1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

QUẢN lý đội NGŨ CỘNG tác VIÊN THANH TRA CHUYÊN môn cấp TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH hải DƯƠNG GIAI đoạn 2015 2020

144 393 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

nhất hành động, tăng cường QLNN về Luật Giáo dục, thiết lập trật tự, kỷ cươnggiáo dục, thực hiện một cách có hiệu lực Luật Thanh tra, tăng cường bộ máyTTGD các cấp, coi trọng phát triển

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

-˜˜˜ -NGUYỄN THỊ HƯƠNG

QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA CHUYÊN MÔN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Chuyên ngành:Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Tạ Quang Tuấn

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

chân thành cảm ơn TS Tạ Quang Tuấn người thầy đã tận tình hướng dẫn,

giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này

Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cánbộ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương; lãnh đạo nhà trường và các thầygiáo, cô giáo các trường THPT tỉnh Hải Dương; đội ngũ cán bộ thanh tra vàcộng tác viên thanh tra chuyên môn cấp THPT của tỉnh; các bạn đồng nghiệpvà những người thân đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, số liệu, thông tin bổích và động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu

Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo và sựđóng góp chân thành của các đồng nghiệp và những người quan tâm để luậnvăn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 9 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương

Trang 3

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Các phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA CHUYÊN MÔN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6

1.1 Vài nét sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý nhân lực giáo dục 6

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT 7

1.2 Quản lý 10

1.2.1 Khái niệm quản lý 10

1.2.2 Quản lý đội ngũ (nguồn nhân lực): 12

1.2.3 Biện pháp quản lý 12

1.2.4 Các chức năng quản lý 12

1.2.5 Các nguyên tắc quản lý 14

1.3 Thanh tra chuyên môn và cộng tác viên thanh tra chuyên môn 15

1.3.1 Thanh tra và hoạt động thanh tra giáo dục 15

1.3.2 Vai trò của thanh tra giáo dục trong quản lý giáo dục 19

1.3.3 Đội ngũ cộng tác viên thanh tra (CTVTT) 23

1.4 Quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT của Sở GD&ĐT 26

1.4.1 Lập kế hoạch phát triển đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT 27

1.4.2 Tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng CTVTT chuyên môn THPT 30

1.4.3 Đào tạo, bồi dưỡng CTVTT chuyên môn THPT 31

Trang 4

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá cán bộ CTVTT: 32

1.4.5 Thực hiện chính sách cán bộ và chính sách ưu đãi 33

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ 33

1.5.1 Yếu tố về chủ thể quản lý 34

1.5.2 Các yếu tố về đối tượng quản lý 34

1.5.3 Các yếu tố về cơ chế, môi trường 34

Tiểu kết chương 1 35

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA CHUYÊN MÔN THPT TỈNH HẢI DƯƠNG 36

2.1 Vài nét về giáo dục và thanh tra giáo dục Hải Dương 36

2.1.1 Qui mô trường, lớp, học sinh 39

2.1.2 Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học 40

2.1.3 Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục 43

2.1.4 Về cơ sở vật chất và trường đạt chuẩn quốc gia 44

2.1.5 Công tác phổ cập giáo dục 44

2.1.6 Thực trạng giáo dục cấp THPT của tỉnh Hải Dương 45

2.2 Thực trạng hoạt động thanh tra chuyên môn cấp THPT tỉnh hải dương 46

2.2.1 Nhận thức về vị trí, vai trò của thanh tra chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương 46

2.2.2 Đánh giá về hiệu quả thanh tra các nội dung của hoạt động thanh tra chuyên môn trường THPT tỉnh Hải Dương 49

2.3 Thực trạng đội ngũ cộng tác viên thanh tra chuyên môn THPT tỉnh hải dương 51

2.3.1 Số lượng và cơ cấu 51

Trang 5

chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương 61

2.4.2 Thực trạng biện pháp tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương 62

2.4.3 Thực trạng biện pháp bồi dưỡng phát triển đội ngũ CTVTT 63

2.4.4 Thực trạng biện pháp kiểm tra, đánh giá đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương 64

2.4.5 Thực trạng biện pháp xây dựng môi trường, thực hiện các chế độ chính sách, chính sách ưu đãi tạo động lực phát triển đội ngũ CTVTT chuyênmôn cấp THPT tỉnh Hải Dương 66

2.4.6 So sánh mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả giữa các biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương 68

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ ctvtt chuyên môn cấp thpt tỉnh hải dương 69

2.5.1 Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý 70

2.5.2 Nhóm các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý 71

2.5.3 Nhóm các yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách, điều kiện, môi trường quản lý 72

Tiểu kết chương 2 73

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRACHUYÊN MÔN THPT TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015-2020 75

3.1 Định hướng phát triển giáo dục Hải Dương giai đoạn 2015-2020 75

3.2 Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý 77

3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 77

3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ hệ thống 77

3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 77

3.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng 78

3.3 Các biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2020 78

Trang 6

3.3.1 Nâng cao nhận thức cho toàn ngành giáo dục về tầm quan trọng của hoạt

động thanh tra chuyên môn đối với đổi mới phát triển giáo dục THPT 78

3.3.2 Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ 80

3.3.3 Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT 84

3.3.4 Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ CTVTT 91

3.3.5 Tổ chức tốt việc kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh giá, xếp loại CTVTT chuyên môn 95

3.3.6 Đổi mới chính sách ưu đãi để thu hút giáo viên giỏi và động viên những người làm công tác TTGD nhằm phát triển đội ngũ CTVTT 99

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 101

3.5 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT 102

3.5.1 Khảo nghiệm tính cần thiết 103

3.5.2 Khảo nghiệm tính khả thi 104

3.5.3 Quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 105

Tiểu kết chương 3 107

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô các cấp học của tỉnh Hải Dương năm học 2012 - 2013 40

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp học lực học sinh THPT năm học 2012-2013 45

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp hạnh kiểm học sinh THPT năm học 2012-2013 46

Bảng 2.4: Số lượng và cơ cấu đội ngũ CTVTT cấp THPT nhiệm kỳ 2013-2016 51

Bảng 2.5: Độ tuổi đội ngũ CTVTT cấp THPT nhiệm kỳ 2013-2016 51

Bảng 2.6: Thâm niên làm công tác thanh tra của đội ngũ CTVTT cấp THPT nhiệm kỳ 2013-2016 51

Bảng 2.7: Tổng hợp số lượng CTVTT cấp THPT nhiệm kỳ 2013-2016 phân bố theo các môn học, quản lý 52

Bảng 2.8: Trình độ đội ngũ CTVTT cấp THPT nhiệm kỳ 2013-2016 53

Bảng 2.9: Đánh giá phẩm chất và năng lực của đội ngũ CTVTT cấp THPT 54

Bảng 2.10: Đánh giá phẩm chất của đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương 55

Bảng 2.11: Đánh giá về năng lực chuyên môn của đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương 56

Bảng 2.12: Đánh giá về năng lực nghiệp vụ của đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương 57

Bảng 2.13: Đánh giá về mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả biện pháp xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT 61

Bảng 2.14: Đánh giá về mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của biện pháp tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ CTVTT cấp THPT 62

Bảng 2.15: Đánh giá về mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của biện pháp bồi dưỡng phát triển đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT 63

Bảng 2.16: Đánh giá về mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của biện pháp kiểm tra, đánh giá đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương 64

Trang 9

Bảng 2.17: Đánh giá về mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của biện pháp xây

dựng môi trường, thực hiện các chế độ chính sách, chính sách ưu đãi đối với đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương 66

Bảng 2.18: Mối quan hệ giữa mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả giữa các

biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT 68Bảng 2.19: Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý 70Bảng 2.20: Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố thuộc về đối tượng quản lý 71Bảng 2.21: Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách,

