1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU

122 2,7K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TỈNH CÀ MAU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

THÁI KHẮC SƠN

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN XUÂN ĐÀM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2009

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các phòng ban chức năng, đặc biệt là Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học và Khoa Tâm lý – Giáo dục học của trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình chúng tôi theo học Cao học Quản lý Giáo dục khóa 16;

Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ và các thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi;

Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Cà Mau và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, hỗ trợ tích cực cho chúng tôi trong suốt quá trình chúng tôi học tập và thực hiện luận văn

Chúng tôi có lời cảm ơn đặc biệt đến Tiến sĩ Nguyễn Xuân Đàm đã dành nhiều công sức chỉ bảo, hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn này

Thái Khắc Sơn

Trang 3

GDCN-ĐTBD Giáo dục chuyên nghiệp- Đào tạo bồi dưỡng

TTGDTX Trung tâm Giáo dục thường xuyên

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hơn nửa thế kỷ qua, nền giáo dục nước ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền giáo dục chúng ta còn có nhiều khiếm khuyết, yếu kém cần phải khắc phục Để phát huy những thành tựu đã đạt được, cũng như khắc phục có hiệu quả những yếu kém, để đưa sự nghiệp GD-ĐT phát triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đại hội X của Đảng đã đưa ra định hướng lớn nhằm tiếp tục đổi mới toàn diện chất lượng giáo dục

đào tạo như sau : Nâng cao chất lượng toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục Như vậy muốn đổi mới chất lượng giáo dục đào tạo tất yếu phải đổi mới quản lý

giáo dục, đặc biệt là đổi mới thanh tra giáo dục

Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo chúng ta phải nâng cao chất lượng nhà trường, thông qua nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (GV), bởi vì GV là nhân tố quyết định sự thành bại của giáo dục Chúng ta có rất nhiều cách để nâng cao chất lượng đội ngũ GV, trong đó bao gồm cả công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV

Kể từ năm học 2006-2007, ngành giáo dục tiến hành thực hiện Nghị quyết Đại hội

X: đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông - kết hợp việc tổ chức phân

ban với tự chọn ở trung học phổ thông, trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp và phân

luồng từ trung học cơ sở Như vậy yêu cầu nâng cao chất lượng đối với GV trung học phổ

thông là một vấn đề cấp bách, cần thiết Có thể nói rằng chất lượng cấp trung học phổ thông (THPT) là phản ánh toàn bộ quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường phổ thông,

là sự chuẩn bị cho HS chuyển sang một giai đoạn đào tạo mới – giai đoạn học lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay trung cấp nghề Từ thực tế trên, chúng tôi cho rằng công tác quản lý nhà trường THPT, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra là khâu hết sức quan trọng

Thanh tra Sở GD-ĐT Cà Mau, nhiều năm qua tiến hành công tác thanh tra toàn diện nhà trường THPT nói chung, cũng như thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên (HĐSP của GV) THPT nói riêng, đã đạt được một số kết quả đáng kể, song trong hoạt động của mình vẫn còn có nhiều hạn chế, khó khăn, đặc biệt là công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT Vì vậy, yêu cầu bức xúc hiện nay là phải nghiên cứu thực

Trang 5

trạng công tác thanh tra HĐSP của GV THPT tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác thanh tra HĐSP của GV, để qua thanh tra đánh giá, tư vấn thúc đẩy, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT, cũng như giúp các cấp quản lý giáo dục quản lí, sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ họ một cách thoả đáng, hợp lí hơn

Từ những nguyên do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng công tác

thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau”, hầu mong góp phần nâng cao

chất lượng các trường THPT tỉnh Cà Mau trong giai đoạn mới

2 Mục đích nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hướng đến những mục đích sau:

Một là: Nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau

Hai là: Từ thực trạng công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau, luận văn đề xuất một số biện pháp từ đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của công tác này ở địa phương

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài là Công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau;

4 Giả thuyết nghiên cứu

Phải chăng công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau trong thời gian qua đã góp một phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục– đào tạo của tỉnh nhà như : giúp GV THPT có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sư phạm; xác định một trong những căn cứ quan trọng, giúp cho các cấp QLGD trong việc

bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ GV

Có thể, hiệu quả của công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT ở Cà Mau còn nhiều tồn tại về các mặt: cách thức tiến hành thanh tra; trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh tra, sự quan tâm đến HĐSP của cán bộ QLGD các cấp Phải chăng, khi

Trang 6

chúng ta đưa ra được các biện pháp về tổ chức và hoạt động của: Thanh tra Sở; Hiệu trưởng các trường THPT; GV THPT thì chúng ta có thể khắc phục được những tồn tại trên

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu đề tài bao gồm:

Một là: Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

Hai là: Khảo sát, phân tích, đánh giá về thực trạng công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau

Ba là: Đề xuất một số biện pháp công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau

6 Phương pháp nghiên cứu

Tuỳ theo từng chương, từng phần, luận văn được sử dụng một hay một số các phương pháp nghiên cứu sau:

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Bao gồm các phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Bao gồm các phương pháp:

- Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến;

- Phương pháp quan sát, trò chuyện;

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng

Kỷ, THPT Cà Mau, THPT Trần Văn Thời, THPT Huỳnh Phi Hùng, THPT Thới Bình, THPT Nguyễn Văn Nguyễn, THPT U Minh, THPT Cái Nước, THPT Đầm Dơi, THPT Phan Ngọc Hiển, THPT Nguyễn Thị Minh Khai

8 Kết cấu luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn này được tổ chức thành ba chương:

Trang 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Sơ lược một số nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2 Cơ sở lý luận và pháp lý liên quan đến công tác thanh tra hoạt động sư phạm của

GV

Kết luận chương 1

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN THPT TỈNH CÀ MAU

2.1 Đặc điểm tự nhiên xã hội, kinh tế và chất lượng GD&ĐT của tỉnh Cà Mau

2.2 Thực trạng công tác thanh tra HĐSP của GV THPT tỉnh Cà Mau

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Sơ lược một số nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thanh tra hoạt động sư phạm (HĐSP) cúa GV là một vấn đề không còn mới Quá trình được tiến hành duy trì liên tục gắn liền với sự nghiệp giáo dục (GD) nói chung và hoạt động dạy học nói riêng Tuy nhiên các công trình nghiên cứu, tài liệu về hoạt động này còn ít và chưa được chú trọng so với vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nó Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra được các mảng nghiên cứu về đề tài như sau :

+ Thứ nhất là các văn bản pháp quy của nhà nước từ thời kỳ đổi mới đến nay đã được thể hiện qua các Thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về thực hiện HĐSP của GV như:

- Thông tư số 12/GD-ĐT ngày 4 tháng 8 năm 1997 về việc hướng dẫn hoạt động thanh tra

- Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT, Hướng dẫn thanh tra toàn diện trường Phổ thông và thanh tra HĐSP của GV ngày 30/03/2004

- Thông tư số 43/2006/TT-BG ĐT- Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ

sở giáo dục (GD) khác và thanh tra hoạt động của nhà nhà giáo ngày 20/10/2006,…

+ Thứ hai là các bài báo trên các tạp chí viết về công tác thanh tra HĐSP của GV:

- Bài Đổi mới công tác thanh tra giáo dục của ông Trần Bá Giáo Phó Chánh Thanh

tra Bộ GD&ĐT (Tạp chí GD tháng 6/2005)

- Bài Tư vấn và thúc đẩy trong thanh tra toàn diện trường phổ thông của Tiến sỹ Hà

Thế Truyền, Trường CBQL GD và ĐT (đăng trên Tạp chí GD số 108 tháng 03 năm 2005)

- Bài Cơ sở đánh giá chất lượng HĐSP trong trường THPT của Thạc sỹ Trần Thị

Tuyết Mai - Trường CBQL GD và ĐT (Tạp chí GD số 180 Quý IV-2007)

- Bài viết về Thanh tra HĐSP của GV của ông Lê Quang Hưởng, Phó Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT tại Hội nghị tập huấn thanh tra Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

tại thành phố Vũng Tàu từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 09 năm 2007

Trang 9

- Bài viết Vai trò của Thanh tra trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục phổ thông của ông Nguyễn Văn Nam Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh,

tại Hội thảo giáo dục năm 2006 tại Thành phố Hồ Chí Minh …

+ Thứ ba là các giáo trình giảng dạy, các luận văn Thạc sỹ tại các trường đại học như :

- Giáo trình Thanh tra, kiểm tra và đánh giá trong quản lý giáo dục (QLGD) của Nhà

giáo ưu tú, tiến sỹ Nguyễn Xuân Đàm, Đại học sư phạm Tp HCM năm 2005

- Giáo trình Tổ chức và Quản lý của tiến sỹ Hồ Văn Liên, Đại học sư phạm Tp

HCM năm 2007

- Hai cuốn sách Nghiệp vụ thanh tra GD Việt Nam về văn bản quy phạm và công cụ đào tạo trong dự án Đào tạo cán bộ thanh tra và quản lý giáo dục Việt Nam-FICEV do Bộ

GD&ĐT phát hành

- Cuốn sách Những điều cần biết về thanh tra, kiểm tra GD, Nhà xuất bản chính trị

Quốc gia do Quỳnh Anh – Hà Đăng biên soạn

- Cuốn sách Một số vấn đề về Tâm lý học thanh tra học đường, do Trần Hậu Kiểm –

Nguyễn Đình Xuân, Học viện chính trị quốc gia, 1995

- Luận văn Thạc sỹ Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra GV ở các trường THPT tỉnh An Giang, của Nguyễn Thị Thu - Cao Duy Bình

GV, để lực lượng cán bộ thanh tra tham khảo, học tập Đây là một trong những nguyên nhân để chúng tôi chọn đề tài này nghiên cứu 1.2 Cơ sở lý luận và pháp lý liên quan đến công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV

1.2.1 Hoạt động sư phạm của GV THPT

1.2.1.1 Một số khái niệm về GV, nhiệm vụ GV THPT

 Giáo viên: Là người đang dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương [27]

Trang 10

 Giáo viên Trung học phổ thông (GV THPT): là người làm nhiệm vụ trong nhà trường THPT gồm : Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, GV bộ môn, GV làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh [1]

