1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY HOẠCH CHUNGQuy hoạch kinh tế xã hội: XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRUNG TÂM XÃ TÂN PHÚ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

77 807 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

- Đô thị là trung tâm về: thương mại dịch vụ, văn hóa xã hội, khoa học -kỹ thuật, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của khu vực, được định hướng phát triểntheo hệ thống các đô thị trong

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THUYẾT MINH TỔNG HỢP

QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

TRUNG TÂM XÃ TÂN PHÚ

HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

(Giai đoạn đến năm 2025)

Bến Tre, ngày 15 tháng 06 năm 2012

CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN

TT TƯ

VẤN VÀ KIỂM ĐỊNH

XÂY DỰNG BẾN TRE

P GIÁM ĐỐC

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH

II CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

III MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN

PHẦN II CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

I PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐẤT ĐAI, DÂN SỐ LAO ĐỘNG

II PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM NỔI TRỘI

III NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐIỂM NHÌN.

IV.PHÂN TÍCH YẾU TỐ VĂN HÓA XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH

V HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

VI HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN KHU VỰC

VII ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP

PHẦN III CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

I ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

II TÍNH CHẤT VÀ CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ

III QUY MÔ DÂN SỐ LAO ĐỘNG:

IV QUY MÔ ĐẤT ĐAI XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THEO P ÁN CHỌN

V ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG QUỸ ĐẤT XÂY DỰNG, CHỌN ĐẤT XÂY DỰNG

VI KẾT QUẢ CHỈ TIÊU, TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT

PHẦN IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

I Ý TƯỞNG CHỦ ĐẠO, CẤU TRÚC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

II ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ

III ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG

IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT:

PHẦN V QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU (2009 – 2015)

I MỤC TIÊU

II QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI, PHÂN KHU CHỨC NĂNG VÀ XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM CÁC CÔNG TRÌNH CHỦ YẾU

III CÁC CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT CHỦ YẾU

IV CHƯƠNG TRÌNH HÓA CÁC MỤC TIÊU CẢI TẠO ĐÔ THỊ

PHẦN VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

PHẦN VII

ĐỀ XUẤT CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG

I PHÂN VÙNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, CHỈ GIỚI ĐƯỜNG ĐỎ, CHỈ GIỚI XÂY DỰNG

II QUY CHẾ QUẢN LÝ KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN

PHẦN VIII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 3

PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH:

- Xã Tân Phú là một trong 23 xã, thị trấn thuộc huyện Châu Thành Nhờ cónhiều tiềm năng, thuận lợi nên từ lâu trung tâm xã Tân Phú đã là nơi tập trung dân cưkhá đông đúc, thương mại, dịch vụ càng phát triển Tân Phú đã có những bước pháttriển mạnh trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội

- Trong lãnh vực xây dựng, cơ sở hạ tầng từng bước phát triển mạnh, tạođược môi trường sống tốt hơn cho nhân dân Bằng nguồn lực, vốn đầu tư của ngânsách nhà nước và nhân dân, xã đã xây dựng những công trình công cộng, trụ sở làmviệc như: trụ sở Ủy ban nhân dân xã, trạm y tế, bưu điện, trường học, chợ xã, cáccông trình tín ngưởng, tôn giáo, … Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: điện, nước, thông tin liênlạc từng bước đáp ứng được các nhu cầu cần thiết cho nhân dân Đường giao thôngqua xã về thị trấn, thị xã và các xã lân cận cũng được đầu tư xây dựng, thuận lợi chogiao tiếp với các nơi Đời sống nhân dân thêm tốt đẹp, bộ mặt của xã ngày thêmkhang trang

- Nhưng nhìn chung, đa số công trình trên địa bàn chỉ được đầu tư tự pháttheo nhu cầu cần thiết từng giai đoạn, chưa dự kiến để phát triển lâu dài, chưa đượcquy hoạch sắp xếp đồng bộ, còn phân tán về vị trí và lãng phí đất đai, hệ thống kỹthuật hạ tầng còn thiếu thốn Việc xây dựng nhà ở của nhân dân trong những năm gầnđây tăng lên khá nhanh và việc quản lý đất đai xây dựng nhà ở chưa đáp ứng kịp thời

và thỏa đáng dể dẫn đến tình trạng xây dựng không phù hợp không gian đô thị, ảnhhưởng vệ sinh môi trường, gây khó khăn cho công tác quản lý tại địa phương

- Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với chính sách mở cửa thuhút vốn đầu tư, hội nhập vào các nền kinh tế phát triển trong khu vực đã đặt sự pháttriển của hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn vào bối cảnh mới Theo đó,trung tâm xã là trung tâm dịch vụ đa dạng trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu và pháttriển nền nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàquá trình đô thị hóa nhất định sẽ tác động trên nhiều mặt như:

+ Tình trạng gia tăng dân số gây áp lực lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng

xã hội bao gồm nhà ở, công trình phục vụ công cộng, hệ thống giao thông, điện, nước

… sự quá tải và thiếu các dịch vụ

+ Sự thay đổi nhanh chóng và không kiểm soát được các khu vực gây nhữngtác động tiêu cực lên cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các vùng bảo tồnthiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo,

+ Tình trạng xây dựng nhà ở bám theo các tuyến giao thông chính một cách tựphát ngày càng gia tăng, dẫn đến những khó khăn cho việc quản lý xây dựng, bảo vệ

và nâng cấp môi trường sống, cũng như sự an toàn về tài sản và tính mạng con người

+ Nếu thiếu các dự báo đồng bộ về phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là tronglĩnh vực quy hoạch xây dựng, tình hình xây dựng không có tổ chức, chắc chắn sẽ dẫnđến những hậu quả phức tạp đối với cuộc sống tại trung tâm xã và các điểm dân cưnông thôn ngay trước mắt và mãi đến tương lai

- Sự hình thành các điểm dân cư cho tới nay vẫn dựa trên cơ sở phát triểnkinh tế nông nghiệp Các điểm dân cư nông thôn hình thành chủ yếu theo cách tựphát, manh mún trong quy luật tự khai phá đất đai đã lâu đời Quá trình đô thị hóa với

Trang 4

sự xuất hiện các mô hình kinh tế mới về sản xuất, dịch vụ và hệ thống điểm dân cưnông thôn trên toàn xã, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa nhấtđịnh sẽ tác động tới các khu vực đô thị, nông thôn trên nhiều mặt đòi hỏi phải có một

hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi toàn xã mà trước mắt làkhu vực trung tâm xã

- Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, phân bố dân cư và đô thị củavùng kinh tế – địa lý trong tỉnh, tiểu vùng trong huyện, do có nhiều tiềm năng pháttriển về đô thị nên Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có cácnghị quyết xây dựng trung tâm xã Tân Phú thành đô thị loại V – thị trấn tiểu vùng (từnăm 2015)

- Từ những điều kiện nêu trên, thực hiện theo quy hoạch tổng thể phát triển

hệ thống đô thị, khu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre, để định hướng cho việc đầu tưphát triển đô thị, tạo sự phát triển ổn định và bền vững; tạo môi trường sống tốt hơncho nhân dân; đáp ứng cho yêu cầu quản lý đô thị, quản lý xây dựng, cần thiết phảilập quy hoạch chung xây dựng đô thị với giai đoạn ngắn hạn là 5 – 10 năm; giai đoạndài hạn là 20 – 25 năm

II CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH:

1 CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ:

- Quyết định số 4372/2004/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Ủyban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống

đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Tỉnh ủy Bến Tre

về đẩy mạnh phát triển phát triển đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2010 và định hướngđến năm 2020;

- Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số NQ/TU ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Tỉnh ủy Bến Tre;

05 Quyết định số 1378/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 11 năm 2006 của UBNDhuyện Châu Thành, chỉ định Trung tâm Tư vấn và kiểm định xây dựng Bến Tre lậpQuy hoạch chung xây dựng đô thị trung tâm xã Tân Phú;

- Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2008 của Ủy bannhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chung xây dựng

đô thị trung tâm xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre;

CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY:

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 củaQuốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập,thẩmđịnh, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ

về việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị

- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ

về việc phân loại đô thị;

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD, ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộtrưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xâydựng;

Trang 5

- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xâydựng quy định hồ sơ của từng lọai quy họach đô thị;

- Quyết định số 15/2008/QĐ-BXD ngày 17 tháng 11 năm 2008 của Bộtrưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Định mức chi phí quy hoạch xây dựng;

- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộtrưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ

án quy hoạch xây dựng;

- Các Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn TCVN 4448 : 87: Hướng dẫn lậpquy hoạch xây dựng thị trấn huyện lỵ, các quy định hiện hành có liên quan về quyhoạch xây dựng

2 CÁC TÀI LIỆU, SỐ LIỆU:

- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ

- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thống đô thị và khu dân cư nông thôntỉnh Bến Tre đến năm 2020;huyện Châu Thành giai đoạn 2006-2020;

- Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn sau2020;

- Quy hoạch giao thông vận tải huyện Châu Thành đến năm 2010 và 2020;

- Số liệu điều tra hiện trạng và định hướng kinh tế – xã hội xã Tân Phú;

- Định hướng quy hoạch sử dụng đất xã Tân Phú

- Bản đồ huyện Châu Thành tỉ lệ 1/25.000

III MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN:

- Nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng đô thị phù hợp với tình hình cụ thểhiện nay và hướng phát triển tương lai của đô thị và toàn huyện

- Thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị để tổ chức một không gian lãnh thổ,tạo dựng môi trường sống tốt hơn cho người dân Từng bước đáp ứng và thỏa mãnnhững nhu cầu về lao động – sản xuất, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí, của nhân dânmột cách đồng bộ và bền vững

- Đồ án là cơ sở định hướng phát triển không gian lãnh thổ, làm cơ sở choviệc đầu tư phát triển đô thị hợp lý, trở thành hạt nhân thúc đẩy phát triển toàn diện

- Đồ án quy hoạch chung sẽ là nền tảng cho các bước quy hoạch chi tiết cáckhu chức năng và là cơ sở pháp lý để xác định vị trí xây dựng, lập các dự án đầu tưxây dựng các công trình, nhà ở, quản lý đất đai xây dựng trên địa bàn

Trang 6

PHẦN II CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

I PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐẤT ĐAI, DÂN SỐ LAO ĐỘNG:

1/ Vị trí địa lý xã Tân Phú:

Xã Tân Phú ở về phía Tây và cách thị trấn Châu Thành khoảng 21 km, cách thịtrấn Chợ Lách khoảng 9km, vị trí nằm thượng nguồn – giáp giới với sông Tiền vàsông Hàm Luông, điều kiện sinh thái rất tốt Thuận lợi về giao thông đường bộ vàđường thủy, cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối tốt và là trung tâm của tiểu vùng đốivới các xã lân cận: Phú Đức, Quới Thành, Tiên Long Giáp giới của xã như sau:

- Phía Đông giáp xã Quới Thành

- Phía Tây giáp sông Tiền và sông Hàm Luông

- Phía Nam giáp xã Tiên Long

- Phía Bắc giáp: sông Tiền Giang

Căn cứ vào Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh vàtheo định hướng phát triển chung về kinh tế, xã hội, phân bố dân cư trong tỉnh đã xácđịnh Tân Phú trở thành đô thị loại V vào năm 2015 vì đây là một trong những điểmdân cư nông thôn tập trung lớn, có điều kiện đô thị hóa cao, sẽ là thị trấn trong tươnglai gần

2 Hiện trạng sử dụng đất đai:

Diện tích đất tự nhiên : 2.437,40 ha Trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp: 1643,16 ha

- Diện tích đất phi nông nghiệp: 794,24 ha

Đất đai xã Tân Phú gồm 3 dạng chủ yếu :

- Đất canh tác nông nghiệp (chủ yếu là trồng cây ăn quả), nền đất thấp

- Đất thổ cư xen thổ canh

- Đất dân cư tập trung (chủ yếu là khu trung tâm)

3 Hiện trạng dân số và lao động:

Theo báo cáo số liệu phục vụ quy hoạch xây dựng xã thì dân số toàn xã năm

2011là 14.712 người, số hộ là 3.597 hộ Trong đó có 7.280 nam, 7.432 nữ.

