1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Cơn co tử cung trong chuyển dạ Đề cương sản tổng hợp

5 890 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 25,13 KB

Nội dung

− Cơn co tử cung bất thường khi cơn co quá mau, mạnh, hay trương lực cơ bản tăng, hoặc CCTC quá thưa, quá yếu.. Đo cơn co tử cung bằng máy Monitoring sản khoa: − Giúp đánh giá chính xác

Trang 1

Câu : CCTC trong CD: cách phát hiện CCTC, sinh lí và bất thường, hướng xử trí.

I Đại cương

− CD đẻ là 1 quá trình làm cho thai nhi và rau thai đc đưa ra hỏi BTC qua đường AD

− CCTC là động lực của cuộc CD

− Tác dụng của cơn co tử cung làm thay đổi về phía mẹ, phía thai, phần phụ của thai, đẩy thai nhi từ BTC ra ngoài

− Một cuộc chuyển dạ tiến triển bình thường thì cơn co tử cung phải bình thường, nhịp nhàng không quá mạnh không quá yếu

− Cơn co tử cung bất thường khi cơn co quá mau, mạnh, hay trương lực cơ bản tăng, hoặc CCTC quá thưa, quá yếu

II Cách phát hiện CCTC

1 Qua cơ đau của sản phụ:

− TC co bóp mạnh gây ra cơn đau

− Cách này thương ko chính xác vì cơn co thường bắt đầu trc cơn đau và còn kéo dài thêm khi hết cơn đau

− Ngoài ra tình trạng đau còn phụ thuộc tâm lí từng sản phụ

2 Bằng tay:

− Đặt lòng bàn tay lên bụng sản phụ td độ dài của mỗi cơn co, khoảng cách giữa 2 cơn co

− Pp này cũng ko chính xác phụ thuộc vào chủ quan ng đo và ko đánh giá đc chính xác cường độ CCTC

− Ct áp dụng đc ở mọi tuyến bước đầu đánh giá cơn co

3 Đo cơn co tử cung bằng máy Monitoring sản khoa:

− Giúp đánh giá chính xác cường đọ cơn co,tần số cơn co, trương lực của TC qua từng gđ của cuộc CD, và còn theo dõi đc tim thai thay đổi khi có CCTC qua đó phát hiện sớm suy thai

4 Phương pháp ghi cơn co ngoài tử cung : không đo được chính xác áp lực của cơ tử cung ở từng phần và áp lực buồng ối

5 Phương pháp ghi trong:

− Đặt một catheter mềm vào trong buồng ối qua cổ tử cung hoặc qua thành bụng ng mẹ =>

đo áp lực buồng ối, trương lực cơ bản TC,tần số, cường độ CCTC

− Ít sử dụng do ko xđ đc áp lực riêng phần của CCTC, đặt lâu trong BTC gây NT ối

− Chỉ sử dụng trong trường hợp TC có sẹo mổ cũ, OVS

6 Đặt các vi bóng (Microballons) vào trong cơ tử cung ở các vị trí khác nhau của cơ tử cung đáy, thân, đoạn dưới tử cung qua thành bụng để ghi áp lực cơn co ở các vùng khác nhau của tử

Trang 2

cung xác định được điểm xuất phát của cơn co tử cung, thay đổi áp lực cơn co và sự lan truyền của CCTC

III Sinh lí CCTC:

1 Đặc điểm CCTC bình thường:

− Áp lực cơn co tử cung tính bằng mmHg hoặc bằng Kilo Pascal(KPa)

− Đơn vị Montevideo (UM) bằng tính của biên độ cơn co trung bình nhân với tần số cơn co

− Trong 30t đầu TC ko có cơn co, từ tuần 30-37 các CCTC có thể nhiều hơn đạt 50 UM Lúc bắt đầu CD CCTC 129 UM, và đạt 250 UM khi sổ thai

− Một, hai tuần lễ trước khi chuyển dạ, tử cung có cơn co nhẹ, mau hơn trước, áp lực từ 10 – 15 mmHg gọi là các co Hicks ko gây đau

− Cường độ CCTC là số đo ở thời điểm áp lực tử cung cao nhất của mỗi cơn co

− Trương lực cơ bản của cơ tử cung: 5 - 15 mmHg

− Hiệu lực cơn co tử cung = cường độ cơn co tử cung trừ đi trương lực cơ bản

− Độ dài của cơn co tử cung tính từ thời điểm tử cung bắt đầu co bóp đến khi hết cơn co, đơn vị tính = giây

− Tần số cơn co tử cung tăng dần lên về tần số và cường độ trong quá trình chuyển dạ

− Điểm xuất phát của mỗi cơn co nằm ở 1 trong 2 sừng tử cung, ở người thường là sừng bên phải

