáo dục thành một quá trình đạo đức đơn thuần mà đi đôi với với giáo dục phải xứ lýnghiêm minh mọi dựa vi phạm luật pháp của bất cứ ai

Để khắc phục những hạn chế trên, việc hoàn thiện bộ máy nhà nước được Đảng xác định baogồm một số công tác như sau :

Trang 5

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng và quản lý nhà nước : mở rộng, đa dạng hóa thông tin, nâng cao chất lượng thông tin làm cơ sở cho dân bàn bạc,

tham gia xây dựng các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước, thực hiện quyền làm chủ củamình ở địa phương, cơ sở Xây dựng cơ chế và các hình thức thích hợp để nhân dân, cán bộ, côngchức được bàn bạc, tham gia ý kiến, lấy ý kiến của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách lớncủa Đảng và nhà nước

- Đổi mới nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước

- Cải cách nền hành chính nhà nước : là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước,

trước mắt tập trung những nhiệm vụ cơ bản : Về cải cách thể chế hành chính: đẩy mạnh cải cách thểchế và thủ tục hành chính trên những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, giảm tối đa

cơ chế “xin-cho”; tổng kết kinh nghiệm thực hiện cơ chế thực hiện cơ chế một cửa để chỉ đạo ápdụng rộng rãi trên toàn quốc Đồng thời với việc xắp xếp tinh gọn, cắt bỏ khâu trung gian những bộphận chéo chức năng, nhiệm vụ, ngăn chặn tệ cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật Về

tổ chức bộ máy: chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy hành chính cáccấp làm cho bộ máy tinh gọn và thực thi có hiệu lực từ TW đến địa phương, cơ sở Xác định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi giải quyết kịpthời những vấn đề đặt ra mà nhân dân đòi hỏi

- Cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp: các cơ quan tư pháp phải là mẫu mực trong việc

tuân thủ pháp luật, phải thể hiện công lý, tính dân chủ, công khai trong hoạt động, hình thành các toà

án chuyên nghành và nâng cao năng lực xét xử Phân định rõ chức năng công tố và kiểm sát củaVKSND, nâng cao chất lượng công tố (điều tra, luận tội) tránh những chồng chéo giữa thanh tra nhànước và Viện kiểm sát Đồng thời với việc khắc phục tình trạnh tồn đọng án quá nhiều, quá lâu hoặcdây dưa kéo dài thời gian thi hành án

- Kiên quyết đấu tranh thường xuyên và có hiệu quả tệ nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước các cấp nhằm xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh

- Nâng cao chất lượng và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng chính trị và chất lượng chuyên môn “xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản

lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiếnthức, năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân”

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong tình hình mới trên cơ sở xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết ĐH VIII, NQ TW3, NQ TW6 (lần 2), Nghị quyết TW 7

khoá VIII nhằm chấn chỉnh kịp thời cán bộ, Đảng viên làm trong sạch các tổ chức Đảng từ TW đến

cơ sở, nâng cao năng lực và sức chiến đấu cùa Đảng trong tình hình mới

Kết luận :

Tóm lại, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một nhà nước được tổ chức và vận hànhtheo nguyên tắc “chủ quyền tối thượng thuộc về nhân dân”, lấy pháp luật XHCN làm công cụ đểđiều hành - quản lý xã hội, lấy liên minh công – nông – đội ngũ trí thức làm nền tảng dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản, hoạt động theo nguyên tắc thống nhất về quyền lực nhưng có sự phân công

và phối hợp giữa các cơ quan trong 3 mặt hành pháp, tư pháp và lập pháp Đổi mới tổ chức, hoạtđộng của nhà nước theo nguyên tắc trên là công việc vừa cơ bản, vừa cấp bách và cần phải tính toán

kỹ từng bước đi thích hợp Nếu chúng ta quán triệt đầy đủ và thực hiện tốt nhưng yêu cầu và phươnghướng đã được Đảng đề ra trong việc kiện toàn hoạt động bộ máy nhà nước thì nhà nước pháp quyềnXHCNVN sẽ được thiết định vững chắc, ngày càng phát triển về mọi mặt, đủ sức xây dựng thànhcông CNXH ở nước ta

Trang 6

Điều 12 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 1992 quy định:

“Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” Đồng chí hãy phân tích làm rõ nội dung trên.

1 Mối quan hệ giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và pháp luật xã hội chủ nghĩa .

2 Bản chất, đặc trưng của pháp luật xã hội chủ nghĩa .

3 Chức năng, vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

a Chức năng :

Pháp luật XHCN có 3 chức năng cơ bản

b Vai trò : Về vai trò, pháp luật XHCN có 5 vai trò

Một là pháp luật là phương tiện quan trọng và chủ yếu để xây dựng chế độ mới, là công

cụ chủ yếu để nhà nước XHCN thực hiện nhiệm vụ quản lý mọi mặt đối với đời sống XH :

Nhà nước XHCN không chỉ cần đến pháp luật với ý nghĩa là công cụ cưỡng chế, trấn áp

mà còn là phương tiện để tổ chức quản lý, phát huy khả năng tác động hướng dẫn đối với các quan hệ XH thông qua việc điều khiển hành vi của con người cụ thể như : Pháp luật là

cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn XH đồng thời biểu hiện sức mạnh của nhà nước và quyền lực nhân dân một cách công khai; Pháp luật XHCN là phương tiện thực hiện chức năng tổ chức quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH Bên cạnh các chức năng phản ánh, mô hình hóa các quan hệ XH, pháp luật XHCN còn định hướng sự phát triển của các quan hệ XH, vì vậy nó có vai trò rất lớn trong việc tạo dựng các quan hệ XH mới Mặt khác pháp luật XHCN còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường ổn định để thiết lập quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc không phụ thuộc chế độ chính trị và trình động phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền cùng có lợi

Hai là pháp luật XHCN là cơ sở để xây dựng hoàn thiện bộ máy nhà nước, để nâng cao

hiệu lực của bộ máy nhà nước : Bộ máy nhà nước là thể chế phức tạp gồm nhiều cơ quan đợn vị tổ chức Nhờ có các nguyên tắc và quy định của pháp luật mà có thể tổ chức một cách khoa học, phân định chức năng nhiệm vụ quyền hạn, của các cơ quan nhà nước, tạo

ra cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực hiện nhà nước.

Ba là pháp luật XHCN là phương tiện quan trọng để thực hiện quyền lực nhân dân, đảm

bảo phát huy dân chủ : Pháp luật XHCN là thể chế hoá quyền làm chủ của nhân dân lao động Việc thể chế hoá được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ, tự do, bình đẳng giữa các nhà nước và công dân, giữa công dân với nhau Mặt khác, pháp luật có khả năng giáo dục con người, cải tạo XH Ngoài những ý nghĩa Pháp luật XHCN còn chuyển tải những gía trị đạo đức, nhân văn đã hình thành trong lịch sử truyền thống và ngày càng được bổ sung trong đời sống thực tế

Bốn là pháp luật XHCN là phương tiện quan trọng để thông qua đó, Đảng Cộng sản

thực hiện sự lãnh đạo đối với nhà nước và đối với toàn xã hội : Đường lối, chính sách của Đảng cộng sản thể hiện ý chí nguyện vọng của đại đa số các thành viên trong XH (giai cấp công nhân và nhân dân lao động) Thông qua pháp luật đường lối chính sách của Đảng công sản trở thành quy tắc xử sự chung của thành viên trong XH Pháp luật định rõ phương thức lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của nhà nước

Trang 7

Năm là vai trò của pháp luật XHCN còn được thể hiện rõ trong các mối quan hệ giữa

pháp luật – kinh tế, pháp luật – xã hội, pháp luật - hệ thống chính trị, pháp luật – đạo đức

tư tưởng Cụ thể như :

+ Pháp luật XHCN còn có quan hệ qua lại với các loại quy phạm XH khác như: quy phạm chính trị, đạo đức, quy phạm XH khác, tập quán mối quan hệ này, pháp luật đóng vai trò chung tân điều chỉnh và ở mức độ nhất định chịu ảnh hưởng các quy phạm XH

+ Về quan hệ giữa pháp luật và kinh tế : sự phụ thuộc của pháp luật vào cơ sở kinh tế được thể hiện ở chổ nội dung của pháp luật chỉ là sự phản ánh trình độ của sự phát triển kinh tế, phản ánh các quan hệ kinh tế khách quan, khi trình độ phát triển kinh tế cũng như các quan hệ kinh tế khách quan thay đổi thì đòi hỏi pháp luật cũng phải thay đổi theo Sự tác động trở lại của pháp luật đối với cơ sở kinh tế : pháp luật có khả năng tác động trở lại

sự phát triển kinh tế, điều đó được thể hiện ở chổ pháp luật quy định chế độ kinh tế, thiết lập và bảo vệ các quan hệ kinh tế phù hợp với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, loại trừ các quan hệ kinh tế không phù hợp với CNXH, sự tác động trở lại của pháp luật đối với cơ sở kinh tế có thể xảy ra ở 2 khả năng : phù hợp với quy luật kinh tế khách quan thì có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế; nếu không phù hợp với quy luật kinh

tế khách quan thì sẽ kiềm hảm nền kinh tế phát triển

+ Về mối quan hệ giữa pháp luật XHCN với đường lối chính trị của Đảng Cộng sản : đường lối chính trị của Đảng cộng sản quy định nội dung của pháp luật XHCN, khi đường lối chính trị thay đổi thì pháp luật cũng phái thay đổi theo, pháp luật XHCN là phương tiên thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng cộng sản thành các quy tắc xử sự chung có tính chất bắt buộc mọi tổ chức và các nhân tòan xã hội phải thực hiện và được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước

Trong thời gian qua, do yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước……., hoàn thiện nhà nước, mở rộng quan hệ đối ngoại

4 Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa pháp luật xã hội chủ nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

5 Ý nghĩa và các biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

a Ý nghĩa :

b Các biện pháp :

Tăng cường pháp chế XHCN là một trong những yêu cầu khách quan và cấp thiết củacông cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực đời sống XH hiện nay.Thông qua tăng cường pháp chế XHCN, các quyền và tự do, lợi ích hợp pháp của côngdân cũng như những thể chế dân chủ khác mới trở thành thực tế đời sống Tăng cườngpháp chế cũng sẽ tác động trực tiếp đếm công cuộc cải cách và nâng cao hiệu quả quản lýnhà nươc Nó cũng ngăn chặn và loại trừ những vị phạm pháp luật đặc biệt là tệ thamnhũng đang phổ biến Nó thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo

cơ chế thị trường phát triển năng động và hiệu quả hơn Trong giai đoạn hiện nay để tăngcường pháp chế XHCN, chúng ta phải thực hiện tốt một số biện pháp như sau:

- Một là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật: Pháp luật XHCN là cơ sở tiền đề

của pháp chế XHCN, vì vậy muốn tăng cường pháp chế XHCN phải xây dựng pháp luậtđầy đủ và thành hệ thống, bảo đảm cho tất cả hoạt động nhà nước đều dựa trên cơ cấuthích hợp và cơ chế chặt chẽ, bảo đảm cho tất cả các hoạt động của công dân điều cópháp luật làm cơ sở Hiện nay hệ thống pháp luật của ta chưa hoàn chỉnh, có những nhómquan hệ xã hội quan trọng nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh đầy đủ Trong số cácvăn bản hiện hành có nhiều văn bản chồng chéo với nhau hoặc đã lỗi thời Công tác tập

Trang 8

hợp hoá và pháp điểm hoá pháp luật tiến hành còn chậm Thời gian qua báo cáo Quốc hội khoá IX chỉ xây dựng được khoảng 60% văn bản quy phạm pháp luận cần ban hành Từ

