1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu lận quản lý Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang năm học 2016 2017

16 1,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 138 KB

Nội dung

1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN 1.1. Các văn bản pháp lý Các văn bản có nội dung liên quan đến hoạt động sư phạm của giáo viên: Luật giáo dục 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009; Điều lệ Trường tiểu học; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Nghị định số 422013NĐCP ngày 09 tháng 5 năm 2013 của của Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 392013TTBGDDT ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; Hướng dẫn số 29HDSGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về việc hướng dẫn thực công tác thanh tra năm học 2016 2017; Kế hoạch số 668KHGDĐTTTr ngày 2092016 và Hướng dẫn số 688HDGDĐTTTr ngày 2692016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Tân Châu về công tác kiểm tra giáo dục năm học 2016 2017; Kế hoạch số 113KHAVH ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa, về công tác kiểm tra nội bộ năm học 2016 2017, có nội dung “Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên” 1.2. Lý do về lý luận Kiểm tra nội bộ nhà trường là một hoạt động quản lý thường xuyên của hiệu trưởng, là một yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới quản lý hiện nay mà người hiệu trưởng của bất kỳ loại hình trường nào cũng phải thực hiện. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là một trong những nội dung kiểm tra nội bộ trường phổ thông, một khâu trong chu trình quản lý nhà trường giúp hiệu trưởng bảo đảm sự toàn vẹn của quá trình quản lý và đạt chất lượng tổng thể của quá trình giáo dục, giúp nhà trường thực hiện tốt quyền tự chủ và thực hiện trách nhiệm xã hội, đồng thời giúp nhà trường kiểm định chất lượng, tự đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường một cách khách quan. Ta có thể hiểu như sau: Kiểm tra: là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét (Trang 1122 Từ điển Tiếng Việt – NXB Từ điển Bách khoa – Xuất bản 2011 – Hoàng Phê chủ biên) Hoạt động: tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội. (Trang 1122 Từ điển Tiếng Việt – NXB Từ điển Bách khoa – Xuất bản 2011 – Hoàng Phê chủ biên) Sư phạm: là khoa học về giảng dạy và giáo dục trong nhà trường. (Trang 1122 Từ điển Tiếng Việt – NXB Từ điển Bách khoa – Xuất bản 2011 – Hoàng Phê chủ biên) Hoạt động sư phạm: là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp của người giáo viên, từ việc chuẩn bị bài, giảng dạy, giáo dục học sinh ở trong và ngoài lớp đến việc thực hiện các qui định về chuyên môn như: thực hiện chương trình, kiểm tra và chấm bài học sinh, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ chuyên môn, tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ…và thực hiện các công việc chuyên môn khác theo yêu cầu của các cấp quản lý. Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lí trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, “quản lý mà không kiểm tra thì coi như không quản lý”. Ý nghĩa của việc kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên: Giúp Hiệu trưởng có thông tin đầy đủ, chính xác về thực trạng hoạt động sư phạm của giáo viên trong đơn vị mình, là cơ sở trong việc phân công, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý. Phát hiện, lựa chọn, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục, tạo nội lực cho giáo viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình đồng thời uốn nắn, điều chỉnh những sai sót lệch lạc trong quá trình giảng dạy, giáo dục nhằm nâng cao năng lực sư phạm, giữ gìn đạo đức, nhân cách của nhà giáo, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Tạo động lực để giáo viên có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ. Giúp Hiệu trưởng nhận rõ kế hoạch, việc phân công, điều hành, chỉ đạo… có khoa học, khả thi từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, giáo dục. Tóm lại, nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối trượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. 1.3. Lý do thực tiễn Thực tế trong nhiều năm qua, công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên ở Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa đã được thực hiện nhưng chưa đi vào chiều sâu, còn làm qua loa, hình thức đơn điệu, trùng lặp, ít hấp dẫn. Trong thời đại ngày nay, từ thực tiễn xu thế phát triển nói chung, sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nói riêng mà đặc biệt đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu học thì việc tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo là hoạt động hết sức cần thiết, nhà quản lý trường tiểu học cần phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, từ đó có biện pháp quản lý khoa học và phù hợp với thực tế. Để làm được điều này nhà quản lý cần nghiên cứu sâu cơ sở lý luận của việc kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Xuất phát từ thực tế trên, sau khi được tham gia lớp Cán bộ quản lý tiểu học An Giang (năm học 2015 2016), tôi nhận thấy công tác quản lý rất quan trọng đặc biệt là công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là một trong những nhiệm vụ then chốt quyết định sự phát triển toàn diện của nhà trường, nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang năm học 2016 2017” làm đề tài tiểu luận. Tôi hy vọng rằng với đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cho Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa trong thời gian tới.

