1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh vùng hà nội, bắc ninh, thái nguyên, vĩnh phúc trong phát triển cụm ngành sản xuất điện thoại di động

78 620 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 3,68 MB

Nội dung

Vấn đề chính sách Với chiến lược và quy mô đầu tư rất lớn của Samsung, những hiệu ứng, tác động thu hút hình thành và phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ đã vượt ra ngoài phạm vi địa lý

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, PHỤ LỤC ix

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Bối cảnh 1

1.2 Vấn đề chính sách 2

1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin 3

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Khung phân tích 4

1.7 Cấu trúc luận văn 5

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VÙNG 6

2.1 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6

2.2 GDP bình quân đầu người 7

2.3 Cơ cấu kinh tế 8

2.3.1 Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế 8

2.3.2 Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế 9

2.4 Quy mô, tốc độ, tỷ trọng các ngành kinh tế của Vùng so với cả nước 9

2.5 Năng suất lao động Vùng 12

2.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 12

2.7 Xuất nhập khẩu 13

2.8 Hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) 13

CHƯƠNG 3 NĂNG LỰC CẠNH TRANH NỀN TẢNG CỦA VÙNG 14

3.1 Các yếu tố sẵn có 14

3.1.1 Vị trí địa kinh tế 14

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 15

3.1.3 Quy mô Vùng 16

3.2 Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương 17

3.2.1 Cơ sở hạ tầng xã hội 17

Trang 2

3.2.1.2 Hạ tầng y tế 17

3.2.2 Hạ tầng kỹ thuật 18

3.2.2.1 Hạ tầng giao thông 18

3.2.2.2 Hạ tầng điện 18

3.2.2.3 Hạ tầng bưu chính, viễn thông 19

3.2.2.4 Hạ tầng cấp, thoát nước 19

3.2.3 Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng 19

3.2.3.1 Chính sách tài khóa 19

3.2.3.2 Chính sách đầu tư, tín dụng 22

3.3 Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp 23

3.3.1 Môi trường kinh doanh 23

3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành 24

3.3.2.1 Cụm ngành sản xuất xe máy 24

3.3.2.2 Cụm ngành điện tử 25

3.3.3 Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp 26

CHƯƠNG 4 CỤM NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ MÔ HÌNH KIM CƯƠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN CỤM NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 27

4.1 Lịch sử hình thành cụm ngành sản xuất điện thoại di động của Vùng 27

4.2 Những tác động của Samsung, Microsoft và cụm ngành 28

4.2.1 Thúc đẩy thương mại và cạnh tranh 28

4.2.2 Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 29

4.2.3 Thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ 30

4.3 Sơ đồ cụm ngành sản xuất điện thoại di động 30

4.4 Bản đồ vị trí hoạt động kinh tế của cụm ngành 32

4.5 Mô hình kim cương năng lực cạnh tranh của Vùng 34

4.5.1 Điều kiện nhân tố đầu vào 34

4.5.1.1 Cơ sở hạ tầng 34

4.5.1.2 Hạ tầng nhân lực 36

4.5.1.3 Hạ tầng đổi mới sáng tạo 38

4.5.2 Điều kiện cầu 39

4.5.2.1 Thị trường thế giới 39

4.5.2.2 Thị trường Việt Nam và Vùng 40

Trang 3

4.5.3 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh 42

4.5.4 Các ngành hỗ trợ và liên quan 42

4.5.4.1 Công nghiệp hỗ trợ 42

4.5.4.2 Thể chế hỗ trợ 43

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 45

5.1 Kết luận 45

5.2 Khuyến nghị chính sách 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

PHỤ LỤC 56

Trang 4

Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GRDP Gross Region Domestic Product Tổng giá trị sản phẩm địa phương

Ninh

Mechanics Việt Nam

Việt Nam

Việt Nam Thái Nguyên

Điện thoại di động Samsung Việt Nam

VCCI Vietnam Chamber of Commerce

and Industry

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số của Vùng 16

Bảng 3.3 Tổng thu ngân sách địa phương của các tỉnh, thành trong Vùng 20

Bảng 3.4 Tổng vốn đầu tư và đầu tư từ ngân sách của Vùng từ 2008-2013 22

Bảng 3.5 Chỉ số PCI của các địa phương trong Vùng từ 2008-2014 24

Bảng 4.1 Sản lượng, giá trị xuất nhập khẩu ĐTDĐ và linh kiện giai đoạn 2008-2013 29

Bảng 4.2 Số DN và sản phẩm phụ trợ trong cụm ngành của Vùng 43

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Khung phân tích NLCT địa phương 4

Hình 1.2 Mô hình kim cương NLCT cho Vùng 5

Hình 2.1 Tăng trưởng GRDP của Vùng giai đoạn 2008-2013 6

Hình 2.2 GDP bình quân đầu người của Vùng giai đoạn 2008-2013 7

Hình 2.3 Cơ cấu kinh tế bình quân của Vùng năm 2008 và 2013 8

Hình 2.4 Cơ cấu kinh tế bình quân Vùng theo thành phần kinh tế 9

Hình 2.5 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng các ngành kinh tế so với cả nước 10

Hình 2.6 Quy mô, tỷ trọng và tốc độ thay đổi tỷ trọng các ngành kinh tế của Vùng 10

Hình 2.7 Quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng ngành CN chế biến, chế tạo của Vùng 11

Hình 2.8 NSLĐ bình quân của Vùng giai đoạn 2008-2013 12

Hình 3.1 Vị trí của Vùng Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc 14

Hình 3.2 Cơ cấu chi NSNN của Vùng giai đoạn 2008-2013 21

Hình 3.3 Bình quân tổng đầu tư/GPD của Vùng với các địa phương, 2010-2013 23

Hình 3.4 Sơ đồ cụm ngành sản xuất, lắp ráp xe máy 25

Hình 3.5 Sơ đồ cụm ngành điện tử 26

Trang 6

Hình 4.2 Quy trình sản xuất ĐTDĐ của Samsung 31

Hình 4.3 Sơ đồ cụm ngành sản xuất ĐTDĐ của Vùng 31

Hình 4.4 Vị trí cụm các DN sản xuất linh phụ kiện ĐTDĐ tại Hà Nội 32

Hình 4.5 Vị trí cụm các DN trong cụm ngành sản xuất ĐTDĐ tại Bắc Ninh 32

Hình 4.6 Vị trí cụm các DN trong cụm ngành sản xuất ĐTDĐ tại Thái Nguyên 33

Hình 4.7 Vị trí cụm các DN trong cụm ngành sản xuất ĐTDĐ tại Vĩnh Phúc 33

Hình 4.8 Bản đồ giao thông kết nối cụm ngành của Vùng 34

Hình 4.9 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo của Vùng so với các địa phương khác 37

Hình 4.10 NSLĐ khu vực CN-XD của Vùng so với các địa phương 38

Hình 4.11 Số lượng ĐTDĐ bán ra theo nhà cung cấp giai đoạn 2009-2014 39

Hình 4.12 Thị phần thị trường ĐTDĐ thế giới năm 2009, 2013 40

Hình 4.13 Tỷ lệ sử dụng ĐTDĐ thông minh tại một số quốc gia 41

Hình 5.1 Đánh giá NLCT nền tảng của Vùng 45

Hình 5.2 Đánh giá NLCT của Vùng trong phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ 47

DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 GRDP (giá thực tế) của Vùng giai đoạn 2008-2013 56

Phụ lục 2 Tốc độ tăng GRDP bình quân của Vùng giai đoạn 2008-2013 56

Phụ lục 3 GDP bình quân đầu người của Vùng (giá thực tế) giai đoạn 2008-2013 57

Phụ lục 4 Cơ cấu kinh tế bình quân Vùng theo khu vực kinh tế 57

Phụ lục 5 NSLĐ bình quân Vùng giai đoạn 2008-2013 58

Phụ lục 6 Lũy kế số dự án FDI của Vùng đến 31/12/2013 58

Phụ lục 7 Xuất nhập khẩu của Vùng giai đoạn 2008-2013 59

Phụ lục 8 Diện tích, tỷ lệ lấp đầy và lĩnh vực ưu tiên đầu tư của các KCN trong Vùng 59

Phụ lục 9 Hiện trạng sử dụng đất của Vùng 62

Phụ lục 10 Hạ tầng Y tế của Vùng năm 2013 62

Phụ lục 11 So sánh các chỉ số thành phần PCI với các địa phương khác năm 2013 63

Phụ lục 12 Samsung và quá trình đầu tư tại Việt Nam 63

Trang 7

Phụ lục 14 Yêu cầu đối với nhà cung cấp linh phụ kiện cho Samsung 66 Phụ lục 15 Số lượng ĐTDĐ bán ra theo nhà cung cấp giai đoạn 2009-2014 67