 Nhiệm vụ của GV: Người GV cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý chương trinh GD

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và Điều lệ nhà trường

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người học

- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo dức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nêu gương tốt cho người học

- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.[22]

1.2.1.2 Hoạt động sư phạm của GV

Căn cứ vào nhiệm vụ người GV, chúng tôi đưa ra định nghĩa hoạt động sư phạm của người giáo viên như sau:

Hoạt động sư phạm của GV là hoạt động của người thầy giáo thực hiện nhiệm vụ của mình tức là thực hiện các nhiệm vụ dạy học, giáo dục, bồi dưỡng đạo đức phẩm chất nhân cách, trình độ chuyên môn và các nhiệm vụ khác được giao

1.2.2 Các khái niệm về kiểm tra, đánh giá, thanh tra, kiểm dịnh CLGD

1.2.2.1 Kiểm tra

Hiện nay tồn tại nhiều cách định nghĩa về kiểm tra như :

- Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét, uốn nắn Trong quản

lý, kiểm tra là chức năng của nhà quản lý nhằm nắm thông tin ngược việc thực hiện quyết định quản lý, [27]

- Kiểm tra là công việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và các biện pháp phối hợp để tìn cậy và xác định được rằng công việc và các hoạt động tiến hành

có phù hợp với kế hoạch và mục tiêu đề ra hay không, chỉ ra những lệch lạc, đưa ra những tác động để điều chỉnh, uốn nắn giúp đỡ đảm bảo hoàn thành các kế hoạch [ 25]

- Kiểm tra nhằm theo dõi, giám sát thành quả hoạt động từ đó tiến hành sửa chữa uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp [09]

Trang 11

- Kiểm tra kiểm soát là tìm kiếm, phát hiện và lượng định những sai sót cùng những quy luật các sai sót hiện hữu đang nảy sinh hoặc có thể nảy sinh trong các hoạt động và kết quả hoạt động của con người trong các hệ thống làm việc của con người.[16]

Tuy nhiên trong lĩnh vực kiểm tra thuộc chuyên ngành giáo dục ta có thể sử dụng khái niệm sau:

Kiểm tra là xem xét sự tuân thủ các quy định, so sánh đối tượng kiểm tra với chuẩn,

độ lệch giữa đối tượng kiểm tra với chuẩn tham chiếu (chuẩn tham chiếu có thể là một định mức, một mô hình, một khuôn mẫu, nó có trước thao tác kiểm tra)

Các ví dụ về kiểm tra như: kiểm tra chứng minh thư, kiểm tra sự có mặt, kiểm tra

vé hay kiểm tra sự đúng giờ, kiểm tra hồ sơ của một GV …[6]

Trong công tác thanh tra HĐSP của GV thì:

KIỂM TRA là xem xét cụ thể việc thực hiện các nhiệm vụ và kêt quả thực hiện của

GV, đối chiếu với những yêu cầu, tiêu chuẩn, những quy định để xem GV đạt hay chưa đạt, làm tốt hay chưa tốt các nhiệm vụ được giao Kết quả kiểm tra là cơ sở chủ yếu cho việc đánh giá, tư vấn và thúc đẩy [5]

1.2.2.2 Đánh giá

Có nhiều cách định nghĩa về đánh giá Thường gặp nhất là các định nghĩa sau :

- Đánh giá là quá trình thu thập xử lý thông tin để lượng định tình hình và kết quả công việc, giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có hiệu quả Đánh giá là quá trình mà qua đó ta quy cho đối tượng một giá trị nào đó Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại đang xét so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác lập Trên cơ sở

đó, nêu ra những biện pháp uốn nắn, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ.[24]

- Đánh giá là định giá, quy ra giá trị, hình thức nhận xét mang dấu ấn cá nhân của người đánh giá (chuẩn tham chiếu do từng người đánh giá xác định nên tiêu chuẩn tham chiếu riêng biệt gắn với bối cảnh) Ta có thể nêu các ví dụ về đánh giá như : Đánh giá một giáo án, một chương trình, đánh giá chất lượng sư phạm, đánh giá một phương pháp sư phạm, …[5]

Trong HĐSP khái niệm đánh giá được cụ thể hóa : Căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng các hoạt động sư phạm của GV bằng cách đối chiếu với các văn bản pháp

Trang 12

quy, có tính đến đối tượng GV, đối tượng HS và bối cảnh cụ thể Đánh giá và xếp loại trình

độ nghề nghiệp, việc thực hiện các công tác giáo dục khác và hiệu quả giáo dục của GV [5]

1.2.2.3 Thanh tra

 Thanh tra:

Khái niệm thanh tra được định nghĩa nhiều cách như sau :

- Thanh tra là sự kiểm tra, đánh giá và xử lý chính thức có tính chất nhà nước của cấp có thẩm quyền, được thực hiện qua tổ chức thanh tra đối với tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và quy định của Nhà nước [27]

- Thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý cấp trên đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân cấp dưới do tổ chức thanh tra thực hiện, có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân [25]

 Thanh tra giáo dục:

Thanh tra giáo dục là kiểm tra có tính chất nhà nước của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân cấp dưới do một tổ chức chuyên biệt (tổ chức thanh tra) tiến hành với các chức năng: đánh giá, phát hiện, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng được thanh tra nhằm đảm bảo pháp chế, giữ vững kỷ cương, tăng cường kỷ luật và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo

Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành, thực hiện quyền thanh tra nhà nước

về giáo dục và đào tạo, vừa bộc lộ quyền lực nhà nước, vừa đảm bảo dân chủ, kỷ cương trong hoạt động giáo dục-đào tạo

Vì vậy thanh tra giáo dục có tính chất: hành chính – pháp chế - nhà nước Tổ chức thanh tra giáo dục do pháp luật quy định, cấp trên bổ nhiệm và hoạt động theo luật định.[25]

 Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về GD

Thanh tra GD thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước về GD, nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực GD [5]

Trang 13

Tóm lại: Thanh tra là quản lý, thanh tra xây dựng để đạt mục tiêu là quản lý tốt, giảm áp lực tâm lý về sự kiểm tra từ bên ngoài, đánh giá của cấp trên, là tiền đề chuyển hoá từ kiểm tra, thanh tra bên ngoài thành tự kiểm tra, tự phê bình Từ áp lực về kỷ luật,

về tổ chức nâng lên mức độ tự giác, tự điều chỉnh công việc cho phù hợp với khả năng, năng lực của mình, phát huy nội lực của bản thân mỗi người

Đánh giá dẫn đến hành vi điều chỉnh, tự điều chỉnh, nhà quản lý phải hết sức công tâm, dân chủ, nhân ái, khoan dung, có như vậy thì kiểm tra, thanh tra, đánh giá con người sẽ trở thành động lực của quản lý bền vững.[16]

 Ý nghĩa của công tác thanh tra, kiểm tra trong giáo dục

- Thanh tra là một chức năng trong các chức năng chủ yếu của quản lý

Họat động quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm một số vấn đề chủ yếu sau: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển GD; Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, ban hành điều lệ nhà trường; Ban hành quy định về

tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác; Xây dựng tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; Ban hành quy chế thi cử và cấp văn bằng; Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục; Tổ chức chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ QLGD; Tổ chức triển khai công tác nghiên cứu khoa học–công nghệ trong ngành; Huy động quản lý sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục; Tổ chức quản lý công tác quan hệ quốc tế về giáo dục; Quy định tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có công lao với sự nghiệp giáo dục; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật giáo dục Như vậy Thanh tra giáo dục

là một trong 14 nội dung của quản lý giáo dục đã nêu trên, công tác thanh tra nếu được làm tốt sẽ đảm bảo sự đúng đắn và hiệu quả của các nội dung khác [8, tr.83]

Trang 14

trình giáo dục Kiểm tra nội bộ trường học thúc đẩy nhà trường thực hiện tốt quyền tự chủ và thực hiện trách nhiệm xã hội, đồng thời giúp nhà trường kiểm định chất lượng, tự đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường một cách khách quan [8, tr 87] Kiểm tra nội bộ trường học phải bao quát toàn diện và tập trung vào các khâu then chốt là: Hoạt động của thầy; hoạt động của trò và các hoạt động phục vụ dạy học như vấn

đề xây dựng, phát triển đội ngũ, vấn đê tài chính, vấn đề xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất sư phạm, tài sản của nhà trường Hình thức kiểm tra nội bộ trường học được áp dụng nhiều là dự giờ thăm lớp đối với GV Qua dự giờ thăm lớp hiệu trưởng nắm được một cách tổng thể việc dạy của thầy và việc học của trò Kết quả kiểm tra nội bộ giúp hiệu trưởng thực hiện được ba công việc sau: Xác định được việc cần phát huy sau kiểm tra; Xác định được việc cần uốn nắn sau kiểm tra; Xác định được việc cần xử lý sau kiểm tra [8, tr.188]

1.2.2.4 Kiểm định chất lượng giáo dục

Để nâng cao chất lượng giáo dục lên tầm cao mới, phục vụ đắc lực cho công cuộc CNH, HĐH đất nước, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đề ra 3 yêu cầu của ngành giáo dục

là “chuẩn hóa”, “hiện đại hóa”, “xã hội hóa” Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 bổ sung điều 17 “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát”

Bộ GD&ĐT đã ban hành bộ tiêu chí kiểm định cho từng bậc học, cấp học (bậc Đại học, cấp THPT, cấp Tiểu học, …)

Kiểm định chất lượng giáo dục được tiến hành trên việc đánh giá đối với các quy định về tiêu chuẩn chất lượng của từng cơ sở giáo dục

 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục

- Chất lượng cơ sở giáo dục được hiểu là sự đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà trường đối với các yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông quy định tại Luật Giáo dục

- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được

để công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông

Trang 15

- Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục

- Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí [7, điều 2, tr.1]

- Tự đánh giá là quá trình do chính cơ sở giáo dục căn cứ vào bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng để tiến hành tự xem xét, nghiên cứu và báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, từ đó điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra

- Đánh giá bên ngoài là sự khảo sát của các chuyên gia ở ngoài cơ sở giáo dục, nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu đề ra của cơ sở giáo dục

- Kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục là hoạt động đánh giá bên ngoài nhằm công nhận cơ sở giáo dục đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra

Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT được Bộ GD&ĐT vừa ban

hành cũng chính là chuẩn kiểm định giáo dục trường THPT, bao gồm : 07 Tiêu chuẩn, 46

tiêu chí, 138 chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông Cụ thể:

- Tiêu chuẩn 1: Chiến lược phát triển của trường trung học phổ thông (02 tiêu chí và

06 chỉ số ĐG)

- Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường (15 tiêu chí và 45 chỉ số ĐG)

- Tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, GV, nhân viên và HS (06 tiêu chí và 18 chỉ số ĐG)

- Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục (11 tiêu chí và 33 chỉ số ĐG)

- Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất (06 tiêu chí và 18 chỉ số ĐG)

- Tiêu chuẩn 6: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (02 tiêu chí và 06 chỉ số ĐG)

- Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của HSi (04 tiêu chí và

12 chỉ số ĐG)

 Kiểm tra, Thanh tra, Kiểm định chất lượng giáo dục là một chuỗi hoạt động quản

lý nhà nước nói chung và quản lý giáo dục nói riêng Từ hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra; đánh giá, tự đánh giá của một cá nhân GV đến một đơn vị giáo dục và đến sự đánh giá của xã hội; từ đầu vào của quá trình giáo dục đến đầu ra xã hội; từ sự tác động hình thành nhân cách đến “sản phẩm đào tạo” - một nhân cách được hình thành; từ một cá thể

Trang 16

học sinh đến việc hình thành người công dân, nhân lực được xã hội công nhận, sản phẩm được đáp ứng yêu cầu của xã hội

1.2.3 Khái niệm thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra

1.2.3.1 Thanh tra viên

 Khái niệm thanh tra viên (TTV) được định nghĩa:

Thanh tra viên là công chức của nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thanh tra viên do Chính phủ quy định Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra viên [12, Đ.30]

 Các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Thanh tra viên

Người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

+ Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước CHXHCNVN; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

+ Tốt nghiệp đại học; có kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức pháp luật; đối với thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;

+ Có nghiệp vụ thanh tra;

+ Có ít nhất hai năm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), nếu là cán bộ, công chức ở cơ quan tổ chức khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có ít nhất một năm công tác thanh tra.[12, Đ.31]

 Quyền hạn và trách nhiệm của thanh tra viên được quy định:

Thanh tra viên chuyên ngành khi tiến hành thanh tra theo Đoàn thì thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ sau đây :

+ Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn thanh tra;

+ Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu;

+ Kiến nghị Trưởng Đoàn thanh tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra quy định tại Điều 39 của Luật thanh tra để đảm bảo nhiệm vụ được giao;

+ Kiến nghị việc xử lý về những vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra;

Trang 17

+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng Đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo.[12, Đ.40]

Thanh tra viên chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập phải xuất trình thẻ Thanh tra viên chuyên ngành và có những nhiệm vụ quyền hạn sau:

+ Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề;

+ Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;

+ Xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật về xử phạt hành chính Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật vượt quá thẩm quyền xử lý của mình thì Thanh tra viên chuyên ngành phải báo cáo Chánh thanh tra quyết định;

+ Báo cáo Chánh Thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công [12, Đ.50]

 Thanh tra viên chuyên ngành Giáo dục:

Là người được phân công làm công tác thanh tra tại tổ chức Thanh tra giáo dục và

đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra

1.2.3.2 Cộng tác viên thanh tra (CTVTT)

 Khái niệm Cộng tác viên thanh tra được nêu lên như sau :

- Trong hoạt động thanh tra, cơ quan thanh tra có quyền trưng tập cộng tác viên Cộng tác viên thanh tra là những người có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ thanh tra

Tiêu chuẩn cụ thể, chế độ trách nhiệm đối với CTVTT do Chính phủ quy định [12, điều 32]

- Các tổ chức Thanh tra giáo dục sử dụng CTVTT theo quy định của Luật Thanh

tra Khi được cấp có thẩm quyền huy động tham gia CTVTT, CTVTT được tạo điều kiện cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, quy định chế độ công tác và đãi ngộ đối với CTVTT [6, tr.6]

 Trách nhiệm của Thanh tra viên , Cộng tác viên thanh tra như sau :

Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên, Cộng tác viên thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao Thanh tra viên còn phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan trực tiếp về nhiệm vụ thanh tra

Trang 18

Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.[12, điều 33]

1.2.4 Thanh tra HĐSP của GV

1.2.4.1 Khái niệm

* Thanh tra hoạt động sư phạm của GV là xem xét (kiểm tra) đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và các công tác khác của GV theo quy định của Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác do Bộ trưởng

Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định khác có liên quan

* Thanh tra: thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy

1.2.4.2 Trách nhiệm thanh tra HĐSP của GV

* Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền thanh tra hoạt động sư phạm của GV

* Căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thủ trưởng cơ quan, trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra HĐSP của GV

Khi xét thấy cần thiết thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nưởc quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra đột xuất

1.2.4.3 Hình thức thanh tra HĐSP của GV

* Thanh tra HĐSP của GV được tiến hành trong cuộc thanh tra toàn diện nhà trường

* Thanh tra HĐSP của GV được tiến hành độc lập theo kế hoạch thanh tra của cơ quan quản lý giáo dục

1.2.4.4 Nội dung thanh tra

 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;

- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, HS và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và HS

Trang 19

 Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

* Đánh giá thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của nhà giáo

+ Thực hiện quy chế chuyên môn : kiểm tra hồ sơ của nhà giáo và các hồ sơ khác có liên quan;

+ Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết (nếu dự 2 tiết không xếp cùng loại thì dự tiết thứ 3; phân tích đánh giá giờ dạy);

+ Kết quả giảng dạy: Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của HS từ đầu năm đến thời điểm thanh tra; điểm kiểm tra khảo sát của cán bộ thanh tra; so sánh kết quả của các lớp do GV giảng dạy với các lớp khác trong trường tại thời điểm thanh tra (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học) Từ những căn cứ này, cán bộ thanh tra so sánh để có số liệu về kết quả giảng dạy của GV được thanh tra, đây là cơ sở để đánh giá

GV chính xác, khách quan

* Đánh giá thực hiện các nhiệm vụ khác được giao

Thực hiện công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm khác

1.2.4.5 Trình tự, thủ tục thanh tra

 Chuẩn bị

- Thông tin cần thiết liên quan đến GV được thanh tra

+ Tập hợp thông tin về điều kiện và tình hình giảng dạy của GV

+ Đặc điểm của đơn vị trường học, cơ sở vật chất, đội ngũ GV, kế hoạch của nhà trường, tình hình địa phương ảnh hưởng đến học tập của HS và hoạt động của nhà trường

- Thông tin về GV được thanh tra

Quá trình đào tạo, thâm niên, quá trình công tác, đánh giá của nhà trường, của lần thanh tra trước đó

+ Nghiên cứu các hồ sơ lưu ở Sở, Phòng

+ Trao đổi với hiệu trưởng, về đánh giá của trường đối với GV trong công tác chuyên môn, tinh thần trách nhiệm , hiệu quả giảng dạy giáo dục

- Thông tin liên quan đến nội dung thanh tra

Cán bộ thanh tra nghiên cứu chương trình và kế hoạch giảng dạy bộ môn, nắm chắc yêu cầu nội dung bài dạy sẽ đến thanh tra

 Tiến hành thanh tra

- Dự giờ của GV

Trang 20

Đối với GV THPT, dự giờ ít nhất 2 tiết, trong trường hợp chưa quyết định được việc xếp loại thì dự tiết thứ 3

Khi dự giờ, cán bộ thanh tra ghi vào phiếu đánh giá quá trình diễn biến của tiết dạy, nhận xét ưu, khuyết điểm về trình độ nắm nội dung bài, trình độ sử dụng phương pháp Phiếu này sẽ lưu lại trong hồ sơ thanh tra

- Kiểm tra hồ sơ giảng dạy của GV và các hồ sơ khác của trường để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn

- Kiểm tra kháo sát chất lượng HS, thu thập các thông tin về chất lượng học tập qua các hồ sơ của trường để đánh giá kết quả giảng dạy của GV

 Trao đổi với GV được thanh tra

Đây là khâu quan trọng, cần chuẩn bị kỹ những nội dung sau đây:

- Chuẩn bị nội dung đánh giá:

+ Nghiên cứu đánh giá của trường và của những lần thanh tra trước

+ Phân tích thông tin qua kiểm tra hồ sơ, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, việc thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả học tập của HS, đánh giá hiệu quả giảng dạy của GV

+ Dự kiến nội dung đánh giá

- Chuẩn bị nội dung tư vấn

Căn cứ vào nhận định ở phần kiểm tra những vấn đề đã dự kiến đánh giá để chọn những nội dung cần tư vấn

- Chuẩn bị nội dung cần thúc đẩy

+ Phát hiện và lựa chọn những kinh nghiệm của GV thông qua kiểm tra và lựa chọn kinh nghiệm của bản thân cán bộ thanh tra để phổ biến cho GV

- Dự kiến các vấn đề cần kiến nghị.[6, tr 16,17]

d Kết thúc thanh tra

Hoàn thành hồ sơ thanh tra gồm có:

- Cho điểm và xếp loại ở phiếu dự giờ dạy của GV;

- Hoàn thành biên bản thanh tra hoạt động sư phạm của GV, cụ thể:

+ Xếp loại Nội dung 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống (trên cơ sở phiếu nhận xét và xếp loại viên chức hàng năm do thủ trưởng cơ sở giáo dục cung cấp)

+ Xếp loại Nội dung 2: Kết quả công tác được giao:

Trang 21

* Về hồ sơ chuyên môn : kiểm tra các loại sổ, giáo án về số lượng và chất lượng rồi đưa ra nhận xét ưu, khuyết điểm

* Việc thực hiện các quy định về chuyên môn: thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục; soạn bài, chuẩn bị bài theo quy định; kiểm tra, chấm bài theo quy định; tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; bảo đảm thực hành thí nghiệm; đảm bảo

hồ sơ chuyên môn; tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ; thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm

* Xếp loại giờ dạy: ghi nhận xét ưu, khuyết điểm, và ghi kết quả xếp loại như trên

* Kết quả giảng dạy: ghi số lượng các bài kiểm tra do cán bộ thanh tra khảo sát hay kết quả tổng kết học tập bộ môn theo các loại tốt, khá, TB, yếu, kém cùng với tỷ lệ %, từ

đó cán bộ thanh tra đưa ra nhận xét về ưu khuyết điểm về công tác giảng dạy của GV được thanh tra

* Thực hiện các nhiệm vụ khác (trên cơ sở nhận xét của thủ trưởng cơ sở giáo dục)

- Căn cứ vào kết quả dự giờ và các nhận xét về kiểm tra hồ sơ, về thực hiện các quy định về chuyên môn, về kết quả giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ khác, cán bộ thanh tra sẽ xếp loại Nội dung 2

- Căn cứ vào Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/03/2006 về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập và Văn bản số 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17/4/2006 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn một số điều trong

“Quy chế đánh giá, xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập”, cán bộ thanh tra sẽ xếp loại GV theo 04 loại sau:

- Loại xuất sắc: Là những GV Nội dung 1 xếp loại tốt và Nội dung 2 xếp loại tốt

- Loại khá: Là những GV không đủ điều kiện xếp loại xuất sắc đạt các yêu cầu sau:

Có Nội dung 1 và Nội dung 2 xếp từ loại khá trở lên

- Loại trung bình: Là những GV không đủ điều kiện xếp loại xuất sắc, loại khá và đạt các yêu cầu sau: có Nội dung 1 xếp loại trung bình trở lên, Nội dung 2 xếp loại trung bình

- Loại kém: Là những GV có một trong các xếp loại sau đây:

+ Nội dung 1 xếp loại kém

+ Nội dung 2 xếp loại kém

1.2.5 Vị trí, vai trò cấp THPT

1.2.5.1 Trường THPT trong hệ thống giáo dục

Trang 22

Cấp học Phổ thông Trung học là một cấp học trong bậc học phổ thông của nền giáo dục nước ta thực hiện 4 nhiệm vụ sau :

- Là cấp học tiếp nối các cấp học dưới để hoàn chỉnh kiến thức để kết thức học vấn phổ thông;

- Là cấp học chuẩn bị hành trang về kiến thức và nhân cách cho nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội;

- Là cấp học thực hiện định hướng nghề nghiệp cho HS qua việc thực hiện Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông qua việc dạy học phân hóa thực hiện bằng kết hợp phân

ban với dạy học tự chọn (đã thực hiện năm học 2006-2007 đến nay);

- Là cấp học thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong cộng đồng (được quy định trong Điều lệ trường Trung học ban hành ngày 02/04/2007)

1.2.5.2 Tầm quan trọng của GV THPT

Nhiệm vụ của người GV THPT cũng quan trọng và nặng nề như bao GV các cấp học khác Tuy nhiên do đặc thù riêng của cấp học người GV THPT bằng nhân cách của mình phải dạy học và giáo dục HS để giúp nhà trường THPT hoàn thành sứ mạng thực hiện 4 nhiệm vụ nêu trên, cụ thể là :

Cần hoàn chỉnh kiến thức năng lực, phẩm chất cho người HS PT; hình thành người công dân; kết thúc giai đoạn dân trí phát triển; chuyển sang giai đoạn đào tạo mới - đào tạo nhân lực: ĐH, CĐ, TH nghề hay trung cấp nghề …

Kết luận chương 1

Từ thực trạng chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng tuy đạt được một số thành tựu nhưng thực tế là chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng của xã hội

Cùng với các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD”, năm học 2008-2009, ngành GD-ĐT đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, HS tích cực” Trong năm học này, mỗi tỉnh, mỗi thành phố đều xây dựng được ít nhất 1 trường học ở mỗi cấp đạt yêu cầu của 5 nội dung “Trường học thân thiện, HS tích cực” Trên diện rộng tập trung giải quyết 3 vấn đề: mỗi nhà trường đều có nhà vệ sinh và tổ chức HS tham gia giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên; mỗi trường phổ thông đều nhận chăm sóc một di sản văn hoá, lịch sử, cách mạng; lựa chọn và đưa trò chơi dân gian hoặc

Trang 23

hoạt động vui chơi tích cực khác vào trường học Xây dựng trường học thân thiện không chỉ phù hợp với chuẩn quốc tế về nhà trường mà còn đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi mới của của ngành giáo dục trong nước về nâng cao chất lượng Muốn thực hiện tốt cuộc vận động toàn ngành GD nói chung và lực lượng Thanh tra GD nói riêng cần phải đổi mới công tác của mình, phấn đấu góp một phần vào thành công của nhiệm vụ cao cả này Đặc biệt cần nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV THPT nói riêng, bởi lẽ

GV là yếu tố quan trọng nhất trong việc đem đến hiệu quả và sự tham gia của HS trong học tập, là 1 trong 5 điều kiện xây dựng trường học thân thiện

Trang 24

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN

THPT TỈNH CÀ MAU

2.1 Đặc điểm tự nhiên xã hội, kinh tế và chất lượng GD&ĐT của tỉnh Cà Mau

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên xã hội, kinh tế

Cà Mau, một tỉnh cực nam của Tổ quốc, được tái lập ngày 01/01/1997 từ tỉnh Minh Hải cũ Cà Mau có hệ thống kinh rạch chằng chịt Địa hình tỉnh Cà Mau phức tạp, ba mặt giáp biển : phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía đông và nam giáp biển Đông, phía bắc giáp hai tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu

Diện tích tự nhiên là 5.109,507 km2 , bằng 1,58% cả nước và 13,1% diện tích ĐBSCL

Về hành chính Cà Mau được chia thành 8 huyện : Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Năm Căn, Phú Tân và 1 thành phố Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh

Thành phố Cà Mau cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách thành phố Cần Thơ

180 km, là cửa ngõ của tỉnh nằm trên trục đường chiến lược quốc lộ 1A và quốc lộ 63, từ

Cà Mau có thể đi tới các tỉnh của ĐBSCL bằng các phương tiện thuỷ và bộ

Cà Mau có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ổn định và mang tính đặc trưng phân mùa rõ rệt Do nằm ở cực nam của Tổ quốc nên Cà Mau hầu như ít bị ảnh hưởng của bão và nằm ngoài vùng ảnh hưởng lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long Nhìn chung khí hậu Cà Mau phù hợp cho các loại động thực vật nhiệt đới phát triển

Do đặc trưng thổ nhưỡng và chế độ thuỷ văn mà việc sử dụng đất tập trung vào khai thác các hệ thống canh tác phù hợp như mô hình lúa nước – cá đồng, mô hình rừng tràm – cá đồng – lúa, mô hình rừng ngập mặn và nuôi tôm, tiếp đến là trồng các loại cây ăn trái và cây công nghiệp Cùng với biện pháp cải tạo đất, Cà Mau đã hình thành nên các vùng: đất trồng cây công nghiệp, thực phẩm, đất có khả năng trồng cây lâu năm, đất trồng tràm và cây công nghiệp, đất rừng ngập mặn và nuôi trồng thuỷ sản

Cà Mau có 254 km bờ biển bằng 7,8% chiều dài bờ biển cả nước, với các cửa sông lớn Trữ lượng hải sản lớn và phong phú về chủng loại, mỗi năm có thể đánh bắt hàng chục ngàn tấn Cà Mau có nhiều khả năng phát triển vận tải biển

Dọc theo thềm lục địa và ngoài khơi biển Cà Mau có những mỏ khí đốt với trữ lượng lớn (172 tỷ m 3 ) Khả năng phát triển và khai thác tối đa các mỏ khí có thể đạt sản lượng

Trang 25

khai thác đến 8,25 tỷ m 3 / năm Hiện nay Cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau đã hình thành và đi vào hoạt động Hai nhà máy điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2 đã vận hành, góp phần tăng cường cho mạng lưới điện quốc gia Cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm, sẽ là động lực, là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động của tỉnh, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập và có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển KT-XH và chính trị của tỉnh Cà Mau Cà Mau có rất nhiều cơ hội để bứt phá đi lên

Ngoài ra Cà Mau còn chứa nhiều tiềm năng về du lịch với các tuyến, điểm và hình thức du lịch đa dạng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, xen vào đó là các dải vườn đầy cây trái, các sân chim tự nhiên, nhân tạo, với nhiều loài chim quý hiếm, hoặc các dải rừng tràm, rừng đước bát ngát là những tuyến du lịch sinh thái hấp dẫn du khách Cà Mau còn

có nhiều hòn đảo còn giữ được vẻ đẹp nguyên thuỷ của tự nhiên Đây là những tụ điểm du lịch hấp dẫn, điển hình là Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc …

Dân số Cà Mau năm 2004 là 1.200.800 người, chiếm 7% dân số ĐBSCL và 1,47% dân số cả nước Cà Mau là tỉnh đất rộng người thưa, mật độ dân số trung bình 220 người/km 2 chỉ bằng 54% mật độ bình quân của ĐBSCL, dân số Cà Mau phân bố không đều : 741 người ở thành thị (Tp Cà Mau) và 108 người ở nông thôn (Huyện U Minh), gồm

ba dân tộc chính : Kinh (96%), Khơ Me (2,5%), Hoa (1,5%) Ngoài ra còn có người Chăm, Nùng, Thái, Mường … từ miền Bắc và Miền Trung chuyển cư đến trong vòng ba thập kỷ lại đây với tỷ lệ thấp Tốc độ tăng dân số của Cà Mau là khá cao (2,15%) so với bình quân vùng ĐBSCL (1,27%)

Cơ cấu dân số trẻ, trên 40% dưới 14 tuổi, cao hơn mức bình quân của cả nước (39%) Tỷ lệ nữ chiếm 50,56%