Trang 1

1 LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN

1.1 Các văn bản pháp lý

Các văn bản có nội dung liên quan đến hoạt động sư phạm của giáo viên:

- Luật giáo dục 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009; Điều lệ Trường tiểu học; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

- Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2013 của của Chính phủ về việc

tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục;

- Thông tư số 39/2013/TT-BGDDT ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;

- Hướng dẫn số 29/HD-SGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về việc hướng dẫn thực công tác thanh tra năm học 2016 - 2017;

- Kế hoạch số 668/KH-GDĐT-TTr ngày 20/9/2016 và Hướng dẫn số 688/HD-GDĐT-TTr ngày 26/9/2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Tân Châu về công tác kiểm tra giáo dục năm học 2016 - 2017;

- Kế hoạch số 113/KH-AVH ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Trường Tiểu học A Vĩnh

Hòa, về công tác kiểm tra nội bộ năm học 2016 - 2017, có nội dung “Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên”

1.2 Lý do về lý luận

Kiểm tra nội bộ nhà trường là một hoạt động quản lý thường xuyên của hiệu trưởng, là một yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới quản lý hiện nay mà người hiệu trưởng của bất kỳ loại hình trường nào cũng phải thực hiện

Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là một trong những nội dung kiểm tra nội bộ trường phổ thông, một khâu trong chu trình quản lý nhà trường giúp hiệu trưởng bảo đảm sự toàn vẹn của quá trình quản lý và đạt chất lượng tổng thể của quá trình giáo dục, giúp nhà trường thực hiện tốt quyền tự chủ và thực hiện trách nhiệm xã hội, đồng thời giúp nhà trường kiểm định chất lượng, tự đánh giá chất lượng giáo dục

và đào tạo của nhà trường một cách khách quan Ta có thể hiểu như sau:

*Kiểm tra: là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét (Trang 1122 - Từ điển

Tiếng Việt – NXB Từ điển Bách khoa – Xuất bản 2011 – Hoàng Phê chủ biên)

*Hoạt động: tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục

đích nhất định trong đời sống xã hội (Trang 1122 - Từ điển Tiếng Việt – NXB Từ điển Bách khoa – Xuất bản 2011 – Hoàng Phê chủ biên)

*Sư phạm: là khoa học về giảng dạy và giáo dục trong nhà trường (Trang 1122 - Từ

điển Tiếng Việt – NXB Từ điển Bách khoa – Xuất bản 2011 – Hoàng Phê chủ biên)

Trang 2

*Hoạt động sư phạm: là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp của người giáo

viên, từ việc chuẩn bị bài, giảng dạy, giáo dục học sinh ở trong và ngoài lớp đến việc thực hiện các qui định về chuyên môn như: thực hiện chương trình, kiểm tra và chấm bài học sinh, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ chuyên môn, tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ…và thực hiện các công việc chuyên môn khác theo yêu cầu của các cấp quản lý Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lí trường học nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục trong nhà trường, “quản lý mà không kiểm tra thì coi như không quản lý”

Ý nghĩa của việc kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên:

- Giúp Hiệu trưởng có thông tin đầy đủ, chính xác về thực trạng hoạt động sư phạm của giáo viên trong đơn vị mình, là cơ sở trong việc phân công, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý

- Phát hiện, lựa chọn, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục, tạo nội lực cho giáo viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình đồng thời uốn nắn, điều chỉnh những sai sót lệch lạc trong quá trình giảng dạy, giáo dục nhằm nâng cao năng lực sư phạm, giữ gìn đạo đức, nhân cách của nhà giáo, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

- Tạo động lực để giáo viên có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ

- Giúp Hiệu trưởng nhận rõ kế hoạch, việc phân công, điều hành, chỉ đạo… có khoa học, khả thi từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, giáo dục

Tóm lại, nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối trượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn

1.3 Lý do thực tiễn

Thực tế trong nhiều năm qua, công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên ở Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa đã được thực hiện nhưng chưa đi vào chiều sâu, còn làm qua loa, hình thức đơn điệu, trùng lặp, ít hấp dẫn Trong thời đại ngày nay, từ thực tiễn

xu thế phát triển nói chung, sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nói riêng mà đặc biệt đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu học thì việc tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo là hoạt động hết sức cần thiết, nhà quản lý trường tiểu học cần phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, từ đó có biện

Trang 3

pháp quản lý khoa học và phù hợp với thực tế Để làm được điều này nhà quản lý cần nghiên cứu sâu cơ sở lý luận của việc kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

Xuất phát từ thực tế trên, sau khi được tham gia lớp Cán bộ quản lý tiểu học An Giang (năm học 2015 - 2016), tôi nhận thấy công tác quản lý rất quan trọng đặc biệt là công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là một trong những nhiệm vụ then chốt quyết định sự phát triển toàn diện của nhà trường, nên tôi đã quyết định chọn đề

tài: “Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở Trường Tiểu học A

Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang năm học 2016 - 2017”

làm đề tài tiểu luận Tôi hy vọng rằng với đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cho Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa trong thời gian tới

2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA HOẠT

ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC A VĨNH HÒA

2.1 Khái quát về Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa

a Khát quát chung: Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa thuộc địa bàn nông thôn,

nằm trong vùng sạt lỡ hàng năm nên biến động và không ổn định về dân cư Dân cư đa

số là dân tộc kinh Nhân dân trong địa bàn sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và làm thuê Trường có hai điểm: Điểm chính thuộc ấp Vĩnh Thạnh B, nằm gần khu vực hành chính và khu dân cư trung tâm xã; Điểm lẻ thuộc địa bàn ấp Vĩnh An, nằm dọc Sép Cỏ Găng, cùng xã Nhiều năm liền Trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến

Năm học này, Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa có 21 lớp với 580 học sinh Một bộ phận không nhỏ các em thuộc gia đình khó khăn nên tình trạng bỏ học và nguy cơ bỏ học còn cao

b Về đội ngũ: Tổng số cán bộ, viên chức: 36 (Ban giám Hiệu: 02; TPT Đội: 1;

Giáo viên: 28; Nhân viên: 5) Tất cả cán bộ, viên chức đều đạt chuẩn và trên chuẩn.

c Cơ sở vật chất: Trường có 22 phòng Trong đó có: 17 phòng học, 1 văn

phòng, 1 phòng thư viện, 1 phòng thiết bị, 1 phòng giáo viên và 1 phòng khác Các phòng đều là ở dạng cấp 4, thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều Trường chưa có phòng chức năng

2.2 Thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên Trường Tiểu học a Vĩnh Hòa

2.2.1 Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, trong

đó có kiểm tra hoạt động sư phạm Kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu, các yêu cầu, đối tượng được kiểm tra và thời gian tiến hành kiểm tra Thông qua kế hoạch kiểm tra, các

Trang 4

tổ/khối và giáo viên được kiểm tra xác định kế hoạch, tâm thế cho mình Tuy nhiên, vì

kế hoạch đã nêu rõ đối tượng kiểm tra và kiểm tra vào thời gian nào nên cũng có nhiều hạn chế Chẳng hạn, giáo viên có tên trong kế hoạch kiểm tra sẽ cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, còn những thành viên khác sẽ có tâm thế lơ là, thiếu sự đầu tư cố gắng trong công tác Thời điểm kiểm tra cũng đã xác định nên thường khi qua thời điểm kiểm tra thì giáo viên lại buông xuôi, xem như đã “trả xong nợ”, đã hoàn thành nhiệm vụ và được “nghỉ xả hơi” Do đó, tác dụng của việc kiểm tra

có phần giảm đi Những giáo viên không có tên trong danh sách kiểm tra sẽ dễ dẫn đến hiện tượng thiếu cố gắng hoặc lơ là