đó nghị quyết Đại hội IX đã nhấn mạnh rằng: tăng cường công tác lập pháp, xây dựng cương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quá trình ban hành

và hướng dẫn thi hành luật Nguyên nhân của những hạn chế trên có yếu tố khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu Trước nhất đó là do việc dự thảo xây dựng pháp luật còn do Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ đảm trách, đây là nhiệm vụ rất năng

nề trong khi các cơ quan này không phải là cơ quan được giao nhiệm vụ lập pháp vì vậy vịêc hoạch định chính sách, xác định nội dung cơ bản của thể chế chưa được chú trọng đúng mức, chưa đảm bảo tính khách quan, thiếu sự đầu tư thích đáng về thời gian, công sức Hai là do tuy đã có kế hoạch lập pháp tổng thể dài hạn và kế hoạch làm Luật đã được các kỳ họp Quốc hội đề ra song còn mang tính chất bị động, chạy theo thực tiễn, vì vậy chương trình xây dựng pháp luật chưa sát với thực tế Các chương trình xây dựng luật thường tham, vượt quá khả năng thực tế và chưa thật sự tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, cấp bách Ba là trình độ quản lý và kỹ thuật lập pháp, lập quy của các nhà chuyên môn và các thành viên của các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ pháp lý còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp, lập quy, việc tổ chức phối hợp giữa các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định và Văn phòng chính phủ trong việc xem xét, đánh giá nội dung, chất lượng dự thảo văn bản còn chưa cao, năng lực pháp lý của các đại biểu Quốc hội chưa sâu và chưa đồng đều, hoạt động lập pháp và lập quy chưa tranh thủ được nhiều ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia giỏi về pháp luật và quản lý nhà nước Để

tạo tiền đề cho pháp chế XHCN, phải đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống

pháp luật bao gồm: Một là thể chế hoá kịp thời đường lối chính sách của Đảng thành pháp luật; Hai là quá trình xây dựng pháp luật phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của

các điều kiện kinh tế xã hội ở thời điểm tồn tại của nó và công tác xây dựng pháp luật phải

nhạy bén và khoa học; Ba là phải có kế hoạch xây dựng phù hợp với mỗi giai đọan và

mang tính khả thi cao, trong từng giai đọan cần có trọng tâm, trọng điểm để ban hành cácvăn bản kịp thời đối với sự phát triển của các quan hệ XH Đồng thời cần tránh khuynhhướng chủ quan nóng vội muốn có ngay hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, từ đó dẫn đến tìnhtrạng pháp luật xa lạ với nhu cầu của XH; hoặc khuynh hướng bảo thủ trì trệ không thấyhết những nhân tốt mới điều kiện mới, không nhận thức đúng vai trò của pháp luật dẫn đến

chờ đợi hoặc dùng những biện pháp khác để dẫn đến quan hệ XH Để thực hiện tốt các vấn đề này, Quốc hội phải đổi mới tiêu chuẩn đai biểu Quốc hội (am hiểu Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết và thực tiễn cuộc sống), tăng cường đại biểu hoạt động chuyên trách của Quốc hội, bảo đảm đổi mới điều kiện làm việc của đại biểu Quốc hội trong hoat động lập pháp, có chiến lược xây dựng pháp luật lâu dài, toàn diện, bảo đảm cơ chế giám sát, kiểm tra trước, sau của việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường chất lượng của cán bộ hoạt động lập pháp và lập quy, bảo đảm tính dân chủ rộng rãi, thủ tục dễ dàng hơn trong hoạt động lập pháp, lập quy.

- Hai là tổ chức thực hiện pháp luật: Tổ chức thực hiện pháp luật là biện pháp đặc biệt

quan trọng để tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta hiện nay Biện pháp này gồm nhiềuhoạt động nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện, cụ thể là:

+ Tăng cường công tác cụ thể hoá luật, pháp lệnh để triển khai thực hiện nhanh chóng,

có hiệu quả khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc cụ thể hoá luật, pháp lệnh : hiện nay tình trạng thường xuyên ở nước ta trong quá trình triển khai thi hành Luật là : mặc dù Luật

đã có hiệu lực thi hành nhưng do nội dung quy định của Luật phần lớn là những quy định

Trang 9

“khung”, do đó không thể triển khai áp dụng ngay mà phải chờ các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ (Nghị định), các Bộ (Thông tư, Thông tư liên tịch ), thậm chí có nơi còn phải chờ hướng dẫn của UBND tỉnh, thành phố và các Sở, ngành Điều này tác động không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội và cũng là nguyên nhân làm tính thống nhất và tính kỷ cương của pháp luật chưa cao

+ Tăng cường công tác giải thích pháp luật, làm sáng tỏ nội dung ý nghĩa của các quyđịnh pháp luật để mọi chủ thể hiểu và thực hiện đúng

+ Tăng cường khả năng thông tin tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bằng mọibiện pháp, hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trongcán bộ, quần chúng nhân dân

+ Nâng cao ý thức pháp luật, năng lực pháp luật cho công viên chức nhà nước để ápdụng đúng pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý XH Kết hợp giáo dục pháp luật với

giáo dục pháp luật XHCN Chú trọng công tác bồi dưỡng đào tạo năng lực pháp lý Cán bộ

là nhân tố quyết định sự thành công của bất cứ hoạt động nhà nước nào, đặc biệt là trong hoạt động lập pháp, lập quy và tổ chức thực hiện pháp luật Tuy nhiên hiện nay năng lực pháp lý của các cán bộ công chức nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn còn hạn chế, chưa đồng đều, đặc biệt là ở cấp cơ sở, do vậy việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, năng lực pháp luật cho cán bộ công viên chức nhà nước là hết sức cần thiết và cấp bách

- Ba là bảo vệ pháp luật: Là đấu tranh chống lại hành vi vi phạm pháp luật Để làm việc

này cần tiến hành đồng bộ các công tác như sau:

+ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước Quốc hội,

HĐND, đặc biệt là hiệu quả giám sát của Quốc hội trong lập pháp và lập quy : Để phát huy vai trò, vị trí của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội phải được kiện toàn, tổ chức, đặc biệt là làm tốt chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, trước mắt tập trung vào những vấn đề bức xúc như : sử dụng vốn và tài sản của nhà nước, chống tham nhũng, quan liêu, vấn đề bắt giam, điều tra, truy tố, xét

xử Việc giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của Chính phủ, của các cơ quan tư pháp được thực hiện dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức báo cáo công tác và trả lời chất vấn của các thành viên chính phủ, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại các kỳ họp quốc hội Hình thức này đang được

cử tri cả nước đồng tình, hoan nghênh và coi đây cũng là một hình thức giám sát của mình đối với hoạt động của nhà nước Việc trả lời chất vấn trong các kỳ họp quốc hội cũng cần phải đổi mới theo hướng tập trung vào những vấn đề lớn, trọng tâm của nhà nước, những vấn đề cần đông đảo nhân dân quan tâm và nâng cao trách nhiệm của đại biểu quốc hội và của các thành viên chính phủ Mặt khác để nâng cao hiệu quả giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm hiến pháp và pháp luật trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trong thời gian Quốc hội không họp, cần phải có chương trình, kế hoạch giám sát hàng năm của Quốc hội, tăng thẩm quyền cho UB thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các

Uỷ ban của Quốc Hội trong lĩnh vực giám sát Về lâu dài cần thành lập Hội đồng giám sát Hiến pháp với chức năng và quyền hạn giống như Tòa án Hiến pháp ở một nước, có nhiệm

vụ xem xét và trình UB thường vụ Quốc hội khi Quốc hội không họp, Quyết định về tính hợp Hiến của các văn bản pháp quy do Chính phủ, Chủ tịch nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành trong thời gian Quốc hội không họp.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan hành chính nhà nước

Trang 10

+ Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm pháp luật, bảo đảm mọi viphạm pháp luật không thoát khỏi bị xử lý Bảo đảm nguyên tắc mọi người đều bình đẳngtrước pháp luật Xử lý đúng người đúng tội trước pháp luật, không thể xảy ra trường hợpbao che Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng trong cơ quan nhà nước, tổchức Đảng, xã hội.

+ Kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước về tư pháp : về công tác này, Nghị quyết ĐH

IX đã xác định rõ một số giải pháp, đổi mới cụ thể như : một là cải cách, kiện toàn và nâng cao hoạt động của các cơ quan tư pháp theo nguyên tắc : nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt các công tác điều tra, bắt giam, giữ, truy tố, xét xử, không để xảy ra những trường hợp oan sai Hai là Viện kiểm sát nhân dân không thực hiện chức năng kiểm sát chung mà tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp Ba là sắp xếp lại hệ thống Tòa án nhân dân, phân định thẩm quyền một cách hợp lý theo nguyên tắc tổ chức toà án theo cấp xét xử, tăng cường thẩm phán ở những địa bàn trọng điểm, quy định rõ tiêu chuẩn trách nhiệm, thẩm quyền của hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao làm nhiệm vụ hướng dẫn áp dụng pháp luật và thực hiện công tác giám sát xét xử các bản án, quyết định đã có hiệu lực Bốn là tổ chức lại các cơ quan điều tra theo nguyên tắc gọn đầu mối, có sự chỉ đạo tập trung thống nhất; Kiện toàn cơ quan thi hành án và thành lập cảnh sát tư pháp; cải cách và kiện toàn các cơ quan bổ trợ tư pháp, cơ quan quản lý hành chính

tư pháp.

+ Giải quyết kịp thời các khiếu nại tố cáo của công dân

- Bốn là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế: Bảo đảm sự

lãnh đạo của Đảng trong công tác pháp chế là nhân tố quyết định việc tăng cường phápchế XHCN ở nước ta Đảng lãnh đạo công tác pháp chế nhưng không bao biện, làm thaycho cơ nhà nước mà sự lãnh đạo ấy thể hiện thông qua:

+ Đảng đề ra chủ trương, phương hướng xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện phápluật và bảo vệ pháp luật trong từng thời kỳ của sự nghiệp đổi mới

+ Đảng chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ là công tác pháp chế, giáo dục năng cao ýthức pháp luật cho đảng viên

+ Đảng kiểm tra các tổ chức Đảng và đảng viên chấp hành đường lối chính sách củaĐảng, pháp luật của nhà nước; kết hợp chặt chẽ sự kiểm tra của Đảng với công tác thanhtra nhà nước, thanh tra nhân dân nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, kịp thời

xử lý đảng viên vi phạm pháp luật

Để làm tốt công tác trên, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như : đổi mới tư duy pháp

lý, đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan lập pháp và lập quy, bảo đảm

sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan hoạt động lập pháp và lập quy gắn liền với việc đổimới phương thức lãnh đạo của Đảng

Kết luận :

Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và quản lý xã hội bằng pháp luật có vai trò hết sức quan trọng và cấp thiết nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân - một trong những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa Hiểu rõ và làm tốt những biện pháp mà Đảng và nhà nước

đã đề ra trong việc tăng cường pháp chế và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật chính là yếu

tố quyết định sự thành công của sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay

ĐỀ CƯƠNG

Trang 11

MÔN NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT

CÂU 1 BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC XHCN VIỆT NAM

Nhà nước XHCN Việt Nam vẫn mang tính giai cấp (bảo vệ tính lợi ích và duy trì địa vị của giai cấp thống trị, NN chỉ tồn tại trong XH có giai cấp) và mang tính xã hội (duy trì trật tự XH, giải quyết những vấn đề chung phục vụ cộng đồng mà không hướng tới lợi nhuận), mặc dù nó đã có sự

thay đổi, cụ thể như sau:

- Nhà nước là công cụ quyền lực chính trị của nhân dân (chứ không phải của 1 giai cấp nữa);

- Nhà nước này là nhà nước pháp quyền XHCN (có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và thượngtôn pháp luật)

NN XHCN VN là NN kiểu mới có bản chất khác với các kiểu nhà nước bóc lột Bản chất đó

do cơ sở KT-XH và các đặc điểm của việc tổ chức quyền lực chính trị trong XH XHCN quy định

CÂU 2 HÌNH THỨC CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM (Biện Ngọc Toàn soạn)

