1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

NHU cầu về VIỆC làm của NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA túy

125 684 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Trong đó nhucầu tự nhiên là bản năng tình dục cái ấy khi không được thỏa mãn bị dồnnén sẽ thăng hoa thành động lực chủ đạo thúc đẩy con người hành động trongnhiều lĩnh vực: lao động, học

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -HOÀNG THỊ HƯƠNG

NHU CẦU VỀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY

Chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số: 60.31.04.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TSKH NGUYỄN KẾ HÀO

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

Lời cảm ơn!====88====

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả gửi lời cảm ơn đến TS.KH Nguyễn Kế Hào - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa tâm lý giáo dục, cùng với các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập

để luận văn được hoàn thiên hơn.

Em xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, tháng 09 năm 2013

Tác giả

Hoàng Thị Hương

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

NSCNMT: Người sau cai nghiện ma túy

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tại diễn đàn Liên Hợp quốc, ngài Boutros Gali - nguyên Tổng thư kýLiên Hợp Quốc đã đánh giá: “Trong những năm gần đây, tình trạng nghiệnhút ma túy đang trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại Không một quốcgia, dân tộc nào thoát ra khỏi vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏinhững hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra Ma túy đang làmgia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệtnhững tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc pháttriển kinh tế - xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người Ma túy đanglàm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gâyxói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội Nghiêm trọng hơn ma túy còn là tác nhânchủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển ” (16) Như vậy,việc buôn bán, sử dụng và lạm dụng ma túy đang gây ra những hậu quảnghiêm trọng không chỉ đối với sức khỏe người sử dụng mà còn với gia đình

và xã hội, đặc biệt khi nhu cầu dùng chất ma túy ngày càng tăng có thể liênquan đến các hành vi bạo lực như trộm cắp, giết người để đáp ứng nhu cầudùng chất ma túy

NSCNMT trên con đường phục thiện vẫn mang trong mình những mặccảm tội lỗi và không tránh khỏi sự cám dỗ của ma túy Đặc biệt, người sửdụng ma túy bị phụ thuộc, trói buộc bởi tình trạng tâm lý, khát khao, thèmmuốn, đam mê sử dụng ma túy, mắc phải nhiều thứ bệnh Những người nàyhay mặc cảm, tự ti, dễ bị tổn thương, thiếu bản lĩnh, suy nghĩ lưng chừng,nhanh chán nản, dễ từ bỏ khi gặp khó khăn, kỷ luật lao động chưa cao, nhiềungười chưa có thói quen lao động và yêu thích lao động Việc dạy nghề, tổchức lao động sản xuất, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người nghiện

Trang 7

ma túy sau cai là một trong các nội dung quan trọng của quy trình cai nghiện,

là yêu cầu thiết yếu, tạo điều kiện cho đối tượng phục hồi tái hòa nhập cộngđồng, phòng chống tái nghiện Qua khảo sát, đánh giá về “Các giải pháp tạoviệc làm tái cộng đồng cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi đượcchữa trị phục hồi” của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cho thấy những đối tượng có việc làm ổn định thì tỷ lệtái nghiện là 25%, đối tượng có việc làm không ổn định tỷ lệ tái nghiện là28,5% và không có việc làm là 38,9%

Vấn đề việc làm cho NSCNMT là mối quan tâm của xã hội, ngoài ýnghĩa về mặt kinh tế còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giữ gìn an ninhtrật tự đất nước Thực tế, NSCNMT có nhận sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhà nước,một vài tổ chức phi chính phủ về việc làm, tuy nhiên số người này chưa nhiều

và điều quan trọng hơn là chất lượng việc làm chưa cao dẫn đến tình trạng đốitượng nhanh chán, bỏ việc và hậu quả là dễ tái nghiện Việc học nghề, tìmkiếm việc làm chưa thực sự đáp ứng, phù hợp với nguyện vọng, sở thích và

ưu điểm của người được học nghề, tìm việc làm Xuất phát từ những lí do trên

chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu về việc làm của người sau cai nghiện ma túy”.

2 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát nhu cầu về việc làm của NSCNMT để tìm hiểu thực trạng vànhững yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của đối tượng này Từ đó đềxuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc hỗ trợ, giúp đỡ vềviệc làm đối với NSCNMT

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu về việc làm của NSCNMT.

- Khách thể nghiên cứu: Chọn ngẫu nhiên 115 NSCNMT trong độ

tuổi lao động (nam: từ 15 tuổi – 60 tuổi, nữ: từ 15 tuổi – 55 tuổi) trên địa bàn

Hà Nội Thân nhân NSCNMT (60 người)

Trang 8

4 Giả thuyết khoa học

Chất lượng việc làm của NSCNMT chưa tốt là do chưa thực sự đápứng, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng cũng như ưu điểm của đối tượng này,nếu được giúp đỡ, hỗ trợ về việc làm hướng vào nhu cầu về việc làm củaNSCNMT thì công việc của họ sẽ thuận lợi hơn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu về việc làm của NSCNMT Các

yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu việc làm của đối tượng ở địa bàn được khảo sát

5.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ về việc làm đối với NSCNMT.

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

6.1 Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên

địa bàn Hà Nội

6.2 Giới hạn khách thể nghiên cứu

115 NSCNMT trong độ tuổi lao động (nam: từ 15 tuổi – 60 tuổi, nữ: từ

15 tuổi – 55 tuổi)

6.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu

Từ tháng 11/2012 đến tháng 9/2013

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Thu thập tài liệu có liên quan tới đề tài để xây dựng cơ sở lý luận chonghiên cứu và xây dựng khái niệm công cụ

7.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Phương pháp chủ yếu để thực hiện nghiên cứu đề tài

Phương pháp này nhằm mục đích khảo sát nhu cầu về việc làm củaNSCNMT, thu thập ý kiến của các khách thể nghiên cứu về những vấn đề liênquan đến đề tài

Trang 9

7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Thông qua phỏng vấn trực tiếp với khách thể nghiên cứu để thu thậpthông tin, bổ sung và chính xác các kết quả điều tra thực trạng

7.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Nghiên cứu một vài khách thể nhằm chỉ ra tính chất, biểu hiện nhu cầu

về việc làm của NSCNMT

7.5 Phương pháp thống kê toán học

Phương pháp nhằm thống kế và xử lý các số liệu thực đã thu thậpđược trong quá trình nghiên cứu đưa ra những kết quả cụ thể và chi tiết liênquan tới đề tài

8 Cấu trúc đề tài

MỞ ĐẦU

Chương 1 Một số vấn đề lí luận về nhu cầu của NSCNMT

Chương 2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu về việc làm của NSCNMT

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI

SAU CAI NGHIỆN MA TÚY

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về nhu cầu

1.1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa hành vi

J Watson (1878 - 1958), người khởi xướng ra tâm lý học hành vi ở Mỹ(1913), cho rằng:” khi có một kích thích nào đó tác động vào cơ thể sẽ tạo raphản ứng tương ứng đáp lại theo công thức: S - > R (kích thích - > phản ứng)

Tuy nhiên, tâm lý học hành vi đã không xét đến yếu tố tâm lý ẩn đằngsau mỗi hoạt động, thúc đẩy hoạt động xảy ra Hơn thế nữa, học thuyết nàycòn không đề cập, chú ý đến tính tích cực, tính chủ thể trong đời sống củamỗi người Cùng một kích thích nhưng tác động vào mỗi người khác nhau làkhác nhau Như thế, chủ nghĩa hành vi đã bỏ qua yếu tố nhu cầu của mỗingười cụ thể, đánh đồng cơ chế hoạt động của con người với cơ chế hoạtđộng của một cái máy Coi con người là một cái máy tạo ra các phản ứng khi

có kích thích tới mình Chính vì vậy họ đã không giải thích được nhiều hiệntượng xảy ra trong thực tế