điều kiện và môi trường 72Bảng 3.1: Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của biện pháp quản lý

đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương 103Bảng 3.2: Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của biện pháp quản lý đội

ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương 104Bảng 3.3: Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương 105

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Mức độ phẩm chất và năng lực của đội ngũ CTVTT chuyên

môn THPT 54Biểu đồ 2.2: So sánh mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của các biện

pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương 69Biểu số 3.1: Quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản

lý đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương 106

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thanh tra là khâu thiết yếu của quản lý nhà nước trong đó có quản lýgiáo dục Hiệu lực, hiệu quả của thanh tra phụ thuộc rất nhiều vào chất lượngđội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” “Là nhân tố quyết định sự thành bạicủa Cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chếđộ” “Công việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhoá VIII về “Định hướng chiến lược phát triển Giáo dục & Đào tạo trong thờikỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã khẳng định những thành tích to lớn vànhững yếu kém tồn tại của ngành GD&ĐT trong những năm qua Để phát huynhững thành tích đã đạt được và khắc phục những hạn chế, bất cập Nghị quyết

đã chỉ ra là: cần phải “Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục (TTGD), tăngcường cán bộ thanh tra, tập trung vào thanh tra chuyên môn” Nghị quyết cũngchỉ rõ: “Công tác quản lý GD&ĐT có những mặt yếu kém bất cập Công tácTTGD còn yếu kém, thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra đánh giá chấtlượng đào tạo; chậm phát hiện và thiếu nghiêm túc trong xử lý và khắc phục cácbiểu hiện tiêu cực trong ngành GD&ĐT” [9] Những quan điểm chỉ đạo của

Đảng đã tạo những định hướng để GD&ĐT phát triển nhanh, mạnh, bền vữnggóp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp CNH,HĐH đất nước

Lực lượng thanh tra trong đó có đội ngũ cộng tác viên thanh tra hoạtđộng hiệu quả sẽ góp phần quan trọng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ XI của Đảng, kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khoá XI)và Nghị quyết số 37 của Quốc hội về giáo dục nhằm: Nâng cao nhận thức, thống

Trang 12

nhất hành động, tăng cường QLNN về Luật Giáo dục, thiết lập trật tự, kỷ cươnggiáo dục, thực hiện một cách có hiệu lực Luật Thanh tra, tăng cường bộ máyTTGD các cấp, coi trọng phát triển lực lượng cả về số lượng và chất lượng, nângcao trách nhiệm, đổi mới phương thức hoạt động, phát huy hiệu quả công tácthanh tra để nâng cao hiệu lực quản lý; quy định trách nhiệm cụ thể và tăng thêmquyền của TTGD trong việc xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra Bổ sung biên chếvà nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên, đồng thời phát triển chương trìnhđào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ TTV để chuyên nghiệp hoá đội ngũ này.

Như vậy, quản lý nhằm phát triển đội ngũ TTGD nói chung, đội ngũCTVTT chuyên môn nói riêng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về năng lựcQLNN của ngành là một đòi hỏi hết sức cấp bách; là một trong những mặthoạt động quản lý không thể thiếu của nhà nước đối với lĩnh vực GD&ĐT.Thanh tra chuyên môn thực hiện quyền thanh tra nhà nước về chuyênngành GD&ĐT tăng cường hiệu lực quản lý, bảo đảm và nâng cao chấtlượng GD&ĐT để sự nghiệp giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, phụcvụ CNH, HĐH đất nước, một nhiệm vụ bức thiết đặt ra là phải tiếp tụcnâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về GD&ĐT Một trong những biệnpháp quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý là phải nâng caochất lượng hoạt động thanh tra giáo dục trong đó đội ngũ thanh tra viên vàcộng tác viên thanh tra giáo dục là lực lượng chính để thực hiện hoạt độngthanh tra giáo dục

Cấp trung học phổ thông là cấp học cuối cùng trong hệ thống giáo dụcphổ thông Chất lượng giáo dục THPT ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đàotạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các trường cao đẳng và đại học Vìthế, muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải nâng cao chất lượnggiáo dục THPT Một vài năm gần đây, ngành GD&ĐT có nhiều đổi mới vềnội dung, chương trình, phương pháp dạy học và cách thức tuyển sinh Do

Trang 13

đó, cũng có nhiều vấn đề đặt ra cho công tác thanh tra Hoạt động thanh tra củaSở GD&ĐT Hải Dương đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp nhiều vàoviệc nâng cao hiệu quả quản lý của ngành GD&ĐT Lãnh đạo Sở GD&ĐT HảiDương đã xác định rõ mục tiêu và trách nhiệm là không ngừng nâng cao hiệu quảhoạt động và quản lý trong công tác thanh tra nói chung và nâng cao chất lượngthanh tra chuyên môn trong các cơ sở giáo dục nói riêng Tuy nhiên hoạt độngthanh tra vẫn còn những bất cập, đội ngũ CTVTT còn thiếu và hạn chế về chấtlượng Để khắc phục những tồn tại, nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động thanh tratrong thời gian tới, Sở GD&ĐT Hải Dương cần phát triển đội ngũ CTVTT đủmạnh về số lượng và chất lượng đổi mới hơn nữa về công tác quản lý đội ngũCTVTT.

Với những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý đội ngũcộng tác viên thanh tra chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương giaiđoạn 2015-2020" nhằm góp phần giải quyết những vấn đề còn bất cập, đề

xuất một số biện pháp mang tính thực tế, khả thi nhằm củng cố, phát triển vềsố lượng; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giúp cho công tác thanh tra của SởGD&ĐT Hải Dương ngày càng hiệu quả góp phần đổi mới công tác quản lý,nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý độingũ cộng tác viên thanh tra chuyên môn THPT tỉnh Hải Dương, luận văn đề xuấtbiện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT tỉnh HảiDương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục cũng như nâng caochất lượng dạy và học ở các trường THPT tỉnh Hải Dương

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

- Hoạt động thanh tra chuyên môn THPT

* Khách thể khảo sát

Trang 14

- Hoạt động thanh tra chuyên môn tại các trường THPT tỉnh Hải Dương.- 68 cán bộ quản lý, 58 CTVTT và 58 giáo viên tại các trường THPTtỉnh Hải Dương

3.2 Đối tượng nghiên cứu

- Biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT tỉnh Hải Dương

4 Phạm vi nghiên cứu

* Nội dung: Một số biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn

THPT của Sở GD&ĐT Hải Dương

* Thời gian: Từ 2011 đến nay

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động thanh tra chuyên môn THPT tỉnh Hải Dương chưa đạt đượckết quả như mong muốn, nguyên nhân chủ yếu do đội ngũ CTVTT chuyênmôn THPT tỉnh Hải Dương chưa thật đồng bộ, hiệu quả hoạt động chưa cao, vìvậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra chuyên môn Nếu xáclập được các biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT phù hợp sẽgóp phần nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra tại các trường THPT tỉnhHải Dương trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Làm rõ cơ sở lý luận quản lý đội ngũ CTVTT giáo dục của SởGD&ĐT

6.2 Phân tích, đánh giá thực trạng HĐTT và công tác quản lý đội ngũCTVTT chuyên môn THPT tỉnh Hải Dương

6.3 Đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT tỉnhHải Dương trong giai đoạn hiện nay

7 Các phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, quy định củangành giáo dục, các tài liệu lý luận về công tác cán bộ, thanh tra, TTGD và các

Trang 15

vấn đề nghiên cứu.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu: Điều tra bằng phiếu theo cáctiêu chí liên quan đến phạm vi của đề tài nghiên cứu

7.2.2 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động: Khảo sát các kếtquả quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT tỉnh Hải Dương

