1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT LUYỆN NÓI môn NGỮ văn ở TRƯỜNG THCS

35 442 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,51 MB

Nội dung

Vậy rèn kĩ năng nói cho học sinh là việc làm thiết thực vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn vừa hình thành phongcách cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể, c

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC

TRƯỜNG THCS AN TIẾN -*** -

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1.

Lý do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết mục tiêu của dạy học môn Ngữ văn là hình thành

những con người có ý thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng lực cảm thụcác giá trị chân, thiện, mỹ và đặc biệt là có khả năng thích ứng với cuộc sống

năng động trong xã hội hiện đại Quan điểm tích hợp và tích cực luôn chi phối

các hoạt động dạy học Ngữ văn, nhất là ở phần dạy các kĩ năng làm văn Mộttiết dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả trước hết phải tạo nên không khí hứng thú chomỗi giờ học Không khí đó chỉ có được khi người dạy biết đa dạng hóa các hìnhthức, biện pháp dạy học Mặt khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới, SGKNgữ văn không chỉ chú trọng nội dung mà còn chú trọng hình thức nhằm phục

vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học Để đạt được những mục tiêu trên vàthực hiện theo yêu cầu của phương pháp dạy học mới, người dạy cần tổ chứccho học sinh học tập bằng các biện pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ năngnghe, nói, đọc, viết Trong đó kĩ năng nói là vô cùng quan trọng Nói sao chongười nghe hiểu là điều không phải ai cũng thực hiện tốt Người nói khi đãchuẩn bị đầy đủ nội dung trong đầu sẽ tìm cách bộc lộ, truyền đạt thông tin đóchính là “nói” Muốn hoạt động nói có hiệu quả trong giờ học Ngữ văn, ngườidạy phải hướng dẫn rèn luyện cho các em, tập cho các em mạnh dạn trước tậpthể Nhiều khi các em có dự kiến trong đầu nhưng lại không nói ra được vàngười thầy sẽ không nhận xét đánh giá đúng về sự tiếp thu, cảm thụ của các em

trong giờ học Ngữ văn Vậy rèn kĩ năng nói cho học sinh là việc làm thiết thực

vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn vừa hình thành phongcách cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có kỹ năng giao tiếptrong cuộc sống

Thực tế của việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn làcòn nhiều hạn chế Nghịch lý của giờ luyện nói vẫn thường xuyên xảy ra: giờ luyện

Trang 4

nói là điều kiện tốt nhất để học sinh bày tỏ quan điểm, tình cảm, khả năng giao tiếpcủa mình trước bạn bè nhưng các em lại im phăng phắc, nép mình chờ nghe giáoviên chỉ định Dường như tính tự tin, hoạt bát thường ngày của các em đã biến mất,giờ học thật nặng nề Đã có học sinh chân thành phát biểu rằng: “Một điều đáng sợ

là phải học tiết luyện nói môn Ngữ văn!” Không có hứng thú trong giờ luyện nóithì làm sao rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh đây ? Thiết nghĩ, đây không chỉ là

sự trăn trở của riêng tôi mà là tất cả của giáo viên dạy Ngữ văn hiện nay

Xuất phát từ lý do trên tôi nhận thấy mình cần phải suy nghĩ tìm tòi để tìm

ra những phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhằm thu hút được mọi đối tượnghọc sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường Bởi vậy tôi đã

chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT LUYỆN NÓI MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS Đến nay tôi đã

tạo được một bước đột phá trong chuyên môn của mình

2.

Mục đích nghiên cứu :

Với đề tài này không những giúp học sinh nắm vững , nắm chắc các kiếnthức về các kiểu bài làm văn trong chương trình mà qua đó còn rèn cho học sinhhình thành bốn kĩ năng cơ bản đó là nghe, nói, đọc ,viết, đặc biệt là kĩ năng nói.Học sinh từ chỗ còn lo lắng, rụt rè, nói còn ngập ngừng vấp váp đến chỗ nói tốthơn, lưu loát, ngừng nghỉ đúng chỗ Hơn nữa nói có kết hợp với ánh mắt cử chỉ,thái độ, tình cảm Không những thế, qua tiết luyện nói còn phát hiện được chỗyếu của học sinh, giúp học sinh khắc phục được những điểm yếu để viết tốt bàilàm văn Từ đó có thể rèn luyện cho học sinh khả năng thể hiện , bộc lộ; khảnăng giao tiếp của mình trong nhà trường và ngoài xã hội; góp phần nâng caochất lượng bộ môn cũng như chất lượng chung của toàn trường