Khắc phục sai lầm của J Watson, E Tolman người khởi xướng ra chủnghĩa hành vi mới đã đề cập đến vấn đề mà chủ nghĩa hành vi cổ điển bỏ qua,

đó là cái trung gian giữa S và R Các yếu tố trung gian này can thiệp vào quátrình tạo ra phản ứng Bởi vì các quy định phản ứng không chỉ có kích thíchvật lý nên ngoài mà có cả những yếu tố tâm lý bên trong - đó là nhu cầu của

cơ thể tiếp nhận kích thích đó Năm 1932, Tolman đã đưa ra khái niệm:những loại ham muốn thứ nhất thúc đẩy những hành động nhằm thỏa mãnnhững nhu cầu bản năng sinh vật để tồn tại của con người như: thức ăn, quần

Trang 11

áo, nhà cửa… còn những ham thích thứ hai là những kích thích sinh ra từhoàn cảnh xã hội bên ngoài như: tính tò mò, tính bắt chước, lòng tự trọng,liêm sỉ, tính sáng tạo…

Năm 1951 ông đưa ra hệ thống mới của nhu cầu gồm 3 loại:

- Loại 1: Nhu cầu thỏa mãn sự đói khát, tình dục, tránh đau đớn, chết

- Loại 2: Nhu cầu có quan hệ với xã hội bao gồm: tính bầy đàn (ở loàingười là tính cộng đồng), sự thống trị, sự phụ thuộc, tính phục tùng…

- Loại 3: Nhu cầu riêng mang tính cá thể như những mong muốn, mụcđích, tính thẩm mỹ, tính sáng tạo…

E Tolman cũng chú ý phân tích nhu cầu và đưa ra được một hệ thốngrất nhiều nhu cầu ở con người song ông vẫn nghiêng về những nhu cầu mangtính bản năng sinh vật và chưa thấy hết được tính xã hội của nhu cầu

1.1.1.2 Quan niệm của Tâm lý học Gestal

K Lewin đã chú ý đến khái niệm nhu cầu Ông đã đưa vào khái niệmmột số điểm mới mẻ so với cách giải thích sinh vật hóa K Lewin nhấn mạnhrằng: từ hoạt động tâm lý thực tế không nên chỉ nói về các nhu cầu cơ thể màcòn phải nói đến nhu cầu xã hội nữa Vả lại, bất kỳ ý đồ nào cũng là một dạngnhu cầu nào đó nó gây ra một trạng thái căng thẳng thúc đẩy hoạt động nhằmthực hiện ý đồ ấy giải quyết sự căng thẳng Ông cho rằng trạng thái căng thẳng

có ý nghĩa lớn trong hoạt động tâm lý và nó dẫn đến sự thay đổi hoạt động

1.1.1.3 Quan niệm của Phân tâm học

Đại diện tiêu biểu là S.Freud (1856 - 1939), ông cho rằng, đời sống tâm

lý của con người bao gồm 3 yếu tố (cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi) Trong đó nhucầu tự nhiên là bản năng tình dục (cái ấy) khi không được thỏa mãn bị dồnnén sẽ thăng hoa thành động lực chủ đạo thúc đẩy con người hành động trongnhiều lĩnh vực: lao động, học tập, khoa học, nghệ thuật, kinh tế….Theo ông,mọi nhu cầu xã hội khác chỉ là biến thể của nhu cầu tự nhiên, chúng vẫn có

Trang 12

cái gốc là nhu cầu tự nhiên, là bản năng tình dục Cũng theo ông, mọi nhu cầucủa con người đều cần được thỏa mãn trong đời sống hiện thực hoặc là tronggiấc mơ Chỉ có sự thỏa mãn nhu cầu bằng các hình thức khác nhau thì conngười mới lấy lại được nhu cầu cho bản thân và cho sự tồn tại Đặc biệt, nếu

sử dụng năng lượng tình dục (libido) thì nó sẽ thăng hoa giúp con người trởthành thiên tài tạo nên những tác phẩm bất hủ, những công trình nghiên cứukhoa học vĩ đại… Vì vậy học thuyết của S Freud chủ trương giải phóng “cáiấy” khỏi sự chèn ép của “cái siêu tôi”

Nhưng với A Adler, bản năng tình dục không được xem là động lựcchính thúc đẩy mọi hoạt động của con người Ông cho rằng động lực cơ bảncủa hành vi con người quyết định mục đích cũng như con đường của hoạtđộng là ý chí, quyền lực, ý chí hung mạnh A.Adler đã thay đổi nhu cầu tìnhdục trong quan niệm của Freud bằng ý muốn quyền lực Theo ông, đối lập vớihùng mạnh là tình trạng kém giá trị Mối tương quan giữa sự khao khát hùngmạnh và cảm giác kém giá trị quy định những tính chất động cơ nảy sinh khicon người hành động Trong quan niệm của A Adler về thực chất phạm trù

cơ bản để cắt nghĩa hành vi của con người và động cơ của nó cũng vẫn là mộtlực lượng bản năng như Freud chỉ có điều nó mang một nét khác

K Horney cho rằng trong con người có những sức mạnh bẩm sinh, cơ

sở của chúng là nằm trong sự cô đơn từ thời thơ ấu Các sức mạnh này đượcthể hiện trong trạng thái tình cảm như: tâm trạng bồn chồn, lo lắng và nỗikhiếp sợ bẩm sinh Các lực lượng này có ảnh hưởng rất lớn tới động cơ hành

vi của con người K.Horney đã nói nhiều tới ảnh hưởng của văn hóa đối với

sự phát triển của con người nhưng luận điểm chủ yếu của bà vẫn coi lựclượng vô thức là động lực hành vi của con người, quy định những động cơ cụthể trong đời sống hiện thực của con người

E Fromm, thuộc trường phái tâm lý học nhân văn, không dành cho

Trang 13

các bản năng tình dục một sự chú ý đặc biệt Điều làm ông quan tâm là mốiquan hệ qua lại giữa các yếu tố tâm lý và xã hội Ông đưa ra khái niệm “sựchạy trốn tự do” Nó được gây nên bởi cảm giác cô đơn là kết quả của cuộcsống bấp bênh trong xã hội đầy biến động, là hoạt động vô thức mang tínhchất tự động hóa Nếu theo Freud, hoạt động vô thức bẩm sinh được xácđịnh bởi các nhu cầu sinh vật thì Fromm cho rằng nó được xác định bởi cácnguyên nhân kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, các tác phẩm của trường phái phân tâm học mới đã chú ýnhiều đến các yếu tố xã hội, những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nhưng nếuxem xét cơ bản nó vẫn là những yêu cầu bẩm sinh có tính tất yếu mà ta không

ý thức được như vậy, các tác phẩm của trường phái phân tâm học cũ và mớichỉ khác nhau về hình thức biểu hiện còn xét về bản chất thì không đổi

1.1.1.4 Quan điểm của tâm lý học Macxit

Tâm lý học macxit khẳng định rằng về bản chất, con người là mộtthức thể xã hội, nghĩa là thông qua hoạt động và giao tiếp thì nhân cách củacon người mới được hình thành và phát triển Sự hình thành các nhu cầuthúc đẩy hành vi có liên quan đến bản chất xã hội của tâm lý người Kể cảnhu cầu sinh vật của con người cũng được xã hội hóa theo mức độ pháttriển của xã hội loài người

D.N.Unadze - người sáng lập ra lý thuyết “tâm thế” đã đề cập đến kháiniệm nhu cầu và ý nghĩa của nó đối với hoạt động sống của sinh vật Theoông, nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực Với ý nghĩa này thì khái niệmnhu cầu rất rộng, nó đề cập đến tất cả mọi cái mà cơ thể sống cần đến cho sựtồn tại và phát triển của mình Ông cho rằng: chủ thể hướng vào môi trườngbên ngoài nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu trước mắt thì một tình trạng nhấtđịnh xuất hiện, gây ra ở chủ thể tâm thế nhất định và thông qua tâm thế nàyhướng dẫn toàn bộ hành vi tiếp theo của nó Đồng thời với những nhu cầu