Tỷ lệ phát triển dân số: 0,59%

Dân số từng ấp trong xã:

- Ấp Tân Đông : 2.285 người

- Ấp Tân Nam : 2.008 người

- Ấp Tân Bắc : 2.105 người

- Ấp Tân Tây : 1.543 người

Trang 7

- Ấp Tân Qui : 2.122 người

- Ấp Mỹ Phú : 1.155 người

- Ấp Hàm Luông : 2.142 người

- Ấp Phú Luông : 1.352 người

4 Tình hình lao động:

Tổng số trong hạn tuổi lao động: 13.587 người:

- Lao động có việc làm ổn định chiếm 95% với các lĩnh vực như:

+ Nông nghiệp là 8.827 người đạt 60%;

+ Công nghiệp và dịch vụ là 3.678 người đạt 25%;

+ Ngành nghề khác là 1.471 người đạt 10%

- Chưa có việc làm ổn định là 736 người chiếm 5%

- Số lao động trong độ tuổi làm việc ngoài địa phương là 13%

b/ Các cơ sở kinh tế - kỹ thuật:

Toàn xã có 03 trang trại gồm các loại hình chăn nuôi tổng hợp gia súc 15 môhình kinh tế tập thể vườn cây ăn trái chôm chôm, sầu riêng

Xã có 02 tổ hợp tác được thành lập đang củng cố để đi vào hoạt động

- Nông nghiệp:cây trồng có 1.531,35 ha trồng các loại

- Chăn nuôi: heo: 3.150 con, bò: 125 con, dê: 1.058 con, gia cầm 23.271con

- Thủy sản: nuôi cá da trơn 15 ha đất bãi bồi; nuôi nhử các loại 50 ha

- Tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ: Toàn xã có: 27 cơ sở, 06 doanhnghiệp, 16 điểm thu mua hàng nông sản, 231 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ, 10

hộ kinh doanh du lịch

c/ Thu nhập toàn xã: bình quân thu nhập đầu người: 14,5 triệu đồng/người/năm

5 Hiện trạng kinh tế cơ sở hạ tầng xã hội:

 Cơ quan (Ủy ban nhân dân xã): diện tích 980 m2, nhà cấp II, 01 trệt 01 lầu xâydựng năm 1994

 Trường học: Toàn xã có 03 cấp học, 07 điểm trường với 50 phòng học gồm:

- Mẫu giáo: 05 điểm trường với 07 phòng học trong đó có 01 điểm trườngđạt chuẩn quốc qia

Trang 8

- Tiểu học: 05 điểm trường với 26 phòng học hiện tại đang xuống cấp.

- Trung học cơ sở: 02 điểm trường với 17 phòng học

- Phổ cập giáo dục THCS:99,02%

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học (THPT, bổ túc, học nghề):78%

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 20%

 Chợ: Xã có 02 chợ tổng diện tích 2.200m2 chỉ có 01 chợ do tư nhân đầu tưđạt chuẩn văn minh

 Trạm xá: Xã có 01 trạm y tế với tổng diện tích là 300m2, đạt chuẩn quốc gia

về y tế

- Trạm có 05 giường bệnh, 01 bác sĩ

- Tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 10%.8/8 ấp có lực lượng tìnhnguyện viên sức khỏe cộng đồng

 Bưu điện: trên địa bàn có 01 bưu điện văn hóa

- Mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông đã phủ khắp địa bàn xã, 06 điểm truycập internet

- Mật độ sử dụng điện thoại 20 máy/100 dân (điện thoại cố định)

 Cơ sở vật chất văn hóa:

- Xã có 01 nhà văn hóa, diện tích 288m2 Nhà văn hóa có sân rộng khoảng2509m2 dùng làm sân bóng chuyền, sân cầu lông, sân vui chơi giải trí cho nhân dântrong các dịp lễ

- Xã có 01 sân bóng đá lớn diện tích 5.500m2, 03 sân bóng chuyền, 02 sâncầu lông ở các cơ quan

6 Chất lượng môi trường: tương đối ổn định

Toàn xã có 02 trang trại chăn nuôi heo, 26 hộ chăn nuôi với số lượng lớn vànhiều hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình, 01 lò giết mổ hoạt động Đa số các hộ códùng biogas để xử lý tuy nhiên chưa triệt để còn ảnh hưởng đến môi trường xungquanh

Các hoạt động phát triển môi trường: xây dựng vườn xanh – sạch – đẹp – hiệuquả đạt 81% diện tích đất nông nghiệp Hàng tháng các ấp đều tổ chức ra quân dọn vệsinh cảnh quan môi trường

- Rác thải: đa số các hộ dân trong xã xử lý rác bằng cách đòa hố chôn và đốt rác.Chỉ có tỉnh lộ 884, khu vực dân cư tập trung sống cặp các tuyến lộ chính đã có hợp đồng

xe lấy rác của công trình độ thị Bến Tre Tuy nhiên chưa có quy hoạch xử lý rác của xãvào khu xử lý tập trung

II PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM NỔI TRỘI

* Các điều kiện tự nhiên:

a/ Điều kiện địa lý:

Trang 9

Tân Phú thuộc cù lao Bảo của tỉnh Bến Tre Đất đai chủ yếu là đất phù sa, bãibồi Xã có địa hình bằng phẵng có kênh rạch chằng chịt, có 2 con sông lớn là sôngTiền và sông Hàm Luông đi qua Về đường bộ có đường huyện, đường liên xã đi qua,nối liền từ xã tới Thị trấn Châu Thành và các xã khác trong huyện.

b/ Khí hậu, thủy văn:

b.1) Khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của biển Những đặc điểm cơ bản của khí hậu như sau:

- Nhiệt độ cao và ổn định, bình quân 27,3oC, nóng nhất là vào tháng 5:29,20C, mát nhất là tháng 12: 25,1oC Tổng tích nhiệt bình quân hàng năm khoảng

99040C Độ ẩm bình quân năm khoảng 81 - 82%, về mùa mưa vùng ven biển có nơiđạt tới 90 - 91%

- Lượng bức xạ dồi dào với tổng bức xạ 160,3 Kcalo/cm2/năm; số giờ nắngtrung bình 7,2 giờ/ngày

- Lượng mưa hàng năm trung bình không cao so với cả nước, biến động từ1264,0mm đến 1498,2mm, phân bố thành 2 mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đếntháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Trong suốt mùa khô, tổnglượng mưa chỉ đạt 1,5 - 5,7% mưa cả năm Trong mùa mưa, lượng mưa đạt tới 94,3 -98,5% tổng lượng mưa/năm

- Gió: trong mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 gió hình thành hướng Tây Tây Nam, tốc độ trung bình 2,0 - 2,2m/s) để đến mùa khô chuyển từ Bắc đến ĐôngBắc, đến cuối mùa khô có hướng Đông đến Đông Nam với tốc độ bình quân 2,0 –4,7m/s, mạnh nhất là 10 - 12m/s Trong mùa khô có gió chướng là gió Đông - Đôngbắc xảy ra từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thường gây tác hại như dâng nước triều,xâm nhập mặn Xã nằm ngoài khu vực chịu ảnh hưởng chính của bão, song đôi khivào các tháng 9, 10, 11 cũng bị ảnh hưởng nhẹ của các cơn bão cuối mùa

Gió chướng là gió gây ảnh hưởng nhiều nhất Gió chướng làm dâng nướctriều, khiến mặn xâm nhập sâu hơn vào nội địa

b.2) Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa và nền nhiệt cao, ổn định quanh năm, ít bão

c/ Địa hình, địa mạo:

Khu vực có địa hình thay đổi theo từng phần:

- Khu vực dọc theo các trục giao thông chính, khu chợ, trụ sở ủy ban nhândân xã, có địa hình tương đối cao

- Khu vực còn lại có nhiều kênh rạch nhỏ, vườn cây ăn trái

d/ Địa chất thủy văn, địa chất công trình:

- Mực nước ngầm tại khu vực khá cao và thay đổi tùy theo mùa khô hoặcmưa

- Địa chất công trình của khu vực, đánh giá sơ bộ, thuộc loại đất yếu Có 2tầng đất chính tính tới độ sâu 40m Tầng 1 thuộc loại trầm tích Holocené là loại đấtyếu, tạo độ lún lớn cho công trình - sâu tới trung bình 15m Tầng 2 thuộc trầm tíchPleistocené, có khả năng chịu lực tốt cho công trình có trọng tải lớn ở khu vực - sâutrung bình từ 15 m trở đi Khi xây dựng phải có những khảo sát cụ thể theo yêu cầu kỹthuật quy định

Trang 10

e/ Cảnh quan thiên nhiên: Mang nét đặc trưng của miệt vườn miền Tây Nam

2 Các trục không gian chủ đạo:

Hiện trạng khu vực quy hoạch có các trục không gian chủ đạo như sau:

- Tuyến đường tỉnh 884, trục không gian chủ đạo đi ngang khu vực tậptrung dân cư sinh sống bám theo trục đường này (theo tập quán của dân tộc), là tuyếnđường liên khu vực nối các khu vực khác trong tỉnh;

- Các trục đường khác còn lại trong khu vực chủ yếu là đường bê tông nhỏlen lỏi tới các nhà dân như đường vào nhà thờ, chùa và ven rạch;

IV PHÂN TÍCH YẾU TỐ VĂN HÓA XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH

- Yếu tố văn hóa lịch sử, phong tục tập quán của địa phương, đặc điểm định

cư sử dụng đất: là trung tâm của một khu vực nông nghiệp phát triển, dân cư sung túc.Trung tâm xã được hình thành trước đây, có vai trò quan trọng trong các mối quan hệ

về hành chính, thương mại – dịch vụ trong xã và trong khu vực Sự hình thành cácđiểm dân cư cho tới nay phần lớn vẫn dựa trên cơ sở phát triển kinh tế nông nghiệp,sống ven theo các trục đường chính Các điểm dân cư nông thôn hình thành chủ yếutheo cách tự phát, manh mún, một bộ phận dân cư sống rải rác bằng dịch vụ thươngmại trên các trục đường giao thông chính, khu vực chợ và ủy ban nhân dân

- Hiện trạng khu vực quy hoạch gần như không có công trình có giá trị vănhóa lịch sử có giá trị đáng kể, chủ yếu là các công trình tôn giáo như chùa, nhà thờ,trường học, chợ, ủy ban nhân dân xã

V HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1 Giao thông:

* Giao thông bộ:

- Đường tỉnh 884 đi qua xã khoảng 10km, trãi nhựa rộng 8m

- Tổng số đường trục xã, trục ấp, đường ngõ xóm, đường nội đồng là 46km(đường trục xã lòng đường rộng 2m, đường trục ấp, tổ NDTQ, đường ngõ xóm, nộiđồng rộng 1,5-2m)

+ Đường xã, liên xã: tổng số có 9km đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa.+ Đường ấp, tổ NDTQ: Tổng số có 10km đã được cứng hóa

+ Đường ngõ xóm: Tổng số có 20km, trong đó chỉ được trải đá 0x4

+ Đường trục chính nội đồng: Tổng số có 7km đã được cứng hóa

Trang 11

* Giao thông thủy: Trên địa bàn có sông Tiền và sông Hàm Luông đi qua cùngnhiều kênh rạch như: sông Ba Kè, sông Chợ trãi điều khắp trên địa bàn tạo thuận lợicho giao thông, giao thương bằng đường thủy.

* Cấp điện:

- Số trạm biến áp của xã là 25 trạm hiện đang hoạt động

- Toàn xã có 40.495m hạ thế Hệ thống hạ thế chưa đảm bảo yêu cầu kỹthuật của ngành điện, hiện nay trên đường dây lưới điện hạ thế đang xuống cấp vàđiện áp yếu

- Số hộ sử dụng điện: 3.590/3597 hộ chiếm 99,8%

* Cấp nước: Toàn xã có 100% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh Trong đó hộ sửdụng nước máy đạt 12,5%, còn lại sử dụng nước mưa, nước giếng và nước khử clo

Hiện nay đang khởi công nhà máy nước Phú Đức công suất 40m3/h, cung cấp

cơ bản cho khoảng 16.000 hộ dân khu vực các xã Phú Đức, Quới Thành, Tân Phú

- Thoát nước: dựa vào độ dốc tự nhiên, chưa có hệ thống thoát

* Thông tin liên lạc: trên địa bàn có 01 bưu điện văn hóa

- Mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông đã phủ khắp địa bàn xã, 06 điểmtruy cập internet

- Mật độ sử dụng điện thoại 20 máy/100 dân (điện thoại cố định)

- Thủy lợi: Tổng số hệ thống thủy lợi của xã là 60km Đã nạo vét được 2kmsông Ba Lai bề mặt rộng 12m Còn lại 58km chưa nạo vét

VI HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN KHU VỰC

- Về xử lý rác không có nơi đổ tập trung ở khu vực chợ

- Về nguồn nước ô nhiễm do chăn nuôi + rác thải

- Tình trạng các hộ dân sống ven sông rạch sẽ góp phần làm ô nhiễm môitrường trong tương lai

VII ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP

Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất khu vực quy hoạch:

Trang 12

- Nhìn chung, hệ thống các công trình hạ tầng xã hội hiện còn tốt, cơ sở vậtchất khang trang, các trục đường giao thông đi lại thuận tiện, tuy nhiên chưa có vỉa hè

và hệ thống thoát nước hòan chỉnh

- Khu vực quy hoạch có tiềm năng phát triển về thương mại – dịch vụ, códân cư tập trung và phát triển tốt, có nhiều điều kiện phát triển mở rộng các cơ sở hạtầng xã hội và kỹ thuật

- Về đặc thù cảnh quan cũng tương tự như các khu vực khác trong tỉnh

- Các vấn đề về môi trường và phát triển bền vững hiện chưa đặc biệt chútrọng trong quản lý và hành động chủ yếu chưa có nguồn vốn cho công tác này

- Các công trình công cộng thuộc xã đã được đầu tư với quy mô tương đối,địa điểm xây dựng nằm theo các trục giao thông Khu hành chánh, y tế, giáo dục nằmtrên đường tỉnh tại khu trung tâm xã Quy mô xây dựng chưa đảm bảo diện tích làmviệc, cần quy hoạch xây dựng mở rộng

- Chợ xã hình thành từ lâu nhưng cơ sở đang xuống cấp và hầu như có tínhchất tạm Công trình và hoạt động thương mại - dịch vụ chủ yếu theo nhà ở và bámtheo các trục giao thông đường tỉnh và đường xã Các hoạt động này có nhiều ảnhhưởng đến an toàn giao thông và dễ gây ảnh hưởng đến môi trường

- Các công trình công cộng khác như công viên cây xanh, thể dục thể thao,nhà văn hóa, … chưa được xây dựng

- Phần lớn các công trình công cộng như: chợ, y tế, trường học, bưu điện,…quy mô nhỏ và đang có vị trí gần với trục đường giao thông diện tích đất sẽ bị ảnhhưởng khi thực hiện theo quy hoạch giao thông

2 Dân cư và nhà ở:

- Theo đặc điểm chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, tại xã có nềnkinh tế nông nghiệp, nên dân cư hình thành và phát triển theo đất thổ canh, có tínhchất rải rác Theo quá trình chuyển đổi lao động, và điều kiện thuận lợi giao thông bộ,thuận lợi nối kết hạ tầng kỹ thuật nên trong xã có một bộ phận dân cư có nhà ở và cáchoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại - dịch vụ hình thành theo các trục giaothông chính Nhìn chung, việc hình thành dân cư dù có phù hợp với tập quán địaphương, với đặc điểm canh tác nông nghiệp nhưng sẽ có nhiều bất lợi cho việc đầu tưcác cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hiệu quả phục vụ của hạ tầng xã hội kém Đối với cácđiểm dân cư tập trung, nhất là tại khu vực trung tâm xã cần thiết phải quy hoạch dân

cư theo hướng tập trung thành vùng để vừa tiết kiệm, sử dụng đất xây dựng hợp lý,hiệu quả đầu tư và khai thác hạ tầng

- Tình hình chung về xây dựng phát triển nhà ở còn chậm, ước tính tỷ lệ cácloại nhà:

Trang 13

Loại nhà Toàn xã (%) Trung tâm (%)

Bán kiên cố (tường, cột gạch, mái tôn hoặc ngói) 50 40

Kiên cố (nhà khung bê tông cốt thép, …) 30 50

3 Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp:

Do nền kinh tế nông nghiệp nên các hoạt động sản xuất công nghiệp và TTCNchậm phát triển Trong địa bàn chỉ có các cơ sở cơ khí nhỏ, sửa chữa nhỏ, xay xác,chế biến nông sản

4 Giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác:

Nói chung chậm phát triển Hiện đường tỉnh 884 và 883 nối dài đang thi công

có thuận lợi tạo đông lực lớn cho xã Các tuyến đường khác trong khu vực quy hoạchchủ yếu là đường bêtôn g có lộ giới nhỏ

Trang 14

PHẦN III CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

I ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

1 Vị trí đô thị trong quan hệ nội vùng, ngoại vùng:

- Xã Tân Phú có vị trí nằm thượng nguồn – giáp giới với sông Tiền và sôngHàm Luông, điều kiện sinh thái rất tốt Thuận lợi về giao thông đường bộ và đườngthủy, cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối tốt và là trung tâm của tiểu vùng đối với các

xã lân cận: Phú Đức, Quới Thành, Tiên Long

- Căn cứ vào Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh

và theo định hướng phát triển chung về kinh tế, xã hội, phân bố dân cư trong tỉnh đãxác định Tân Phú trở thành đô thị loại V vào năm 2015 vì đây là một trong nhữngđiểm dân cư nông thôn tập trung lớn, có điều kiện đô thị hóa cao, sẽ là thị trấn trongtương lai gần

2 Cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo thị:

- Tân Phú là đô thị được định hướng phát triển, trong hệ thống các đô thịcủa tỉnh, để phục vụ và làm hạt nhân thúc đẩy phát triển cho khu vực vùng Cơ sở hạtầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các cơ sở kinh tế của đô thị sẽ được đầu tư xây dựng là

cơ sở ban đầu thu hút lao động tạo lập cho đô thị Dự báo dân số hình thành đô thịtrong tương lai không chỉ riêng dân số tại khu vực trung tâm xã hiện nay mà còn phải

kể đến sức hút lao động từ trong toàn xã và các khu vực lân cận sẽ tác động trực tiếpđến số dân đô thị trong giai đoạn quy hoạch (đến năm 2025) Giải pháp phát triển dân

số đô thị là hình thành các cơ sở hạ tầng xã hội, các cơ sở kinh tế phục vụ cho khuvực, thu hút lao động tại chỗ cùng với lao động trong vùng và tăng cơ học theo nhucầu phát triển đô thị với sự phát triển các cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Đô thị là trung tâm về: thương mại dịch vụ, văn hóa xã hội, khoa học

-kỹ thuật, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của khu vực, được định hướng phát triểntheo hệ thống các đô thị trong tỉnh có nhiều thuận lợi về nguồn lực đầu tư, tạo đượcsức hút lao động và dân cư

3 Khái quát các tiềm năng, động lực phát triển đô thị:

- Khu vực trung tâm xã có các nhánh sông thông thương với sông Tiền,sông Ba Lai; có đường tỉnh 884 đi qua, giao lưu thông suốt với thị trấn Châu Thành,Chợ Lách, các vùng lân cận và TP Bến Tre Ngoài ra, còn có đường tỉnh 883 nối dàiđang thi công tiếp cận gần khu vực trung tâm xã sẽ tạo nhiều động lực lớn cho sự pháttriển đô thị trong tương lai