Hình thức chính thể (thể chế chính trị): cộng hòa (quyền lực Nhà nước cao nhất giao choQuốc hội)

Hình thức cấu trúc: đơn nhất (có 1 hệ thống pháp luật thống nhất từ trung ương đến địaphương, có 1 hệ thống cơ quan thống nhất)

Chế độ chính trị: dân chủ (Nhà nước của dân, do dân và vì dân)

CÂU 3 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM (Biện Ngọc Toàn soạn)

Bộ máy NNVN là 1 hệ thống các cơ quan NN từ Trung ương đến địa phương, được tổ chức

và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định, tạo thành 1 cơ chế đồng bộ để thực hiện cácchức năng và nhiệm vụ của Nhà nước XHCN

Bộ máy NNVN được tổ chức gồm 4 phân hệ cơ quan (cơ quan quyền lực NN (QH), cơ quanquản lý NN (Hành pháp, như CP), cơ quan kiểm sát (nhân dân, quân sự), cơ quan xét xử (nhân dân,quân sự)) và 1 chế định nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch Nước)

Các nguyên tắc tổ chức hoạt động Bộ máy NNVN:

- Nguyên tắc Hiến định (nguyên tắc chung quy định ở Hiến pháp):

+ Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân, nhân dân xây dựng NN, tham gia quản lý NN vàXH;

+ Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với NN;

+ Pháp chế XHCN;

+ Tập trung dân chủ;

+ Quyền lực NN là thống nhất nhưng có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơquan trong việc thực hiện 3 quyền LP, HP, TP

- Nguyên tắc đặc thù ở 1 số cơ quan

CÂU 4 VẤN ĐỀ ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NN PHÁP QUYỀN XHCN Ở VN HIỆN NAY

(Biện Ngọc Toàn soạn)

PC XHCN là sự thể hiện PL của các tổ chức, cá nhân một cách nghiêm chỉnh và thống nhất.Yêu cầu PC XHCN:

Trang 12

- Sự thực hiện PL phải nghiêm chỉnh, mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được phát hiện kịpthời, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đảm bảo sự công bằng của mọi công dân trước PL;

- Sự thực hiện PL một cách thống nhất: Thống nhất trong toàn quốc, không phân biệt địaphương nhưng vẫn tính các yếu tố đặc thù; Đảm bảo tính thống nhất của văn bản QPPL, văn bản ởđịa phương phải phù hợp, không mâu thuẫn với các văn bản QPPL do cơ quan NN ở Trung ươngban hành

Tăng cường PC XHCN phải đảm bảo các yêu cầu trên, từ đó nhận thấy nếu thực hiện các biệnpháp chế tài thật nghiêm khắc thì chưa đủ, nếu như hệ thống PL chưa hoàn thiện, việc thực hiện PLkhông được nghiêm minh, PL bị xâm phạm, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của đảng đối với pháp chếcòn lỏng lẻo,… Vì vậy, để tăng cường PC XHCN cần thực hiện nhiều biện pháp, trong đó thực hiệnđồng bộ 4 biện pháp cơ bản sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống PL;

- Tăng cường công tác tổ chức thực hiện PL;

- Tăng cường công tác bảo vệ PL;

- Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác pháp chế, vì pháp luật thể chế hóa đườnglối, chủ trương của đảng, mà PC là PL hoàn thiện nên người đều phải thực hiện nghiêm chỉnh, vui

vẻ, đồng lòng với chủ trương, chính sách trên, từ đó uy tín của đảng ngày được nâng cao

Bốn biện pháp trên cần được thực hiện đồng bộ mới có PC XHCN, và phải thực hiện từngbước, có lộ trình cụ thể, không xem nhẹ biện pháp nào

CÂU 5 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Nguyễn Văn Em soạn)

1 Khái niệm: Hệ thống pháp luật XHCN là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau, được quy định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiệntrong các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hìnhthức nhất định

2 Các tiêu chí đánh giá hệ thống pháp luật:

Có nhiều tiêu chí để xác định chất lượng của hệ thống pháp luật Việt Nam; trong đó có cáctiêu chí cơ bản là: (1) Tính toàn diện, (2) Tính đồng bộ, thống nhất, (3) Tính phù hợp, (4) Tính trình

độ kỹ thuật xây dựng pháp luật và (5) Tính khả thi

2.1 Hệ thống pháp luật phải toàn diện:

Tính toàn diện của hệ thống pháp luật thể hiện sự thống nhất ở hai cấp độ Ở cấp độ chung: sựtoàn diện giữa các ngành luật với nhau Ở cấp độ cụ thể đó là thể hiện đầy đủ các quy phạp phápluật Hệ thống pháp luật toàn diện thể hiện ở cấu trúc hình thức của nó, nghĩa là hệ thống pháp luậtphải có khả năng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng củađời sống xã hội, các quy định pháp luật phải có khả năng bao quát toàn bộ đời sống xã hội, để cácquan hệ xã hội quan trọng có tính điển hình, phổ biến cần có sự điều chỉnh của pháp luật thì đều cópháp luật điều chỉnh

2.2 Hệ thống pháp luật phải luôn đồng bộ, thống nhất:

Sự thống nhất của hệ thống pháp luật là điều kiện cần thiết bảo đảm cho tính thống nhất vềmục đích của pháp luật và sự triệt để trong việc thực hiện pháp luật Tính thống nhất của hệ thốngpháp luật được thể hiện trong cả hệ thống cũng như trong từng bộ phận hợp thành của hệ thống phápluật ở các cấp độ khác nhau, nghĩa là giữa các ngành luật trong hệ thống pháp luật Điều này đòi hỏi

Trang 13

các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không chỉ bảo đảm sự thống nhất, hài hoà về nộidung mà còn phải bảo đảm tính thứ bậc của mỗi văn bản về giá trị pháp lý của chúng

2.3 Hệ thống pháp luật được ban hành phù hợp:

Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nội dung của hệ thống pháp luật luôn có sựtương quan với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Sự phù hợp của các văn bản quyphạm pháp luật mà đặc biệt là của các văn bản luật với các quy luật khách quan của sự phát triểnkinh tế - xã hội là điều kiện vô cùng quan trọng bảo đảm cho tính khả thi và hiệu quả của pháp luật.Phù hợp với các quy luật và điều kiện kinh tế - xã hội sẽ làm cho pháp luật dễ dàng được thực hiện,đồng thời cũng góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế - xã hội, trường hợpngược lại, pháp luật khó được thực hiện trên thực tế, thậm chí có thể cản trở hoặc gây ra những thiệthại nhất định cho sự phát triển đó

2.4 Trình độ kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật:

Đó là tổng thể những phương pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệthống hoá pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật có được đầy đủ các khả năng để điều chỉnh có hiệuquả các quan hệ xã hội Điều này đòi hỏi: Khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải đưa ra đượcnhững nguyên tắc, những trình tự thủ tục tối ưu để tiến hành có hiệu quả quá trình đó nhằm tạo rađược những quy định, những văn bản pháp luật tốt nhất, đồng thời phù hợp với các quy định đã có;xác định chính xác, khoa học cơ cấu của hệ thống pháp luật phù hợp với các điều kiện kinh tế - xãhội của đất nước; ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạtphải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo tính lôgíc

2.5 Các quy định của pháp luật phải có khả thi:

Một hệ thống pháp luật có chất lượng thì phải bảo đảm tính khả thi Điều này đòi hỏi các quyđịnh pháp luật phải được ban hành phù hợp với trình độ phát triển của đất nước ở mỗi thời kỳ pháttriển nhất định Nếu các quy định pháp luật được ban hành quá cao hoặc quá thấp so với các điềukiện phát triển của đất nước thì đều có ảnh hưởng đến chất lượng của pháp luật Trong những trườnghợp đó hoặc là pháp luật không có khả năng thực hiện được hoặc là được thực hiện không triệt để,không nghiêm, không phát huy hết vai trò tác dụng của nó trong đời sống xã hội Tính khả thi của hệthống pháp luật còn thể hiện ở việc các quy định pháp luật phải được ban hành đúng lúc, kịp thời đápứng những nhu cầu mà cuộc sống đang đặt ra, đồng thời phải phù hợp với cơ chế thực hiện và ápdụng pháp luật hiện hành

3 Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay:

* Ưu điểm:

Trong thời gian qua, do yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, vai trò của pháp luật ngàycàng được coi trọng trong đời sống xã hội Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật, tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướngXHCN

Xây dựng pháp luật ở nước ta đã trở thành hình thức hoạt động cơ bản của Nhà nước, đượcđẩy mạnh ở cả ba cấp độ: lập pháp, lập quy của cơ quan nhà nước Trung ương và cấp độ lập quy củachính quyền địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Năng lực lập pháp, lập quy của QuốcHội, Chính phủ, các Bộ, ngành ngày càng được nâng cao, những cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt độngxây dựng pháp luật ngày càng được hoàn thiện và sự lãnh đạo của Đảng, mối quan tâm của toàn XHđối với xây dựng Pháp luật ngày càng được tăng cường, coi trọng Nhờ đó, đã tạo ra cơ sở pháp lýthúc đẩy quá trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thúc đẩy quá trình phát triểnnền dân chủ XHCN, hoàn thiện nhà nước, mở rộng quan hệ đối ngoại Pháp luật đã trở thành công cụchủ yếu để quản lý nhà nước và XH Nguyên tắc pháp quyền từng bước được đề cao và phát huyhiệu quả trên thực tế

Trang 14

- Nội dung của pháp luật nhiều lúc chưa theo kịp với sự phát triển của thực tiễn, với tồn tạikinh tế xã hội, còn mang nặng ý muốn chủ quan nên tính khả thi và dự báo thấp, làm cho Luật phảithường xuyên sửa đổi, bổ sung Có thể nói cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện của pháp luật nước

ta chưa ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn

- Điều ước Quốc tế mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập chưa được quan tâm đúng mức

để tổ chức thực hiện và nội luật hóa kịp thời

* Nguyên nhân của những hạn chế trên có yếu tố khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan

là chủ yếu :

- Một là, do việc dự thảo xây dựng pháp luật còn do Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ

đảm trách, đây là nhiệm vụ rất năng nề trong khi các cơ quan này không phải là cơ quan được giaonhiệm vụ lập pháp vì vậy vịêc hoạch định chính sách, xác định nội dung cơ bản của thể chế chưađược chú trọng đúng mức, chưa đảm bảo tính khách quan, thiếu sự đầu tư thích đáng về thời gian,công sức Hoạt động rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hóa chưa được cácngành quan tâm đầy đủ và thường xuyên

- Hai là, do tuy đã có kế hoạch lập pháp tổng thể dài hạn và kế hoạch làm Luật đã được các

kỳ họp Quốc hội đề ra song còn mang tính chất bị động, chạy theo thực tiễn, vì vậy chương trình xâydựng pháp luật chưa sát với thực tế Các chương trình xây dựng luật thường vượt quá khả năng thực

tế và chưa thật sự tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, cấp bách

- Ba là, trình độ quản lý và kỹ thuật lập pháp, lập quy của các nhà chuyên môn và các thành

viên của các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ pháp lý còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động lậppháp, lập quy, việc tổ chức phối hợp giữa các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định và Văn phòngchính phủ trong việc xem xét, đánh giá nội dung, chất lượng dự thảo văn bản còn chưa cao, năng lựcpháp lý của các đại biểu Quốc hội chưa sâu và chưa đồng đều, hoạt động lập pháp và lập quy chưatranh thủ được nhiều ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia giỏi về pháp luật và quản lýnhà nước

4 Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam (nếu đề thi yêu cầu):

Để trở thành nhà nước pháp quyền XHCH thật sự của dân, do dân và vì dân Vấn đề xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật là rất cần thiết và cấp bách Để xây dựng và hoàn thiện hệ thốngpháp luật phải đảm bảo những tiêu chuẩn cơ bản sau:

