Tuy nhiên những tài liệu, nghiên cứu đã được thực hiện nói trên luôn là những tài liệu tham khảo quan trọng và bổ ích để tôi có thể đi sâu nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu can thiệp đề
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG VĂN ĐỀU
TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS TRONG TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ ARV TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01
TÓM TĂT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI, 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỒI LOAN
Phản biện 1: TS NGUYỄN HẢI HỮU Phản biện 2: TS NGUYỄN THANH BÌNH
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam 8 giờ 30 phút
ngày 12 tháng 4 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Văn kiện “Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS” của khóa họp đặc biệt, Liên hợp quốc (New York, 25 – 27/06/2001) đã nhận định:
“bệnh dịch toàn cầu HIV/AIDS, với quy mô và sự tác động ở mức hủy hoại của nó, là một vấn đề khẩn cấp toàn cầu và là một trong những thách thức to lớn nhất đối với cuộc sống và nhân phẩm của con người,… HIV/AIDS đã và đang phá hoại công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới, tác động đến mọi tầng lớp xã hội, quốc gia, công đồng, gia đình và cá nhân” Từ trường hợp đầu tiên
của nước ta phát hiện ra người nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12 năm
1990, tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2015 số người nhiễm HIV là 227.154 người; số bệnh nhân AIDS là 85.194; số người tử vong là 86.716 người; tỉ lệ mắc HIV/100.000 dân là 250 người và còn có xu hướng tăng lên trong tương lai
Với đề tài: “Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người
có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố
Hà Nội” Từ những nghiên cứu lý luận – thực tiễn và các hình thức
can thiệp được thể hiện trong đề tài này sẽ cho thấy rõ những ưu điểm về các yếu tố hỗ trợ nâng cao năng lực nhằm thay đổi nhận thức hành vi của NCH trong việc tiếp cận điều trị ARV là rất cần thiết
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những khó khăn mà NCH gặp phải nhiều nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Các nghiên cứu hiện có về vấn đề chăm sóc sức khỏe đối với NCH ở Việt Nam thường tập trung vào một số mảng sau: tư vấn và xét nghiệm HIV, dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ
Các hoạt động tư vấn và xét nghiệm HIV ở một số cơ sở y tế
được chứng minh là không hướng tới quyền và lợi ích của NCH Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (2006) cho
Trang 4thấy nhiều nhân viên bệnh viện đã không thông báo kết quả xét nghiệm cho các trường hợp dương tính Trong một số trường hợp, kết quả xét nghiệm còn được thông báo cho người nhà mà không thông báo cho bệnh nhân Thậm chí, nhiều người trong cộng đồng biết kết quả xét nghiệm của một người trước khi người được xét nghiệm trở
về từ bệnh viện hoặc trung tâm cai nghiện Chính sự vi phạm quyền riêng tư này đã làm hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm HIV của người dân
Tiếp cận điều trị ARV là một nhu cầu rất cần thiết của NCH
Các nghiên cứu đã ghi nhận những khó khăn và rào cản mà NCH gặp phải trong việc tiếp cận điều trị Mặc dù tiếp cận ARV ngày cảng trở nên sẵn có, số lượng được tiếp cận trên thực tế vẫn còn hạn chế so với số người cần được điều trị Đối với những người không thuộc đối tượng được xét điều trị, họ phải tự chi trả các chi phí xét nghiệm và nhiều khi cả chi phí đi lại Những chi phí này có thể tương đương với vài tháng thu nhập của họ Ngay cả đối với những người được cung cấp miễn phí điều trị ARV, họ vẫn phải tự chi trả cho một số khoản chi phí y tế như xét nghiệm CD4, chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng
cơ hội, tác dụng phụ, kháng thuốc và nhiễm độc trong quá trình điều trị ARV (PCSA & UNDPA, 2009) Việc quy định bệnh nhân phải có
hộ khẩu hoặc địa chỉ rõ ràng khi đăng ký điều trị ARV cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận đối với một số đối tượng nhất định như những người vô gia cư hoặc lao động nhập cư Những người có HIV đang
