Vì là người có học vấn cao, lại am hiểu tình hình chính trị, có tài ngoại giao nên Khuất Nguyên được Sở Hoài Vương hết sức tín nhiệm, ban chức “Tả đồ” vào cung cùng vua bàn tính việc nướ
Trang 1Tr ườ ng Đạ i H c S Ph m TP H Chí Minh ọ ư ạ ồ
KHOA NG V N Ữ Ă
MÔN: VĂN HỌC TRUNG QUỐC
ĐỀ TÀI:
BI KỊCH CỦA KHUẤT NGUYÊN TRONG
BÀI THƠ LI TAO
Sinh viên thực hiện: Nhóm 2
1. Nguyễn Minh Dương Mssv: 41.01.601.019
2. Hồ Thị Trang Linh Mssv: 41.01.601.048
Ca học: chiều thứ 4, ca 4 Giảng viên: Đinh Phan Cẩm Vân
Trang 21.4 Cuộc đời đầy bi kịch của Khuất Nguyên
1.5 Vị trí của Khuất Nguyên đối với văn học và văn hóa
1.5.1 Đối với văn học Trung Quốc
1.5.2 Đối với văn học Việt Nam
1.5.3 Đối với văn hóa
2 Về bài thơ Li Tao
2.1 Sở từ và tác phẩm của Khuất Nguyên
2.2 Bài thơ Li Tao
2.2.1 Nhan đề bài thơ
3.2.2 Bi kịch của một con người có nhân cách cao đẹp
3.3 Đánh giá về bi kịch của Khuất Nguyên trong bài thơ Li Tao
Trang 34 Ảnh hưởng của nhân cách Khuất Nguyên
1 Khái quát về Khuất Nguyên – nhà thơ nổi tiếng của văn học Trung Quốc
1.1 Gia thế, bản thân
Khuất Nguyên tên Bình, tự Nguyên, người tỉnh Hồ Bắc ngày nay, xuất thân trong một gua đình quý tộc Ngay từ nhỏ là một người thông minh, ham học hỏi và luôn chú trọng việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho mình Vì là người có học vấn cao, lại am hiểu tình hình chính trị, có tài ngoại giao nên Khuất Nguyên được Sở Hoài Vương hết sức tín nhiệm, ban chức “Tả đồ” (vào cung cùng vua bàn tính việc nước, ban bố mệnh lệnh, tiếp đãi chư hầu), có thể
nói là “nhân vật chủ chốt trong việ hội chính và ngoại giao nước Sở”.
Sử gia Tư Mã Thiên nhận xét: “Khuất Nguyên học rộng nhớ nhiều, sáng
suốt về chính trị, thông thạo về hiến lệnh”
Khuất Nguyên là nhân vật lỗi lạc của Trung Hoa về cuộc đời, nhân cách và nghệ thuật thơ ca
1.2 Nước Sở - quê hương của Khuất Nguyên
Cuối TK XVII đầu TK XVI TCN Nước Sở được xem là bá chủ của vùng Trung Nguyên phương Nam với sự phát triển phồn thịnh về mọi mặt và ngày càng hùng mạnh Nhưng 55 năm sau nước Sở lại bị Tần tiêu diệt, kết thúc thời
kì xưng bá phương Nam
Về tập tục và hứng thú thẩm mỹ, người nước Sở lại có điểm khác với văn hóa Trung Nguyên Có nhận xét rằng văn hóa nước Sở “tín vu quỷ, trọng dâm tự” (tin vu thuật quỷ thần, coi trọng tế tự một cách thái quá” (Thiên Địa lý chí
hạ, sách Hán Thư) Nghệ thuật có liên quan đến tế thần cũng rất hưng thịnh, mang màu sắc phiêu dật, diễm lệ, thâm thúy…
1.3 Thời đại thất hùng
Trang 4Cuộc đời hoạt động của Khuất Nguyên nằm trọn trong thời Chiến Quốc (403 – 221 TCN) Có thể nói thời kì này Trung Quốc như ánh hào quang với biết bao ngôi sao lạ chiếu sáng cả bầu trời Theo GS Trần Xuân Đề thì đó là