Phụ lục 16 Các DN trong cụm ngành theo địa phương 67

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Bối cảnh

Tại Việt Nam, Canon, LG, Nokia, Intel là các tập đoàn điện tử lớn hàng đầu thế giới

đã lần lượt đến đầu tư, tuy nhiên hiện nay các DN Việt Nam vẫn chưa tham gia được nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn này Tại nơi đặt chân của các DN này cũng

chưa tận dụng điều kiện có DN dẫn đầu để phát triển cụm ngành tại địa phương và vùng

Sự dịch chuyển chiến lược đầu tư của Tập đoàn Samsung vào Việt Nam gần đây đã

đưa Việt Nam từ “cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu” trở thành “cứ điểm sản xuất mới” và sau đó là “cứ điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh” của Tập đoàn này1 khi cung cấp tới 200 triệu/400 triệu (chiếm 50%) sản phẩm điện thoại Samsung trên thế giới Hiệu ứng Samsung đã kéo theo nhiều DN phụ trợ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… đầu

tư vào Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh xung quanh Gần đây nhất, Samsung đã yêu cầu và tạo điều kiện cho DN Việt Nam cung cấp 170 linh phụ kiện cho lắp ráp ĐTDĐ – Đây là điều kiện thuận lợi cho các chính sách phát triển CNHT, cụm ngành, là cơ hội để các DN tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất ĐTDĐ

Cùng với đó, xu hướng dịch chuyển đầu tư hiện nay đang tạo ra nhiều lợi thế cho Việt Nam trong thu hút các nhà đầu tư khi Trung Quốc – công xưởng của thế giới mất dần

ưu thế giá rẻ trong nhiều ngành công nghiệp, lợi thế cạnh tranh trong chuỗi giá trị sản xuất

và lắp ráp giá rẻ nhờ vào giá nhân công, chi phí sản xuất rẻ đang giảm dần Ngành công nghiệp điện tử, trong đó có công nghiệp sản xuất ĐTDĐ cũng được hưởng lợi từ xu hướng này khi Samsung, Microsoft - chủ sở hữu của Nokia Việt Nam cũng quyết định chuyển dây chuyền sản xuất ĐTDĐ từ Trung Quốc, Hungary, Mexico về Bắc Ninh - Việt Nam2

Trang 9

“Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam” với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất lớn về thiết

bị điện tử vào năm 2030 Theo đó, đã xác định rõ 6 vấn đề chiến lược cần thực hiện, trong

đó: 1) Phát triển CNHT phục vụ ngành công nghiệp điện tử; 2) Hình thành các cụm công nghiệp điện tử là 2 trong 6 vấn đề chiến lược đề ra để hiện thực hóa hiện kế hoạch này

1.2 Vấn đề chính sách

Với chiến lược và quy mô đầu tư rất lớn của Samsung, những hiệu ứng, tác động thu hút hình thành và phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ đã vượt ra ngoài phạm vi địa lý địa phương đặt nhà máy của Samsung Chính vì vậy, việc đánh giá NLCT một địa phương riêng lẻ sẽ không thể hiện hết quy mô của cụm ngành, dẫn đến không đủ thông tin đánh giá

để hoạch định chính sách Do vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu, đánh giá NLCT trên quy

mô một Vùng gồm nhiều tỉnh, thành theo các tiêu chí: 1) Địa phương đặt nhà máy sản xuất ĐTDĐ, 2) Có tính đồng nhất về chính sách thu hút, phát triển công nghiệp điện tử và tiếp giáp với địa phương đặt nhà máy sản xuất ĐTDĐ, 3) Có sự gắn kết cao về cơ sở hạ tầng, kinh tế, lao động giữa các địa phương và với địa phương đặt nhà máy sản xuất ĐTDĐ, 4) Tiếp giáp với cảng hàng không Nội Bài - thuận lợi cho xuất khẩu linh phụ kiện

Theo các tiêu chí trên, Vùng tác giả lựa chọn gồm các tỉnh, thành: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc Trong đó Bắc Ninh, Thái Nguyên là địa phương đặt nhà máy sản xuất của Samsung, Microsoft; Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của Vùng; Vĩnh Phúc là tỉnh tiếp giáp với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tiếp giáp với Hà Nội, Thái

Nguyên và có mức độ gắn kết về địa lý, kinh tế, lao động, giao thông rất cao với các địa

phương này Bên cạnh đó, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc cùng có định hướng chính sách ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin

Như vậy, có thể thấy các yếu tố về DN dẫn đầu, vị trí địa lý, chính sách của trung ương và địa phương,… đã được hình thành trong Vùng, đây là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ Vấn đề đặt ra là NLCT của Vùng có đủ để cạnh tranh so với các địa phương lân cận, khu vực khác như Quảng Ninh, Hải Phòng hay vùng Đông Nam Bộ hay không? Cần phải có chính sách gì để nâng cao NLCT Vùng và

Trang 10

phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ Do đó, một cách tiếp cận theo hướng nghiên cứu tổng thể về NLCT của Vùng dựa trên một khung phân tích khoa học sẽ giúp đánh giá được toàn diện NLCT Vùng, qua đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong NLCT của Vùng

và đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp nhằm nâng cao NLCT Vùng trong phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ

1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Luận văn tập trung phân tích, đánh giá NLCT của Vùng cho phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ, qua đó dựng lên bức tranh tổng quát NLCT của Vùng và đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp để phát triển cụm ngành Với mục tiêu này, luận văn trả lời 2 câu hỏi gồm:

Câu hỏi 1: Vùng có NLCT như thế nào trong thu hút, hình thành và phát triển cụm

ngành sản xuất ĐTDĐ?

Câu hỏi 2: Chính phủ, chính quyền địa phương trong Vùng cần có giải pháp gì để

nâng cao NLCT của Vùng cho phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ?

1.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin

Luận văn thực hiện nghiên cứu định tính qua sử dụng các phương pháp thống kê mô

tả, tổng hợp phân tích số liệu, hệ thống chính sách,… để nghiên cứu theo khung phân tích NLCT địa phương và cụm ngành của Micheal E Porter

Nguồn thông tin và số liệu phục vụ cho phân tích chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ sở dữ liệu sẵn có, các ấn phẩm được phát hành, công bố chính thức từ các nguồn chính thống: Niên giám thống kê (NGTK) các tỉnh, thành; Tổng cục Thống kê; Tổng cục Hải Quan; các thông tin, số liệu công bố trên Cổng thông tin điện tử các địa phương, cơ quan nhà nước trung ương; website của các tổ chức khoa học, DN có uy tín;

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng là nhân tố cấu thành NLCT theo khung lý thuyết NLCT địa phương

Trang 11

Phạm vi nghiên cứu: Vùng Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc Số liệu được sử dụng để phân tích trong giai đoạn từ 2008 đến 2013

1.6 Khung phân tích

Nghiên cứu sử dụng khung phân tích NLCT quốc gia của GS Micheal E Porter và các điều chỉnh về mục tiêu, đối tượng nghiên cứu phù hợp với cấp địa phương (cấp tỉnh, thành phố, một Vùng) của TS Vũ Thành Tự Anh (2011) Theo đó, NLCT quốc gia được

đo lường qua năng suất sử dụng lao động, vốn và tài nguyên thiên nhiên, năng suất cao đồng nghĩa với việc tạo ra GTGT cao và đó là yếu tố quyết định sự thịnh vượng của một quốc gia hay một địa phương Khung phân tích đưa ra ba nhóm nhân tố quyết định NLCT

của một địa phương (Hình 1.1), gồm: (1) Các yếu tố sẵn có của địa phương, (2) NLCT ở

cấp độ địa phương và (3) NLCT ở cấp độ DN

Hình 1.1 Khung phân tích NLCT địa phương

Nguồn: Porter (2008), Vũ Thành Tự Anh (điều chỉnh - 2011)

Nghiên cứu sử dụng mô hình kim cương của M Porter (2008) để đánh giá NLCT Vùng trong phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ qua các yếu tố trong mô hình kim cương

Trang 12

(Hình 1.2) gồm: (i) Điều kiện về yếu tố đầu vào, (ii) Điều kiện cầu, (iii) Chiến lược và hoạt

động của DN và (iv) Các ngành hỗ trợ và có liên quan

Hình 1.2 Mô hình kim cương NLCT cho Vùng

Nguồn: Porter (2008)

