Do đó tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là “Lễ hội Kỳ yên đình Tiên Thủy xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre” nhằm mục đích nghiên cứu về vai trò và ý nghĩa của Lễ hội K
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ HẬU
TRÀ VINH, NĂM 2015
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bến Tre có một hệ thống di tích lịch sử văn hóa rất
đa dạng và phong phú Hiện nay, Bến Tre có 16 di tích cấp quốc gia, 25 di tích cấp tỉnh đa dạng về loại hình như: lịch
sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật, lưu niệm danh nhân trong đó có nhiều công trình, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tiêu biểu như: chùa Tuyên Linh, đình Bình Hòa,
Từ trước đến nay, việc nghiên cứu lễ hội Kỳ yên ở Bến Tre chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là về vấn
đề văn hóa tinh thần, văn hóa phi vật thể Hơn nữa, việc nghiên cứu sâu trường hợp này sẽ làm cho nhận thức của các tầng lớp trong xã hội được nâng lên góp phần bảo tồn
và phát triển lễ hội cổ truyền nói riêng và di sản văn hóa của dân tộc nói chung Do đó tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là “Lễ hội Kỳ yên đình Tiên Thủy (xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre)” nhằm mục đích nghiên cứu về vai trò và ý nghĩa của Lễ hội Kỳ yên trong đời sống tinh thần của người Nam bộ nói chung và Bến Tre nói riêng
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Các công trình nghiên cứu trước năm 1975
Trước năm 1975, có: công trình Việt Nam phong tục
của Phan Kế Bính, Nxb Văn học, 2008; Toan Ánh với bộ
Nếp cũ, Nxb Trẻ, 2005;…
2.2 Các công trình nghiên cứu sau năm 1975
Sau năm 1975, các công trình nghiên cứu về lễ hội
cổ truyền và văn hóa dân gian với một số tác phẩm tiêu biểu
như: Nguyễn Duy Hinh với Tín ngưỡng Thành hoàng Việt
Trang 3Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1996; Tín ngưỡng dân gian Việt Nam do Lê Như Hoa chủ biên, Nxb Văn hóa thông tin,
2001; Nguyễn Hữu Hiếu có Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam
bộ, Nxb Trẻ, 2004; Ngô Đức Thịnh với Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Trẻ, 2012; Văn hóa dân gian người Việt ở Nam bộ của Thanh Phương, Hồ Lê,
Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh, Nxb Thời Đại, 2012;
Đình Nam Bộ - tín ngưỡng và nghi lễ, Nxb Tp Hồ Chí
Minh, 1993 do Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường,
Hồ Tường biên soạn; Đình Nam Bộ, xưa và nay Nxb Đồng
Nai, 1999 của Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường;
Sơn Nam có Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam, Nxb Trẻ, 2014; Tìm hiểu một số hiện tượng văn hóa dân gian
Bến Tre, Nxb Khoa học xã hội, 1997 của tác giả Nguyễn
Chí Bền;…
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: lễ hội Kỳ yên Chủ thể nghiên cứu: Những người tham gia lễ hội Khách thể nghiên cứu: những nhà quản lý và các chính sách bảo tồn
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1 Về không gian: đình Tiên Thủy (xã Tiên
Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre)