2.2.2 Việc tổ chức kiểm tra

2.2.2.1 Xây dựng lực lượng kiểm tra

Đầu năm, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra chuyên môn do Hiệu trưởng làm Trưởng ban, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn làm Phó trưởng ban, các tổ trưởng làm thành viên

Do số lượng Ban kiểm tra quá ít nên việc thực hiện dự giờ trên lớp đối với mỗi giáo viên có nhiều khó khăn Thường việc dự giờ do tổ trưởng là thành viên Ban kiểm tra chuyên môn đảm nhiệm Riêng Tổ chuyên, tổ trưởng không cùng chuyên môn với người được dự giờ đánh giá, vì vậy, việc dự giờ đánh giá gặp nhiều khó khăn

2.2.2.2 Đào tạo lực lượng kiểm tra

Để lực lượng kiểm tra thực thi trách nhiệm có hiệu quả, hàng năm, Hiệu trưởng đều cử tổ trưởng các tổ tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong hè

2.2.2.3 Xây dựng chuẩn kiểm tra

Từ trước đến nay, nhà trường chưa xây dựng chuẩn, tiêu chí kiểm tra riêng cho đơn vị Ban kiểm tra nhà trường chỉ sử dụng một số văn bản pháp lý làm cơ sở để tiến hành đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên

Trong quá trình kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, hầu như ban kiểm tra chỉ vận dụng thang bảng điểm để đánh giá giờ dạy là chính Vì vậy mà giờ dạy gần như quyết định chính trong việc xếp loại giáo viên Các mặt hoạt động khác hầu như chỉ nhận xét rất sơ sài Từ đó việc đánh giá giáo viên sẽ trở thành phiến diện

2.2.3 Chỉ đạo kiểm tra

Sau khi lập kế hoạch, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban Kiểm tra, công

bố kế hoạch kiểm tra

Hiệu trưởng hướng dẫn, động viên lực lượng kiểm tra kiểm tra để lực lượng kiểm tra thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Thường thì công tác hướng dẫn và động viên chưa được quan tâm đúng mức, Hiệu trưởng chỉ động viên chung chung như cố gắng khách quan, không thiên vị, không áp đặt, không định kiến… Trong công tác

Trang 5

động viên lực lượng kiểm tra, chưa có phần khích lệ về mặt chế độ hay quyền lợi về vật chất, tinh thần cho lực lượng kiểm tra

2.2.4 Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy

2.2.4.1 Kiểm ta, đánh giá

a Kiểm tra phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên:

Thực tế, Ban kiểm tra chưa thực thi đúng việc kiểm tra Hiện nay, các nội dung này chủ yếu Ban kiểm tra chuyên môn mặc định xếp vào mức thực hiện tốt cho giáo viên được kiểm tra

b Kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

b.1 Trình độ tay nghề

Trong quá trình kiểm tra, hầu như Ban kiểm tra chỉ dựa vào việc dự một số tiết thực dạy để đánh giá trình độ, nghiệp vụ tay nghề của giáo viên Vì vậy, nếu chẳng may, giáo viên vì lý do nào đó mà các tiết dạy để Ban Kiểm tra dự giờ chưa chuẩn bị tốt thì sẽ bị đánh giá tay nghề chưa tốt Như vậy việc đánh giá giáo viên cũng có phần phiến diện, chưa có đầy đủ cơ sở khoa học, tính lịch sử của vấn đề và tính hoàn cảnh của vấn đề

b.2 Thực hiện quy chế chuyên môn

- Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy, giáo dục: Ban kiểm tra dựa vào phân

phối chương trình khung của Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành và Sở Giáo dục – Đào tạo đã cụ thể hoá theo thực tiễn của địa phương để làm căn cứ đánh giá Giáo viên căn

cứ vào khung chương trình đã được hiệu trưởng công bố làm tiêu chuẩn để thực hiện