sử dụng ma túy còn phải đối mặt với những khó khăn khác trong tiếp cận điều trị Chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cán bộ y tế cho rằng người sử dụng ma túy là “đáng lên án” và không đáng tin cậy, khó có thể tuân thủ điều trị, đã khiến cho họ ít có cơ hội được nhận điều trị ARV (Khuất Hải Oanh, 2007)
Với tất cả những dữ liệu nói trên với mục đích là mô tả thực trạng NCH hiện nay, từ những khó khăn/rào cản ban đầu là việc tư
Trang 5vấn xét nghiệm HIV/AIDS, nhận thức về HIV/AIDS, cho đến những thái độ kỳ thị và PBĐX từ cộng đồng, cơ sở y tế, gia đình đã dẫn đến
đã cho thấy một vấn đề lớn nhất mà chung nhất đó chính là khả năng tiếp cận điều trị của NCH rất hạn chế và với mực độ thấp Tuy nhiên những tài liệu, nghiên cứu đã được thực hiện nói trên luôn là những tài liệu tham khảo quan trọng và bổ ích để tôi có thể đi sâu nghiên
cứu và thực hiện nghiên cứu can thiệp đề tài “Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mô tả thực trạng tiếp cận điều trị ARV của người có HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội
- Xác định vấn đề và nhu cầu của người có HIV/AIDS trong việc tiếp cận điều trị ARV
- Thực nghiệm tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người
có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV (nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hà Nội)
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khách thể nghiên cứu:
+ Nhân viên công tác xã hội: 1 người
+ Người có HIV/AIDS: 3 người
+ Trung tâm, mạng lưới, nhóm hỗ trợ người có HIV/AIDS
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Dựa trên quan điểm của triết học: duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để nhìn nhận, đánh giá tiến trình công tác xã hội cá nhân đối
Trang 6với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV phải xuất phát từ thực tiễn và đặt hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khách quan và chủ quan
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu, văn bản: Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, văn bản là tiến hành phân loại, lựa chọn, khái quát, so sánh thông tin từ các tài liệu, văn bản như: Nghị định, Thông tư, Quyết định, chính sách, sách, báo, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm tìm ra những nội dung, những vấn
đề có liên quan đến tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người
có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV, trên cơ sở đó xác định xem những vấn đề gì đã đem lại hiệu quả và những vấn đề gì cần được tiếp tục triển khai tiếp
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu đối với người có HIV/AIDS, thân nhân người có HIV/AIDS, bác sĩ điều trị ARV, chuyên gia tư vấn và nhân viên công tác xã hội
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu sẽ xác định khung lý thuyết nghiên cứu Tiến trình công các xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong việc tiếp cận điều trị ARV như: Các khái niệm, các đặc điểm cơ bản của tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS, các yếu tố chi phối công tác xã hội cá nhân với người có HIV/AIDS Đồng thời
bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong việc tiếp cận điều trị ARV
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo; nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1 Những vấn đề lý luận về tiến trình công tác xã hội cá
nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV
Trang 7Chương 2 Thực trạng công tác xã hội xá nhân đối với người có
HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội
Chương 3 Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có
HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS TRONG TIẾP CẬN ĐIỀU
TRỊ ARV 1.1 Khái niệm
1.1.1 HIV
HIV là tên viết tắt của từ Tiếng anh (HIV - Human Immuno
Deficiency Virus) vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
1.1.2 AIDS
AIDS là những chữ cái viết tắt theo tiếng Anh của cụm từ
Acquired Immino Deficiency Syndorome (viết tắt theo tiếng Pháp là