Hiện nay đời sống của nhân dân Cà Mau ngày càng ổn định, tỷ lệ đói nghèo giảm rõ rệt Trong năm 2008, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 11.694 tỷ đồng, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập theo đầu người đạt 15,17 triệu đồng (tương đương 923 USD) Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 310 ngàn tấn, trong đó sản lượng tôm đạt 114 ngàn tấn, sản lượng lúa ước đạt 430 ngàn tấn Kim ngạch xuất khẩu đạt 630 triệu USD, thu ngân sách đạt 1.140 tỷ đồng Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2008 tỉnh Cà Mau đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 28 dự án trong nước và 2 dự

án nước ngoài với số vốn 26 tỷ đồng

Trang 26

Đến cuối năm 2008, tỉnh Cà Mau có 100% xã phường, thị trấn và 8/9 huyện, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS, mạng lưới trường lớp tăng thêm 16 trường, trong năm có 16 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia của toàn tỉnh là 31 trường, tỉnh đang khẩn trương triển khai chương trình kiên cố hoá trường, lớp giai đoạn 2 và nhà ở công vụ cho GV Các ngành thương mại, dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn … tiếp tục tăng trưởng cao Khoa học công nghệ chuyển biến đáng kể, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống Nhiều chính sách xã hội, văn hoá thông tin, thể dục thể thao đã tạo “dấu ấn” cho riêng mình Năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm còn 9,7%, số hộ cận nghèo còn 4,82%; đào tạo bồi dưỡng, dạy nghề cho 19000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, dạy nghề lên 24,3% Chính sách an sinh xã hội, các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số theo chủ trương của Chính phủ, được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả lĩnh vực an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và tệ nạn xã hội từng bước bị đẩy lùi …

Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch bệnh, lạm phát … tác động không nhỏ đến đời sống của người dân cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cà Mau nhưng với GDP/đầu người đạt 923 USD cho thấy đời sống người dân Cà Mau ngày càng được cải thiện, nhu cầu về đời sống tinh thần ngày càng được nâng cao

Tuy nhiên Cà Mau xa các trung tâm kinh tế- văn hoá lớn, địa bàn chia cắt bởi sông rạch chằng chịt; cấu tạo địa tầng non trẻ, tốn kém trong xây dựng, hoàn toàn không tự lực vật liệu, hầu hết phải mua và chịu phí cao trong vận chuyển; giàu tiềm năng thuỷ sản nhưng trở lực rất lớn để phát triển nông nghiệp toàn diện, bởi đất đai nhiễm phèn mặn nặng, tập quán canh tác lạc hậu

Có thể nói đồng bằng sông Cửu Long là vùng trũng về mặt dân trí của cả nước Cà Mau cũng nằm trong vùng trũng đó Cà Mau là căn cứ cách mạng qua nhiều thời kỳ, chịu nhiều dau thương mất mát do chiến tranh và tất cả dồn sức cho chiến đấu, ít có điều kiện học hành

Mặt bằng dân trí thấp, dĩ nhiên dẫn đến mặt bằng tri thức của cán bộ, công chức bị hạn chế Đáng lo ngại nhất là trình độ cán bộ, đảng viên cơ sở Âu đó cũng là nguyên nhân đẫn đến khả năng khai thác chưa ngang bằng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh Hiện nay Cà Mau đã có chính sách đặc biệt đầu tư phát triển GD-ĐT, không chỉ đáp ứng

Trang 27

yêu cầu nguồn nhân lực, mà hơn thế đó là mục tiêu giải phóng toàn diện cho con người Cà Mau

Tóm lại, Cà Mau đã phát triển theo mô hình của một tỉnh nông nghiệp tiến lên công

nghiệp hoá bằng sự kết hợp giữa phát huy nội lực và hỗ trợ của ngoại lực, biết sử dụng tài nguyên đất đai và ưu thế kinh tế thuỷ hải sản để phát triển Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các vấn đề xã hội trong đó đó có

sự nghiệp GD&ĐT tỉnh nhà Đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau đã nhắc lại lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm và làm việc tại đồng bằng

sông Cửu Long nhấn mạnh”Vốn” lớn nhất để phát triển kinh tế-xã hội bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long đó là con người Và chiến lược phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long là nâng cao trí thức, chuyên môn hoá ngành nghề cho thanh niên vùng này và nói thêm “Theo tôi việc đầu tư phát triển giáo dục-đào tạo, nâng cao mặt bằng trí thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh nhà, đó vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược của Đảng bộ tỉnh Cà Mau trong thời gian tới”

2.1.2 Chất lưọng GD-ĐT của tỉnh Cà Mau

Hiện nay, toàn ngành GD&ĐT tỉnh Cà Mau với những quyết tâm thực hiện nhiệm

vụ theo từng năm học, trong thực tiễn đã có những tiến bộ đáng kể, những kết quả nổi bật cũng như còn những mặt hạn chế, yếu kém như sau: 2.1.2.1 Kết quả nổi bật

- Cuộc vận động “Hai không”của ngành giáo dục (GD) được các tầng lớp trong xã hội ủng hộ, được sự đồng tình của người dân, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức của các cấp quản lý giáo dục (QLGD), đem lại không khí thi đua mới trong nhà trường, tạo cơ sở để đánh giá sát hơn chất lượng GD Một số hiện tượng tiêu cực được phát hiện và xử lý nghiêm túc, kịp thời

- Công tác đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40/2000/QHX của Quốc hội khóa X và thực hiện phân ban THPT theo Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT đã được ngành chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đạt được các mục tiêu đề ra;

- Kỳ thi tốt nghiệp THPT và BTTHPT đã được tổ chức, thực hiện đúng quy chế, diễn ra an toàn nghiêm túc Kỳ thi đã đánh giá sát chất lượng học tập của HS, chất lượng

GD của các nhà trường, tạo niềm tin của toàn xã hội đối với chủ trương của Bộ GD&ĐT

về tăng cường quản lý (QL), bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS Đây là cơ sở để các nhà trường xác định các biện

Trang 28

pháp cần phải tập trung triển khai nhằm phát triển GD một cách bền vững, bảo đảm chất lượng;

- Cơ sở vật chất cho GD được cải thiện một bước, nhất là các vùng khó khăn, các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, từ các nguồn tài chính của xã hội đã được kết hợp để đẩy mạnh kiên cố hóa trường, lớp học

- Công tác xã hội hóa giáo dục đạt được kết quả đáng khích lệ, thu hút được sự đóng góp dưới mọi hình thức của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cho giáo dục

- Nhận thức của nhân dân về sự nghiệp giáo dục và đào tạo có những chuyển biến tích cực; các cấp uỷ, chính quyền đoàn thể đã quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo

2.1.2.2 Hạn chế, yếu kém

- Nhìn chung chất lượng giáo dục còn hạn chế, nhất là ở một số vùng khó khăn; khoảng cách trình độ phát triển giáo dục và đào tạo giữa các vùng trong tỉnh chưa được thu hẹp Giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho HS chưa được coi trọng đúng mức, chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục HS;

- Tỷ lệ HS bỏ học còn cao (THPT - 6,72%; THCS - 6,96%), hiệu quả đào tạo chưa cao.(THPT: Giỏi: 1,83%, Khá: 17,32%, TB: 47,91%, Yếu: 30,48%, Kém: 0,10%)

- Chậm khắc phục được những khó khăn, yếu kém của đội ngũ GV, cán bộ quản lý giáo dục về cơ cấu và phân bổ GV, về phương pháp giáo dục về năng lực quản lý và về đời sống Một bộ phận GV và cán bộ quản lý vẫn còn hiện tượng kém tu dưỡng, thiếu gương mẫu, vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo

Cơ sở vật chất cho giáo dục còn thiếu về đất đai, phòng học bộ môn, sân chơi, bãi tập, nhà công vụ cho GV, nước sạch, nhà vệ sinh và chưa bảo bảm vệ sinh môi trường trong trường học

2.1.3 Đội ngũ GV và cán bộ QLGD cấp THPT

Theo quy định, Thanh Tra Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành thanh tra HĐSP của

GV tại các trường THPT và các trung tâm giáo dục thường xuyên (GV trung học cơ sở

và GV tiểu học, mầm non do Phòng GD&ĐT tiến hành thanh tra HĐSP) Đội ngũ GV THPT tỉnh Cà Mau trong thời gian 05 năm trở lại đây có sự phát triển lớn mạnh cả về lượng và chất, góp phần to lớn và sự nghiệp giáo dục của tỉnh Cà Mau nói chung và chất lượng giảng dạy tại các trường trung học phổ thông nói riêng Trong đội ngũ đó có rất nhiều GV giỏi, gương mẫu, là những tấm gương sáng cho đồng nghiệp học tập và HS noi

Trang 29

theo, tuy vậy cũng còn có nhiều GV năng lực chuyên môn yếu, kỹ năng sử dụng đồ dùng, thiết bị giảng dạy còn hạn chế, việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học và đổi mới phương pháp dạy học thực hiên chưa nhiều, hiệu quả chưa cao Trong nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đội ngũ GV THPT tỉnh Cà Mau, đối tượng của thanh tra HĐSP và thu hoạch được những kết quả nghiên cứu như sau:

2.1.3.1 Số lượng

Hiện nay ngành giáo dục tỉnh Cà Mau có số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo

và nhân viên là 15.338 người (trong đó Văn phòng Sở GD&ĐT có 55 người, các Phòng GD&ĐT có 163 người) Riêng các trường Trung học phổ thông có 72 cán bộ quản lý (27 nữ),1338 GV (564 nữ) và 157 nhân viên

Bảng 2.1 Số lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau trong 03 năm liền kề

(Nguồn Sở GD&ĐTCà Mau)

Với tỷ lệ 2.17 GV trên 1 lớp, so sánh với Thông tư 35/2006 thì tỷ lệ GV THPT còn thiếu 0,08 GV/lớp hay là thiếu 48 giáo viên

Cụ thể số lượng GV các bộ môn như sau

Bảng 2.2 Số lượng giáo viên các bộ môn cấp THPT tỉnh Cà Mau trong năm học 2008-2009

n Toán Lý Hoá Sinh

Anh Văn

Văn ử S Địa GD

CD

Tin học

Trang 30

2.1.3.2 Chất lượng

Chất lượng của đội ngũ GV THPT tại tỉnh Cà Mau được thể hiện ở các mặt sau:

* Một là: Về bằng cấp (trên chuẩn, đạt chuẩn, dưới chuẩn)

Bảng 2 3 So sánh về chuẩn giáo viên THPT trong hai năm 2005, 2008

Đạt chuẩn

Dưới chuẩn

Tổng

số

Trên chuẩn

Đạt chuẩn

Dưới chuẩn

(Nguồn: Sở GD&ĐT Cà Mau)

Với tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn là 98,95%, hầu hết GV đã tham gia đầy đủ các chuyên đề bồi dưỡng theo quy định Công tác đào tạo bồi dưỡng GV trình độ chuẩn

và trên chuẩn được chú ý thực hiện theo đúng kế hoạch đã vạch ra

* Hai là: Về xếp loại cán bộ, GV, nhân viên của Hiệu trưởng các trường THPT trong ba năm liền kề

Qua báo cáo của Hiệu trưởng 28 trường THPT tỉnh Cà Mau, chúng tôi có:

Trang 31

Bảng 2.4 Xếp loại cán bộ, GV THPT tỉnh Cà Mau trong 03 năm liền kề

Xếp loại CBQL, GV, 03 năm liền kề

2005 - 2006 2006 - 2007 2007-2008

Tên trường THPT

Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Chuyên Phan

Từ bảng 2.4, chúng tôi tổng hợp lại được:

Bảng 2.5 Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường THPT tỉnh Cà Mau trong 03 năm

liền kề

(Do Hiệu trưởng các trường báo cáo về Thanh tra Sở)

Trang 32

Tốt Khá Trung bình Năm Tổng

(Nguồn Thanh tra Sở GD&ĐT Cà Mau)

* Ba là: Từ nhận định của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT về đội ngũ

GV trường mình.(Xem phụ lục 1.5 )

Qua khảo sát 26 Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng của 13 trường tại Cà Mau là: THPT Tắc Vân, THPT Nguyễn Việt Khái, THPT Hồ Thị Kỷ, THPT Cà Mau, THPT Trần Văn Thời, THPT Huỳnh Phi Hùng, THPT Thới Bình, THPT Nguyễn Văn Nguyễn, THPT

U Minh, THPT Cái Nước, THPT Đầm Dơi, THPT Phan Ngọc Hiển, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Trang 33

Bảng 2.6 Chất lượng của giáo viên THPT tỉnh Cà Mau

(do các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng 13 trường THPT đánh giá)

TT Đánh giá chất lượng đội ngũ

GV THPT tại tỉnh Cà Mau

Tỷ lệ giữa phiếu ĐG và số phiếu phát ra

Xếp hạng theo số phiếu Được xếp loại Tốt khoảng 20% tổng số GV

9/26 = 34,6%

Cao nhất Được xếp loại Tốt khoảng 30% tổng số

4

Được xếp loại Yếu khoảng 20% tổng số

(Nguồn Thanh Tra Sở GD&ĐT Cà Mau)

Qua bảng 2.6, chúng ta có thể thấy rằng các nhà Quản lý GD các trường THPT đã

đánh giá chất lượng đội ngũ GV của mình cụ thể là:

Trang 34

Loại Tốt từ 20% đến 35%, tập trung là 20%;

Loại Khá từ 30% đến 60%, tập trung là 40%;

Loại Trung bình từ 20% đến 40%, tập trung là 30%;

Loại Yếu từ 0% đến 20%, tập trung là 10%

Từ kết quả đánh giá này chúng tôi có:

Bảng 2.7a Tỷ lệ chất lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau

* Bốn là: Từ nhận định của các Cộng tác viên thanh tra về chất lượng đội ngũ GV THPT

Cà Mau hiện nay (Xem phụ lục 2.4-5 )

Qua khảo sát đối với 29 Cộng tác viên Thanh tra nhiệm kỳ 2006-2008, kết quả thu được về nhận định chất lượng đội ngũ GV trung học phổ thông tại tỉnh Cà Mau như sau:

Bảng 2.7b Chất lượng giáo viên THPT tỉnh Cà Mau

(do Cộng tác viên thanh tra nhận định)

Trang 35

Bảng 2.8 Chất lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau

(qua nghiên cứu Hồ sơ và Phiếu thăm dò)

Hình 2.1 Biểu đồ chất lượng đội ngũ GV THPT tỉnh Cà Mau (hình tròn)

Từ các bảng thống kê (2.1 đến 2.8), chúng tôi thấy tùy góc độ của người đánh giá nên các chỉ số chưa hoàn toàn khớp nhau, song cũng cho ta cái nhìn tổng quát như sau: đội ngũ cán bộ QLGD và GV THPT tỉnh Cà Mau trong những năm gần đây có số lượng gần đủ, hầu hết đạt chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn còn thấp (15 người, chiếm tỷ lệ 1,12%) và còn một số GV chưa đạt chuẩn (14 người, chiếm tỷ lệ 1,05%) Chất lượng đội ngũ GV có nhiều biến chuyển

Trang 36

với tỷ lệ khá giỏi khá cao (giỏi khoảng 17%, khá khoảng 57% ), chỉ còn một số ít GV chất lượng loại yếu, chưa đạt yêu cầu (khoảng từ 3%)

2.2 Thực trạng công tác thanh tra HĐSP của GV THPT tỉnh Cà Mau

2.2.1 Thực trạng về văn bản quy phạm pháp quy

Thanh tra Sở GD&ĐT Cà Mau ngoài Luật Thanh tra năm 2004 còn nhận được nhiều văn bản pháp quy về công tác thanh tra như:

- Nghị định 101/2002/NĐ-CP ngày 10/12/2002, về tổ chức hoạt động của thanh tra

GD Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy thanh tra

GD, cụ thể hóa quy định của Pháp luật đối với thanh tra lĩnh vực GD;

- Nghị định 49/2005/NĐ-CP ngày 11/04/2005, quy định về xử phạt hành chính trong GD;

- Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục;

* Trong công tác thanh tra HĐSP của GV từ năm 1997 đến nay có các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT như sau:

- Thông tư số 12/GD-ĐT ngày 4 tháng 8 năm 1997 về việc hướng dẫn hoạt động thanh tra;

- Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT, Hướng dẫn thanh tra toàn diên trường Phổ thông và thanh tra HĐSP của GV ngày 30/03/2004;

- Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

- Văn bản số 3040/BGD&ĐT-TCCB, Hướng dẫn một số điều trong “ Quy chế đánh giá, xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập, ban hành ngày 17 tháng 04 năm 2007;

- Thông tư số 43/2006/TT-BG ĐT - Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ

sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo ban hành ngày 20/10/2006

* Bên cạnh đó để cụ thể các văn bản của Bộ GD&ĐT, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh

Cà Mau đã ra các văn bản như :

- Hướng dẫn số 1214/SGD&ĐT-TTr ngày 08/09/2005, về việc hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2005-2006;

Trang 37

- Chương trình kế hoạch số 1138/TTr-SGD&ĐT ngày 21/08/2006 về việc thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản thực hiện cuộc vân động thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng chống tham nhũng;

- Hướng dẫn số 1354/SGD&ĐT-TTr ngày 04/10/2006 về cuộc vận động “Hai không”

- Hướng dẫn số 1327/SGD&ĐT-TTr ngày 29/09/2006, về việc hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra việc đổi mới chương trình GD phổ thông năm học 2006-2007;

- Hướng dẫn số 1259/SGD&ĐT-TTr ngày 29/09/2007, về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra năm học 2007-2008;

- Công văn số 1493/SGDĐT-TTr ngày 12 tháng 8 năm 2008, về một số công tác cần tập trung trong hoạt động thanh tra, kiểm tra;

- Kế hoạch số 53/KH_TTr, về thực hiện nhiệm vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra năm học 2008-2009

Với các văn bản ở trên và một số văn bản khác, hệ thống văn bản Thanh tra Giáo dục đến nay khá đầy đủ, đặc biệt là các Thông tư, Công văn, Quyết định về Thanh tra Hoạt động

sư phạm của nhà giáo, vừa có tính chất nghiệp vụ, vừa là cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thanh tra

Tuy nhiên có nhiều Quy định của Pháp luật không khả thi hoặc đã lỗi thời, sau đây là một số ví dụ:

- Ví dụ1: Trong Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, mặc dù Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT- Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động của nhà giáo ngày 20/10/2006 đã ban hành hơn 02 năm, tuy nhiên hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể việc xếp loại GV mà chỉ căn cứ vào Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập và văn bản số 3040/BGD&ĐT ngày 17/4/2006 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành hướng dẫn một số điều trong “Quy chế đánh giá, xếp loại GV mầm non và GV công lập”

- Ví dụ 2: Thông tư Liên Bô số 16/TTLB ngày 23 tháng 8 năm 1995, Hướng dẫn thực

hiện chế độ đối với GV được điều động làm nhiệm vụ Thanh tra HĐSP GV chi trả 40.000 đ/1 bộ hồ sơ thanh tra Qua hơn 14 năm, với chế độ tiền lương và giá cả thay đổi tăng lên rất nhiều lần nhưng số tiền bồi dưỡng cho cán bộ thanh tra vẫn “ổn định, không suy chuyển” mặc dù Thanh tra Bộ GD&ĐT đã nhiều lần trình lên Bộ Tài chính với nhiều phương án

Trang 38

khác nhau để đảm bảo chế dộ cho cán bộ thanh tra khi đi làm nhiệm vụ thanh tra HĐSP nhà giáo

2.2.2.Thực trạng về tổ chức lực lượng Thanh tra Sở GD&ĐT Cà Mau

 Tổ chức thanh tra Sở :

Thanh tra sở GD&ĐT Cà Mau hiện nay có 04 người (chiếm 7,2% tổng số biên chế của Sở GD&ĐT, chưa đảm bảo tỷ lệ 10% theo quy định), trong đó :

- 01 Chánh thanh tra- Phụ trách chung và môn Văn THPT;

- 01 Phó Chánh Thanh tra - Phụ trách khối THPT và môn Địa THPT;

- 01 Phó Chánh Thanh tra - Phụ trách khối Phòng GD&ĐT và Giải quyết khiếu nại,

tố cáo, tiếp dân;

- 01 Thanh tra viên - Phụ trách Tổng hợp báo cáo và môn Toán THPT;

Đội ngũ cán bộ Thanh tra sở đều là Thanh tra viên, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và có trình độ chuyên môn vững vàng, trong 04 thành viên có 02 người được phong tặng danh Hiệu Nhà giáo ưu tú, 02 người còn lại đang theo học Cao học QLGD; Cả 04 thành viên đều là Cử nhân, trong đó 02 người có

02 bằng Đại học Hàng năm cán bộ Thanh tra Sở đều tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, về thay sách giáo khoa, về đổi mới chương trình GDPT, về đổi mới phương pháp giảng dạy do Bộ GD&ĐT tổ chức;

Điều kiện vật chất của Thanh tra Sở được trang bị, hỗ trợ khá tốt bao gồm: phòng làm việc có máy lạnh, có phòng tiếp dân, được trang bị các phương tiện hiện đại như máy trình chiếu, máy ảnh kỹ thuật số, máy ghi âm, labtop và máy tính để bàn …Cũng như các phòng ban khác trong Sở GD&ĐT Cà Mau, Thanh tra Sở nối mạng Internet (04 máy), phục vụ đắc lực trong việc tìm hiểu thông tin và nâng cao trình độ tin học và chuyên môn nghiệp vụ

2.2.3 Thực trạng đội ngũ Cộng tác viên thanh tra

Do lực lượng Thanh tra Sở quá ít, không thể đảm nhiệm được một khối lượng thanh tra học chính quá lớn cho nên Thanh tra Sở xây dựng lực lượng Công tác viên thanh tra (CTVTT) để phục vụ cho công tác của mình Lực lượng này được bổ nhiệm từ các Trưởng, Phó Phòng, Chuyên viên ở Văn phòng Sở, các Phó Hiệu trưởng chuyên môn, các

Tổ trưởng chuyên môn và GV giỏi ở các trường THPT hay TTGDTX Hiện nay đội ngũ CTVTT do Sở GD&ĐT Cà Mau quản lý có tới 69 người (62 CTV chuyên môn) (đạt tỷ lệ 62/1338= 4%, vượt tỷ lệ của Bộ GD&ĐT quy định là 1/50 = 2%)

Trang 39

CTVTT được xây dựng đầy đủ các môn học ở bậc THPT và các lĩnh vực, bậc học khác như: Tài chính, Xây dựng, Mầm non, Tiểu học

Cụ thể đội ngũ CTVTT nhiệm kỳ 2008 - 2010 được xây dựng như bảng sau:

Bảng 2.9 Số lượng Cộng tác viên thanh tra theo từng môn học

TT C

Trang 40

Hình 2.2 Biểu đồ hình cột về số lượng CTVTT Sở GD&ĐT Cà Mau,

nhiệm kỳ 2008-2010 (được vẽ từ số liệu ở bảng 2.9)

Trong những năm học qua, thanh tra Sở đã rà soát, bổ sung những cán bộ, GV có phẩm chất tốt, chuyên môn vững vàng vào đội ngũ CTVTT

Có thể thấy rằng tuy đại đa số CTVTT là những CBQL, GV có trình độ chuyên môn giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tuy nhiên do nghiệp vụ thanh tra còn nhiều hạn chế, không được tập huấn thường xuyên và không được đào tạo bài bản, ít trao đổi rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, cho nên kết quả thanh tra HĐSP của các CTVTT chưa thật đáp ứng theo yêu cầu, sự đánh giá, xếp loại giáo viên chưa thật chính xác, trong đó nguyên nhân cơ bản là trình độ nghiệp vụ của CTVTT và cách tổ chức tiến hành dự giờ trong các đợt thanh tra trước đây (01 CTVTT dự giờ 01 giáo viên)

2.2.4 Thực trạng công tác thanh tra HĐSP GV THPT

2.2.4.1 Quy trình Thanh tra:

Môn học/ngành

Ngày đăng: 31/03/2013, 18:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Số lượng giáo viên các bộ mơn cấp THPT tỉnh Cà Mau trong năm học 2008-2009 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.2. Số lượng giáo viên các bộ mơn cấp THPT tỉnh Cà Mau trong năm học 2008-2009 (Trang 29)
Bảng 2.1. Số lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau trong 03 năm liền kề - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.1. Số lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau trong 03 năm liền kề (Trang 29)
Bảng 2.1. Số lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau trong 03 năm liền kề - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.1. Số lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau trong 03 năm liền kề (Trang 29)
Bảng 2.2. Số lượng giáo viên các bộ môn cấp THPT tỉnh Cà Mau trong năm học 2008-2009 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.2. Số lượng giáo viên các bộ môn cấp THPT tỉnh Cà Mau trong năm học 2008-2009 (Trang 29)
Bảng 2.4. Xếp loại cán bộ, GV THPT tỉnh Cà Mau trong 03 năm liền kề - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.4. Xếp loại cán bộ, GV THPT tỉnh Cà Mau trong 03 năm liền kề (Trang 31)
Bảng  2.4. Xếp loại cán bộ, GV THPT tỉnh Cà Mau trong 03 năm liền kề - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
ng 2.4. Xếp loại cán bộ, GV THPT tỉnh Cà Mau trong 03 năm liền kề (Trang 31)
Bảng 2.6. Chất lượng của giáo viên THPT tỉnh Cà Mau - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.6. Chất lượng của giáo viên THPT tỉnh Cà Mau (Trang 33)
Bảng 2.6. Chất lượng của giáo viên THPT tỉnh Cà Mau - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.6. Chất lượng của giáo viên THPT tỉnh Cà Mau (Trang 33)
(Tổng hợp từ bảng 2.6) - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
ng hợp từ bảng 2.6) (Trang 34)
Bảng 2.7a. Tỷ lệch ất lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.7a. Tỷ lệch ất lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau (Trang 34)
Bảng 2.7a. Tỷ lệ chất lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.7a. Tỷ lệ chất lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau (Trang 34)
Bảng 2.7b. Chất lượng giáo viên THPT tỉnh Cà Mau  (do Cộng tác viên thanh tra nhận định) - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.7b. Chất lượng giáo viên THPT tỉnh Cà Mau (do Cộng tác viên thanh tra nhận định) (Trang 34)
Bảng 2.8. Chất lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau (qua nghiên cứu Hồ sơ và Phiếu thăm dị)  - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.8. Chất lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau (qua nghiên cứu Hồ sơ và Phiếu thăm dị) (Trang 35)
Từ bảng 2.8, chúng tơi cĩ: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
b ảng 2.8, chúng tơi cĩ: (Trang 35)
Hình 2.1. Biểu đồ chất lượng đội ngũ GV THPT tỉnh Cà Mau (hình tròn) - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Hình 2.1. Biểu đồ chất lượng đội ngũ GV THPT tỉnh Cà Mau (hình tròn) (Trang 35)
Bảng 2.8. Chất lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau  (qua nghiên cứu Hồ sơ và Phiếu thăm dò) - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.8. Chất lượng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Cà Mau (qua nghiên cứu Hồ sơ và Phiếu thăm dò) (Trang 35)
Cụ thể đội ngũ CTVTT nhiệm kỳ 2008-2010 được xây dựng như bảng sau: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
th ể đội ngũ CTVTT nhiệm kỳ 2008-2010 được xây dựng như bảng sau: (Trang 39)
Bảng 2.9. Số lượng Cộng tác viên thanh tra theo từng môn học   Nhiệm kỳ 2008 – 2010 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.9. Số lượng Cộng tác viên thanh tra theo từng môn học Nhiệm kỳ 2008 – 2010 (Trang 39)
Hình 2.2. Biểu đồ hình cột về số lượng CTVTT Sở GD&ĐT Cà Mau,  nhiệm kỳ 2008-2010 (được vẽ từ số liệu ở bảng 2.9)  - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Hình 2.2. Biểu đồ hình cột về số lượng CTVTT Sở GD&ĐT Cà Mau, nhiệm kỳ 2008-2010 (được vẽ từ số liệu ở bảng 2.9) (Trang 40)
Hình 2.2. Biểu đồ hình cột về số lượng CTVTT  Sở GD&ĐT Cà Mau, - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Hình 2.2. Biểu đồ hình cột về số lượng CTVTT Sở GD&ĐT Cà Mau, (Trang 40)
Bảng 2.10. Lựa chọn mục đích cơng tác thanh tra HĐSP củaGV THPT tỉnh Cà Mau qua Phiếu thăm dị  - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.10. Lựa chọn mục đích cơng tác thanh tra HĐSP củaGV THPT tỉnh Cà Mau qua Phiếu thăm dị (Trang 42)
Bảng 2.10. Lựa chọn mục đích công tác thanh tra HĐSP của GV THPT tỉnh Cà Mau qua Phiếu  thăm dò - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.10. Lựa chọn mục đích công tác thanh tra HĐSP của GV THPT tỉnh Cà Mau qua Phiếu thăm dò (Trang 42)
Bảng 2.11. Kết quả thăm dị sự cần thiết của Cơng tác Thanh tra HĐSP của giáo viên THPT tỉnh Cà Mau  - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.11. Kết quả thăm dị sự cần thiết của Cơng tác Thanh tra HĐSP của giáo viên THPT tỉnh Cà Mau (Trang 43)
Bảng 2.11. Kết quả thăm dò sự cần thiết của Công tác Thanh tra  HĐSP của giáo viên THPT   tỉnh Cà Mau - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.11. Kết quả thăm dò sự cần thiết của Công tác Thanh tra HĐSP của giáo viên THPT tỉnh Cà Mau (Trang 43)
Qua số liệu ở bảng 2.13, chúng tơi thấy rằng, cơng tác Thanh tra HĐSP GV THPT do Thanh tra Sở GD&ĐT Cà Mau chủ trì, thực hiện đạt kết quả khá tốt, cĩ biện pháp đổ i m ớ i - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
ua số liệu ở bảng 2.13, chúng tơi thấy rằng, cơng tác Thanh tra HĐSP GV THPT do Thanh tra Sở GD&ĐT Cà Mau chủ trì, thực hiện đạt kết quả khá tốt, cĩ biện pháp đổ i m ớ i (Trang 47)
(Tổng hợp từ các bảng phụ lục 1.10, 2.13,3.12) - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
ng hợp từ các bảng phụ lục 1.10, 2.13,3.12) (Trang 47)
Bảng 2.14. So sánh kết quả thanh tra HĐSP GV THPT trong 06 năm học (2002-2003 đến 2007- 2007-2008) - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.14. So sánh kết quả thanh tra HĐSP GV THPT trong 06 năm học (2002-2003 đến 2007- 2007-2008) (Trang 47)
Hình 2.4. Đường biểu diễn sự phát triển chất lượng (theo tỉ lệ %) xếp loại HĐSP củaGV THPT Cà Mau trong 06 năm 2002-2008 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Hình 2.4. Đường biểu diễn sự phát triển chất lượng (theo tỉ lệ %) xếp loại HĐSP củaGV THPT Cà Mau trong 06 năm 2002-2008 (Trang 48)
Hình 2.3. Biểu đồ so sánh kết quả xếp hạng GV THPT Cà Mau được qua TTHĐSP trong 06 năm 2002-20008 theo tỷ lệ % (vẽ từ số liệu bảng 2.14) - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Hình 2.3. Biểu đồ so sánh kết quả xếp hạng GV THPT Cà Mau được qua TTHĐSP trong 06 năm 2002-20008 theo tỷ lệ % (vẽ từ số liệu bảng 2.14) (Trang 48)
Hình 2.3. Biểu đồ so sánh kết quả xếp hạng GV THPT Cà Mau được qua TTHĐSP trong 06  năm 2002-20008 theo tỷ lệ % (vẽ từ số liệu bảng 2.14) - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Hình 2.3. Biểu đồ so sánh kết quả xếp hạng GV THPT Cà Mau được qua TTHĐSP trong 06 năm 2002-20008 theo tỷ lệ % (vẽ từ số liệu bảng 2.14) (Trang 48)
Hình 2.4. Đường biểu diễn sự phát triển chất lượng (theo tỉ lệ %) xếp loại HĐSP của GV  THPT Cà Mau trong 06 năm 2002-2008 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Hình 2.4. Đường biểu diễn sự phát triển chất lượng (theo tỉ lệ %) xếp loại HĐSP của GV THPT Cà Mau trong 06 năm 2002-2008 (Trang 48)
Nhìn vào các biểu đồ hình 2.3 và hình 2.4, chúng ta thấy rằng tỉ lệ GV được xếp loại Khá cao nhất là 70% trong năm học 2006-2007, cịn trong năm học 2007-2008, tỉ lệ GV  được thanh tra xếp loại Khá chỉ là 60%, giảm 10% - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
h ìn vào các biểu đồ hình 2.3 và hình 2.4, chúng ta thấy rằng tỉ lệ GV được xếp loại Khá cao nhất là 70% trong năm học 2006-2007, cịn trong năm học 2007-2008, tỉ lệ GV được thanh tra xếp loại Khá chỉ là 60%, giảm 10% (Trang 49)
Bảng 2.15. So sánh kết quả thanh tra HĐSP 02 năm học đầu chu kỳ thanh tra - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.15. So sánh kết quả thanh tra HĐSP 02 năm học đầu chu kỳ thanh tra (Trang 49)
Hình 2.5. Biểu đồ so sánh kết quả thanh tra HĐSP 02 năm học đầu chu kỳ thanh tra (2002- (2002-2003 và 2007-2008 - Dạng hình cột – Column, theo số lượng)  - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Hình 2.5. Biểu đồ so sánh kết quả thanh tra HĐSP 02 năm học đầu chu kỳ thanh tra (2002- (2002-2003 và 2007-2008 - Dạng hình cột – Column, theo số lượng) (Trang 50)
Hình 2.5. Biểu đồ so sánh kết quả thanh tra HĐSP 02 năm học đầu chu kỳ thanh tra (2002- (2002-2003 và 2007-2008 - Dạng hình cột – Column, theo số lượng) - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Hình 2.5. Biểu đồ so sánh kết quả thanh tra HĐSP 02 năm học đầu chu kỳ thanh tra (2002- (2002-2003 và 2007-2008 - Dạng hình cột – Column, theo số lượng) (Trang 50)
Bảng 2.17. Kết quả thanh tra HĐSP GV THPT năm học 2008-2009 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.17. Kết quả thanh tra HĐSP GV THPT năm học 2008-2009 (Trang 51)
Bảng 2.16. Kết quả thanh tra HĐSP GV THPT năm học 2002-2003 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.16. Kết quả thanh tra HĐSP GV THPT năm học 2002-2003 (Trang 51)
Bảng 2.18. So sánh kết quả thanh tra HĐSP tại 05 trường THPT  tại 02 đợt thanh tra 2002-2003 và 2008-2009  - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.18. So sánh kết quả thanh tra HĐSP tại 05 trường THPT tại 02 đợt thanh tra 2002-2003 và 2008-2009 (Trang 52)
Từ hai bảng 2.16 và 2.17 chúng tơi cĩ bảng so sánh kết quả thanh tra HĐSP tại 05 trường THPT thuộc tỉnh Cà Mau sau 05 năm của một chu kỳ thanh tra, đĩ là:  - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
hai bảng 2.16 và 2.17 chúng tơi cĩ bảng so sánh kết quả thanh tra HĐSP tại 05 trường THPT thuộc tỉnh Cà Mau sau 05 năm của một chu kỳ thanh tra, đĩ là: (Trang 52)
Hình 2.7.  Biểu đồ so sánh kết quả thanh tra HĐSP  tại 5 trường THPT  tại 02 đợt thanh tra  2002-2003 và 2007-2008- Dạng cột theo tỉ lệ % - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Hình 2.7. Biểu đồ so sánh kết quả thanh tra HĐSP tại 5 trường THPT tại 02 đợt thanh tra 2002-2003 và 2007-2008- Dạng cột theo tỉ lệ % (Trang 52)
Bảng 2.18. So sánh kết quả thanh tra HĐSP tại 05 trường THPT   tại 02 đợt thanh tra 2002-2003 và 2008-2009 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.18. So sánh kết quả thanh tra HĐSP tại 05 trường THPT tại 02 đợt thanh tra 2002-2003 và 2008-2009 (Trang 52)
Hình 2.8. Đường biểu diễn sự tiến bộ và chất lượng qua xếp loại thanh tra HĐSP tại 5 trường - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Hình 2.8. Đường biểu diễn sự tiến bộ và chất lượng qua xếp loại thanh tra HĐSP tại 5 trường (Trang 53)
Hình 2.8. Đường biểu diễn sự tiến bộ và chất lượng qua xếp loại thanh tra HĐSP  tại 5 trường  THPT sau 02 đợt thanh tra 2002-2003 và 2007-2008 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Hình 2.8. Đường biểu diễn sự tiến bộ và chất lượng qua xếp loại thanh tra HĐSP tại 5 trường THPT sau 02 đợt thanh tra 2002-2003 và 2007-2008 (Trang 53)
Bảng 2.19. Bảng bình quân kết quả xếp loại giáo viên THPT trong 03 năm học  - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.19. Bảng bình quân kết quả xếp loại giáo viên THPT trong 03 năm học (Trang 54)
Bảng 2.20. So sánh kết quả xếp loại giáo viên THPT của Thanh tra Sở   và Tự kiểm tra xếp loại giáo viên của các trường THPT tỉnh Cà Mau - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng 2.20. So sánh kết quả xếp loại giáo viên THPT của Thanh tra Sở và Tự kiểm tra xếp loại giáo viên của các trường THPT tỉnh Cà Mau (Trang 54)
Hình 2.9. Biểu đồ kết quả thanh tra HĐSP GV THPT do Thanh tra Sở chủ trì và Kết quả tự kiểm tra tại các trường THPT -Dạng cột(column)  theo tỷ lệ % - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Hình 2.9. Biểu đồ kết quả thanh tra HĐSP GV THPT do Thanh tra Sở chủ trì và Kết quả tự kiểm tra tại các trường THPT -Dạng cột(column) theo tỷ lệ % (Trang 55)
Hình 2.9. Biểu đồ kết quả thanh tra HĐSP GV THPT do Thanh tra Sở chủ trì và Kết quả tự   kiểm tra tại các trường THPT -Dạng cột(column)  theo tỷ lệ % - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Hình 2.9. Biểu đồ kết quả thanh tra HĐSP GV THPT do Thanh tra Sở chủ trì và Kết quả tự kiểm tra tại các trường THPT -Dạng cột(column) theo tỷ lệ % (Trang 55)
BẢNG HỎI 1: DÀNH CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
1 DÀNH CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT (Trang 85)
BẢNG HỎI 1 : DÀNH CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
1 DÀNH CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT (Trang 85)
Bảng thống kê: Nguyên nhân kết quả xếp loại - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng th ống kê: Nguyên nhân kết quả xếp loại (Trang 95)
Bảng thống kê: Nguyên nhân kết quả xếp loại - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng th ống kê: Nguyên nhân kết quả xếp loại (Trang 95)
Frequency Table- Bảng thống kê - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
requency Table- Bảng thống kê (Trang 100)
Bảng thống kê: NỘI DUNG CẦN THIẾT TRONG THANH TRA - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng th ống kê: NỘI DUNG CẦN THIẾT TRONG THANH TRA (Trang 101)
Bảng thống kê : NỘI DUNG CẦN THIẾT TRONG THANH TRA - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng th ống kê : NỘI DUNG CẦN THIẾT TRONG THANH TRA (Trang 101)
BẢNG THỐNG KÊ - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
BẢNG THỐNG KÊ (Trang 102)
BẢNG THỐNG KÊ - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
BẢNG THỐNG KÊ (Trang 102)
BẢNG THỐNG KÊ - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
BẢNG THỐNG KÊ (Trang 102)
Bảng tần số thống kê - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng t ần số thống kê (Trang 104)
Bảng tần số thống kê - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng t ần số thống kê (Trang 105)
Bảng tần số thống kê - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA  HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CÀ MAU
Bảng t ần số thống kê (Trang 105)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w