TRUONG DAI HOC CAN THO
KHOA NONG NGHIEP & SINH HQC UNG DUNG
DINH THI MY DUNG
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU XÂY DUNG TIEU CHUAN UTZ CHO CÂY CA CAO TRÒNG XEN TẠI XÃ AN KHÁNH
HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BÉN TRE
LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG NGHIỆP SẠCH
> | Cần Thơ - 2011 |<
Trang 2
TRUONG DAI HQC CAN THO
KHOA NONGNGHIEP VA SINH HQC UNG DUNG
DINH THI MY DUNG Dé tai:
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU XÂY DUNG TIEU CHUAN UTZ
CHO CÂY CA CAO TRÒNG XEN TẠI XÃ AN KHÁNH
HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BÉN TRE
Trang 3LỜI CAM ĐOAN stb JESS) #@Z—
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat kì luận văn nào trước đây
Tác giả Luận văn
ĐINH THỊ MỸ DUNG
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÀN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
—N o6 bố) @—
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUAN UTZ CHO CAY CA CAO TRÒNG XEN TẠI XÃ AN KHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH
TÍNH BÉN TRE”
Do sinh viên Định Thị Mỹ Dung thực hiện và đề nạp
Ý kiến đánh giá của cán bộ hướng dan: -
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét
Cần Thơ, ngày tháng năm 2011
Cán bộ hướng dẫn
TS TẤt Anh Thư
Trang 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÀN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC UNG DUNG —xtÐ (Sý@ào) @—
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với đề tài : “BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CUU XAY DUNG TIEU CHUAN UTZ CHO CAY
CA CAO TRONG XEN TAI XA AN KHANH HUYEN CHAU THANH
TINH BEN TRE”
Do sinh viên Định Thị Mỹ Dung thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng Ngày tháng năm 2011
Luan van duge danh gia 6 mut : -
Ý kiến Hội đồng : -~~=~~=========~==========r~=========zrrm=rrr=====r=mer
DUYET KHOA Can Tho, ngay tháng năm 2011 Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Chủ tịch Hội đồng
Trang 6QUÁ TRÌNH HỌC TẬP I LÝ LỊCH
Vv Ho va tên: Đinh Thị Mỹ Dung Giới tính: Nữ _ Sinh ngày 8 tháng I1 năm 1989 Dân tộc: Kinh
wx Nơi sinh: Ấp Tân Hòa, Xã Tân Hiệp B, Huyện Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1 Tiểu học
v_ Thời gian học từ năm 1994 đến năm 1999,
Trường Dân Lập Tân Phát B
vx Địa chỉ: Tân Hòa - Tân Hiệp - Kiên Giang
2 Trung học cơ sở
_ Thời gian học từ năm 1999 đến năm 2005 _ Trường Dân Lập Tân Phat B
v Dia chi: Tan Hoa - Tan Hip - Kiên Giang
3 Trung học phố thông
_ Thời gian học từ năm 2005 đến năm 2008 v⁄ Trường Trung học phố thông Tân Hiệp
v Dia chi: Tan Hoa - Tan Hip - Kiên Giang
4 Dai hoc
* Thời gian học từ năm 2008 đến năm 2012 học ngành Nông Nghiệp Sạch tại
Trang 7LỜI CÁM TẠ
Trong thời gian vừa qua em được đào tạo và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, em đã được quý thầy cô truyền đạt kiến thức trong học tập và những kinh nghiệm trong cuộc sống, đây là hành trang để em bước vào cuộc sống và công tác sau này Đó là tất cả những gì em đã và đang có được cũng nhờ sự tận tình giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn
Em xin tó lòng biết ơn sâu sắc đến
- Cô Tất Anh Thư, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên hết
sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
- Đề tài của em sẽ không hồn thành nếu khơng có sự cung cấp số liệu của đề tài (cấp bộ) “Quản lý dinh dưỡng và cái thiện sự bạc màu đất vườn trồng ca cao xen
dừa tại tỉnh Bến Tre”
Em xin chân thành cảm ơn
- Quý thầy cô ở Bộ Môn Khoa Học Đất và Nông Nghiệp Sạch, những người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian em học tập và rèn luyện tại Bộ Môn
- Các anh chị ở Bộ Môn Khoa Học Đất và Nông Nghiệp Sạch đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em có thể nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như hoàn thành luận văn này
- Các Chú, các Bác cùng các anh chị ở Sở Nông Nghiệp tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện tốt nhất để em có dịp học hỏi kinh nghiệm tại địa phương Cũng như cung cấp tài liệu liên quan giúp em hoàn thành tốt luận văn này
- Các bạn trong lớp Nông Nghiệp Sạch K34 động viên, tạo niềm tin cho tôi học tập Kính dâng
Cha, mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người
Trang 8MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Loi cam doan ii
Chứng nhận Luận văn tốt nghiệp 11
Xét duyệt của Hội đồng khoa học iv Lý lịch cá nhân V Lời cảm tạ vi Muc luc vii Danh sách hình ix Danh sách bảng X Danh sách từ viết tắt xi Tóm lược xi (900100015 HA 1 0:i09) c0 .4 3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU -¿- 2 E+S2EE2EE2E12EEEEEEEXE2EE E211 11111111111 3 1.1 Cây ca cao 1.1.1 Nguồn gốc cây ca cao 1.1.2 Các giống ca cao 1.2 Tình hình sản xuất ca cao 1.2.1 Trén thé gidi 1.2.2 Ở Việt Nam
1.3 Tiêu chuẩn ca cao chứng nhận
1.3.1 Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm ca cao UTZ
1.3.2 Tiêu chuẩn sản xuất ca cao bền vững
1.3.3 Lí do chọn tiêu chuẩn UTZ để sản xuất
1.4 Sơ lược về tiêu chuẩn UTZ 1.4.1 Lịch sử về UTZ
1.4.2 Định nghĩa tiêu chuan UTZ
1.4.3 Uu- -khuyét điểm của tiêu chuẩn UTZ 1.4.4 Các điều luật về tiêu chuẩn UTZ
1.4.5 Nguồn tài chính của UTZ
1.4.6Các bước chứng nhận tiêu chuẩn ca cao UTZ
Trang 91.5.2 Đào hồ trồng, bón lót . 2-+-+2++SEt2EE£2EE22E222112512112211221222.zeE 12
1.5.3 Trồng ca cao 1.5.4 Chăm sóc ca cao
1.5.5 Bón phân
1.5.6 Sâu, bệnh hại ca cao
1.5.7 Thu hoạch và sơ chế bảo quản ca cao
1.6 Nghiên cứu thực hiện bộ nguyên tắc
1.7 Tổ chức tập huấn cán bộ và chuyên giao tiến bộ kỹ thuật
1.8 Xây dựng hệ thống kiểm soát tuân thủ-chứng nhận 1.9 Hợp tác quốc té CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHUONG PHAP 2.1 Phương tiện 2.1.1 Phương tiện
2.1.2 Địa điểm-thời gian
2.2 Phương pháp nghiên cứu xây dựng ƯTZ
2.3 Phân tích
2.3.1 Phân tích nguồn lực và kin : 2.3.2 Phan tich tinh hinh su dung giống
2.3.3 Phân tích tình hình sử dụng phân-thuốc trừ sâu bệnh 2.3.4 Phân tích điều kiện môi trường 2.4 Xử lý số liệu CHUONG 3 KET QUA VA THAO LUAN ooieseecsesesscssessesseesesssssessesssesesssessessens 24
3.1 Danh giá tiềm năng phát triển ca cao theo tiêu chuẩn UTZ, 3.1.1 Mat manh (Strengths)
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang
3.1 Phần trăm hộ biết thông tin về tiêu chuẩn UTZ 25
3.2 Vấn đề cần quan tâm của nông hộ khi mua phân 27 3.3 Phần trăm nông dân ý thức về thời gian cách ly phân 28 3.4 Vấn đề nông dân quan tâm khi mua thuốc BVTV 29 3.5 Phần trăm nông dân ý thức về thời gian cách li thuốc BVTV 29
