1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

24 703 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên HoàngSKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên HoàngSKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên HoàngSKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên HoàngSKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên HoàngSKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên HoàngSKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên HoàngSKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên HoàngSKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên HoàngSKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Trang 1

I Phần mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

Ngành Giáo dục và Đào tạo giữ một vai trò quan trọng, trong đó cấp tiểu học làcấp học nền tảng cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặtnền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng học tậpcho học sinh tiểu học là yêu cầu cấp bách đối với nhà quản lý giáo dục.

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có giáodục tiểu học, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hoà mình vào xu thế toàncầu hoá, do đó vấn để nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên càng trởnên cấp bách Một nhà trường mà lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo giáo viên làm việc cóhiệu quả thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao và theo kịp xu hướng giáo dụccủa thời đại Quá trình này đòi hỏi người lãnh đạo phải thể hiện bản lĩnh và năng lựccủa mình.

Đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học.Người cán bộ quản lý chuyên môn phải nhận thức đúng đắn vị trí quan trọng và tínhđặc thù của hoạt động dạy - học để có những biện pháp quản lí khoa học, sáng tạonhằm nâng cao chất lượng đào tạo Người cán bộ quản lí phải dành nhiều thời gian vàcông sức của mình cho công tác quản lý hoạt động dạy và học, có như thế chất lượngđào tạo của nhà trường mới được nâng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xãhội

Hoạt động quản lý chuyên môn cũng như quản lý đội ngũ giáo viên chính lànâng cao tư tưởng, chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ cho họ Tạo ra đượcđội ngũ vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước Quản lýchuyên môn trong nhà trường có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết địnhchất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường Bởi lẽ lao động sư phạm là laođộng sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổsung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm

Là một cán bộ quản lý công tác chuyên môn ở một trường tiểu học vùng thị trấnnhưng thuận lợi thì ít, khó khăn thách thức thì nhiều Chất lượng giáo dục của TrườngTiểu học Đinh Tiên Hoàng tuy có bước chuyển biến trong những năm qua nhưngchưa ổn định, vẫn còn hạn chế so với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới Vì vậy

Trang 2

bản thân tôi không khỏi trăn trở trước những khó khăn trong công tác quản lý Do đó,để giải quyết những khó khăn, trăn trở bản thân tôi thiết nghĩ: việc nghiên cứu đề tàilà một việc làm cần thiết đối với cán bộ quản lý công tác chuyên môn như tôi, là cơ sởcho việc quản lý chuyên môn đạt chất lượng cao Để làm được điều này, ngay từ đầunăm học bản thân tôi đã tìm tòi, học hỏi và khai thác những cái hay, những cái mớicho bản thân mình, đồng thời rút ra cho bản thân bài học kinh nghiệm đúng đắn đểlàm phương châm cho quá trình quản lý sau này Những cái hay, cái mới và những bàihọc kinh nghiệm đó được tôi rút ra từ trải nghiệm thực tế qua nhiều năm làm tổtrưởng tổ chuyên môn và Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ở trường Tiểu họcĐinh Tiên Hoàng, thị trấn Buôn Trấp, Huyện Krông Ana- Tỉnh Đăk Lăk.

Với suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằmnâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng” đề tài nghiên cứu

thành công là cơ sở để tôi áp dụng trong quá trình làm công tác quản lý ở đơn vịmình, nhằm góp phần giải quyết những khó khăn, bất cập, đem lại chất lượng và hiệuquả dạy học ngày càng cao Đồng thời cũng là một dịp để tôi trao đổi kinh nghiệmquản lý giáo dục trong công tác chuyên môn với các đơn vị trường bạn.

2 Mục tiêu , nhiệm vụ của đề tài

* Mục tiêu của đề tài

Vấn đề mà đề tài đặt ra là làm thế nào để giữ vững và phát huy những thànhtích dạy học mà nhà trường đã đạt được trong thời gian qua và làm thế nào đểnâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên, làm sao để mỗi giáo viên thấy được vịtrí của mình trong xã hội, bản thân họ còn non yếu ở vấn để gì Để từ đó họ tích cựchơn, có tinh thần phấn đấu để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phấn đấu thực hiệntốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” cũng như hướngtới xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ II và từng bước đáp ứng được yêu cầuđổi mới của sự nghiệp giáo dục và của toàn xã hội.