Cụ thể là giữa lịch báo giảng, giáo án của giáo viên phải khớp nhau Giáo viên không lập kế hoạch công tác, giảng dạy và kế hoạch cá nhân nên khó đánh giá cụ thể từng giáo viên

- Thực hiện các yêu cầu về soạn bài theo qui định: Ban kiểm tra chuyên môn chủ yếu

dựa vào số giáo án mà giáo viên đã soạn hoặc đã dạy để xác định việc giáo viên thực hiện đúng hay chưa đúng yêu cầu về soạn bài Việc kiểm tra này còn mang nặng tính hình thức, chủ yếu là quan tâm nhiều đến số lượng và hình thức thể hiện của giáo án, chưa đi sâu phân tích về nội dung kiến thức, việc vận dụng, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục của giáo viên nên chưa nêu được những vấn đề có tính mới mẽ, đột phá từ giáo viên

- Kiểm tra và chấm bài, quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh: Ban Kiểm tra

chuyên môn chỉ mới dừng ở việc kiểm tra sổ điểm của giáo viên để đánh giá việc chấm bài của giáo viên mà chưa đi sâu vào phân tích các đề kiểm tra, đáp án, phương

Trang 6

án làm bài giáo viên cung cấp cho học sinh trong quá trình chuẩn bị làm bài và sau khi làm bài để học sinh hiểu được, nắm bắt được cách làm bài, hình thành kiến thức cơ bản cho bản thân nhằm đạt mục tiêu học tập tốt

- Kiểm tra việc thí nghiệm, sử dụng đồ dùng dạy học, thực hiện các tiết thực hành theo qui định: Nhiều giáo viên ít khi sử dụng đồ dùng dạy học, có khi giáo viên mượn đồ

dùng dạy học nhưng lại không ký nhận vào sổ nên việc theo dõi cũng chưa được chặt chẽ Khi có Ban kiểm tra dự giờ thì giáo viên mới sử dụng đồ dùng dạy học Vì vậy, nếu chỉ qua tiết dự giờ mà đánh giá giáo viên có sử dụng và sử dụng tốt đồ dùng dạy học sẽ thiếu khách quan

- Kiểm tra về đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ và các qui định về chuyên môn:

Đây là công việc định kỳ phải làm nhiều lần trong năm Các đợt kiểm tra nhìn chung khá nghiêm túc Đa số giáo viên lập hồ sơ sổ sách đầy đủ theo yêu cầu của trường Trong các đợt kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, Ban Kiểm tra có tiến hành kiểm tra hồ sơ sổ sách theo quy định

- Kiểm tra thực hiện tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ:

Trong năm học, nhà trường có tổ chức các khoá học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ, vi tính cho giáo viên bên cạnh các khoá học do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức Đôi khi, Ban kiểm tra chưa kiểm tra được việc tham gia học tập của giáo viên như thế nào, kết quả đạt được ra sao

- Tuân thủ các qui định về dạy thêm, học thêm: Vấn đề này thì Nhà trường thực hiện

tương đối tốt Không tổ chức, cấp phép dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào

b.3 Về kết quả giảng dạy, giáo dục

- Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh qua các lần kiểm tra chung của toàn trường, khối lớp: Trong quá trình kiểm tra, Ban Kiểm tra cũng chỉ mới dừng lại ở việc quan sát

kết quả học tập, đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh qua các hoạt động tại lớp hoặc

có các bài tập khảo sát do Ban kiểm tra tiến hành sau các tiết dự giờ giáo viên Ban Kiểm tra chưa tham khảo bảng điểm đánh giá xếp loại kết quả các bài kiểm tra Các bài kiểm tra chung được tổ chức thực hiện vào giữa Học kì I (đối với khối 4, 5), cuối Học kì I, giữa Học kì II (đối với khối 4, 5) và cuối năm theo nguyên tắc chung đề, chung khối, chung giờ, chung kết quả, học sinh kiểm tra theo lớp, như thế sẽ không khách quan hơn trong đánh giá chất lượng học sinh