3.6 Phần trăm nông hộ xây nhà vệ sinh 32
3.7 Phần trăm hộ nông dân có cách xử lý rác sinh hoạt khác nhau 33
Trang 11
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Diện tích, sản lượng và năng suất ca cao của một số châu lục và quốc
1.1 — gia chủ yếu trên thế giới 4
1.2 Tình hình sản xuất ca cao chứng nhận UTZ 5 1.3 Diện tích ca cao các tỉnh năm 2010 so với 2005 6
14 Luong phan bón cho ca cao ở mật độ 400-700 (kg/ha/năm) 15 1.5 Chất lượng hạt ca cao Việt Nam 17
1.6 Chất lượng ca cao ở các Tỉnh trong niên vụ 07/08 18 3.1 Phan tram nông dân có thể ghi nhật ký 24 3.2 Phần trăm nông sử dụng biện pháp IPM 30 3.3 Phan tram nông dân trang bị bảo hộ lao động 30
Phần trăm nông dân trang bị bảo hộ lao động khi phun thuốc, bón
3.4 phân 31
Trang 12ĐINH THỊ MỸ DUNG, 2011 “ Bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn UTZ cho
cây ca cao trồng xen tại xã An Khánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre” Luận văn
tốt nghiệp đại học, Khoa Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần
Thơ
Người hướng dẫn khoa học: TS Tất Anh Thư
TÓM LƯỢC
Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn UTZ cho cây ca cao trồng xen tại huyện
Châu Thành tỉnh Bến Tre” được thực hiện từ tháng 8 năm 2011 đến tháng I1 năm
2011 nhằm mục tiêu: khảo sát tình trạng sản xuất của nông dân để xây dựng tiêu chuẩn UTZ cho cây ca cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, giải quyết những khó khăn mà nông dân gặp phải
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn hộ nông dân đang trồng
ca cao, được tiền hành điều tra ngẫu nhiên tại xã An Khánh huyện Châu Thành, tỉnh
Bến Tre Sau đó sử dụng phương pháp SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong sản xuất và tiêu thụ ca cao Kết quả cho thấy: về điểm mạnh thì nông dân được sự hỗ trợ của nhà nước và doanh nghiệp, vườn dừa có độ
che mát rất phù hợp cho cây ca cao phát triển Điểm yếu là diện tích nhỏ, lẻ, mật độ
trồng còn dày, phân hữu cơ chưa được sử dụng nhiều, liều lượng phân hóa học sử
dụng chưa hợp lý, nông dân chưa sơ chế và lên men hạt ca cao Cơ hội là thị trường có nhu cầu cao về sản phẩm ca cao UTZ Còn nguy cơ thì sẽ bị cạnh tranh bởi đối thủ nước ngoài
Trang 13DANH SACH TU VIET TAT
BVTV _ : Bao vé thuc vat
ATLD _ : An toan lao động
KHKTNL: Khoa học kỹ thuật Nông Lâm
ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long
ILO : Tổ chức lao động quốc tế
Trang 14MO DAU
Ca cao (Theobroma cacao L.) la cay céng nghiép có giá trị kinh tế lớn trên thé giới Theo Đào Thị Lam Huong va crv (2010) tổng sản lượng hàng năm trên 3,5 triệu tấn với giá trị khoảng 5,1 tỷ USD Với tiềm năng chất lượng hạt ca cao đứng
hàng đầu thế giới, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam phù hợp với sinh
trưởng phát triển cây ca cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm đang có nhu cầu cao và giá cả ốn định nên cây ca cao sẽ là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
người nông dân Việt Nam Theo Nguyễn Bảo Vệ va c/y (2005) hột ca cao với thành
phần chính là chất béo được dùng trong các ngành công nghiệp thực phẩm như chocolate, bánh kẹo, thức uống Bo ca cao chiếm 55% trích từ hột ca cao có giá trị rất cao, được dùng trong các ngành y được, mỹ phẩm Cho nên ngồi nhu cầu khơng ngừng nâng cao năng suất, việc tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng
cao chất lượng hạt ca cao và đảm bảo sản xuất ca cao bền vững là yếu tố đặt lên
hàng đầu Hiện nay, diện tích trồng cây ca cao ở tỉnh Bến Tre là lớn nhất nước chủ yếu là trồng ca cao xen trong vườn dừa và cây ăn trái Mô hình trồng ca cao xen trong vườn dừa và cây ăn trái tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre đang rất được quan tâm phát triển do có tính khả thi cao, sản phẩm chủ yếu là được xuất khẩu với giá thành cao Tuy nhiên, sản phẩm hạt ca cao của Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường trên thế giới thì đòi hỏi phải được chứng nhận an toàn và phải đảm bảo chất lượng Đặc biệt ngành ca cao đang được ưu tiên áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đưa thành phẩm ca cao của Việt Nam bước sâu hơn vào các thị trường khó tính như các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản với lượng tiêu
thụ chiếm 40% tổng tiêu thụ trên thế giới, nhưng đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn
thực phẩm và tính truy nguyên Nhật Bản có luật mới về an toàn thực phẩm Châu
Âu có quy định về hủy bỏ trong 24 giờ đối với sản phẩm không đạt chuẩn chất
lượng Mỹ ngày càng thắt chặt quy định về an toàn thực phẩm bằng cách đưa thêm và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng
Vì vậy, để sản xuất ca cao ở huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre thật sự đi theo hướng chất lượng, an toàn, bền vững, hiệu quả thì phải có những cách thức tổ chức,
Trang 15trình chứng nhận toàn cầu cần được sớm nghiên cứu ứng dụng vào điều kiện sản
xuất ở xã An Khánh huyện Châu Thành để đảm bảo phát triển ổn định, bền vững trong vấn đề môi trường và kinh tế, hiệu quả và nhất là có tính khá thi cao
Đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn UTZ cho cây ca cao trồng xen trong vườn dừa tại xã An Khánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre” được thực hiện sẽ là mô hình sản xuất ca cao bền vững, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu,
Trang 16CHUONG 1
LUQC KHAO TAI LIEU
1.1 Cay ca cao
1.1.1 Nguồn gốc cây ca cao
Ca cao (Theobroma cacao L.) có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ Từ đây, ca cao phát triển sang các nước khác ở vùng Trung và Nam Mỹ
(Nguyễn Bảo Vệ và ctv, 2005)
Theo Tournefort (1630) dưới tên gọi Mêhicô Hernandez mô tả lần đầu tiên thực vật của cây cacahoquahuitl cua qua cacahoacentli va hat cacahoatl (Braudeau,
1984) Nhưng đến năm 1737 Linne gan thém tir Theobroma mang nghĩa cao quý hơn
1.1.2 Các giống ca cao
Theo Linne (1937) ca cao là một trong cây công nghiệp thuộc bộ Malvales,
họ Sterculiaceae và loài Theobroma
Giống ca cao có 3 nhóm chính: Criollo, Forastero và Trinitario
Nhóm Criollo có phẩm chất cao nhưng ngày nay không còn được trồng nhiều
do rất dễ nhiễm bệnh
Nhóm Forastero trước đây sống ở vùng Nam Mỹ, vùng hạ lưu sông Amazon, sản lượng cây cho tương đối cao nên được trồng tương đối rộng rãi Ngày nay, 80% ca cao trên thế giới được trồng là ca cao Forastero