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn lấy ý kiến của các chuyêngia, các thanh tra viên, các cán bộ quản lý trường học, cán bộ giáo viên vềhoạt động và đội ngũ CTV thanh tra chuyên môn

7.2.4 Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên giađánh giá về công tác quản lý đội ngũ CTV thanh tra chuyên môn THPT tỉnhHải Dương

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng toán thống kê để tổng hợp kết quả điều tra và xử lý số liệu thu được

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục Nội dungchính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh trachuyên môn THPT

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh trachuyên môn THPT tỉnh Hải Dương

Chương 3: Biện pháp quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra chuyênmôn THPT tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2020

Trang 16

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH

TRA CHUYÊN MÔN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Vài nét sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý nhân lực giáo dục

Đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, con người được coi là một “tàinguyên” đặc biệt, một nguồn lực quan trọng của sự phát triển Chính vì lẽ đó,việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực đang chiếm vị trí trungtâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực Chăm lo đầy đủ đến con người làyếu tố đảm bảo chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”,“Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Dự thảo

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 và Chỉ thị số 40-CT/TW,ngày 16/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao

chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã chỉ rõ: “Phát triểngiáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lựcquan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làđiều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toànĐảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượngnòng cốt, có vai trò quan trọng” [6]

Việc vận dụng các quan điểm chỉ đạo của Đảng và tư tưởng Hồ ChíMinh về xây dựng và phát triển nhân lực giáo dục, với xu hướng kế thừa,nhiều nhà khoa học Việt Nam như: Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên, ĐặngQuốc Bảo, Nguyễn Gia Quý, Trần Kiểm,…đã chắt lọc những vấn đề tinh túynhất của hầu hết các tác phẩm quản lý của nước ngoài để thể hiện trong cáccông trình nghiên cứu của mình về sự phát triển của công tác quản lý Đáng

Trang 17

lưu ý là các tác phẩm: “Cơ sở khoa học quản lý” (Nguyễn Quốc Chí Nguyễn Thị Mỹ Lộc); “Những luận cứ khoa học cho việc nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước” (Nguyễn PhúTrọng – Trần Xuân Sầm) “Phát triển nguồn lực giáo dục đại học Việt Nam”

-(Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan) Mỗi công trình nghiên cứu đề cập đếnnhững phía cạnh khác nhau, nhưng đều hội tụ ở một điểm là: khẳng định vaitrò của nguồn nhân lực trong sự phát triển xã hội; thống nhất cơ bản vớinhững nghiên cứu của thế giới về nội dung quản lý, về phát triển nguồn nhânlực và đề xuất sự vận dụng với những giải pháp rất sáng tạo vào hoàn cảnhthực tế của Việt Nam

Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, Tại trường Đại học sưphạm Hà Nội, những luận văn thạc sĩ gần đây được công bố cũng đã đề xuấtđược những giải pháp khả thi về quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ giáoviên ở từng cấp học, bậc học, tại những địa bàn cụ thể, như: Dương ĐứcHùng (2002), Hoàng Quốc Huy (2005), Phạm Văn Thuần (2005), Trần QuốcThắng (2005), Nguyễn Xuân Trường (2006), Nguyễn Hữu Chương (2006),Nông Như Ngà (2007), Nguyễn Thị Chi Mai (2007), Đào Thị Hồng Thủy(2008), Lê Gia Thanh (2010)…

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT

Trong sự nghiệp cách mạng của nước ta, Đảng và Nhà nước luôn coitrọng và đặt thanh tra vào vị trí quan trọng Chỉ sau tuyên ngôn độc lập 2tháng, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 64-SL,thành lập Ban thanh tra đặc biệt, đó là sắc lệnh lịch sử đối với ngành Thanhtra, đồng thời điều đó cũng nói lên sự quan tâm của Đảng, của Bác Hồ đối vớicông tác Thanh tra

Nhìn lại quá trình hoạt động Thanh tra Giáo dục (TTGD), từ khi có Nghịquyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dưới ánh sáng đường lối đổi mới của

Trang 18

Đảng, Bộ Giáo dục, nay là Bộ GD&ĐT đã có Quyết định 1019/QĐ-BGD ngày29/10/1988 ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của hệ thống TTGD.Ngày 28/9/1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Nghị định358/NĐ-HĐBT về tổ chức và hoạt động của TTGD Sau đó Bộ GD&ĐT đãban hành Quyết định 478/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/3/1993 ban hành Quy chế tổchức và hoạt động của hệ thống thanh tra GD&ĐT Tháng 12/1998, Luật Giáodục nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành, tại mục 4chương VII từ điều 98 đến điều 103 đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, tráchnhiệm của TTGD và đối tượng thanh tra Ngày 10/12/2002, Chính phủ ra Nghịđịnh 101/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TTGD.

- Tháng 12 năm 2005, Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam được ban hành Luật giáo dục năm 2005, ở mục 4 chương VII từ điều 111đến điều 113 đã quy định rõ cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệmcủa thanh tra giáo dục và đối tượng thanh tra

- Từ năm 2010 Luật Giáo dục mới ra đời cùng với Luật Thanh tra 2010,thanh tra chính phủ và Bộ GD&ĐT đã có những văn bản cụ thể về công tácTTGD Những văn bản đang có hiệu lực thi hành là:

- Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 về tổ chức và hoạt động củathanh tra giáo dục

- Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ trưởng BộGD&ĐT hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

- Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục

- Vấn đề thanh tra, kiểm tra giáo dục nói chung và quản lý đội ngũ TTGDnói riêng đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Tác giả Nguyễn Ngọc

Quang“Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD”- Trường Cán bộ quản lý

GD&ĐT Trung ương I - 1989 cho rằng chương trình quản lý gồm 5 giai đoạn:

Trang 19

Chuẩn bị kế hoạch hoá, kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra Kiểm tra là giaiđoạn cuối cùng của chu trình quản lý, nó giúp cho chủ thể quản lý điều khiển mộtcách tối ưu hệ quản lý Không có kiểm tra không có quản lý.

- Tác giả Đặng Quốc Bảo đã xác định QLGD có 4 chức năng cụ thể là:

Kế hoạch hoá, chỉ huy, điều hành, kiểm tra Trong đó "Kiểm tra là công việcgắn bó với sự đánh giá tổng kết kinh nghiệm giáo dục, điều chỉnh mục tiêu”.(Đặng Quốc Bảo, Những vấn đề QLNN và QLGD - Trường Cán bộ quản lý

2003, hai tác giả Quang Anh - Hà Đăng đã xuất bản cuốn: "Những điều cần biếttrong hoạt động thanh tra, kiểm tra GD - ĐT” có tính chất tổng hợp các vấn đề cơ

bản về thanh tra GD&ĐT

Một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD, các đề tài về thanh tragiáo dục trong các lớp huấn luyện cán bộ thanh tra của một số tác giả cũng đềcập đến vấn đề thanh, kiểm tra, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác thanh tra vàcó đề cập sâu vào việc thanh tra một cấp học cụ thể như: Luận văn của tác giảTrần Thị Vân (ĐHSP Hà Nội 2004) nghiên cứu về phát triển đội ngũ thanh tracấp THCS quận Tây Hồ, Hà Nội; Luận văn của tác giả Lê Văn Vương (ĐHSPHà Nội 2005) nghiên cứu về phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra cấpTHPT của tỉnh Thanh Hóa; Luận văn của tác giả Phạm Văn Uý (ĐHSP Hà