Tính toàn diện: Hệ thống Pháp luật phải có đủ các ngành luật theo cơ cấu, nội dung logic và

thể hiện sự thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm Pháp luật Mỗi ngành luật phải có đủ chếđịnh Pháp luật và các quy phạm Pháp luật, nhằm điều chỉnh các quan hệ XH trong phạm vi ngànhluật điều chỉnh

Tính đồng bộ: thể hiện ở sự thống nhất; không mâu thuẫn, trùng lặp, chồng chéo giữa các

ngành luật với nhau Phải xác định rõ ranh giới của các ngành luật Phải tạo ra được một hệ thốngpháp luật cân bằng để tạo cơ sở tính thống nhất của toàn hệ thống Pháp luật Tính đồng bộ còn thểhiện sự thống nhất, không mâu thuẫn, không trùng lặp, không chồng chéo trong một ngành luật vàchế định Pháp luật và giữa các quy phạm Pháp luật với nhau

Trang 15

Tính phù hợp: thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống Pháp luật với trình độ phát

triển KT-XH, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó Phải giải quyết tốt mốiquan hệ giữa Pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy phạm XHkhác

Một hệ thống Pháp luật hoàn thiện phải được xây dựng ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao: Kỹ

thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng

và hoàn thiện Pháp luật Trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu củaPháp luật Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải bảo đảm tính chính xác và một nghĩa./

CÂU 6 VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG BAN HÀNH VĂN BẢN

QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VN HIỆN NAY (Phan Văn Hà soạn)

1 Khái niệm và các đặc trưng của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theothủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiệnnhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN và được áp dụng nhiều lần trong thực tếđời sống

Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc trưng sau:

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng quy tắc xử sự chung, được áp dụngđối với mọi chủ thể của pháp luật

- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời sống, được áp dụng trongmọi trường hợp khi có sự kiện pháp lý xảy ra

- Văn bản quy phạm pháp luật có nhiều loại, mỗi loại từ tên gọi, nội dung, phạm vi điềuchỉnh, giá trị pháp lý, thủ tục, trình tự ban hành đều do luật định

- Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thi hành bằng nhiều biện pháp

2 Văn bản quy phạm pháp luật

Hiện nay, theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Luật ban hành văn bảnquy phạm pháp luật năm 2002, thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta chia làm 2 loại cơbản: văn bản luật và văn bản dưới luật

a) Văn bản luật: là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc Hội là cơ quan quyền lực Nhà nước

cao nhất ban hành theo trình tự và thủ tục được quy định trong Hiến pháp

- Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, là nền tảng, cơ sở

để ban hành các luật và văn bản dưới luật

- Luật hoặc bộ luật: Quốc hội nước ta giữ quyền ban hành hiến pháp, luật và bộ luật

- Pháp lệnh: Do UBTVQH ban hành; Pháp lệnh chỉ quy định những vấn đề cụ thể do Quốc

hội quyết định và giao ủy quyền, trên cơ sở chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc Hội

Bên cạnh việc ban hành luật và pháp lệnh, Quốc hội và UB Thường vụ Quốc hội còn ra nghị quyết

b) Văn bản dưới luật

- Văn bản lập quy của cơ quan hành chính nhà nước TW.

- Văn bản lập quy của cơ quan tư pháp (Toà án, VKS)

Trang 16

- Văn bản lập quy của chính quyền địa phương (HĐND và UBND)

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch.

3 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

- Hiệu lực về thời gian

- Hiệu lực về không gian

- Hiệu lực theo đối tượng thi hành (áp dụng)

4 Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở VN hiện nay

Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn những yếu kém, bất cấp Thể hiện ởmột số điểm cụ thể sau:

- Về thẩm quyền: Còn một số trường hợp khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa

đúng với chức năng, thẩm quyền

- Về trình tự ban hành: Còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp.

- Về nội dung, hình thức văn bản: Chưa ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn.

5 Hoàn thiện hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Để khắc phục tình trạng này, việc hoàn thiện hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật

là công tác hết sức cần thiết

a) Về thẩm quyền, thể thức và nguyên tắc ban hành văn bản

b) Về trình tự, thủ tục ban hành văn bản: có 4 bước

- Bước 1: Đề xuất yêu cầu ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới hay sửa đổi, bổ sung

văn bản quy phạm pháp luật hiện hành

- Bước 2: Soạn thảo văn bản pháp luật Lấy ý kiến đóng góp

- Bước 3: Thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thông qua hay phê chuẩn dự thảo

văn bản quy phạm pháp luật

- Bước 4: Công bố văn bản quy phạm pháp luật.

c) Về nội dung và hình thức, phong cách

- Nội dung văn bản: Phải đảm bảo tính chính trị, tính pháp lý, tính khoa học, tính thực tiễn và

d) Công tác quản lý văn bản

- Thủ tục sửa đổi hoặc bãi bỏ văn bản

- Thủ tục sao lục văn bản

- Thủ tục lưu văn bản

Trang 17

Câu 8 : Bằng những kiến thức đã học và sự hiểu biết thực tiễn, Đồng chí hãy trình bày ý kiến của mình về vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Pháp luật XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phù hợp với cácquan hệ kinh tế – xã hội khách quan có sự thống nhất hài hòa bên trong không mâu thuẫn, chồngchéo và phủ định lẫn nhau, trên cơ sở phản ánh lợi ích giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Theo định nghĩa trên, hệ thống pháp luật chính là khái niệm gồm hai mặt trong chỉnh thể thốngnhất là hệ thống cấu trúc (cơ cấu bên trong) và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (hình thức biểuhiện bên ngoài của pháp luật)

b Hệ thống cấu trúc bên trong :

- Hệ thống cấu trúc của Pháp luật: là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại

thống nhất với nhau, được phân chia thành các chế định pháp luật và các ngành luật Hệ thống cấutrúc có ba cấp độ: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật

Quy phạm Pháp luật là thành tố nhỏ nhất (tế bào) trong hệ thống cấu trúc của pháp luật Nó cấu

thành chế định pháp luật, các ngành luật và cả hệ thống pháp luật Tất cả các bộ phận cấu thành kháccủa hệ thống pháp luật đều được hình thành do dự kết hợp của quy phạm pháp luật Mỗi quy phạm

pháp luật chỉ điều chỉnh một quan hệ xã hội nhất định Như vậy, quy phạm pháp luật không tồn tại với tư cách như bộ phận độc lập trong hệ thống pháp luật Nó có tính khát quát (vì là quy tắc xử sự chung được áp dụng trên diện rộng và trong thời gian dài), vừa có tính cụ thể (vì là chuẩn mực để

áp dụng vào trường hợp cụ thể được dự liệu bằng phương pháp trừu tượng hóa); nội dung quy phạm pháp luật luôn phải đảm bảo chính xác một nghĩa dù quy phạm được diễn đạt ngắn gọn.

Chế định Pháp luật: là một nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ XH có những đặc

điểm chung và có quan hệ mật thiết với nhau về nội dung, tính chất và thuộc cùng một loại quan hệ

XH do một ngành luật điều chỉnh

Ngành luật: là tổng thể các các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ XH có cùng tính chất

thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống XH Việc phân định các ngành luật phải dựa trên hai căn

cứ : đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh Việc xác định cơ cấu các ngành luật là yêu cầukhách quan, cần thiết, không xây dựng cơ cấu ngành luật thì khó có thể xây dựng hệ thống pháp luậthoàn chỉnh

c Hệ thống cấu trúc bên ngoài :

Hình thức biểu hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: là hệ thống được hình thành bởi sự liên kết các văn bản

quy phạm pháp luật thành một chỉnh thể thống nhất, toàn diện và ổn định, cụ thể, chặt chẽ, trên cơ sở

sự phân công và phân cấp hợp lý về thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc ban hành văn bản

và hệ thống hóa Pháp luật

Trang 18

Khi xem xét hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phải đồng thời đứng trên cả hai góc độ: Xéttheo chiều ngang : hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với cấu trúc của pháp luật; Xéttheo chiều dọc : hệ thống văn bản quy phạm Pháp luật mang tính thứ bậc bao gồm văn bản lập pháp(văn bản Luật) và văn bản lập quy (hay còn gọi là văn bản dưới Luật)

- Văn bản lập pháp : Hiến pháp, đạo luật, nghị quyết do Quốc Hội ban hành; Pháp lệnh, nghịquyết của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội

- Văn bản lập quy : gồm Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướngChính phủ; quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; nghị quyếtcủa Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà

án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; nghị quyết, thông tư liên tịch giữacác cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội; Nghị quyết của HĐND các cấp

và quyết định, chỉ thị của UBND các cấp

Như vậy, trong hệ thống văn bản quy phạm Pháp luật, Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất, sau

đó đến các đạo luật rồi mới đến các văn bản quy phạm Pháp luật dưới luật

c Các ngành luật trong hệ thống Pháp luật nước ta hiện nay :

Xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ và chất lượng cao là yêu cầu khách quancủa bất cứ Nhà nước XHCN nào Ở Việt Nam, mức độ phát triển của các ngành luật có khác nhau,nhưng nó đã phản ánh quá trình khách quan trong sự hình thành, phát triển và hoàn thiện cùng với sựphát triển không ngừng của Nhà nước Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các ngànhluật cơ bản sau

Ngành Luật Nhà nước (luật Hiến pháp): Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các

quan hệ cơ bản phát sinh trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân trên các lĩnh vực cơ bản củađời sống XH: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước,mối quan hệ giữa nhà nước và công dân Luật Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ chế độ nhà nước, chế

độ XHCN, thực hiện dân chủ XHCN Là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật, nó điều chỉnhnhững quan hệ XH quan trọng nhất của quốc gia, tất cả các ngành luật khác đều được hình thành trên

cơ sở những nguyên tắc của luật Nhà nước Phương pháp điều chỉnh của Luật Nhà nước là mang tínhtổng hợp, phù hợp với các chế định cụ thể của nó, nhưng nói chung phương pháp mệnh lệnh - quyền

uy là chủ đạo Nguồn cơ bản của Luật Nhà nước là Hiến pháp

Ngành Luật Hành chính: Là ngành luật điều chỉnh các quan hệ XH phát sinh trong hoạt động

quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống XH Phương pháp điều chỉnh chủ yếucủa Luật Hành chính là phương pháp mệnh lệnh, xuất phát từ tính chất không bình đẳng trong quan

hệ pháp luật hành chính

Ngành Luật Tài chính: Là tổng hợp các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ XH phát

sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính của Nhà nước Đó là hoạt động xây dựng, phê chuẩn phân bố,

sử dụng thu – chi ngân sách Nhà nước; hoạt động tín dụng Phương pháp điều chỉnh chủ yếu làphương pháp mệnh lệnh

Ngành Luật Đất đai: Là tổng hợp các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ XH hình thành

trong lĩnh vực quản lí, sử dụng và bảo vệ đất đai; quy định quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nướcđại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung,quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Nguồn chủ yếu của Luật Đất đai là Hiến pháp Phươngpháp điều chỉnh chủ yếu là kết hợp phương pháp mệnh lệnh với khuyến khích động viên

Ngành Luật Lao động: Là tổng hợp các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ XH phát sinh

giữa người lao động và người sử dụng lao động (cá nhân hoặc tổ chức) và các quan hệ phát sinh từquan hệ lao động như quan hệ giữa tổ chức công đoàn với người sử dụng lao động trong lĩnh vực đờisống và lao động của người lao động, quan hệ về bồi thường thiệt hại, về bảo hiểm xã hội và giải

Trang 19

quyết tranh chấp lao động Hiện nay, Nhà nứơc ta ban hành Bộ luật Lao động để điều chỉnh các quan

hệ lao động phù hợp với quan hệ kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường

và sự bình đẳng trước pháp luật giữa các thành phần kinh tế, và nhằm để bảo vệ quyền lợi của ngườilao động Việt Nam