Nhóm Trinitario: cây ca cao Trinitario là giống tương đối mới được ghép bởi Criollo và Forastero, nó có mùi thơm đặc biệt của Criollo và sản lượng cũng mạnh mẽ như của Forastero Tuy vậy đây là giống mới nên ngày nay sản lượng trên thị
Trang 171.2 Tình hình sản xuất ca cao
1.2.1 Trên thế giới
Theo bang 1.1 dién tich va san lượng của ca cao tại Châu Phi là cao nhất (khoảng 2.500 tấn trong tống số 3.700 tấn sản lượng thế giới), còn lại Châu Á và Châu Đại Dương chiếm khoảng 18% và Châu Mỹ khoảng 12%
Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng và năng suất ca cao của một số châu lục và quốc gia
chủ yếu trên thế giới
STT Khu vực/ Diện tích Sản lượng Nang suat
Quốc gia (ha) (tấn) (kg/ha) 1 Toan thé gidi 6.987.989 3.257.065 466 2 Nam My 1.168.146 354.177 303 - Brazil 581.246 170.724 294 - Ecuador 378.520 89.036 235 3 Chau Phi 4.881.140 2.252.387 461 - Céte d’Toire 1.700.000 1.225.000 721 - Ghana 1.500.000 475.999 317 - Nigeria 1.100.000 380.000 346 - Cameroon 370.000 125.000 338 4 Chau A 563.000 489.051 868 - Indonesia 490.000 426.000 869 - Malaysia 48.000 47.661 993 (Nguồn: Tổ chức FAO, 2004)
Trang 18Theo bảng 1.2 tình hình sản xuất ca cao UTZ chủ yếu đang phát triển ở các nước có diện tích trồng ca cao chứng nhận UTZ lớn như Ivory coast chiếm 49,5%, Dom Rep chiếm 41,3% diện tích trồng ca cao UTZ trên thế giới
Bang 1.2 Tình hình sản xuất ca cao chứng nhận UTZ Các nước Sản lượng (tân) Diện tích (ha) Nông dân tham gia Ivory coast 11.784 19.689 3.929 Ghana 1.045 2.308 540 Ecuador 200 240 540 Costa Rice 130 110 210 Dom Rep 7.896 16.418 1.572 Peru 766 1.014 340 Tan Zania 1.500 11.279 Tống cộng 23.321 39.779 18.110 (Nguén Nguyễn Tuần Vượng, 2010) 1.2.2 Ở Việt Nam
Ca cao được trồng đầu tiên ở Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre) từ những năm 1878 do thực dân Pháp mang sang Đến năm 1960, cây ca cao lại được chính quyền
khuyến khích đưa vào một số tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Hiện nay, nhu cầu về ca cao có xu hướng ngày càng gia tăng nên diện tích ca cao ngày càng được mở rộng
Đến cuối năm 2010 diện tích trồng ca cao ở Việt Nam là 16.725 ha, tăng
12.455 ha so với năm 2005 Diện tích ca cao thu hoạch đến nay khoảng 7.300 ha, chiếm 43,6% tổng diện tích trồng Vùng có diện tích trồng ca cao lớn nhất nước là Đồng Bằng Sông Cửu Long với 8.845 ha chiếm 52,88%, kế đến là Đông Nam Bộ
4.013 ha chiếm 23,99%, Tây Nguyên 3.810 ha chiếm 22,78% và ít nhất là Duyên
Trang 19Bảng 1.3 Diện tích ca cao các tỉnh năm 2010 so với 2005
Các tỉnh Diện tích Diện tích Diện tích tăng
cuối 2005 (ha) cuối 2010 (ha) (ha) Bến Tre 1.700 6.250 4.550 Bình Phước 310 1.390 1.080 Tiền Giang 550 1.675 1.125 Dak Lak 900 1650 750 Bà Rịa-VũngTàu 590 970 380 Đăk Nông 150 620 470 Đồng Nai 50 1.150 1.100 Vĩnh Long 50 450 450 Bình Thuận 0 360 360 Lâm Đồng 0 1.210 1.210 Các tỉnh khác 20 500 480 Tổng cộng 4.270 16.725 12455
(Nguồn Viện KHKTNLN Tây Nguyên, 2010)
Theo thời báo kinh tế Sài Gòn (2010) chương trình UTZ cho ca cao ở Việt
Nam bắt đầu từ tháng 7/2010 với 9 công ty tham gia sản xuất và trồng ca cao UTZ
tại các tỉnh Bến Tre, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông
1.3 Tiêu chuẩn ca cao chứng nhận
1.3.1 Nhu cầu thị trường đối voi san pham ca cao UTZ
Sản phẩm UTZ đảm bảo an toàn đối với từng lô thành phẩm ca cao, báo đảm
được việc truy nguyên nguồn gốc tất cả mọi công đoạn từ người tiêu thụ trở ngược lại nơi sản xuất Sản phẩm có trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng nên nhu cầu của thị trường về ca cao chứng nhận UTZ ngày càng tăng và bảo đám phải đảm bảo nguồn cung liên tục để bán cho người tiêu dùng
1.3.2 Tiêu chuẩn sắn xuất ca cao bền vững
Theo Nguyễn Văn Minh (2009) một hệ thống phát triển bền vững phải đáp
ứng các yêu cầu:
Trang 20v Không làm thối hóa mơi trường
_ Có giáo trình kỹ thuật Có thể chấp nhận được về mặt xã hội
Y Hiéu quả kinh tế cao, an tồn mơi trường và quan tâm đến người sản xuất 1.3.3 Lí do chọn tiêu chuẩn UTZ để sản xuất
Lí do tiêu chuẩn UTZ được chọn để sản xuất trên cây ca cao:
(1) Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi ca cao họ tiêu dùng phải được trồng một cách có trách nhiệm và họ mong muốn các nhà rang xay đảm bảo rằng ca cao
họ dùng được sản xuất có trách nhiệm UTZ được người tiêu dùng tin cậy vì:
- UTZ đảm bảo ca cao được trồng trên các trang trại mà ở đó sử dụng nơng hố phẩm một cách hợp lý, công nhân và gia đình họ có nhà ở thích hợp, được
chăm sóc sức khoẻ, được đi học và được đào tạo, cũng như các quyền lao động của họ được bảo vệ
- UTZ cũng trang bị cho nông dân những kiến thức canh tác ca cao chuyên nghiệp và các biện pháp marketing, qua đó họ có thê tiếp cận thị trường tốt hơn và phát triển quan hệ tốt hơn với khách hàng của mình Bạn có thể thưởng thức ca cao của mình và tin tưởng rằng ca cao đó được trồng theo phương thức bền vững
- Trong 5 năm trở lại đây UTZ được đánh giá là 1 trong những tổ chức cấp chứng nhận mạnh nhất và cũng là công cụ tốt để xâm nhập thị trường Mỹ và Nhật Bản Các nước chế biến và tiêu thụ chocolate lớn đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và tính truy nguyên
(2) Nhà sản xuất/nông dân thì rất cần những chương trình giúp họ trở nên chuyên nghiệp Cần thể hiện sự chuyên nghiệp trong sản xuất đáp ứng những yêu
cầu của thị trường
(3) Tham gia sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ mang lại rất nhiều lợi ích:
- Nông dân tiếp nhận nhiều khoa học kỹ thuật, giao lưu tốt với đời sống cộng đồng, bảo vệ môi trường, có khả năng tăng năng suất lên gấp đôi, giảm chỉ phí, lợi
nhuận cao, đầu ra ôn định (Phan Văn Không, 201 1)
- Chất lượng, năng suất, giá cao hơn Giá thưởng cho sản phẩm bền vững
Trang 21- Giúp người trồng ca cao trở nên chuyên nghiệp hơn và cạnh tranh hơn Người trồng ca cao ở mọi qui mô đều có thể thực hiện những thực hành nông nghiệp tốt, áp dụng các biện pháp canh tác hiệu quả và sản xuất có trách nhiệm tạo điều kiện cho người trồng tiếp cận các thị trường mới
(4) Nhà nước đã và đang hỗ trợ dé cây ca cao sắp tới sẽ trở thành một cây
trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre:
- Mục tiêu của Việt Nam là phát triển bền vững cây ca cao nhằm tăng khối
lượng sản phẩm hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác,
nâng cao thu nhập cho người nông dân và bảo vệ môi trường sinh thái