“thời kì của những biến động lớn của xã hội Trung Hoa, của phong trào “trăm
nhà đua tiếng”, thời kì nở rộ những bông hoa đẹp của nền văn học cổ điển
Trung Quốc Nguyễn Hiến Lê thì cho rằng “thời Chiến Quốc là hoàng kim của
thời đại triết học, ngôn luận được hoàn toàn tự do, tất cả các thời sau, cho tới thời nay không thời nào bằng, và được gọi là thời “bách gia tranh minh” Còn
Hà Thúc Minh lại gọi là “bình minh của xã hội Trung Quốc” Chưa bao giờ
Trung Quốc lại xuất hiện nhiều nhà tư tưởng với các trường phái triết học, địa diện cho tầng lớp, giai cấp xã hội khác nhau như vậy nổi bật lên là Khổng Tử - người sáng lập Nho giáo, Mặc Tử,Lão Tử Sự phong phú của các trường phái
triết học, các nhà tư tưởng là cho thời Xuân Thu “thực sự trở thành đỉnh điểm
của toàn bộ cuộc sống văn hóa tinh thần xã hội Trung Quốc cổ đại, như một cái mốc son chói lọi trong lịch sử văn hóa phương Đông.” Khuất Nguyên sinh ra và
lớn lên trng thời kì vàng son đó, nên mọi tư tưởng và học thuyết không thể không ảnh hưởng đến ông
Tình hình chính trị của nước Sở thời kỳ cuối Chiến Quốc: thời Sở Hoài Vương, Sở Tương Vương thì suy yếu dần, bên ngoài bị Tần âm mưu chiếm đoạt, bên trong mâu thuẫn giữa các quý tộc tranh giành lẫn nhau ngày càng gat gắt Chính điều này đã tác động rất lớn đến cuộc đời cũng như suy nghĩ, hành động của Khuất Nguyên
1.4 Cuộc đời đầy bi kịch của Khuất Nguyên
Trước khi là nhà thơ, ông là nhà chính trị lỗi lạc, tài ba Cuộc đời hoạt động chính trị dù gian khổ nhưng ông vẫn đấu tranh đến cùng để bảo vệ quan điểm chính trị tiến bộ và quyết giữ vững phẩm chất tốt đẹp
Trang 5Khuất Nguyên (340–278 TCN) là một vị đại thần tài trí, nhân đức và chân thành Ông đã có đóng góp rất nhiều trong việc bài trừ tệ quan liêu tham nhũng tại nước Sở thời Chiến Quốc Là một người tài trí và uyên bác, Khuất Nguyên rất được Sở Vương trọng vọng và nước Sở ngày càng hùng cường với sự phò trợ của Khuất Nguyên Sự thành công của Khuất Nguyên, đặc biệt là khả năng đấu tranh với tham nhũng, đã khiến những quan viên khác thù ghét và ghen tị
Họ vu khống và dựng chuyện về sự nghiệp của Khuất Nguyên, và do đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên nhà vua Vì thế Sở vương ngày càng không nghe theo lời khuyên của Khuất Nguyên, thậm chí còn lưu đày ông Trong thời gian
bị lưu đày, Khuất Nguyên đã rất lo lắng cho tình hình nước Sở Lúc ấy, nước Tần đã trở nên hùng mạnh và nước Sở đang lâm nguy Trước đây Sở vương đã
bỏ ngoài tai lời khuyên liên minh với nước Tần của Khuất Nguyên Ngày kia,