Qua quá trình phân tích, nghiên cứu, thu thập thông tin về hoạt động chuyênmôn, những vấn đề đặt ra trước mắt tại trường Đinh Tiên Hoàng, thông qua việcnghiên cứu, đánh giá thực trạng nhằm xây dựng hệ thống các giải pháp và biện phápchỉ đạo và quản lý chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu họcĐinh Tiên Hoàng, huyện Krông Ana.

Trang 3

* Nhiệm vụ của đề tài

Khảo sát tình hình thực tế chất lượng dạy học của giáo viên trong trường, đánh giáthực trạng công tác chuyên môn của nhà trường Nêu ra những giải pháp tích cực để chỉđạo, quản lý công tác chuyên môn của nhà trường qua các việc làm cụ thể hàng tuần,hàng tháng Nêu được kết quả thực hiện trong 02 năm học, năm học 2015-2016 và học kìI năm học 2016-2017.

Tìm ra một số biện pháp đổi mới phù hợp để chỉ đạo chuyên môn cho đội ngũgiáo viên thực hiện đạt hiệu quả

Nghiên cứu đề tài nhằm giải quyết những khó khăn tồn tại trong việc thực hiệnchuyên môn, tạo động lực thúc đẩy chất lượng dạy và học Đây chính là mục tiêu,nhiệm vụ mà tôi trình bày qua đề tài này.

3 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý chuyên môn của Phó hiệu trưởng nhằm nâng cao chấtlượng dạy học ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk

4 Giới hạn của đề tài

Do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, nên đề tài chủ yếunghiên cứu biện pháp quán lý chuyên môn của Phó hiệu trưởng nhằm nâng cao chấtlượng dạy - học ở trường Tiểu học.

Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động dạy học và công tác quản lýhoạt động dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, huyện Krông Ana

Thời gian: Năm học 2015 – 2016 và học kì I năm học 2016-2017.5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tôi đã sử dụng các phươngpháp sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệuPhương pháp quan sát

Phương pháp điều tra

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của đối tượngPhương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục Phương pháp phân tích các nhân tố

Phương pháp thống kê, phân tích số liệu

Trang 4

II Phần nội dung

1 Cơ sơ lý luận

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân Đội ngũgiáo viên Tiểu học là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảomọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục đông thời là người trực tiếp thựchiện mục tiêu: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở banđầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.” ( Điều 27 Luật Giáodục)

Điều 15 Luật Giáo dục đã nêu: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việcđảm bảo chất lượng giáo dục” Điều đó khẳng định, muốn có được chất lượng họcsinh cao thì đội ngũ giáo viên phải được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng Mỗitrường tiểu học muốn phát triển thì trường đó phải có đội ngũ giáo viên giỏi, nhiệttình và thực sự tâm huyết với nghề và hết lòng vì học sinh thân yêu.

Chất lượng chuyên môn giáo viên Tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản vềphẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức và kĩ năng sư phạm mà giáo viênTiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học Các yêu cầunày được quy định rõ trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học

Điều 16 Luật Giáo dục cũng đã nêu: “Cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọngtrong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục” Nhận thức sâu sắcđiều đó, tôi thấy tầm quan trọng của người cán bộ quản lý trường học trong việc chỉđạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy-học Vì vậy tôi dồn tâm huyết đểnghiên cứu và thực hiện đề tài này.

Quản lý chuyên môn chính là quản lý các hoạt động của thầy và trò Việc nàykhông chỉ Hiệu trưởng phải thực hiện tốt mà Phó hiệu trưởng cũng cần quan tâm vàthực hiện thật tốt công tác quản lý dạy học trong nhà trường Muốn có đội ngũ giáoviên giỏi, tâm huyết thì người làm công tác quản lý chuyên môn cần quan tâm đếnviệc đổi mới cách quản lý của mình để đội ngũ giáo viên của nhà trường ủng hộ mộtcách tích cực Từ đó họ sẽ toàn tâm, toàn ý phục vụ cho ngành giáo dục nói chung vàcông tác dạy học ở trường nói riêng Có như vậy chất lượng giáo dục của nhà trườngmới được nâng cao

Trang 5

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng không có điểm trường, cơ sở vật chất củatrường tương đối đảm bảo, trường có 5/22 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện;01 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh

Đội ngũ giáo viên trong trường đa số rất tích cực, nhiệt tình, có ý thức tráchnhiệm cao trong mọi hoạt động đặc biệt là có tinh thần học hỏi về chuyên môn Chấtlượng dạy-học của nhà trường trong những năm học qua đã được các cấp ghi nhận vàđánh giá cao Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viêntrường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng vẫn phải cố gắng nhiều