- Ca cao trồng ở xã An Khánh huyện Châu Thành cho sản phẩm có hương vị thơm ngon, có khả năng thích ứng rộng, kể cả ở những vùng đất nhiễm mặn ngắn
hạn Như vậy, xét về mặt tiềm năng, ca cao có nhiều lợi thế để phát triển thành một
trong những cây trồng chủ lực trong xã, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn nên cần
chú trọng phát triển bền vững, ôn định và hiệu quả (Huỳnh Quang Đức, 2011)
Vì vậy để sản xuất ca cao ở xã An Khánh huyện Châu Thành thật sự đi theo
hướng chất lượng, an toàn, bền vững, hiệu quả thì phải có những cách thức tổ chức, chính đốn lại sản xuất và một trong những giải pháp có tính đột phá đó là xây dựng
thực hiện tiêu chuẩn UTZ cho ca cao Việc lựa chọn tiêu chuẩn UTZ cho ca cao
không những vì giá trị tiêu chuẩn này mang tính quốc tế mà còn vì qua hình thức và
nội dung yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn này sẽ làm thay đổi tư duy, tập quán, phương thức sản xuất một cách căn cơ, hiệu quả và nhất là có tính khả thi cao
1.4 Sơ lược về tiêu chuấn UTZ 1.4.1 Lịch sứ về UTZ
Thành lập năm 1997 do I1 nhà xay rang Hà Lan và một nhà sản xuất tại
Guatemala Năm 2002 xâm nhập thị trường và trở thành 1 đơn vị độc lập đến Việt
Nam Năm 2006 có mặt trên toàn cầu, có văn phòng đại diện tại I8 nước sản xuất và 3 khu vực tiêu thụ là Châu Âu, Châu Mỹ và Nhật Bản Hiện có hơn 400 các công
Trang 221.4.2 Định nghĩa tiêu chuấn UTZ
Trong tiếng Maya UTZ có nghĩa là “tốt”, đem đến sự đảm bảo chất lượng về mặt xã hội, môi trường và tính chuyên nghiệp trong thực hành sản xuất mà các thương hiệu và người tiêu dùng mong đợi
Chứng nhận UTZ sẽ được:
Đối với nông dân/nhà sản xuất ca cao thì chuyên nghiệp hơn trong sản xuất
và quản lý, có giá thưởng Nhà chế biến, buôn bán lẻ, kinh doanh xuất nhập khẩu thì
uy tín được bảo đảm, cạnh tranh tốt Các nhà rang xay sẽ thỏa mãn được nhu cầu
khách hàng, uy tín và cạnh tranh tốt hơn
1.4.3 Ưu-khuyết điểm của tiêu chuan UTZ
Ưu điểm của tiêu chuẩn UTZ là tạo được uy tín và tin cậy của nhà kinh doanh và người tiêu dùng, chất lượng ca cao tốt, giảm dịch bệnh, giá thành cao, hạn
chế ô nhiễm môi trường, giúp bảo vệ kết cấu đất tốt hơn, sản phẩm được bảo toàn
trách nhiệm đối với người tiêu dùng hơn, người sản xuất được quan tâm đặc biệt
hơn từ sức khỏe đến công việc và được đào tạo chuyên nghiệp hơn Ngoài ra, được
sự giúp đỡ của nhà nước, các tố chức UTZ và các công ty ký hợp đồng thu mua (về vốn, kỹ thuật, mở lớp tập huấn, các trang bị kỹ thuật và kiến thức ), được phố biến
rộng rãi và được khuyến khích mở rộng áp dụng ra thực tế
Khuyết điểm của tiêu chuân UTZ là công chăm sóc cần theo dõi từng ngày, trách nhiệm đặt nặng lên người nông dân đối với sản phẩm của họ
1.4.4 Các điều luật về tiêu chuẩn UTZ
Khi chứng nhận UTZ phái tuân thú các điều “luật” quy định:
> Nông dân/nhà sản xuất ca cao nhân phải tuân theo tất cả các tiêu chí trong bộ nguyên tắc
> Các nhà chế biến, buôn bán, kinh doanh xuất nhập khâu phải tuân theo quy
định giám sát nguồn gốc
Trang 231.4.5 Nguồn tài chính của UTZ
Nguồn tài chính của UTZ thì không nhận bất cứ mọi chỉ phí nào từ nhà sản xuất UTZ còn được hỗ trợ én định từ các nguồn vốn của chính phủ, doanh nghiệp,
nhà chế biến, nhà kinh doanh chiếm 70%
1.4.6 Các bước chứng nhận tiêu chuẩn ca cao UTZ,
Các bước tiến hành để được chứng nhận UTZ cho cây ca cao vì một ngành ca cao bền vững:
s* Bước I : Đăng ký (kế từ đầu năm)
Đăng ký với trực tuyến sử dụng website:
www.utzcertified.org.coffee registration online producer
Đăng ký theo mẫu thiết kế và điền thông tin vào mẫu gởi về văn phòng UTZ
D9 Nguyễn Đình Chiểu - Buôn Ma Thuột E mail: thiet.nguyen@utzcertified.org %% Bước 2: Giới thiệu và hướng dẫn (tháng 3-5)
Liên lạc với văn phòng UTZ Việt Nam để sắp xếp chương trình UTZ sẽ hỗ
trợ các tài liệu có liên quan đến công tác chứng nhận
Tập huấn chương trình UTZ: tập huấn kỹ thuật an toàn lao động, an toàn
thực phẩm, sơ cứu tai nạn và xử lý ngộ độc cho nông dân Tập huấn về cách vận
hành máy móc cho công nhân Tập huấn giúp nông dân biết cách sơ chế, bảo quản và ghi chép số sách cho nông dân Tập huấn giám sát, kiểm tra và đánh giá nội bộ cho cán bộ từ nhóm trưởng trở lên Tập huấn bộ nguyên tắc, quy trình giám sát nguồn gốc, danh mục kiểm tra, tổ chức quản lý nhóm, thanh tra nội bộ
Sau đó tiến hành khảo sát thực tế, hướng dẫn lập và thực hiện kế hoạch s* Bước 3: Thực hiện kế hoạch (trước tháng 9 ít nhất 3 tháng)
Chuẩn bị hồ sơ, văn bán, dụng cụ để ban hành các quyết định bổ nhiệm Lập
danh sách nông dân, hợp đồng, hóa đơn, số ghi chép, các quy định theo bộ nguyên tắc yêu cầu Sau đó chuẩn bị biển báo vườn cây, biển báo phun thuốc, hộp
cứu thương, các thiết bị an toàn
Xây dựng các kế hoạch phòng tránh rủi ro về ATLD, ô nhiễm môi trường,
chất lượng sản phẩm Tủ lưu trữ tài liệu, mẫu hàng, các báo cáo và cập nhật thường
Trang 24xuyên danh mục thuốc BVTV cắm sử dụng ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản tại website
www.utzcertified.org
Thực hiện công tác quản lý: quy trình kỹ thuật, tình hình thực hiện bộ
nguyên tắc, sức khỏe và an toàn lao động, nguy cơ ô nhiễm môi trường, chất lượng sản phẩm được chứng nhận và hồ sơ và văn bản có liên quan
s* Bước 4: Thanh tra nội bộ (tháng 9-10)
Thanh tra cấp nông dân thì người quán lý cùng các nhóm trưởng đánh giá
thực hiện các điều khoản có liên quan của bộ nguyên tắc tại tất cả nông dân tại các
nhóm Sau đó tổng hợp kết quả các nhóm báo cáo cho lãnh đạo kế cả kế hoạch khắc
phục
Thanh tra cấp công ty thì người quản lý cùng đánh giá thực hiện các điều
khoản có liên quan của bộ nguyên tắc tại công ty Sau đó triển khai thực hiện kế
hoạch khắc phục
s* Bưóc 5: Thanh tra chính thức (tháng I1-12)
Liên hệ với thanh tra để gởi công văn đề nghị thanh tra chính thức và hợp đồng thanh tra cho đơn vị chứng nhận Tổ chức thanh tra thì đơn vị thanh tra sẽ gởi kế hoạch chỉ tiết toàn đợt thanh tra cho nhà sản xuất để họp lãnh đạo với chuyên gia đánh giá Sau đó tiến hành thanh tra toàn bộ các cấp và báo cáo kết quả thanh tra
s* Bước 6: Các việc sau thanh tra (tháng 12-1)
Nông dân được cấp chứng UTZ hoặc phải thực hiện tiếp theo các điểm chưa đúng để được thanh tra lại và cấp chứng nhận UTZ (nếu đạt) Sau đó xây dựng và
thực hiện kế hoạch năm tiếp theo
1.5 Quy trình sản xuất ca cao
Theo Phạm Hồng Đức Phước (2010) để hạt ca cao phát triển bền vững trong