Ngành Luật Hôn nhân và gia đình: Là tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh những quan

hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh do sự kiện kết hôn và nhận nuôi con nuôi như: các điềukiện, thủ tục kết hôn, ly hôn, nhận nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ và quan hệ tài sản giữa vợ vàchồng, cha mẹ và các con nhằm mục đích đảm bảo chế độ hôn nhân tự do, tiến bộ, một vợ mộtchồng, vợ chồng bình đẳng, xây dựng gia đình hạnh phúc, bảo vệ lợi ích bà mẹ và trẻ em, chăm sóc

và giáo dục con cái

Ngành Luật Kinh tế: Là tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát

sinh trong quá trình các cơ quan quản lý nhà nước quản lý các hoạt động kinh tế và các quan hệ giữacác đơn vị kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay,vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế, luật kinh tế đang là nhiệm vụ cấp bách của nhà nước ta.Phương pháp điều chỉnh là phương pháp thoả thuận và mệnh lệnh

Ngành Luật Hình sự: Là tổng thể các quy phạm Pháp luật xác định những hành vi nào nguy

hiểm cho XH bị coi là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với các tội phạm ấy Luật Hình sự

có nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, hệ thống kinh tế, chính trị, bảo vệ các quyền và tự do của côngdân Nguồn cơ bản của Luật Hình sự là Hiến pháp và Bộ luật Hình sự hiện hành Luật Hình sự làphương pháp quyền lực để điều chỉnh

Ngành Luật Dân sự: Là tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang

tính chất hàng hóa - tiền tệ và một số quan hệ nhân thân phi tài sản như danh dự, quyền phát minh,sáng chế, quyền tác giả … Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là bình đẳng, thỏa thuận giữacác chủ thể

Ngành Luật Tố tụng dân sự: Là tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ tố tụng

trong quá trình điều tra và giải quyết các vụ án dân sự để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước,tập thể và công dân; bảo vệ pháp chế XHCN Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật này là tôntrọng quyền tự định đoạt của đương sự, trách nhiệm hòa giải của tòa án trên tinh thần dân chủ, đoànkết nhằm giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân

Ngành Luật Tố tụng hình sự: Là tổng thể các quy phạm Pháp luật, quy định các nguyên tắc, điều

kiện, thủ tục giải quyết một vụ án hình sự, từ việc khởi tố, điều tra, kiểm sát và xét xử các vụ án hình

sự, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hình sự Luật Tố tụng hình sự có nhiệm vụbảo đảm nhanh chóng phát hiện tội phạm, điều tra chính xác và xét xử nghiêm minh, bảo đảm cácquyền cơ bản của công dân Luật Tố tụng hình sự thể hiện rõ các nguyên tắc dân chủ, pháp chế vànhân đạo

Luật Quốc tế: là một hệ thống các quy phạm Pháp luật được hình thành trên cơ sở thoả thuận

giữa các quốc gia có chủ quyền và chủ thể của luật quốc tế thể hiện ý chí chung giữa các quốc gia

đó Đương nhiên, ý chí đó luôn luôn gắn với lợi ích của giai cấp cầm quyền ở mỗi nước Vì vậy, cóthể coi những văn bản Pháp luật quốc tế được nhà nước tham gia hay ký kết hoặc công nhận là một

bộ phận của hệ thống Pháp luật nước ta Luật quốc tế được chia thành công pháp và tư pháp quốc tế

2 Thực trạng hệ thống pháp luật nước ta hiện nay 2 điểm.

Trong thời gian qua, do yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, vai trò của pháp luật ngàycàng được coi trọng trong đời sống xã hội Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật, tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướngXHCN Cùng thời gian ấy, nước ta đã xây dựng được một số lượng lớn các văn bản pháp luật, trướchết là Hiến pháp năm 1992 - hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước Tiếp đó là hàng loạt bộ luật ,

Trang 20

đạo luật ra đời Có thể nói, số lượng các bộ luật và đạo luật được ban hành trong thời kỳ đổi mớinhiều hơn số lượng văn bản pháp luật của mấy chục năm trước đây kể từ khi nước Việt Nam dân chủcộng hoà ra đời Xây dựng pháp luật ở nước ta đã trở thành hình thức hoạt động cơ bản của Nhànước, được đẩy mạnh ở cả ba cấp độ: lập pháp, lập quy của cơ quan nhà nước Trung ương và cấp độlập quy của chính quyền địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Năng lực lập pháp, lậpquy của Quốc Hội, Chính phủ, các Bộ, ngành ngày càng được nâng cao, những cơ sở pháp lý điềuchỉnh hoạt động xây dựng pháp luật ngày càng được hoàn thiện và sự lãnh đạo của Đảng, mối quantâm của toàn XH đối với xây dựng Pháp luật ngày càng được tăng cường, coi trọng Nhờ đó, đã tạo

ra cơ sở pháp lý thúc đẩy quá trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thúc đẩyquá trình phát triển nền dân chủ XHCN, hoàn thiện nhà nước, mở rộng quan hệ đối ngoại Pháp luật

đã trở thành công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước và XH Nguyên tắc pháp quyền từng bước được

đề cao và phát huy hiệu quả trên thực tế

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống Pháp luật nước ta vẫn chưa đáp ứng các đòi hỏi của công cuộcxây dựng và phát triển của đất nước, còn bộc lộ nhiều yếu kém như:

- Hệ thống Pháp luật nước ta còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu toàn diện.Nhiều lĩnh vực của đời sống XH chưa có luật điều chỉnh, ngay trong lĩnh vực kinh tế còn thiếu rấtnhiều luật như: Luật về cạnh tranh, Luật kiểm toán nhà nước, Luật về đấu thầu, Luật về chống bán

phá giá … Thời gian qua theo báo cáo Quốc hội khoá IX chỉ xây dựng được khoảng 60% văn bản quy phạm pháp luận cần ban hành Từ đó nghị quyết Đại hội IX đã nhấn mạnh rằng: tăng cường công tác lập pháp, xây dựng cương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quá trình ban hành và hướng dẫn thi hành luật

- Hơn nữa các luật đã ban hành còn thiếu độ minh bạch, thiếu ổn định, nhiều quy định khôngtrực tiếp điều chỉnh được các quan hệ XH mà phải chờ đợi văn bản hướng dẫn mới đi vào cuộc sốngnên kém hiệu lực, hiệu quả

- Nội dung của pháp luật nhiều lúc chưa theo kịp với sự phát triển của thực tiễn, với tồn tại kinh

tế xã hội, còn mang nặng ý muốn chủ quan nên tính khả thi và dự báo thấp, làm cho Luật phảithường xuyên sửa đổi, bổ sung Có thể nói cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện của pháp luật nước

ta chưa ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn

- Điều ước Quốc tế mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập chưa được quan tâm đúng mức để

tổ chức thực hiện và nội luật hóa kịp thời

Nguyên nhân của những hạn chế trên có yếu tố khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là

chủ yếu :

- Một là do việc dự thảo xây dựng pháp luật còn do Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ

đảm trách, đây là nhiệm vụ rất năng nề trong khi các cơ quan này không phải là cơ quan được giao nhiệm vụ lập pháp vì vậy vịêc hoạch định chính sách, xác định nội dung cơ bản của thể chế chưa được chú trọng đúng mức, chưa đảm bảo tính khách quan, thiếu sự đầu tư thích đáng về thời gian, công sức Hoạt động rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hóa chưa được các

ngành quan tâm đầy đủ và thường xuyên

- Hai là do tuy đã có kế hoạch lập pháp tổng thể dài hạn và kế hoạch làm Luật đã được các

kỳ họp Quốc hội đề ra song còn mang tính chất bị động, chạy theo thực tiễn, vì vậy chương trình xây dựng pháp luật chưa sát với thực tế Các chương trình xây dựng luật thường tham, vượt quá khả năng thực tế và chưa thật sự tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, cấp bách

- Ba là trình độ quản lý và kỹ thuật lập pháp, lập quy của các nhà chuyên môn và các thành

viên của các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ pháp lý còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp, lập quy, việc tổ chức phối hợp giữa các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định và Văn phòng chính phủ trong việc xem xét, đánh giá nội dung, chất lượng dự thảo văn bản còn chưa cao, năng

Trang 21

lực pháp lý của các đại biểu Quốc hội chưa sâu và chưa đồng đều, hoạt động lập pháp và lập quy chưa tranh thủ được nhiều ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia giỏi về pháp luật và quản

a Hệ thống hoá hệ thống pháp luật: là công tác có ý nghĩa rất quan trọng đối với xây dựng pháp

luật, nó tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhìn nhận, đánh giá tổngquát đối với pháp luật hiện hành, phát hiện những điểm không phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo vànhững lổ hổng của sự điều chỉnh pháp luật, từ đó có biện pháp khắc phục hoàn thiện Có hai hìnhthức hệ thống hoá pháp luật: tập hợp hoá và pháp điển hoá

- Tập hợp hóa: là sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật kể cả các quy phạm pháp luật riêng

biệt theo những căn cứ nhất định Tập hợp hoá tuy không làm thay đổi nội dung văn bản, không sửađổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản hoặc các quy định trong văn bản song sẽ góp phần kiện toàn hệ thốngvăn bản, chỉnh lý thiếu sót trong in ấn, loại bỏ những quy phạm đã hết hiệu lực hoặc mâu thuẫn vớivăn bản cấp trên Thực tế, việc tập hợp hóa theo ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước không chỉ giúpcho việc áp dụng pháp luật thuận tiện mà còn thực hiện sự sắp xếp lại hệ thốnt văn bản hợp lý, qua

đó giúp nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền nhìn nhận đánh giá chính xác thực trạng hệ thốngPháp luật, tạo cơ sở cho việc lập chương trình xây dựng Pháp luật

- Pháp điển hoá: là phương pháp xây dựng Pháp luật được thực hiện trên cơ sở tập hợp và xử lý

các văn bản quy phạm Pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành Pháp điển hóa chophép loại bỏ những văn bản, những điều khoản lỗi thời, mâu thuẫn, sửa đổi cho phù hợp, bổ sungquy phạm mới, thực hiện sự sắp xếp, liên kết các quy phạm lại theo một trật tự nhất quán, chặt chẽ.Kết quả của nó là sự ra đời các văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực pháp lý cao hơn, hoànthiện hơn cả về phạm vi, phương pháp điều chỉnh và chất lượng kỹ thuật lập pháp Thực tế, việc xâydựng các luật, bộ luật có đối tượng điều chỉnh của một chế định hay ngành luật thường được thựchiện bằng phương pháp pháp điển hóa Như thế, pháp điển hóa là hoạt động lập pháp tiên tiến bởi nóbảo đảm tính kế thừa, phát triển liên tục của hệ thống văn bản, tạo ra sự hài hòa, tương đồng giữaPháp luật thực định với các yếu tố của hệ thống cấu trúc (hình thức bên trong), vừa làm giản lược sốlượng văn bản, vừa tăng sự hiện diện của các đạo luật và do đó, làm tăng uy tín, hiệu lực điều chỉnhcủa Pháp luật Như vậy, tăng cường pháp điển hóa cũng có thể được xem là định hướng phát triểncủa xây dựng Pháp luật phù hợp với đặc trưng phổ quát về địa vị tối cao của luật trong nhà nướcPháp luật

- Vấn đề rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật cần được đẩy mạnh theo hướng :

+ Cần phải nghiên cứu kịp thời, tiếp tục hòan thiện các quy định về xây dựng văn bản quy phạmpháp luật sao cho vừa phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội và trình độ các chủ thể quản lýđường lối, chính sách của Đảng, vừa lựa chọn đúng phương hướng và hình thức tác động của quản lý

7-8

Trang 22

nhà nước, đáp ứng yêu cầu và nguyên vọng chính đáng của nhân dân, phù hợp với trình độ và khảnăng của các đối tượng thi hành văn bản đó, phù hợp với các yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN,phù hợp với nội dung quản lý và thẩm quyền quản lý của cơ quan nhà nước.