1.7 Cấu trúc luận văn

Chương 1: Giới thiệu về bối cảnh chính sách, mục tiêu, vấn đề nghiên cứu, phương

pháp nghiên cứu và khung phân tích

Chương 2: Tổng quan tình hình phát triển kinh tế của Vùng

Chương 3: Phân tích, đánh giá NLCT nền tảng của Vùng

Chương 4: Cụm ngành sản xuất ĐTDĐ và mô hình kim cương NLCT của Vùng trong phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ

Chương 5: Kết luận và kiến nghị chính sách

Trang 13

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VÙNG

2.1 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

Quy mô GRDP (giá thực tế) của Vùng năm 2013 đạt 620.540,47 tỷ đồng (tương đương 29,2 tỷ USD), chiếm 17,31% GDP cả nước và gấp 2,6 lần năm 2008 (237.963,54 tỷ đồng), tuy nhiên mức chênh lệch quy mô GRDP giữa các tỉnh trong Vùng khá lớn với Hà Nội là 451.213 tỷ đồng - tương đương 21,2 tỷ USD, gấp 13,4 lần Thái Nguyên (33.683,30

tỷ đồng - tương đương 1,6 tỷ USD) là địa phương có quy mô GRDP nhỏ nhất Số liệu này

cho thấy vị trí, tầm quan trọng của Vùng trong phát triển kinh tế của cả nước (Phụ lục 1)

Hình 2.1 Tăng trưởng GRDP của Vùng giai đoạn 2008-2013

Nguồn: NGTK, Báo cáo tổng hợp KT-XH của các địa phương giai đoạn 2008-2013

Tốc độ tăng GRDP (giá so sánh) bình quân của Vùng giai đoạn 2008-2013 đạt 12,21%/năm, gấp 2,12 lần tốc độ tăng bình quân của cả nước và cao hơn so với 10,17% của TP Hồ Chí Minh nhưng thấp hơn so với 13,24% của Bình Dương Tốc độ tăng trưởng của các địa phương có sự phân hóa và không đều, trong đó: Bắc Ninh bình quân giai đoạn

Trang 14

2008-2013 đạt 18,55%/năm (2010 là 21% và 2011 đạt 32% là các năm Samsung bắt đầu đi vào hoạt động ổn định), tiếp đến là Vĩnh Phúc với 11,8%/năm, thấp nhất là Thái Nguyên với 8,86% Nhịp độ tăng trưởng của các tỉnh, thành trong Vùng thiếu sự ổn định so với TP

Hồ Chí Minh, Bình Dương, đặc biệt là Bắc Ninh và Vĩnh Phúc (Phụ lục 2)

2.2 GDP bình quân đầu người

Bình quân GDP bình quân đầu người bình quân của Vùng (giá thực tế) năm 2013 là 54,7 triệu đồng/người gấp 2,6 lần so với năm 2008 và gấp 1,4 lần cả nước GDP bình quân đầu người của các tỉnh trong Vùng tăng khá nhanh, ngoại trừ Thái Nguyên thấp hơn bình quân cả nước trong cả giai đoạn, Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc - GDP bình quân đầu người qua các năm cao hơn gần 1,4 lần so với cả nước Năm 2013, Hà Nội đạt 63,3 triệu đồng/người (tương đương 2.979,4 USD), Bắc Ninh 67,7 triệu đồng/người, trong khi Thái Nguyên là 29,1 triệu đồng/người So với các địa phương, bình quân GDP bình quân đầu người của Vùng cao hơn Đồng Nai (49,2 triệu đồng), Bình Dương (52,7 triệu đồng), nhưng thấp hơn nhiều so với TP Hồ Chí Minh (96,6 triệu đồng – 4.545USD), Quảng Ninh (63,7

triệu đồng) (Hình 2.2, Phụ lục 3)

Hình 2.2 GDP bình quân đầu người của Vùng giai đoạn 2008-2013

Nguồn: NGTK, Báo cáo tổng hợp KT-XH của các địa phương giai đoạn 2008-2013

Trang 15

2.3 Cơ cấu kinh tế

2.3.1 Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế

Cơ cấu kinh tế bình quân của Vùng trong giai đoạn 2008-2013 với khu vực công nghiệp - xây dựng (CN-XD), thương mại - dịch vụ (TM-DV) chiếm tỷ trọng lớn, năm 2008 chiếm 84,43% và tăng lên 89,7% năm 2013; tỷ trọng khu vực nông nghiệp (NN) giảm dần

từ 15,57% năm 2008 xuống 10,3% năm 2013 Giai đoạn 2008-2013, có sự dịch chuyển mạnh giữa khu vực NN và khu vực CN-XD khi tỷ trọng khu vực NN giảm 5,27% từ 15,57% (2008) xuống 10,3% (2013), trong khi CN-XD tăng 5,24% từ 50,02% (2008) lên 55,26% (2013), TM-DV tỷ trọng thay đổi không đáng kể

Hình 2.3 Cơ cấu kinh tế bình quân của Vùng năm 2008 và 2013

Nguồn: NGTK các địa phương năm 2008, 2013

Giai đoạn 2008-2013, tăng tỷ trọng khu vực CN-XD và TM-DV trong cơ cấu kinh tế

là xu hướng chung của các địa phương trong Vùng Trong đó, Bắc Ninh có mức tăng tỷ trọng CN-XD lớn nhất tới 12,83% từ 61,5% (2008) lên 74,33% (2013), trong khi TM-DV giảm 5,35%, tiếp đến là Vĩnh Phúc và Thái Nguyên Riêng Hà Nội, mức thay đổi tỷ trọng

Trang 16

này không đáng kể và xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ năm 2014 là hướng về khu vực dịch

vụ (Phụ lục 4)

2.3.2 Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

Cơ cấu cho thấy thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của kinh tế ngoài quốc doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đây cũng là hai thành phần

có tác động lớn và là động lực phát triển của Vùng, đặc biệt là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và hiện nay là Thái Nguyên

Hình 2.4 Cơ cấu kinh tế bình quân Vùng theo thành phần kinh tế

Nguồn: NGTK các địa phương năm 2008, 2013

2.4 Quy mô, tốc độ, tỷ trọng các ngành kinh tế của Vùng so với cả nước

Công nghiệp chế biến - chế tạo (giá hiện hành) có quy mô lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng cao nhất (12,26%) của Vùng Về tỷ trọng, vận tải, truyền thông (58,9%); công nghiệp chế biến - chế tạo (33,4%) và xây dựng (30,6%) đều chiếm hơn 30% cả nước

Trang 17

Hình 2.5 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng các ngành kinh tế so với cả nước

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu TCTK, NGTK các địa phương 2008, 2013

Hình 2.6 Quy mô, tỷ trọng và tốc độ thay đổi tỷ trọng các ngành kinh tế của Vùng

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu TCTK, NGTK các địa phương 2008, 2013

Trang 18

Tốc độ thay đổi tỷ trọng giai đoạn 2008-2013 của các ngành kinh tế trong Vùng với vận tải, truyền thông (12,9%); công nghiệp chế biến - chế tạo (8,1%) và xây dựng (7,5%)

là các ngành chiếm tỷ trọng và có tốc độ thay đổi tỷ trọng cao nhất của Vùng so với cả

nước (Hình 2.6)

Hình 2.7 Quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng ngành CN chế biến, chế tạo của Vùng

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu TCTK, NGTK các địa phương 2008-2012

Công nghiệp sản xuất ĐTDĐ thuộc ngành công nghiệp điện tử, có thể thấy rõ những đóng góp của công nghiệp sản xuất ĐTDĐ qua tỷ trọng so với cả nước và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2008-20123

của ngành công nghiệp điện tử (Hình 2.7) Năm 2013, ngành

công nghiệp điện tử của Vùng chiếm tới 95,3% GTSXCN (giá hiện hành) ngành công nghiệp điện tử của cả nước, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2008-2012 lên tới 83%4

