1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoạt động công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở cộng đồng dân tộc mông tại xã cán chu phìn huyện mèo vạc tỉnh hà giang (Tóm tắt, trích đoạn)

35 391 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 566,97 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- NGUYỄN THỊ HUỆ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MÔNG TẠI XÃ CÁN CHU PHÌN HUY

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HUỆ

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MÔNG TẠI XÃ CÁN CHU PHÌN HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HUỆ

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MÔNG TẠI XÃ CÁN CHU PHÌN HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội

Mã số: 60 90 01 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Tuấn Anh

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Tuấn Anh, người đã định hướng, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quí thầy cô trong khoa Xã hội học nói chung và bộ môn Công tác xã hội nói riêng, của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện để có được những kiến thức, kỹ năng của một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, từ đó hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình, kết quả cuối cùng của 2 năm cao học Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo, cán bộ chính quyền xã Cán Chu Phìn đã cung cấp những tài liệu và thông tin cần thiết cho đề tài mà tôi nghiên cứu

Cuối cùng tôi gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những người

đã động viên giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình viết luận văn

Học viên

Nguyễn Thị Huệ

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các kết luận đƣợc trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Học viên

Nguyễn Thị Huệ

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3

2.1.Nghiên cứu trong nước 6

2.2.Nghiên cứu trên thế giới 3

3.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 9

4.Mục tiêu nghiên cứu 9

5.Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 9

6.Phương pháp nghiên cứu 10

7.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 11

8.Cấu trúc luận văn 12

PHẦN 2 NỘI DUNG 13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 13

1.1 Khái niệm công cụ 13

1.1.1 Công tác xã hội 13

1.1.2 Nghèo đói 14

1.1.3 Xóa đói giảm nghèo 14

1.2.Lý thuyết vận dụng 16

1.2.1.Lý thuyết trị liệu nhận thức hành vi của Sheldon 16

1.2.2 Lý thuyết vai trò 17

1.3 Địa bàn nghiên cứu 17

1.3.1 Đặc điểm tự nhiên 17

1.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 18

1.4 Các quan điểm về xóa đói giảm nghèo 23

1.4.1 Chủ trương của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo 23

1.4.2 Quan điểm của chính quyền địa phương về xóa đói giảm nghèo 27

Trang 6

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MÔNG TẠI XÃ CÁN CHU PHÌN HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ

GIANG 29

2.1 Thực trạng chung về đói nghèo tại xã Cán Chu Phìn 29

2.1.1 Thực trạng về thu nhập 30

2.1.2 Thực trạng nhà ở 34

2.1.3 Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục 36

2.1.4 Tiếp cận nước sạch và vệ sinh 45

2.1.5 Tiếp cận thông tin 49

2.2 Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói 50

2.2.1 Nguyên nhân do thiếu vốn, thiếu kiến thức 51

2.2.2 Nguyên nhân do đông con, thiếu lao động, bệnh tật 52

2.2.3 Nguyên nhân do chi tiêu không có kế hoạch 53

2.2.4 Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên và môi trường không thuận lợi 54

CHƯƠNG 3 HỖ TRỢ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MÔNG TẠI XÃ CÁN CHU PHÌN HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG DƯỚI GÓC ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI 56

3.1 Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ vay vốn 56

3.2 Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ tư liệu sản xuất 63

3.3 Hoạt động công tác xã hội đối với việc dạy nghề, tạo việc làm cho con em dân tộc thiểu số 68

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 78

Trang 7

MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Ngày nay, nghèo đói và chống nghèo đói đã trở thành vấn đề toàn cầu Nhiều quốc gia, tổ chức và diễn đàn quốc tế đều lấy hoạt động chống nghèo đói làm một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình hoạt động

Là một nước đang phát triển lựa chọn xu hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề xoá đói, giảm nghèo và đầu tư nhiều công sức, tiền của cho chương trình xoá đói, giảm nghèo cả trên bình diện quốc gia lẫn trên bình diện địa phương Quá trình thực hiện chương trình quốc gia về xoá đói, giảm nghèo ở nước ta thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định như số hộ nghèo theo chuẩn cũ giảm cả tuyệt đối và tương đối, số hộ nghèo vươn lên làm giàu ngày một nhiều hơn, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là nước có thành tích vượt trội trong xoá đói, giảm nghèo… Tuy nhiên, kết quả xoá đói giảm nghèo ở nước ta thời gian qua chưa vững chắc, số

hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao [1,tr30]

