Trong tủ thuốc cổ truyền có phương thuốc NTTKĐ gồm 4 vị thuốc: Bán hạ, bạch linh, cam thảo, trần bì vổi tác dụng chủ yếu là chống ho, long đờm mà tác dụng bình suyễn còn nhiều hạn chế..
Trang 1BỘ Y TỂ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
*é% ca *é>
NGUYỄN THỊ ANH
NGHIÊN CỨU XÂY DựNG TIÊU CHUẨN SIRO TYPHOCIHEN
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩK H O Á 1999-2004)
* Người hướng dẫn: - PGS-TS.PHẠM XUÂN SINH
- TH.S.ĐÀO THỊ VUI
* Nơi thực hiện: - TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
-VIỆN DUỢC LIỆU
* Thời gian thực hiện: 06/2003-05/2004
Hà Nội, tháng 05-2004
Trang 2Ẩ t â i f e ẩ ề f t í ớ t
Ếêềtợ A /ẻí <Ú€ Mầu ầáte, íầ£ seùt eẨtdềt íAòềtát eó*n iú tí
PGS TS Pham Xuân Sinhm
Th.s Đào Thị Vui
*£a ttA ălm ạ ỈẢ íỉự eđ ợ/áề* Ể*ựie tíê ịt ầutsáimự i / íĩm Ế é/ iễ& ềtạ ạ u d Ể m t A
iẨụổe Aiêềt ầJk*ưí Ểuậềt ềiàự.
xỂm eẩkđềt Ểkàềứk eẩm.ềờt sẩ£ Ểắtẩạ ạiáa-, edợ/á& , eáe eầ A ỷ ỂầtỂíậí
túêềt £ (Bê- méềt <Zhứte Aợe Ểtuựềìn, mém <Zht&ie Ếựle, Ể K ể& MầM,
p ầềtạ.éaềt Qm&KỢ <ĩẦạ/Áụte <ĩ)aỊfe Ttĩà f% â£điỉíậềtíùtÁ.Ẩuẩ& tự.dẩtt, ợiăfi.
đ 5 t, íạ a - m ạ iđ ỉề u A tệềt Ể ềi Aáràềt Ể&àềtA AẤufd ỂuỘM Ể éĩ ttự Á /* p ttà ự
c&ừi eẩm ạ£a đĩttẮL, ttạa& i íÂđềt ità Aạtt ẩẻ đ a ạ/ứp đ&, đSềtự iúeềt
iắ /itvm ự ạ ư á itùềtẩt etẾ u/
XA tíkdềt& 3 ttdm 2004
<fimA điỀMt GtợítựỈM QHỊcềMA
Trang 3MỤC LỤC■ • CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Vài nét về bệnh hen suyễn và thuốc dùng cho bệnh hen suyễn _ 3
1.1.1 Nguyên nhân gây bệnh và thuốc điều trị theo YHHĐ 3
ì 1.2 Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn và thuốc điều trị theo YHCT 4
1.2 Siro thuốc với bệnh hen suyễn. - 9
PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 12
2.1 Nguyên liệu và phương pháp thực nghiệm_ _ 12
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: 12
2.1.2 Nguyên vật liệu 12
2.1.3 Phương tiện và động vật nghiên cứu: 14
2.1.4 Phương pháp nghiên cứu 15
2.1.5 Đánh giá kết quả 16
2.2 Kết quả thực nghiệm và nhận xét _ 16
2.2.1 Điều chế siro Typhocihen 16
2.2.2 Kiểm nghiêm một số thành phần hoá học có trong siro Typhocihen 22
2.2.3 Tác dụng sinh học của sừo Typhocihen 30
2.2.4 Xây dựng tiêu chuẩn sừo Typhocihen 36
2.3 Bàn luận 40 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 42
Trang 4Tài liệu tham khảo
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
- NTTKĐ Nhị trần thang kinh điển
- NTTGGca Nhị trần thang gia giảm cà độc dược
- NTTGGlh Nhị trần thang gia giảm lá hen
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỂ
Việt Nam do đặc điểm khí hậu và môi trường ngày càng ô nhiễm, nên
tỷ lệ số người nhiễm các bệnh hô hấp khá cao, trong đó đáng chú ý là bệnh hen suyễn, có tỷ lệ lớn trung bình 5-6%, trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ 10% [5] Hen suyễn làm giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống Y học hiện đại sử dụng thuốc tân dược với các dạng bào chế khác nhau dùng phòng và điều trị hen suyễn có hiệu quả tức thì, tuy nhiên các thuốc này thường phải sử dụng lâu dài kèm theo nhiều tác dụng không mong muốn Trong khi đó, y học cổ truyền với nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc thiên nhiên an toàn, ít nguy cơ tai biến đang được ưa chuộng và trở thành xu thế chung Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền là một chủ trương lớn của nhà nước đang được các nhà khoa học quan tâm, hưởng ứng nhằm tìm ra phương pháp phòng và điều trị hiệu quả tốt nhất các bệnh mắc phải đặc biệt là bệnh hen suyễn, giảm tối thiểu các tác dụng không mong muốn
Trong tủ thuốc cổ truyền có phương thuốc NTTKĐ gồm 4 vị thuốc: Bán
hạ, bạch linh, cam thảo, trần bì vổi tác dụng chủ yếu là chống ho, long đờm
mà tác dụng bình suyễn còn nhiều hạn chế Do vậy trong đề tài: ”Nghiên cứu phương thuốc Nhị Trần Thang gia giảm điều tiị bệnh hen suyễn”, phương thuốc NTTKĐ đã được gia giảm một số vị thuốc để tạo ra 2 phương thuốc mới: NTTGGca và NTTGGLH Qua thực nghiệm thấy rằng 2 phương mới này ngoài làm tăng tác dụng chống ho, long đờm còn cố tác dụng bình suyễn (giãn khí quản), trong đó phương NTTGGlh có tác dụng tốt hơn Phương
NTTGGlh gồm những vị thuốc sẩn có ở Việt Nam và được dừng chữa ho hen
lâu đời Nhằm tiện lợi hơn cho việc sử dụng, chúng tôi đã điều chế NTTGGLH dưới dạng sừo thuốc lấy tên siro Typhocihen
Đề tài thực hiện vói nội dung sau đây:
- Điều chế siro Typhocihen đạt tiêu chuẩn DĐVNIII
Trang 6- Đánh giá một số tác dụng sinh học của siro Typhocihen: Giãn khí quản, chống ho, long đờm, độc tính bất thường.
- Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho siro Typhocihen
Trang 7PHẦN I-TổNG QUAN
1.1.VÀI NÉT VỀ BỆNH HEN SUYỄN v à t h u ố c d ù n g c h o b ệ n h
HEN SUYỄN
1.1.1 Nguyên nhân gây bệnh và thuốc điều trị theo YHHĐ
1.1.1.1.Nguyên nhân gây bệnh'.
• Y học hiện đại coi hen suyễn thuộc phạm vi của bệnh viêm phế quản
cấp hoặc mãn tính, còn ở phổi là hen phế quản [14], do tác nhân kích thích vào niêm mạc đường hô hấp, gây co thắt khí quản, dẫn đến khổ thở tức ngực,
có thể kèm theo những tiếng ran rít, ran ngáy
• Cơ chế: Hen là do các tác nhân kích thích (dị nguyên) làm cơ thể phóngthích ra các protein đặc hiệu (kháng thể), kháng thể này làm cho các tế bào bạch cầu phóng thích ra các chất trung gian hoá học như Leucotrien,Histamin Các chất này gây co thắt khí, phế quản, từ đó gây khó thở[5,10]
• Gồm có 8 nguyên nhân: [ 24]
- Dị nguyên: phấn hoa, nấm mốc, bọ nhà, lông súc vật, vi khuẩn, thứcăn
- Không khí: thay đổi thời tiết, không khí khô, lạnh
- Gắng sức: sau chạy nhảy, làm việc nặng
- Vi rus: nhiễm virus đường hô hấp
- Hoá chất: các bụi hoá chất như isocyanat, penicilin
- Bụi công nghiệp: bụi gỗ, bụi lông, bụi len
- Thuốc: aspirin, ibuproíen, thuốc ức chế thụ thể p, thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin
- Tinh thần: buồn, lo lắng
1.1.1.2.Thuốc tân dược dùng cho bệnh hen suyễn.
Y học hiện đại điều trị bệnh hen phế quản dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản:
Trang 8của các niêm mạc phế quản[10] Do đó thuốc điều trị có thể được phân ra như sau:[5]
• Các thuốc chống viêm:
-Corticosteroid: hydrocortison, prednisolon, depersolon, methylprednisolon, beclomethasone, triamcinolone, ílunisolon, dexamethason -Cromolyn sodium
-Kháng histamin: mepyramin (Neo-Antergan), antazolin (Antistin), cỉemizol, promethazin (Phenergan), thiazinamin Các thuốc này ức chế có cạnh tranh với hỉstamỉn tại receptor làm mất tác dụng của histamỉn
-Một số thuốc khác khi bệnh nhân không dùng được corticoid: TAO, methotrexate
• Thuốc giãn khí quản-kích thích p2
-Kháng cholinnergic: salbutamol, terbutalin, epherdrin, adrenalin, albutẻol, metaproterenol, ipratropium bromid, isoproterenol
-Nhóm methylxanthin: chủ yếu dùng thephylin được bào chế nhiều dạng khác nhau và nhiều biệt dược như amophylin, euphylin, aminophilin, theostat
• Nhóm làm giảm phản ứng phế quản: ketotiíen, nedocromil, loại bỏ các ổ
vi khuẩn
1.1.2 Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn và thuốc điều trị theo YHCT
1.1.2.1.Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn theo YHCT
TheoY học cổ truyền, hen có thể do nguyên nhân ngoại thương: cảm mạo phong hàn, hàn nhập lý; hay nội thương: phủ tạng tích đờm, u sầu(ưu sầu hại phế)
Về cơ chế: y học cổ truyền cho rằng bệnh hen suyễn gắn liền với các chứng hậu sau:
Trang 9-Hàn nhập phế: biểu hiện ho lâu ngày, đờm loãng dính, khó thở, sợ lạnh Thường dùng phương pháp sơ phong tán hàn, hoá đờm bình suyễn.
-Đờm nhiệt ngưng ở phế: biểu hiện hơi thở thô, khi thở phát ra tiếng rít
từ họng, đờm vàng hôi, đôi khi có sốt Gắn liền với phương pháp thanh phế hóa đờm bình suyễn
-Khí của phế và tỳ bị hư: biểu hiện có ho, khó thở, hctì thở gấp gáp, đờm trắng mỏng, người mệt mỏi Cần bổ phế ích tỳ
-Tỳ thận dương hư: người bệnh khó thở, thở gấp gáp, tay chân lạnh, ra nhỉểu mồ hôi, đặc biệt là sau cơn ho Tiêu hoá kém, đại tiện lỏng nát Gắn liền phương pháp ôn bổ tỳ thận
-Phế thận âm hư: người bệnh khó thở, đờm ít và dính, ra nhiều mồ hôi, miệng khô khát Cần tư thận ích phế
Như vậy hen suyễn cũng do nhiều nguyên nhân gây ra và có liên quan đến một số tạng trong cơ thể, đặc biệt là hai tạng phế - thận Nó có đặc điểm chung nhất là: Khó thở, hoi thở gấp gáp và phát ra tiếng rít ở khí quản, kèm theo ho và đờm
1.1.2.2.Thuốc cổ truyền dùng cho bệnh hen suyễn.[2>\\
Để giải quyết 3 triệu chứng chính của bệnh hen suyễn: ho, đờm, suyễn (co thắt khí quản), YHCT có 3 loại thuốc tương ứng:
• Thuốc hoá đàm (hoá đờm)
-Thuốc hoá đàm nhiệt dùng các bệnh ho suyễn nôn ra đờm đặc hoặc điên giản, sốt cao, phát cuồng lao lâm ba kết, sưng tuyến giáp Thuốc hoá đàm nhiệt đa số có vị đắng tính hàn thường dùng là thiên trúc hoàng, trúc lịch, trúc nhự, ngưu hoàng, thường sơn, côn bố
-Thuốc hoá đàm hàn dùng cho các trường hợp ho lâu ngày, khí phế quản bị viêm nhiễm, gây co thắt khí quản, khó thở, tức ngực Thuốc hoá đàm hàn đa số có vị cay tính ấm thường dùng là bán hạ, cát cánh, trần bì, bạch giới
tử, tạo giác
Trang 10• Thuốc chỉ ho (chỉ khái)
-Thuốc thanh phế chỉ khái (thuốc chỉ ho có tính hàn) dùng khi ho nhiệt,
ho vói đờm nhiệt, họng khô, rát, nóng, đờm đặc dính Các vị thuốc thường có
vị đắng tính bình hoặc hàn như tiền hồ, mỏ quả, tang bạch bì
-Thuốc ôn phế chỉ khái dùng chữa các chứng ho do hàn, do đờm hàn, thường có vị ngọt, cay đắng tính ấm như bách bộ, hạnh nhân, lai phục tử
• Thuốc bình suyễn: tác dụng làm giảm co thắt phế quản, dùng trong các trường hợp hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, khó thở tức ngực Các vị thuốc bình suyễn thường có vị đắng, có tác dụng khoan sung hoá đàm như ma hoàng, địa long, bạch quả, cà độc dược [31]
Trên thực tế người ta thường phối hợp một cách hài hoà giữa các loại thuốc chống ho, trừ đờm vói thuốc bình suyễn để điều trị bệnh hen suyễn
Trong y học cổ truyền có nhiều phương thuốc tộ bệnh viêm phế quản trong
đó đáng chú ý nhất là phương thuốc NTTKĐ, phương này gồm 4 v ị : Bán hạ, Trần bì, Bạch linh, Cam thảo Có công năng ôn hoá hàn đàm, dùng trong trường hợp đờm thấp, ho nhiều đờm mà sinh nôn, tức ngực, hoa mắt, tâm quý[32]
Phương thuốc Nhị trần thang kinh điển đã được gia giảm thành nhiều phương khác nhau tương ứng với mục đích trị bệnh khác nhau Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số thang trong “Tuyển tập phương thang Đông Y”[32]
và một số thang được các tác giả nghiên cứu gia giảm gần đây:
-Nhị trần thang I: Nhị trần thang gia ô mai nhục, sinh khương; tri chứng
Trang 11-Nhị trần thang gia giảm II: Nhị trần thang gia thương truật, đinh
hương, xuyên khung, hương phụ, sa nhân; trị ho đờm mà ói mửa do hàn[32]
-Nhị trần thang gia vị I: nhị trần thang gia bạch truật, nhân sâm; trị
trúng phong, ho nhiều đờm
-Nhị trần thang gia vị II: Nhị trần thang gia khương hoàng, phòng
phong, tang chi, sài hồ, thiên đông; có tác dụng trừ thấp, hoá đàm, khử phong,
thông lạc
- Nhị truật nhị trần thang: Nhị trần thang gia bạch truật, thương truật; trị
ho đờm kèm chứng tỳ trệ thấp, nhiều dãi[32]
Những nghiên cứu gần đây cho thấy:
-Phương thuốc NTTKĐ, trong thành phần hoá học có saponin
triterpenic, Aavonoid, coumarin, tinh dầu
Về tác dụng dược lý: nước sắc và dịch chiết cồn đều có tác dụng chống
ho, trừ đờm tốt trên chuột nhắt trắng Tác dụng chống ho ở dạng dịch chiết
cồn tốt hơn dạng nước sắc Tác dụng trừ đờm ở dạng nước sắc cho hiệu quả
cao hơn ở dịch chiết cồn
-Gần đây trong luận văn nghiên cứu của mình Nguyên Mạnh Tuyển đã
thêm cóc mẳn và xương bồ vào NTTKĐ thấy rằng thành phần hoá học của
phương có saponin, coumarin, sterol, tinh dầu
Về tác dụng dược lý: Không gây độc cho chuột nhắt trắng liều
112.5g/kg thể trọng chuột Có tác dụng giảm ho tốt, tác dụng long đờm tốt
hơn hẳn phương thuốc NTTKĐ [33]
-Với Nhị trần thang gia cóc mẳn, xương bổ, hạnh nhân thấy thành phần
hoá học có saponỉn, coumarin, sterol, tinh dầu
Về tác dụng dược lý của phương có tác dụng giảm ho, long đờm rất tốt
ỏ liều 16,67g/kg thể trọng chuột Công thức này có tác dụng giảm ho tương
Trang 12đương với Codein phosphat ở liều lOmg/kg thể trọng chuột và có tác dụng
long đờm tương đương với dung dịch Natri benzoat 3% ở liều75mg/kg thể
trọng chuột[33]
Công thức của phương thuốc gia giảm này đã được nghiên cứu về dạng bào chế và đã đưa ra được một qui trình điều chế siro thuốc cũng như dự thảo tiêu chuẩn của dạng chế phẩm này [33]«
Chúng tôi nhận thấy, các phương thuốc Nhị trần thang gia giảm đã nêu đều lấy tác dụng giảm ho, long đờm là chính mà chưa chú trọng đến tác dụng bình suyễn Trong khi đó, giữa ho và hen có quan hệ mật thiết với nhau, đôi khi chỉ có ho mà không có hen nhưng khi đã có hen thì bao giờ cũng có ho và đờm Khi bị ho hoặc hen, đờm được bài tiết ở mức độ không bình thường và biến chất Khi đó đờm là nguyên nhân trực tiếp kích thích khí quản gây ho và
co thắt Chính vì mối quan hệ nêu trên nên trong quá trình điều trị người ta thường quan tâm đến cả ba triệu chứng ho, hen và đờm Trên thực tế điếu trị, thuốc Y học cổ truyền cũng thường gắn bó để giải quyết cả ba triệu chứng đó, nghĩa là thường kết hợp giữa thuốc chống ho, trừ đờm với thuốc bình suyễn trong bệnh hen suyễn[31]
Năm 2003 trong khoá luận tốt nghiệp của mình, Trương Thị Hoà, Đoàn Thị Mai Anh, Phan Thị Minh Huệ đã nghiên cứu gia giảm NTTKĐ, xây dựng
ra 2 phương thuốc có tác dụng tốt đối với 3 triệu chứng nói trên: Ho, long đờm, giãn khí quản, hai phương thuốc đó có cỏng thức sau:
Các tác giả đã chứng minh trong 2 phương thuốc đều có chứa aỉcaỉoỉd, saponin, ílavonoid, glycosid tim v ế tác dụng dược lý: cao nước của cả 2 phương đều có tác dụng giãn khí quản chuột lang cô lập, tác dụng đối kháng
Trang 13với acetylcholin 0,0025% và tác dụng hiệp đồng với dung dịch adrenalin
0,005% [21], tác dụng chống ho, long đờm ở liều 16,67g/KgTT trên chuột
nhắt trắng tốt hơn NTTKĐ [1,23] Phương thuốc NTTGGLH thể hiện 3 tác dụng trên tốt hơn NTTGGCA đồng thời còn có ưu điểm là không chứa cà độc dược - một vị thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 15 tuổi Do đó phạm vi sử dụng của phương thuốc NTTGGLH rộng hơn
so với NTTGGca vì lẽ đó trong khoá luận này chúng tôi lấy phương NTTGGLH
để nghiên cứu, bào chế dạng siro thuốc lấy tên siro Typhocihen
1.2.Siro thuốc với bệnh hen suyễn:
Trong việc điều trị các bệnh ho, đờm, suyễn tức chúng ta hay dùng thuốc dưới dạng siro, ví dụ như: “ Bổ phế chỉ khái lộ ” của công ty dược phẩm Nam Hà, “ Sỉaska ” của công ty cổ phần Traphaco, “ An hoà khí ” của công ty dược phẩm á Châu, “Thuốc ho người lớn” của công ty cổ phần Đông Dược 5,
“ Kiện phế thuỷ ”của công ty Dược phẩm Hà Nội, “Thuốc ho P/H”, “ Thuốc
ho Ma Hạnh ” của công ty đông dược Phúc Hưng do ưu điểm của dạng sứo thuốc là có khả năng che dấu được mùi vị khó chịu của một số dược chất, thích hợp cho trẻ em, hạn chế được sự phát triển của nấm mốc [4] Siro là dung dịch đậm đặc của đường trắng (sucrose) trong nước, có chứa các dược chất hoặc các dịch chiết từ dược liệu và chất thơm[13], thể chất lỏng sánh, được điều chế bằng cách hoà tan dược chất, dung dịch dược chất trong siro đơn hoặc hoà tan đường trong dung dịch dược chất, dùng để uống Thành phần chính của siro thuốc bao gồm các dược chất; dung môi nước và đường; các chất làm tăng độ tan, tăng sinh khả dụng và độ ổn định của sừo; các chất làm tăng độ nhớt; các chất tạo hệ đệm pH nhằm đảm bảo độ ổn định cho dược chất; các chất chống oxy hoá; các chất bảo quản chống nấm mốc; các chất mằu, chất làm thơm
Trang 141.2.1.Kỹ thuật điều chế siro thuốc:
Điều chế siro thuốc bằng cách hoà tan dược chất, dung dịch dược chất vào siro đơn:
Thường áp dụng cho trưòng hợp các siro thuốc có dược chất dễ tan trong sữo đơn, các dược chất độc cần phải hoà tan trong một dung môi thích hợp sau đó phối hợp vói siro đơn, đảm bảo đóng hàm lượng dược chất Gồm các giai đoạn:
-Điều chế siro đơn: siro đường đơn sacarose hoặc các đường khác có
thể điều chế bằng cách hoà tan nóng hay hoà tan ở nhiệt độ thường.
-Chuẩn bị dung dịch dược chất: Trong thành phần siro thuốc nếu có các dược chất độc bảng A hoặc bảng B, cần phải dùng 1 lượng dung môi thích hợp tối thiểu để hoà tan, tạo thành dung dịch dược chất Một số dịch chiết dược liệu được cô đặc để thuận tiện khi pha sừo thuốc theo cách phối hợp siro đơn, thường tỷ lệ phối hợp dịch chiết đậm đặc và sứo đơn là 1:10
-Hoà tan dược chất, phối hợp dung dịch dược chất và sửo đơn: Siro đơn
có độ nhớt cao, cần đun nóng để dễ dàng hoà tan các dược chất Các dung dịch thuốc được điều chế với dung môi nước hoặc thân nước dễ dàng phối hợp trộn đều với siro đơn Các chất phụ khác có trong thành phần được hoà tan vào dung dịch thuốc hoặc siro đơn 1 cách hợp lý tuỳ theo vai trò của chất phụ và tính chất của dược chất
-Hoàn chỉnh thành phẩm: sừo thuốc được lọc trong (lọc nóng), kiểm nghiệm phải đạt các chỉ tiêu đề ra trước khi đóng gối thành phẩm
• Điều chế siro thuốc bằng cách hoà tan đường vào dung dịch dược chất: Phương pháp này áp dụng để điều chế phần lớn các sừo thuốc do thuận lợi cho việc pha chế dung dịch dược chất, cũng như hoà tan các chất phụ, các loại đường khác nhau có trong công thức Gồm các giai đoạn:
-Chuẩn bị dung dịch dược chất: dung dịch dược chất có thể được pha chế bằng phương pháp hoà tan thông thường hay hoà tan đặc biệt Các dịch
Trang 15chiết điều chế bằng cách chiết xuất dược liệu, hoặc hoà tan từ cao thuốc Dung môi chất dẫn là nước thơm dược liệu điều chế bằng cách chưng cất, một số chất phụ khác được hoà tan ở giai đoạn này nhằm ổn định dung dịch thuốc hoặc tăng độ tan của dược chất.
-Hoà tan đường vào dung dịch dược chất: đường có thể được hoà tan
nóng hoặc hoà tan nguội ở nhiệt độ thường vào dung dịch dược chất.
-Đưa nồng độ đường đến giới hạn quy định: nồng độ đường trong siro
có thể được xác định bằng cách đo tỷ trọng hoặc đo nhiệt độ sôi
-Làm trong siro: siro thuốc được lọc nóng qua nhiều lớp vải gạc, vải dạ, loại giấy lọc đặc biệt dầy và xốp có lỗ lọc lớn có thể được dùng để lọc siro thuốc
1.2.2.Kiểm soát chất lượng- bảo quản:
• Siro thuốc được quy định các chỉ tiêu chất lượng về tính chất lý hoá theo dược điển như độ trong, tỷ trọng, định tính, định lượng các thành phần dược chất
• Để bảo quản, trong thành phần siro thuốc có các chất chống nấm mốc như nỉpagỉn, nipason (tỷ lệ 0,03-0,05%) sừo thuốc được đóng chai lọ kín Không nên để nơi lạnh vì có thể kết tinh đường trong siro
Trang 16PHẦN II -THỰC NGHIỆM VÀ KỂT QUẲ
2.1 Nguyên liệu và phương pháp thực nghiệm.
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:
• Các vị thuốc: Tang bạch bì, Trần bì, Cam thảo
• Sừo Typhocihen được bào chế từ phương thuốc NTTGGLH
2.1.2 Nguyên vật liệu:
• Bán hạ nam: Thân rễ của cây củ Chóc (Typhonium trilobatum (L.)
Schot), họ ráy ( Araceae) đã được chế biến theo TCDĐVNII (1983).
• Lá hen: Lá đã phơi sấy khô của cây bông bông (Calotropis gigantea R Br.), họ Thiên lý (Asclepiadaceae) đã được chế biến theo TCDĐVNII (1983).
• Cam thảo: Rễ của 3 loài Cam thảo (Gỉycyrrhiza uraỉensis Fisch.,
Glycyrrhiza inflata Bat., Glycyrrhiĩa glabra L.), họ đậu (Fabaceae) đã được
chế biến theo TCDĐVNIII (2002)
• Tang bạch bì: vỏ rễ của cây dâu tằm (Morus alba L.), họ dâu tằm (Moraceae) đã được chế biến theo TCDĐVNIII (2002).
• Trần bì: v ỏ quả chín đã phoi hoặc sấy khô và để lâu năm của cây Quít
(Citrus reticulata Blanco), họ Cam (Rutaceae).
• Cóc mẳn: Toàn cây nhỏ, khô của cây Cóc mẳn (Centipeda minima L.),
họ Cúc (Asteraceae).
Trang 17Hình 1: cành và hoa cây bông bông
Hình 2: Cây và củ chóc
Trang 18- Bộ dụng cụ xông hơi amonac gây ho.
- Bể nuôi bộ phận cô lập Ugo Basile-Italia
- Máy quang phổ kế UV-VIS spectrophotometer Cary IE Varian (Autralia)
- Cần phân tích Sartorius BP221S (Nhật)
- Picnomet
• Động vật thí nghiệm
- Thỏ trưởng thành cả 2 giống, có trọng lượng 1,4-1,6 kg, khoẻ mạnh
- Chuột lang khoẻ mạnh cả 2 giống, có trọng lượng 250-300g
- Chuột nhắt trắng dòng Swiss có trọng lượng 20±2g
Trang 19- Động vật thí nghiệm do Viện vệ sinh dịch tễ cung cấp, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm.
2.1.4 Phương pháp nghiên cứu.
2.1.4.1.Phương pháp điều chế-sỉro thuốc: Điều chế siro thuốc bằng cách hoà
tan đường vào dung dịch dược chất.[4]
2.1.4.2.Kiểm nghiệm thành phần hoá học có trong siro Typhocihen:
• Định lượng ílavonoid trong sừo Typhocihen bằng phương pháp cân Mỗi mẫu định lượng 3 lần để lấy kết quả trang bình
2.ì 4.3 J"ỉghiên cứu tác dụng dược lý của siro Typhocihen
-Nghiên cứu ảnh hưởng của siro Typhocihen đối với khí quản chuột lang cô lập theo phương pháp: “Nghiên cứu dược lý của Trung Thảo Dược” (Trung Quốc) [36]
-Nghiên cứu tác dụng chống ho bằng cách xông amonỉac trên chuột nhắt trắng [1,3,36]
-Nghiên cứu tác dụng long đờm theo phương pháp bài tiết dịch phenol sulíon phtalein trên khí quản thỏ.[23,36]
-Thử độc tính bất thường của siro Typhocihen theo phương pháp trong dược điển Việt Nam III (2002).[13]
2.1.5 Đánh giá kết quả:
- Kết quả được đánh giá theo phương pháp thống kê áp dụng cho y sinh
học ở ngưỡng 5%, có sự hỗ trợ của phần mền Excel.[17]
Trang 20- Công thức tính giá trị trang bình (x) và sai số chuẩn của trung bình cộng (s)
Trong đó: Su là độ lệch chuẩn được tính theo công thức:
- Để xem 2 mẫu thử có thực sự khác nhau theo ý nghĩa thống kê không, phải dùng chỉ tiêu kiểm định TTEST Nếu chỉ tiêu kiểm định:
p< 0,05: sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
p> 0,05: sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê
2.2.Kết quả thực nghiệm và nhận xét
2.2.1.Điều chế siro Typhocihen
2.2.1.1.Chuẩn bị dược liệu:
• Bán hạ nam:
Chế biến: lúc trời khô ráo, đào củ về, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, đập sạch vỏ, đem đồ vừa chín Củ nhỏ để nguyên, củ to thái phiến, đem phơi hoặc sấy 50°-60° đến khô Củ đã chế biến đem ngâm nước vo gạo 1-2 ngày Vớt ra rửa sạch, ngâm với phèn chua trong 2 ngày Khi nhấm không còn tê cay, vớt
ra rửa sạch, để ráo nước Đem giã dập, phơi qua, rồi phân loại to nhỏ, tẩm nước gừng, ủ 2-3 giờ rồi đem sao cháy cạnh [12]
đã thái phiến, đem tẩm mật, rồi sao vàng thơm.[13]
Trang 21• Tang bạch bì:
Chế biến: Thu hoạch vào cuối mùa thu, khi rụng lá, đến đầu mùa xuân, trước khi cây nảy mầm, đào lấy rễ dưới đất, rủa sạch, cạo bỏ hết lớp vỏ ngoài thô màu nâu vàng, bổ dọc, bóc lấy vỏ rễ màu trắng ngà, rửa sạch phơi hay sấy khô Khi dùng lấy vỏ rễ khô, rửa sạch ủ hơi mềm, tước sợi, phơi hoặc sấy khô
Tang bạch bì tẩm mật ong: lấy sợi đã thái, cho vào mật ong đã luyện, trộn đều,
ủ cho ngấm, rồi cho vào nồi sao nhỏ lửa tdi vàng, sờ không dính tay, lấy ra để nguội Cứ 10 kg vỏ dâu, dùng 2 kg mật ong đã luỵện.[13]
• Trần bì:
Chế biến: Từ mùa đông năm trước đến mùa xuân năm sau, hái quả chín, bóc lấy vỏ phơi hay sấy nhẹ đến khô Loại bỏ tạp chất, tẩm nước, ủ mền, thái sợi, phơi âm can tới khô.[13]
• Cóc mẳn: Được chế biến bằng cách loại bỏ tạp chất, cắt nhỏ và làm khô.[34]
Hình 4: các vị thuốc
Trang 22• Công thức điều chế siro Typhocihen :
Dược liệu phương thuốc NTTGGLH;: 44g (khối lượng từng vị theo phương)
Đường saccarose: 64g
Nipason: 0,02g
Nước sạch vừa đủ lOOml
• Điều chế sừo Typhocihen
-Điều chế cao lỏng 2:1 từ phương thuốc NTTGGLH: Cân 44 g dược liệu thang NTTGGlh cho vào dụng cụ sắc, đổ nước sạch ngập dược liệu, sắc 3 lần, mỗi lần 1 giờ, sau mỗi lần chắt lấy nước, lọc nóng Gộp các dịch sắc, cô đến cao 2:1 (22ml) ?
- Chuẩn bị dung dịch dược chất: Đon^2^ml cao lỏng 2:1 phương thuốc NTTGGlh Thêm đồng lượng cồn 90°, khuấy trộn đều để lắng qua đêm sau đó gạn lọc Dịch lọc được cô bay hoi hết cồn thu được dung dịch dược chất.-Chuẩn bị dung dịch nipason: Cân 0,Q2g nipason, hoà tan vào 2 ml cồnỌƠ’
- Cân 64g đường saccarose cho vào dung dịch dược chất, hoà tan nóng trong nồi cách thuỷ Đổ dung dịch nipason vào, khuấy đều, lọc nóng qua gạc,
bổ sung nước vừa đủ 100 ml Đóng lọ, đậy nắp, tiệt khuẩn ở 100°c trong 1 giờ Lấy ra để nguội, dán nhãn, đóng gói đúng quy chế Quy trình điều chế siro Typhocihen được thể hiện ở sơ đồ 1
• Kiểm định chế phẩm siro Typhocihen thấy
-Về tính chất: chất lỏng sánh, trong, màu nâu đen, có mùi thơm dược liệu, vị ngọt, đắng Nhận biết bằng cảm quang
-Về tỷ trọng ở 20°C:
Xác định tỷ trọng của sửo Typhocihen ở 20°c bằng phương pháp dùng
picnomet[13], tiến hành với 5 mẫu Kết quả được thể hiện ở bảng 1
2.2.1.2 Điều chế siro Typhocỉhen
Trang 23Bảng 1: Kết quả kiểm tra tỷ trọng siro Typhocihen
Nhận xét- Từ kết quả ở bảng 1 ta thấy giá trị tỷ trọng cao nhất là
1,3159, thấp nhất là 1,2846, giá tri trung bình là 1,3039 Như vậy các giá trị này đều nằm trong khoảng từ 1,28 đến 1,32
Hình 5: chế phẩm siro Typhocihen
Trang 24Sơ đồl: Quy trình điều chế siro Typhocihen