Trình độ đào tạo ban đầu và năng lực chuyên môn của đội gũ giáo viên trongtrường không đồng đều Mặc dù đến nay trường có trên 80% giáo viên đạt trình độtrên chuẩn nhưng một vài giáo viên thực hiện dạy học vẫn bó hẹp trong phạm vi sáchvở có sẵn mà ít chịu khó tìm tòi, nghiên cứu những thông tin mới để đáp ứng nhu cầuđổi mới đang đặt ra nhất là việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệpvụ thường xuyên hơn; vấn đề quản lý các hoạt động chuyên môn của lãnh đạo nhàtrường phải được xây dựng thành kế hoạch khoa học và được sự đồng tình của độingũ giáo viên trong trường Chình vì vậy người làm công tác quản lý chuyên môn cầnnhận thức được việc Quản lý chuyên môn một cách khoa học và có chuyển biến thìmọi công việc khác trong trường mới được thực hiện nhanh và hiệu quả Và ngược lạinếu quản lý chuyên môn lỏng lẻo, không khoa học thì chất lượng dạy học sẽ khôngđạt yêu cầu của xã hội ngày nay

3 Nội dung và hình thức của giải phápa) Mục tiêu của giải pháp

Quản lý chuyên môn là một nhiệm vụ trọng tâm trong những nội dung quản lý ởnhà trường Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ tình hìnhthực tiễn của địa phương, của nhà trường chủ yếu đi sâu vào phân tích, lí giải thựctrạng về công tác quản lý chuyên môn tại trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng Từ đó,tìm ra một số biện pháp thích hợp để có thể áp dụng vào công tác quản lý trongtrường, từng bước đưa hoạt động dạy học vào quy củ và nề nếp hơn; nâng cao chấtlượng dạy và học của nhà trường

Trang 6

Các biện pháp, giải pháp của đề tài nhằm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáoviên trong nhà trường về mọi mặt để họ nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa, tầmquan trọng của chất lượng giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước; làm cho họ nhận thức thực sự và có trách nhiệm về chất lượng dạy học.

b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.

Bản thân tôi được giao nhiệm vụ quản lý chuyên môn từ năm học 2015- 2016ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng cho đến nay Tôi nhận thức được việc Quản lýchuyên môn một cách khoa học và có sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên thì chấtlượng dạy học mới thực sự được cải thiện

Thấu hiểu điều đó, bản thân tôi đã thực hiện những giải pháp quản lí sau:

Một là: Xây dựng đội ngũ giáo viên

Như chúng ta đã biết, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục.Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu của người học và phù hợp với mục tiêu nâng caochất lượng dạy học, người cán bộ quản lý cần xây dựng tập thể nhà trường phải hợp lívề số lượng và có chiều sâu về chất lượng Tôi tìm hiểu và thực hiện các việc sau:

* Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên

Để làm nên một sự chuyển biến, thay đổi ở mỗi con người thì điều đầu tiên làphải làm thay đổi nếp nghĩ của từng người Như vậy muốn sự chuyển biến về mọimặt (phẩm chất, kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp) thì trước hết phải làm cho giáo viênđó nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sự cần thiết phải phấn đấu tự hoàn thiện mình, phảilàm sao để chính bản thân thấy đó là nhu cầu bức thiết của chính bản thân họ chứkhông phải là của riêng một ai đó.

Để làm được điều đó, chúng tôi giúp họ hiểu được vị trí, vai trò của người giáoviên nói chung và người giáo viên Tiểu học nói riêng ở nhà trường trong thời đại hiệnnay Đồng thời cũng phải cho họ thấy yêu cầu của xã hội, của ngành, các tầng lớpnhân dân, phụ huynh và học sinh đòi hỏi người thầy giáo trong giai đoạn hiện nayphải hội tụ được những phẩm chất, kiến thức, năng lực như thế nào mới đáp ứngđược yêu cầu chung của thời đại Trong thực tế cho thấy do yêu cầu cũng như lịch sửđể lại, giáo viên Tiểu học nước ta được đào tạo từ nhiều thế hệ khác nhau, nhiều trìnhđộ khác nhau Đến thời điểm hiện nay, sự phát triển của giáo dục đã đi vào ổn định,không còn thiếu giáo viên giảng dạy văn hóa Công cuộc đổi mới chương trình giáo

Trang 7

dục Tiểu học đang đặt ra yêu cầu mới về phẩm chất năng lực đối với người giáo viênTiểu học Đã đến lúc phải “chuẩn hóa” giáo viên Tiểu học tức là phải thể hóa các yêucầu đó thành “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học” Nếu một ai đó không đáp ứngđược yêu cầu, không đạt được “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học” thì tự mìnhsẽ phải đào thải mình Vì vậy nếu là giáo viên Tiểu học còn có tâm huyết với nghềdạy học, còn yêu nghề, mến trẻ thì họ sẽ biết mình phải làm gì để để đạt được “Chuẩnnghề nghiệp giáo viên Tiểu học” ở mức cao nhất có thể.

* Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt để phân công, bốtrí giáo viên hợp lý.

Đây là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết với người cán bộ quản lý.Cần tìm hiểu các yếu tố sau:

+ Tìm hiểu kĩ hoàn cảnh gia đình, khả năng công tác, trình độ CM, sở trường.+ Trao đổi trực tiếp, gián tiếp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của giáo viên.+ Lắng nghe và phân tích dư luận của phụ huynh, học sinh

+ Xem chất lượng công việc

Sau khi tìm hiểu và nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên Người quản lýchuyên môn cần phải nắm vững trình độ chuyên môn, tay nghề của từng giáo viên đểtham mưu với Hiệu trưởng trong việc phân công chuyên môn sao cho phù hợp vớinăng lực, sở trường của từng người Khi bố trí giáo viên vào các tổ khối cần phải rảiđều để tổ khối nào cũng có giáo viên dạy giỏi, khá, trung bình tạo điều kiện giúp đỡnhau trong giảng dạy cũng như nâng cao tay nghề

Khi bố trí giáo viên cần đảm bảo nguyên tắc: phải vừa có tình, vừa có lý Cáilý là đặt lên trên, đó là yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường Song bên cạnh đó cũngkhông thể bỏ qua cái tình Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Nguyên tắcquá nhiều khi hỏng việc” Cái tình đó là: điều kiện, hoàn cảnh gia đình của từng giáoviên Nếu bố trí công việc của giáo viên thuận với điều kiện hoàn cảnh của họ, cũngnhư khả năng của từng người, họ sẽ có điều kiện tập trung cho nhiệm vụ chuyên mônvà hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.

Việc bố trí tổ khối trưởng cũng được ban giám hiệu chúng tôi cân nhắc kĩ càngChúng tôi đều xác định đây là lực lượng nòng cốt chính trong nhà trường nên khiphân công bố trí tổ trưởng thì người đó phải là giáo viên có năng lực về chuyên môn,

Trang 8

nhiệt tình, năng nổ trong các hoạt động và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhàtrường về mọi hoạt động của tổ khối mình Mặt khác, đội ngũ tổ khối trưởng phảibiết quan tâm, chia sẻ với các thành viên trong tổ

Hai là: Quản lý các hoạt động chuyên môn của giáo viên * Chỉ đạo việc thực hiện Quy chế chuyên môn

- Đối với giáo viên

+ Thực hiện đủ các loại hồ sơ sổ sách, cần đảm bảo về nội dung và cập nhậtsố liệu đúng và chính xác như: sổ hội họp, sổ dự giờ, sổ tự học tự rèn Bên cạnh đó,giáo viên thực hiện và bảo quản tốt hồ sơ của lớp như sổ theo dõi kết quả - đánh giáhọc tập học sinh, sổ liên lạc,

+ Đảm bảo ngày giờ công không đi trễ về sớm, bỏ giờ bỏ lớp tùy tiện

+ Mỗi học kì đăng ký thao giảng 1-2 tiết và dự giờ từ 9 đến 10 tiết có chấtlượng.

+ Lập kế hoạch dạy học tuần, lên lớp phải có giáo án và đồ dùng dạy học phùhợp với bài dạy.

- Đối với tổ khối trưởng: Thực hiện đủ các loại sổ: + Sổ nghị quyết tổ

* Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình

Chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Người quản lý phải nắm vững và làm cho toàn thể giáo viên cùng nắmvững Với tư cách là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất về chuyên môntrong nhà trường, tôi đã chỉ đạo hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trònhằm thực hiện tốt chương trình dạy học theo yêu cầu quy định.

Trang 9

Muốn chỉ đạo tốt việc thực hiện chương trình, người chỉ đạo chuyên môn phảinắm vững nội dung chương trình của từng khối lớp, triển khai trao đổi với giáo viêntrong sinh hoạt chuyên môn nhất là vào đầu năm học để giáo viên nắm mục tiêunhiệm vụ, đặc trưng của từng môn học Qua đó, giáo viên sẽ nhận thức được tầmquan trọng của từng môn học để chọn phương pháp thích hợp giảng dạy đạt chấtlượng cao Để đạt được yêu cầu này, GV phải:

+ Nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa.