quá trình sản xuất, thu hoạch, nông dân cần bảo đảm chính xác các yêu cầu cần
thiết, nhất là việc thu hái, lên men, phơi sấy
1.5.1 Khoảng cách, mật độ trồng
Trồng ca cao xen trong vườn dừa với khoảng cách 3 x 3m hoặc 3 x 4m là hợp lý
Trang 25Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009) mật độ trồng ca cao có thê từ 400-700
cây/ha Nếu trồng mật độ dầy hơn năng suất tối đa đạt nhanh hơn nhưng vốn đầu tư ban đầu về giống và công lao động cao
Theo số liệu đã điều tra mật độ trồng từ 401-500 cây/ha chiếm 50%, 12,5% ở
mật độ từ 601-700 cây/ha và 701-800 cây/ha, 10% ở mật độ 501-600 cây/ha
Thực tế mật độ cần phải điều chỉnh lại cho hợp lý để đễ chăm sóc, năng cao
năng suất, giảm dịch hại
1.5.2 Đào hồ trồng, bón lót
Hồ được đào hoặc khoan với kích thước tối thiểu phải đạt 50 x 50 x 50cm
Bón lót: Định lượng bót lót cho mỗi hố trồng gồm:
10 kg phân chuồng + 0,5 kg vôi + 0,5 kg phân lân nung chảy, có thể dùng
phân hữu cơ vi sinh hoặc hữu cơ sinh học thay thế (khối lượng 2-3 kg/hó)
Lap hé: lap 1/3 lớp đất mặt xuống hó, sau đó trộn đều lớp đất mặt với lượng phân chuồng, vôi, lân bón lót, cào hỗn hợp đất phân xuống lấp đầy hồ
Công việc đào hồ, bón lót phải làm xong trước khi trồng ca cao | tháng
1.5.3 Trồng ca cao
Thời vụ trằng
Những vùng có nước tưới tiêu chủ động có thể trồng quanh năm Vùng không chủ động được nước tưới thì thời vụ trồng ca cao căn cứ vào điều kiện thời tiết từng vùng Thường thời vụ trồng ca cao bắt đầu vào đầu mùa mưa và kết thúc trước mùa khô từ 2-3 tháng
Tiêu chuẩn cây giỗng
Cây giống phải có nguồn gốc rõ ràng, do các cơ quan nhà nước có thấm quyền cho phép sử dụng
Cây thực sinh thì kích thước bầu đất: 14-I5cm x 27-28cm, tuổi cây từ 4-5
tháng, chiều cao cây kế từ mặt bầu khoảng 30-35cm, thân mọc thẳng Cây không bi sâu bệnh và được huấn luyện ánh sáng hoàn toàn ít nhất là 10 ngày trước khi trồng
Cây ghép phái là các giống đã xác nhận, không bị sâu bệnh, cây ghép sinh
trưởng khỏe, vết ghép tiếp hợp tốt không di dang về hình thái
Trang 26Theo Hồ Thị Ngân (2010) chồi ghép dùng để ghép phải được nhân từ các
dòng đã được công nhận giống là TD3, TD5, TDó, TD8, TD10
Thực tế điều tra cho thấy tại xã An Khánh huyện Châu Thành do nhà nước
và công ty hỗ trợ cây giống, nông dân đa phần sử dụng 3 giống TD3, TD8, TD10
nên cho năng suất tương đối cao và ít bị sâu bệnh
Kỹ thuật trong
Trồng cây vào hố chuẩn bị trước Những vùng thấp như đồng bằng phải lên mô khi trồng Với cây ghép thì yêu cầu trồng ít nhất 3 dòng trên một vườn trồng ca cao dé bao dam sw thu phan và các dòng cần trồng theo hàng để tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch
1.5.4 Chăm sóc ca cao Cố định cây sau trồng
Những vùng có gió mạnh, ca cao 1-3 năm tuổi cần phải chắn gió hoặc có những cây mọc nghiêng tán, phải dùng cọc tre, gỗ để cố định lại thân cây nhằm
tránh cho cây bị lung lay, đỗ ngả hoặc lệch tán
Điều chỉnh cây che bóng
Khi cây lớn và lá đã tự che phủ lẫn nhau, cần tia bỏ bớt cây che bóng Với các cây che bóng lâu dài nên giữ lại từ 70-120 cây/ha tùy theo dạng cây, đảm bảo ngăn can được 25% ánh sáng trực xạ Không tỉa bỏ cây che bóng đột ngột sẽ gây ra sự rối loạn sinh lý, dễ làm cho ca cao rụng lá Giảm mức độ che bóng dần dần bằng
cách tỉa bớt nhánh, lột vỏ cây, sau đó đốn bỏ
Thay thế cây kém hiệu quá
Cây ca cao sinh trưởng kém nhưng quả nhỏ, năng suất thấp, nhiễm sâu, bệnh nặng thì cưa bỏ và trồng lại bằng giống có xác nhận
Làm cỏ
Cây ca cao thời kỳ kiến thiết cơ bản phải làm cỏ sạch theo băng dọc theo
hàng ca cao với chiều rộng lớn hơn tán cây ca cao mỗi bên 0,5m, làm cỏ 5-6 lần/năm Cây ca cao kinh doanh có thé làm 3-4 lần/năm, nếu đất đốc thì làm cỏ theo
băng Để diệt trừ các loại cỏ lâu năm như cỏ tranh, cỏ gấu có thể dùng hóa chất
diệt có có hoạt chat glyphosate (theo khuyến cáo của nhà sản xuất) Không nên sử
Trang 27dụng thuốc trừ cỏ cho vườn ca cao năm trồng mới Hàng năm vào đầu mùa khô phải tiến hành diệt cỏ dại xung quanh vườn ca cao đề phòng cháy
Kỹ thuật tưới nước
Nguồn nước tưới có thể từ sông hồ hay nước giếng không bị nhiễm mặn hay phèn, và phải được kiêm định là an toàn Tưới theo hang hay tưới từng cây, không nên tưới giữa lúc trời nắng gat Khi cây còn nhỏ tránh để vòi nước phun thắng vào
cây vì có thê gây đồ ngã (Viện KHKTNLN Tây Nguyên, 2010)
Đối với các vườn cây ca cao trong năm trồng mới và ở thời kỳ kiến thiết cơ
bản lượng nước tưới từ 50-100 lít/gốc/lần Đối với các vườn cây ca cao kinh doanh
đã giao tán và có bóng che không cần phải tưới, nhưng nếu có điều kiện thì tưới
200-300 lit/g6c/lan
Kỹ thuật tía cành
Đối với cây thực sinh thì chỉ để một thân duy nhất Tầng cành đầu tiên ở độ
cao 1,2-1,3m 1a hop ly Duy tri từ 3-5 cành chính xung quanh điểm phân cành Thường xuyên tỉa chỗồi vượt, cành tăm, cành mọc xiên vào phía trong tán lá
Đối với cây ghép thì cần tiến hành từ từ và thường xuyên Năm đầu tiên
(trồng mới) thì để mọc tự nhiên và không tỉa Từ năm thứ hai trở đi chỉ giữ lại 2-3
cành chính có góc độ phân cành hợp lý để đảm bảo tán lá phát triển đều về các
hướng và cành thứ cấp đầu tiên mọc cách mặt đất 40-50cm Cắt bỏ tat cả cdc chdi
vượt bên dưới vết ghép, cành mọc sát mặt đất, cành mọc xiên vào phía trong tán, các cành bị che khuất hay mọc hướng xuống đất
Kỹ thuật tú gốc cho cây ca cao
Tủ gốc là biện pháp tốt để giữ ẩm độ đất ôn định, duy trì sự hoạt động hữu hiệu của tầng rễ ngang sát mặt đất, giảm số lần tưới và tránh cỏ mọc vào mùa khô Vào mùa mưa lớp hữu cơ phủ gốc làm hạn chế đất văng do mưa rơi, hạn chế sự phát tán mầm bệnh nằm trong đất Khi lớp phủ hoai mục sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây và cải tạo lý tính đất theo hướng có lợi
Trang 281.5.5 Bón phân
Qui trình bón phân cho cây ca cao cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây
Phân hữu cơ
Phân hữu cơ hoai mục được bón định kỳ 2-3 năm một lần với lượng 10
kg/cây Nếu không có phân hữu cơ có thể bón 1-2 kg/cây/năm phân hữu cơ sinh học hoặc phân hữu cơ vi sinh
Bón vôi: vôi được bón bổ sung, định kỳ 2 năm bón một lần ở những vùng đất
chua, lượng bón 0,5 kg/gốc đối với vườn cây ca cao kinh doanh Vôi được rải tung đều khắp trên bề mặt đất dưới tán cây ca cao, tiếp xúc với đất càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất
Phân hóa học
Hầu hết nông dân thường bón phân theo tập quán sản xuất mà chưa theo một công thức bón phân thích hợp
Theo Viện KHKT Tây Nguyên (2010) liều lượng phân hóa học bón cho ca