− Cơn co tử cung gây đau khi áp lực 25-30 mmHg

− Cơn co tử cung có tính chất 3 giảm Cơn co tử cung từ buồng tử cung lan toả ra đáy và thân đến đoạn dưới và CTC

− Thời gian co bóp của cơ tử cung giảm dần từ trên xuống dưới, áp lực cơn co tử cung giảm dần đi từ trên xuống dưới

2 CCTC trong CD:

− Cơn co xuất hiện một cách tự nhiên, ngoài ý muốn của sản phụ

− Điểm xuất phát CCTC nằm 1 trong 2 sừng TC Thường chỉ 1 điểm hđ và khống ché điểm kia

− CCTC hay tù sừng P lan sang T tốc đọ 2-3cm/s

− Cơn co có tính chất chu kỳ và đều đặn Cơn co mau dần lên, thời gian cơn co dài dần ra, cường đọ cũng tăng dần, gđ mới CD 15-20ph, cuối gđ 1 2-3 ph

− CCTC dài dần ra, bắt đầu CD 15-20s đạt 30-40s cuối gđ xóa mở CTC

− Cường đọ cơn co tăng đần lên

− CCTC gây dau khi đạt 25-30 mmHG( tùy thuộc mỗi sản phụ), cơn đau xh sau CCTC và mất đi trc CCTC

− CCTC càng mạnh càng đau và đau tăng nên khi sản phụ lo lắng, sợ sệt

− CCTC có tính chất 3 giảm: áp lực cơn co giảm từ trên xuống dưới, thời gian co bóp của CCTC giảm từ trên xuống dưới, sự lan truyền của CCTC từ trên xuống dưới

− Hình thái CCTC bt trong CD có 2 dạng chính:

+ Dạng cơn co có hình chuông úp:

Trang 3

 Dốc lên và xuống cân đối.

 Khoảng cách giữa cơn co rõ rang

 Chính là trương lực cơ bản

+ Cơn co ko đối xứng:

 Dốc lên nhanh

 Dốc xuống chậm hơn đôi khi tiếp nối với cơn co sau

 Khoảng cách giữa 2 cơn co ko rõ

 Khó xđ trương lực cơ bản

 Đây là dạng hay gặp

3 Bất thường CCTC

1 CCTC tăng:

− Thời gian cơn co dài hơn, biên độ cơn co mạnh hơn, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn hơn bình thường, nghĩa là cơn co quá dài, quá mạnh, quá mau

− Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân thường gặp là những nguyễn nhân gây đẻ khó cơ giới thuộc về người mẹ như :khung chậu bất thường, u tiền đạo

+ Thuộc về thai như thai to toàn bộ, các ngôi bất thường, thai dị dạng, đa thai + Một số trường hợp do sử dụng thuốc tăng co bóp tử cung trong trường hợp tử cung có nhân xơ dị dạng, tử cung kém phát triển

+ Do thần kinh, tâm lý, sản phụ hay lo lắng, sợ sệt

− Thường tăng cường độ cơn co kèm theo tăng trương lực cơ tử cung

− Chẩn đoán:

Lâm sàng:sản phụ đau nhiều hốt hoảng, ko phù hợp với gđ cuộc CD

Dựa vào Monitoring : xem tần số, cường độ cơn co

Tìm ng nhân đẻ khó cơ học, dùng thuốc tăng co quá liều

− Hậu quả:

+ Có nhiều hậu quả xấu cho cả mẹ và thai Tăng cơn co có thể làm cổ tử cung mở chậm,nguy nhiểm nhất là gây doạ vỡ tử cung hoặc vỡ tử cung, đe doạ đến tính mạng cả mẹ và thai

+ Đối vớithai, giảm sút tuần hoàn tử cung rau đưa đến tình trạng suy thai, hoặc chết thai

+ Sau đẻ trong trường hợp tăng co dễ bị đờ tử cung

− Thái độ xử trí:

+ Nếu nguyên nhân cơ học, cách xử trí là mổ lấy thai, trong lúc chờ đợi mổ cần cho thuốc giảm co, đồng thời hồi sức thai bằng cho mẹ thở oxy, truyền huyết thanh ngọt 20%

+ Nếu dùng thuốc tăng co quá liều, phải xem xét lại một cách kỹ lưỡng về chỉ định

và liều lượng của thuốc

+ Nếu rối loạn do điểm xuất phát của cơn co thì phải dùng các thuốc giảm co, cắt cơn co, sau đó điều chỉnh lại cơn co

+ Nếu không điều chỉnh được, có dấu hiệu xấu cho cả mẹ và thai thì bắt buộc phải

mổ lấy thai khi không đủ điều kiện lấy thai qua đường âm đạo

Trang 4

2 Tăng trương lực cơ TC.

− Trong chuyển dạ cổ tử cung mở 2 cm, trương lực cơ bản là 8 mmHg Khi cổ tử cung mở hết, trương lực cơ bản là 10 mmHg, khi rặn đẻ là 12 mmHg