Trang 14

mang tính bản năng sinh vật mà ông gọi là những nhu cầu bậc thấp thì ở conngười còn có những nhu cầu bậc cao đó là nhu cầu trí tuệ, đạo đức và nhu cầuthẩm mĩ Vấn đề là ở người này thì một số nhu cầu mang tính ưu thế còn ởngười khác thì nhu cầu khác lại có ý nghĩa quan trọng hơn Theo ông, sự trộihơn của nhu cầu cấp thấp hay nhu cầu cấp cao phụ thuộc vào hoàn cảnh sống,giáo dục và vào ấn tượng của những nghiệm thể mà con người thấy có ýnghĩa Ông là người đã khám phá ra quan điểm mới về nhu cầu và sự liênquan của nó với các dạng khác nhau trong hành vi của con người

A.N.Leonchiev đã đưa ra khái niệm động cơ và nhu cầu trong cuốn

“Hoạt động - Ý thức - Nhân cách” Ông viết: “trạng thái có tính chất nhu cầucủa chủ thể chưa hề ghi rõ một cách dứt khoát rằng chính vật thể nào, đốitượng nào có khả năng thỏa mãn nhu cầu Trước khi được thỏa mãn nhu cầulần đầu tiên thì nhu cầu “chưa được biết đến” đối tượng của nó, đối tượng nàycòn cần phải được phát lộ ra Chỉ nhờ kết quả của sự phát lộ như vậy nhu cầumới có được tính vật thể của nó, còn cái vật được nhận biết ra ấy thì có đượcchức năng thúc đẩy, chức năng hướng dẫn hoạt động tức là trở thành độngcơ” Ông còn cho rằng “cái bị biến mất khỏi tâm lý học không phải là các nhucầu mà là cái trừu tượng về nhu cầu, những trạng thái nhu cầu “trần trụi” củachủ thể không chứa đựng đối tượng nào hết” Ông khẳng định: “nhu cầu luônluôn có đối tượng của mình”, từ đó ông đưa ra sơ đồ thể hiện mối quan hệgiữa nhu cầu và hoạt động

Hoạt động → Nhu cầu → Hoạt động

Sơ đồ này đáp ứng quan niệm của tâm lý học macxit về nhu cầu Từ sơ đồnày ta thấy, chính hoạt động của con người làm nảy sinh các nhu cầu và cũng

từ các nhu cầu này thúc đẩy con người hoạt động để thỏa mãn nó Chính vì

Nảy sinh Thúc đẩy

Trang 15

thế, cuộc sống của con người là một chuỗi các hoạt động kế tiếp nhau ngàycàng phát triển để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu về vấn đề việc làm của người sau cai nghiện ma túy

Trong thời gian qua, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liênquan tới vấn đề này, dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số đề tài sau:

Đề tài cấp Bộ 2001 “Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy,

người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi” do Nguyễn Văn Minh (2002)

làm chủ nhiệm Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm, đời sống ngườinghiện ma túy, người bán dâm Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều khả năngtái nghiện của người nghiện ma túy sau cai là do không có việc làm, mặc dù nghịlực của đối tượng là yếu tố quyết định, sự quan tâm của gia đình là yếu tố quantrọng giúp đối tượng từ bỏ tệ nạn xã hội Do vậy, các đề xuất của tác giả hướngtới hoàn thiện hệ thống các giải pháp tạo việc làm cho đối tượng nhằm giúp họ

ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ tái phạm, tái nghiện.[17]

Đề tài “Những giải pháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho NSCNMT

trong chương trình ba năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh” (2004 - 2005) do Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh (TP

HCM) thực hiện Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp thực tiễn để

đáp ứng nhiệm vụ quản lý và dạy nghề cho NSCNMT thuộc Đề án “Tổ chức

quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho NSCNMT” do Quốc hội nước

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết 16/2003 - QH11

“Về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm

cho NSCNMT ở TP HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Đề tài được thực hiện đã giải quyết được vấn đề giúp những người nghiện saukết thúc 2 năm cắt cơn, chữa bệnh, cai nghiện và phục hồi sức khỏe, người cainghiện được phân loại chuyển sang giai đoạn “hậu cai” đó là được học vănhóa, học nghề và từng bước đưa những NSCNMT có đủ điều kiện tối thiểu

Trang 16

vào làm việc tại các khu công nghiệp đặc biệt do thành phố xây dựng Kết quảnghiên cứu của đề tài đã được triển khai, áp dụng trong thực tiễn, giúp hàngngàn người từng bước tái hòa nhập cộng đồng một cách bền vững Để đạtđược thành công trên, một trong những giải pháp tác giả nêu ra trong quátrình tái hòa nhập cộng đồng cho NSCNMT là cần phải có sự tham gia quản

lý của công an khu vực, chính quyền xã phường, thị trấn và các đoàn thể, banđiều hành khu phố Trong đó, tác giả khẳng định vai trò của gia đình và cộngđồng không thể thiếu trong quá trình phòng, chống ma túy; phải tạo ra môitrường sống hòa thuận, đoàn kết, dân chủ, quan tâm tới nhau giữa các thànhviên trong gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu phố, xóm ấp.[26]

Tác giả Lê Hồng Minh (2010), với đề tài “Tổ chức tư vấn hướng nghiệp

cho thanh niên sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh” đã đề cập khá cụ thể

các loại hình tổ chức, quản lý giáo dục người nghiện ma tuý và sau cai nghiệntrên địa bàn TP HCM; các nội dung, phương pháp để hoàn thiện tổ chức tư vấnhướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng Về thực tiễn, luận

án đã hệ thống hoá được các loại hình tổ chức, quản lý giáo dục người nghiện

ma tuý và sau cai nghiện trên địa bàn TP HCM; đánh giá được thực trạng vềcách tổ chức các hoạt động quản lý giáo dục thanh niên sau cai (TNSCN) ở TPHCM và chỉ ra những mặt hạn chế để tìm giải pháp khắc phục, hoàn thiện tổchức tư vấn hướng nghiệp (TVHN) cho thanh niên sau cai nghiện tại cộngđồng Đã đề xuất được cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng tưvấn hướng nghiệp cho TNSCN làm cơ quan đầu mối cho hoạt động TVHN choTNSCN ở cộng đồng; đề xuất đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạtđộng của Đội tình nguyện; xây dựng nội dung chương trình giáo dục chuyểnbiến nhận thức và hành vi TNSCN ở cộng đồng.[16]

Đề tài “Tâm lý học giáo dục nhân cách người cai nghiện ma túy từ

thực tế thành phố Hồ Chí Minh” do tác giả Phan Xuân Biên và Hồ Bá Thâm

Trang 17

đồng chủ biên, xuất bản năm 2004 là một công trình nghiên cứu công phu củanhiều tác giả về nguyên nhân, đặc điểm tâm lý, công tác giáo dục nhân cách,đạo đức xã hội dành cho những người liên quan đến nghiện ma túy Các tácgiả cho rằng, người nghiện là người rối loạn về tâm lý, không làm chủ đượchành vi của mình, từ không làm chủ được bản thân, họ hành động chủ yếutheo ham muốn bản năng, dẫn tới lệch chuẩn xã hội, khủng hoảng nhân cách,tha hóa - rối loạn nhân cách và việc cai nghiện, phục hồi nhân cách, sửa đổi

và phát triển nhân cách người cai nghiện thành công hay không phụ thuộc vàothái độ, tình thương, trách nhiệm của cộng đồng, gia đình, xã hội và bản thânngười nghiện Do vậy, công tác điều chỉnh tâm lý, giáo dục, phục hồi nhâncách cho người cai nghiện và những giải pháp giúp NSCNMT trở về với giađình, cộng đồng được thực hiện bằng biện pháp tâm lý.[3]