cao ở mật độ 400-700 cây/ha được trình bày ở bảng 1.4
Trang 29* Số lần bón
Lượng phân bón trên được chia làm 3 lần trong năm:
Lần 1 (đầu mùa mưa): 30% phân urê, 30% phân kali, 100% phân lân Lần 2 (giữa mùa mưa): 40% phân urê, 30% phân kali
Lần 3 (trước khi kết thúc mùa mưa Itháng): 30% phân urê, 40% phân kali Riêng năm trồng mới, toàn bộ phân lân được bón lót, phân urê và phân kali
được chia đều đề bón thúc 3 lần trong mùa mưa
Phân bón lá
Phân bón lá giúp bổ sung các chất vi lượng cho ca cao Phân bón lá được phun với nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất, phun 2-3 lần trong năm khi đất đủ
ầm Phun đều mặt trên và mặt dưới lá, vào lúc mát trời và không có mưa
1.5.6 Sâu bệnh hại ca cao
Phải đào tạo cho nông hộ về kiến thức lựa chọn, sử dụng-bảo quản thuốc BVTV và danh mục tống hợp các loại thuốc BVTV sử dụng và lưu kho trên các trang trại
Phải có hướng dẫn hoặc có biển báo về việc không sử dụng thuốc BVTV gần
nguồn nước trong phạm vi 5m Phải có biển báo nhận dạng trực quan tại các khu
vực sử dụng thuốc BVTV Cập nhật danh mục mức dư lượng tối đa cho phép áp dụng cho thị trường mà đơn vị dự định bán ca cao, để làm cơ sở cho việc sử dụng
thuốc BVTV cho phù hợp
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM Ni các lồi thiên dich dé hạn
chế sự phát triển của sâu, bệnh Ưu tiên phòng sâu bệnh bằng thuốc và phân bón có nguồn gốc sinh học
1.5.7 Thu hoạch và sơ chế báo quản ca cao
Theo Pham Hồng Đức Phước (2010) quá trình thu hoạch, sơ chế ảnh hưởng trực
tiếp đến tiêu chuẩn hạt ca cao xuất khẩu Loại quả thu hoạch
Chỉ thu hoạch quả có màu sắc đã chuyển sang màu vàng hoặc đỏ cam tùy theo giống nhưng dấu hiệu là khi các rãnh trên quả chuyển sang màu vàng cam
Trang 30Sơ chế ca cao
Tiêu chuẩn hạt ca cao xuất khẩu phải theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7519:2005, hoặc quy định của các nước Châu Âu, Nhật Bản quy định
Những nguyên nhân làm cho hạt ca cao không đạt chất lượng TCVN là do nông dân chưa được tập huấn về thực tiễn sản xuất nông nghiệp tốt Các chủ cơ sở
lên men chưa được tập huấn về tiêu chuẩn, chất lượng hạt Thiếu hạ tầng sau thu
hoạch (hệ thống phơi, sấy, ủ lên men) Người làm ra hạt ca cao không biết chất
lượng hạt ca cao của mình như thế nào nên không thể có các điều chỉnh cần thiết
đối với quy trình lên men, phơi sấy hạt của mình Thiếu sự gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở lên men và từ cơ sở lên men tới nông dân Công tác chuyển giao
các tiến bộ kỹ thuật tới các cơ sở lên men theo hướng đôi bên cùng có lợi, gắn kết
lâu dài
Hiện nay, hầu hết các công ty thu mua đều đang thu mua theo tiêu chuẩn này Để có thể bán được sản phẩm của mình với giá cao, nông dân và các chủ cơ sở lên men cần hiểu quy trình lên men để có thể sản xuất ra sản phẩm hạt ca cao lên men đáp ứng tiêu chuẩn trong bang 1.5
Bảng 1.5 Chất lượng hạt ca cao Việt Nam
Tiêu chí 1A 1B 1c Số hạt trong 100g, không lớn hơn 100 110 120
Độ âm, %, không lớn hơn 7,5 7,5 7,5
Hạt chai xám, %, không lớn hơn 3,0 3,0 3,0 Hạt mốc, %, không lớn hơn 3,0 3,0 3,0 Hư hại do côn trùng, nảy mầm, %, 2,5 2,5 2,5 không lớn hon Tạp chất, %, không lớn hơn 1,0 1,0 1,0 (Nguôn TCVN 7519:2005)
Ky thuat so ché hat ca cao: hat ca cao khi da tach ra khoi quả phải được ủ lên
men trong vòng 24 giờ Thời gian nên men của hạt ca cao là từ 5-6 ngày Ngay khi
nhiệt độ khối ủ đạt ngưỡng tối đa (khoảng 45-50°C) và bắt đầu giảm nhanh, cần kết
thúc quá trình ủ va dem hat ca cao di phoi/say
Trang 31Phơi nẵng: trải hạt trên chiếu, khay hoặc sân xi măng nơi có ánh sáng tốt Đảo trộn hạt thường xuyên để bảm đảm khô đồng đều Nếu ánh sáng đầy đủ, it mua cần 4-7 ngày để hạt khô Luôn giữ sân phơi và dụng cụ phơi sạch sẽ, vệ sinh
Sấy: nếu không có nắng, hạt sau khi lên men phải sấy Hạt sấy dé bị giảm
chất lượng nếu để nhiễm khói đốt tạo mùi lạ hoặc hạt khô quá nhanh Các máy say
sử dụng cho ca cao phải dùng nhiệt gián tiếp thông qua thiết bị trao đổi nhiệt Thời gian sấy bằng máy sấy máy sấy cơ học trung bình 2 ngày, bằng năng lượng mặt trời trong vòng 4-5 ngày (Phạm Hồng Đức Phước, 2010)
Theo công ty Cargill tỉnh Bến Tre có chất lượng ca cao hơn hẳn so với các
tỉnh Vì vậy việc chứng nhận ca cao UTZ sẽ có lợi cho quá trình xuất khẩu, nâng cao thương hiệu và vị thế ca cao của tỉnh trên thị trường xuất khẩu
Theo bảng 1.6 thì chất lượng hạt ca cao ở Bến Tre có chất lượng cao hơn hết do đa phần nông dân bán cho các doanh nghiệp, nhà buôn bán nhỏ Mặt khác, ca cao trồng ở Bến Tre được đánh giá là có hương vị thơm ngon hơn do ca cao phát
triển và sinh trưởng tốt
Báng 1.6: Chất lượng ca cao ở các tỉnh trong niên vụ 07/08 Các chỉ tiêu Bên Tre ĐắkLắk Tiên Giang BRVT Độ âm (%) 7,0 7,5 71 73 Số hạt/100g 91 100 96 101 Hạt mốc (%) 0,1 0,5 0,3 0,2 Hạt chai xám (%) 0,1 0,3 0,0 0,4 Tạp chất (%) 0,1 0,9 0,1 0,2 Lên men một phần (%) 86 67 85,0 19,0 Lén men hoan toan (%) 12,5 28,9 13,0 79,0 (Nguon: Cong ty Cargill, 8/2009) Bao quan
Bảo quán hạt ca cao có ấm độ từ 7-8%, tránh bảo quản chung hạt ca cao với các loại nông sản khác Nơi bảo quản phải khô ráo và sạch sẽ, xa nguồn lây nhiễm
như khói, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, Dùng bao PE dày ở bên
Trang 32trong và bao đay ở bên ngoài Bao bì phải sạch sẽ, không có mùi lạ, không thủng rách, có kích thước phù hợp Thời gian bảo quản hạt trong kho không quá 12 tháng
1.6 Nghiên cứu thực hiện bộ nguyên tắc
Nghiên cứu
Việc hướng dẫn trong cách diễn giải và thực hiện bộ nguyên tắc UTZ cho
cây ca cao có tầm quan trọng đặc biệt đối với người sản xuất mong muốn thực hiện
chung nhan UTZ Tao sự kết nối với các chính sách, cơ chế và dịch vụ hiện có tại
địa phương là bước đi giá trị tạo sự hiểu biết sâu sắc của người sản xuất với các yêu
cầu chứng nhận
Những vấn đề trong bộ nguyên tắc do nhóm 5 lĩnh vực quan trọng nhất là năng suất, chất lượng, hiệu quả chỉ phí, các vấn đề xã hội và môi trường Bộ các tài
liệu do UTZ xay dung nhằm mục đích hỗ trợ người nông dân thực hiện quá trình
liên tục cải thiện điều kiện tiến tới hoàn thiện qua đó giúp giảm đói nghèo, tăng thu nhập
Tố chức việc thực hiện bộ nguyên tắc:
- Phải có một cơ cấu tổ chức giúp đảm bảo tắt cả người sản xuất tuân thủ các
yêu cầu của UTZ Có sơ đồ tổ chức của đơn vị được chứng nhận, trong đó nêu rõ
tên của những người chịu trách nhiệm về quản lý việc thực hiện bộ nguyên tắc UTZ và hệ thống kiểm soát nội bộ Tư vấn kỹ thuật về thực hành nông nghiệp tốt và theo
dõi truy nguyên, nhận dạng sản phẩm đến cán bộ và nông dân
- Đơn vị được cấp chứng nhận sẽ chỉ định người chịu trách nhiệm cho việc quản lý điều kiện lao động Người này cần chứng minh được về nhận thức và hiểu biết về các qui định của luật pháp liên quan đến các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động, hợp đồng lao động
- Những quản lý chủ chốt và những người chịu trách nhiệm như nêu trên cần
phải hiểu biết chương trình UTZ và có thể giải thích về các yêu cầu và các cơ hội từ
khi thực hiện chứng nhận UTZ, được thông báo về những phát triển mới và những
yêu cầu mới của chương trình
- Thực hiện kế hoạch dựa trên cơ sở đánh giá nguy cơ các hoạt động triển
khai hoạt động đào tạo tập trung vào những nguy cơ rủi ro và được đánh giá rủi ro
Trang 33về sức khỏe an toàn lao động Đánh giá này phải được thường xuyên xem xét cập nhật cho khu vực và do chuyên gia thuê ngoài thực hiện Phải lên kế hoạch hành động đề khắc phục nguy cơ và ghi chép lại quá trình tiến hành
Đào tạo người sản xuất về:
* Thực hành nông nghiệp tốt trong thu hái và chế biến sau thu hoạch, về an toàn lao động và bảo đảm sức khỏe gồm cả vấn đề thời gian cách ly, quy trình sơ cứu và cấp cứu (gồm cá quản lý dịch bệnh tổng hợp và duy trì độ phì của đất một cách bền vững)
v Chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm (gồm cả làm thế nào đáp ứng yêu cầu về mức dư lượng tối đa cho phép) Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
* Quyền của người lao động, cả lao động trẻ em và lao động không chính thức Nông dân được cấp chứng nhận cần lưu giữ:
v Ghi chép về các hoạt động đào tạo cho từng người sản xuất/nhân công, ghi rõ ngày, nội dung đào tạo, tên và chức danh cũng như giới tính của người được đào tao
Lưu danh sách thành viên tham dự khóa học, có ghi giới tính và ký xác nhận
của tất cả học viên
1.7 Tổ chức tập huấn và chuyển giao kỹ thuật
Đào tạo tập huấn viên và thông tin đến cán bộ thông qua các chương trình như: ACD/VOCA, Helvetas, WWF, Root of Peace, trung tâm khuyến nông tỉnh
Bến Tre và xã An Khánh (Phạm Hồng Đức Phước, 2010)
Phối hợp với tổ chức UTZ, công ty thu mua ca cao tại Việt Nam để tổ chức tập huấn cũng như cung cấp tài liệu cho các cán bộ và nông dân
Cung cấp nguồn giống sạch bệnh, có năng suất và chất lượng cao đến nông dân (kỹ thuật ghép ca cao, kỹ thuật trồng ca cao UTZ, kỹ thuật chăm sóc )
1.8 Xây dựng hệ thống kiếm soát tuân thú, chứng nhận
Theo tiêu chí thanh tra ICS (2009) phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ và tuân thủ yêu cầu chứng nhận cho thanh tra hàng năm, phê duyệt nội bộ và xử
phạt thành viên và thanh tra nội bộ được đào tạo ít nhất một lần mỗi năm
Trang 34Nhân viên của ICS đều được tập huấn 1lần/năm Tập huấn được ghi chép lại
Hệ thống quản ly minh bach va tin cậy cho hệ thống ICS Nhân viên ICS không có
xung đột lợi ích với người sản xuất mà họ thanh tra hoặc phê duyệt Tất cả thanh tra
nội bộ và nhân viên ICS ký một bản thông báo về những lợi ích có thể ở trong tình
trạng xung đột
1.9 Hợp tác quốc tế
Các chương trình hợp tác trong và ngoài nước luôn là nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng UTZ cho cây ca cao Hợp tác và trao đổi kỹ thuật với các
chuyên gia trên nhiều lĩnh vực về ca cao ở Ue, Anh, My, Ma Lai, Papa New Gunea,
Indonesia, Singapo, Costa Rica, Pháp; hội thảo quốc tế về kỹ thuật, giống, canh tác hữu cơ sẽ góp phần nâng cao kiến thức vào xây dựng kinh nghiệm tích lũy để thực
hiện xây dựng và phát triển mô hình trồng ca cao UTZ (Nguyễn Văn Hòa, 2010)
Trang 35CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện 2.1.1 Phương tiện
- Bảng, biểu điều tra phỏng vấn nông dân (phụ chương) - Nguồn tài liệu UTZ ban hành năm 2009,
- Tài liệu văn bản của tỉnh Bến Tre về chính sách phát triển ca cao Định hướng phát triển ca cao bền vững của tỉnh Bến Tre
2.1.2 Địa điểm-thời gian
- Địa điểm tại xã An Khánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre là xã có tiềm
năng và đang phát triển trồng ca cao xen
- Thời gian tiễn hành: 7/2011 - 11/2011
2.2 Phương pháp nghiên cứu xây dựng UTZ 2.2.1 Phương pháp
Nhằm giải quyết mục tiêu của đề tài đặt ra, phương pháp thực hiện được tiến hành như sau:
a Phóng vấn nông dân
Chọn hộ nông dân tham gia xây dựng UTZ 'Tiêu chí chọn hộ nông dân:
- Hộ có tỉnh thần tự nguyện tham gia, sẵn sàng hợp tác trong xã, đại diện cho vùng nghiên cứu thuận tiện giao thông trong khu vực nghiên cứu Có thể tham gia câu lạc bộ sản xuất
- Hộ trồng ca cao xen đừa hoặc cây ăn trái Tuổi vườn cây dừa: 10 năm-20
năm-30 năm và diện tích cây ca cao ít nhất là 3 công và ít nhất 150 cây
- Nông hộ được chọn phù hợp về điều kiện sản xuất, không ô nhiễm môi trường về hóa học và sinh học
Sau khi chọn hộ nông dân xong cần tiễn hành:
- Điều tra hiện trạng kinh tế-xã hội: điều tra trình độ học vấn, trình độ kỹ
thuật, nguồn thu nhập
Trang 36- Tổ chức phỏng vấn và khảo sát hiện trạng sản xuất ca cao tại xã An Khánh
Chọn ngẫu nhiên nông hộ canh tác ca cao theo truyền thống của nông dân trong xã để khảo sát quy trình canh tác, sử dụng phân bón, phòng trị sâu bệnh
- Điều tra tình hình nông hộ tham gia tập huấn và tham gia câu lạc bộ
- Kiểm tra quá trình xây dựng cơ sở vật chất về nhà kho, nhà vệ sinh, nơi pha
thuốc, nơi tập kết rác
- Mục tiêu đánh giá tình hình lao động, trình độ học vấn, diện tích đất ở nông
hộ tại xã An Khánh
- Tiến hành điều tra 40 phiếu tại xã An Khánh về tình hình sử dụng phân,
thuốc BVTV, tình trạng môi trường, nguyện vọng và ý kiến đề xuất của nông dân b Sử dụng phương pháp SWOT
Sử dụng các kết quả có được từ phỏng vấn nông hộ để nhận ra những điểm manh-diém yếu-cơ hội-rủi ro của vùng qua nhận thức của nông dân để tìm ra trở
ngại, khó khăn của tiêu chuẩn sản xuất ca cao UTZ
2.3 Phân tích
2.3.1 Phân tích nguồn lực và kinh tế hộ
Phân tích nguồn lực nông hộ về trình độ học vấn, nguồn thu nhập
2.3.2 Phân tích tình hình sứ dụng phân-thuốc trừ sâu bệnh Tình hình nông dân sử dụng phân vô cơ-hữu cơ
Tình hình nông dân sử dụng thuốc sinh học-thuốc BVTV 2.3.3 Phân tích điều kiện môi trường
Phân tích sự ảnh hưởng của trồng ca cao đến môi trường 2.3.4 Phân tích tình hình xây dựng cơ sở vật chất
2.3.5 Phân tích cách xử lí rác
2.4 Xứ lý số liệu
Tất cả các số liệu thô được xử lý bằng phần mềm Word, Excel
Trang 37CHƯƠNG 3