Sở vương nhận được lời mời tương hội cùng nước Tần Không có Khuất Nguyên bên cạnh bảo ban, nhà vua đã thân chinh đến cuộc hội và lập tức bị bắt giam Vài năm sau, nhà vua đã chết trong ngục tối nước Tần Sau khi Sở vương băng hà, con trai ông lên ngôi Mặc dù bị trục xuất, Khuất Nguyên vẫn vội vàng quay về nước Sở ngay khi được triệu hồi trợ giúp tân vương Khuất Nguyên khuyên tân vương liên minh với những nước khác để kháng Tần, nhưng một lần nữa ông lại bị những vị quan khác cự tuyệt và ruồng bỏ Tân vương không những không chịu nghe theo lời Khuất Nguyên mà thay vào đó còn ký kết một hiệp ước hòa bình đáng cười với nước Tần Khuất Nguyên sau đó còn bị lưu đày đến một nơi còn xa hơn trước kia Nhưng Khuất Nguyên vẫn không bỏ cuộc Ông đi khắp nơi để giảng thuyết và ghi chép những ý tưởng của mình, với ước muốn thức tỉnh nhà vua và cứu lấy nước Sở Năm 278 TCN, quân nước Tần đã chiếm được kinh đô nước Sở Trước sự thực mất nước, ông đau buồn và tuyệt vọng, trầm mình xuống dòng song Mịch La
1.5 Vị trí của Khuất Nguyên với văn học và văn hóa
1.5.1 Đối với văn học Trung Quốc
Trang 6Lịch sử Văn học Trung Quốc không thể không nhắc dến “hai đỉnh cao
xuất hiện sớm nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc” là Kinh thi và Sở từ và
ngôi sao sáng của thời đại này là Khuất Nguyên
Trong cuốn “Lịch sử văn học Trung Quốc”, các tác giả cho rằng “tư
tưởng yêu nước của Khuất Nguyên, lòng kiên trì lý tưởng trong sự nghiệp đấu tranh chính trị và tinh thần hi sinh thà chết chứ không chịu khuất phục của ông
đã gây được một ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với các nhà văn đời sau”
Phương thức lập thân xử thế của ông cũng được văn nhân đời sau xem là một tấm gương để bắt chước Không chỉ ảnh hưởng về nội dung mà phương pháp biểu hiện nghệ thuật của ông cũng có ảnh hưởng rất lớn Để đúc kết điều này,
các tác giả có viết “những hệ phái chú trọng sự hoa mỹ và văn vẻ trong văn học
cổ của nước Trung Quốc, truy cho cùng đều bắt nguồn tư Khuất Nguyên”.
1.5.2 Đối với văn học Việt Nam
Ở Việt Nam các tác giả cũng dành cho Khuất Nguyên những tình cảm chân thành, sâu sắc Có những thi nhân Việt Nam ảnh hưởng từ thơ ca Khuất Nguyên như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, nhiều nhất là Nguyễn Du, ông đã làm 7 bài thơ về Khuất Nguyên Nhắc đến Khuất Nguyên hay làm thơ vịnh Khuất Nguyên, các nhà thơ Việt Nam muốn
“bày tỏ tấm lòng của mình về cuộc đời đầy bất hạnh của Khuất Nguyên, hết lời
ca ngợi tiết tháo và tài năng văn chương lỗi lạc của ông, và cũng là những lời
“lòng tự bảo lòng” gửi gắm bao niềm tâm sự riêng tư ” Tiết tháo, tài năng của
Khuất Nguyên mãi tỏa những ánh hào quang đẹp đẽ
- Hãy sớm thu hồn vô thái cực.
Đừng về đây nữa người mỉa mai.
Thượng Quan một lũ đời tương lai.
Mặt đất, đâu đâu cũng sông Mịch.
Hùm sói chẳng ăn, rồng cá nuốt
Trang 7Hồn ơi, hồn ơi làm thế nào ? (Phản chiêu hồn – Nguyễn Du)
1.5.3 Đối với văn hóa
Tương truyền Khuất Nguyên trầm mình tự vẫn trên dòng Mịch La Giang vào ngày Năm tháng Năm Khi biết đến sự ra đi của Khuất Nguyên, người dân nước Sở rất đau buồn Họ đến dòng sông Mịch La để bảy tỏ niềm tôn kính đối với tấm lòng trung của Khuất Nguyên Để xua đuổi cá và ma quỷ lai vãng quanh xác Khuất Nguyên, các thuyền nhân đã dùng mái chèo khua trên dòng sông Một số người ném bánh gạo hấp được gói trong lá tre xuống sông làm mồi cho lũ cá để chúng không ăn xác Khuất Nguyên Những người khác đánh trống
để đuổi cá đi Thầy thuốc thì đổ rượu hùng hoàng xuống sông để “đầu độc” ma quỷ và bảo vệ xác Khuất Nguyên Từ đó về sau, người ta tưởng niệm Khuất Nguyên bằng cách tổ chức lễ hội vào ngày ông mất với những hoạt động bao gồm đua thuyền rồng đánh trống, ăn tống tử (một loại bánh gạo hấp gói là tre),
và uống rượu hùng hoàng
2 Về bài thơ Ly tao
2.1 Sở Từ và tác phẩm của Khuất Nguyên
Mỗi khi nói đến tác phẩm của Khuất Nguyên người ta thường gọi chung
là Sở từ Vậy Sở từ là gì? Sở Từ là chỉ thơ phú sáng tác bằng nhạc điệu, ngữ ngôn, danh vật mang tính đặc trưng của nước Sở, về hình thức khá khác với thi
ca phương Bắc Cụ thể hơn, có thể noi Sở từ có nguồn gốc từ dân ca nước Sở
mà đại diện là Cửu Ca (vốn là những bài hát của thầy cúng khi tế tự) Ly tao và các tác phẩm khác cũng dựa trên nền tảng này
Nói Sở từ cũng là nói tác phẩm của Khuất nguyên Tác phẩm của ông bao gồm Ly tao, Cửu chương, Cửu ca, Thiên vấn Đại bộ phận các tác phẩm của ông
là miêu tả lại cuộc sống phiêu bạt: một lần ở Hán Bắc và một lần ở Giang Nam
Từ những ghi chép của Tư Mã Thiên có thể thấy Khuất Nguyên xuất phát từ
Trang 8tình cảm tông tộc, đứng trên lập trường bảo vệ nước Sở, chủ trương liên kết với nước Tề chống lại nước Tần, phù hợp với lợi ích nước Sở và tinh thần văn hóa truyền thống của Trung Nguyên Vì thế trong ông luôn tràn đầy lòng tin và hy vọng với lý tưởng và hành động của mình, đồng thời cũng đầy ai oán phẫn khích với sự đãi ngộ không công bằng mà mình gặp phải, bất đắc dĩ phải tìm đến với thi ca.
2.2.Bài thơ Ly tao
Ly tao là tác phẩm tiêu biểu quan trọng của Khuất nguyên, là tác phẩm trữ tình trường thiên đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc thời cổ đại Bài thơ gồm
373 câu thơ, 2490 chữ đã làm rung động tâm hồn của biết bao thế hệ Đối với
thiên trường thi Ly tao này, có người gọi đó là một bài thơ “Tiền thế vị văn,
hậu thế mặc kế” (Đời trước chưa nghe nói đến, đời sau không ai bì kịp) Thời
gian viết bài thơ là khi ông bị đày đi Giang Nam
2.2.1 Nhan đề bài thơ
Về nghĩa của 2 chữ Ly tao, trong Sử ký, phần Khuất Nguyên liệt truyện,
Tư Mã Thiên viết: Ly tao giả do li ưu dã, ở đây tao có nghĩa là ưu, lo buồn trong chia ly Ban có đời Đông Hán viết: “ly, do tao dã; tao ưu dã Minh ký tao ưu tác
từ dã” (ly có nghĩa là gặp phải, tao là ưu buồn, gặp phải điều đau buồn nên làm
ra bài thơ này) Vương Dật nói: “Ly, biệt dã; tao, trừu dã” có nghĩa là ly biệt và
ưu buồn Dù mang nghĩa nào đi chăng nữa, ta vẫn cảm nhận được 1 điều: Ly tao
ra đời khi nước Sở rơi vào tình trạng bế tắc, hỗn loạn, Khuất Nguyên mang nặng nỗi đau buồn khi bị đày đi Giang Nam, khopng thể cùng vua luận bàn việc nước
2.2.2 Bố cục bài thơ
Bài thơ gồm 2 phần lớn:
Trang 9Phần 1: Thiên về tả thực, Khuất Nguyên trình bày gia thế và xuất thân đẹp đẽ của mình, ông tu dưỡng bản thân và vun xới cho nhân tài đất nước nhằm thực hiện hoài bão lớn lao là đem tài swucs giúp đời Tiếp theo là những trắc trở trên con đường chính trị bởi sự mù quáng của vua Sở và sự xúi giục của bọn nịnh thần Ông bị hãm hại, bị ruồng rẫy nhưng vẫn kiên định vớ tư tưởng đúng đắn của mình.