+ Nên hạn chế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉn h nhằm khắc phụctình trạng có quá nhiều văn bản hướng dẫn, thậm chí có văn bản hướng dẫn chỉ nhắc lại, có khi cònlàm cho quy định trở nên phức tạp và khó thi hành

Rà soát văn bản là một công việc phức tạp và khó khăn vì khối lượng văn bản là rất lớn Vì vậycần quán triệt cho đội ngũ cán bộ chuyên môn không nên nóng vội Đội ngũ làm công tác rà soátvănbản quy phạm pháp luật là yếu tố quyết định cho việc hoàn trhành nhiệm vụ này, do đó vấn đềnâng cao năng lực, trình độ, nhận thức cho đội ngũ cán bộ là việc làm hết sức cần thiết

b Hoàn thiện hệ thống Pháp luật nước ta:

Đại hội IX của Đảng Cộng sản VN tiếp tục chủ trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống Phápluật, theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân; xác định cụ thể các lĩnh vực KT-XH, tổ chức và quản lý nhà cần có luật điều chỉnh Hoàn thiện

hệ thống pháp luật phải theo hướng đảm bảo những tiêu chuẩn cơ bản sau:

Tính toàn diện: Hệ thống Pháp luật phải có đủ các ngành luật theo cơ cấu, nội dung logic và thể

hiện sự thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm Pháp luật Mỗi ngành luật phải có đủ chế địnhPháp luật và các quy phạm Pháp luật, nhằm điều chỉnh các quan hệ XH trong phạm vi ngành luậtđiều chỉnh

Tính đồng bộ: thể hiện ở sự thống nhất; không mâu thuẫn, trùng lặp, chồng chéo giữa các ngành

luật với nhau Phải xác định rõ ranh giới của các ngành luật Phải tạo ra được một hệ thống pháp luậtcân bằng để tạo cơ sở tính thống nhất của toàn hệ thống Pháp luật Tính đồng bộ còn thể hiện sựthống nhất, không mâu thuẫn, không trùng lặp, không chồng chéo trong một ngành luật và chế địnhPháp luật và giữa các quy phạm Pháp luật với nhau

Tính phù hợp: thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống Pháp luật với trình độ phát triển

KT-XH, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó Phải giải quyết tốt mối quan hệgiữa Pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy phạm XH khác

Một hệ thống Pháp luật hoàn thiện phải được xây dựng ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao Kỹ thuật

pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng vàhoàn thiện Pháp luật Trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của Phápluật Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải bảo đảm tính cô đọng, chính xác và một nghĩa

* Các nguyên tắc xây dựng pháp luật (nếu không đủ thời gian thì không ghi phần này):

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật phải đảm bảo một số nguyên tắc

cơ bản sau:

+ Nguyên tắc bảo đảm và không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng: Trong xây dựng

pháp luật phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng nhằm làm cho pháp luật được thể chế hoá kịp thời và chính xác đường lối, chính sách của Đảng Đồng thời sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng pháp luật thực hiện thông qua tổ chức các Đảng và Đảng viên trong các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật.

+ Nguyên tắc khách quan: Pháp luật là một phạm trù chủ quan phản ánh hiện thực khách quan.

Pháp luật có phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan thì mới địều chỉnh được các quan hệ xã hội, mới được xã hội chấp nhận.

+ Nguyên tắc dân chủ XHCN: Pháp luật XHCN về bản chất thể hiện ý chí của GCCN và NDLĐ.

Nguyên tắc này thể hiện ở sự tham gia của nhân dân lao động và tổ chức chính trị xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật nhằm mục đích tránh chủ quan duy ý chí, đồng thời là tác dụng tuyên

Trang 23

truyền phổ biến pháp luật trong nhân dân, thực hiện khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

+ Nguyên tắc pháp chế XHCN: Các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp

luật phải thực hiện nghiêm chỉnh về nội dung và hình thức văn bản cũng như phải tuân thủ trình tự, thủ tục ban hành văn bản Văn bản quy phạm pháp luật ban hành phải phù hợp Hiến pháp; văn bản cấp dưới phải phù hợp, không trái với văn bản cấp trên

4 Kết luận :

Tóm lại, dù ở bất cứ một nền kinh tế chính trị nào cũng phải có vai trò của Nhà nước và sự đảmbảo bằng pháp luật Ở nước ta, trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theođịnh hướng XHCN thì pháp chế và trật tư pháp luật có vai trò qua trọng trong việc tổ chức, điềuhành kinh tế, trong việc bảo vệ và củng cố chế độ XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, thực hiện công bằng xã hội và củng cố cơ sở pháp luật của đời sống xã hội

Đặc biệt nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì không thể không tiếptục xây dựng Nhà nước, hoàn chỉnh pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN để hướng dẫn và giúp

đỡ nền kinh tế thị trường phát huy tích cực và khắc phục hạn chế vốn của nó Đồng thời, việc xâydựng nền dân chủ ở nước ta cũng không thể tách rời việc tăng cường pháp chế, các quyền và lợi íchcủa công dân cũng như những thể chế dân chủ khác mới trở thành

Môn NNPL

Đề 2 : Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: ”Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”(Đảng Cộng

sản Việt Nam: Văn kiện ĐH IX NXB CTQG HN 2001 Tr 131, 132) Đồng chí hãy phân tích làm rõnhững nội dung trên

1 Nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và thông qua đại diện, cơ chế thông qua đại diện là chủ yếu và trong các hình thức làm chủ thông qua đại diện, thì “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để dân thực hiện quyền làm chủ của nhân dân”

Trước nhất chúng ta thấy rằng Nhà nước luôn là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng Giànhchính quyền là vấn đề rất khó khăn, song giữ được chính quyền lại càng khó hơn Thực tiễn cáchmạng Việt Nam đã chứng minh là hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước XHCN

VN đã trở thành trụ cột của hệ thống chính trị và là công cụ chủ yếu để tổ chức toàn dân tiến hànhthắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước và đưa cả nước tiến lênCNXH Đảng ta luôn coi trọng việc xây dựng một nhà nước vững mạnh với bản chất “Nhà nước ta

là công cụ chủ yếu để thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, dodân, vì dân”

Khi xác định quyền lực nhà nước thuộc nhân dân, điều đó không có nghĩa là mỗi người dân đều

tự hành xử theo ý chí riêng của mình mà quyền lực đó phải được tổ chức để nhân dân thông qua tổchức mà sử dụng quyền lực nhà nước Tổ chức quyền lực nhà nước đó là cơ quan đại biểu nhândân Như vậy, việc làm chủ của nhân dân vừa bằng hình thức trực tiếp, vừa bằng hình thức gián tiếpthông qua những đại diện do mình bầu ra

Trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, hình thức gián tiếp với cơ chế thông qua đạidiện là hình thức chủ yếu và trong hình thức làm chủ thông qua đại diện ấy, nhà nước là công cụ chủyếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình Bởi vì chính quyền là do nhân dân lập nên,trong mọi hoạt động của nhà nước đều có sự tham gia của nhân dân, nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích

Trang 24

và nguyện vọng của nhân dân, cán bộ công chức nhà nước là công bộc của dân, tận tụy phục vụ nhândân Nói cách khác, nhà nước chính là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân

2- Cơ sở kinh tế của nhà nước ta là chế độ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu đã được xác lập và không ngừng được củng cố; cơ sở xã hội của nhà nước ta là quảng đại quần chúng nhân dân lao động

Việc xác định Nhà nước pháp quyền XHCN do nhân dân ta xây dựng là nhà nước pháp quyềncủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được quy đinh khách quan từ cơ sở kinh tế và chế độ chính

trị XHCN Về cơ sở chính trị, nó xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của giai cấp công

nhân mà ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân là thống nhất với ý chí, nguyện vọng, lợiích của nhân dân lao động, của dân tộc, sự thống nhất về lợi ích đó dẫn đến sự thống nhất về ý chí và

hành động của tuyệt đại quần chúng nhân dân lao động Về cơ sở kinh tế của nhà nước, nhà nước ta

là nhà nước được xây dựng trên nền tảng kinh tế XHCN, với chế độ công hữu về những tư liệu sảnxuất chủ yếu, nghĩa là nhân dân lao động chính là chủ sở hữu của các tư liệu SX chủ yếu Đây chính

là điều kiện để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, bởi vì giai cấp nào, lực lượng nào nắm giữkinh tế (mà chủ yếu là nắm giữ các TLSX quan trọng) thì giai cấp ấy, lực lượng ấy mới thật sự nắmgiữ quyền lực chính trị

3 Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do dân và vì nhân dân

* Nhà nước của nhân dân :

Trước hết ta thấy rằng Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, đây chính là điều kiện đầu tiênphải có để đảm bảo cho việc thực hiện nhà nước “do nhân dân và vì nhân dân” Nhân dân đã vàđang làm chủ vừa bằng hình thức trực tiếp, vừa bằng hình thức gián tiếp thông qua những đại diện

do mình bầu ra.Về hình thức làm chủ trực tiếp của nhân dân, Điều 53, Hiến pháp 1992 ghi rõ:

“Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của

cả nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”

Về hình thức làm chủ gián tiếp, cơ quan đại biểu nhân dân được hình thành từ sự tập họp cácđại biểu nhân dân do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân

ủy nhiệm quyền lực nhà nước của mình và chịu trách nhiệm trước nhân dân Đến lượt mình các cơquan đại biểu nhân dân, thay mặt nhân dân và vì lợi ích của nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước.Nói cách khác, cơ quan nhà nước các cấp chỉ là người chấp hành mệnh lệnh của quốc dân, chấp hành

ý chí của nhân dân Cán bộ công chức phải là công bộc của dân, chăm lo, bảo vệ quyền lợi chínhđáng của nhân dân

Con đường, biện pháp mà nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước được ghi nhận ở điều 6 của

Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) : “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” Đồng thời chính nhân dân thực hiện quyền giám sát tối cao đối

với các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng quyền lực mà nhân dân ủy nhiệm Quyền giám sát đóđược thực hiện bằng cơ chế hợp lý và công cụ pháp lý có hiệu quả nhất

Từ những phân tích trên cho thấy, ở nhà nước ta quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhândân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân Quyền lực nhà nướccủa nhân dân thống nhất và tập trung Bằng con đường đó, nhân dân mới thật sự quyết định côngviệc của đất nước mình vì lợi ích của chính mình

* Nhà nước do nhân dân :

Nhà nước do nhân dân thể hiện ở việc khi đưa đường lối, chính sách, pháp luật nhà nướcphải đảm bảo phải do nhân dân quyết định, nhân dân thưc hiện và dân kiểm tra, tức là phải thực hiện

Trang 25

phương châm “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” Tính nhân dân, tính dân chủ trong quá trình hoạtđộng xây dựng pháp luật, được thể hiện ở tính quyết định sáng tạo của nhân dân Nhân dân là chủthể sáng tạo pháp luật, vừa ủy quyền cho quốc hội lập pháp, vừa tham gia góp ý kiến vào các dự ánLuật, đồng thời nhân dân là chủ thể lớn nhất thực hiện pháp luật, phát hiện những điểm yếu của hệthống pháp luật khi đưa vào cuộc sống

Đặc điểm này đòi hỏi khi xây dựng pháp luật phải phản ánh đúng đắn ý chí của đại đại sốnhân dân lao động, thể hiện chính xác các giá trị mà xã hội ủng hộ Đồng thời đặc điểm này được thểhiện pháp luật sau khi ban hành phải được cả xã hội chấp hành triệt để, chính xác Hơn nữa, hoạtđộng xây dựng pháp luật lấy mục tiêu ban hành pháp luật vì con người, phục vụ con người Muốnlàm được điều đó, khi xây dựng các văn bản pháp luật, nhà nước phải thu hút đông đảo mọi ngườitham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, càng nâng cao chất lượng của pháp luật, đồng thời chuẩn

bị cho nhân dân tuân thủ pháp luật

* Nhà nước vì nhân dân :

Bản chất của nhà nước ta là nhà nước vì dân thể hiện trước hết mọi chính sách và giải phápkinh tế - xã hội của nhà nước đều phục vụ nhân dân, đảm bảo quyền lợi cho nhân dân, thể hiện

nguyên tắc :”dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì con người” Điều này ở nhiệm vụ của nhà nước ta trong hoạt động lập pháp, lập quy phải không

những đảm bảo dân chủ mà còn phát huy dân chủ ngày càng cao đối với nhân dân lao động Tínhchất nhà nước “do nhân dân và vì nhân dân” phải thể hiện rõ trong nội dung pháp luật phải xuất phát

từ lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân lao động chứ không chỉ bảo vệcho quyền lợi, lợi ích của một giai cấp riêng lẻ như nhà nước của giai cấp tư sản Mặt khác, phải bảođảm các quyền khiếu nại, tố cáo của nhân dân Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải quyếtnhững ý kiến của dân khiếu nại, kiến nghị, tố cáo Đây đang còn là vấn đề bức xúc ở xã hội ta hiện

nay “tình trạng khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân ở nhiều nơi kéo dài và phức tạp, chưa được các cấp, các ngành giải quyết kịp thời” Vì thế, Đại hội IX nhấn mạnh phải “đổi mới cơ chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân”

Tóm lại, đối với đặc trưng của nhà nước ta, ba yếu tố “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” là một thể thống nhất trong đó yếu tố”của nhân dân”là là quyết định Ngược lại, có phát huy 2 yếu tố ”do nhân dân,vì nhân dân” thì Nhà nước ta mới thực sự là ”của nhân dân”.