- Kết quả lên lớp, tốt nghiệp của bộ môn ở các lớp mà giáo viên đã dạy các năm trước: Đây là một chỉ số quan trọng trong đánh giá giáo viên Tuy nhiên, từ trước đến

nay tại đơn vị chưa thực hiện Hàng năm, sau khi tổng kết năm học, các kết quả về tỷ

lệ lên lớp chỉ đưa vào để đánh giá xếp loại thi đua nhưng chưa được nhà trường xem là

Trang 7

cứ liệu trong đánh giá chuyên môn của giáo viên Riêng tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học chỉ để đánh giá nhà trường chứ chưa được phân tích để đánh giá giáo viên

b.4 Tham gia các công tác khác

- Công tác chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm): Ban kiểm tra ít chú

trọng đến công tác chủ nhiệm khi tiến hành kiểm tra giáo viên Trong quá trình kiểm tra, Ban Kiểm tra chỉ mới dựa vào nhận xét của Ban thi đua về lớp để đánh giá công tác chủ nhiệm mà chưa có sự kiểm tra về quá trình chủ nhiệm, xây dựng tập thể, xây dựng các phong trào ở lớp như thế nào

- Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là trong lớp mình dạy: Hiện nay,

nhiều giáo viên quan niệm việc giáo dục các em có thái độ như thế nào với cuộc sống

là công việc của gia đình và của giáo viên chủ nhiệm, của tổ chức Đội Còn giáo viên chuyên chỉ dạy kiến thức phân môn mà mình được phân công mà lơ là việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh

- Thực hiện các công tác khác được phân công: Ban Kiểm tra chưa chú ý đến vấn đề

này khi kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

2.2.4.2 Nhận xét về công tác tư vấn, thúc đẩy

Đây vẫn là khâu yếu nhất hiện nay trong khâu kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tồn tại trong nhiều năm qua ở nhà trường

2.2.4.3 Tổng kết, điều chỉnh

Trong năm vừa qua, nhà trường tiến hành hai đợt kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên vào cuối Học kỳ I và trong Học kỳ II

Tổng số giáo viên được kiểm tra về hoạt động sư phạm là giáo 10 viên (trong tổng số 28 giáo viên trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm) Số giáo viên được kiểm tra có kết quả như sau:

Xếp loại Tốt: 7 (70%) Xếp loại Khá: 3 (30%) Xếp loại TB: 0 (0 %)

Phần kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên (trong Kế hoạch kiểm tra nội bộ của Trường) đề ra cho năm học 2016 - 2017 là 8 giáo viên

2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới/nâng cao chất lượng hoạt động Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở

Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa

2.3.1 Điểm mạnh:

- Tập thể giáo viên đa phần là trẻ, nhiệt tình Đoàn kết nội bộ tốt

- Bầu không khí sư phạm vui vẻ, thoải mái, dễ tương tác trong công việc

Trang 8

- Giữa lãnh đạo và giáo viên, nhân viên có không khí thân mật, hoà đồng.

- Các kế hoạch của nhà trường đa số được giáo viên thực hiện nghiêm túc

- 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, đảm bảo kiến thức chuyên môn

2.3.2 Điểm yếu:

- Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đầy đủ, chưa có phòng chức năng, điều đó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học của nhà trường

- Tay nghề không đồng đều Giáo viên trẻ tuy nhiệt tình nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh, trong khi giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm thì việc tiếp cận các phương pháp mới cũng như nắm bắt công nghệ thông tin gặp rất nhiều khó khăn

- Các thành viên trong ban kiểm tra hoạt động sư phạm còn nể nang nhau, ngại va chạm nên trong khi kiểm tra làm việc chưa đúng với tinh thần kiểm tra