Phần 2: Khuất Nguyên không chịu khuất phục trước thời thế đen tối, dơ bẩn, ông chọn con đường riêng khác xa người đời Ông tìm đến thế giới huyền diệu tìm lời khuyên, tìm tri kỉ nhưng thất bại, cuối cùng là nỗi băn khoăn nên đi hay
và cái bản phản động trong điều kiện cái sau còn mạnh hơn những cái trước( ) Cái bi tạo ra một cả xúc thẩm mĩ phức hợp bao hàm cả nỗi xót đau, niềm hân hoan lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp Cái bi thường đi liền với nỗi đau với cái chết, song bản thân nỗi đau và cái chết chưa phải là cái bi, Chúng chỉ trở thành bi khi hướng tới và khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con người
Khi nói đến “cái bi trong cuộc sống” tức là trình bày về những nỗi thống khổ phải vượt qua, hay tận cùng bằng cái chết Từ trước đến nay, trong mọi nguồn triết học, Ðông Phương cũng như Tây Phương, ngay cả trong lãnh vực nghệ thuật, cái bi thường được thể hiện dưói nhiều hình thức, với mức độ khác nhau và sau cùng đi đến kết luận cũng khác nhau Phật Giáo thường nói về sinh, lão, bệnh, tử; khái niệm “Samsara” trong mỹ học Ấn Ðộ có nghĩa là sự tuần hoàn giữa sự sống và cái chết Trong những pho Thần thoại Hy Lạp, cái bi
Trang 10thường được nhắc đến qua những tranh đấu, vật lộn không ngừng Trong thời kỳ
Cổ đại, cái bi là kết quả của sự xung đột gây nên sự thất bại, đã không thể nào tránh khỏi được Những xung đột nầy xẩy ra giữa người và người, giữa con người với số mệnh, giữa con người với những thế lực thần bí Trong nghệ thuật, cái bi thường được khái quát hoá bằng những bi kịch, để phản ánh lại những đau thương của cuộc sống Nói chung, tất cả đều đem lại thất bại
Aristote trong cuốn Nghệ thuật thi ca có nói về bản chất bi kịch, đó là sự
diễn tả nỗi đau khổ bất hạnh, những thứ khủng khiếp không thể nào tránh khỏi của con người.