SIDA), được dịch ra tiếng Việt là "Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải" AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV
cá nhân và các nhóm người trong việc giải quyết các nan đề trong đời
Trang 8sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội” [6, tr 11]
1.1.5 Công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân được định nghĩa là “hệ thống giá trị
và phương pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, trong đó các khái niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề về nội tâm lý, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế xã hội
và môi trường thông qua các mối quan hệ một – một” (Farley O, W,
2000, trang 61)
Tiến trình công tác xã hội cá nhân (gồm 7 bước) là một chuỗi các hoạt động tương tác giữa nhân viên xã hội với thân chủ để cùng nhau giải quyết vấn đề Trong quá trình này, nhân viên xã hội dùng chính các quan điểm giá trị, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của mình để tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của đối tượng và với
hỗ trợ đó đối tượng cũng huy động hết khả năng, sức lực của mình để
giải quyết những khó khăn đang mắc phải
- Bước 1: Tiếp cận thân chủ là bước đầu tiên có thể thân
chủ tự tìm đến với nhân viên xã hội khi họ gặp vấn đề và cần sự giúp
đỡ, song trong một chừng mực nào đó cũng có thể chính nhân viên
xã hội lại là người tìm đến với thân chủ trong phạm vi hoạt động theo chức năng của mình Ở bước tiếp cận này nếu nhân viên xã hội tạo
được ấn tượng tốt với thân chủ thì những bước sau sẽ thuận tiện hơn Bước 2: Xác định vấn đề sau khi tiếp cận với thân chủ nhân
viên xã hội phải xác định được vấn đề thân chủ đang gặp khó khăn
trong việc tìm ra hướng giải quyết
Bước 3: Thu thập dữ liệu Nhân viên xã hội có thể dựa vào 4
nguồn tin:
+ Chính thân chủ là nguồn tin trực tiếp (lời kể, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ )
Trang 9+ Những người có quan hệ thân thiết như gia đình, bạn bè thân, đồng nghiệp, hàng xóm
+ Tài liệu, biên bản, hồ sơ về thân chủ có liên quan đến vấn đề + Các trắc nghiệm tâm lí để xác định chức năng xã hội, nguyên nhân, thông tin tiềm ẩn mà quan sát bình thường không có được của thân chủ
Mục đích của thu thập dữ kiện này giúp nhân viên xã hội hiểu được hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân của vấn đề từ đó lên một kế hoạch trị liệu
- Bước 4: Chuẩn đoán gồm 3 bước: chẩn đoán, phân tích, thẩm
định Chẩn đoán là xem xét tính chất của vấn đề và những trục trặc của nó trên cơ sở các dữ liệu thu nhận được Phân tích là chỉ ra nguyên nhân hay nhân tố dẫn đến khó khăn Thẩm định là xem có thể giảm bớt những khó khăn này thông qua những năng lực nào của thân chủ, sự thẩm định mang tính chất tâm lý xã hội vì đây là trọng tâm của công tác xã hội cá nhân Khi hoàn thành cuộc thẩm định tình huống có vấn đề và cá nhân liên quan trong đó, nhân viên xã hội làm
ngay một kế hoạch trị liệu cho dù đây mới chỉ là kế hoạch tạm thời
- Bước 5: Lên kế hoạch trị liệu Trong giai đoạn này nhân viên
xã hội sẽ xác định mục đích trị liệu và các mục tiêu cụ thể để đạt được mục đích
- Bước 6: Trị liệu là quá trình mà nhân viên xã hội cùng đối
tượng thực thi các hoạt động cụ thể để đi đến mục tiêu đặt ra
- Bước 7: Lượng giá là việc xem xét lại toàn bộ những bộ phận
trong tiến trình công tác xã hội cá nhân để thẩm định kết quả Lượng giá là một hoạt động liên tục, đồng thời, dù nó là một bộ phận của tiến trình của công tác xã hội cá nhân, và chỉ tìm được mục tiêu và
biểu hiện đầy đủ sau một khoảng thời gian hoạt động
1.1.6 Công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS
Trang 10Công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS là phương pháp can thiệp để giúp cá nhân đó thoát khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần và chữa trị, phục hồi các chức năng xã hội thông qua tiến trình 7 bước
Tiến trình 7 bước:
- Bước 1: Tiếp cận thân chủ
- Bước 2: Xác định vấn đề
- Bước 3: Thu thập dữ liệu
Đây là bước quan trọng đối với việc chẩn đoán đúng hay sai về thân chủ