- Lực lượng kiểm tra còn mỏng so với yêu cầu thực tiễn

- Thành viên trong tổ/khối không cùng chuyên ngành (Tổ giáo viên chuyên, Tổ Văn phòng)

- Ban kiểm tra nội bộ nhà trường chưa được đào tạo nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra nên làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, truyền đạt cách làm kiểu cầm tay chỉ việc

2.3.3 Cơ hội:

- Được sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể trong xây dựng tập thể nhà trường

- Trường thuộc diện xây dựng chuẩn quốc gia cho nên đây là cơ hội rất lớn để tập thể nhà trường đồng tâm xây dựng trường đạt chuẩn, với tâm lý đó làm cho mỗi cá nhân luôn phải phấn đầu làm tốt công việc của mình được phân công, từ đó làm cho công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn

2.3.4 Thách thức:

- Phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học, đều đó dẫn đến tính trạng học sinh lười học, học hành yếu kém thậm chí là bỏ học giữa chừng

- Công việc kiểm tra phải chính xác và chi tiết, đòi hỏi phải có một lực lượng lớn để hoàn thành công tác kiểm tra hoạt động sư phạm ở nhà trường

2.4 Kinh nghiệm thực tế/những việc đã làm của đơn vị về Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở Trường Tiểu học A Vĩnh Hòa

2.4.1 Một số kinh nghiệm thực tế

Trường tôi có một vài tình huống xảy ra và các cán bộ, giáo viên đã có cách giải quyết sau, xin được nêu ra để tham khảo:

*Tình huống 1: (Kiểm tra về thực hiện quy chế chuyên môn)

Trang 9

“Khi kiểm tra về thực hiện quy chế chuyên môn, Hiệu trưởng phát hiện có một giáo viên giỏi về chuyên môn nhưng khi lên lớp thường xuyên không mang theo giáo án.”

a Trước tiên thầy Hiệu trưởng liệt kê và phân tích các mặt sau:

+ Biểu hiện của giáo viên: Thường xuyên không mang giáo án khi lên lớp

+ Về tính chất của sự việc: Coi thường tổ chức, công tác quản lý của Ban giám hiệu, đặc biệt là coi nhẹ việc dạy người

+ Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân

+ Hậu quả: Làm ảnh hưởng tới nhà trường, tới hình ảnh của người thầy, gây mất lòng tin đối với phụ huynh và học sinh

+ Kết luận: Giáo viên này đã vi phạm quy chế chuyên môn cho dù là giaó viên giỏi + Nhiệm vụ đặt ra: Ngăn chặn và chấm dứt hiện tượng nêu trên

b Cách giải quyết của Hiệu trưởng:

+ Kiểm tra đột suất và phát hiện lần đầu giáo viên không mang giáo án khi lên lớp + Hiệu trưởng nhẹ nhàng mời giáo viên đó xuống gặp riêng và yêu cầu trình bày lí do

và tự nhận xét, đánh giá về việc làm của bản thân

+ Hiệu trưởng bằng trực giác và cảm nhận, căn cứ vào thái độ thành khẩn của người vi phạm cho tự nhận hình thức kỉ luật

+ Hiệu trưởng đã phân tích để giáo viên thấy được những hậu quả để lại qua việc vi phạm trên của mình nếu để đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh hay ai đó biết được thì hình ảnh một giáo viên giỏi sẽ ra sao trong mắt họ và đặc biệt hơn là do không có giáo

án hay không chuẩn bị bài nên những kiến thức không mang tính chính xác và sẽ theo các em học sinh cả cuộc đời

+ Hiệu trưởng cho giáo viên kí biên bản vi phạm quy chế chuyên môn để làm căn cứ,

sự việc kết thúc

c Kết quả:

Giáo viên đó đã không vi phạm nữa và nhiều năm liền là giáo viên giỏi cấp trường và cấp thị xã

*Tình huống 2: (Kiểm tra về tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh)