3 Tác giả sử dụng số liệu đến 2012, do thấy có sai khác giữa số liệu TCTK và NGTK Bắc Ninh năm 2013

4 Số liệu GDP, GTSXCN năm 2008 của Hà Nội theo giá so sánh 1994 được tác giả chuyển sang giá so sánh

2010 theo hướng dẫn tại TT 02/2012/TT-BKHĐT ngày 4/4/2012

Trang 19

2.5 Năng suất lao động Vùng

Năng suất lao động (NSLĐ) phản ánh chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố cốt lõi trong cạnh tranh và phát triển Theo OECD NSLĐ = GDP/Số lượng lao động5, NSLĐ trong nghiên cứu này được tính bằng GDP (giá thực tế)/Số lao động từ 15 tuổi trở lên của năm Theo cách tính trên, NSLĐ bình quân của Vùng tăng lên qua từng năm, năm 2013 đạt 107,5 triệu đồng/người tăng gấp 2,4 lần so với năm 2008, gấp 1,6 lần cả nước Bắc Ninh gấp 3 lần, Vĩnh Phúc 2,5 lần so năm 2008 là các tỉnh có mức tăng NSLĐ cao nhất Mức độ chênh lệch NSLĐ năm 2013 giữa các địa phương trong Vùng khá lớn khi NSLĐ

của Hà Nội gấp 2,5 lần so với Thái Nguyên (Phụ lục 5)

Hình 2.8 NSLĐ bình quân của Vùng giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu TCTK, NGTK các địa phương 2008-2013

2.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Lũy kế đến hết 2013, tổng số dự án FDI còn hiệu lực của Vùng là 3.337 dự án chiếm 21% số dự án FDI của cả nước với tổng số vốn đăng ký 34.624 triệu USD tương ứng 15%

cả nước Trong đó, Hà Nội tập trung nhiều nhất với 2.702 dự án, tổng vốn đăng ký 22.404 triệu USD, tiếp đến là Bắc Ninh 416 dự án với tổng vốn đăng ký 5.891 triệu USD và Vĩnh

5

Báo cáo nghiên cứu chỉ tiêu tăng năng suất Việt Nam 2006-2007 (2009, tr 12)

Trang 20

Phúc 166 dự án với 2.774,2 triệu USD Suất đầu tư bình quân đạt 10,38 triệu USD/dự án cao hơn mức 7,25 triệu USD/dự án của TP Hồ Chí Minh, 8,22 triệu USD/dự án của Bình Dương nhưng thấp hơn nhiều so với Quảng Ninh (44,14 triệu USD/dự án), Hải Phòng

(25,5 triệu USD/dự án) (Phụ lục 6)

2.7 Xuất nhập khẩu

Giá trị xuất khẩu của Vùng tăng 4,5 lần trong giai đoạn 2008-2013, từ 8 tỷ USD lên 36,4 tỷ USD năm 2013, tương ứng tỷ trọng trong giá trị xuất khẩu cả nước tăng 2,2 lần từ 12,8% lên 27,6% năm 2013 Giá trị nhập khẩu tăng 1,9 lần từ 25,4 tỷ USD lên gần 48 tỷ USD năm 2013, tương ứng với tỷ trọng trong giá trị nhập khẩu cả nước tăng 1,2 lần từ 31,51% lên 36,35% năm 2013 Ngoại thương của Vùng khá sôi động thể hiện độ mở của nền kinh tế và đóng góp lớn vào giao dịch ngoại thương quốc gia Mặc dù vậy, chênh lệch cán cân xuất nhập khẩu của Vùng vẫn còn rất lớn (11,6 tỷ USD năm 2013), điều này thể

hiện phần nào giá trị gia tăng (GTGT) được tạo ra trong Vùng còn khá thấp (Phụ lục 7)

2.8 Hạ tầng các khu công nghiệp (KCN)

Tính đến hết năm 2013, Vùng có 48 KCN với tổng diện tích 14.600,2 ha, trong đó Bắc Ninh 5.243 ha với 11 KCN (8 KCN đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 79,6%); Vĩnh Phúc 4.772,08 ha với 16 KCN (8 KCN đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy 72%), Hà Nội 3.165,11ha với 16 KCN (9 KCN đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy 87%) và Thái Nguyên 1.420

ha với 6 KCN (4 KCN đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 75%, riêng tổ hợp Yên Bình, nơi

đặt nhà máy của Samsung là 8.000 ha) (Phụ lục 8)

Cơ sở hạ tầng các KCN đang hoạt động được xây dựng khá hoàn thiện, nhiều KCN

có tỷ lệ lấp đầy từ 80%-100% như: Nội Bài, Quang Minh I, Bắc Thăng Long, Thạch Thất – Quốc Oai, Khai Quang, Thuận Thành III, VSIP,… Giá thuê đất tại các KCN trong Vùng giao động từ 45USD/m2

đến 110USD/m2/kỳ thuê đất, thấp hơn so với TP Hồ Chí Minh (1,14 triệu đồng – 10,5 triệu đồng tương đương 55USD/m2-504USD/m26), thấp nhất là giá thuê trong các KCN tại Thái Nguyên (45USD-55USD/m2), Bắc Ninh, Vĩnh Phúc giá thuê giao động từ 45USD/m2

Trang 21

CHƯƠNG 3 NĂNG LỰC CẠNH TRANH NỀN TẢNG CỦA VÙNG

3.1 Các yếu tố sẵn có

3.1.1 Vị trí địa kinh tế

Vùng Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc là trung tâm của miền Bắc, với Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, giáo dục và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế, quốc tế của cả nước; Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của Vùng Trung du Miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ kết nối vùng Trung du Miền núi với vùng Đồng bằng Bắc Bộ; Bắc Ninh là cửa ngõ kết nối Hà Nội với Hải Phòng, Quảng Ninh – đầu mối giao thông đường biển trong nước, quốc

tế và Vùng Đông Bắc Bắc Bộ; Vĩnh Phúc là cửa ngõ kết nối Vùng với các tỉnh phía Tây Bắc

và cửa khẩu quốc tế đi Trung Quốc

Hình 3.1 Vị trí của Vùng Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc

Nguồn: Tác giả thực hiện trên bản đồ nền từ Google

Trang 22

Vị trí địa kinh tế của Vùng được đánh giá là rất thuận lợi cho sự hình thành cụm ngành sản xuất ĐTDĐ so với vùng Đông Nam Bộ khi gần thị trường cung cấp linh phụ kiện Trung Quốc và khả năng kết nối thuận tiện với thị trường này qua các cửa khẩu quốc

tế bằng hệ thống các đường cao tốc, quốc lộ

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên Đất: tổng diện tích Vùng là 892,2 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp

349,7 nghìn ha chiếm 39,2%, tập trung chủ yếu tại Hà Nội, Thái Nguyên và Bắc Ninh; đất lâm nghiệp 237 nghìn ha chiếm 26,6%, tập trung chủ yếu ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc Đất chuyên dùng 127,7 nghìn ha chiếm 14,3%, đất ở 13,8 nghìn ha chiếm 1,5% tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và đất chưa sử dụng 108,2 nghìn ha chiếm 12,13%,

tập trung chủ yếu tại Hà Nội và Thái Nguyên (Phụ lục 9) Tài nguyên đất của Vùng khá

phong phú và màu mỡ với 2 nhóm đất chính là đất phù sa và đất đồi, núi thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp

Tài nguyên nước, khí hậu: Gồm nước mặt và nước ngầm, nguồn nước mặt của Vùng

khá phong phú với các hệ thống sông lớn khá dày đặc như Sông Hồng, Sông Lô, Sông Đuống, Sông Cầu, Sông Thái Bình, Sông Công,… và hàng loạt hồ chứa lớn như Hồ Tây, Đại Lải, Núi Cốc, dự trữ khối lượng nước lớn, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá với Vĩnh Phúc khoảng 1 triệu m3/ngày đêm, Bắc Ninh 400 nghìn m3/ngày đêm, Hà Nội 838 nghìn m3/ngày đêm Vùng nằm trong vùng khí hậu khá ôn hòa so với các tỉnh ven biển như Hải Phòng, Quảng Ninh

Tài nguyên rừng, du lịch: Tài nguyên rừng tập trung chủ yếu tại Thái Nguyên và

Vĩnh Phúc gồm Vườn quốc gia Tam Đảo, dãy núi Ngân Sơn, Bắc Sơn,…Tài nguyên du lịch có rất nhiều phong cảnh đẹp, các hồ nước lớn như hồ Tây, Đồng Mô, Suối Hai, Đại Lải, Núi Cốc,…, cảnh quan thiên nhiên, khu nghỉ dưỡng: Tam Đảo, Ba Vì, Đại Lải, … cùng với hàng loạt di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội, truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc đặc trưng của các địa phương trong Vùng Đây là những lợi thế để phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn liền với phát triển đô thị nhằm thu hút các nhà đầu tư đến sống, làm việc và gắn bó lâu dài

Trang 23

Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Vùng chủ yếu tập trung ở Thái