3 Đối tượng nghiên cứu :

Giải pháp nâng cao chất lượng tiết luyện nói môn Ngữ văn ở trường THCS

Trang 5

5

Phương pháp nghiên cứu: :

- Dựa trên yêu cầu, mục tiêu của môn học, dựa trên tình hình thực tế của từng lớp, từng đối tượng học sinh

- Điều tra tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa mạnh dạn

nói trước tập thể

- Qua thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở các khối lớp và đặc biệt là ở lớp

9A, từ tình hình học tập của học sinh qua các tiết luyện nói, qua ý kiến của đồngnghiệp, hoạt động của nhóm chuyên môn…

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu :

Tôi nghiên cứu đề tài với thời gian là 1 năm ( từ tháng 8 năm 2012 đếntháng 5 năm 2013 ) năm học 2012-2013

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trang 6

1 Cơ sở pháp lý:

Trong mục tiêu dạy học môn Ngữ văn THCS, về kỹ năng, chương trìnhmôn Ngữ văn đã nhấn mạnh và nêu rõ : “Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năngNgữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc , viết tiếngViệt khá thành thạo theo kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tácphẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giảng văn học”

Hiện thực hóa mục tiêu này của chương trình, sách giáo khoa Ngữ vănTHCS đã chú trọng hơn về việc hình thành và phát triển kỹ năng nói Đây là mộttrong những điểm mới về quan điểm dạy học của môn học Cụ thể là: bố trí giờluyện nói độc lập theo từng kiểu văn bản cần tạo lập Chương trình dành riêngcho 12 tiết luyện nói ở bốn khối lớp

Chú trọng kết hợp luyện nói với luyện nghe, luyện đọc, luyện viết trongtừng giờ học

2 Cơ sở lý luận:

Có thể nói nghe và đọc là hai kỹ năng quan trọng của họat động tiếp nhậnthông tin còn nói, viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động truyền đạt thôngtin Nói thành lời thì dễ, ai cũng có thể nói được nhưng nói thế nào để mang sứcthuyết phục đối với người nghe thì quả thật không phải dễ Luyện nói trong nhàtrường nhằm giúp học sinh có thói quen nói trong những môi trường khác nhau

Nó được thực hiện một cách có hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn vớinhững vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đảm bảo những yêu cầu cơbản về ngôn ngữ như: lời nói, các quy tắc hội thoại, cử chỉ, nét mặt, sức hấp dẫncủa lời nói… Luyện nói tốt sẽ giúp người học có được một công cụ giao tiếphiệu quả trong cuộc sống, xã hội Mục đích của các giờ học này là tiếp tục rènluyện cho học sinh kỹ năng nói trước tập thể về kiểu bài văn vừa được học vàthể hiện suy nghĩ cá nhân về những vấn đề gần gũi, thiết thực với cuộc sống

Trang 7

hội trình bày trước tập thể bài văn kể chuyện đời thường, về cách vận dụng quansát, tưởng tượng, so sánh , nhận xét trong văn miêu tả và bài văn miêu tả có chủ

đề gắn với những sinh hoạt gần gũi Các nội dung luyện nói này đều tập trungvào trọng tâm chương trình là kiểu bài kể chuyện và miêu tả nhằm tăng cườngrèn luyện cho các em các kỹ năng liên quan đến việc tạo lập bài văn miêu tả, kểchuyện Ở lớp 7 có luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người; phát biểu cảmnghĩ về tác phẩm văn học và luyện nói bài văn giải thích một vấn đề Lớp 8luyện nói về kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm ; luyện nóithuyết minh một thứ đồ dùng Còn ở lớp 9 các em luyện nói tự sự kết hợp vớinghị luận và miêu tả nội tâm; luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Tiếthọc luyện nói phần lớn thời gian là để học sinh tập nói, giáo viên chỉ nghe vàquan sát nhưng phải thật tỉ mỉ, thật khéo léo trong việc nhận xét, góp ý cho họcsinh để các em kịp thời khắc phục hạn chế và cảm thấy tự nhiên, tự tin hơn ởphần diễn đạt của mình Vì vậy bản thân tôi cảm nhận dù không phải diễn giảinhiều trong giờ học nhưng công sức đầu tư cho tiết dạy (từ việc soạn giáo án đếnviệc tổ chức tiết dạy) đòi hỏi rất công phu, nhằm giúp học sinh đạt hiểu quả hơntrong hoạt động nói như: nói ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp thói quen ngôn ngữ,suy nghĩ, tinh cảm, tâm lý và nhu cầu của người nghe – thuyết phục được ngườinghe Đây cũng là sự cụ thể thể hoá tư tưởng dạy học theo lý thuyết giao tiếp vàthực tiễn dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS Điểm mới mẻ và cần lưu ý là chútrọng hơn tới cách tổ chức cho học sinh hoạt động để phát triển kỹ năng nói chohọc sinh Luyện nói tốt sẽ giúp học sinh biết bộc lộ tư tưởng, truyền đạt thông tintrong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.Ví dụ như rèn cho các em phải suy nghĩtrước khi nói, nói đúng vấn đề cần trao đổi, khi nói cần bình tĩnh, tự tin nói theođúng nghi thức và tuân thủ các nguyên tắc hội thoại, biết vận dụng các yếu tố đểlời nói thêm thuyết phục Giáo viên chú trọng tạo điều kiện cho học sinh đượcbộc lộ những suy nghĩ cá nhân, đồng thời rèn luyện năng lực nói- trình bày lưuloát, diễn cảm những suy nghĩ, tình cảm của các em Các câu hỏi đặt ra có ngữcảnh giao tiếp cụ thể, được đặt trong những “tình huống có vấn đề” để kích thích

óc tư duy và sự phản xạ nhanh chóng của học sinh, giúp học sinh có thể trả lời

Trang 8

ngắn gọn, thích hợp Vì thế, luyện nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạyhọc văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy Ngữ văn.Luyện nói tốt sẽ giúp người học có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộcsống của mình

3 Cơ sở thực tiễn :

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người Không phải aicũng nói nhiều như nói trong đời sống sinh hoạt xã hội, nghề nghiệp của mình.Trong giờ luyện nói hiệu quả lao động của học sinh được cảm nhận trực tiếp.Giờ luyện nói có thế mạnh của một sinh hoạt giao tiếp tập thể, không như giờviết văn là một hoạt động tĩnh, cá nhân Không khí giờ làm văn miệng dễ kíchthích hứng thú hoạt động của học sinh hơn, nếu giáo viên ý thức được vấn đềnày Về tâm lý, con người trong hoạt động tập thể bao giờ cũng năng động hơn.Thấy rõ được đặc thù của hoạt động luyện nói và đặc điểm tâm lý học sinh thìgiáo viên mới tiến hành có hiệu quả giờ dạy học được Giờ luyện nói là cơ hộitốt nhất để giáo viên hiểu về con người, tư tưởng tình cảm học sinh qua cách nóinăng, diễn đạt

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 Khái quát phạm vi :

Thực ra luyện nói cho học sinh không phải chỉ có giờ luyện nói mà còn ởcác giờ khác, các môn học khác, các buổi sinh hoạt tập thể Nhưng trong đề tàinày tôi chỉ giới hạn tập trung bàn về tiết luyện nói trong môn Ngữ văn Mụcđích làm cho giờ dạy này đạt hiệu quả cao nhất, học sinh có kỹ năng thành thạotheo từng kiểu văn bản trong chương trình

2 Thực trạng của vấn đề :

Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS An Tiến - một trường thuộc địa bàn

nông thôn, vùng ven núi, tôi nhận thấy việc dạy tiết luyện nói trong môn

Ngữ văn hiện nay đạt hiệu quả chưa cao, điều ấy xuất phát từ một số thựctrạng như sau:

- Các em thường không chủ động, có tâm lý e dè, ngại nói hoặc không tựtin khi nói

- Khi tham gia luyện nói, lời nói của các em không tự nhiên, nói lủng củngngập ngừng không rõ ràng, không nói được điều muốn nói, không kết hợp đượccác yếu tố phi ngôn ngữ như: cử chỉ, nét mặt, âm lượng…