Trang 20

Nội 2008) nghiên cứu về thanh tra chuyên môn trường Tiểu học của huyệnNga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Tóm lại, vấn đề quản lý đội ngũ hiện nay rất quan trọng và mang tínhcấp thiết, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều thạcsĩ khoa học Lĩnh vực quản lý nhân lực mà cụ thể là quản lý đội ngũ giáoviên, giảng viên đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Còn vấn đề quản lýđội ngũ CTVTT chuyên môn cấp THPT ở tỉnh Hải Dương hiện tại chưa có côngtrình nghiên cứu khoa học nào về biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyênmôn Chính vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũCTVTT chuyên môn cấp THPT tỉnh Hải Dương là cấp thiết nhằm phát triển độingũ CTVTT chuyên môn đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng,đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu công tác thanh tra trong các trường trung họcphổ thông, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới sự nghiệp GD&ĐT tỉnh HảiDương trong giai đoạn đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay

1.2 Quản lý

1.2.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là một trong những loại hình lao động có hiệu quả nhất, quantrọng nhất trong các hoạt động của con người Quản lý đúng (có hiệu quả) tứclà con người đã nhận thức được qui luật, vận động theo qui luật và sẽ đạtđược những thành công to lớn Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của cá nhân,của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia,quốc tế đều phải thừa nhận và chịu một sự quản lý nào đó

Có thể nói, quản lý được hình thành cùng với sự xuất hiện của xã hộiloài người: Có hoạt động mang tính tập thể là có hoạt động quản lý, quản lýxuất hiện như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướngtới mục tiêu chung Khi xã hội loài người phát triển qua các phương thức sản

Trang 21

xuất khác nhau thì trình độ tổ chức và điều hành xã hội ngày càng được nângcao Sự phát triển của xã hội dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơbản là: Tri thức, sức lao động và trình độ quản lý.

Ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà lý luận đã đưa ra nhiều kháiniệm về quản lý, sau đây là một vài khái niệm:

- Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Quản lý là chức năng và hoạt độngcủa hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội), đảmbảo giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảmthực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó” [36]

- Tác giả Vũ Ngọc Hải: “Quản lý chính là các hoạt động do một hoặcnhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kếtquả mong muốn” [39]

- Theo Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thểquản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi vàhoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý,phù hợp với qui luật khách quan” [33]

- Còn tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lựccủa nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thànhtựu của xã hội” [31]

- Các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo chorằng: "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đốitượng quản lý nhằm mục tiêu đề ra" [5].

Từ các khái niệm trên, và xét quản lý với tư cách là một hành động, ta

có thể khái niệm quản lý ngắn gọn như sau: Quản lý là sự tác động có tổ

chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt mụctiêu đã đề ra.

Trang 22

1.2.2 Quản lý đội ngũ (nguồn nhân lực)

Quản lý đội ngũ là một quá trình bao gồm thu nhận, sử dụng và pháttriển lực lượng lao động của một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu tổ chức.

Các hoạt động chủ yếu quản lý nguồn nhân lực gồm: Kế hoạch hóa nguồnnhân lực, tuyển chọn-sử dụng-bồi dưỡng-phát triển nguồn nhân lực, kiểm trahoạt động, điều chỉnh, đề bạt, luân chuyển hoặc thải hồi

Theo Leonard Nadlerd (Mỹ), nhiệm vụ của quản lý nguồn nhân lực bao gồm:

Một là, sử dụng nguồn nhân lực: Tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá,

đãi ngộ, kế hoạch hóa sức lao động

Hai là, phát triển nguồn nhân lực: Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát

triển, nghiên cứu, phục vụ

Ba là, nuôi dưỡng môi trường nguồn nhân lực: Mở rộng qui mô làm

1.2.4 Các chức năng quản lý

Để đạt được mục tiêu đã định, quản lý phải thông qua các chức năngquản lý như sau:

- Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng trung tâm, kế hoạch được hiểu

khái quát là một bảng ghi nhận những mục tiêu cơ bản là một chương trình

Trang 23

hành động cụ thể được hoạch định trước khi tiến hành thực hiện những nộidung nào đó mà chủ thể quản lý đã đề ra.

- Chức năng tổ chức: Tổ chức sắp xếp, sắp đặt một cách khoa học

những yếu tố, những con người, những dạng hoạt động thành một hệ toàn vẹnnhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau một cách tối ưu

-Chức năng chỉ đạo: Là huy động lực lượng để thực hiên kế hoạch, là

biến những mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện Phải giám sát cáchoạt động, các trạng thái vận hành của hệ đúng tiến trình, đúng kế hoạch Khicần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, uốn nắn nhưng không làm thay đổi mụctiêu hướng vận hành của hệ nhằm nắm vững mục tiêu chiến lược đã đề ra

- Chức năng kiểm tra đánh giá: Nhiệm vụ của kiểm tra nhằm đánh giá

trạng thái của hệ, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạttới mức độ nào, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động,tìm nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản lý rút ra nhữngbài học kinh nghiệm

Theo lý thuyết hệ thống (Cyberneticque): Kiểm tra giữ vai trò liên hệnghịch, là làm trái tim mạch máu của hoạt động quản lý:

Sơ đồ 1.1: Mối liên hệ các chức năng quản lý

Thông tinChỉ đạo

Lập kế hoạch

Kiểm tra, đánh giáTổ chức

thực hiện

Trang 24

1.2.5 Các nguyên tắc quản lý

Trong việc quản lý các tổ chức (kinh tế, chính trị, văn hóa, Giáo dục )mà yếu tố chủ yếu là con người, các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý thường vậncác nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc đảm bảo tính lãnh đạo toàn diện của Đảng: Đảng cộng

sản việt nam là Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối vì thế trong quản lý chúngta phải thường xuyên bám sát vào chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các chủtrương, đường lối chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc quan trọng bảo đảm

sự thành công trong công tác quản lý Tạo khả năng quản lý một cách khoahọc, có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quyền lực với sức mạnh sáng tạo củaquảng đại quần chúng trong việc thực hiện mục tiêu quản lý

+ Tập trung trong quản lý được hiểu là toàn bộ các hoạt động của hệthống được tập trung vào cơ quan quyền lực cao nhất, cấp này có nhiệm vụvạch ra chủ trương đường lối phương hướng mục tiêu tổng quát và đề xuấtcác giải pháp cơ bản để thực hiện Nguyên tắc tập trung được truyền thôngqua chế độ thủ trưởng

+ Dân chủ trong quản lý được biểu hiện là: Phát huy quyền làm chủ củamọi thành viên trong tổ chức Huy động trí lực của họ, dân chủ được thể hiệnở chỗ các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động đều được tập thể tham gia bàn bạc, kiếnnghị các biện pháp trước khi quyết định

+ Trong thực tiễn người quản lý phải biết kết hợp hài hòa giữa tập trungvà dân chủ, tránh tập trung dẫn đến quan liêu độc đoán Song cũng phải biết sửdụng quyền tập trung một cách đúng lúc, đúng chỗ, phải đảm bảo quyết đoán vàdám chịu trách nhiệm

- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn: Nguyên tắc này đòi

hỏi người quản lý phải nắm được quy luật phát triển của bộ máy, nắm vững

Trang 25

quy luật tâm lý của quá trình quản lý, hiểu rõ thực tế địa phương, thực tếngành mình đảm bảo hài hòa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, đảm bảo hiệuquả kinh tế, đảm bảo vai trò quần chúng tham gia quản lý thể hiện tinh thần:“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

1.3 Thanh tra chuyên môn và cộng tác viên thanh tra chuyên môn

1.3.1 Thanh tra và hoạt động thanh tra giáo dục

1.3.1.1 Khái niệm thanh tra

Khái niệm thanh tra đã có từ lâu trong xã hội; xã hội càng phát triển thìnhận thức về nội hàm và nội dung của nó càng phong phú và hoàn thiện hơn

Theo từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, vớinghĩa thứ nhất: thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địaphương, cơ quan, xí nghiệp; với nghĩa thứ hai: thanh tra để chỉ nghề nghiệp,là tên gọi chức danh của những người làm nhiệm vụ thanh tra

Từ điển Luật học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988 “Thanh tra là sựtác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giaonhằm đạt được mục đích nhất định - Sự tác động có tính trực thuộc”

Chủ tịch Hồ Chí Minh huấn thị tại hội nghị thanh tra toàn miền Bắc lần thứ

nhất năm 1957 đã nói: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới;theo dõi chỉ thị, chính sách, thông tư đưa xuống cho đến lúc kết thúc” [29].