Nguyên với nhóm nguyên liệu cháy, gồm: than mỡ (>15 triệu tấn), than đá (> 90 triệu tấn); khoáng sản kim loại, gồm: kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); khoáng sản phi kim loại, gồm: pyrits, barit, photphorit,…tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; khoáng sản cho sản xuất vật liệu xây dựng phân bổ đều tại các địa phương, gồm: đá xây dựng, đất sét, đá sỏi, cao lanh… với trữ lượng lớn Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản kim loại tạo cho Vùng lợi thế lớn so với Hải Phòng, Quảng Ninh, vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp vật liệu đầu vào, gia tăng GTGT cho các ngành công nghiệp Tuy nhiên, tình trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này quá mức cũng đang đặt ra thách thức phát triển bền vững cho các địa phương trong Vùng

3.1.3 Quy mô Vùng

Diện tích và Dân số: Vùng có diện tích 8.922 km2, chiếm 2,7% diện tích cả nước, bằng 1/3 diện tích Vùng Đông Nam Bộ, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là Thái Nguyên với 3.536,4km2, tiếp sau là Hà Nội 3.324,3Km2 Dân số Vùng là 10.236 nghìn người chiếm 11,4% dân số cả nước nhưng mật độ dân số rất cao với 1.150 người/km2 gấp 4,2 lần mật độ trung bình cả nước và gấp 1,76 lần mật độ Vùng Đông Nam Bộ

Bảng 3.1 Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số của Vùng

Địa phương Diện tích

(km 2 )

Dân số trung bình (Nghìn người)

Mật độ dân số (Người/ km 2 )

Trang 24

3.2 Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương

3.2.1 Cơ sở hạ tầng xã hội

3.2.1.1 Văn hóa, giáo dục

Là vùng tập trung nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao, Cao lan,… Văn hóa rất đa dạng nhưng cũng khá đồng nhất với phần lớn là người dân tộc kinh Vùng là nơi tập trung rất đông các trường đại học và cao đẳng của cả nước với 2 trung tâm đào tạo lớn của cả nước là Hà Nội: 79 trường đại học, cao đẳng, 74 trường trung cấp chuyên nghiệp, 182 trường Phổ thông, 151

cơ sở dạy nghề, 113 cơ quan nghiên cứu khoa học và Thái Nguyên với Đại học Thái Nguyên (8 trường đại học thành viên); 25 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và 52

cơ sở đào tạo nghề Ngoài ra Vĩnh Phúc và Bắc Ninh cũng tập trung 8 trường đại học, học viện, 12 trường cao đẳng, 20 trường trung cấp và 103 cơ sở, trung tâm dạy nghề với đa dạng các ngành nghề

3.2.1.2 Hạ tầng y tế

Theo số liệu thống kê năm 2013, số lượng cơ sở y tế của Vùng là 1.612 cơ sở, trong

đó có 127 bệnh viện (Vùng Đông Nam Bộ là 1.033 cơ sở với 113 bệnh viện) và Hà Nội là nơi tập trung nhiều nhất với 70 bệnh viện, Thái Nguyên 23 bệnh viện Vùng cũng là nơi tập trung các bệnh viện lớn của cả khu vực công và tư, các trường đại học, trung tâm, viện nghiên cứu lớn của cả nước về y tế như bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, 108, 103, Viện K, Việt – Pháp, Viện Nhi,… và các Đại học Y Hà Nội, Dược Hà Nội, Y Thái Nguyên, Y tế Cộng đồng,…

Năm 2013, Vùng có 26.214 giường bệnh, 14.010 bác sỹ, 21.018 y sỹ và y tá Tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân là 13,7 dân cao hơn nhiều mức 7,5 bác sỹ/10.000 dân7 của cả nước (Phụ lục 10) Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ, trình độ cán bộ y tế và cơ sở vật chất có chênh lệch

lớn giữa các địa phương đặc biệt là vùng nông thôn, vùng núi tại Thái Nguyên, Vĩnh Phúc

7

Bộ Y tế (2014, tr 2)

Trang 25

3.2.2 Hạ tầng kỹ thuật

3.2.2.1 Hạ tầng giao thông

Đường hàng không: Sân bay Nội Bài là đầu mối giao thông kết nối tới 40 điểm đến

quốc tế tại Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu và Châu Úc8 tạo lợi thế rất lớn trong giao thương

và du lịch

Đường sắt: với Hà Nội là trung tâm kết nối 5 tuyến đường gồm: Hà Nội – Lào Cai –

Trung Quốc, Hà Nội – Hạ Long – Quảng Ninh; Hà Nội – Lạng Sơn; Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, Hà Nội – Thái Nguyên

Đường bộ: có các Quốc lộ: 1A (Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – TP Hồ Chí Minh), 2

(Hà Nội – Vĩnh Phúc – Hà Giang), 18 (Hà Nội – Bắc Ninh – Quảng Ninh), 38, 3 (Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng), Cao tốc Nội Bài – Vĩnh Phúc – Lào Cai, Cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài,…mức độ liên thông giữa các hệ thống giao thông đường bộ rất cao với trung tâm là Nội Bài, Hà Nội

Đường thủy: có Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng

Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại, Thái Nguyên với tuyến Đa Phúc - Hải Phòng, Đa Phúc - Hòn Gai,… tuy nhiên hạ tầng hệ thống giao thông thủy còn rất hạn chế, chưa được đầu tư và khai thác đúng mức

3.2.2.2 Hạ tầng điện

Hệ thống điện khá tốt với hệ thống các trạm biến áp và đường dây 220kV, 500kV, 32 trạm biến áp 110kV tại Hà Nội, các trạm 110/35/22KV, 220/22KV tại các tỉnh Tại mỗi KCN có trạm biến áp 22KV/0,4 KV,…Nhìn chung, hệ thống điện khá ổn định và hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, Vùng cũng phải đối mặt với tình trạng mất điện do tình trạng thiếu điện của Việt Nam và hiện nay với việc đưa một loạt các nhà máy điện lớn như thủy điện Sơn La, Tuyên Quang,… vào hoạt động, tình hình cung ứng điện đã được cải thiện đáng kể

8

Cơ sở Dữ liệu Thông tin Đầu tư Việt Nam (2014)

Trang 26

3.2.2.3 Hạ tầng bưu chính, viễn thông

Đa dạng các loại hình dịch vụ, phủ sóng toàn bộ các địa phương với chất lượng tốt, đặc biệt là ở các khu đô thị, KCN Hạ tầng đường truyền sử dụng hệ thống cáp quang, băng thông rộng, tốc độ cao kết nối trong nước và quốc tế Mức độ cạnh tranh giữa các DN cung cấp hạ tầng, dịch vụ bưu chính viễn thông trong Vùng rất cao khi tập trung tất cả DN viễn thông hiện nay như VNPT, Vietel, Mobifone, FPT,…

3.2.2.4 Hạ tầng cấp, thoát nước

Hạ tầng cấp thoát nước tại các địa phương được chú trọng đầu tư, tuy nhiên chỉ có Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc có hạ tầng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sinh hoạt tại các đô thị và phát triển công nghiệp Hà nội với 18 nhà máy nước, công suất từ 4.000 đến 98.000 m3/ngày chỉ đảm bảo mức cấp nước trung bình 120 lít/người/ngày đối với 96-97% dân số đô thị Hệ thống thoát, xử lý nước thải được xây dựng tại các khu đô thị

và KCN tuy nhiên tính đồng bộ chưa cao và chất lượng hoạt động còn hạn chế Nhìn chung

hạ tầng này cần phải được cải thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và công nghiệp của Vùng

3.2.3 Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng

3.2.3.1 Chính sách tài khóa

a) Thu ngân sách: Năm 2008, tổng thu của Vùng đạt 87.585,3 tỷ đồng đến năm 2013

đạt 204.411,1 tỷ đồng tăng gấp 2,3 lần so với năm 2008, trong đó thu ngân sách trên địa bàn luôn chiếm trên 57%, đạt cao nhất 66,91% (2009), bình quân giai đoạn 2008-2013 là 62,41% Tốc độ tăng tổng thu ngân sách và thu ngân sách trên địa bàn bình quân giai đoạn 2008-2013 lần lượt là 22,2% và 23,3%

Trang 27

Bảng 3.2 Tổng thu ngân sách nhà nước của Vùng

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Hà Nội 72.407 85.448 108.301 121.919 145.701 164.050 Bắc Ninh 2.477 3.790 6.099 7.215 9.444 11.450 Thái Nguyên 1.535 1.731 2.725 3.662 4.056 4.607 Vĩnh Phúc 11.166 14.293 20.273 23.503 21.583 24.305