Trong những năm đổi mới vừa qua, nhà nước ta đã trưởng thành về nhiều mặt, để thể hiện rõ bản chất của một nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân Nổi bật nhất là những thành tựu

về xây dựng hệ thống pháp luật để quản lý đất nước, về xây dựng nền dân chủ XHCN, nhất là dân chủ ở cơ sở Hoạt động của nhà nước thể hiện được tư tưởng lấy dân làm gốc, biết dựa vào dân, thể hiện việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Nhà nước cũng đã tích cực đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm minh những vụ việc tiêu cực, tham nhũng Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng bộ máy Nhà nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh: tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí của công, tình trạng mất dân chủ, phép nước, kỷ cương xã hội rải rác ở nhiều nơi còn buông lỏng… Mặt khác, quản lý Nhà nước chưa ngang tầm với nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới Đó là: chưa phát huy được những mặt tích cực, chưa khắc phục những hạn chế làm cho tình trạng bất công, bất bình đẳng có xu hướng gia tăng… Do đó, vấn đề cơ bản để xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là phải ra sức xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức viên chức nhà nước có đầy đủ phẩm chất và năng lực, có một tầm cao về năng lực trí tuệ, phẩm chất, tư duy và năng lực nghiệp vụ

2-4

Trang 26

Trong môi trường kinh tế xã hội hiện nay, chủ nghĩa cá nhân trong hàng ngũ cán bộ viên chức nhà nước đang có cơ hội phát triển Tình trạng tham nhũng trong bộ máy Đảng, nhà nước đang trở nên bức xúc Tham nhũng đã được Đảng đánh giá là quốc nạn Nó lại gắn liền với quan liêu, cửa quyền, hách dịch, lãng phí Vấn đề xây dựng đạo đức đang trở thành vấn đề hàng đâu của công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước Phải hết sức coi trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không biến quá trình giáo dục thành một quá trình đạo đức đơn thuần mà đi đôi với với giáo dục phải xứ lý nghiêm minh mọi dựa vi phạm luật pháp của bất cứ ai Việc thực hiện nhiêm vụ từng bước phát triển kinh tế tri thức như Đại hội IX của Đảng đã đề ra cùng việc chống lại các nguy cơ đòi hỏi đội ngũ cán bộ công viên chức nhà nước

4 Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

XHCN là một xã hội dược tổ chức trên cơ sở luật pháp Luật pháp là cái thể hiện, là cái đảmbảo cho quyền làm chủ của nhân dân lao động và là công cụ để quản lý xã hội Nói Nhà nước ta lànhà nước pháp quyền có nghĩa là nhà nước hoạt động dựa trên cơ sở của pháp luật, vai trò và nhiệm

vụ của Nhà nước chỉ được thực hiện thông qua pháp luật và cũng bị hạn chế bởi chính pháp luật Nóicách khác, nguyên tắc của nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước và công dân đều phải thừa nhậntính tối cao của pháp luật Tính pháp quyền XHCN của nhà nước ta được thể hiện ở các đặc trưngnhư sau :

- Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước trong đó quyền dân chủ, quyền tự do và lợi íchchính đáng của con người, của công dân được nhà nước bảo đảm và bảo vệ

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp để điều chỉnh các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội và pháp luật giữ vai trò tối cao Nhà nước pháp quyền quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ điều tiết chủ yếu mối quan hệ giữa con người với con người, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do dân chủ, đặc biệt

là quyền tự do kinh doanh và lợi ích hợp pháp của nhân dân, ngăn ngừa sự tuỳ tiện lạm dụng

từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, thiếu kỷ cương Đó là nhà nước mà mọi tổ chức, kể cả tổ chức Đảng đều hoạt động dựa cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước công dân về các hoạt động của mình Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật Tất cả mọi người không loại trừ ai (kể cả những người ban hành pháp luật) cũng phải chịu sự chi phối của pháp luật

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó xác định rõ trách nhiệm của cả hai bên: nhà nước và công dân trên cơ sở pháp luật, quyền của nhà nước là nghĩa vụ của công dân, quyền của công dân là nghĩa vụ của nhà nước

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó quyền lực nhà nước được thực hiện theo cơ chếquyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phù hợp giữa các cơ quan nhà nước trong vịêcthực hiện các quyền : hành pháp, lập pháp và tư pháp

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước có những hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra, xét xử

có hiệu quả việc thực hiện pháp luật và có một hệ thống tài phán hoàn chỉnh (của cả cơ quan tư pháp

và cơ quan hành chính)

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo Nhà nước CHXHCN ViệtNam còn là nhà nước thống nhất của các dân tộc, dân chủ thực sự, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủcủa nhân dân

Hiện nay, trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền cũng như sự nghiệp cách mạng đang đòi hỏi một hệ thống pháp luật để làm cơ sở cho sự thống nhất quản lý nhà nước và hành vi của công dân.

Trang 27

Viêc xây dựng luật pháp vừa qua tuy đã có nhiều có gắng nhưng luật pháp vẫn chưa bao trùm hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội Để luật pháp thật sự là cơ sở pháp lý của nhà nước và hành vi của công dân thì phải giáo dục rộng rãi luật pháp cho toàn dân, nhưng công tác này những năm qua chưa thực hiện tốt và hiệu quả Việc quản lý thực hiện theo pháp luật chưa chặt chẽ, việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội kém hiệu quả lại ngoại việc thiếu sót chủ quan của bộ máy nhà nước thì còn do luật pháp chưa đầy đủ, cơ chế có nhiều sơ hở, ngay cả những vấn đề đã có luật pháp nhưng chưa quản lý việc thi hành luật pháp không chặt chẽ và xử lý những vụ vi phạm luật pháp không nghiêm, thậm chí còn có cả tiêu cực trong việc xử lý các vi phạm luật pháp

5 Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Nhà nước ta là nhà nước trong đó bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, vìthế quyền lực nhà nước là thống nhất, không “tam quyền phân lập” nhưng có sự phân công rànhmạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp và tư pháp, trong đó sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp là phương thức để đạtđược sự thống nhất của quyền lực Cách tổ chức này nhằm vừa bảo đảm tính độc lập chủ động, tínhtrách nhiệm cao của từng cơ quan nhà nước trong việc thực thi quyền lực được nhân dân giao cho,vừa đảm bảo tính thống nhất, khách quan hiệu quả, tránh tình trạng lạm quyền, chuyên quyền của hệthống cơ quan nhà nước, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân

Cơ chế và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở để đảm bảo tính thống nhất vềquyền lực nhà nước của nhân dân :

- Việc xây dựng bộ máy nhà nước ta bắt đầu từ việc nhân dân bầu ra các đại biểu nhân dânhợp thành Quốc hội và Hội đồng nhân dân Chế độ bầu cử hiện nay ở nước ta là cơ sở pháp lý đểnhân dân bầu ra các đại biểu chân chính của mình Thông qua bầu cử, nhân dân ủy nhiệm quyền lựcnhà nước của mình cho Quốc hội và Hội đồng nhân dân

- Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước thay mặt nhân dân sử dụngquyền lực nhà nước, bao gồm 3 hoạt động chủ yếu sau đây :

+ Một là định ra các chủ trương chính sách, các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh,

đối ngoại dưới hình thức pháp luật : Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơquan duy nhất có quyền lập pháp

+ Hai là lập ra những tổ chức, những cơ quan để thực hiện các chủ trương nhiệm vụ nói trên

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước duy nhất có quyền cử ra cơ quan hành pháp, tư pháp (bộmáy nhà nước) và uỷ nhiệm quyền lực chính trị cho các cơ quan đó để thực hiện các đường lối,chính sách đã định Các cơ quan của bộ máy nhà nước gồm :

Chủ tịch nước,

Các cơ quan hành pháp : Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND 3 cấp

Các cơ quan tư pháp : Các cơ quan xét xử : Toà án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân (2cấp tỉnh - huyện) Các cơ quan kiểm sát : Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở Trung ương, Viện kiểmsát nhân dân (2 cấp : tỉnh - huyện)

Chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định về việc thành lập hay giải tán quốc hội, kéo dài

hay rút ngắn nhiệm kỳ của Quốc hội, bãi nhiệm, cách chức những người trong bộ máy quyền lực nhànước

+ Ba là giám sát việc thực hiện của các tổ chức bộ máy nhà nước Thực hiện quyền giám sát

của Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhằm bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan khác của bộ máynhà nước phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, bao gồm : việc nghe báo cáo, chất vấn và hủy bỏnhững văn bản sai trái của UBND cùng cấp Quốc hội còn thực hiện quyền giám sát tối cao đối với

Trang 28

toàn bộ hoạt động của nhà nước (kể cả những người đứng đầu bộ máy nhà nước : Chủ tịch nước,Thủ tướng chính phủ, Chánh Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) :đây chính là nhân tố bảo đảm cho quyền lực nhà nước được thống nhất và tập trung.