Tác giả Phan Thị Mai Hương (2005) với nghiên cứu “Thanh niên nghiện

ma túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội” là một cách tiếp cận mới về thanh niên

nghiện ma tuý - từ góc độ của tâm lý học Tác giả đã phân tích, hệ thống hoánhững lý luận về đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng củachúng trong việc nghiên cứu hành vi của người nghiện ma tuý, cũng như quanđiểm về việc giải quyết chúng trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu chỉ ra một sốđặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội nổi trội của thanh niên nghiện ma tuý,mối quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi nghiện Trong đó, vai trò gia đìnhđược tác giả tìm hiểu ở khía cạnh môi trường gia đình gắn với vị thế kinh tế -

xã hội có ảnh hưởng đến đặc điểm nhân cách và mức độ nghiện của thanh niênnghiện ma túy, cách quản lý của cha mẹ với con Trên cơ sở đó, việc ngăn ngừahành vi nghiện ma tuý và việc cai nghiện ma tuý ở thanh niên cần phải kết hợpgiữa tri thức và biện pháp của tâm lý học Kết quả nghiên cứu đã định hướng

về hướng giáo dục và ứng xử thích hợp với người nghiện ma tuý cũng như gópphần ngăn ngừa việc lạm dụng ma tuý ở thanh thiếu niên.[10]

Trang 18

Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự với đề tài “Khảo sát các

yếu tố ảnh hưởng dẫn đến nghiện ma túy lần đầu ở NSCNMT (tại Trung tâm giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Bình Đức và Đức Hạnh)” đã phân

tích đặc điểm, hoàn cảnh xã hội của người nghiện ma tuý lần đầu Theo kếtquả nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến lý do nghiện ma túy lần đầu baogồm có yếu tố bản thân, gia đình và bạn bè Trong đó, tác động của bạn bè cóảnh hưởng quan trọng đến hành vi sử dụng ma túy của người nghiện Nếu cóthêm các yếu tố nguy cơ về gia đình và bản thân, người nghiện càng dễ dàngchịu sự tác động của bạn bè hơn và thúc đẩy họ sử dụng ma túy sớm hơn.[9]

Như vậy, người nghiện ma túy là một nhóm xã hội đặc thù, họ khôngchỉ yếu về mặt thể chất mà cả về tinh thần Có thể thấy rằng, các tài liệu mớichỉ đề cập rất ít tới vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho NSCNMT.Việc tìm hiểu nhu cầu việc làm của NSCNMT một cách có hệ thống từ cơ sở

lý luận đến thực tiễn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ,

logic và mang tính khoa học Nghiên cứu "Nhu cầu về việc làm của NSCNMT

" hy vọng sẽ là sự đóng góp nhỏ của tác giả vào nỗ lực phòng chống tệ nạn

ma túy chung của toàn xã hội

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Nhu cầu

Giống như các thực thể sống khác, con người cũng cần có những điềukiện và phương tiện nhất định để tồn tại và phát triển “Con người phải có sựgiao tiếp với thế giới bên ngoài, phương tiện để thỏa mãn các nhu cầu của conngười: thức ăn, cá thể khác giới, sách báo, giải trí, tranh luận, hoạt động, vậtdụng tiêu thụ và lao động” [1, tr.297] Nhu cầu chính là sự cần thiết, là độnglực để cuộc sống con người phát triển Đó chính là sự đòi hỏi của cá nhân vềmột cái gì đó ở ngoài nó; cái đó có thể là một sự vật, một hiện tượng hoặcnhững người khác

Trang 19

Có nhiều quan niệm khác nhau về nhu cầu:

C Mác cho rằng nhu cầu của con người tùy thuộc vào những yếu tốkhách quan và chủ quan, chịu sự quy định của trình độ sản xuất xã hội Trình

độ phát triển của nhu cầu gắn liền với trình độ phát triển của phương thức sảnxuất Khi nhu cầu sống còn của con người được thỏa mãn thì mỗi con ngườilại xuất hiện những nhu cầu mới Việc sinh ra những nhu cầu mới này, theo

C Mác, đó là sự vận động phát triển của nhu cầu Trong phép biện chứng tựnhiên, F Engels đã khẳng định vai trò quan trọng của nhu cầu trong hoạtđộng của con người và xã hội

Nhu cầu là trạng thái tâm lý làm rung động người ta thấy một sự cầnthiết nhất định nào đó về một điều gì đó A G Côvaliôv đưa ra định nghĩanhu cầu với tư cách là nhu cầu của nhóm xã hội: “ Nhu cầu là sự đòi hỏi củacác các nhân và của các nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiệnnhất định để sống và phát triển Nhu cầu quy định sự hoạt động xã hội của các

cá nhân, các giai cấp và tập thể” [5, tr.93]

Từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê (chủ biên), cho rằng: Nhu cầu làđiều đòi hỏi của đời sống, tự nhiên và xã hội

Nhu cầu có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau, song ta có thể khái

quát như sau: Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người cần được thỏa mãn

để tồn tại và phát triển, là sự biểu hiện của mối quan hệ qua lại giữa con

người với những điều kiện cụ thể, luôn biến đổi của đời sống

“Nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó Nhu cầu chỉ cóđược chức năng hướng dẫn khi có sự gặp gỡ giữa chủ thể và khách thể” [7, tr.305] Chính nhu cầu đã thúc đẩy con người hành động bằng một cách nhấtđịnh và theo một hướng nhất định Trong cấu trúc nhân cách của con người,nhu cầu là một trong những yếu tố quan trọng (bên cạnh những yếu tố: hứngthú, niềm tin, thế giới quan, lý tưởng) tạo nên xu hướng nhân cách của cá

Trang 20

nhân Hay nói một cách khác, xu hướng nhân cách của con người được biểuhiện ra bên ngoài ở nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, niềm tin, thế giới quan.Trong nghiên cứu này, chúng tôi lấy nhu cầu là đối tượng nghiên cứu củamình, vì vậy, các yếu tố khác của xu hướng nhân cách chỉ được xem xét trongmối quan hệ với nhu cầu của con người.

Khi phân tích nhu cầu với tư cách là một phần trong xu hướng củanhân cách, các nhà Tâm lý học Liên Xô coi nhu cầu là “tồn tại cái cá thểcủa các quan hệ xã hội” [15,tr.493] Ở đây, nhu cầu nói lên sự gắn bó củacon người với thế giới xung quanh và sự phụ thuộc của nó vào thế giới đó

Sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong bản thân mỗi cá nhân cụ thể sẽ

có vai trò quyết định tới sự hình thành và sự phát triển nhu cầu của cá nhân

đó trong quá trình hoạt động sống Và như vậy, nhu cầu cũng đóng một vaitrò quan trọng đối với quá trình hoạt động và quá trình hình thành, hoànthiện nhân cách của mỗi con người

Cuộc sống càng phát triển thì hệ thống các nhu cầu của con người ngàycàng được bổ sung thêm và ngược lại, khi nhu cầu của con người được thỏamãn đến mức tối đa thì có thể nói rằng xã hội đó đạt đến trình độ phát triểncao Nhu cầu xã hội biến đổi, cải tạo thành nhu cầu của cá nhân mỗi conngười Mác đã nói: Sự phát triển của xã hội xét đến cùng là sự phát triển cácnhu cầu của con người Điều đó khẳng định thêm rằng nhu cầu đối với đờisống con người nói chung và sự phát triển xã hội nói riêng là rất quan trọng.Các nhân tố quy định sự phát triển của xã hội là những quy luật khách quan,những nguyên nhân nội tại được phản ánh bởi tính tích cực chủ quan thúc đẩycon người hoạt động Chúng xây nên những động lực điều chỉnh hành vi vàhoạt động cho từng cá nhân, từng con người cụ thể

Khi tìm hiểu về bản chất của nhu cầu con người, các nhà tâm lý họcđều xem xét nó với tư cách là nguồn gốc tính tích cực cá nhân Quan điểm về

Trang 21

nguồn gốc tính tích cực của nhân cách ở con người đã gắn liền với hệ thốngquan điểm của S Freud - nhà phân tâm học người Áo (1850 - 1939) Ông đãđưa ra quan điểm cơ bản mà được coi như là hệ phương pháp luận để nghiêncứu các hiện tượng tâm lý như sau: Mọi hiện tượng tâm lý đều cần có nănglượng nuôi dưỡng, có nghĩa là yêu thương, ghét sợ, tài năng, ý chí, phải đượcnuôi dưỡng bằng vật chất.