Điều trị ARV không chữa khỏi HIV/AIDS Các loại thuốc đó sẽ giúp làm giảm số virut trong cơ thể và làm cho con người cảm thấy khỏe hơn nhưng HIV vẫn còn trong máu Cho nên, khi một người bắt đầu sử dụng ARV, họ phải tiếp tục sử dụng nó suốt cuộc đời còn lại Điều trị ARV là suốt đời Nếu con người dừng điều trị, HIV sẽ tiếp tục phát triển và người ta sẽ lại bị bệnh trở lại
1.2 Lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS
Trang 111.2.1 Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống là một trong những lí thuyết quan trọng được vận dụng trong Công tác xã hội nhằm chỉ cho thân chủ những gì họ thiếu và những hệ thống trợ giúp nào họ có thể tiếp cận và tham gia bởi trọng tâm của hệ thống là hướng đến những cái tổng thể và mang tính hoà nhập
Công tác xã hội cố gắng tìm ra những chỗ mà thân chủ và môi trường của họ đang có những vấn đề Khó khăn trong tương tác
từ đó giúp họ thực hiện các công việc trong cuộc sống
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong tiến trình thực hành CTXH
cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội
1.2.2 Lý thuyết học tập
Thuyết học tập xã hội được ứng dụng vào CTXH trong những năm 80 của thế kỷ XX Thuyết được sử dụng để giải thích và điều chỉnh hành vi
Trong quá trình vận dụng thuyết học tập xã hội vào thực tế, cần chú ý một số nguyên tắc:
Một là, hiệu quả sẽ đạt được ở mức cao nhất của học tập quan
sát là thông qua việc tái tổ chức và tập diễn lại hành vi được làm mẫu một cách tượng trưng, sau đó thực hiện lại nó một cách cụ thể
Hai là, mã hóa hành vi được làm mẫu đó bằng lời nói, đặt tên
hoặc hình tượng hoá kết quả, cách này còn tốt hơn là việc chỉ quan sát Các cá nhân có thể bắt chước hành vi được làm mẫu đó nếu như
mô hình đó thích hợp với họ, làm họ thấy ngưỡng mộ và nếu như nó mang lại kết quả mà họ coi là giá trị
Vận dụng lý thuyết học tập xã hội trong tiến trình thực hành
CTXH cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội
1.2.3 Lý thuyết nhu cầu
Trang 12Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu về an toàn:
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu được tôn trọng:
Nhu cầu tự hoàn thiện
Vận dụng lý thuyết nhu cầu nhằm xác định nhu cầu của NCH trong tiến trình thực hành CTXH cá nhân đối với người có HIV/AIDS tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội
1.2 Cơ sở pháp lý của công tác xã hội cá nhân đối với người
có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV
1.2.1 Chính sách và luật pháp trên quốc tế
- Chương trình toàn cầu của WHO về AIDS năm 1987 đã mở ra thập kỷ đầu tiên về những lỗ lực của quốc tế để chống lại HIV
1.2.2 Chính sách và luật pháp Việt Nam
- Luật Phòng, chống HIV/AIDS được Quốc hội nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 29 tháng 6 năm
Các yếu tố từ chính người có HIV/AIDS
Ai trong mỗi chúng ta đều mong muốn mình được sinh ra khỏe mạnh, xinh đẹp, được mọi người yêu mến, quý trọng, không
Trang 13ai mong muốn mình là người ốm yếu, bệnh tật bị cô lập, bị đuổi ra khỏi cộng đồng
Do vậy xuất phát từ chính những nhận thức sai lệch và sợ hãi,
xa lánh của cộng đồng và gia đình sẽ làm cho người có HIV thấy
lo lắng, sợ hãi, sợ bị khinh rẻ xa lánh xua đuổi – người có HIV thấy mất lòng tin vào người thân, họ cảm thấy tủi nhục, than thân trách phận và thấy mặc cảm tội lỗi với mọi người Từ những suy nghĩ như vậy, những người có HIV thường phải giấu đi tình trạng bệnh tật, che giấu thân phận, họ thường phải giấu mình trong bóng tối
Các yếu tố từ phía nhân viên công tác xã hội
Những khó khăn và cản trở của NCH trong việc tiếp cận điều trị ARV hiện nay chịu sự chi phối nhiều từ phía các nhân viên công tác
và không muốn cho mọi người biết tình trạng bệnh của mình
1.3.1 Các yếu tố từ phía dịch vụ và nguồn lực
Việc giảm dần các kinh phí khiến các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông giảm theo từng năm và hậu quả là nhận thức của cộng đồngvà chính NCH về bệnh không cao, do đó họ chưa hiểu hết lực ý ý nghĩa việc điều trị HIV sớm
Kết luận chương 1 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI