1. Trang chủ
  2. » Tất cả

U xơ tử cung Đề cương sản tổng hợp

6 322 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 29,39 KB

Nội dung

• UXTC là khối u lành tính phát sinh từ tổ chức cơ trơn của tử cung.. + UX dưới niêm mạc: nổi lên trong buồng tử cung, đôi khi có cuống  polyp xơ.. − Cường kinh băng huyết là do: + Tron

Trang 1

Câu 77: U xơ tử cung: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị.

I. Đại cương.

• UXTC là khối u lành tính phát sinh từ tổ chức cơ trơn của tử cung

• Tỷ lệ 20 – 30% ở phụ nữ trong độ tuổi hoạt động sinh dục, thường gặp 30 -50 tuổi

• Nguyên nhân: do cường estrogen, mất cân bằng estrogen và progesterone

• Đẻ ít và vô sinh là yếu tố thuận lợi

• Vị trí của UXTC:

− Theo phần của tử cung:

+ Thân tử cung: 96%

+ Eo tử cung: 1%

+ Cổ tử cung: 3%

− So với thành tử cung:

+ UX dưới thanh mạc: có thể có cuống

+ UX kẽ nằm trong bề dày lớp cơ

+ UX dưới niêm mạc: nổi lên trong buồng tử cung, đôi khi có cuống  polyp xơ

• Có thể có 1 hoặc nhiều u xơ vs kích thước khác nhau

• Thường tiến triển âm thầm ko có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, phát hiện qua thăm khám định kỳ

II. Triệu chứng.

II.1. Lâm sàng.

• UXTC nhỏ thường ko có triệu chứng, thường đc phát hiện do đi khám phụ khoa vì: vô sinh, chậm có thai,…

• Triệu chứng của UXTC phụ thuộc vào: vị trí khối u, u to hay nhỏ và những biến đổi thoái hóa

a. Cơ năng

• Ra huyết từ tử cung:

− Là triệu chứng chính, gặp trong 60% TH

− Thể hiện dưới dạng: cường kinh, rong kinh, rong huyết

− Ra nhiều máu cục lẫn máu loãng

− Kéo dài 7 – 10 ngày hoặc hơn

− Có thể kèm thống kinh (u kẽ hay do rối loạn co bóp tử cung)

− Cường kinh băng huyết là do:

+ Trong UXTC: bề mặt buồng tử cung đã phát triển hơn nhiều so với tử cung bình thường, bề mặt BTC càng lớn, huyết ra càng nhiều

+ Co bóp tử cung trong khi có kinh bị rối loạn

+ Quá sản niêm mạc tử cung  niêm mạc rụng kéo dài, chảy máu nhiều + Khối u chèn vào đám rối tĩnh mạch ở cơ tử cung  chảy máu do tăng áp lực ở phía đầu tĩnh mạch

• Khí hư: Trong, loãng như nước, nhiều do nhiễm khuẩn phối hợp

• Đau bụng:

− Đau vùng hạ vị hoặc hố chậu

− Thường xuất hiện khi đứng hoặc lúc mệt nhọc, giảm khi nằm

Trang 2

− Có khi đau tăng lên trước khi có kinh, hoặc trong kỳ kinh.

− Đau kiểu nặng tức bụng, đau kéo dài có thể do u chèn ép các tạng bên cạnh

− Đau dữ dội, đau chói gợi ý biến chứng UXTC

• Các triệu chứng khác do mức độ phát triển u:

− U chèn ép vào bàng quang: rối loạn tiểu tiện: tiểu khó, tiểu dắt,

− U chèn ép vào trực tràng: rối loạn đại tiện: táo bón,…

− Tự nắn thấy khối u to lên ở hố chậu

b. Toàn thân

• Thiếu máu: do rối loạn kinh nguyệt kéo dài: da xanh, niêm mạc nhợt, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,…

c. Thực thể

• Nhìn: rất khó, phải u rất to, gồ lên ở hạ vị

• Nắn bụng khi bàng quang rỗng:

Vùng hạ vị phồng lên, xác định đáy tử cung, khối u ở giữa: gõ đục, chắc, di động, ko xác định đc cực dưới khối u

• Đặt mỏ vịt:

− Có thể thấy UXTC dưới niêm mạc có cuống tạo polyp ở lỗ CTC nằm trong ÂĐ (phải mô tả: kt, màu sắc polyp, có tổ chức hoại tử ko, chân polyp ntn)

− Xác định máu chảy từ lỗ cổ tử cung (loại trừ CM do tổn thg CTC, đường sinh dục)

− Thấy khí hư

• Thăm âm đạo kết hợp nắn bụng:

− Tử cung to hơn bình thường, chắc, ghồ ghề, lệch một bên, có khi thấy những khối nổi trên mặt tử cung chắc, ko đau, di động cùng tử cung

− Hoặc có thể thấy cạnh tử cung có một khối u cho cảm giác như khối u phần phụ

− Ngón tay di động cổ tử cung  cử động đc truyền đến tử cung và khối UXTC

− Cổ tử cung, 2 phần phụ bình thường, túi cùng ko đau

• Thăm trực tràng:

− Cần thiết và hữu ích

− Chẩn đoán phân biệt: UXTC phát triển về phía sau với khối u trực tràng

• Đo buồng tử cung: tử cung dài hơn bình thường, ít giá trị

II.2. Cận lâm sàng.