Hà Giang là một tỉnh nghèo ở địa đầu tổ quốc, nơi đây với địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng cơ sở còn thấp kém, kinh tế chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn Tỉnh có 6 huyện vùng cao nằm trong số 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất nước (khoảng 50%) là: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần Trong đó, Mèo Vạc là huyện vùng cao núi đá của tỉnh, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán lạc hậu, mặc dù các cơ chế chính sách trong công tác xóa đói giảm nghèo đã được thực thi Xong trong thực tế các cơ chế chính sách về xóa đói giảm nghèo không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả Đặc biệt, đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện có tỉ lệ nghèo khá cao so với mặt bằng chung của huyện, các chủ trương chính sách về xóa đói giảm

Trang 9

nghèo đã được triển khai trên địa bàn huyện nhiều khi chưa thật sự sát sao cho nên dẫn đến sự không đồng đều, chính vì vậy đồng bào dân tộc Mông luôn rất cần sự quan tâm đến từ phía các cấp lãnh đạo, chính quyền cũng như từ phía

xã hội [52]

Trong số đó Cán Chu Phìn là một trong những xã nghèo nhất cả huyện, đồng bào dân tộc Mông tại xã chiếm đến hơn 90% tổng số dân trong xã, và gần như đều thuộc hộ đói, nghèo hoặc cận nghèo Họ có tập quán du canh, du

cư đốt nương làm rẫy, sau này nhà nước ta có chính sách định cư nên ngày nay họ đã có cuộc sống tương đối ổn định Lương thực chính của họ là cây ngô với món ăn truyền thống là Mèn Mén Bản tính cua họ là chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, thẳng thắn sống có tình nghĩa và rất tôn trọng chử tín Họ cũng có tinh thần tự tôn dân tộc rất cao, và rất hay tự ti, mặc cảm nên khi tiếp xúc, vận động thuyết phục họ cần hết sức lưu ý vấn đề này, họ rất khó thay đổi xong khi đã làm cho họ tin tưởng thì rất vững chắc Do họ sống ở những nơi rất khó khăn về địa lý, khí hậu và điều kiện canh tác nên điều kiện sống của họ rất cực khổ Nhà nước ta đã rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc ít người nói chung và đối với đồng bào Mông nói riêng xong cuộc sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn cần phải được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn [51]

Hiện nay các hoạt động công tác xã hội đang ngày được ứng dụng phổ biến vào giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có xóa đói giảm nghèo.Tại xã Cán Chu Phìn, trong các chương trình xóa đói giảm nghèo đã có sự tham gia của nhân viên xã hội được biểu hiện qua những hoạt động, dịch vụ cụ thể Thông qua kết quả xóa đói giảm nghèo của xã, cho thấy hiệu quả đóng góp không nhỏ từ các hoạt động công tác xã hội thực tiễn Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ tuy nhiên với tình hình đặc điểm nhân lực cán bộ, trình

độ người dân, việc triển khai các hoạt động công tác xã hội vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục Tất cả nhằm hướng tới xây dựng các hoạt động công tác

Trang 10

xã hội chuyên nghiệp trong hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã nói riêng và toàn

xã hội nói chung

Chính vì những lý do và tính cấp thiết của vấn đề đã nêu trên nên học

viên đã chọn đề tài luận văn là: ”Hoạt động Công tác xã hội trong xóa đói

nghèo ở cộng đồng dân tộc Mông tại xã Cán Chu Phìn huyện Mèo Vạc tỉnh

Hà Giang”

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1.Nghiên cứu trên thế giới

Hoạt động CTXH trong xóa đói giảm nghèo là một trong những hoạt động được ưu tiên hàng đầu với mỗi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng chậm Chính vì thế, không chỉ riêng Việt Nam mà trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đói nghèo Trong khuôn khổ Luận văn, học viên đề cập đến một số nghiên cứu sau:

Xoá đói giảm nghèo và vai trò của nhân viên công tác xã hội (Poverty

eradication and the role for social workers), nghiên cứu này chỉ ra rằng: Trong thực tế tất cả các nơi trên thế giới, những người làm công tác xã hội lo ngại về đói nghèo đã tăng lên, những nguồn lực thiếu, nguyên nhân của việc đẩy con người vào đói nghèo Ở cấp vi mô của thực hành hàng ngày, các nhân viên xã hội làm việc để đối phó với đói nghèo cùng với việc đánh giá rủi ro, làm việc một cách sáng tạo và sáng tạo để giúp người dân (cá nhân và cộng đồng) hiểu tình hình của họ và thay đổi hành vi và môi trường của họ Một vai trò quan trọng là phát triển cộng đồng, đòi hỏi kỹ năng phân tích cộng đồng, lập kế hoạch xã hội, tổ chức cộng đồng và hoạt động xã hội Phát triển cộng đồng đòi hỏi khả năng để thúc đẩy các cơ hội kinh tế cho người dân khu vực thông qua việc duy trì công nghiệp, phát triển doanh nghiệp địa phương, đào tạo việc làm Vai trò khác là cộng đồng thực hành giúp mọi người khám phá nguồn tài nguyên riêng của họ và khả năng của mình để tạo ra ảnh hưởng và thay đổi tích cực Tầm quan trọng của điều này đã được nhấn mạnh bằng cách

Trang 11

nhận ra rằng nghèo đói liên quan đến một tập hợp phức tạp của các tương tác giữa các đặc điểm cá nhân và một nguồn lực của cộng đồng và các cơ hội Vào những lúc khó khăn, nhân viên xã hội đánh giá về rủi ro của các cá nhân

và họ phải sử dụng khả năng và ảnh hưởng của họ để bảo vệ các nạn nhân của đói nghèo từ bản thân hoặc từ những người khác Ví dụ như tình trạng bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ em hoặc sức khỏe tâm thần Nhân viên xã hội làm việc với những người nghèo đói và chứng kiến hành vi của họ thay đổi tầm quan trọng của việc tích hợp lý thuyết về các giá trị chuyên nghiệp mà mọi người tôn trọng, sự lựa chọn và quyết định của mình Trong phương pháp này, cộng đồng thực hành kết hợp làm việc với các cá nhân và gia đình có công việc cộng đồng, tập trung vào nguồn lực và cơ hội tăng cường cùng với năng lực

cá nhân và cá nhân phát triển ra các nguyên nhân nghèo đói của họ Đó là điều cần thiết cho xóa đói giảm nghèo hiệu quả [46]

Nói đến phương pháp tiếp cận đến xoá đói giảm nghèo, tác giả cho rằng: Tham vấn và sự tham gia của cá nhân, gia đình và các nhóm dân cư là những yếu tố quan trọng trong xóa đói giảm nghèo Kế hoạch và thực hiện các biện pháp và các dự án nhằm đưa họ ra khỏi nghèo đói và nghèo đói cùng cực, và hỗ trợ họ để tự tin tăng khả năng tự lực là cách tiếp cận phổ biến mà nhân viên xã hội đã làm trong quá khứ Vai trò của chính phủ và hợp tác quốc

tế là rất quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo Phối hợp với các tổ chức khác như các tổ chức cộng đồng và các nhóm tự lực, và khu vực tư nhân, các chính phủ có thể đi tiên phong bởi các chính sách phát triển và bắt đầu các hành động bền vững để chấm dứt hoặc ít nhất là làm giảm đáng kể tỷ

lệ mắc nghèo đói trên thế giới [46]

Mặc dù nghèo có nghĩa là sự khan hiếm các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu cơ bản, nhiều chiến lược để giảm nghèo bền vững là nhằm vào những nguyên nhân cơ bản của tình hình, chứ không phải chỉ cung cấp các nguồn lực hỗ trợ trực tiếp Tham gia, tự chủ, tính bền vững, và trao quyền