− Nếu trương lực cơ bản tăng sẽ khó phân biệt tử cung lúc co, lúc nghỉ, làm hiệu lực cơn co giảm

− Nếu trương lực tử cung bằng cường độ cơn co thì tử cung co cứng, có thể nguy hiểm cho thai

− Nguyên nhân:

+ Chuyển dạ lâu và các hình thái rau bong non

+ Tử cung kém phát triển, tử cung dị dạng, tử cung ở người con so lớn tuổi, hoặc sản phụ

dễ bị kích thích, sợ sệt

− Hậu quả:

+ Tử cung co cứng, cổ tử cung thắt lại, mở chậm làm cho cuộc chuyển dạ kéo dài + Tăng trương lực kết hợp với tăng co bóp tử cung làm giảm sút tuần hoàn tử cung rau, dẫn đến suy thai hoặc chết thai

− Thái độ xử trí:

+ Động viên sản phụ yên tâm

+ Giảm co để làm giảm trương lực cơ, giúp cho cổ tử cung mở nhanh, cuộc chuyển dạ sẽ tiến triển thường

+ Nếu không điều chỉnh được mà suy thai thì phải mổ lấy thai không đủ điều kiện lấy thai qua đường âm đạo

+ Rau bong non xử trí tuỳ các thể nặng dù thai chết vẫn phải mổ lấy thai

3 CCTC giảm

− Cơn co tử cung giảm thể hiện thời gian của mỗi cơn co ngắn, khoảng cách giữa hai cơn

co thưa và yếu Giảm cơn co có thể kèm theo giảm trương lực

− Chẩn đoán: dựa vào CTC mở chậm,CD kéo dài và phải dựa vào Monitoring

− Nguyên nhân:

+ Các bệnh toàn thân của mẹ như bệnh tim, thiếu máu, lao phổi làm cho thể trạng người mẹ bị suy yếu

+ Con dạ, đẻ nhiều lần, chuyển dạ kéo dài, ối vỡ non, vỡ sớm, nhiễm khuẩn ối + Tử cung bị quá căng trong đa ối, đa thai, tử cung có nhân xơ

− Hậu quả:

+ Trong giai đoạn chuyển dạ xoá mở cổ tử cung cơn co thưa yếu làm cho cổ tử cung mở chậm, do đó cuộc chuyển dạ kéo dài Nếu ối vỡ sớm dễ bị nhiễm khuẩn

ối và suy thai

+ Trong giai đoạn sổ thai, cơn co yếu làm thai không sổ được, do đó phải can thiệp bằng một số thủ thuật như forxep hay giác hút để lấy thai ra, vì thế có thể gây sang chấn cho mẹ và con

+ Trong giai đoạn sổ rau, nếu cơn co thưa yếu có thể đưa đến tình trạng đờ tử cung gây chảy máu, đe doạ tính mạng mẹ vì vậy phải theo dõi sớm để xử trí kịp thời

− Thái độ xử trí:

+ Sau khi đã loại trừ các nguyên nhân đẻ khó khác, nếu ối vỡ sớm cơn co thưa yếu cho thuốc tăng co bóp tử cung: oxytocin tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch Điều chỉnh lượng thuốc truyền theo cơn co tử cung

Trang 5

+ Đa ối cần tia ối cho tử cung đỡ căng làm cơn co tử cung tăng lên, nếu vẫn yếu, cho thuốc tăng co Nếu ối vỡ trên 6 giờ phải cho kháng sinh toàn thân phòng nhiễm khuẩn

+ Trong giai đoạn sổ thai, nếu cơn co yếu, thưa nên cho tăng co, kết hợp với sức rặn yếu của sản phụ, thì có thể dùng forxep hay giác hút lấy thai ra

+ Trong giai đoạn sổ rau, nếu cơn co tử cung thưa yếu hay người con dạ đẻ nhiều lần, tử cung quá căng dãn trong đa ối, đa thai cần đề phòng đờ tử cung bằng truyền oxytocin nhỏ giọt tĩnh mạch cho đến sau khi sổ rau 2 giờ Sau sổ rau nếu chắc chắn buồng tử cung sạch cho ecgotamin tiêm bắp

+ Sau kiểm soát tử cung, tiêm trực tiếp oxytocin vào cơ tử cung

+ Khi sử dụng thuốc tăng co phải đúng chỉ định, đúng kỹ thuật, phải lập bảng theo dõi sát về mẹ và thai để có thái độ xử trí kịp thời khi có biến cố Khi thai ra vẫn phải tiếp tục truyền oxytocin đến khi tử cung co tốt, tạo được khối an toàn sau đẻ

Ngày đăng: 01/05/2017, 22:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w