- Trong bài nói thường sử dụng nhiều từ địa phương ở vùng quê của các

em, điều ấy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của các em trong cộng đồngxã hội sau này

- Một thực trạng nữa của giờ luyện nói trên lớp là học sinh thường nói nhưđọc (học thuộc lòng bài nói rồi lên lớp đọc lại) làm cho việc nói, trình bày thiếu

tự nhiên, thiếu tư thế và tác phong của giờ luyện nói

Mặc dù nhiều giáo viên cũng đã cố gắng hết sức nhưng cũng ít người thànhcông qua tiết dạy Bởi vì kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh chưa

Trang 10

nhiều so với rèn luyện kỹ năng viết Thời gian luyện nói lại có hạn ( 45 phút) khôngtạo được điều kiện cho tất cả học sinh được nói Và sách giáo viên cũng chưa cóhướng dẫn cụ thể cho việc dạy rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh Do vậy màtrong một tiết luyện nói chỉ tập trung vào những em khá, giỏi, chăm còn những họcsinh lười thì bị thụ động, không phát huy được khả năng của mình Dù có hoạtđộng thảo luận nhóm thì những em yếu cũng vẫn ngồi im Kết quả yếu vẫn yếu,lười vẫn lười Tâm lý chung, giáo viên rất ngại dạy tiết luyện nói, nhất là trình độhọc sinh ở vùng sâu vùng xa So với yêu cầu của phương pháp dạy mới và nhữngđịnh hướng của sách giáo viên thì tiết dạy luyện nói và hoạt động nói của học sinhqua tiết dạy còn nhiều lúng túng chưa đạt yêu cầu.

Khảo sát thực tế tại lớp 9A - lớp do tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ vănvới kết quả đầu năm như sau :

Mức độ Khả năng nói tốt

trong tiết luyện nói

Khả năng nói chưa tốt trong tiết luyện nói

9A (35 học sinh) 5/35 học sinh =14,3% 30/35 học sinh = 85,7%

Hình ảnh học sinh lớp 9A khi giáo viên gọi lên nói trước lớp

Trang 12

Từ thực tế đáng buồn ấy, bản thân tôi đã phải suy nghĩ, tìm hiểu nhữngnguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, nhằm tháo gỡ những vướng mắc và tìm ranhững giải pháp hữu hiệu nhất để áp dụng vào giảng dạy tiết luyện nói môn Ngữvăn trong nhà trường

3.

Nguyên nhân của thực trạng:

- Phần lớn học sinh đều xuất thân và sinh sống ở vùng nông thôn, vùng sâuđiều kiện tiếp xúc với nơi đông người còn hạn chế nên các em thiếu tự tin, e dè,ngại ngùng và hồi hộp khi nói trước tập thể Đôi khi các em chuẩn bị bài nói rất

kĩ nhưng vì thiếu tự tin, hồi hộp quá nên các em cũng không nói được bài nóicủa mình

- Do điều kiện sinh sống như vậy nên đa số học sinh thiếu vốn từ để diễnđạt bài nói Điều ấy biểu hiện ở chỗ các em thường nói ngập ngừng, lủng củnghoặc nói dài dòng, lan man không diễn đạt được điều muốn nói Đồng thời trongbài nói các em sử dụng nhiều từ địa phương

- Kĩ năng nói của học sinh chưa được rèn luyện nhiều nên các em khôngbiết cách nói dẫn đến thực trạng là các em nói như đọc

Trang 13

- Học sinh chuẩn bị bài nói chưa kĩ khiến các em không chủ động trongviệc trình bày bài nói điều đó cũng dẫn đến việc học sinh nói ngập ngừng, ấpúng.