S Freud đã đề cập tới vấn đề nhu cầu trong lí thuyết bản năng của conngười Theo ông, con người tích cực hoạt động là do có những sức thúc đẩybản năng mà con người thừa kế từ các tổ tiên sinh vật của mình, và trong số

đó trước hết là bản năng tính dục và bản năng tự vệ Đó là động lực mạnh mẽnhất thúc đẩy con người hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hộinhư: văn hóa, khoa học, chính trị, nghệ thuật… Tuy nhiên, trong xã hội do córất nhiều những quy định, những chuẩn mực, những giới hạn cụ thể nên cácbản năng không thể bộc lộ một cách tự do như trong giới sinh vật, mà chúng

bị kiểm duyệt, bị ức chế và bị dồn nén xuống dưới tầng ý thức Trong quátrình con người hoạt động, những bản năng này, từ trong tiềm thức, vẫn tiếptục điều khiển hành vi của con người, và chúng sẽ chuyển hóa dưới nhữnghình thức khác nhau của nền văn hóa loài người và trong những sản phẩmhoạt động của con người Như vậy, theo quan điểm của Freud nhu cầu củacon người được coi như một sức mạnh sinh học, sức mạnh tự nhiên, tương tựvới các bản năng sinh vật

Chủ nghĩa Freud mới ra đời nhấn mạnh sự phụ thuộc của cá nhân vàohoàn cảnh Hoàn cảnh định cho cá nhân những phẩm chất quan trọng nhất,những phẩm chất đó trở thành hình thức của tính tích cực của nhân cách.Theo các nhà phân tâm mới, nhu cầu của con người được hình thành do sự tácđộng của môi trường sống Chính vì thế, họ không giải thích được nhữngnguyên nhân xuất phát gây ra hoạt động của con người trước hoàn cảnh đã

Trang 22

được sinh ra như thế nào trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa cánhân với hoàn cảnh Họ bế tắc trong việc giải thích các hành vi văn hóa vàvăn minh của con người Đây là điểm hạn chế trong quan điểm của các nhàphân tâm mới về vấn đề nhu cầu.

A Maslow (1908 - 1966) - nhà phân tâm học Mỹ cũng cho rằng nhucầu là động cơ thúc đẩy hành vi của con người mạnh mẽ nhất Tính xã hộinằm trong bản năng của con người; tính người của nhu cầu và xung đột củacon người được hình thành và phát triển trong quá trình phát sinh chủng loại.Các nhu cầu đều dựa trên cơ sở di truyền nhất định Chính vì thế, học thuyết

về nhu cầu của Maslow có điểm giống với học thuyết của S Freud

Khi khẳng định nguồn gốc của tính tích cực nhân cách ở mỗi cá nhânchính là nhu cầu, các nhà tâm lý học Mác - xít cho rằng nhu cầu của conngười được “sản xuất” ra trong quá trình hoạt động Chính vì vậy, tính tíchcực của nhân cách con người được thể hiện trong quá trình tác động qua lạivới thế giới xung quanh Nhu cầu đã thúc đẩy con người hành động bằng mộtcách nhất định và theo hướng nhất định

Người đầu tiên đề cập một cách sâu sắc tới vấn đề nhu cầu là D N.Uznatze, ông cho rằng: “Không có gì có thể đặc trưng cho một cơ thể sốnghơn là sự có mặt ở nó các nhu cầu… Nhu cầu, đó là cội nguồn của tính tíchcực, với ý nghĩa này thì khái niệm nhu cầu rất rộng… Các nhu cầu phát triển

và đều không thể phủ nhận là con người ở giai đoạn phát triển cao nhất có vô

số nhu cầu mới, chúng không những không có ở động vật mà còn không thể

có ở con người trong giai đoạn phát triển sơ khai”

Theo A N Lêonchiev (1903 - 1979), nhu cầu được thể hiện trong hoạtđộng với tính chất là sức mạnh nội tại, mặc dù, nếu với tính chất là một cánhân, chủ thể sinh ra đã có nhu cầu Lúc đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như mộtđiều kiện, một tiền đề cho hoạt động Khi có hoạt động thì lập tức xảy ra sự

Trang 23

biến hóa của nhu cầu, không còn là nhu cầu trước nữa Ông mô tả nguồn gốccủa nhu cầu, cũng như mối quan hệ của nó với hoạt động bằng sơ đồ: Hoạtđộng - Nhu cầu - Hoạt động Sự biến đổi nội dung cụ thể của đối tượng nhucầu cũng kéo theo sự biến đổi các phương thức để thỏa mãn các nhu cầu Dovậy, nhu cầu cách mạng mang tính xã hội Xã hội loài người tạo ra cho cácthành viên của mình những nhu cầu ngày càng đổi mới mà các thế hệ trướcchưa có Chính vì vậy, “Nhu cầu là một trạng thái của con người, biểu hiện sựphụ thuộc của nhân cách vào hoàn cảnh sống cụ thể, sự phụ thuộc này lànguồn gốc của tính tích cực của con người” [24, tr.387].

Tính tích cực của nhân cách bộc lộ trong quá trình hoạt động để thỏamãn nhu cầu Cũng chính ở đây thể hiện sự khác nhau giữa các hình thức củatính tích cực của con người và tính tích cực của hành vi động vật Con vật cótính tích cực trong hành vi của nó là nhờ ở tổ chức tự nhiên của nó (cơ cấucủa cơ thể, các giác quan, bản năng) dường như được định trước phạm vi các

sự vật có thể làm đối tượng thỏa mãn các nhu cầu và gây ra sự mong muốntích cực của nó để chiếm lĩnh những sự vật ấy Như vậy, trong nhu cầu củađộng vật đã trực tiếp biểu hiện cái sự vật của tự nhiên có tác dụng làm vậtkích thích tính tích cực của nó

Trái lại, tính tích cực của con người và nguồn gốc của nó lại được hìnhthành trong quá trình giáo dục con người, tức trong quá trình tiếp nhận nềnvăn hóa nhân loại các sự vật tự nhiên không chỉ đơn giản là những đối tượngchỉ có ý nghĩa sinh học Nhờ có khả năng sáng tạo ra công cụ lao động, conngười mới có khả năng biến đổi đối tượng, sự vật này làm cho nó thích hợpvới nhu cầu của bản thân, nhu cầu này là sản phẩm của sự phát triển lịch sử.Với tư cách là một nhân tố cấu thành nên xu hướng nhân cách của con người,nhu cầu của con người đòi hỏi phải có một quá trình nắm vững những phươngthức hoạt động được xây dựng trong lịch sử Vì thế, ở con người, quá trình

Trang 24

thỏa mãn nhu cầu của con người là một quá trình tích cực, có mục đích của sựnắm vững hình thức hoạt động mà xã hội đã đạt tới Toàn bộ đời sống tinhthần của cá nhân được hình thành, củng cố, phát triển từ trong quá trình hoạtđộng nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần Cứ mỗi lần được thỏa mãnbằng những đối tượng và phương thức nào đó thì nhu cầu càng trở nên sâu sắchơn và cùng với sự phát triển của đối tượng và phương thức thỏa mãn, nhucầu lại càng trở nên phong phú hơn, phức tạp hơn.