• Siêu âm:

− Có giá trị chẩn đoán, rẻ, an toàn

− Kích thước tử cung tăng: tăng đường kính trước sau, tăng đường kính ngang ở đáy, đường kính dọc cũng tăng

− Thấy số lượng, kích thước, vị trí, mật độ u xơ:

+ Âm vang của UXTC thường ko có ranh giới rõ với hình ảnh tử cung + Âm vang ko đều, có thể nghĩ đến phù, hoại tử

− Theo dõi sự phát triển của u xơ

− Chẩn đoán phân biệt với: có thai, dọa sảy, thai lưu,…

− Chẩn đoán có thể khó khăn trong TH:

+ UNBT dính với tử cung

Trang 3

+ Tử cung bị dị dạng (chẩn đoán: u xơ ở đáy).

+ Tử cung đổ sau

• Nạo sinh thiết niêm mạc tử cung: phát hiện các tổn thương: quá sản, loạn dưỡng, niêm mạc tử cung, niêm mạc tử cung teo, polyp nm tử cung, loại trừ K nm TC

• Chụp buồng tử cung:

− Chụp phim thẳng, nghiêng

− Là pp cần thiết cho biết các thông tin trực tiếp về khối u

− Chụp buồng tử cung có bơm thuốc cản quang, thấy:

+ H/a khuyết đều, đồng nhất, bờ rõ, có thể choán buồng tử cung hoặc ở 1 bờ,

ở góc BTC

+ Không thấy thay đổi nếu UXTC dưới PM

+ Chụp nghiêng: cho phép xác định UX có cuống dưới niêm mạc, khối u ở 1 mặt của TC

+ BN đang có thai

+ Nhiễm khuẩn

− Thời điểm chụp phải cách xa lúc chảy máu

− Hạn chế: ko thấy đc sự thay đổi ở BTC khi khối u nhỏ, u dưới niêm mạc

• Soi buồng tử cung: nếu nghi nhân xơ dưới niêm mạc, u nhỏ

• XN tế bào học CTC: phát hiện sớm UT CTC

• CTM: có thể HC, HGB, HCT giảm

• hCG (-)

III. Chẩn đoán.

III.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào LS, CLS.

III.2. Chẩn đoán phân biệt:

• Có thai:

− Giống: bụng to, tử cung to

− Khác:

+ Dh có thai: chậm kinh, tắt kinh, nghén

+ Ko đau bụng

+ Có thể sờ thấy các phần thai nhi

+ hCG (+)

+ SA: chẩn đoán phân biệt: h/a âm vang thai, túi ối, hoạt động tim thai

• Dọa sảy thai:

− Giống:

+ Bụng to, tử cung to

+ Ra máu âm đạo

− Khác:

+ Có dh có thai

+ Ko ra máu kiểu cường kinh, rong kinh

+ Tử cung mềm

+ hCG (+)

+ SA: h/a túi ối, âm vang thai, tim thai

• Thai chết lưu:

− Giống:

Trang 4

+ Bụng to, tử cung to.

+ Ra máu âm đạo

+ Có dh có thai sau đó mất đi

+ Tử cung mềm

+ hCG (+)

+ SA: túi ối méo mó

• Khối u buồng trứng:

− Giống:

+ Bụng (+) to

+ Có 1 khối cạnh tử cung

+ Ko ra máu âm đạo, ko đau bụng

+ Tử cung kích thước bình thường

+ Khối u biệt lập với tử cung, di động khối u ko làm di chuyển cổ TC

− Khối u buồng trứng va UX dưới niêm mạc thường khó CĐ  soi ổ bụng, siêu âm

• Ung thư niêm mạc tử cung: chụp buồng tử cung, nạo sinh thiết

− Giống:

+ Ra máu bất thường

+ Tử cung to lên

+ Thường xuất hiện ở tuổi mãn kinh

+ Tử cung to, mềm

+ Chụp buồng tử cung: tử cung hình khuyết, buồng tử cung nham nhở, biến dạng

+ Nạo sinh thiết: CĐXĐ

+ Niêm mạc tử cung bong từ từ  kéo dài  rong kinh, lớp niêm mạc dày

• Ung thư cổ tử cung: làm phiến đồ CTC, soi CTC

• Chửa trứng: hCG tăng cao, SA: h/a tuyết rơi

• Viêm phần phụ (CĐPB: UX dưới niêm mạc có cuống):