- Cơ cấu kinh tế xã là nông nghiệp – thương mại, dịch vụ Trong đó, thếmạnh kinh tế là: _ Kinh tế thương nghiệp – dịch vụ gắn với kinh tế vườn và chănnuôi Hiện tại là xã nông nghiệp nhưng có nhiều tiềm năng phát triển thương mại –dịch vụ Do có vị trí địa lý thuận lợi nên nơi đây đã hình thành các cơ sở dịch vụ,thương mại, sản xuất và dân cư cũng phát triển mạnh, phát triển theo hướng đô thịhóa, tập trung theo các công trình công cộng Theo phương hướng phát triển chung,tình hình phát triển kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, đất đai, lao động, cơ

sở vật chất hiện có và vị trí hiện trạng trung tâm xã (hiện hữu) là điều kiện tốt để pháttriển về: thương mại - dịch vụ, sản xuất và dân cư đô thị bền vững

Trang 15

- Với vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, sự phát triển và ổn định kinh tế quanhiều thời kỳ đã tạo điều kiện cho Tân Phú hình thành dân cư tập trung, phát triển các

cơ sở đô thị về: thương mại - dịch vụ, sản xuất phục vụ cho dân cư trong xã và cáckhu vực lân cận Dân cư trong xã cũng có nhiều bộ phận chuyển sang phi nôngnghiệp Tân Phú đã trở thành trung tâm của khu vực vùng, bao gồm các xã : Phú Đức,Quới Thành, Tiên Long Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phân bố dân cư

và đô thị thuộc tỉnh, Tân Phú được định hướng xây dựng thành đô thị loại V, sẽ cónhiệm vụ làm hạt nhân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực Trên cơ sởnầy động lực phát triển được tác động bằng cả nội lực - tiềm năng và ngoại lực - địnhhướng, hổ trợ tăng tốc độ đô thị hoá

- Do có vị trí địa lý thuận lợi, có trung tâm hành chánh, giáo dục của xã vàcủa khu vực nên nơi đây đã hình thành các cơ sở dịch vụ, thương mại, sản xuất và dân

cư cũng phát triển mạnh, phát triển theo hướng đô thị hóa, tập trung theo các côngtrình công cộng Theo phương hướng phát triển chung, tình hình phát triển kinh tế xãhội, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, đất đai, lao động, cơ sở vật chất hiện có và vị tríhiện trạng trung tâm xã (hiện hữu) là điều kiện tốt để phát triển về: sản xuất, thươngmại - dịch vụ và dân cư đô thị bền vững

- Việc phát triển đô thị với các cơ sở vật chất hạ tầng xã hội và kỹ thuật là

cơ sở để phát triển điểm dân cư đô thị ổn định, bền vững lâu dài

4 Tiềm năng khai thác quỹ đất xây dựng đô thị:

Khu vực ngoài khu trung tâm hiện nay, phần lớn là sau lớp nhà ven các trụcđường hiện hữu, dân cư vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông, mật độ xây dựng nhà cònthấp, quỹ đất xây dựng còn rất lớn nên đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tươnglai

II TÍNH CHẤT VÀ CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ

Theo Quyết định số 4372/2004/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Ủyban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị vàkhu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre, đã xác định Tân Phú trở thành đô thị loại V–

Trung tâm về hành chính, công cộng, thương mại-dịch vụ của xã và khu vực.

1 Dự báo qui mô dân số toàn xã giai đoạn quy hoạch:

Quy mô dân số cho toàn xã Tân Phú, ước tính tỷ lệ tăng dân số trung bình giaiđoạn 2007-2025 trên toàn xã là 1,5% (bao gồm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học)

An = Ao (1+a)n

Trong đó:

An = Dân số tính đến năm thứ n : 2025

Ao = Dân số hiện trạng : năm 2011 : 14.712 người

a = 1,5% : tỉ lệ tăng dân số trung bình

n = 19 (số năm cần tính)

Dân số dự báo đến năm 2025 là:

A19 = 14.712 (1+0,015)14 = 18.1022 người

2 Dự báo qui mô dân số đô thị giai đoạn quy hoạch:

- Là đô thị được định hướng phát triển hệ thống các đô thị của tỉnh, để phục

vụ và làm hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho khu vực và huyện Cơ sở

Trang 16

hạ tầng kỹ thuật, xã hội, các cơ sở kinh tế của đô thị sẽ được đầu tư xây dựng là cơ sởthu hút lao động tạo lập cho đô thị Dự báo dân số hình thành đô thị trong tương laikhông chỉ riêng dân số tại khu vực trung tâm xã hiện nay mà còn phải kể đến sức hútlao động từ trong toàn huyện và các khu vực lân cận sẽ tác động trực tiếp đến số dân

đô thị trong giai đoạn quy hoạch

- Theo tiêu chuẩn TCVN 4448 : 87: Hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng thịtrấn, nếu chưa có đủ điều kiện phân tích xác định trị số nhân khẩu lao động cơ bản,nên áp dụng phương pháp tính toán quy mô dân số trên cơ sở dự báo tổng lượng laođộng phát triển của thị trấn và tỷ lệ tương quan giữa hai loại thành phần: thành phầnlao động chung (bao gồm lao động cơ bản và phục vụ) và thành phần lệ thuộc trong

cơ cấu dân cư đô thị

2.1 Dự báo theo tổng lượng lao động:

Trên cơ sở dự báo phát triển về kinh tế và xã hội, dự báo tổng lượng lao độngphát triển của đô thị bao gồm các thành phần lao động chung: lao động cơ bản vàphục vụ, như sau:

1 Quản lý nhà nước, đoàn thể và sự nghiệp 100 - 120

2 Thương mại – dịch vụ, xây dựng, giao

thông vận tải, năng lượng, …

B : tổng lượng lao động (theo thống kê lao động phi nông nghiệp và phát triển

do nhu cầu) : 3500 người

K : tỷ lệ lao động trên dân số, bình quân: 2,5

N= 3500* 2,5 N= 8750 người

2.2 Dự báo theo thành phần nhân khẩu:

- Quá trình trung tâm xã phát triển thành đô thị loại 5 sẽ trãi qua các giaiđoạn hình thành và phát triển các cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật Dân số đôthị tương lai sẽ bao gồm: số lao động theo nhu cầu phục vụ cho các cơ sở hạ tầng xãhội, các cơ sở kinh tế, số dân cư tại chỗ và được chuyển hóa cân bằng từng bước theo

sự chuyển đổi nông thôn lên thành thị Nhân khẩu tạo lập đô thị bao gồm lực lượnglao động phi nông nghiệp sẽ lao động trong các cơ quan hành chánh, kinh tế, văn hóa,giáo dục, y tế, cơ sở sản xuất, cơ sở phục vụ khác … và lao động nông nghiệp sốngtrong đô thị

- Tỷ lệ thành phần nhân khẩu đô thị dự báo như sau:

+ Nhân khẩu tạo lập : 40% ( 35 – 40 % )

+ Nhân khẩu phục vụ : 16% ( 16 – 18 % )

Trang 17

+ Nhân khẩu lệ thuộc : 44% ( 44 – 47 % )

DỰ BÁO THÀNH PHẦN DÂN SỐ CỦA ĐÔ THỊ

Giai đoạn quy

hoạch

Tỷ lệ thành phần nhân khẩu (%) Dân số (người)

Tạo lập Phụcvụ thuộcLệ Tổngcộng Tạo lập Tổng cộng

IV QUY MÔ ĐẤT ĐAI XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THEO P ÁN CHỌN

* Nhu cầu đất xây dựng đô thị:

1/ Nhu cầu đất xây dựng đô thị:

Căn cứ vào chỉ tiêu bình quân về đất xây dựng đô thị theo Quyết định số4372/2004/QĐ-UB ngày 15 tháng 11 năm 2004 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phêduyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn, đất xâydựng đô thị được dự kiến với các chỉ tiêu sử dụng đất như sau:

Chỉ tiêu bình quân 82 - 110 m2/người

2/ Phân bổ diện tích theo khu chức năng đô thị:

Trên cơ sở yêu cầu quy hoạch thị trấn huyện lỵ, Căn cứ quy chuẩn quy hoạchxây dựng, dự kiến phân bổ diện tích theo các khu chức năng như sau:

a/ Đất dân dụng đô thị:

- Đất khu dân dụng bao gồm: nhà ở; các công trình phục vụ công cộng; câyxanh công cộng; mạng lưới kỹ thuật hạ tầng (giao thông, điện, nước, … )

- Chỉ tiêu đất dân dụng: lớn hơn 80 m2 /ng i ười

CÁC CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ ĐÔ THỊ CƠ BẢN

Loại công trình người Số

Chỉ tiêu sử dụng công trình tối thiểu

Chỉ tiêu sử dụng đất đai tối thiểu

Diện tích đất (m 2 )

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Trường phổ thông (Sử dụng theo trường của khu vực)

Trang 18

a Trường mẫu giáo 8000 chỗ/1000người 50 m2/1 chỗ 15 6000

b Trường tiểu học 8000 chỗ/1000người 65 m2/1 chỗ 15 8000

b/ Đất khác trong phạm vi khu dân dụng:

Đất những công trình cơ quan, ban ngành, các tổ chức, đoàn thể, cơ quan dịch

vụ, kinh doanh công ích phục vụ ngoài phạm vi dân cư đô thị, nằm trong phạm vi thịtrấn Dự kiến khoảng 30% đất công cộng trong khu dân dụng

Trang 19

c/ Đất phát triển dịch vụ du lịch:

Theo điều kiện thực tế tiềm năng khai thác du lịch tại địa phương, dự kiến: 8–

10 m2/ người

d/ Công trình đầu mối HTKT, Công trình giao thông đối ngoại:

Nhà máy nước, Khu xử lý nước thải, Bãi rác, Nghĩa trang nhân dân, Bến xe,Bến đò,

+ Nghĩa trang nhân dân : 1,0 ha

D ki n phân b : ự kiến phân bổ: ến phân bổ: ổ:

CHI TIÊU ĐẤT QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 8000 DÂN

CHỈTIÊU(thamkhảo,

m2/ng)

CHỈ TIÊUTÍNHTOÁN (m2/ng)

DIỆN TÍCH(m2)

I KHU DÂN DỤNG

A ĐẤT DÂN DỤNG

>80 80 95

640000 760000

36000-48000

II ĐẤT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH 8-10 8-10 80000-100000

15

10-15 80000-120000

III CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI HTKT,

GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI

15% Đất dân dụng 96000-114000

Trang 20

IV ĐẤT DỰ PHÒNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐẤT KHÁC 5% Diện tíchcác loại đất

So sánh kết quả theo định hướng tại Quyết định số 4372/2004/QĐ-UB ngày

15 tháng 11 năm 2004 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt quy hoạch tổng thểphát triển hệ thống đô thị, tổng diện tích dự kiến: 72,16 – 96,8 ha, với kết quả theophân bổ cho đô thị, tổng diện tích: 89,5 ha đến 107,47ha quy mô diện tích đất quyhoạch xây dựng từ: 80 đến 110 ha

V ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG QUỸ ĐẤT XÂY DỰNG, CHỌN ĐẤT XÂY DỰNG

Qua khảo sát tình hình hiện trạng sử dụng đất đai, đặc điểm tự nhiên và địnhhướng phát triển đô thị, ta nhận thấy diện tích đất đai phần lớn là đất nông nghiệp, một

số quỹ đất công hình thành dọc theo đường tỉnh, tập trung thành 2 khu vực ở hai phíasông chợ, đất ở kết hợp thương mại dịch vụ tập trung chủ yếu ven các trục đườngchính và khu trung tâm có mật độ dày đặc, phía sau lớp nhà chủ yếu là vườn xen đấtthổ cư phân bố rải rác với mật độ rất thưa thớt

Nhận xét, đô thị Tân Phú dự kiến phát triển về các hướng có khả năng xây dựngnhư sau:

- Phần đất hiện có tại trung tâm hành chính, chợ xã và phố chợ hiện hữu (cảitạo);

- Phần đất phát triển về phía Tây (hướng về phà Tân Phú) tận dụng ưu thếcủa đường tỉnh 884 đi ngang đô thị

- Phần đất phát triển về phía Bắc và phía Nam giáp sông Ba Lai, sông Ba

Kè nhằm khai thác quỹ đất bên trong có mật độ dân cư thưa thớt

Cụ thể như sau:

Trung tâm xã Tân Phú nằm trên đường tỉnh 884, ở phía Tây và cách thị trấn Châu Thành khoảng 17 Km, có ranh giới và phạm vi quy hoạch như sau:

- Phía Bắc giáp sông Ba Lai.

- Phía Đông giáp khu vực Ủy ban nhân dân xã.

- Phía Nam giáp sông (nhánh sông Ba Kè)

- Phía Tây giáp đất vườn, cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã khoảng 1000m Quy mô dân số (đến năm 2025): 8000 người

Quy mô đất đai: 91.23ha.

VI KẾT QUẢ CHỈ TIÊU, TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT

- Chỉ tiêu diện tích sàn: 12 đến 15 m 2 /người

- Số tầng cao bình quân: 1,5 đến 1,8

- Chỉ tiêu đất dân dụng: lớn hơn 80 m 2 /người , trong đó:

+ Chỉ tiêu đất đơn vị ở bình quân: 45,48 m2/người;

Trang 21

+ Chỉ tiêu đất công trình công cộng: 17,00 m2/người;

+ Chỉ tiêu đất giao thông: 24,33 m2/người;

+ Chỉ tiêu đất công viên, cây xanh: 2,39 m2/người;

+ Chỉ tiêu đất ở kết hợp dịch vụ du lịch: 10,56 m2/người;

+ Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp: 65%

Trang 22

PHẦN IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

I Ý TƯỞNG CHỦ ĐẠO, CẤU TRÚC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

đô thị trong ngắn hạn và dài hạn

- Cân bằng về cấu trúc và các không gian sử dụng đất

- Cân bằng giữa khung cảnh thiên nhiên và các khối tích xây dựng

- Thiết lập hệ thống công trình công cộng, thương mại, dịch vụ và hạ tầnghoàn hảo cho mọi nhu cầu của cư dân

- Đảm bảo về môi trường sống và làm việc trong đô thị

- - Đảm bảo đô thị phát triển bền vững có sự gắn kết với các đô thị xungquanh và là hạt nhân phát triển kinh tế của tiểu vùng

- Kế thừa và phát triển cơ sở hạ tầng hiện có của trung tâm xã

- Bám sát các điều kiện tự nhiên, địa hình hiện trạng

- Tạo ra mốI liên kết giữa cảnh quan thiên nhiên, các khu vực sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp với cấu trúc của đô thị

- Tạo lập cấu trúc hợp lý cho đô thị thông qua việc xây dựng hệ thống hạtầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các không gian công cộng của đô thị

- Tạo khả năng linh hoạt, mềm dẻo dựa trên cấu trúc phân bổ đất đai đô thị

- Bố trí các công trình công cộng theo phương thức vừa tập trung theo chứcnăng sử dụng, vừa phân tán trên địa bàn và kết nối hạ tầng với nhau để thuận lợi trongcác quan hệ, thuận lợi đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và định hướng phát triển dân cưcân đối, tạo bộ mặt cho trung tâm xã

2 Cấu trúc phát triển đô thị

- Nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội luôn tạo ra các thách thức lớn cho cáckhu dân cư đô thị Cần quy hoạch một cấu trúc thích ứng cho đô thị tạo ra môi trườngsống tốt, đảm bảo sự bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội và môi trường Cáckhu chức năng của đô thị được tạo lập và phát triển bằng các dự án ưu tiên đầu tư củanhà nước và khu vực tư nhân

- Quy hoạch trung tâm xã Tân Phú có hình thái cấu trúc cơ bản sau:

a/ Khu trung tâm: Đây sẽ là hạt nhân phát triển của đô thị bao gồm quảngtrường trung tâm, các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ và nhà ở mật độ cao

là khu đa chức năng của đô thị

b/ Khu dân cư: Được chia thành 2 đơn vị ở chính bao bọc xung quanh khutrung tâm đô thị Tại trung tâm của đơn vị ở có bố trí các công trình công cộng phục

vụ cho nhóm ở Khu vực này sẽ được hình thành và phát triển qua nhiều năm

c/ Khu công viên - cảnh quan: Phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho cư dân

Trang 23

e/ Đất dịch vụ du lịch: phục vụ cho các chuyến du lịch sinh thái của vùng lâncận do đặc trưng của khu vực này vào mùa trái cây, khách đến khá đông.

II ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ

1 Cấu trúc phát triển không gian

Ý tưởng thiết kế không gian đô thị Tân Phú được tổ chức trên cơ sở hệ khungcứng giao thông hiện có là Đường tỉnh 884, hiện trạng trung tâm xã và dân cư khutrung tâm được hình thành dọc theo đường tỉnh, tập trung thành 2 khu vực ở hai phíasông chợ Chợ xã cạnh đường tỉnh, giáp sông, thuận lợi đường thủy lẩn đường bộ, tạiđây có tiềm năng phát triển về thương mại – dịch vụ Quá trình hình thành ban đầu làtrung tâm hành chánh của xã với các công trình chủ yếu như: trụ sở Ủy ban nhân dân

xã, trường học, chợ xã, … Dần dần hình thành các cơ sở thương mại, dịch vụ, cơ sởsản xuất tiểu thủ công nghiệp và dân cư hình thành tập trung Do chậm phát triển hạtầng kỹ thuật, dân cư và các cơ sở hình thành dọc theo trục đường tỉnh, chủ yếu là haibên đường, mật độ xây dựng khá dày, chưa có khả năng phát triển theo chiều sâu Cáchoạt động tại trung tâm hiện nay có nhiều tác động xấu qua lại với giao thông trênđường tỉnh

Tầm nhìn cho Đô thị Tân Phú trong tương lai với những hình ảnh sau:

Trung tâm xã được quy hoạch là đô thị loại V, là: Trung tâm về hành chính,

công cộng, thương mại-dịch vụ của xã và khu vực Cụ thể tính chất và chức năng đô

- Trung tâm thương mại-dịch vụ: là nơi tập trung các cơ sở thương mại, dịch

vụ và lưu thông phân phối hoàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống, của nhândân trong xã và khu vực;

- Một đô thị bền vững với môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi giải trí vàgiáo dục đào tạo tốt cho cộng đồng

2 Xác định các vùng kiến trúc cảnh quan đô thị

a Trung tâm đô thị:

Bố cục khu vực này dọc theo đường tỉnh 884, chủ yếu phía đông đường tỉnh 884

và khu chợ hiện hữu Tại đây có các công trình liên hoàn là trụ sở của khối hành chánh

- sự nghiệp, khối văn hóa, giáo dục, y tế tại vị trí giao nhau giữa đường tỉnh 884 vàđường trung tâm

b Tuyến phố:

Tuyến phố chính dựa trên nền tảng tuyến phố cũ cải tạo chỉnh trang nhằm tạo bộmặt đô thị ngày càng khang trang sạch đẹp hơn Ngoài ra còn các tuyến phố mới đượcquản lý theo quy hoạch hoặc kêu gọi đầu tư nhằm tạo bộ mặt mới cho đô thị gồmđường Trung tâm và đường phía Bắc đô thị

c Cửa ngõ đô thị : Hiện có các cửa ngõ chính như sau:

- 3 cửa ngõ chính trên đường tỉnh 884 và đường dự mở phía Bắc đô thị vào

từ phía Đông và Tây đón hướng giao thông từ TP Bến Tre và bến phà Tân Phú;

Trang 24

- 1 cửa ngõ chính theo đường trung tâm vào từ phía Nam đi ngang khu vựctrung tâm hành chính đón hướng giao thông từ khu vực ngoại thị;

d Trục không gian chính, quảng trường, tượng đài:

- Có 2 trục đường chính được mở mới là các trục đường đi qua các cửa ngõkết nối đô thị và các khu vực khác ngoài đô thị (ngoài các trục đường hiện hữu cải tạo

và nâng cấp nhằm tăng khả năng giao thông và tạo cảnh quan cho đô thị cũng như tạođộng lực phát triển cho đô thị)

- Ngoài ra còn có các trục đường chính khác kết nối các khu chức năngtrong đô thị

- Tạo không gian quảng trường trước khu hành chính nhằm tạo tầm nhìncảnh quan cho khu vực trung tâm Tạo không gian mở hưởng về sông Ba Kè

e Không gian cây xanh, mặt nước:

- Một không gian cây xanh tại khu trung tâm và gắn kết với các công trìnhcông cộng mới nhằm tạo ra không gian thoáng đãng cho dân cư đô thị

- Một không gian cây xanh phía Bắc kết nối với sông Ba Kè nhằm tạo thêmkhông gian vui chơi giải trí cho người dân

- Ngoài ra, đặc trưng đô thị có hệ thống sông đi ngang đô thị và giới hạnranh đô thị gồm sông Ba Kè, sông Chợ và sông Ba Lai tạo thuận lợi trong giaothương, cải thiện vi khí hậu cũng như tạo cảnh quan-tầm nhìn đẹp cho đô thị