Với ý nghĩa trên, nhu cầu là nguồn gốc tính tích cực làm nảy sinh hoạtđộng Nhưng cái tôi thôi thúc hoạt động của con người lại chính là động cơ.Trong một chừng mực nào đó, động cơ là cái cụ thể hóa của nhu cầu, nói cáchkhác động cơ chính là cái cụ thể hóa của nhu cầu; nói cách khác động cơchính là tính tích cực của nhân cách con người F Ăngghen đã viết: “Người ta

có thói quen giải thích các hành động của mình xuất phát từ duy và đáng lẽ raphải giải thích chúng từ nhu cầu (dĩ nhiên là những nhu cầu này được phảnánh trong óc, được ý thức) và bằng cách đó lâu dần đã nảy sinh ra thế giớiquan duy tâm, thế giới quan đã thống trị trí tuệ đặc biệt từ khi thế giới cổ đại

bị diệt vong” [15, tr.493]

Để trở thành một động lực thúc đẩy tính tích cực hoạt động, mỗi nhucầu của con người đều phải đi qua óc, được phản ánh vào đầu óc con người,được con người ý thức Khi đó, nhu cầu tồn tại ở trạng thái chủ quan, thể hiện

ra là ở thái độ của cá nhân đối với sự vật hiện tượng Và như vậy, “nhu cầucủa nhân cách được hình thành một cách khách quan” [1, tr.100] nhưng mangtính chủ quan, riêng có ở từng cá nhân cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể,hoặc những môi trường cụ thể Một số nhà tư tưởng trước Mác cũng thừanhận điều này ở mức độ nào đó Tuy nhiên vai trò của các nhân tố xã hội, nhưtrình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của quan hệ sản xuất, bảnchất của giai cấp cá nhân đều bị họ phủ nhận, tuy rằng đôi khi họ cũng đưa ranhững ước đoán về ý nghĩa quan trọng của chúng

Trang 25

Xét cho đến cùng, nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu của con người làđộng lực thúc đẩy hoạt động, điều chỉnh hành vi của từng cá nhân trong xãhội, trong nhóm xã hội, đồng thời nó xác định hướng suy nghĩ, tình cảm, ý chícủa cá nhân đó trong quá trình sống.

1.2.2 Đặc điểm về nhu cầu

Theo C Mác, nhu cầu là sản phẩm của lịch sử do nó được trung gian hóabởi các mối quan hệ xã hội và luôn được cải tạo theo những hình thức mới: nhucầu mới tạo ra một sự phụ thuộc mới Điều này thể hiện sự phong phú đa dạng,tính lịch sử, tính giai cấp rõ rệt của nhu cầu Nhu cầu gắn liền với sự phát triểncủa nền sản xuất xã hội và sự phân phối các giá trị vật chất và tinh thần

Khi nói tới giới hạn của nhu cầu, ta thấy rằng nhu cầu của con người là

vô tận Trong đó, ở con người luôn xuất hiện nhu cầu, có thể có nhiều nhu cầutồn tại song song cùng một lúc Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũngđòi hỏi phải thỏa mãn tất cả các nhu cầu của bản thân mình Nhu cầu cũngkhông bao giờ bị dập tắt, mà chỉ có thể có nhu cầu này nổi trội hơn, mang giátrị cấp bách hơn nhu cầu kia ở thời điểm này hay thời điểm khác Đó là một

hệ thống nhất định, được sắp xếp theo trật tự nhất định Trật tự này luôn luônbiến đổi theo mối quan hệ của con người với hoàn cảnh Đồng thời, bản thânnhu cầu cũng thay đổi theo yêu cầu của hoạt động và của xã hội Như vậy,trong nhu cầu ta thấy có sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan

Những phạm trù nhu cầu và sự cần thiết có mối liên quan trực tiếp vớinhau Theo C Mác: “Sự tồn tại của cái mà tôi yêu thật sự, tôi cảm thấy là cầnthiết, tôi cảm thấy nhu cầu về sự tồn tại đó” [1, tr.111] Nhu cầu, đó là sự cầnthiết song không phải mọi sự cần thiết đều là nhu cầu Điều này một lần nữakhẳng định rằng nhu cầu không tách rời khỏi hoạt động, nhờ có hoạt động màmột sự cần thiết trừu tượng nào đó mới được vật chất hóa, mới trở thành cómáu, có thịt Nảy sinh trong quá trình hoạt động, nhu cầu đồng thời trở thànhnhân tố kích thích trực tiếp đối với hoạt động

Trang 26

Do vậy, nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng Khi gặp đối tượng có khảnăng đáp ứng nhu cầu thì nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạtđộng nhằm chiếm lĩnh đối tượng Đối tượng của nhu cầu càng được xác định

cụ thể, ý nghĩa của nhu cầu đối với đời sống của cá nhân và đời sống xã hộicàng được nhận thức sâu sắc thì nhu cầu càng nhanh chóng được nảy sinh,củng cố và phát triển

Nhu cầu không phải là sự cần thiết bề ngoài, nó là sự cần thiết bên trongcủa cá nhân này hay cá nhân khác Vì thế, đối với nhân cách, đối tượng của nhucầu có giá trị tự thân chứ không phải là phương tiện để thực hiện các nhu cầukhác Như vậy, chỉ có thể nói đến nhu cầu với nghĩa chặt chẽ khi cả hai sự cầnthiết chủ quan và khách quan trùng hợp với nhau và hòa làm một Theo X X.Bachenin: “từ chỗ xác định nhu cầu với tư cách là một trạng thái hoạt động tíchcực của chủ thể, tất yếu dẫn đến chỗ cũng phải coi nhu cầu như là việc thựchiện sự cần thiết một cách thực tiễn và tích cực Sự cần thiết gồm hai mặt: mộtmặt là sự cần thiết mà chủ thể thỏa mãn các nhu cầu của mình, coi đó là điềukiện quan trọng nhất để tái sản xuất đời sống của mình, mặt khác là việc thựchiện một cách thực tiễn sự cần thiết khách quan nằm trong đối tượng hoạtđộng, trong các thuộc tính và các tính quy luật của đối tượng đó” [1, tr.113]

Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nóquy định Chính điều kiện sống đã quy định nội dung đối tượng của nhu cầu.Nói cách khác, mọi nhu cầu đều là hình thức đặc biệt của sự phản ánh nhữngđiều kiện sống bên ngoài Nội dung cụ thể của nhu cầu còn phụ thuộc vàophương thức thỏa mãn nó C.Mác viết: “Đói là đói, song cái đói được thỏamãn bằng thịt chín với cách dùng dao và dĩa thì khác hẳn cái đói bắt buộcphải nuốt bằng thịt sống với cách dùng tay, móng và răng” [15, tr.718] Tínhnội dung cụ thể của nhu cầu thường thường có liên quan hoặc là với một vậtthể mà người ta cố gắng để có được, hoặc là với một hoạt động nào đó đểngười ta được thỏa mãn

Trang 27

Phương thức thỏa mãn nhu cầu cũng thể hiện mức độ cao, thấp của hệthống nhu cầu đó Nếu cá nhân mong muốn thỏa mãn nhu cầu cấp thiết nào

đó nổi trội trong hệ thống nhu cầu ở một thời điểm nhất định bằng bất kỳphương thức nào, miễn là được thỏa mãn nó thì nhu cầu đó của cá nhân là rấtcao Ngược lại, cũng nhu cầu ấy, trong hoàn cảnh ấy, cách thức thỏa mãnđược cá nhân cân nhắc kỹ lưỡng để làm sao đem đến cho họ kết quả phù hợp.Khi ấy mức độ nhu cầu là vừa phải, không quá cao, không quá thấp Mức độthỏa mãn nhu cầu thấp khi người ta không đặt việc thỏa mãn hay không thỏamãn nhu cầu là một việc cấp thiết cần phải làm ngay bằng bất kỳ giá nào,bằng bất kỳ hình thức nào Như vậy, mức độ cao thấp của nhu cầu phụ thuộcvào phương thức thỏa mãn các nhu cầu đó