Nguồn: NGTK và Quyết toán NSNN của các địa phương từ 2008-2013

Có sự chênh lệch rất lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) và thu ngân sách trên địa bàn của các tỉnh, thành trong Vùng với Hà Nội, Vĩnh Phúc bình quân chiếm 94% tổng thu NSNN và 86% tổng thu ngân sách trên địa bàn Đây cũng là các địa phương đóng góp cho ngân sách trung ương với tỷ lệ phân chia giai đoạn 2008-2010 lần lượt là 45% và 67%; giai đoạn 2011-2013 lần lượt là 42% và 60%, giai đoạn này Bắc Ninh cũng gia nhập các tỉnh, thành đóng góp cho ngân sách trung ương với tỷ lệ phân chia là 93%

Bảng 3.3 Tổng thu ngân sách địa phương của các tỉnh, thành trong Vùng

Trang 28

Mức độ phụ thuộc ngân sách trung ương của Thái Nguyên vẫn còn khá lớn, chiếm 40%-45% tổng thu ngân sách địa phương Bắc Ninh mức độ phụ thuộc giảm dần nhưng vẫn chiếm 4%-16%, Hà Nội và Vĩnh Phúc, tỷ lệ này không đáng kể chiếm khoảng 2%-5% tổng thu ngân sách

b) Chi ngân sách:

Tổng chi NSNN của Vùng năm 2013 đạt 110.099,3 tỷ đồng chiếm 11,26% dự toán

cả nước và gấp 2 lần so với năm 2008, tỷ trọng so với cả nước được giữ khá ổn định trong

cả giai đoạn

Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi, năm 2008 chiếm 28,2%

và tăng lên 41,7% năm 2013, tiếp đến là chi đầu tư phát triển (ĐTPT) với 34,2% năm

2013, tuy nhiên mức tăng so với năm 2008 là không cao Đáng lưu ý, chi chuyển nguồn của Vùng khá cao và có giảm dần trong những năm gần đây nhưng vẫn chiếm tới 19,6% cơ cấu chi năm 2013, tỷ trọng này cần phải được giảm thiểu để đảm bảo hiệu quả đầu tư

Hình 3.2 Cơ cấu chi NSNN của Vùng giai đoạn 2008-2013

Nguồn: NGTK, Quyết toán ngân sách các địa phương từ 2008-2013

Trang 29

3.2.3.2 Chính sách đầu tƣ, tín dụng

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định đến tăng trưởng kinh tế, chính sách đầu tư, tín dụng có tác động trực tiếp đến đầu tư từ NSNN và vốn đầu tư toàn xã hội của Vùng

Bảng 3.4 Tổng vốn đầu tƣ và đầu tƣ từ ngân sách của Vùng từ 2008-2013

Nguồn: NGTK các địa phương trong Vùng từ 2008-2013

Có thể thấy, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Vùng liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2013, năm 2013 đạt 356.568 tỷ đồng gấp 2,3 lần năm 2008 Trong khi đó, tổng vốn đầu tư từ NSNN (không gồm vốn vay, vốn tự có của DN nhà nước và vốn huy động khác) năm 2013 đạt 45.566,8 tỷ đồng, chiếm 12,78% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cao hơn gần 3 lần so với 15.537,3 tỷ đồng năm 2008 Với vị trí trung tâm có vai trò, đóng góp quan trọng,

Hà Nội là địa phương chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư xã hội (78,3%) và vốn đầu tư từ NSNN (83%) của Vùng

Trang 30

Hình 3.3 Bình quân tổng đầu tư/GPD của Vùng với các địa phương, 2010-2013

Nguồn: Tác giả thực hiện từ số liệu NGTK các địa phương, 2010-2013

Tỷ trọng bình quân tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng vốn đầu tư từ NSNN với GDP trong giai đoạn 2010-2013 cho thấy quy mô và mức độ tác động vào tăng trưởng kinh tế của các nguồn vốn này trong Vùng Bình quân giai đoạn 2010-2013 tổng vốn đầu tư từ NSNN bằng 7,54% GDP bình quân Vùng, trong khi tổng vốn đầu tư xã hội bằng 58,43% GDP bình quân Vùng, các chỉ tiêu này đều cao hơn TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Phòng nhưng thấp hơn so với Quảng Ninh Trên thực tế, các nguồn vốn này đã cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng tại các địa phương trong Vùng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông, điện, cấp thoát nước,…; hạ tầng KCN; khu đô thị

3.3 Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp

3.3.1 Môi trường kinh doanh

Đánh giá môi trường kinh doanh của Vùng theo chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy: Kết quả xếp hạng từ 2008-2013, Bắc Ninh và Thái Nguyên có những nỗ lực cải thiện thứ hạng, Hà Nội không có sự cải thiện đột phá và Vĩnh Phúc thiếu sự nỗ lực, quyết tâm để duy trì vị trí và cải thiện PCI so với các tỉnh, thành khác Nhìn chung năm

Trang 31

2013, các địa phương trong Vùng đều nằm trong nhóm xếp hạng khá Tuy nhiên so với một số địa phương lân cận như Quảng Ninh (hạng 4), Hải Phòng (hạng 15) thì các địa phương trong Vùng vẫn còn khoảng cách lớn, điều này đặt ra những thách thức trong cạnh tranh thu hút đầu tư cũng như đòi hỏi nỗ lực cải thiện chỉ số PCI của mỗi địa phương

Bảng 3.5 Chỉ số PCI của các địa phương trong Vùng từ 2008-2014

Hà Nội với các DN dẫn đầu là Toyota, Honda, Piaggio, Yamaha…; công nghiệp luyện kim

ở Thái Nguyên; công nghiệp điện tử, Tuy nhiên, các cụm ngành này hình thành, phát triển mang tính tự phát nhiều hơn là do định hướng Hiện nay với việc tiếp cận khái niệm

về cụm ngành, việc hoạch định chính sách phát triển công nghiệp, khu KCN tại các địa phương đã có sự điều chỉnh theo hướng hình thành cụm ngành

3.3.2.1 Cụm ngành sản xuất xe máy

Các DN trong cụm ngành tập trung trong phạm vi địa lý hẹp và hoạt động theo các cụm (1) Công nghệ nguyên vật liệu; (2) Công nghệ chế tạo linh kiện; (3) Công nghệ lắp

Trang 32

ráp cụm Mức độ cạnh tranh của cụm ngành là rất cao, đặc biệt trong cụm công nghệ lắp ráp và công nghệ chế tạo linh phụ kiện

Hình 3.4 Sơ đồ cụm ngành sản xuất, lắp ráp xe máy

Nguồn: FETP, Dự án nhóm Phát triển Vùng và Địa phương MPP6, “Phát triển cụm ngành xe máy ở Vĩnh

Phúc” (2014)

3.3.2.2 Cụm ngành điện tử

Phạm vi, quy mô rộng hơn cụm ngành sản xuất ĐTDĐ là cụm ngành điện tử, trong

đó Vùng là nơi hội tụ nhiều DN dẫn đầu như: Cannon, Samsung, Nokia, Foxcon,…Đây là yếu tố giúp nâng cao NLCT của Vùng cho phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ

Trang 33

Hình 3.5 Sơ đồ cụm ngành điện tử

Nguồn: FETP

3.3.3 Hoạt động và chiến lƣợc của doanh nghiệp

Môi trường cho thành lập và phát triển DN của các địa phương trong Vùng được

đánh giá khá tốt qua các chỉ số thành phần của PCI như: gia nhập thị trường; tính minh bạch; hỗ trợ DN; đào tạo lao động,…Điểm bình quân Vùng của một số chỉ số không chênh lệch nhiều so với địa phương đứng đầu là Đà Nẵng như tính minh bạch đạt 6,22 điểm so với 6,49 điểm; đào tạo lao động đạt 6,04 điểm so với 6,53 điểm hay hỗ trợ DN đạt 5,75 điểm cao hơn so với 5,36 điểm của Đà Nẵng (Phụ lục 11)

Vùng là nơi tập trung trụ sở của nhiều hiệp hội trong cả nước như: Hiệp hội các DN đầu tư nước ngoài, Hiệp hội DN điện tử, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam,… Tại mỗi địa phương cũng thành lập ra nhiều hiệp hội, câu lạc bộ DN theo ngành nghề Tuy nhiên, hiện nay chỉ một số ít hiệp hội phát huy được vai trò của mình và thực sự có đóng góp cho sự phát triển của các DN thành viên

Trang 34

CHƯƠNG 4 CỤM NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ

MÔ HÌNH KIM CƯƠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN CỤM NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