3.2.2 Về thời gian: lễ Kỳ yên: chủ yếu trong các
ngày 10,11,12 tháng 11 âm lịch
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Trang 4Phương pháp điền dã dân tộc học
Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp Văn hóa học
Phương pháp nghiên cứu liên ngành
5 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa của lễ hội Kỳ yên trong
đời sống tinh thần của người dân xã Tiên Thủy nói riêng và
huyện Châu Thành nói chung, đặc biệt là lễ Du thần
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham
khảo, đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về đối tượng
nghiên cứu
Chương 2: Diễn trình lễ hội Kỳ yên đình Tiên Thủy
Chương 3: Lễ hội Kỳ yên với đời sống nhân dân
Tiên Thủy
7 Đóng góp của đề tài
Việc nghiên cứu lễ hội Kỳ yên đình Tiên Thủy nhằm
nhận diện đặc trưng văn hóa của tín ngưỡng và lễ hội Kỳ
yên ở Bến Tre, nêu lên ý nghĩa, vai trò của lễ hội trong đời
sống tinh thần của nhân dân, cộng đồng trong vùng và
những người tham gia lễ hội
Trang 5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng và lễ hội
1.1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng
1.1.1.2 Khái niệm lễ hội
1.1.2 Khái niệm Đình làng và lễ Kỳ yên
1.1.2.1 Khái niệm Đình làng
1.1.2.2 Khái niệm lễ Kỳ yên
1.2 Tổng quan về tỉnh Bến Tre và huyện Châu Thành 1.2.1 Tổng quan về tỉnh Bến Tre
1.2.2 Tổng quan về huyện Châu Thành và xã Tiên Thủy 1.2.2.1 Tổng quan về huyện Châu Thành
Tín ngưỡng tôn giáo
1.2.3 Tổng quan hệ thống đình làng ở Bến Tre 1.3 Tổng quan về đình Tiên Thủy
1.3.1 Nguồn gốc xây dựng đình Tiên Thủy
1.3.2 Đặc điểm đình Tiên Thủy
Trang 61.3.3 Kiến trúc đình Tiên Thủy
1.3.4 Các vị thần được phụng thờ ở đình Tiên Thủy
Đình Tiên Thủy thờ phụng 4 vị thần, đã được phong sắc, bao gồm: Thành Hoàng bổn cảnh, Cao Các Quảng Độ tôn thần, Đại Càn Quốc Gia Nam Hải, Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi Đình còn phụng thờ các vị thần không có sắc phong: Thần nông, Thần Hổ, Ngũ Hành nương nương, Thổ Thần, Bà Chúa Xứ và Quan Thánh Đế Quân Ngoài ra, đình còn phụng thờ: Quốc tổ Hùng Vương, Tiền hiền Hậu hiền,
Tả ban Hữu ban, Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiến sỹ trận vong
có hộ khẩu ở xã Tiên Thủy
1.3.4.1 Thần Thành hoàng bổn cảnh
1.3.4.2 Thần Cao Các Quảng độ tôn thần
1.3.4.3 Thần Đại Càn Quốc gia Nam hải
1.3.4.4 Thiên Y A Na Diễn Ngọc phi
Trang 7CHƯƠNG 2 DIỄN TRÌNH LỄ HỘI KỲ YÊN
2.2.2 Các nghi thức cúng trong phần Lễ
Lễ Kỳ yên kéo dài trong 03 ngày (10, 11, 12 tháng
11 âl) với các phần lễ chính: Lễ tế Thần nông, Lễ cúng Tiền vãng, Tế chiến sĩ, Lễ Du thần, Lễ Cầu an, Lễ Tỉnh sanh, Lễ Xây chầu - Đại bội, Lễ Túc yết, Lễ Chánh tế, Lễ Tống khách
và phần hội với 03 tuồng hát
Bắt đầu lúc 13 giờ ngày 10 tháng 11 Đây là một lễ cúng mang đầy đủ nghi thức và lời xướng nhất của lễ hội Trong đó, lễ vật cúng Thần nông có 8 mâm giống nhau gồm: đầu heo, dụm heo, lòng heo, mâm xôi, mâm trầu cau Bàn