Với những điều nêu trên, chắc chắn giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn khi tổchức tiết luyện nói Từ đó tôi thấy vấn đề đặt ra là phải tạo cho học sinh tính tựtin, mạnh dạn, tinh thần chủ động; bồi dưỡng thêm vốn từ, rèn luyện kĩ năng nói

và hình thành những chuẩn mực trong bài nói nhằm nâng cao chất lượng tiếtluyện nói cho học sinh; góp phần thực hiện thành công mục tiêu dạy học mônNgữ văn ở trường THCS

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I Cơ sở đề xuất giải pháp :

Giáo viên dạy Ngữ văn là người hiểu và nắm rõ vai trò của tiết luyện nóitrong môn Ngữ văn, nhằm phát triển đồng bộ bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viếtcủa học sinh THCS

Qua cách diễn đạt, phong cách, điệu bộ của học sinh trong giờ luyện nói,giáo viên có cơ hội giáo dục, uốn nắn về mặt ứng xử, đồng thời bổ sung, điềuchỉnh kiến thức cơ bản về kỹ năng làm văn cho học sinh Giờ luyện nói sẽ có ýnghĩa giáo dục toàn diện của nó, tuy trọng tâm vẫn là rèn luyện ngôn ngữ nói,phương pháp tư duy và nghệ thuật giao tiếp

Cùng với sự đổi mới của cấu trúc chương trình đã nhấn mạnh đến ưu thếcủa tiết luyện nói, đây là cơ sở để tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằmphát huy hiệu lực đúng mức của tiết luyện nói trong môn Ngữ văn

II.Các giải pháp chủ yếu :

Với quan điểm dạy học theo phương pháp mới hiện nay đã nhấnmạnh : “Thầy chủ đạo, trò chủ động”, “ Học sinh là chủ thể của sáng tạo” Đểphát huy tính tích cực của học sinh, thì giáo viên phải làm tốt vai trò của người

Trang 14

nhạc trưởng Cụ thể để dạy thành công được tiết luyện nói môn Ngữ văn, giáoviên cần phải quan tâm đặc biệt đến những khía cạnh sau :

- Giúp học sinh chuẩn bị tốt nội dung, yêu cầu bài nói để các em hình dungđược mình sẽ nói cái gì ? (xác định đề tài) ; nói với ai ? (xác định giao tiếp) ; nóitrong hoàn cảnh nào ? (xác định hoàn cảnh giao tiếp) ; nói để làm gì ?(xác địnhmục đích giao tiếp) ; nói như thế nào ? (cách thức giao tiếp để thuyết phục ngườinghe)

- Tạo cho học sinh có nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ Điều nàytưởng chừng như đơn giản nhưng tương đối khó thực hiện, bởi đa số học sinh rấtngại nói hoặc không tự tin khi nói trước đông người (nhất là học sinh lớp 8,9)

Vì thế điều quan trọng là bên cạnh việc chuẩn bị tốt về kiến thức, kỹ năng giáoviên cần tạo ra những tình huống giả định tương đối gần gũi với cuộc sốngthường ngày của học sinh để các em có thể nói được và có nhu cầu muốn nói

- Tạo cho học sinh hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong giờ luyện nói : nhưkhông khí hào hứng của lớp, thái độ dễ hợp tác của những người tham gia giaotiếp, sự động viên, khuyến khích kịp thời của giáo viên

Còn đối với học sinh :

+ Phải thực hiện tốt các yêu cầu chuẩn bị cho tiết luyện nói theo đề bài, thểloại cụ thể dưới sự hướng dẫn của giáo viên

+ Cần viết đề cương : tìm ý, sắp xếp ý cho đề bài luyện nói Không yêu cầuhọc sinh viết thành văn, không thuộc lòng, không nói từ đầu đến cuối bằng mộtgiọng đều đều, phải phân biệt giọng điệu cho phù hợp

III Tổ chức triển khai thực hiện :

- Trước khi triển khai thực hiện một tiết luyện nói giáo viên phải xác địnhtrọng tâm của luyện nói là gì ? Sự khác nhau của giờ luyện nói trong môn Ngữvăn với các giờ môn học khác

+ Khác nhau trước hết là ở nội dung nói Nội dung nói ở các giờ học khác

Trang 15

gắn chặt với nội dung đang học Nghĩa là luyện nói trong giờ Ngữ văn khôngphải thích nói gì cũng được.