− Giống: đau bụng, khối cạnh tử cung

− Khác: TS sốt, đau hạ vị, ra nhiều khí hư, khám khối hạ vị di động ít

• U ở tiểu khung: ko di động cùng TC, SA cho CĐPB

• Ung thư thân TC

IV. Điều trị.

• Phụ thuộc tuổi BN, nguyện vọng có con, tình trạng mất máu, vị trí khối u, biến chứng,…

• Với khối u nhỏ, ko có triệu chứng: ko cần điều trị, chỉ theo dõi

a. Điều trị nội khoa.

• Mục đích: cầm máu (progesteron làm teo niêm mạc TC), ko làm khối u nhỏ đi

• CĐ:

− U xơ nhỏ, không có biến chứng nào ngoài chảy máu

− U nhỏ, gây RLKN ở phun nữ trẻ tuổi, còn nguyện vọng có con

Trang 5

− Phụ nữ tiền mãn kinh.

− Chuẩn bị cho PT

− Toàn thân ko cho phép mổ

• CCĐ : u to, u ko gây RLKN

• Thuốc:

− Dùng thuốc nội tiết  kìm hãm sự phát triển của khối u, ức chế sự phát triển của niêm mạc tử cung

− Progestatif 2 viên/ ngày, từ ngày thứ 16 – 25 của chu kỳ kinh

− Thuốc tương tự LH – RH: zoladex tiêm 3 tháng/ lần???

− Nga phụ khang

− Nếu thiếu máu nặng do ra máu nhiều: thuốc co hồi tử cung (oxytocin, ergotamin) + truyền máu + thuốc cầm máu (hemocaprol)

• Theo dõi: khám LS 3 tháng/ lần

b. Phẫu thuật.

• Là phương pháp triệt để nhất

• CĐ:

− Điều trị nội khoa không có kết quả

− UXTC to (> 5cm)

− U nhỏ nhưng CM nhiều, đt nội khoa thất bại

− UXTC có biến chứng: hoại tử, xoắn, kẹt Douglas, chảy máu nhiều

− UXTC dưới niêm mạc

− Nghi ngờ có ung thư hóa

• Phương pháp:

− Điều trị bảo tồn:

+ CĐ:

o BN trẻ, muốn có con

o U có kích thước nhỏ, dạng u kẽ, UX dưới thanh mạc có thể bóc tách đc

+ PT bóc tách nhân xơ, bảo tồn chức năng tử cung

+ Thường mổ qua đường bụng, tìm diện bóc tách và lấy khối u

+ Cầm máu, phủ phúc mạc tránh dính

+ Có nguy cơ: chảy máu sau mổ, tái phát u xơ

− Điều trị triệt để:

+ Phụ thuộc vào tình trạng cổ tử cung, vị trí u xơ, tình trạng BN:

+ Cắt tử cung bán phần:

o CĐ:

 UXTC ko có tổn thương CTC

 Khối u xơ khu trú ở thân tử cung

 Hoặc khối u gần BQ, trực tràng

o Nên để lại 2 buồng trứng nếu BN còn trẻ

o Cắt trên chỗ bám âm đạo, để lại phần cổ TC, sau cắt khâu mỏm

TC, khâu phủ phúc mạc lên mỏm

o Sau mổ: theo dõi thường xuyên bằng TB học

+ Cắt tử cung toàn phần:

Trang 6

o CĐ:

 Có polyp ở buồng TC hoặc cổ TC xuống âm đạo

 UXTC ở những người đã mãn kinh

 UXTC kết hợp với các tt ở CTC

 UXTC thoái hóa có thể tiến triển thành ác tính

o Cắt tử cung hoàn toàn, kể cả CTC Sau cắt khâu mỏm cụt âm đạo, phủ phúc mạc lên mỏm

o Cắt buồng trứng: đ/v người già > 50 tuổi, buồng trứng có u nang,

có tổn thương kết hợp

c. UXTC ở phụ nữ có thai: cố gắng điều trị bảo tồn  thai có khả năng sống đc  mổ lấy thai, bóc UXTC hoặc cắt tử cung bán phần

d. Nút mạch:

• Nút ĐM tử cung: tắc mạch máu nuôi khối u

• CĐ: khối u nhỏ, đơn độc

e. TH ko có chỉ định mổ vì các nguyên nhân khác: điều trị rong kinh bằng andriol 40mg x

2 viên/ ngày x 5 – 7 ngày

Ngày đăng: 01/05/2017, 22:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w