Như vậy, quyền lực nhà nước là tập trung vào các cơ quan quyền lực nhà nước cụ thể là vàoQuốc hội và Hội đồng nhân dân, mà chủ yếu là Quốc hội

Sự phân công và phối hợp của các cơ quan nhà nước thể hiện trong vị trí, tính chất, chứcnăng và nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan nhà nước trên cả 3 mặt : lập pháp, hành pháp và tư

pháp Quốc hội giữ vai trò là cơ quan duy nhất lập pháp Các cơ quan hành pháp thực hiện chức năng chấp hành và hành chính nhà nước Các cơ quan tư pháp thực hiện gồm : Tòa án nhân dân giữ

chức năng là cơ quan xét xử, Viện kiểm sát nhân dân giữ chức năng là cơ quan kiểm sát

Tuy có sự phân công rành mạch, cụ thể nhưng trong hoạt động cụ thể các cơ quan nhà nướccòn có sự phối hợp hoạt động nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước của nhân dân được thực thiệnmột cách có hiệu quả và thống nhất Cụ thể như :

- Phối hợp giữa hoạt động lập pháp và hành pháp, tư pháp : thể hiện ở chổ trong hoạt độnghành pháp và tư pháp, hàng năm các cơ quan này phải xây dựng chương trình chỉnh sửa pháp luật

để trình Quốc hội xem xét Các cơ quan này cũng phát hiện những vấn đề không phù hợp trong phápluật hiện hành để kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi Đối với công tác tư pháp, hành pháp : Quốchội không chỉ lập pháp mà còn tham gia phối hợp các hoạt động hành pháp, tư pháp : đình chỉ và hủy

bỏ các văn bản pháp luật của cơ quan hành pháp, tư pháp, thực hiện một số nhiệm vụ thuộc quyềnhành pháp và tư pháp như : Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản, những nhiệm vụ trọngyếu, quyết định về bộ máy tổ chức và bố trí nhân sự chủ chốt trong bộ máy nhà nước Các chức vụchủ chốt trong cơ quan nhà nước như : Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chánh tòa án nhân dântối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều do Quốc hội cử ra và chịu trách nhiệm trướcQuốc hội

- Phối hợp giữa hoạt động hành pháp và tư pháp : các cơ quan hành pháp có quyền kiến nghịnhững điều vi phạm pháp luật chuyển Toà án xem xét hoặc thông qua hoạt động công an điều traxong thì phải chuyển sang Tòa án, Viện kiểm sát xem xét, truy tố, xét xử Cơ quan tư pháp cũng cóquyền kiến nghị sang bên cơ quan hành pháp sửa đổi những quy định, quyết định trái pháp luật

* Liên hệ thực tế :

Nhìn chung, thực tế những năm qua cho thấy nhà nước ta luôn có sự đổi mới tổ chức vàhoạt động (như xác định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của bộ máy cơ quan nhà nước) để đápứng những yêu cầu được đặt ra trong từng thời kỳ lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiệnnay.Nhà nước ta cũng dần dần hoàn thiện cơ chế thu hút sự tham gia của nhân dân ngày càngnhiều vào việc xây dựng chính quyền nhà nước các cấp

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng : tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước còn nặng

nề, cồng kềnh, những phân định về trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp giữa các cơ quan quyềnlực, cơ quan nhà nước chưa tốt, hoạt động giám sát của Quốc hội ngày càng tốt hơn nhưng hoạt độnglập pháp còn nhiều hạn chế,

Để khắc phục những hạn chế trên, việc hoàn thiện bộ máy nhà nước được Đảng xác định baogồm một số công tác như sau :

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng và quản lý nhà nước :

mở rộng, đa dạng hóa thông tin, nâng cao chất lượng thông tin làm cơ sở cho dân bàn bạc, tham gia xây dựng các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của mình ở địa phương, cơ sở Xây dựng cơ chế và các hình thức thích hợp để nhân dân, cán bộ, công chức

Trang 29

được bàn bạc, tham gia ý kiến, lấy ý kiến của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước.

- Đổi mới nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước

- Cải cách nền hành chính nhà nước: là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước,

trước mắt tập trung những nhiệm vụ cơ bản : Về cải cách thể chế hành chính: đẩy mạnh cải cách thể chế và thủ tục hành chính trên những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, giảm tối đa cơ chế “xin-cho”; tổng kết kinh nghiệm thực hiện cơ chế thực hiện cơ chế một cửa để chỉ đạo

áp dụng rộng rãi trên toàn quốc Đồng thời với việc xắp xếp tinh gọn, cắt bỏ khâu trung gian những

bộ phận chéo chức năng, nhiệm vụ, ngăn chặn tệ cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật.

Về tổ chức bộ máy: chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy hành chính các cấp làm cho bộ máy tinh gọn và thực thi có hiệu lực từ TW đến địa phương, cơ sở Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi giải quyết kịp thời những vấn đề đặt ra mà nhân dân đòi hỏi

- Cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp: các cơ quan tư pháp phải là mẫu mực trong việc tuân

thủ pháp luật, phải thể hiện công lý, tính dân chủ, công khai trong hoạt động, hình thành các toà án chuyên nghành và nâng cao năng lực xét xử Phân định rõ chức năng công tố và kiểm sát của VKSND, nâng cao chất lượng công tố (điều tra, luận tội) tránh những chồng chéo giữa thanh tra nhà nước và Viện kiểm sát Đồng thời với việc khắc phục tình trạnh tồn đọng án quá nhiều, quá lâu hoặc dây dưa kéo dài thời gian thi hành án

- Kiên quyết đấu tranh thường xuyên và có hiệu quả tệ nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước các cấp nhằm xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức “xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, trước

hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân”

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong tình hình mới trên cơ sở xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết ĐH VIII, NQ TW3, NQ TW6 (lần 2), Nghị quyết TW 7 khoá

VIII nhằm chấn chỉnh kịp thời cán bộ, Đảng viên làm trong sạch các tổ chức Đảng từ TW đến cơ sở, nâng cao năng lực và sức chiến đấu cùa Đảng trong tình hình mới.

Kết luận :

Tóm lại, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một nhà nước được tổ chức và vận hànhtheo nguyên tắc “chủ quyền tối thượng thuộc về nhân dân”, lấy pháp luật XHCN làm công cụ đểđiều hành - quản lý xã hội, lấy liên minh công – nông – đội ngũ trí thức làm nền tảng dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản, hoạt động theo nguyên tắc thống nhất về quyền lực nhưng có sự phân công

và phối hợp giữa các cơ quan trong 3 mặt hành pháp, tư pháp và lập pháp Đổi mới tổ chức, hoạtđộng của nhà nước theo nguyên tắc trên là công việc vừa cơ bản, vừa cấp bách và cần phải tính toán

kỹ từng bước đi thích hợp Nếu chúng ta quán triệt đầy đủ và thực hiện tốt nhưng yêu cầu và phươnghướng đã được Đảng đề ra trong việc kiện toàn hoạt động bộ máy nhà nước thì nhà nước pháp quyềnXHCNVN sẽ được thiết định vững chắc, ngày càng phát triển về mọi mặt, đủ sức xây dựng thànhcông CNXH ở nước ta

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Trang 30

NGHỊ QUYẾT

CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

-Sau gần hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng Quy trình ban hành các vănbản quy phạm pháp luật được đổi mới Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuônkhổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế,

xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bước được

đề cao và phát huy trên thực tế Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường đáng kể.Những tiến bộ đó đã góp phần thể chế hoá đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýđiều hành của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đấtnước

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tínhkhả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý vàchưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chấtlượng các văn bản pháp luật chưa cao Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế

mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật còn hạn chế Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu

Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên là do chưa hoạch định được một chương trình xâydựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược; việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộpháp luật và công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn; việc tổchức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ; ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ,công chức và nhân dân còn nhiều hạn chế

Để khắc phục tình trạng trên, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, việc ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật từ nayđến năm 2010, định hướng đến năm 2020 là một đòi hỏi cấp bách

I- MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

1- Mục tiêu

Trang 31

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minhbạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới cănbản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phầnquản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nướctrong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưanước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

2- Quan điểm chỉ đạo

2.1- Thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng, cụ thể hoá các quy định củaHiến pháp về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân; bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; xây dựng nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hoá - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh

2.2- Phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các camkết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủnghĩa

2.3- Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế

về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp hài hoà bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật

2.4- Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chứcthi hành pháp luật

2.5- Tiến hành đồng bộ với cải cách hành chính, cải cách tư pháp, với những bước đi vữngchắc; coi trọng số lượng và chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm; dự tính đầy đủ các điều kiện bảođảm hiệu lực, hiệu quả thi hành của pháp luật

II- ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

1- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

1.1- Đổi mới và không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảmhoạt động của Đảng phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, tăng cường vai trò lãnh đạo củaĐảng đối với Nhà nước và xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhànước, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân

Trang 32

1.2- Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cụ thể hoáđầy đủ nguyên tắc hiến định “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợpgiữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”; nângcao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầucủa Đảng và Nhà nước ta từ nay đến năm 2020

1.3- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đẩy nhanh tiến

độ và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, bảo đảm tốt hơn tính dân chủ, pháp chế, công khai,minh bạch của hệ thống pháp luật; trong đó, các đạo luật ngày càng giữ vị trí trung tâm, trực tiếpđiều chỉnh các quan hệ xã hội Hoàn thiện pháp luật về quy trình xây dựng, ban hành và công bố vănbản quy phạm pháp luật thống nhất cho cả Trung ương và địa phương, theo hướng Quốc hội banhành luật, giảm dần việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh; Chính phủ ban hành vănbản hướng dẫn tổ chức thi hành luật; hạn chế dần thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcủa chính quyền địa phương Xác lập cơ chế bảo đảm luật được thi hành ngay khi có hiệu lực

Thể chế hoá nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử, bảo đảm để nhân dântích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật, giám sát bằng nhiều hình thức việc thi hànhpháp luật của các cơ quan, công chức nhà nước Hoàn thiện pháp luật về giám sát tối cao của Quốchội, cơ chế bảo vệ luật và Hiến pháp

1.4- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức, cán bộ và hoạt động của các cơ quan hànhchính nhà nước phù hợp với mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính nhà nước Từ nay đến năm 2010,xoá bỏ vai trò chủ quản của cơ quan hành chính đối với doanh nghiệp để các cơ quan này tập trunglàm tốt chức năng quản lý nhà nước theo luật; đẩy mạnh xã hội hoá một số dịch vụ công Đơn giảnhoá và công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan trực tiếp đếnquyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp

Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm mọi quyết định và hành vi hành chính tráipháp luật đều được phát hiện và có thể bị khởi kiện trước toà án; đổi mới thủ tục giải quyết khiếunại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận lợi chodân, đồng thời bảo đảm tính thông suốt, hiệu quả của quản lý hành chính

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, bảo đảm mọi hoạt độngquản lý nhà nước đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chính phủ, đồng thời khắc phục tình trạng côngtác thanh tra, kiểm tra gây khó khăn, phiền hà cho hoạt động của các cơ quan hành chính và doanhnghiệp

Ban hành Luật về công chức, công vụ; xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làmnhững gì pháp luật cho phép Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ, côngchức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức

Sớm ban hành Luật chống tham nhũng, thực hiện nguyên tắc người đứng đầu cơ quan, tổchức phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cán bộ do mình trực tiếpquản lý trong khi thi hành công vụ

Đến năm 2020, pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan hành pháp được

hoàn thiện theo hướng Chính phủ tập trung vào chức năng quản lý, điều hành vĩ mô và thực hiệnđúng vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Hình thành cơ chế pháp lý để Chính phủ thực

Trang 33

hiện quyền yêu cầu xem xét, xử lý bằng thủ tục tư pháp đối với mọi vi phạm nghiêm trọng được pháthiện trong quá trình quản lý, tổ chức thi hành pháp luật Xây dựng các luật về tổ chức và hoạt độngcủa các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp

1.5- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư phápphù hợp với mục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp; xác định đúng, đủ quyền năng

và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan, chức danh tư pháp

Trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân, bảo đảm toà

án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; phân định thẩm quyền xét xử của toà án

sơ thẩm và toà án phúc thẩm phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử Hoàn thiện cơ chế quản lý toà

án nhân dân địa phương theo hướng bảo đảm tính độc lập giữa các cấp toà án trong hoạt động xét

xử

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân theo hướng bảo

đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp Nghiên cứu hướng tới chuyểnthành viện công tố

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo hướng

thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa trinh sát, điều tra ban đầu với hoạt động tố tụng của cơ quanđiều tra

Xây dựng Bộ luật thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án; xác định Bộ Tư

pháp là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất công tác thi hành án; từng bước xã hộihoá hoạt động thi hành án

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bổ trợ tư pháp (luật sư, công chứng, giám định, cảnh sát

tư pháp ) theo hướng đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lýcủa nhân dân, doanh nghiệp; thực hiện xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động bổ trợ tư pháp; kết hợpquản lý nhà nước với tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp

Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai,minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạtđộng tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại toàlàm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạtđộng tư pháp; mở rộng thẩm quyền xét xử của toà hành chính đối với tất cả các loại khiếu kiện hànhchính

2- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân

Củng cố cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, banhành kịp thời, đồng bộ và tổ chức thực thi các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thànhviên về quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá - xãhội

Hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nhất là toà án trong việc bảo vệ các quyền đó; xử lýnghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; khắc phục việc xử lý

Ngày đăng: 23/05/2018, 08:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w