Trang 12

là những nguyên tắc quan trọng thường được các nhân viên xã hội áp dụng trong việc thiết kế các chiến lược xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy hội nhập

xã hội Hệ thống thuế cũng được sử dụng ở một mức độ nào đó, để xóa đói giảm nghèo [46]

Mục tiêu và phổ quát trong việc giảm nghèo (Targeting and universalism in

poverty reduction), nghiên cứu này có nội dung như sau: Trong phần lớn lịch

sử của nó, chính sách xã hội có liên quan đến việc liệu các nguyên tắc cốt lõi đằng sau cung cấp xã hội sẽ được "phổ quát", hoặc chọn lọc thông qua "mục tiêu" Theo phổ quát, toàn bộ dân là người thụ hưởng các lợi ích xã hội như là một quyền cơ bản, trong khi đang nhắm mục tiêu, đủ điều kiện cho lợi ích xã hội liên quan đến một số loại phương tiện thử nghiệm để xác định "thật sự xứng đáng" Các chính sách là hầu như không bao giờ hoàn toàn phổ quát hay hoàn toàn dựa trên mục tiêu Tuy nhiên, nó có xu hướng nằm đâu đó giữa hai khía cạnh trên Nó có thể được quyết định trong chính cơ hội trong cuộc sống của cá nhân và trong việc mô tả trật tự xã hội Bài viết này được chia thành hai phần Trong phần đầu tiên, Thandika Mkandawire thảo luận về các lực lượng đằng sau sự chuyển đổi từ phổ quát đối với chọn lọc trong việc sử dụng chính sách xã hội để chống lại đói nghèo ở các nước đang phát triển Trong phần thứ hai, một đánh giá của các bài học từ chính sách như vậy, ông cho rằng những khó khăn hành chính nhắm mục tiêu vào các nước nghèo, các cơ

sở kinh tế chính trị của các lựa chọn chính sách, và các hậu quả của việc lựa chọn chính sách khuyến khích cá nhân Mkandawire đặc biệt chú trọng hiệu quả chi phí, bởi vì những người ủng hộ của chọn lọc trong cuộc chiến chống đói nghèo nâng cao nó như là đối số chính trong lợi của mình [48]

Vai trò của quỹ tín dụng trong xóa đói giảm nghèo: Nghiên cứu của

RemenyiJoe, Benjamin Quinones đã chứng minh được mức tăng thu nhập từ những hộ được nhận được tín dụng nhỏ cao hơn những nhóm hộ đối chứng (nhóm không vay) Ở Indonesia, mức tăng thu nhập trung bình hàng năm của

Trang 13

những hộ có vay tăng lên 12,9% so với mức tăng 3% của nhóm đối chứng Tương tự như vậy, ở Bangladesh mức tăng thu nhập trung bình năm của nhóm vay là 29,3% trong khi nhóm đối chứng là 22%, ở Sri Lanka là 15,6%

so với nhóm đối chứng là 9% Kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ cũng cho kết quả tương tự mức tăng thu nhập trung bình năm của nhóm vay là 46% trong khi nhóm không vay mức tăng thu nhập trung bình năm chỉ tăng 24% [49]

2.2.Nghiên cứu trong nước

Nghèo đói là một trong năm vấn đề lớn có tính chất toàn cầu: ô nhiễm môi trường sinh thái, khủng hoảng năng lượng, bênh tật, thất nghiệp, nghèo đói Vì thế vấn đề xoá đói giảm nghèo không chỉ giành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, của tổ chức xã hội của nhiều nước trên thế giới Ở nước

ta cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xoá đói, giảm nghèo cả ở trong nước lẫn ngoài nước, cả về góc độ xã hội lẫn góc độ kinh tế… Đáng chú ý là một số công trình sau:

Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiếu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, nghiên cứu này làm rõ thực trạng đói nghèo và công tác

xóa đói giảm nghèo cụ thể ở từng vùng dân tộc thiểu số: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, miền Trung và Nam bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Nam Bộ Đồng thời chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số [18]

Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Công trình của Ts Lê

Xuân Bá và các đồng nghiệp đã được viết thành sách Vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn gắn bó và chịu ảnh hưởng của quan hệ giai cấp và các chế độ xã hội khác nhau Hiện tượng bị tha hóa và tự tha hóa con người dưới chế độ tư bản chủ nghĩa luôn là một lực cản đối với công việc xóa đói giảm nghèo Trong tác phẩm này tác giả đã đưa ra được những cái nhìn chung nhất, tổng quát nhất về tình hình nghèo đói và công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Nghèo đói được nhìn nhận và đánh giá ở nhiều mức độ khác nhau Cũng

Trang 14

trong tác phẩm này, công tác xóa đói giảm nghèo cũng được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau Bên cạnh việc đánh giá tình hình chung, tác phẩm còn đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững [1]

Vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam: Tác phẩm được hoàn thiện sau khi nước ta bỏ nền kinh tế

bao cấp được 7 năm, cuộc sống nhân dân đã phần nào được cải thiện tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế vẫn bị cấm vận nên nền kinh tế phải tự mình vận động là chính Tác phẩm đã tìm hiều từng khía cạnh và mối liên hệ giữa các vấn đề đã nêu Đặt ra vấn đề cần giải quyết giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội cũng như vấn đề nghèo đói của Việt Nam [31]

Xoá đói, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số; phương pháp tiếp cận: Tác

phẩm đánh giá hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại một số vùng dân tộc thiểu số cũng như một số cách tiếp cận trước đó Dựa trên tình hình thực tế và hiệu quả cũng như mô hình đã áp dụng trong thời gian trước đó tác giả đã đưa

ra một số phương pháp tiếp cận mới để công tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả [21]

Cuộc chiến chống nghèo đói thực trạng và giải pháp: Tác giả cho rằng

tín dụng ưu đãi là biện pháp tỏ ra có tác dụng mạnh trong việc trợ giúp hộ nghèo đặc biệt là nhóm nghèo nhất Tuy nhiên, lưu tâm về vấn đề bền vững của các hoạt động tín dụng ưu đãi này, theo tác giả, cần phải thay đổi cơ chế, từng bước chuyển dần từ cơ chế ưu đãi, bao cấp (lãi suất thấp, không phải thế chấp) sang cơ chế thương mại, gắn tín dụng với tiết kiệm, hạn chế rủi ro cho người nghèo và nhất là cung cấp tín dụng kịp thời Tác giả cũng đề xuất lộ trình nâng dần lãi suất theo cơ chế thị trường Đối với các xã quá khó khăn có thể áp dụng lãi suất ưu đãi thêm một thời gian, đối với vùng có điều kiện phát triển hơn thì chuyển sang cho vay hộ nghèo với lãi suất thương mại, khuyến khích hộ nghèo kết hợp vay vốn với tiết kiệm, trợ giúp đào tạo, chuyển giao công nghệ [18]

Trang 15

Định hướng tiếp cận giải quyết vấn đề về nghèo đói ở nước ta: Trong

tác phẩm này một lần nữa tác giả khẳng định nghèo đói là vấn đề toàn cầu không một quốc gia nào giải quyết triệt để được Tác giả khẳng định Những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo là một thành công không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.làm cho bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất; đời sống của đại đa số người dân được nâng cao, đặc biệt là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc ở miền núi, phụ nữ (thu nhập tăng 21%, đời sống được cải thiện không chỉ trên khía cạnh ăn, mặc mà còn khía cạnh sức khỏe, đi lại, học hành, ); tạo được sự đồng thuận cao hơn giữa các tầng lớp dân cư các nhóm xã hội Mục tiêu tổng thể của chương trình là tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, tự lực vượt qua nghèo đói, vươn lên khá giả và làm giàu Thành tựu xóa đói, giảm nghèo của nước ta không những thể hiện sự cam kết chính trị mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước với cộng đồng quốc tế mà còn tạo được hình ảnh, vị thế tốt đẹp của nước ta trên trường quốc tế, thông qua đó tạo được sự đồng thuận cao và sự ủng hộ tích cực hơn về mọi mặt, nhất là về tài chính của cộng đồng các nhà tài trợ cho cuộc chiến chống nghèo đói ở nước ta Những kết quả đạt được là không thể phủ nhận Mấy năm qua thế giới coi Việt Nam là điểm sáng trong xóa đói, giảm nghèo So với những nước có cùng trình độ phát triển tương tự, mức nghèo, đói của Việt Nam đã giảm nhanh hơn nhiều Trong bối cảnh đất nước có nhiều mục tiêu ưu tiên, việc dành nguồn lực xứng đáng cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã thể hiện sự quyết tâm của Đảng