Trong Pháp lệnh thanh tra ghi rõ: “Thanh tra là chức năng thiết yếu của cơquan QLNN, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ luật trong QLNN,thực hiện quyền dân chủ XHCN”.

Theo Luật Thanh tra năm 2010 thì: ‘Thanh tra là việc xem xét, đánh giá,xử lý của cơ quan QLNN đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tụcđược quy định trong luật này và các quy định khác của pháp luật ” [18].

Trang 26

Từ những luận điểm được nêu trên, ta có thể hiểu: Thanh tra là một dạnghoạt động, là một chức năng của QLNN, được thực hiện bởi chủ thể quản lý cóthẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước, nhằm tác động đến đối tượng quảnlý trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòngngừa và xử lý vi phạm, tăng cường pháp chế; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyềnvà lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

1.3.1.2 Thanh tra giáo dục (TTGD)

TTGD là kiểm tra có tính Nhà nước của cơ quan QLGD cấp trên đốivới cơ quan, tổ chức và cá nhân cấp dưới do một tổ chức chuyên biệt tiếnhành với các chức năng: đánh giá, phát hiện, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượngthanh tra nhằm đảm bảo pháp chế, giữ vững kỉ cương, tăng cường kỉ luật vàgóp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GD&ĐT

TTGD là thanh tra chuyên ngành, thực hiện quyền thanh tra nhà nướcvề giáo dục và đào tạo vừa bộc lộ quyền lực nhà nước, vừa đảm bảo dân chủ,kỷ cương trong hoạt động giáo dục và đào tạo.

* Thanh tra chuyên môn: TTCM là thực hiện quyền thanh tra có tínhchất nhà nước của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên (bộ, sở, phòng Giáodục & Đào tạo) đối với các hoạt động dạy và học ở các đơn vị giáo dục cơsở Thanh tra chuyên môn bao gồm: Thanh tra chất lượng giảng dạy, trình độgiáo viên và chất lượng giáo dục, học tập, rèn luyện của học sinh

1.3.1.3 Nội dung thanh tra chuyên môn

Nội dung của TTCM rất phong phú, đa dạng Song trên thực tế TTCMthường tập trung vào các nội dung chính chủ yếu:

Trang 27

* Việc thực hiện quy chế, qui định chuyên môn.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục.- Soạn bài, chuẩn bị bài theo qui định

- Kiểm tra và chấm bài theo quy định.- Tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.- Bảo đảm thực hành thí nghiệm

- Tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng nghiệm vụ.- Thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm

* Kết quả giảng dạy.

- Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học (lưu ý: có môn họckhông cho điểm, chỉ đánh giá kết quả học tập bằng nhận xét) của học sinh từđầu năm học đến thời điểm thanh tra

- Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh của cán bộ thanh tra.- Kết quả kiểm tra chất lượng csác lớp giáo viên dạy so với chất lượngchung của toàn trường, của địa phương trong năm học đó

- So sánh với kết quả học tập các năm học trước: tỷ lệ lên lớp, tốtnghiệp, học sinh giỏi và mức độ tiến bộ so với lúc nhận lớp

* Việc thực hiện các nhiệm vụ khác

- Công tác chủ nhiệm (nếu có).- Thực hiện các công tác khác do trường phân công

1.3.1.4 Hình thức thanh tra giáo dục

Theo quy định chung của pháp luật về thanh tra, có hai hình thức thanhtra như sau:

- Thanh tra định kỳ: Thanh tra định kỳ là hoạt động mang tính thường

xuyên, liên tục, được triển khai theo quy định hoặc kế hoạch thanh tra do cơquan chủ quản trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là Sở GD& ĐT xây dựngtrong từng quý, từng năm và có thông báo trước cho các cơ quan, tổ chức vàcá nhân có hoạt động hoặc liên quan đến lĩnh vực được thanh tra

Trang 28

- Thanh tra đột xuất: Đây là hình thức thanh tra được tiến hành khi cơ

quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặcđể giải quyết khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm của các cơ quan, tổchức và cá nhân Thanh tra đột xuất không cần phải thông báo trước cho đốitượng được thanh tra

1.3.1.5 Nguyên tắc thanh tra giáo dục

Điều 4, Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 về tổ chức và hoạt độngcủa thanh tra giáo dục ghi rõ:

- Hoạt động thanh tra giáo dục phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chínhxác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời

- Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tragiữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở đến hoạtđộng bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra

- Kết hợp giữa thanh tra nhà nước, thanh tra nội bộ của cơ sở giáo dụcvà thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật

1.3.1.6 Phương pháp thực hiện thanh tra giáo dục

- Phương pháp quan sát: Quan sát đem lại cho thanh tra viên những

tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan có ý nghĩa thiết thực Quan sát các hoạtđộng giảng dạy và giáo dục của giáo viên, các hoạt động của học sinh, cácsố liệu và các hoạt động… của cán bộ công nhân viên, của người quản lý đểcó số liệu chính xác cho việc đánh giá Tuỳ theo mục đích yêu cầu mà có thểsử dụng các loại quan sát: quan sát khía cạnh, toàn diện, phát hiện, kiểmnghiệm, có bố trí, quan sát trực tiếp, gián tiếp, công khai… quan sát liên tục,gián đoạn…

- Phương pháp điều tra: Điều tra là phương pháp dùng những câu

hỏi nhằm thu được những ý kiến chủ quan của họ về sự việc hay một vấnđề nào đó

Trang 29

Phương pháp điều tra có nhiều loại như: Trò chuyện trực tiếp, trắcnghiệm Mỗi loại đều có ưu nhược điểm, theo điều kiện hoàn cảnh và tìnhhuống cụ thể mà lựa chọn, sử dụng và phối hợp để đạt hiệu quả cao nhất tronghoạt động thanh tra.

- Phương pháp kiểm tra: Đây là một hình thức đo lường chất lượng

bằng các hình thức: Kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành một số môn học ở các lớp khá, trung bình, yếu Kiểm tra những kiến thức cơbản theo yêu cầu tối thiểu, có câu hỏi phụ để phân loại chất lượng học sinhgiỏi, khá,

- Phương pháp tham gia các hoạt động cụ thể: Dự các giờ sinh hoạt

lớp, các hoạt động ngoài giờ làm căn cứ để đánh giá

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và đối chiếu với thực tế:

Qua các số liệu đã tập hợp được, người thanh tra phải phân tích tổng hợp đốichiếu các văn bản, tài liệu với thực tế để tìm ra thông tin chính xác nhất trongquá trình đánh giá đối tượng

Ngày nay, ngoài các phương pháp kể trên, những người làm công tácthanh tra còn sử dụng nhiều phương pháp khác như xử lý bằng máy tính, toánhọc, lôgic học…

Không có phương pháp nào là vạn năng và chiếm địa vị độc tôn, mỗiphương pháp đều có mặt mạnh, mặt yếu và tác dụng của chúng cũng khácnhau tuỳ thuộc vào đối tượng, tình huống cụ thể

Trình độ hoàn thiện và mức độ hiệu quả của việc lựa chọn, vận dụngcác phương pháp TTGD còn phụ thuộc vào mức độ phù hợp của chúng vớinhững cơ sở khoa học, trình độ phát triển của đối tượng thanh tra

1.3.2 Vai trò của thanh tra giáo dục trong quản lý giáo dục

Mục 2 Điều 1 Nghị định 85/2006/NĐ-CP ngày 18/08/2006 của Chínhphủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục ghi rõ: “ TTGD thực hiện

Trang 30

chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm viquản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của pháp luật ” Như vậy, thanhtra giáo dục vừa bộc lộ quyền lực nhà nước, vừa đảm bảo dân chủ, kỷ cươngtrong hoạt động giáo dục - đào tạo Thanh tra giáo dục có tính chất hành chính- pháp chế - nhà nước Tổ chức thanh tra giáo dục do pháp luật quy định, cấptrên bổ nhiệm và hoạt động theo luật định.