“Khi kiểm tra về việc giáo dục đạo đức cho học sinh, Tổ trưởng Tổ văn phòng nhận thấy cứ đến giờ ra chơi, có một số học sinh ra khu vực hàng rào trường mua quà vặt, ăn xong không để rác vào đúng nơi quy định mà lại vứt bừa bãi trong khuôn viên trường Tuy giờ ra chơi, cổng trường đã được anh bảo vệ khóa lại nhưng học sinh vẫn đứng trong cổng gọi ra ngoài mua qua khe hở của hàng rào trường làm mất vẻ mỹ quan của trường lúc ra chơi Tổ trưởng đã gọi thầy Tổng phụ trách Đội lại nhắc nhở

và yêu cầu tìm cách khắc phục”

a Cách giải quyết của thầy Tổng phụ trách Đội

Trang 10

+ Thầy Tổng phụ trách Đội đã phân công đội Cờ đỏ theo dõi, ghi nhận những trường hợp học sinh vi phạm và đôi khi tự mình trực tiếp theo dõi phát hiện những học sinh vi phạm, gặp trực tiếp nhắc nhở học sinh đó, phân tích cho học sinh đó thấy được những điều hay lẽ phải, yêu cầu yêu cầu học sinh đó hứa sẽ không tái phạm

+ Trong các giờ sinh hoạt dưới cờ thầy luôn nhắc nhở học sinh rằng: “Ăn là một nhu cầu rất cần thiết cho cơ thể nhưng các em ăn như thế nào và ăn vào thời gian nào, ăn

ở đâu là tốt hơn hết”, “Các em hãy giữ gìn trường học như ngôi nhà chung của chúng ta”, “Chúng ta phải luôn luôn thực hiện mắt thấy rác – tay nhặt lấy rác”

+ Đối với học sinh tái phạm nhiều lần thầy đã quay phim, chụp hình lại và gọi các học sinh lên phòng riêng, cho chính học sinh ấy xem bằng chứng vi phạm của mình đã lén

đi mua quà và nói sẽ cho tất cả trường xem nếu các em tái phạm lần nữa

b Kết quả

Các em dần ý thức được việc làm của mình, tự giác thực hiện và vận động, tuyên truyền cho các bạn khác cùng thực hiện khẩu hiệu “Bỏ rác đúng nơi quy định”,

“Trường em sạch, đẹp, an toàn”

2.4.2 Nguyên nhân thành công

Trên đây chỉ là một vài điển hình kiểm tra hoạt động sư phạm mà trường tôi thực hiện thành công Nguyên nhân của thành công trên là vì người kiểm tra đã tùy từng mục đích, đối tượng, tính huống kiểm tra cụ thể mà lựa chọn và vận dụng các nguyên tắc, phương pháp kiểm tra phù hợp, linh hoạt và sáng tạo

Tuy nhiên, vẫn còn một vài nội dung kiểm tra mà trường tôi vẫn thực hiện chưa tốt Xất phát từ nhiều nguyên nhân, tôi xin nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm tra, có lúc bị thay đổi do nguyên nhân khách quan nhưng Hiệu trưởng chưa có sự bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp thực tiễn

- Trong công tác kiểm tra, còn nặng về kiểm tra, đánh giá, nhẹ về tư vấn, thúc đẩy

- Các thành viên trong Ban Kiểm tra chưa được hướng dẫn, bồi dưỡng về công tác thanh tra, kiểm tra Các bước tiến hành kiểm tra chưa được bài bản

- Về mặt chuyên môn, một số thành viên trong Ban Kiểm tra chưa có đủ bản lĩnh để tư vấn cho người được kiểm tra

- Các buổi trao đổi giữa Ban Kiểm tra với người được kiểm tra còn sơ sài, đơn giản, chưa đi sâu vào việc tư vấn để người được kiểm tra có cái nhìn toàn diện hơn về vấn

đề và quan trọng hơn là có hướng đi phù hợp hơn trong thời gian tới

- Có khi người được kiểm tra lại là bậc trưởng bối, hoặc là thầy dạy ngày trước của người đi kiểm tra nên đôi lúc cũng có khó khăn cho trong nhận xét đánh giá

Ngày đăng: 23/04/2017, 11:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w