+ Khác ở tính chất của giờ luyện nói, nếu như nói ở các giờ học và các hoạtđộng khác là nói một cách tự do, thì nói ở giờ luyện nói môn Ngữ v ăn buộc họcsinh phải tập nói có bài bản, thưa gửi ; nói có sửa chữa, uốn nắn, có sự theo dõi,đánh giá của người khác

- Để làm tốt việc rèn luyện kỹ năng nói ngoài những yêu cầu cụ thể về nộidung của mỗi giờ luyện nói, mục đích chung của các giờ luyện nói trong chươngtrình vẫn là rèn luyện cho học sinh có kỹ năng nói tự tin, thành thạo Chính vìthế khi tiến hành các giờ luyện nói, giáo viên hướng học sinh tuân thủ theonhững yêu cầu sau :

+ Phải nói theo dàn bài đã được chuẩn bị trước (dàn bài ngắn gọn, bám sátyêu cầu đề bài, nêu được các ý chính, học sinh dựa vào dàn bài để nói)

+ Tránh nói vòng vo, tránh đọc lại hoặc học thuộc lòng để đọc lại bài văn

mà chi tiết đã có trước (bài văn mẫu)

+ Giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm vàthuyết phục người nghe, thể hiện cảm xúc chân thành, không gò bó, áp đặt.+ Tác phong tự nhiên, tự chủ, phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy

+ Không nói ra ngoài những gì mà đề bài yêu cầu

- Hình thức lên lớp giờ luyện nói cần được đa dạng hóa, nhằm phát huytính chủ động và năng động, sáng tạo của học sinh

* CÁC BƯỚC CƠ BẢN KHI TIẾN HÀNH CHO GIỜ LUYỆN NÓI:

1 B ư ớc 1 : Kiểm tra khâu chuẩn bị ở nhà của học sinh.

Bước này tôi đặc biệt chú ý, không thể bỏ qua hay lơ là được vì đây là cơ

sở cho tiết luyện nói Mặt khác, kiểm tra chặt chẽ khâu chuẩn bị ở nhà sẽ tạo cho

Trang 16

học sinh có thói quen học tập, tự giác và giáo viên có biện pháp kịp thời đối vớinhững học sinh còn yếu hoặc lười học.

Tôi kiểm tra sự chuẩn bị bài của các em bằng nhiều hình thức khác nhau:Gọi các em mang vở lên kiểm tra, hoặc là tôi xuống dưới lớp kiểm tra sắc xuấtvài em , có khi tôi yêu cầu các em tổ trưởng đi kiểm tra từng bạn trong tổ mình

để báo cáo lại với tôi Dưới đây là hình ảnh các em học sinh lớp 9A đang kiểmtra sự chuẩn bị bài của tổ mình

Các em tổ trưởng kiểm tra sự chuẩn bị bài của tổ mình.

2 B ư ớc 2: Thống nhất lại dàn ý chung

Phần này tôi không đi lại từng bước nhỏ như phần chuẩn bị bài vì sẽ mấtthời gian Tôi chỉ đưa ra những câu hỏi, những vấn đề có tính chất giải đápvướng mắc mà các em gặp phải trong phần chuẩn bị bài Trên cơ sở đó, xây

dựng dàn ý chung làm cơ sở để đánh giá nội dung bài nói của học sinh

3 B ư ớc 3: Đưa ra yêu cầu cho bài nói của học sinh.

Trang 17

Tôi nêu yêu cầu tiết luyện nói chung để học sinh rõ (chỉ áp dụng cho tiếtluyện nói đầu tiên của khối lớp, những tiết sau, bước này sẽ do học sinh tự nhắclại ở trước lớp).

- Nội dung : Nói phải đúng trọng tâm, yêu cầu đề bài Dựa vào dàn ý thốngnhất để trình bày cho có hệ thống

- Kỹ thuật nói : trình bày rõ ràng, mạch lạc, nói thành câu trọn vẹn Lời nói

có ngữ điệu, diễn tả thái độ, tình cảm tự nhiên, phù hợp

- Tác phong : Bình tĩnh, đĩnh đạc, tự tin Trước khi nói phải có lời thưa gửi,kết thúc phải có lời cảm ơn i

4 B ư ớc 4: Nói trước nhóm của học sinh :

Tôi chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ ( 2 bàn quay vào làm thành một nhóm )thứ nhất là để cho thuận tiện trong việc tổ chức sắp xếp của lớp học,rút ngắn được thời gian ổn định Thứ hai là để nhiều em cùng được nói

Sau đó tôi dành thời gian khoảng 10 phút để cho các em trình bày bài nói của mình trước nhóm

Ngày đăng: 23/04/2017, 19:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w