3 Xác định các nội dung cần thực hiện kiểm soát trong các không gian chủ đạo.

Các nội dung cần thực hiện kiểm soát trong các không gian chủ đạo như: Mật

độ xây dựng, tầng cao, hệ số sử dụng đất, mật độ cây xanh, dân số cần kiểm soátkhông để phát triển quá mức, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, các chỉ tiêu cấpđiện cấp nước, đánh giá môi trường chiến lược …

III ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG

1 Định hướng quy hoạch sử dụng đất:

1.1 Định hướng quy hoạch:

- Định hướng là kế thừa thành quả xây dựng trước đây, giữ theo các tậpquán hình thành dân cư và điều kiện đầu tư từng bước Theo các cơ sở hiện trạng,trung tâm được quy hoạch và phát triển mở rộng từ khu vực trung tâm hiện hữu

- Quy hoạch phục vụ cho việc thực hiện các chiến lược, các mục tiêu pháttriển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước, đồng thời kết hợp chặt chẻ với an ninhquốc phòng

- Quy hoạch bảo đảm mối quan hệ các mặt của đô thị với các khu vực tronghuyện và trong tỉnh; làm hạt nhân thúc đẩy phát triển cho các xã trong huyện; hìnhthành đối trọng với các đô thị trọng điểm trong tỉnh góp phần hạn chế sự di dân đếncác đô thị lớn

- Quy hoạch xây dựng đô thị trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành quảxây dựng trung tâm xã trước đây Tổ chức phân bố lại hợp lý tạo nên sự phát triển cânđối hài hòa cho trước mắt và lâu dài Quy hoạch xây dựng có tập trung hợp lý, tránhphân tán gây lãng phí đất đai và thuận lợi trong phát triển cơ sở hạ tầng; ưu tiên đáp

Trang 25

ứng được các yêu cầu xây dựng của khu vực nhà nước, công cộng, đồng thời quantâm hợp lý đến khu vực dân cư hiện có.

- Trong quy hoạch có dự kiến đất dự trữ để có khả năng mở rộng đô thịtrong tương lai Phương án cơ cấu, phân khu chức năng cần tạo hướng “mở” để có thểlinh hoạt điều chỉnh trong quá trình đầu tư xây dựng

- Thiết kế quy hoạch xây dựng có chú ý đầy đủ các đặc điểm về tự nhiên,địa hình đất đai, môi trường, nguồn nước, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan, những đặcđiểm hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội cũng như đặc điểm lịch sử, xã hội của địaphương để lựa chọn phương hướng phát triển không gian và các giải pháp kỹ thuậthợp lý cho đô thị

1.2 Ý tưởng quy hoạch:

Trung tâm xã hình thành ban đầu là các cơ sở hành chánh, công cộng và pháttriển của một bộ phận dân cư Quá trình hình thành đến nay tương đối ổn định, do đóquy hoạch trên cơ sở kết hợp cải tạo hoặc chuyển đổi mục đích và xây dựng mở rộng,

kế thừa các cơ sở đã có

- Vị trí đô thị được chọn ở vị trí trung tâm xã hiện nay Trung tâm xã hiện

hữu đã hình thành và phát triển theo các cơ sở về hạ tầng xã hội, với khu hành chánhcủa xã Dân cư phát triển nhiều theo trục đường tỉnh 884 Tại đây, rất thuận lợi vềgiao thông, đường bộ thuận lợi tiếp cận với đường tỉnh 884 (đi ngang xã) và đườngsông sau chợ, thuận lợi trong các quan hệ với các khu vực trong xã, huyện và các khuvực khác Khu vực quy hoạch có tiềm năng phát triển về thương mại – dịch vụ, có dân

cư tập trung và phát triển tốt, có nhiều điều kiện phát triển mở rộng các cơ sở hạ tầng

xã hội và kỹ thuật

- Phạm vi phát triển đô thị dựa trên nền tảng của trung tâm xã hiện hữu và

dựa theo các điều kiện về giao thông và địa hình của khu vực Định hướng kế thừa vàxác định lại các khu vực chủ yếu là: thương mại – dịch vụ, khu trường học Dự kiếnphát triển khu vực đô thị về hướng tây so với chợ xã Ranh giới và phạm vi quy hoạch

sẽ nối kết 2 khu vực ở hai bên sông chợ

- Phát triển hệ thống giao thông chính tạo sự quan hệ thuận lợi với các

khu vực và làm cơ sở cho việc nối kết với các đường nội bộ thành mạng lưới giaothông thông suốt trong toàn đô thị Quy hoạch một đường tránh cho đường tỉnh, giảm

áp lực giao thông trên đường tỉnh đi qua đô thị, từng bước chuyển đường tỉnh thànhtrục giao thông chính của đô thị

- Trung tâm hành chánh, các khu trung tâm văn hóa, y tế, giáo dục,

TDTT, thương mại, … có sự kế thừa theo hiện trạng, vừa được bố trí mới theo vị tríphù hợp với tính chất và chức năng

- Bố trí dân cư thành hai khu vực có các công trình công cộng phục vụ.

- Kết hợp tổ chức các công trình công cộng phục vụ cấp đô thị với cấp khu

ở để tạo thuận lợi và kích thích phát triển

2 Các phương án quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng:

Các khu chức năng trong đô thị bao gồm:

a- Các khu thuộc khu dân dụng:

- Khu ở và các công trình phục vụ công cộng trong khu ở

(các công trình phục vụ thường ngày trong khu dân cư: Giáo dục, y tế, văn hóa,thương mại, dịch vụ)

Trang 26

- Khu các công trình công cộng

(với các công trình: _ Hành chánh, _ Các cơ quan tổ chức, đoàn thể, _ Cáctrung tâm về giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, phục vụ chung trong đô thị)

- Khu nghỉ ngơi, giải trí và cây xanh

4/ Khu dịch vụ du lịch

b- Các khu nằm ngoài khu vực dân dụng:

- Khu công nghiệp, khu kho tàng

- Khu các công trình giao thông đối ngoại

3/ Khu các công trình đầu mối của hệ thống kỹ thuật đô thị (điện, nước, phòng chống cháy)

- Khu vực cách ly

- Khu vực cây xanh đặc biệt: Vườn ươm, cây xanh cách ly, mặt nước, …

Đề xuất 2 phương án quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian:

Phương án 1:

Hiện trạng khu vực trung tâm xã được hình thành theo dạng tuyến, chủ yếu nằmdọc theo đường tỉnh 884 Phạm vi đô thị phát triển nhiều về hướng Bắc đến sông BaLai, giáp với xã Phú Đức, có hai trục đường giao thông đối ngoại đi qua đô thị

a Khu dân cư:

Toàn bộ đất ở có diện tích 36,38 ha, được phân thành 3 đơn vị ở (quy môkhoảng 3000 dân/đơn vị), mỗi đơn vị có trung tâm riêng gồm các công trình như: nhàtrẻ, mẫu giáo, trường cấp 1, trạm y tế, sân tập TDTT, phòng sinh hoạt văn hóa, cóbán kính phục vụ khoảng 400- 500m, như sau:

- Trung tâm đơn vị ở 1 (quy mô 0.43ha): nằm phía Tây đô thị có vị trí có vịtrí giáp sông, có đường tỉnh (hiện hữu), cạnh công viên và phòng khám khu vực,thuận lợi về giao thông đường bộ

- Trung tâm đơn vị ở 2 (quy mô 0.99ha): nằm phía Nam đô thị có vị trí cạnhsông, được bố trí liên hoàn với khu hành chánh và văn hóa Đối với trường THCSđược bố trí theo vị trí hiện hữu

- Trung tâm đơn vị ở 3 (quy mô 0.43ha): nằm phía Bắc đô thị có vị trí giápsông, gần đường tránh, kết hợp với công viên phía Bắc, thuận lợi về giao thông đường

bộ lẫn đường thủy

Mỗi đơn vị được chia thành nhiều nhóm nhà ở, theo các tính chất như sau:

- Nhóm nhà ở kết hợp dịch vụ: bố trí gần chợ và khu trung tâm, nhằm khaithác lợi thế về thương mại, thuận lợi trong kinh doanh

- Nhóm nhà phố: bố trí dọc các trục đường chính, khai thác mặt tiền đô thị.Trong nhóm này có thể xây dựng trụ sở các cơ quan kinh doanh, dịch vụ có tính chấtcông ích

- Nhóm nhà ở theo kiểu vườn: được bố trí ven đô thị và xa khu trung tâmphù hợp điều kiện tự nhiên khu dân cư sẵn có

Ngoài ra còn có nhà ở tự cải tạo, các nhóm nhà này được cải tạo và chỉnh trangdần cho phù hợp với 1 trong 3 nhóm nhà trên để phù hợp với bộ mặt và tình hình pháttriển đô thị

b Hệ thống hạ tầng xã hội:

Các Trung tâm công cộng: Là nơi tổ chức các hoạt động của nhân dân sinh hoạtcác mặt về văn hoá, kinh tế, xã hội, chính trị … Có 2 cấp phục vụ: cấp phục vụ chokhu nhà ở và cấp phục vụ cho toàn thị

Trang 27

* Khu hành chánh, văn hóa:

- Khu hành chính: Được bố trí tập trung trên đường tỉnh 884, phục vụ cho

đô thị và toàn xã Tại đây hình thành khu hành chính-chính trị tập trung bao gồm cáccông trình thuộc các khối Đảng, quản lý nhà nước, các đoàn thể mặt trận Tại đâythuận lợi cho giao dịch hành chính của nhân dân do tiếp cận đường tỉnh 884 Phíatrước là quảng trường có tính chất tập trung đông người cần khi có mitting, lễ hội

- Khu văn hóa bao gồm các công trình như: Hội trường văn hóa, nhà vănhoá, thư viện, triễn lãm, nhà thiếu nhi,… Bố trí liên hoàn với khu hành chánh kết hợpvới vườn hoa tạo nên bộ mặt khang trang cho đô thị

* Khu giáo dục: chủ yếu là trường THCS Tân Phú giữ lại theo hiện trạng Các

cấp còn lại như nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học được bố trí tại các trung tâm đơn vị ở Đốivới trường PTTH bố trí ngoài ranh QH

* Khu y tế:

- Chủ yếu là phòng khám khu vực, được quy hoạch tại vị trí trạm y tế hiệnhữu đối diện trung tâm hành chính, tiếp cận với đường tỉnh 884, quy mô 0,37hakhoảng 50 giường

- Ngoài ra còn có các trạm y tế phục vụ khu nhà ở, được bố trí tại các trungtâm

* Khu trung tâm TDTT, công viên cây xanh:

- Khu TDTT bố trí phía đông – bắc đô thị giáp đường tỉnh 884 và cửa ngõphía Đông đô thị, tận dụng địa hình sông rạch sẵn có Khu TDTT bao gồm sân vậnđộng, liên hợp các công trình TDTT trong và ngoài nhà nhằm đáp ứng nhu cầu rènluyện thân thể của người dân đô thị Quy mô 6,04ha

- Cây xanh đô thị rất có tác dụng điều hòa vi khí hậu, cải thiện môi trườngsống, làm không khí mát mẻ trong lành và có tác dụng làm đẹp đô thị

+ Một công viên tại khu trung tâm giáp khu thương mại, có quy mô 0.61ha.+ Một công viên ở khu đô thị phía Bắc giáp sông Ba Kè, có quy mô 0.43ha.+ Ngoài ra, còn có các công viên nhỏ tại cầu số 1 và cầu số 2 nhằm tạo thêmcảnh quan tại khu vực cầu

- Các khu vườn hoa còn được bố trí tại trung tâm các khu ở và xen lẫn khu dâncư

* Khu thương mại:

- Khu chợ, thương mại được xây dựng ở khu vực trung tâm đô thị, tại vị trí gầnđường trục chính và gần sông Ba Kè thuận lợi phục vụ và thuận lợi giao thông thủylẫn bộ, với quy mô 0.78ha

* Bãi xe vận chuyển hành khách lên xuống hàng hóa:

Được bố trí phía cửa ngỏ đô thị (khu vực chợ hiện nay) nhằm đáp ứng vận tảihành khách và vận tải hàng hóa, quy mô 0.99ha

* Khu nhà ở kết hợp dịch vụ du lịch:

Được bố trí phía Bắc của tuyến tránh đường tỉnh dự kiến giáp sông Ba Lai.Trong khu vực này sẽ bố trí các khu ở kết hợp dịch vụ thương mại du lịch, khu vựcnày còn là trung tâm phục vụ du lịch cho toàn xã, với quy mô 8,45ha

* Khu nghĩa địa Nhân dân, bãi rác:

Được bố trí ngoài đô thị

Trang 28

Bảng cân b ng đ t quy ho ch theo ph ng án 1 ằng đất quy hoạch theo phương án 1 ất quy hoạch theo phương án 1 ạch theo phương án 1 ương án 1

Bình quân (m 2 /người)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Đất các công trình giao thông

đối ngoại, hạ tầng kỹ thuật đô

Đất công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp, kho tàng bến

* Khu dân cư: phương án 2

Được phân thành 2 đơn vị ở (quy mô khoảng 3000- 5000 dân/đơn vị), mỗi đơn vị

có trung tâm riêng gồm các công trình như: nhà trẻ, mẫu giáo, trường cấp 1,trạm y tế, sân tập TDTT, phòng sinh hoạt văn hóa, có bán kính phục vụkhoảng 500m, như sau:

- Trung tâm tiểu khu 1: nằm ở phía đông đô thị có đường tỉnh 884( hiệnhữu) là đường trục chính trong tương lai đi qua Khu này liên hoàn với trung tâm hànhchánh, văn hóa của đô thị Bán kính phục vụ xa nhất là 400m

- Trung tâm tiểu khu 2: Nằm phía tây đô thị có đường trục chính đi qua vàthuận lợi tiếp cận với khu trung tâm công cộng đô thị, thuận lợi về giao thông đường

bộ lẫn đường thủy, có bán kính phục vụ xa nhất là 600m

Trang 29

Mỗi tiểu khu được chia thành nhiều nhóm nhà ở, theo các nhóm như sau:

- Nhóm nhà ở kết hợp dịch vụ: bố trí gần chợ, nhằm khai thác lợi thế vềthương mại, thuận lợi trong kinh doanh

- Nhóm nhà phố: bố trí dọc 2 bên trục đường chính vào khu trung tâm, khaithác mặt tiền đô thị Trong nhóm này có thể xây dựng trụ sở các cơ quan kinh doanh,dịch vụ có tính chất công ích

- Nhóm nhà ở theo kiểu vườn: được bố trí ven đô thị và xa khu trung tâmphù hợp điều kiện tự nhiên khu dân cư sẵn có

Ngoài ra còn có nhà ở tự cải tạo, các nhóm nhà này được cải tạo và chỉnh trangdần cho phù hợp với 1 trong 3 nhóm nhà trên nhằm phù hợp với bộ mặt và tình hìnhphát triển đô thị

* Hệ thống hạ tầng xã hội:

Các Trung tâm công cộng: Là nơi tổ chức các hoạt động của nhân dân sinh hoạtcác mặt về văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị… Có 2 cấp phục vụ: cấp phục vụ chotiểu khu nhà ở và cấp phục vụ cho toàn thị trấn

- Khu hành chánh:

Khu hành chính được bố trí phía nam, tại khu vực có tính biệt lập Khu vực nàyđược tổ chức nối kết với khu các công trình văn hóa và có trục dẩn từ đường trụcchính vào Tại đây hình thành khu hành chính - chính trị tập trung bao gồm các côngtrình thuộc các khối Đảng, quản lý nhà nước, các đoàn thể mặt trận, các cơ quan kinhdoanh, dịch vụ công ích

- Khu văn hóa:

Khu văn hóa bố trí liên hoàn với khu hành chánh tạo thành hệ thống trung tâmcông cộng tại trung tâm đô thị

- Khu y tế:

Bệnh viện đa khoa được quy hoạch ở phía tây – bắc Ngoài ra còn có các trạm y

tế phục vụ khu nhà ở, trạm được bố trí tại các trung tâm tiểu khu

- Khu giáo dục:

Khu giáo dục được quy hoạch kết nối liên hoàn với các khu vực như hànhchính, văn hóa, phục vụ cho khu vực đô thị và cho toàn xã Các cấp còn lại như nhàtrẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở được bố trí tại các trung tâm khu ở

- Khu trung tâm TDTT, công viên cây xanh:

Được bố trí phía đông – bắc, tiếp cân sông Ba Lai và về một phía của đườngtránh Khu vực này khai thác được sinh thái, cảnh quan của dòng sông

- Khu thương mại:

Hiện nay, thương nghiệp chủ yếu tự điều tiết bằng hình thức các thành phầnkinh tế tư nhân Khu chợ được cải tạo mở rộng ở vị trí hiện hữu Bố trí chợ kết hợpvới bến bốc xếp nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá

- Bãi xe vận chuyển hành khách lên xuống hàng hóa:

Được bố trí phía Đông - Nam, cạnh chợ, giáp ranh đô thị nhằm đáp ứng vận tảihành khách và vận tải hàng hóa

- Khu trung tâm dịch vụ du lịch:

Trang 30

Được bố trí phía Tây – Bắc của đô thị, giáp với tuyến tránh đường tỉnh (dựkiến) gần sông Ba Lai Trong khu vực này sẽ bố trí các khu ở kết hợp dịch vụ thươngmại du lịch, khu vực này còn là trung tâm phục vụ du lịch cho toàn xã.

- Khu nghĩa địa Nhân dân, bãi rác:

Được bố trí ngoài đô thị

Bảng cân bằng đất quy hoạch theo phương án 2

STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

A ĐẤT TRONG PHẠM VI ĐÔ THỊ

I Khu dân dụng 73.17 79.88 Đất dân dụng 73.17 100.00

1 Đất đơn vị ở 38.48 52.59

2 Đất công cộng 12.09 16.52

3 Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật 20.45 27.95

4 Đất công viên- cây xanh đô thị 2.15 2.94

Lựa chọn phương án:

Hai phương án có cơ cấu đô thị như nhau, cùng theo định hướng quy hoạch.Phương án 1 có ưu thế về dịch vụ du lịch, phù hợp với hiện trạng khu vực và khôngảnh hưởng lớn đến dân cư; ngoài ra khu du lịch sẽ không tác động xấu cho môitrường Phương án 2 mặc dù thông qua việc phân khu chức năng để hạn chế nhưngvẫn có nhiều ảnh hưởng giao thông với dân cư; khu sản xuất ở vị trí không ảnh hưởngdân cư nhưng có tác động xấu đến sông Ba Lai

Trong bố trí không gian đất đai, hạn chế tác động môi trường, hạn chế ảnhhưởng giao thông thì phương án 1 có nhiều ưu điểm Theo đó có các ưu điểm chủ yếunhư sau:

- Phân tách tốt giao thông đối nội với đối ngoại Hình thành hệ thống giaothông đối nội thuận lợi, hiệu quả Tận dụng tuyến tránh mới của đường tỉnh thành trụcchính đô thị trong tương lai, tuyến đường tỉnh hiện có sẽ trở thành đường nội bộ cho

đô thị

Trang 31

- Hệ thống giao thông đơn giản, thông suốt trong đô thị Thuận lợi kết hợpvới hạ tầng kỹ thuật khác.

Đề xuất chọn phương án 1 để quy hoạch xây dựng đô thị.

Như vậy:

Dự báo dân số đô thị giai đọan đến năm 2025 : 8.000 người

Diện tích thiết kế theo đồ án quy họach : 91,23 ha

Bình quân đất toàn đô thị m 2 /người: khoảng 114m 2 /người

IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT:

4.1 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG

4.1.1 Cơ sở thiết kế :

Quy hoạch hệ thống giao thông Khu Trung tâm Xã Tân Phú, huyện Châu Thànhdựa trên các tài liệu sau:

+ TCXDVN 104-2007: Đường đô thị Yêu cầu thiết kế

+ TCVN 4054-2005: Đường ôtô Tiêu chuẩn thiết kế

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan tỷ lệ 1/2000

- Các văn bản quy trình, quy phạm hiện hành của ngành giao thông và các quy địnhkhác của Nhà nước liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng hệ thốnggiao thông đô thị

4.1.2 Mục tiêu và tiêu chuẩn thiết kế :

- Hệ thống giao thông vừa đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển của hành khách

và hàng hoá, vừa là xương sống để định hình toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

- Hệ thống giao thông đảm bảo tính chủ động và kinh tế trong đầu tư xây dựng

4.1.3 Giải pháp thiết kế:

a Các thông số về hệ thống giao thông:

Tổng diện tích đất giao thông: khoảng 19,46ha, chiếm 21,34% diện tích quy hoạch.Trong đó:

+ Diện tích mạng lưới đường giao thông: khoảng 18,89 ha

+ Diện tích quảng trường: khoảng 0,57 ha

Diện tích đất giao thông bình quân theo đầu người : 24,3 m2/người

Tổng chiều dài mạng lưới đường: khoảng 9,5 km

Mật độ mạng lưới đường : khoảng 10,4 km/km2

Trang 32

Các dạng mặt cắt ngang của mạng lưới đường giao thông :

Trang 33

b Giải pháp:

- Phân cấp mạng lưới đường theo 3 cấp : đô thị, khu vực và nội bộ

- Tuyến giao thông quan trọng nhất là tuyến đường ĐT.884 được đề xuất nângcấp mở rộng và tổ chức tuyến tránh ngang qua đô thị

- Nâng cấp các tuyến đường hiện hữu thành các trục giao thông đối ngoại chínhcủa khu vực

- Thiết kế các nút giao thông bảo đảm an toàn với bán kính bó vỉa tối thiểu đạt8m, góc vạt đủ tầm nhìn quan sát

- Các tuyến đường được bố trí chỉ giới xây dựng phù hợp với cấp đường và chứcnăng công trình 2 bên đường

- Kết hợp với các tuyến xe buýt hiện hữu đang hoạt động trên đường ĐT.884,xây dựng các nhà chờ đạt tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách, nhất lànhu cầu giao thông đối ngoại

- Bố trí 8 điểm dừng xe buýt trên tuyến đường ĐT.884

- Trong khu vực quy hoạch có sông Ba Lai và sông Ba Kè thuộc hệ thống sôngTiền đây là các tuyến đường sông hiện hữu phục vụ việc vận chuyển hàng hóa củangười dân bằng các tàu thuyền nhỏ

- Theo định hướng chung, sông Ba Lai và sông Ba Kè sẽ tiếp tục phục vụ tàuthuyền nhỏ và tiêu thoát nước Do đó, các cầu bắc ngang qua sông cần lưu ý khoảngtĩnh không thông thuyền và hành lang bảo vệ sông rạch

B NG TH NG KÊ M NG L ẢNG THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG ỐNG KÊ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG ẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG ƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG I NG GIAO THÔNG

STT TÊN ĐƯỜNG

KÝ HIỆU MẶT CẮT

LỘ GIỚI

CHIỀU DÀI TÍNH TOÁN

CHIỀU RỘNG MẶT

CẮT LỀ

TRÁI

LÒNG ĐƯỜNG

LỀ PHẢI

Trang 34

4.1.4 Thống kê khối lượng và Khái toán kinh phí hệ thống giao thông:

Tổng kinh phí dự kiến xây dựng hệ thống giao thông : khoảng 80,2 tỷ đồng

Trang 35

4.2 QUY HOẠCH SAN NỀN:

4.2.2 Giải pháp quy hoạch:

- Cao độ xây dựng : h ≥ +2,50m (cao độ quốc gia);

- Mực nước tính toán : +1,60m;

- Tổng khối lượng san lấp: khoảng +777.100 m3;

- Mặt nền được định hướng từ nền hoàn thiện của các đường giao thông

- Các khu vực trong phạm vi quy hoạch có hiện trạng cao hơn +2,50 thì vẫn giữtheo hiện trạng Đối với các khu vực khác sẽ tiến hành san lấp mặt nền theo từng giaiđoạn, từng dự án, đảm bảo tuân thủ cao độ xây dựng và hướng dốc mặt nền chung

4.2.3 Khái toán kinh phí:

Tổng kinh phí dự kiến xây dựng phần san lấp: khoảng 54,4 tỷ đồng

- Tổng khối lượng san lấp : khoảng 777.100 m3

- Đơn giá san lấp : 70.000 đồng/m3

Trang 36

4.3 QUY HOẠCH CẤP NƯỚC:

+ Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước _ TCXDVN 33:2006

+ Các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt,nước ngầm_TCXD 233-1999

+ Tiêu chuẩn thiết kế phòng cháy, chống cháy _ TCVN 2622:1995

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông tỷ lệ 1/2000

- Các văn bản quy trình, quy phạm hiện hành của ngành cấp thoát nước và các quyđịnh khác của Nhà nước liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng hệthống cấp thoát nước

4.3.2 Mục tiêu và tiêu chuẩn thiết kế :

- Xây dựng hệ thống cấp nước hoàn chỉnh đảm bảo đáp ứng đầy đủ và liên tục đốivới nhu cầu sinh hoạt của người dân và các nhu cầu khác trong khu vực

- Hệ thống cấp nước đảm bảo tính chủ động trong đầu tư xây dựng và thuận tiệntrong vận hành, quản lý

- Tiêu chuẩn thiết kế: áp dụng cho đô thị loại V

+ Tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt: 100 lít/người.ngày;

+ Tiêu chuẩn nước dùng cho công trình công cộng: 15% nước sinh hoạt;+ Tiêu chuẩn nước tưới cây, tưới đường: 10% nước sinh hoạt;

+ Tiêu chuẩn nước dự phòng, rò rỉ: 15% tổng nhu cầu dùng nước;

+ Tiêu chuẩn nước chữa cháy : 15 lít/s với 1 đám cháy xảy ra đồng thời

4.3.3 Giải pháp thiết kế:

a Nguồn cấp nước:

Sử dụng nguồn nước máy của huyện Châu Thành thông qua tuyến ống cấp I trênđường tỉnh ĐT.884, đi ngang qua khu vực thiết kế

b Xác định nhu cầu dùng nước: đảm bảo phục vụ cho khoảng 8000 người.

Tổng nhu cầu nước cấp khoảng 1150 m 3 /ngày

Trong đó:

- Nước cấp cho sinh hoạt : khoảng 800 m3/ngày

- Nước cấp cho công trình công cộng: khoảng 120 m3/ngày

Trang 37

- Nước tưới cây, tưới đường : khoảng 80 m3/ngày

- Nước dự phòng, rò rỉ : khoảng 150 m3/ngày

- Nước cấp cho chữa cháy : khoảng 108 m3/đám cháy

c Mạng lưới đường ống cấp nước:

- Nhằm đảm bảo khả năng phân kỳ trong đầu tư xây dựng nên bố trí 2 tuyến ốngchính Ø300 trên 2 tuyến đường chính của khu vực: tuyến ĐT.884 hiện hữu và tuyếnĐT.884 dự kiến xây mới

- Từ 2 tuyến ống chính Ø300 bố trí các tuyến ống khu vực và ống phân phối Ø200 dọc các đường giao thông tạo thành mạng vòng, đảm bảo cấp nước liên tục và

Ø100-ổn định cho toàn khu vực

- Các tuyến ống cấp nước được bố trí trên 2 bên vỉa hè, hạn chế tối đa tuyến ốngbăng ngang qua đường, đảm bảo an toàn cho đường ống và thuận lợi duy tu bảodưỡng

- Mạng lưới sử dụng ống cấp nước chuyên ngành : đối với đường kính ống từ Ø100– Ø150 sử dụng ống uPVC, đối với đường kính ống từ Ø200 – Ø300 sử dụng ốngHDPE

- Tổng chiều dài đường ống khoảng 13,5 km

- Trụ cứu hỏa được bố trí dọc theo đường giao thông đảm bảo khoảng cách từ 100mđến 150m Ngoài cần bố trí thêm một số điểm lấy nước trực tiếp từ các sông rạchtrong khu vực để đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy

4.3.4 Thống kê khối lượng và Khái toán kinh phí hệ thống cấp nước:

Trang 38

T ng kinh phí d ki n xây d ng h th ng c p n c : kho ng 7,9 t đ ng ổ: ự kiến phân bổ: ến phân bổ: ự kiến phân bổ: ệ thống cấp nước : khoảng 7,9 tỷ đồng ống cấp nước : khoảng 7,9 tỷ đồng ất quy hoạch theo phương án 1 ước : khoảng 7,9 tỷ đồng ảng 7,9 tỷ đồng ỷ đồng ồng

BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ

STT HẠNG MỤC LIỆU VẬT

ĐƠN VỊ TÍNH

KHỐI LƯỢNG

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN (ngàn

đồng)

(ngàn đồng) A

Ngày đăng: 19/08/2014, 14:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất khu vực quy hoạch: - QUY HOẠCH CHUNGQuy hoạch kinh tế xã hội: XÂY DỰNG ĐÔ THỊ  TRUNG TÂM XÃ TÂN PHÚ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
Bảng t ổng hợp hiện trạng sử dụng đất khu vực quy hoạch: (Trang 11)
Bảng cân bằng đất quy hoạch theo phương án 2 - QUY HOẠCH CHUNGQuy hoạch kinh tế xã hội: XÂY DỰNG ĐÔ THỊ  TRUNG TÂM XÃ TÂN PHÚ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
Bảng c ân bằng đất quy hoạch theo phương án 2 (Trang 30)
BẢNG THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG STT TÊN ĐƯỜNG - QUY HOẠCH CHUNGQuy hoạch kinh tế xã hội: XÂY DỰNG ĐÔ THỊ  TRUNG TÂM XÃ TÂN PHÚ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
BẢNG THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG STT TÊN ĐƯỜNG (Trang 33)
BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ - QUY HOẠCH CHUNGQuy hoạch kinh tế xã hội: XÂY DỰNG ĐÔ THỊ  TRUNG TÂM XÃ TÂN PHÚ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ (Trang 38)
BẢNG TÍNH NHU CẦU PHỤ TẢI - QUY HOẠCH CHUNGQuy hoạch kinh tế xã hội: XÂY DỰNG ĐÔ THỊ  TRUNG TÂM XÃ TÂN PHÚ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
BẢNG TÍNH NHU CẦU PHỤ TẢI (Trang 46)
Bảng cân bằng đất quy hoạch giai đoạn ngắn hạn được tổng hợp như sau: - QUY HOẠCH CHUNGQuy hoạch kinh tế xã hội: XÂY DỰNG ĐÔ THỊ  TRUNG TÂM XÃ TÂN PHÚ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
Bảng c ân bằng đất quy hoạch giai đoạn ngắn hạn được tổng hợp như sau: (Trang 52)
BẢNG THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG NGẮN HẠN - QUY HOẠCH CHUNGQuy hoạch kinh tế xã hội: XÂY DỰNG ĐÔ THỊ  TRUNG TÂM XÃ TÂN PHÚ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
BẢNG THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG NGẮN HẠN (Trang 53)
BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ - QUY HOẠCH CHUNGQuy hoạch kinh tế xã hội: XÂY DỰNG ĐÔ THỊ  TRUNG TÂM XÃ TÂN PHÚ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ (Trang 54)
BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ - QUY HOẠCH CHUNGQuy hoạch kinh tế xã hội: XÂY DỰNG ĐÔ THỊ  TRUNG TÂM XÃ TÂN PHÚ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ (Trang 55)
BẢNG THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG STT TÊN ĐƯỜNG - QUY HOẠCH CHUNGQuy hoạch kinh tế xã hội: XÂY DỰNG ĐÔ THỊ  TRUNG TÂM XÃ TÂN PHÚ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
BẢNG THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO THÔNG STT TÊN ĐƯỜNG (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w