+ Xác định đúng mục tiêu, kiến thức, kĩ năng cơ bản cần đạt của từng mônhọc, từng chương, từng bài học (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểuhọc)

+ Có kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học hiện có và tự làm đồ dùng dạy học đểbổ sung cho tiết dạy thêm sinh động (tránh tình trạng dạy chay)

* Chỉ đạo việc sắp xếp thời khóa biểu trong từng tổ

Như chúng ta đã biết, chất lượng dạy và học phụ thuộc rất nhiều vào việc sắp

xếp thời khóa biểu Việc sắp xếp thời khóa biểu khoa học sẽ ảnh hưởng rất tốt đếnhoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò và ngược lại nếu sắp xếp thời khóabiểu không khoa học thì chất lượng dạy-học sẽ không cao

Ví dụ: Trong một buổi mà sắp thời khóa biểu môn Toán hoặc phân môn Tậplàm văn, môn Luyện từ và câu… vào các tiết cuối thì chất lượng tiết dạy sẽ khôngcao vì lúc này cả thầy và trò đều uể oải và mệt mỏi nên việc dạy và học đạt hiệu quảkhông cao.

Để xây dựng thời khóa biểu hợp lý, khoa học tôi căn cứ vào số lớp học, sốphòng học, số giáo viên dạy các môn chuyên biệt để chỉ đạo các tổ chuyên môncùng với giáo viên trong tổ lên thời khóa biểu hợp lý, ưu tiên cho người học Tránhsắp xếp thời khóa biểu quá tải hay sắp xếp các môn chuyên vào một buổi, một ngày.Không sắp thời khóa biểu để giáo viên chủ nhiệm nghỉ nguyên một ngày, hoặc giáoviên trong tổ nghỉ buổi trùng nhau Thực tế trường tôi có 2 giáo viên chuyên thể dục,2 giáo viên chuyên dạy Tiếng Anh nên việc sắp thời khóa biểu của các đồng chí giáoviên này cũng phải khoa học hơn và đảm bảo (thời khóa biểu của 2 giáo viên cùngmôn không trùng nhau) Như vậy khi giáo viên này đi công tác (vắng) thì giáo viênkia có thể dạy thay không phải đổi thời khóa biểu ảnh hưởng đến giáo viên chủ

Trang 10

nhiệm và học sinh Bên cạnh đó việc dự giờ trao đổi kinh nghiệm của giáo viên nàycũng thuận tiện hơn không phải bỏ lớp

* Chỉ đạo việc soạn bài

Muốn tiết dạy thành công trước hết phải kể đến công tác chuẩn bị Chuẩn bị đầutiên của giáo viên là lập kế hoạch bài dạy Lập kế hoạch bài dạy trên cơ sở địnhhướng chỉ đạo theo tinh thần: Giáo án cần ngắn gọn nhưng có đầy đủ thông tin và thểhiện rõ các phần cơ bản sau:

- Nêu mục tiêu của bài học, gắn với yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kĩ năngthái độ được quy định tại chương trình Tiểu học do Bộ Giáo dục ban hành.

- Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về thiết bị, đồ dùng dạy và học của giáo viênvà học sinh; dự kiến hình thức tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo phù hợp với từngnhóm đối tượng học sinh.

Tôi luôn chú ý bồi dưỡng giáo viên dạy học theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năngvà theo hướng dẫn số 5842/BGD& ĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấptiểu học.

Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy đối với giáo viên, yêu cầu cần họcđối với từng đối tượng học sinh, kể cả học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật hòa nhập.

Căn cứ vào định hướng trên giáo viên lập kế hoạch bài dạy một cách hợp lý.Quá trình thực hiện được sự tiếp sức của các thành viên trong hội đồng bồi dưỡng dovậy trong năm qua việc soạn bài của giáo viên đã bảo đảm các yêu cầu đề ra.

Để quản lý tốt công việc này tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:

- Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài trên cơ sở thực hiện chuẩn kiếnthức kĩ năng và những yêu cầu mới đề ra cho bài soạn.