Từ trong hoạt động và nhờ có hoạt động, nhu cầu con người được nảysinh, phát triển và ngày càng phong phú dựa trên những điều kiện, phươngtiện tương ứng được tạo ra để thỏa mãn những đòi hỏi của bản thân “Muốnsống trong thế giới xung quanh, con người phải tạo ra các hoạt động đối vớithế giới đó, sản xuất ra các đối tượng, lĩnh hội các phương thức sử dụng cácđối tượng đó và các phương thức ấy đã chứa sẵn trong các đối tượng đó,nhằm thỏa mãn nhu cầu này hay nhu cầu khác Đó chính là cuộc sống của conngười” [7, tr.298] F Ăngghen cũng đã khẳng định rằng: “hoạt động lịch sửbản chất nhất của người ta là hoạt động để tạo nên cơ sở vật chất cho tất cảcác loại hoạt động khác của con người, đó tức là tự sản xuất nhằm thỏa mãnnhững nhu cầu sinh sống của người ta…” [4, tr192]

Nhu cầu có tính chu kỳ Có nghĩa là: khi một nhu cầu chưa được thỏamãn, con người tìm mọi cách hành động để thỏa mãn nó Nhưng sau khi đượcthỏa mãn, nhu cầu đó dần triệt tiêu và thay thế vào đó là một nhu cầu mới.Tính chu kỳ còn được thể hiện ở sự xuất hiện lặp lại khi mà yêu cầu gây nênnhu cầu lại tái hiện, một yêu cầu về điều gì đó chỉ xảy ra một lần, mang tính

Trang 28

chất đơn lẻ và không lặp lại nữa thì sẽ không biến thành nhu cầu và không đặctrưng cho đặc điểm tâm lý của cá nhân con người.

Như thế một lần nữa ta có thể khẳng định: xã hội và những chuẩn mực xãhội quy định nhu cầu của con người Do đó nhu cầu của con người khác xa vềchất so với nhu cầu của con vật, nhu cầu của con người mang bản chất xã hội

Ngoài những đặc điểm đã nêu trên, nhu cầu còn có rất nhiều đặcđiểm khác như: việc nhận thức khá rõ ràng về nhu cầu kèm theo trạng tháicảm xúc tiêu biểu (tính hấp dẫn của đối tượng có liên quan đến một nhucầu nhất định, sự không hài lòng và thậm chí đau khổ do nhu cầu khôngđược thỏa mãn…); trạng thái ý chí - xúc cảm thúc đẩy thảo mãn nhu cầu,phải tìm kiếm và tiến hành những cách thức cần thiết để thỏa mãn nhu cầu

đó (chính vì vậy, nhu cầu là một trong những động cơ mạnh mẽ nhất thúcđẩy các hành vi ý chí) Khi những nhu cầu này được thỏa mãn, các trạngthái đó bị giảm yếu, có lúc hoàn toàn biến mất hoặc trong một số trườnghợp nó biến thành trạng thái ngược lại

Những đặc điểm nói trên của nhu cầu cho thấy tầm quan trọng đặc biệtcủa nó trong quá trình quyết định hành vi con người, đối với việc biểu hiện vàcủng cố tính tất yếu xã hội của mối liên hệ giữa cá nhân và xã hội Nhu cầu tạothành cơ sở bản chất của nhân cách của con người Đồng thời, nhu cầu đánhdấu một trình độ phong phú mà xã hội đã đạt được qua từng thời kỳ lịch sử

1.2.3 Phân loại nhu cầu

Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng, có thể phân loại nhucầu căn cứ vào những tiêu chí khác nhau:

Nếu căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, người ta phân ra làm hai loại: nhu

cầu tự nhiên và nhu cầu xã hội

Nhu cầu tự nhiên là những nhu cầu bẩm sinh, di truyền như nhu cầu ăn,uống, tình dục, hít thở, an toàn…

Trang 29

Nhu cầu xã hội là những nhu cầu tập nhiễm Trong quá trình sống vàhoạt động của con người làm nảy sinh ra các nhu cầu mới: Nhu cầu học tập,nhu cầu lao động, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu sáng tạo…

Nếu căn cứ vào mức độ của nhu cầu thì có hai loại: Nhu cầu bậc thấp

và nhu cầu bậc cao

Nhu cầu bậc thấp là nhu cầu có mức độ thảo mãn thấp: ăn no, mặc ấmNhu cầu bậc cao là nhu cầu đòi hỏi đối tượng và phương thức thỏa mãncao: nhu cầu an toàn, nhu cầu được người khác tôn trọng, được thừa nhận…

Rõ ràng nhu cầu bậc cao mang ý nghĩ xã hội nhiều hơn mang tính cánhân Có những nhu cầu tự nhiên nhưng được xã hội hóa làm cho nhu cầu đótrở nên văn minh, văn hóa như: văn hóa ẩm thực, chế biến, bày biện, thức ăn,thiết kế thời trang, trang trí mỹ thuật, phong tục dựng vợ, gả chồng…

Lý thuyết nhu cầu được nhắc đến nhiều nhất là lý thuyết phân cấp nhucầu của nhà tâm lý học A Maslow Ông đã nhìn nhận các nhu cầu của conngười theo hình thái phân cấp, sắp xếp theo thứ tự tăng dần và ông cho rằngnếu một nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn là động cơthúc đẩy Theo ông, có năm loại nhu cầu: Nhu cầu sinh lý (như nhu cầu thỏamãn đói, khát, sinh dục, những nhu cầu này có tính chất bản năng, có cả ởđộng vật); nhu cầu an toàn (nhu cầu về sự yên ổn, trật tự và an ninh); nhu cầuyêu thương, nhu cầu lệ thuộc; nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu thành đạt, kếtquả, nhu cầu về niềm tin; nhu cầu tự thực hiện như nhu cầu sáng tạo, nhu cầuhiểu biết, nhu cầu tri thức, nhu cầu nghệ thuật Thứ tự nhu cầu được ông nêu

ra là rất quan trọng Những nhu cầu này xuất hiện theo thứ tự trong quá trìnhphát triển của chủng loại, cũng như phát triển của cá nhân Nếu nhu cầu thấpkhông được thỏa mãn thì nhu cầu cao cũng không thể thực hiện được Conngười sống trong điều kiện nghèo nàn thì chỉ chú ý đến việc thỏa mãn nhữngnhu cầu sinh lý và an toàn Sống trong điều kiện càng thuận lợi bao nhiêu thì

Trang 30

con người càng chú ý đến nhu cầu cấp cao bấy nhiêu Theo Maslow, nhu cầu

tự thực hiện là nhu cầu cao nhất nhằm phát triển tiềm năng riêng khác nhau.Những nhu cầu này không bị sự kiểm soát của xã hội Nhưng không phải aicũng thực hiện được nhu cầu này, bởi vì còn những nhu cầu khác chưa thựchiện được Đóng góp của Maslow là ông đưa ra được hệ thống thứ bậc cácnhu cầu từ cấp thấp đến cấp cao Tuy nhiên, hạn chế của ông là ở chỗ: ôngcho rằng tính xã hội nằm trong bản năng của con người nên nhu cầu của conngười cũng có tính bản năng đặc trưng Các nhu cầu đều dựa trên cơ sở ditruyền nhất định

Một số nhà tâm lý học khác phân chia nhu cầu căn cứ theo xu hướngcủa nhân cách và tính đối tượng nhu cầu, bao gồm: nhu cầu vật chất, nhu cầutinh thần và nhu cầu xã hội