3.2 Bi kịch của Khuất Nguyên trong Ly tao:
3.2.1. Bi kịch của một nhà chính trị:
Khuất Nguyên là một con người sáng suốt, lỗi lạc, ông luôn mong muốn góp hết tài năng, trí tuệ của mình cho nước nhà để xây dựng Trung Hoa ngày càng phồn thịnh hơn Tuy nhiên, tâm huyết ông càng nhiều, tài năng ông càng cao thì đổi lại là sự bất công, là nỗi bức bách vì nhà vua không hề trọng dụng ông Đó là tấn bi kịch của ông dưới tư cách là một nhà chính trị
Ngay từ lúc thanh xuân, ông luôn có ý thức tu dưỡng đạo đức, cố gắng ra sức dùi mài kinh sử để mong có ngày đóng góp cho dân tộc:
Phân ngô ký hữu thử nội mỹ hề,
Hựu trùng chi dĩ tu năng
Hỗ giang ly dữ tịch chi hề,
Nhẫn thu lan dĩ vi bội
Cốt dư nhược tương bất cập hề,
Khủng niên tuế chi bất ngô dữ.
Dịch thơ:
Trang 11Trong ta đã mười phần lộng lẫy
Chải chuốt càng thêm nẩy xinh tươi:
Sói ngàn, nhài bãi khoác ngoài…
Tết lan thu lại làm đeo đai thường
Sợ chẳng kịp, ta càng mê mải
Tuổi xanh nào có đợi gì ai!
Ông ý thức rất rõ cuộc đời mỗi con người chỉ có duy nhất một lần “tuổi xanh”, nó chóng vánh vô cùng, không đợi chờ bất kì ai cả Vì vậy ông luôn
“mê mải”, luôn nỗ lực rèn luyện mình không ngừng Trong ông, tư tưởng tích cực của đạo Nho đã thấm nhuần, chảy sâu vào máu thịt, ông xác định rõ ràng mục đích của một đấng nam nhi, một trang quân tử là phải cống hiến, phụng sự cho tổ quốc
Khi tham gia vào con đường chính trị, ông tận tụy và luôn dùng hết trí lực của mình:
Thương linh tu chi sắc hoá
Dư ký tư lan chi cửu uyển hề,
Hựu thụ huệ chi bách mẫu
Huề lưu di dữ yết xa hề,
Tạp đỗ hành dữ phương chi
Ký chi diệp chi tuấn mậu hề,
Dịch thơ:
Chin vườn lan, lại nghìn sào huệ,
Một mình ta chăm chỉ hôm mai.
Tử tiêu, bạch chỉ xen vai;
Trang 12Kẹ trong đỗ nhược,bao ngoài tân di…
Mong cành lá có khi đua nẩy,
Chờ đến mùa hái lấy hoa tươi….
Khuất Nguyên luôn lo nỗi lo của thiên hạ và vui niềm vui của đất nước Ước vọng của ông là đất nước có thật nhiều nhân tài và ông luôn không ngừng chăm lo, vun xới cho chúng để chờ đền ngày khai hoa kết trái “hái lấy hoa tươi” Bất kì Một đất nước nào muốn đi lên thì điều đầu tiên, cốt lõi là người hiền, người tài Đó là một quan niệm hết sức đúng đắn mà nó vẫn luôn còn nguyên giá trị cho tới ngày hôm nay
Ông đã dâng lên nhà vua những đường đường lối hết sức đúng đắn:
Theo đạo chính, nhằm đường ngay thẳng,
Nghiêu, Thuấn xưa, thật đấng minh quân.
Cớ sao Kiệt Trụ ngu đần,
Đâm đầu lối tắt, sa chân đường cùng
Ông chủ trương “Theo gương Nghiêu Thuấn tránh đường Kiệt Trụ”, phải cải tổ chính trị, quan tâm sâu sắc đến nhân dân Ông đau xót khi thấy nhân dân lầm than, khổ sở:
Đời người khổ sở làm sao xiết
Đành than dài, gạt vết lệ hoen
Về đường lối đối ngoại ông chủ trương “hợp tung”, liên Tề kháng Tần đó
là giải pháp sáng suốt mà bằng trí tuệ mẫn tiệp và tấm lòng yêu nước thương dân ông đã đút kết nên
Tuy nhiên, ông sống ở một thời kì hết sức rồi ren “trăm nhà đua tiếng”, lại gặp phải một ông vua nhẹ dạ, đớn hèn, trước sau bất nhất như Sở Hoài