Tả ban, Hữu ban thì lễ vật gồm một dĩa thịt heo có ba xương sườn, một dĩa xôi, một dĩa rau, một tô cháo, một dĩa nước mắm Bàn Hạ tịch lễ vật gồm một dĩa thịt heo, một dĩa xôi, một tô cháo, một dĩa rau, một dĩa nước mắm, một chai rượu, một chai nước, một tô nước, một bộ dao – thớt Lễ vật ở bốn ngôi miếu giống nhau, gồm: một dĩa thịt heo có hai xương sườn, một dĩa rau, một dĩa nước mắm, một tô cháo, một dĩa xôi nhỏ Nghi thức cúng Thần Nông do ông Hương Nông làm Chủ tế
Trang 8Trong mỗi nghi thức cúng đều có một Ban Tế tự và
lễ sinh, có nghi thức cúng do ông Chủ tế (Chánh tế) đảm trách Lễ sinh sẽ xướng các nghi thức tế lễ để Ban Tế tự thực hiện theo Theo vị Hương văn của đình (ông Phan Văn Bách, Mười Bách) và quan sát của tác giả và thì chỉ có nghi thức cúng Thần Nông là thực hiện đầy đủ các nghi thức cúng tế, các lễ sau đã được giản lược bớt nhưng vẫn đảm bảo tính trang trọng, tôn nghiêm Do các lễ sau được thực hiện cũng giống như lễ này nên tác giả không lập lại nữa mà chỉ nêu tổng quát về lễ vật dâng cúng, người thực hiện (Chủ tế) và thời gian thực hiện mà không nêu chi tiết cúng tế của từng lễ
Diễn ra từ 14 giờ ngày 10 tháng 11 Nghi thức này nhằm tri ân các vị “tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ”, các vị tiền bối có công tạo lập ngôi đình đã quá vãng, thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: uống nước nhớ nguồn Lễ vật cúng Tiền vãng gồm 5 mâm giống nhau; một dĩa xôi, một dĩa đồ xào, một tô canh, một dĩa thịt kho, một tô cháo
Để thực hiện nghi thức này, Chủ tế là các ông Hiền (Thượng Hiền, Trung Hiền và Thuật Hiền)
Đến 15 giờ cùng ngày là đến phần Lễ Tế chiến sỹ
Lễ này nhằm nhắc nhở các thế hệ hôm nay và mai sau về công lao của những chiến sĩ đã hiên ngang ngã xuống để bảo vệ từng tất đất của quê hương Lễ vật gồm: một đầu heo luộc chín, một mâm xôi, một dĩa rau, một tô cháo và sáu
Trang 9mâm lễ vật giống nhau, bao gồm: một dĩa xôi, một dĩa đồ xào, một tô canh, một dĩa thịt kho, một tô cháo, một dĩa nước mắm, một dĩa rau, 18 chén cơm, một chai rượu Lễ này do người đứng đầu chính quyền địa phương (Chủ tịch xã) làm Chủ tế
2.2.4.4 Lễ Du thần
Đây là nghi thức rước sắc thần du ngoạn trong xóm làng để nhân dân được dâng cúng các lễ vật và cầu mong sự phù hộ, che chở của thần Lễ này do một ông Phó bái đình phụ trách chung Bắt đầu lễ Du thần thì đội múa lân mở đường, sau đó là học trò lễ, đội quân khiêng kiệu sắc thần, ban nhạc lễ và một số chức việc trong đình, cuối cùng là nhân dân và du khách Đoàn du thần đi theo lộ trình nhất định: xuống sông Tiên Thủy ở trước đình rồi đến mõm cồn Khánh Hội, quay về lên đất liền và du thần 3 vòng chợ Tiên Thủy, sau đó lên xe đến UBND xã Tiên Thủy Trong UBND xã Tiên Thủy đã lập sẵn một bàn hương án ở trước sân, đoàn du thần sẽ thắp hương ở bàn hương án này, đi quanh 3 vòng sau
đó đi qua đền thờ liệt sĩ của xã, đối diện với UBND xã, chỉ cách một con đường Sau khi thực hiện các nghi thức cần thiết, đoàn lên xe trở về chợ Tiên Thủy rồi xuống ghe tiếp tục theo sông Tiên Thủy đến xã Tiên Long (cũng trong cồn Khánh Hội) rồi quay về đình Lễ Du thần kéo dài khoảng 3 giờ, kết hợp nhiều loại phương tiện như: ghe, xuồng máy, xe