- Giáo án: Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã xin ý kiến Hiệu trưởng xâydựng một chuyên đề về công tác soạn giảng, trong đó có quy định về cách thức trìnhbày một giáo án Giáo án soạn phải đủ nội dung dung chương trình (không được cắtxén hoặc bỏ bớt tùy ý) và thể hiện rõ từng hoạt động của thầy và trò cũng như nộidung thông tin cần chuyển tải đến học sinh dựa vào (Chuẩn kiến thức – kĩ năng cơbản )

Trang 11

- Phó Hiệu trưởng cùng các tổ trưởng tổ chuyên môn phân công kiểm tra, theodõi, nắm bắt tình hình soạn bài của giáo viên Sau mỗi đợt kiểm tra có nhận xét, đánhgiá xếp loại cụ thể, chính xác, công bằng Tuyên dương hoặc phê bình công khai vàphải mang tính xây dựng.

- Sau đây là quy định trình bày giáo án mà tôi đã xây dựng từ năm hoc 2016 để giáo viên trong trường cùng thực hiện:

2015-I Nội dung giáo án

1 Phần mục tiêu bài học: Yêu cầu đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ

được quy định tại chương trình tiểu học Bộ Giáo dục và Đào tạo phần mục tiêu chínhlà mục đích yêu cầu bài dạy, giáo viên có thể sử dụng tham khảo mục tiêu của sáchgiáo viên nhưng phải diễn đạt lại nếu thấy chưa gọn và có thể ưu tiên nhấn mạnh nộidung trọng tâm đặc biệt nếu có.

2 Đồ dùng dạy học ( Chuẩn bị) tên đồ dùng cần sử dụng:

Sử dụng kênh hình của sách giáo khoa hoặc do học sinh, giáo viên tự làm hoặcsưu tầm

3 Các hoạt động: Xác định các hoạt động dạy học chủ yếu- Dự kiến khung các hoạt động

- Nêu từng hoạt động, từ hoạt động đầu tiên tới hoạt động cuối cùng.

- Dự kiến nội dung từng hoạt động , bao gồm hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khókhăn kèm theo ( nếu có ); lưu ý đến vai trò hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khănkèm theo (nếu có); lưu ý đến vai trò chủ động, tích cực của học sinh.

- Nội dung giáo án không được ghi tắt những từ (cụm từ) không thông dụng.

Trang 12

- Nội dung giảm tải theo Hướng dẫn 5842 phải được ghi rõ ràng dưới tên bàihọc để trong ngoặc đơn (ghi chữ thường)

- Các nội dung tích hợp cần được thể hiện rõ trong giáo án, đánh dấu * và innghiêng nội dung đó.

II Trình bày trang bìa

- Nội dung của trang bìa phải đảm bảo đầy đủ như mẫu kèm theo.

- Phần trang bìa được đóng trong khung (có thể trang trí theo đường viền củakhung)

- Kiểu chữ và cỡ chữ theo mẫu (Times new Roman; cỡ 14; in đậm, đứng) Têngiáo án cỡ chữ 60

- Riêng phần năm học in đậm, nghiêng (Năm học 2015 – 2016).

III Trình bày nội dung

1 Kiểu chữ và cỡ chữ

- Ngày giảng: (Times new Roman; cỡ 14; in đậm, nghiêng).

- Môn in hoa; Times new Roman; cỡ 14; in đậm, đứng.- Các mục, tiểu mục theo mẫu giáo án kèm theo

- Phần chú thích, từ hay cụm từ cần nhấn mạnh giáo viên có thể để in đậm,

nghiêng sao cho hợp lý nhưng phải để trong ngoặc đơn ( ) hay ngoặc kép “ ”2 Căn lề: Lề trái: 3cm Lề phải, lề trên, lề dưới: 2cm

- Giãn dòng theo đúng yêu cầu của Thông tư 01/2011/BNV - dùng single- Một số quy định khác thực hiện đúng mẫu kèm theo.

3 Bìa giáo án, bìa hồ sơ: Sử dụng thống nhất một mẫu bìa ( có mẫu kèm theo)

IV Quy định xử lý các lỗi

1 Giáo án được coi không đạt yêu cầu nếu:

- Trình bày bằng font chữ khác với font quy định (Không phải là font Timesnew Roman)

- Trình bày bằng cỡ chữ không theo quy định hoặc có hai cỡ chữ trở lên

- Có trên 3 câu liền nhau hoặc 3 từ, cụm từ, kí hiệu, công thức rời rạc được innghiêng; in đậm hay gạch chân bừa bãi.

- Tẩy xóa bằng bút tẩy trắng Viết bằng các loại bút, chèn, chỉnh sửa vào giáoán.

Ngày đăng: 14/05/2017, 23:24

Xem thêm: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w