4.1 Lịch sử hình thành cụm ngành sản xuất điện thoại di động của Vùng

Sự có mặt của các DN điện tử lớn trong Vùng là khá sớm với Canon là nhà đầu tư đầu tiên, năm 2001 tại KCN Thăng Long Sau những thành công ban đầu, Canon bắt đầu

mở rộng sản xuất với các nhà máy tại Bắc Ninh năm 2005, 2006 đưa Vùng có mặt trong bản đồ sản xuất thiết bị điện tử trên thế giới Canon cũng thu hút một loạt các DN cung cấp linh kiện điện tử đầu tư vào KCN Thăng Long - Hà Nội, Quế Võ và Tiên Sơn - Bắc Ninh,… Hiệu ứng này cùng với sự thành công của Samsung Vina tại Việt Nam và vị trí địa kinh tế quan trọng, gần nguồn cung cấp linh phụ kiện là nền tảng tác động tới chiến lược đầu tư sản xuất ĐTDĐ của Samsung vào Vùng và sau này là Microsoft

Hình 4.1 Quá trình hình thành cụm ngành sản xuất ĐTDĐ của Vùng

Nguồn: Tác giả tổng hợp và thực hiện

Trang 35

Bắt đầu bằng sự xuất hiện của Samsung vào tháng 3/2008, tiếp đó là quá trình tăng vốn và chuyển hướng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam của Samsung đã đưa Việt Nam trở

thành “điểm đầu tư chiến lược”, “cứ điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh của Samsung”

Sau những thành công ban đầu, Nokia (nay là Microsoft) vào năm 2012 và mới đây nhất

LG vào năm 2014 là nhà hai đầu tư tiếp theo sản xuất ĐTDĐ tại Vùng và Việt Nam (Phụ lục 12)

Quá trình dịch chuyển, lựa chọn địa điểm đầu tư được thúc đẩy nhanh bởi quyết tâm chính trị của chính quyền Bắc Ninh, Thái Nguyên và sự ủng hộ của Chính phủ khi chấp nhận SEV, Microsoft là DN công nghệ cao (năm 2010 theo Luật Công nghệ cao SEV chưa

đáp ứng tiêu chuẩn) và cho các địa phương này dành nhiều ưu đãi “vượt trần” cho

Samsung, Microsoft như: dùng ngân sách hỗ trợ 50% phí sử dụng hạ tầng, hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động là người dân của tỉnh 12 tỷ đồng (1,5 triệu đồng/người)9, và ưu đãi hưởng thuế thu nhập DN 10% trong 30 năm (theo khung là 15 năm), sau đó tiếp tục được giảm 50% thuế thu nhập DN trong 3 năm tiếp theo10 sau khi hưởng ưu đãi theo khung là 9 năm Ngoài ra còn có các ưu đãi khác về lĩnh vực hải quan khi 3 DN của Samsung được: miễn kiểm tra hồ sơ hải quan và hàng hóa thực tế; khai hải quan 1 lần; được ưu tiên áp dụng chế

độ tự thanh khoản, hoàn thuế trước và sau kiểm tra… trong quá trình thông quan, trước và sau thông quan; ngoài ra còn các ưu đãi về nghiên cứu và phát triển (R&D),

4.2 Những tác động của Samsung, Microsoft và cụm ngành

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã từng nói rằng, SEV như một điển hình trong thu hút FDI ở Việt Nam, bởi quy mô đầu tư lớn, sức lan tỏa mạnh mẽ đối với kinh tế

- xã hội Việt Nam11 và Vùng cũng không nằm ngoài tác động này

4.2.1 Thúc đẩy thương mại và cạnh tranh

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ĐTDĐ năm 2013 đạt 29,29 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 21,24 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước và tăng 86,7 lần so với năm 2009 (0,2 tỷ USD); nhập khẩu cũng tăng lên qua từng năm, năm 2013 là 8,05 tỷ USD, tăng 5,4 lần so với năm 2010 (1,49 tỷ USD)

Trang 36

CNHT cho sản xuất ĐTDĐ chưa phát triển nên phần lớn linh phụ kiện được nhập khẩu, thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc Năm 2011, thị trường nhập khẩu ĐTDĐ và các linh kiện lớn nhất từ Trung Quốc với 67,3%, Hàn Quốc 28,8%; năm

2013 Trung Quốc chiếm tới 70,8%, Hàn Quốc giảm còn 27,4%, Đài Loan 0,8%

Quy mô thị trường trong Vùng và cả nước khá nhỏ Các sản phẩm ĐTDĐ sản xuất trong Vùng chủ yếu được xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia, gồm các nước EU, Nga, UAE, Ấn

Độ, HongKong, ASEAN Năm 2011, thị trường xuất khẩu chính gồm các nước EU chiếm 42,6%, HongKong 9,6%, Nga 7,8%, Ấn độ 5,4%; năm 2013, thị trường xuất khẩu chính là các nước EU chiếm 38,4%, UAE 16,1%; ASEAN 11,7%, HongKong 4,2%

Bảng 4.1 Sản lượng, giá trị xuất nhập khẩu ĐTDĐ và linh kiện giai đoạn 2008-2013

Năm (Triệu chiếc) Sản lượng

Giá trị XK-NK (Tỷ USD)

Giá trị (Tỷ USD)

Tỷ trọng trong tổng GTXK(%)

Giá trị (Tỷ USD)

Tỷ trọng trong tổng GTNK(%)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của TCTK, Tổng cục Hải Quan giai đoạn 2008-2013

Hiệu ứng đầu tư của Samsung, Microsoft cùng với sự bùng nổ của thị trường Viễn thông đã kéo theo sự ra đời của các DN sản xuất, lắp ráp ĐTDĐ thương hiệu Việt như: Q-mobile (2008), Mobiistar (2009), FPT Mobile (2009), Viettel (2011), HiPT Mobile (2011), VNPT (Avio), Mobell (2012), CMC (BluePhone),… Tuy nhiên, một điểm chung của tất cả các thương hiệu Việt là toàn bộ linh phụ kiện đều được gia công tại Trung Quốc

4.2.2 Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Đóng góp dễ nhận thấy nhất là giải quyết việc làm, phát triển dịch vụ, thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,… tại các địa phương đặt nhà máy sản xuất ĐTDĐ Kể từ khi đi vào hoạt động, Samsung đã nộp thuế cho Bắc Ninh từ 19,74 tỷ đồng năm 2009, 82,52 tỷ đồng năm 2010, hơn 137,67 tỷ đồng năm 2011, gần 425 tỷ đồng năm 2012 và lên đến hơn

Trang 37

1.000 tỷ đồng năm 2013 chiếm 8,73% tổng thu NSNN năm 2013 của Bắc Ninh, lũy kế số thuế đã nộp trong 5 năm hoạt động là hơn 1.665 tỷ đồng Với Microsoft, con số này thấp hơn rất nhiều, chỉ 1,46 triệu USD năm 2013

Samsung, Microsoft và các DN phụ trợ đã tạo việc làm cho 179.435 lao động, trong

đó làm việc tại Bắc Ninh là 100.227 lao động, Hà Nội là 9.141 lao động, Thái Nguyên là

59.500 lao động và Vĩnh Phúc là 10.567 lao động (Phụ lục 16)

4.2.3 Thúc đẩy thu hút đầu tƣ, phát triển công nghiệp hỗ trợ

Samsung, Microsoft đã thu hút nhiều DN vệ tinh tham gia vào chuỗi sản xuất ĐTDĐ đầu tư vào Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và các tỉnh thành lân cận Hết năm

2014, đã có 79 DN cung cấp linh phụ kiện cho Samsung, trong đó có 61 DN tập trung trong Vùng Tỷ lệ nội địa hóa của SEV năm 2012 đạt 16%12, năm 2013 đạt 33%13

(tỉ lệ nội địa hóa này gồm của các DN Việt Nam và FDI tại Việt Nam) cho thấy mức độ phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu đã giảm đồng nghĩa với việc các DN phụ trợ đã đi vào hoạt động

và cung cấp linh phụ kiện cho công nghiệp sản xuất ĐTDĐ trong Vùng

Các chính sách hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, mua hàng,… của Samsung, Nokia có tác động lớn đến sự phát triển CNHT sản xuất ĐTDĐ và cụm ngành Tháng 9/2014, qua