và có nhiều người tham gia Nơi đoàn du thần đi qua nếu đường sông thì hai bên bờ nhân dân đốt đuốc lá dừa, bày bàn hương án; đường bộ thì chỉ bày bàn hương án với những
Trang 10phẩm vật mang tính đặc sản của địa phương để tiếp giá nghinh thần mà người dân nghĩ là tốt nhất, trang trọng nhất
2.2.2.5 Lễ Cầu an
Nghi thức lễ Cầu an do các chùa Phật trong xã Tiên Thủy đảm trách, bao gồm các chùa: chùa Phật Nhựt, chùa Tiên Đài, chùa Bửu Tạng, chùa Từ Ân Các ngôi chùa này cùng họp lại thực hiện nghi thức tụng kinh cầu an Đây vốn
là một nghi thức của đạo Phật đã tồn tại nhiều năm và đã dần dần xâm nhập vào đình miếu biểu hiện sự hòa hợp của các tín ngưỡng tôn giáo trong cộng đồng dân tộc Việt Nam Tham dự lễ này có đại diện các ngôi chùa nêu trên cùng Phật tử trong xã, đông đảo nhân dân quanh vùng và du khách tham gia lễ hội Thực hiện nghi thức này có lễ vật là hoa, quả
2.2.2.6 Lễ Túc yết
Lễ Túc yết diễn ra vào lúc 0 giờ ngày 11 tháng 11 âl Túc yết là túc trực để xin ra mắt, nghinh tiếp thần Chịu trách nhiệm chính ở buổi lễ cúng là ông Chánh bái Lễ vật
là một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa muối, gạo Ngoài ra còn có những lễ vật khác do nhân dân mang đến dâng cúng Lễ này cũng có một bài văn tế và sau khi kết thúc ông Chánh tế đốt bản văn này và một ít giấy tiền vàng bạc Thực hiện nghi thức này cũng có ba tuần rượu
và một tuần trà
2.2.2.7 Lễ Tỉnh sanh
Lễ Tỉnh sanh (hay còn gọi lễ Thỉnh sinh) có lễ vật
là một con heo sống trước bàn Hương án Nội Con heo này phải một màu nhất định (hoặc trắng hoặc đen) Người
Trang 11chịu trách nhiệm cúng nghi thức này là ông Chánh bái Viên Chánh tế làm lễ xong, con heo được mang ra ngoài
2.2.2.8 Lễ Xây chầu - Đại bội
Lễ Xây chầu
Theo truyền thống thì đình Tiên Thủy thực hiện nghi thức xây chầu theo hình thức bán văn bán võ Để chọn người thực hiện lễ Xây chầu thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản như: rành về các nghi thức hành lễ, có đạo đức, tuổi càng cao càng tốt, đông con, nhiều cháu, nhưng quan trọng nhất phải hiểu biết các nghi thức hành lễ, đạo đức và có sức khỏe tốt Hình thức xây chầu văn có nội dung rõ ràng, thời gian tiến hành ngắn gọn Lễ này do ông Thượng Hiền của đình thực hiện
Đại bội
Đại bội là những vũ điệu có nguồn gốc từ múa cung đình với ý nghĩa giải thích các thuyết trong kinh Dịch thông qua hình thức nghệ thuật cụ thể là bằng các màn múa kèm theo các lời cầu chúc mưa thuận gió hòa, dân khang vật thịnh,
2.2.2.9 Lễ Chánh tế
Lễ Chánh tế (hoặc Đoàn Cả hay Đàn Cả, tùy theo đình) tiếp tục phần Lễ vào lúc 0 giờ ngày 12 tháng 11 với nghi thức cũng giống Lễ Túc yết chỉ khác một chút Nếu lễ Túc yết có mục đích nghênh thần thì ở lễ Đoàn Cả lại nhằm
tạ ơn thần Thực hiện nghi thức cúng này sẽ do hàng Tế trong hương chức đình phụ trách (Chánh Tế, Phó Tế và Bồi Tế)
2.2.2.10 Lễ Tống khách
Lễ này bắt đầu lúc 5 giờ chiều của ngày cuối cùng
Lễ vật gồm một đầu heo luộc, lòng heo, một phần bánh
Trang 12ngọt, hương, hoa và dùi trống trong lễ Xây chầu đem đi tống khách Các lễ vật này được đặt trên chiếc bè thủy lục Chiếc