và Chính phủ trong cuộc chiến chống nghèo, đói Cùng với đó là sự nỗ lực vươn lên của cộng đồng, người dân và chính người nghèo cũng đóng góp vào

sự thành công của chương trình.Cùng với những thành tựu đã đạt được tác giả còn nêu lên những khó khăn trong quá trình triển khai chương trình xóa đói, giảm nghèo không tránh khỏi những khó khăn, những mặt chưa được, đòi hỏi

Trang 16

phải có sự nỗ lực giải quyết như nguồn kinh phí do trung ương bố trí còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra một số chính sách hỗ trợ chưa thật sự phù hợp với người nghèo ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình hệ thống theo dõi, giám sát chương trình chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ, thiếu đội ngũ cán bộ xóa đói, giảm nghèo có đủ năng lực để thực hiện chương trình Đồng thời để thực hiện được mục tiêu của chương trình xóa đói, giảm nghèo tác giả cũng nêu nên những giải pháp để thực hiện hiệu quả [17]

3.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động công tác xã hội trong xóa đói giảm

nghèo ở cộng đồng dân tộc Mông xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động công tác xã

hội trong xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn xã

Cán Chu Phìn

4.Mục tiêu nghiên cứu

Chỉ ra thực trạng đói nghèo ở cộng đồng dân tộc Mông ở xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, làm rõ các hoạt động Công tác xã hội

hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở xã Cán Chu Phìn Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở cộng đồng dân tộc Mông xã Cán Chu Phìn

5.Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu:

Thực trạng đói nghèo của cộng đồng dân tộc Mông trên địa bàn xã Cán Chu Phìn huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang hiện nay như thế nào?

Các hoạt động CTXH trong xóa đói giảm nghèo được triển khai trên địa bàn xã là gì?

Giả thuyết nghiên cứu:

Trang 17

Giả thuyết 1: Phần lớn các hộ gia đình của cộng đồng dân tộc Mông ở

xã Cán Chu Phìn thuộc hộ nghèo, thể hiện qua các chỉ tiêu như thu nhập; tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục, tiếp cận nước sạch và vệ sinh; tiếp cận thông tin

Giả thuyết 2: Các hoạt động CTXH được triển khai cụ thể như: hoạt

động hỗ trợ vay vốn; hoạt động hỗ trợ tư liệu sản xuất; hoạt động kết nối hướng nghiệp, dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho con em cộng đồng dân tộc Mông đã có những tác động nhất định đối với việc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Cán Chu Phìn Tuy nhiên vấn đề giảm nghèo vẫn chưa được bền vững

6.Phương pháp nghiên cứu

6.1.Phương pháp phân tích tài liệu

Đây là phương pháp thu thập thông tin được học viên quan tâm sử dụng Việc phân tích tài liệu cho phép học viên giải quyêt hàng loạt các vấn

đề nghiên cứu đáng quan tâm Những tài liệu học viên quan tâm đó là: các nghiên cứu ở các cơ quan trung ương, các bộ ngành, các chương trình dự án, các tài liệu thống kê của các cấp các ngành về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở cộng đồng dân tộc Mông, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến đói nghèo của địa phương

6.2.Phương pháp quan sát

Học viên sử dụng phương pháp quan sát nhằm mục đích thấy rõ diễn biến tình trạng nghèo đói của người dân, thông qua cách sống, mức sống, ăn mặc, sinh hoạt, phong tục tập quán, thái độ lao động của đồng bào dân tộc Mông tại xã Cán Chu Phìn

Quan sát, theo dõi và ghi chép tình trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo của cộng đồng dân tộc Mông qua các chỉ tiêu và qua các trường hợp cụ thể Qua đó tìm hiểu được tình hình thực tế đói nghèo và xóa đói giảm nghèo của cộng đồng dân tộc Mông tại đây

Ngày đăng: 11/05/2017, 12:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w