KÉT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá tiềm năng phat trién ca cao theo tiêu chuẩn UTZ, 3.1.1 Mặt mạnh (Strengths)
S (Strengths) mat mạnh xây dựng ca cao UTZ là:
- Diện tích trồng ca cao xen chiếm đa số và xu hướng diện tích này còn tăng lên do nhu cầu thị trường của ca cao ngày càng tăng Thực tế có 75% diện tích ca cao trồng xen trong vườn dừa, 22,5% ca cao xen cây ăn trái và 2,5% trồng ca cao thuần Nông dân trồng ca cao trong vườn dừa chiếm 75% vì diện tích trồng dừa lớn và ca cao là loại cây ưa bóng mát nên thích hợp trồng xen với dừa
- Sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước và doanh nghiệp cho sự phát triển ca cao
cụ thể đã hỗ trợ 40% giá trị cây giống, mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc
ca cao
- Trình độ học vấn của nông dân tại xã An Khánh: có 100% người dân trong xã đã được xóa mù chữ thông qua phô cập tiểu học Trình độ học vấn là điều kiện
tiên quyết để nông dân thực hiện tiêu chí ghi nhật ký nông hộ Nhật ký nông hộ là
bằng chứng về quá trình sản xuất có minh bạch hay không Vì vậy nông dân cần
phải ghi đầy đủ, chính xác và đúng thời gian để dễ dàng truy nguyên khi có sự cô
xảy ra Nhật ký nông hộ giúp bảo vệ quyền của người tiêu dùng khi xảy ra sự cố Nhận thức được điều này 100% nông hộ khẳng định là sẽ ghi nhật ký
Bảng 3.1 Phần trăm nông dân có thể ghi nhật ký Nhật ký nônghộ | Tỷ lệ (%) Không ghi 0 Có thể ghi 100
- Thu nhập: trồng ca cao góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân Thực tế thu nhập chính của nông dân là từ cây dừa và làm gia công từ xơ dừa Vì vậy có thể tận đụng thời gian nhàn rỗi để chăm sóc ca cao
Trang 38- Chất lượng sản phẩm được đánh giá là có chất lượng cao tạo được uy tín
đối với khách hàng, vừa bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng vừa an toàn cho người
san xuất lại thân thiện với môi trường và giúp cải tạo kết cấu đt
- Người sản xuất thì được hưởng giá cao hơn, được bảo vệ các quyền về lao
động, được đi học, được chăm sóc sức khỏe và có nhà ở
3.1.2 Mặt yếu (Weaknesses)
W (Weaknesses) mặt yếu của xây dựng UTZ là:
- Cơ hội tiếp nhận thông tin về tiêu chuẩn UTZ còn yếu Qua điều tra 87,5%
nông dân không biết thông tin tiêu chuẩn UTZ, chỉ có 12,5% nông dân biết đến
hoặc đã tham quan mô hình ca cao theo UTZ (Hình 3.1) Vì vậy công tác phổ biến
nguồn thông tin về tiêu chuẩn UTZ cần được TTKN xã An Khánh phổ biến rộng rãi
đặc biệt qua các chương trình tập huấn để nông dân hiểu và có thể đăng ký tham gia sản xuất ca cao UTZ nhiều hơn Có biết (10%) Đã tham quan (2.5%) Không biết (87.5%)
Hình 3.1 Phần trăm hộ nhận biết thông tin về tiêu chuẩn UTZ
- Kỹ thuật canh tác, sơ chế ca cao theo tiêu chuẩn UTZ còn yếu Thực tế hầu hết nông dân bán trái ca cao tươi mà không sơ chế do sản lượng còn ít, nông dân
chưa biết cách sơ chế hợp lý Tập huấn cho nông dân cách sơ chế và lên men là
cách hiệu quả vừa cung cấp kiến thức cho nông dân vừa giúp nông dân lấy công làm lời vì giá thành hạt ca cao đã qua sơ chế rất cao Ngoài ra, cần cung cấp nguồn
tài liệu về kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn UTZ cho nông dân
Trang 39- Giá cả luôn biến động đặc biệt là vào mùa thu hoạch chính ca cao do
thương lái ép giá
- Trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ thì tiêu chí không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong vòng 5m cách tất cả các dòng nước hoặc kênh rạch, ao hồ Hầu hết nông dân trồng ca cao không thực hiện được vì khoảng cách ca cao trồng sát mương dẫn nước hoặc khoảng cách từ 0,5m-1m nên việc phun thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tiêu chí trong bộ nguyên tắc
3.1.3 Cơ hội (Opportunities)
O (Opportunities) co hdi khi xay dưng tiêu chuẩn ca cao UTZ 1a:
- Thị trường nhập khẩu ca cao chú yếu là Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Châu Á có nhu cầu ca cao không ngừng tăng Ngoài ra, tại tỉnh Bến Tre đã có công ty
Grand Place, Phạm Minh chế biến ca cao Vì vậy, sản phẩm hạt ca cao nông dân sản
xuất ra sẽ luôn có nhiều thị trường cạnh tranh thu mua
- Theo Nguyễn Văn Hòa (2010) thị trường trong nước thì Công ty Cargill vẫn là đơn vị chủ lực mua hạt ca cao Một số công ty trong và ngoài nước khác cũng
quan tâm đến sản phẩm ca cao như: Vinacacao, Vinamilk, Olam, Armajaro, Touton,
Mitsubishi, Dakman, Phạm Minh Các công ty thu mua hạt hiện nay chủ yếu để
xuất khẩu Năm 2010 giá thu mua hạt ca cao luôn ốn định và ở mức cao khoảng
40.000-60.000đ/kg hạt khô Nhiều điểm sơ chế và thu mua ca cao phát triển nhanh
chóng tại các vùng trồng ca cao
3.1.4 Nguy co (Threats)
Nguy co (Threats) cua mô hình sản xuất ca cao theo tiêu chuan UTZ 1a: - Đối mặt với đối thủ cạnh tranh nước ngoài Nguyên nhân là do sản phẩm ca cao đã được chứng nhận UTZ sẽ phái bán với giá thành cao hơn ca cao sản xuất truyền thống nên sẽ bị sự cạnh tranh bởi thị trường có sản phẩm ca cao giá thành thấp Vì vậy cần phải có sự phối hợp của nhà nước và nhà doanh nghiệp trong công
xây dựng thương hiệu ca cao UTZ đến thị trường tiêu thụ
Trang 403.2 Tình hình sứ dụng giống
Theo Trung Tâm Khuyến Nông xã An Khánh thì nông dân trong xã chủ yếu sử dụng các giống TD§ 55%, TD3 97,5%, TD10 80% là các giống đã được công
nhận trong quyết định số 321 QĐ/BNN-KHCN (2006)
Nông dân chủ yếu sử dụng các giếng TD§, TD3 và TD10 là do phẩm chất và năng suất của các giống này cao, giúp hạn chế sâu bệnh, năng suất và phẩm chat hat cao Tuy nhiên, nông dân nên mua ca cao từ nơi có nguồn gốc đảm bảo để mua được đúng giống và chất lượng
3.3 Tình hình sứ dụng thuốc và phân bón 3.3.1 Tình hình sử dụng phân
Theo Nguyễn Thị Huyệt (2010) nên bón nhiều phân hữu cơ cho cây ca cao và cung cấp nắm đối kháng Trichoderma vào trong đất xung quanh gốc cay dé nắm
hoạt động và tiêu diệt các mầm bệnh gây loét thân trên cây ca cao
Thực tế tỉ lệ nông dân sử dụng phân hữu cơ rất ít, 80% không sử dụng bón phân trong thời kỳ bón thúc, 20% sử dụng phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ Nguyên nhân là do nông dân còn chưa tin tưởng vào chất lượng phân hữu cơ, hiệu quả phân hữu cơ chậm hơn so với phân vô cơ 100 85 80- 65 60 ~ 42.5 42.5 a" - = 20 Uy tin Thinh phin Dailyphincd Gidca Vấn đềkhác dnh dưỡng gấy phép NPK Tỉ lệ (%)
Vấn đề nông dân quan tâm
Hình 3.2 Vấn đề cần quan tâm nông dân quan tâm khi mua phân
Vấn đề quan tâm hàng đầu của nông dân là mua phân ở đại lý phân có giấy
phép kinh doanh chiếm 85% là do đại lý có giấy phép kinh doanh đảm bảo các vấn