bè có mái che được được kết bằng thân cây chuối dán bằng giấy màu đỏ (hồng điều), xung quanh được trang trí bằng nhiều loại hoa mà nhân dân dâng cúng Người ta tin rằng, chiếc bè trôi càng xa thì các dịch bệnh cũng như ôn hoàng dịch lệ cũng theo đó mà đi xa, không thể đeo bám dân làng
2.2.3 Các hoạt động trong phần Hội
Phần Hội tuy không phong phú như phần Lễ nhưng nhiều tuồng, tích, trò diễn ra náo nhiệt, làm tăng thêm sự hứng khởi cho du khách tham gia lễ hội Bên cạnh đó, hội cũng là dịp để nhân dân vui chơi, giải trí sau những ngày làm việc mệt nhọc Phần Hội là ba xuất hát bội để phục vụ nam phụ lão ấu gần xa
Bất cứ ai đến cúng đình đều được đón tiếp như nhau
mà không phân biệt sang - hèn, nam - nữ, lớn - nhỏ, quan – dân, xa – gần, Mọi người đều bình đẳng trước thần và được đối xử như nhau Sau khi lễ thần, mọi người được mời
ra nhà khách phía sau dùng cơm thân mật Các món ăn do Ban hậu cần chuẩn bị như cháo, món xào, món canh, món kho, xôi, và đặc biệt luôn có món heo quay và món xôi Heo quay là lễ vật mà nhân dân dâng cúng thần được “kiến” lại cho đình
Trang 13thường trong khi đó một số ngôi đình ở Bến Tre đều tổ chức
Kỳ yên nhằm lễ hạ điền tháng 3, tháng 4 âm lịch còn lại đa phần tổ chức một năm hai lần: lễ Hạ điền vào trung tuần tháng 3, tháng 4 và tháng 5 âl, lễ Thượng điền vào trung tuần tháng 11 và tháng 12 âl
Có thể so sánh lễ hội Kỳ yên đình Tiên Thủy với đình Phước Tuy Đây là một đình khá đồ sộ của huyện Ba Tri Theo truyền thống thì hàng năm đình Phước Tuy tổ chức lễ Kỳ yên vào hai lệ: Hạ điền (ngày 16, 17/4 âm lịch), Thượng điền (ngày 16, 17/11 âm lịch) Lễ Hạ điền
có các nghi cúng: Thỉnh sắc, An vị, Túc yết, Tiền vãng, Chánh cúng, Tống khách, Hườn sắc (Hoàn sắc) Lễ Thượng điền có các lễ cúng: Thỉnh sắc, An vị, Thần nông, Tiền vãng, Chánh cúng, Tống khách, Hườn sắc (Hoàn sắc) Như thế, chúng ta thấy hai lễ kỳ yên chỉ thay đổi lễ cúng Tiền vãng (Hạ điền) và Thần nông (Thượng điền)
mà thôi, các lễ cúng còn lại đều giống nhau, giờ cúng cũng giống nhau chỉ khác ngày Do đình Phước Tuy sắc phong không được cất giữ ở đình mà đem đi nơi khác nên
có thêm các nghi cúng Thỉnh sắc, An vị và Hườn sắc (Hoàn sắc)
Tiểu kết chương 2
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày 10,11,12 tháng 11 âm lịch cũng là lễ Thượng điền của đình Lúc này là thời kỳ nông nhàn, cây trái thu hoạch đã xong Lễ Kỳ yên với các
lễ cúng chính như: Lễ tế Thần nông, Lễ cúng Tiền vãng,
Lễ Tế chiến sĩ, Lễ Du thần, Lễ Túc yết, Lễ Tỉnh sanh, Lễ Xây chầu - Đại bội, Lễ Chánh tế, Lễ Tống khách, Đến
Trang 14với lễ dù với phẩm vật gì nhưng trên tất cả là sự cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối, vật nuôi đều sinh sôi nảy nở Lễ Kỳ yên thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh qui tụ về với lễ vật trên tay như: heo quay, hoa, quả, nhang đèn, Hơn nữa, phần Hội với 3 xuất hát bội cũng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cha ông
Các lễ, nghi thức cúng đều theo cổ lệ từ xưa mà ông cha ta đã truyền lại mà không thể thay đổi đặc biệt nhất là
lễ Du thần mà theo chúng tôi, ở Bến Tre chỉ có đình Tiên Thủy là có lễ này