Trong giai đoạn hiện nay, để đạt được mục tiêu " Đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinhtế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế", góp phần nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài thì Nhà nước phải phát huy mọitiềm lực sẵn có đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế về GD&ĐT Để thựchiện được điều này, cần phải tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong lĩnhvực GD&ĐT trong đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra Thông qua hoạtđộng thanh tra, kiểm tra giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước có thể đánh giáthực trạng hoạt động GD&ĐT, phát hiện, điều chỉnh, xử lý kịp thời các saiphạm trong lĩnh vực GD&ĐT, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cải tiến cơ chếquản lý, hoàn thiện chu trình quản lý mới phù hợp và có hiệu quả hơn.Ngoài ra, hoạt động thanh tra giáo dục còn giúp các tổ chức và cá nhân cóhoạt động trong hoặc liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT hạn chế được các viphạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củatổ chức và cá nhân khác

Hiện nay, bên cạnh những cố gắng và thành tựu đã đạt được như ViệtNam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở và tiếntới phổ cập trung học phổ thông; hệ thống giáo dục quốc dân dần trở nên hoànchỉnh, đa dạng với nhiều loại hình đào tạo, đáp ứng tối đa cho nhu cầu củangười học Song vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, vẫn cònnhiều mặt hạn chế như hoạt động đưa người đi đào tạo ở nước ngoài diễn ra ồ

Trang 31

ạt; việc giảng dạy, giáo dục thực hiện ngoài cơ sở giáo dục tràn lan vượt rangoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng; thậm chí ngay tại các cơ sởgiáo dục thì chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập, có nhiều điểm chưa đápứng các yêu cầu về chương trình cơ bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;giáo dục chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn; đào tạo chưa gắn với sử dụng;đội ngũ giáo viên không được bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn thườngxuyên, cơ sở vật chất còn thiếu; chương trình, giáo trình, phương pháp giáodục và công tác quản lý chậm đổi mới Ngoài ra, một số hiện tượng tiêu cực,thiếu kỷ cương trong GD&ĐT hiện đang có chiều hướng gia tăng Nhữngphân tích trên đã phần nào khẳng định được sự cần thiết của công tác thanhtra, kiểm tra GD&ĐT.

* Thứ nhất: Thanh tra giáo dục góp phần tăng cường pháp chế xã hội

chủ nghĩa Hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ giúp các đối tượng được thanh tra,kiểm tra nhận thức một cách đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, nhận thức đượcvai trò quan trọng của chính sách phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, từđó sẽ hình thành ý thức tuân thủ quy định của pháp luật nói chung và những quyđịnh của pháp luật về GD&ĐT nói riêng

* Thứ hai: Thanh tra giáo dục góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà

nước của các cơ quan có thẩm quyền Không chỉ về phía các tổ chức và cánhân có hoạt động trong hoặc liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT mà ngay cả vềphía cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực GD&ĐT cũng cần phải có sựchấp hành pháp luật một cách triệt để Công tác thanh tra giúp các cơ quanchức năng nhận thức đúng và làm tròn vai trò, trách nhiệm được giao Các cơquan quản lý nhà nước trong lĩnh vực GD&ĐT được đề cập tới ở đây bao gồmtất cả các cơ quan có thẩm quyền quản lý về GD&ĐT nói chung và các cơ quan cóthẩm quyền thanh tra GD&ĐT nói riêng

* Thứ ba: Thanh tra nâng cao năng lực quản lý cho người đứng đầu các

cơ sở GD&ĐT Khi diễn ra hoạt động thanh tra, kiểm tra toàn diện một cơ sở

Trang 32

GD&ĐT thì công tác lãnh đạo của Hiệu trưởng là một nội dung thanh tra,kiểm tra quan trọng Theo đó, Hiệu trưởng có trách nhiệm giải trình về hoạtđộng của mình trước cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra Những sailầm, thiếu sót, nếu có, sẽ kịp thời được phát hiện và có biện pháp xử lý phùhợp Ngược lại, những ưu điểm, những mặt tích cực sẽ kịp thời được biểudương và phát huy một cách có hiệu quả Như vậy, thanh tra, kiểm tra giúpHiệu trưởng nhận rõ ưu, khuyết điểm của nhà trường cũng như của bản thântrong công tác quản lý, góp phần thực hiện tốt các yêu cầu GD&ĐT đượcgiao theo chương trình, kế hoạch của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.Đồng thời có thể kiến nghị với cấp có thẩm quyền nhằm điều chỉnh, bổ sungchủ trương, biện pháp đã đưa ra hoặc đáp ứng yêu cầu cấp bách của cơ sở.

* Thứ tư: Thông qua công tác thanh tra, những vi phạm, thiếu sót sẽ

kịp thời được phát hiện, khắc phục và xử lý nghiêm minh theo đúng quyđịnh của pháp luật Đây là một trong những ý nghĩa quan trọng nhất củacông tác thanh tra vì trong quá trình hoạt động, các cơ sở GD&ĐT khó tránhđược những sai sót, vi phạm Những tồn tại này có thể do nguyên nhânkhách quan (văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực giáo dục còn chưa đầyđủ, thiếu sự quan tâm chỉ đạo từ phía các cơ quan nhà nước có thẩmquyền, ), có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan (năng lực, trìnhđộ chuyên môn yếu kém của một số giáo viên, sự hiểu biết hạn chế về cácquy định của pháp luật trong lĩnh vực GD&ĐT của cán bộ quản lý, giáoviên, ) Việc phát hiện, khắc phục và xử lý các vi phạm sẽ loại bỏ nhữngnhân tố tiêu cực, góp phần thanh lọc, chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan,tổ chức và cá nhân nâng cao chất lượng GD&ĐT

Những phân tích trên cho phép tác giả đưa ra kết luận: Thanh tra nóichung và thanh tra giáo dục nói riêng luôn giữ vai trò nhất định trong việc pháttriển sự nghiệp giáo dục Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay để làm tốt mục tiêu đặt

Trang 33

ra trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 là: “ đổi mới căn bản vàtoàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa vàhội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện,gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành,năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lựcchất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vàxây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục vàcơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội họctập”.

1.3.3 Đội ngũ cộng tác viên thanh tra (CTVTT)

1.3.3.1 Khái niệm CTVTT

- Cộng tác viên thanh tra giáo dục là người không thuộc biên chế củacơ quan thanh tra giáo dục, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụthanh tra giáo dục, được cơ quan có thẩm quyền trưng tập làm nhiệm vụ thanhtra giáo dục thường xuyên hoặc theo vụ việc

- Cộng tác viên thanh tra giáo dục chịu sự phân công của Thủ trưởng cơquan thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, chịu sự giám sát của Thủ trưởng đơnvị, người ký quyết định thanh tra

- Việc trưng tập, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách và kinh phí trưng tậpcộng tác viên thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của pháp luật

Trang 34

nghiệp vụ thanh tra.

- Trong quá trình thanh tra, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra phảithực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; phải tuânthủ các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thựchiện nhiệm vụ được giao; thanh tra viên còn phải chịu trách nhiệm trướcngười ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về việcthực hiện nhiệm vụ được giao

1.3.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn cộng tác viên TTGD:

* Cộng tác viên khi tham gia đoàn thanh tra có nhiệm vụ:

- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằngvăn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơquan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tracung cấp thông tin, tài liệu đó;

- Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ,quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 53 của Luật Thanh trađể bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra;- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanhtra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn thanh tra về tính chínhxác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo

* Quyền hạn của cộng tác viên khi được trưng tập vào đoàn thanhtra có các quyền sau:

- Được tiến hành thanh tra, kiểm tra trong phạm vi được phân công phụtrách theo kế hoạch đã duyệt

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên

Trang 35

quan đến nội dung thanh tra.

- Yêu cầu đối tượng cung cấp tài liệu, hồ sơ chuyên môn của cá nhân,báo cáo bằng văn bản hoặc lời nói về các nội dung thanh tra, ghi lại, sao chụplại các tài liệu, hiện trạng bằng các phương tiện kỹ thuật

- Dự các tiết dạy hay các hoạt động giáo dục khác.- Có quyền lập biên bản kết luận đánh giá đối tượng được thanh tra và kiếnnghị các cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề qua kết luận của thanh tra

- Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng các biện pháp theo thẩmquyền của Trưởng đoàn thanh tra để xử lý những vấn đề liên quan đến nộidung thanh tra

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanhtra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước và chịu trách nhiệm trước phápluật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo

1.3.3.4 Những yêu cầu mà CTVTT chuyên môn cần có:

- Phẩm chất chính trị: Đối với một người cán bộ nhất là làm công tác

thanh tra, kiểm tra thì phải là người trung thành với lý tưởng cách mạng, cótinh thần tận tuỵ phục vụ sự nghiệp cách mạng; nắm vững đ ường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước về phát triển GD&ĐT; hiểu biết về các lĩnh vựcxã hội, tình hình đất nước và địa phương, có kinh nghiệm thực tiễn; có ý thứcsống và làm việc theo pháp luật; có ý thức chống tiêu cực

- Phẩm chất đạo đức: Có tính nguyên tắc, tính trung thực, tính dũng

cảm và kiên quyết, chu đáo, tỉ mỉ, cẩn thận, thái độ công bằng, cởi mở, tinhthần trách nhiệm cao và toàn tâm, toàn ý cho công việc

- Yêu cầu về năng lực: Người cán bộ thanh tra và CTVTT cần có năng

lực quan sát để phát hiện ra những vấn đề chính, quan trọng từ một hiện tư ợng nhỏ, nhằm định hướng một cách chính xác xu hướng phát triển của mộtcá nhân, tập thể trong tương lai; năng lực giao tiếp; năng lực sư phạm; năng

Trang 36

-lực cảm hoá và thuyết phục thông qua sự mềm dẻo, kiên nhẫn nhưng nhạybén, biết phân tích tâm lý của đối tượng tiếp xúc, đồng thời lắng nghe và gợimở để hiểu tâm trạng của đối tượng tiếp xúc.

- Về trình độ, kinh nghiệm công tác:

+ Có trình độ chuyên môn đào tạo đạt chuẩn trở lên: Đại học sư phạmhoặc sau đại học

+ Được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ chung về công tác thanh tra,nắm vững các văn bản chỉ đạo về thanh tra giáo dục; nghiệp vụ thanh tra trư-ờng học, thanh tra giáo viên; quy trình thanh tra; sử dụng hồ sơ thanh, kiểm tra;cách thu thập thông tin và xử lý thông tin

+ Có ít nhất 5 năm trực tiếp giảng dạy; 2 năm làm công tác thanh trahoặc đã tiếp cận với công tác thanh tra

+ Đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua

1.3.3.5 Tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra

Cộng tác viên thanh tra là công chức, viên chức có phẩm chất đạo đứctốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, cóchuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra của cơquan trưng tập

1.4 Quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT của Sở GD&ĐT

Công tác quản lý đội ngũ CTVTT chuyên môn là quá trình thực hiện cácnội dung về lập kế hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụngvà tạo môi trường làm việc nhằm nâng cao hiệu quả QLGD

Nội dung quản lý nhằm phát triển đội ngũ CTVTT chuyên môn bao

gồm các nội dung của quá trình phát triển nguồn nhân lực

Với quan điểm việc quản lý đội ngũ nói chung, CTVTT nói riêng luônphải là những “khuôn mẫu”, những chuẩn mực về qui phạm đạo đức và nhân

Trang 37

cách người làm công tác thanh tra.

1.4.1 Lập kế hoạch phát triển đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT

Theo tác giả Trần Thị Bạch Mai trong đề cương bài giảng chuyên đề

Quản lý nguồn nhân lực đưa ra định nghĩa: “Lập kế hoạch nhân sự là tiếntrình dự báo, đề ra các chính sách và biện pháp nhằm đảm bảo về số lượng,chất lượng và cơ cấu nhân sự đáp ứng nhu cầu công việc và mục tiêu pháttriển tổ chức” [34].

- Quản lý đội ngũ là quy hoạch đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT để đảmbảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt vàlâu dài Quy hoạch đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT giúp cho các cấp QLGD cóđủ số lượng CTVTT để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra của ngành, nhằm đáp ứng yêucầu phát triển sự nghiệp GD&ĐT; phát triển đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT cóphẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơcấu, chuẩn hoá về trình độ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa cácthế hệ CTVTT chuyên môn

- Phát triển đội ngũ CTVTT chuyên môn THPT trên cơ sở những quanđiểm, mục tiêu, tiêu chuẩn, những nhiệm vụ và giải pháp lớn về công tác thanh tracủa thời kỳ mới, tiến hành đồng bộ các biện pháp, bảo đảm quy hoạch đội ngũ sátđiều kiện thực tế có tính khả thi, hiệu quả và tiêu chuẩn cán bộ thanh tra (theo Luậtthanh tra và các văn bản pháp quy khác)

* Về quy mô: thể hiện bằng số lượng, mục tiêu của phát triển đội ngũCTVTT về quy mô là đảm bảo đủ số lượng theo quy định Số lượng là biểuthị về mặt định lượng của đội ngũ CTVTT Số lượng phụ thuộc vào qui môđào tạo, qui mô phát triển của tổ chức theo chỉ tiêu tiêu biên chế quy định

* Về cơ cấu: thể hiện ở độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, bộ môn,chuyên môn, thâm niên,… Mục tiêu của phát triển cơ cấu đội ngũ là tạo ra sựhợp lý, đồng bộ của đội ngũ

- Về chính trị: Đảm bảo sự cân đối tỷ lệ đội ngũ trong các đơn vị nhằm

Trang 38

phát huy được vai trò của đội ngũ CTVTT trong đơn vị mình.

- Về chuyên môn: Đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các bộ môn, phù hợp vớinhiệm vụ và từng chuyên ngành đào tạo

- Về lứa tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các lớp tuổi, tránh tình trạng“lão hoá” trong đội ngũ CTV và tránh sự hụt hẫng về đội ngũ trẻ CTVTT kế cận,cần có sự chuyển giao giữa các thế hệ

- Về giới tính: Đảm bảo tỷ lệ thích hợp nam và nữ; bộ môn; lĩnh vực TT* Về chất lượng:

Trong từ điển Tiếng Việt, chất lượng là “cái tạo nên chất, giá trị củamột con người, sự vật, hiện tượng”.