“Hội thảo phát triển CNHT tại Việt Nam” Samsung đã đối thoại và đưa ra yêu cầu cung

cấp 170 linh phụ kiện gồm: màn hình, sạc pin, bộ thích ứng, loa, mic, angten, động cơ, bàn

phím, đinh vít, hộp, tem nhãn, miếng đệm,… (Phụ lục 13) cho các DN trong nước Cùng

với đó là công khai quy trình, quy định và các nguyên tắc, chuẩn mực trong hợp tác, kinh

doanh với Samsung (Phụ lục 14) Đáng chú ý, các quy định về R - Sự đáp ứng nhanh, D - giao hàng linh hoạt, đáp ứng các yêu cầu khẩn trong chính sách mua hàng của Samsung

mang lại lợi thế lớn trong thu hút các DN phụ trợ đầu tư vào Vùng, nơi gần nhà máy sản xuất ĐTDĐ của Samsung

4.3 Sơ đồ cụm ngành sản xuất điện thoại di động

Từ quy trình sản xuất ĐTDĐ của Samsung (Hình 4.2) và những đánh giá tổng quan

về cụm ngành, tác giả xây dựng sơ đồ cụm ngành sản xuất ĐTDĐ của Vùng (Hình 4.3)

12 Ông Shim Won Hwan - Tổng Giám đốc SEV trong cuộc gặp gỡ với truyền thông ngày 9/7/2013

13

Tú Uyên (2014)

Trang 38

Hình 4.2 Quy trình sản xuất ĐTDĐ của Samsung

Nguồn: Samsung Electronics Việt Nam

Hình 4.3 Sơ đồ cụm ngành sản xuất ĐTDĐ của Vùng

Nguồn: Tác giả tổng hợp và thực hiện

Trang 39

4.4 Bản đồ vị trí hoạt động kinh tế của cụm ngành

Hình 4.4 Vị trí cụm các DN sản xuất linh phụ kiện ĐTDĐ tại Hà Nội

Ghi chú: Diện tích > 2.000 lao động Nguồn: Số liệu từ http://www.congdoanhanoi.org.vn, Bản đồ nền tại http://hanoi.gov.vn/

Hình 4.5 Vị trí cụm các DN trong cụm ngành sản xuất ĐTDĐ tại Bắc Ninh

Ghi chú: Diện tích = 10.000 lao động Nguồn: Số liệu của BQL các KCN Bắc Ninh, bản đồ nền tại http://www.izabacninh.gov.vn/

Ngày đăng: 10/05/2017, 17:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Nguyên Đức (2013), “Samsung không ngừng đổ vốn, Việt Nam được gì?”, Báo đầu tư điện tử - baodautu.vn, truy cập ngày 23/3/2015 tại địa chỉ:http://baodautu.vn/samsung-khong-ngung-do-von-viet-nam-duoc-gi-d3577.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Samsung không ngừng đổ vốn, Việt Nam được gì?”, "Báo đầu tư điện tử - baodautu.vn
Tác giả: Nguyên Đức
Năm: 2013
20. Cục thống kê thành phố Hà Nội, “Số liệu thống kê”, thongkehanoi.gov.vn, truy cập ngày 28/12/2014 tại địa chỉ: http://thongkehanoi.gov.vn/a/so-lieu-thong-ke-1398235238/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê”, "thongkehanoi.gov.vn
21. Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội, “Tin tức hoạt động”, congdoanhanoi.org.vn, truy cập ngày 22/3/2015 tại địa chỉ: http://www.congdoanhanoi.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tin tức hoạt động”, "congdoanhanoi.org.vn
22. Trung tâm Thông tin và Xúc tiến đầu tư Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội (2013), “Các KCN và khu chế xuất, khu công nghệ cao Hà Nội, tiềm năng và hợp tác đầu tư” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các KCN và khu chế xuất, khu công nghệ cao Hà Nội, tiềm năng và hợp tác đầu tư
Tác giả: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến đầu tư Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội
Năm: 2013
27. Tổng Cục Hải Quan, “Thống kê Nhập khẩu, Xuất khẩu hàng hóa tháng 12 các năm 2009 đến 2013”, customs.gov.vn, truy cập ngày 27/3/2015 tại địa chỉ:http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/SoLieuDinhKy.aspx?Group=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê Nhập khẩu, Xuất khẩu hàng hóa tháng 12 các năm 2009 đến 2013”", customs.gov.vn
28. Chí Hiếu – Công Thành (2014), “Samsung xin ga riêng ở Nội Bài”, Vnexpress.net, truy cập ngày 27/3/2015 tại địa chỉ: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/samsung-xin-ga-rieng-o-noi-bai-3044413.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Samsung xin ga riêng ở Nội Bài
Tác giả: Chí Hiếu – Công Thành
Năm: 2014
30. Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh (2015), “Thông tin kinh tế xã hội”, pso.hochiminhcity.gov.vn, truy cập ngày 27/3/2015 tại địa chỉ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin kinh tế xã hội”, "pso.hochiminhcity.gov.vn
Tác giả: Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2015
31. Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, “Bảng giá đất và tỷ lệ còn trống”, hepza.hochiminhcity.gov.vn, truy cập ngày 25/12/2014 tại địa chỉ:http://www.hepza.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/kcn_kcx-tphcm/bang-gia-dat Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng giá đất và tỷ lệ còn trống”, "hepza.hochiminhcity.gov.vn
32. Nguyễn Văn Huân (2012), Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn, Kỷ yếu Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Văn Huân
Năm: 2012
33. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, “Hệ thống quản lý thông tin cơ bản các tỉnh/thành phố”, thongtincoban.molisa.gov.vn, truy cập ngày 01/04/2015 tại địa chỉ http://thongtincoban.molisa.gov.vn/so-lieu-tinhtp_t592c0tn.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống quản lý thông tin cơ bản các tỉnh/thành phố”, "thongtincoban.molisa.gov.vn
34. Anh Minh (2013), “Ưu đãi vượt khung cho Samsung Bắc Ninh là dựa trên tiền lệ”, Thời báo Kinh tế Việt Nam – vneconomy.vn, truy cập ngày 23/3/2015 tại địa chỉ:http://vneconomy.vn/doanh-nhan/uu-dai-vuot-khung-cho-samsung-bac-ninh-la-dua-tren-tien-le-2013032812045164.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ưu đãi vượt khung cho Samsung Bắc Ninh là dựa trên tiền lệ
Tác giả: Anh Minh
Năm: 2013
35. Công ty Cổ phần phát triển giải pháp trực tuyến Moore (2014), “Smartphone: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của DN”, moore.vn, truy cập ngày 23/3/2015 tại địa chỉ: http://moore.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Smartphone: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của DN”, "moore.vn
Tác giả: Công ty Cổ phần phát triển giải pháp trực tuyến Moore
Năm: 2014
37. Ohno, Kenichi (2006), Công nghiệp phụ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản - tập 1, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp phụ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản
Tác giả: Ohno, Kenichi
Năm: 2006
38. Ohno, Kenechi và đ.t.g (2010), Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam (tập 1), Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
Tác giả: Ohno, Kenechi và đ.t.g
Năm: 2010
39. Ohno, Kenichi (2006), Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản – Bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, Diễn đàn phát triển kinh tế Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản – Bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam
Tác giả: Ohno, Kenichi
Năm: 2006
40. FETP (2014), “Phát triển cụm ngành xe máy ở Vĩnh Phúc”, Dự án nhóm Phát triển Vùng và Địa phương MPP6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển cụm ngành xe máy ở Vĩnh Phúc”
Tác giả: FETP
Năm: 2014
42. Nguyệt Quế (2014), “Samsung và hành trình 5 năm tại Việt Nam”, Cafef.vn, truy cập ngày 25/11/2014 tại địa chỉ: http://cafef.vn/doanh-nghiep/samsung-va-hanh-trinh-5-nam-tai-viet-nam-2014101010193330015.chn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Samsung và hành trình 5 năm tại Việt Nam”, "Cafef.vn
Tác giả: Nguyệt Quế
Năm: 2014
44. Samsung Việt Nam, “Thông tin công ty”, samsungcareers.com.vn, truy cập ngày 27/4/2015 tại địa chỉ: https://samsungcareers.com.vn/RCPostInit.do Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin công ty”, "samsungcareers.com.vn
46. Bộ Tài Chính, “Số liệu công khai ngân sách nhà nước”, mof.gov.vn, truy cập ngày 04/4/2015 tại địa chỉ http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu công khai ngân sách nhà nước”, "mof.gov.vn
47. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, “Thông tin kinh tế, xã hội”, thainguyen.gov.vn, truy cập ngày 22/12/2014 tại địa chỉ http://thainguyen.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin kinh tế, xã hội”, "thainguyen.gov.vn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w