Theo quan điểm của các nhà giáo dục học Việt Nam, chất lượng là cáitạo nên phẩm chất giá trị một con người với tư cách một nhân cách, một chủthể có trình độ phát triển về phẩm chất, năng lực Cụ thể hơn, chất lượng từngcán bộ thể hiện bởi trình độ, phẩm chất, năng lực của bản thân họ thông quahoạt động

Việc phát triển đội ngũ CTVTT cần chú trọng đến tính đồng bộ giữatừng thành viên và toàn bộ đội ngũ Chất lượng mỗi CTV thể hiện bởi trìnhđộ, phẩm chất, năng lực của họ; đồng thời, các CTVTT trong hệ thống thôngqua hiệu quả hoạt động thanh tra sẽ thể hiện được chất lượng thanh tra

- Trình độ CTVTT:

+ Tốt nghiệp Đại học trở lên.+ Đã qua giảng dạy ít nhất 5 năm+ Đã qua công tác quản lý ít nhất 2 năm+ Là GV giỏi cấp cơ sở

- Năng lực, uy tín của đội ngũ CTVTT:+ Nắm được chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

+ Nắm được các nguyên tắc, chế độ, thể lệ trong QLNN, QLGD

Trang 39

+ Có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ của đối tượng TT+ Có nghiệp vụ TT

+ Có năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá hoạt động sư phạm củagiáo viên và công tác QLGD cơ sở

+ Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, đạt hiệu quả thiết thực,có phong cách làm việc khoa học

+ Uy tín: uy tín là một phạm trù đức - tài Uy tín của cán bộ TT là sự tintưởng vững chắc vào sự đo lường, đánh giá, kết luận mà đối tượng TT không phảidằn vặt tự hỏi liệu những điều TT kết luận có đúng không, có cần đề nghị xem xétlại không; những điều TT tư vấn, thúc đẩy có phù hợp không, có khả thi và cóphát huy tác dụng trong thực tiễn hay không Uy tín cá nhân của cán bộ TT đượcthể hiện ở 3 khía cạnh sau:

• Uy tín tinh thần: Gồm thế giới quan, phẩm chất đạo đức Đây là hạtnhân uy tín cá nhân

• Uy tín hành động: Là uy tín được hình thành trên nền tảng tài năngnghề nghiệp, những phẩm chất cao quý trong hoạt động chuyên môn

• Uy tín chức vụ: Là địa vị xã hội, quyền hạn pháp định của TT

- Phẩm chất của đội ngũ CTVTT:

+ Phẩm chất: có phẩm chất chính trị tốt, kiên định mục tiêu, có tinhthần năng động, sáng tạo, có ý thức tổ chức kỷ luật, mạnh dạn đấu tranh vớisai trái, đồng thời có những phẩm chất đặc trưng sau:

• Có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc; yêu cầu cao đối với đốitượng TT, nhưng phải tôn trọng họ; không lùi bước trước khó khăn, bình tĩnh,sáng suốt trong mọi tình huống, không khoan nhượng với những hành vi viphạm quy chế chuyên môn;

• Có quan điểm toàn diện, biện chứng và phát triển Phải hết sức thậntrọng và thực sự cầu thị Tế nhị, kiên quyết, dũng cảm, công bằng và trung thực;

Trang 40

• Luôn tìm thấy ở đối tượng TT mặt mạnh để phát huy.Phẩm chất, năng lực, uy tín là các yếu tố cơ bản để xây dựng đội ngũTT, là điều kiện đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng TTGD.

- Để phát triển đội ngũ có chất lượng thì nhà quản lý phải điều tra, đánhgiá đội ngũ nhà giáo dự kiến bổ nhiệm vào lực lượng thanh tra, số lượng, chứcdanh về trình độ (chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, quản lý, ngoại ngữ, tin học, ), độ tuổi, thâm niên công tác; đánh giá, phân loại cán bộ thanh tra được đàotạo cơ bản, hoàn thành tốt nhiệm vụ; có khả năng đảm nhiệm nhiệm vụ; cán bộthanh tra có triển vọng phát triển nhưng cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng caotrình độ, kiến thức, năng lực; cán bộ thanh tra không hoàn thành nhiệm vụ.Việc đánh giá, phân loại phải đảm bảo đúng quy trình, dân chủ, có ý kiến củađơn vị nơi CTVTT đang công tác

- Dự báo nhu cầu phát triển về số lượng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụphù hợp với yêu cầu của hoạt động thanh tra

Như vậy, quản lý đội ngũ CTVTT là nâng cao chất lượng cho từngcộng tác viên, đồng thời là sự phát triển của đội ngũ CTVTT về mặt chấtlượng, số lượng và cơ cấu Có thể nói, ba vấn đề: quy mô, cơ cấu, chất lượngđội ngũ CTVTT có liên quan chặt chẽ và ràng buộc nhau trong việc bảo đảmcho phát triển đội ngũ CTVTT vững mạnh

1.4.2 Tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng CTVTT chuyên môn THPT.

- Tuyển chọn là một trong những hoạt động quan trọng của công tác cán bộ phảithực hiện theo một quy trình Tuyển chọn là quá trình sử dụng các phương phápnhằm lựa chọn trong số cán bộ, giáo viên đảm bảo tiêu chuẩn quy định củamột CTVTT Việc tuyển chọn đòi hỏi sở GD&ĐT phải xây dựng các tiêuchuẩn cụ thể, rõ ràng sao cho đảm bảo cả tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩnriêng đáp ứng với yêu cầu của ngành, đặc trưng nhiệm vụ Đồng thời đảm bảocó đội ngũ CTVTT đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu

Ngày đăng: 21/04/2017, 22:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo," Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo, "Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo
5. Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo (2006), "Quản lýgiáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2006
6. Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 16/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 16/6/2004 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng
7. Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2010), Báo cáo Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2010)
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Hải Dương
Năm: 2010
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết hội nghị TW2 khóa VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), "Nghị quyết hội nghị TW2 khóaVIII. Nxb Chính trị quốc gia
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia"
Năm: 1997
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), "Văn kiện đại hội Đảng toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
11. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục.Trường CBQL GD&ĐT Trung ương I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Quốc Bảo (1997), "Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
12. Đặng Quốc Bảo (1998), Những vấn đề QLNN và QLGD - Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT Trung ương I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Quốc Bảo (1998), "Những vấn đề QLNN và QLGD
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1998
13. Đặng Quốc Bảo (2008), Đề cương bài giảng Phát triển nguồn nhân lực 14. Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnhHải Dương giai đoạn 2011-2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Quốc Bảo (2008), Đề cương bài giảng Phát triển nguồn nhân lực"14." Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnhHải Dương giai đoạn 2011-2015
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2008
15. Hà Thế Truyền. Một số giải pháp thanh tra toàn diện trường THCS ở một số tỉnh và thành phố phía Bắc. Đề tài KH-CN cấp Bộ. Mã số B.2005.53-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Thế Truyền. "Một số giải pháp thanh tra toàn diện trường THCS ởmột số tỉnh và thành phố phía Bắc
16. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh (1995), "Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
20. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường CBQLGD Trung ương I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Quang (1989), "Những khái niệm cơ bản về lý luậnquản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
21. Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2001), Những luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2001), "Những luận cứ khoahọc cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong thờikỳ CNH - HĐH đất nước
Tác giả: Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
22. Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2001), Những luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2001), "Những luận cứ khoahọc cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong thờikỳ CNH - HĐH đất nước
Tác giả: Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
23. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), "Cơ sở khoa họcquản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2004
24. Phạm Khắc Chương (2009), Bài giảng Khoa học quản lý giáo dục 25. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa họcgiáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Khắc Chương (2009), "Bài giảng Khoa học quản lý giáo dục25." Phạm Minh Hạc (1986), "Một số vấn đề về giáo dục và khoa học"giáo dục
Tác giả: Phạm Khắc Chương (2009), Bài giảng Khoa học quản lý giáo dục 25. Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1986
26. Quang Anh - Hà Đăng (2003), Những điều cần biết trong hoạt động thanh tra, kiểm tra Giáo dục - Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quang Anh - Hà Đăng (2003)
Tác giả: Quang Anh - Hà Đăng
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w