Nhu cầu vật chất: là nhu cầu đầu tiên làm cơ sở cho hoạt động của conngười, gắn với sự tồn tại của cơ thể (ăn, mặc, ở) Nhu cầu này cũng có ở cảcon vật Tuy nhiên, về bản chất thì nhu cầu vật chất của con người khác xa sovới nhu cầu con vật Trong “Hệ tư tưởng Đức”, C Mác và Ăngghen có viết:Người ta phải sống được đã rồi mới làm nên lịch sử Nhưng muốn sống đượcthì trước hết phải có thức ăn, uống, nhà cửa, quần áo… Như vậy, hành độnglịch sử đầu tiên của con người chính là tự sản xuất ra những phương tiện cầnthiết để thỏa mãn những nhu cầu đó Để thỏa mãn những nhu cầu của bảnthân, con vật chỉ biết lấy những gì có sẵn trong tự nhiên, do đó, đời sống của

nó lệ thuộc vào hoàn cảnh Còn con người thì biết sáng tạo ra công cụ lạođộng, sử dụng công cụ đó tác động vào thiên nhiên, tạo ra những sản phẩmnhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình Tức là con người sáng tạo ra đốitượng để thỏa mãn nhu cầu của mình Vì thế, nhu cầu của con người ngàycàng trở nên phong phú và phức tạp Vì vậy, có thể nói lịch sử hình thành vàphát triển loài người là lịch sử đấu tranh với thiên nhiên để tạo ra đối tượngnhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao

Trang 31

Theo A G Côvaliov, nhu cầu vật chất được coi là “những điều kiệnthiết yếu để con người có thể tồn tại được” [5, tr.93] A X Macarenco nhàgiáo dục Nga viết: “Trong bản thân niềm ao ước của con người không hề cólòng tham Nếu như một người đi ra khỏi thành phố đầy bụi khói và đến mộtrừng thông khoan khoái hít thở đầy lồng ngực thì không bao giờ có ai phêphán rằng anh ta quá tham lam sử dụng oxi Lòng tham chỉ bắt đầu khi nàonhu cầu của người này và chạm vào nhu cầu của kẻ khác; khi niềm vui và sựthỏa mãn của người này chỉ có thể được bằng cách dùng sức mạnh, thủ đoạnhay trộm cướp để cướp lấy của người bên cạnh” Sự đòi hỏi về vật chất là một

sự thôi thúc mạnh mẽ con người hoạt động lao động nhằm thỏa mãn nó Sựđòi hỏi thôi thúc ấy như là một động cơ của hoạt động, gắn liền với nỗ lực của

ý chí và thể hiện sự nỗ lực ấy để đạt mục đích

Nhu cầu tinh thần: Hơn hẳn động vật, con người có khả năng nhận thứcđầy đủ nhu cầu của mình; nên không thỏa mãn nhu cầu một cách tùy tiện.Trước khi thỏa mãn nhu cầu của mình, con người bao giờ cũng đối chiếu vớinhững tiêu chuẩn đạo đức xã hội Những tiêu chuẩn đạo đức xã hội khôngđược thỏa mãn, thì con người cũng sẵn sàng từ bỏ việc thỏa mãn nhu cầu củamình Sở dĩ như vậy là do con người có nhu cầu tinh thần, một loại nhu cầu

mà con vật không thể có Nhu cầu tinh thần là một loại nhu cầu đặc biệt, nóbiểu hiện sự phát triển cao của cá nhân Nhu cầu tinh thần gồm nhu cầu nhậnthức, nhu cầu thẩm mỹ

Nhu cầu nhận thức là nhu cầu học tập Cùng với lao động và trong bảnthân quá trình hoạt động lao động, nhu cầu nhận thức, nhu cầu có kiến thứccũng phát triển Ngày nay, nhu cầu nhận thức được thỏa mãn với nhiều phươngtiện khác nhau, từ thô sơ đến rất hiện đại Mỗi một nhân cách được đánh giátheo trình độ phát triển của nhu cầu nhận thức và theo đặc điểm của chúng.Nhờ có nhu cầu nhận thức mà con người được hướng tới con đường sáng tạo

Trang 32

Nhu cầu thẩm mỹ là nhu cầu thích thú cái đẹp và nhu cầu hoạt độngsáng tạo trong một lĩnh vực nghệ thuật nào đó Nhu cầu này chiếm một vị tríkhá lớn trong đời sống con người Trong quá trình sống và nhận thức thế giớikhách quan, con người dần dần cảm thụ được cái đẹp trong thiên nhiên vàtrong cuộc sống xã hội Sự yêu thích cái đẹp trở thành nhu cầu của cuộc sống:nhu cầu thẩm mỹ - hiểu biết và yêu cái đẹp trong thế giới tự nhiên và trongđời sống xã hội Trình độ tiến bộ của xã hội, sự phát triển của kinh tế, văn hóangày càng nâng cao nhận thức thẩm mỹ của con người, đồng thời làm tăngthêm nhu cầu thẩm mỹ của họ Trình độ thẩm mỹ của con người càng đượcnâng cao thì khả năng sáng tạo ra cái đẹp cũng tăng lên Nhờ có nhu cầu này

mà con người mới muốn xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn Bướcđầu của nhu cầu thẩm mỹ chỉ là sự chiêm ngưỡng những vẻ đẹp, rồi dần biếnthành nhu cầu sáng tạo của bản thân

Nhu cầu xã hội: gồm có nhu cầu về lao động, nhu cầu trao đổi tiếp xúc,nhu cầu hoạt động xã hội

Nhu cầu về lao động: là sự kiện mới trong quá trình phát triển conngười Con người thỏa mãn những nhu cầu vật chất của mình không theo bảnnăng như ở con vật, mà là nhờ lao động tạo ra những thứ cần thiết để thảomãn được các nhu cầu của bản thân Thoạt đầu, mỗi người có thể thảo mãnnhững nhu cầu bản thân bằng lao động trực tiếp Sau này, sự thỏa mãn nhucầu của con người nhờ lao động ngày càng mang tính chất gián tiếp Lao độngngày càng có thêm nhiều hình thức mới, hướng vào việc thảo mãn mọi nhucầu của các nhân Chính sự phát triển của phân công lao động đã tạo nên tínhgián tiếp này Lao động trở thành đối tượng của nhu cầu khi sức lao động củacon người được giải phóng hoàn toàn, vì thế lao động trở thành điều kiện tồntại của con người Nhu cầu lao động được thể hiện ở chỗ con người bị thu hútvào lao động, xem như đấy là một hoạt động thiết yếu và thú vị Nhu cầu lao

Trang 33

động tất yếu sẽ dẫn đến việc phát triển của sản xuất và làm cho của cái xã hộităng lên, đó cũng chính là tạo cơ sở cho nhu cầu lao động ngày càng pháttriển Chính vì vậy nhu cầu lao động là nhu cầu quan trọng nhất, có tác dụngquyết định đối với hình thức, phương pháp giáo dục lao động, giáo dục chínhtrị tư tưởng, đạo đức cũng như các loại hình giáo dục khác.

Nhu cầu tiếp xúc và trao đổi: được nảy sinh trong quá trình lao động,biểu hiện bản chất xã hội của con người Trong quá trình lao động, con ngườithấy cần phải trao đổi những kinh nghiệm sản xuất, cuộc sống, chia sẻ vớinhau những tình cảm riêng tư Nhu cầu trao đổi tiếp xúc dẫn đến chỗ làm nảysinh nhu cầu tình bạn, trong đó có nhu cầu đối với người khác giới và đượcphát triển thành tình yêu

Nhu cầu hoạt động xã hội: chẳng những con người hoạt động vì lợi ích

cá nhân mà còn vì lợi ích của một tập đoàn người, một giai cấp, một xã hội

Họ lo lắng vui buồn về những diễn biến của xã hội Họ mong muốn đóng gópsức mình cho sự tiến bộ xã hội Nhu cầu hoạt động xã hội thường có ở nhữngngười tiên tiến

Ngoài ra, còn có rất nhiều cách chia khác nhau tùy thuộc vào nhữngtiêu chí khác nhau như: tùy thuộc vào tính hợp lý của nhu cầu người ta chiathành nhu cầu hợp lý và nhu cầu không hợp lý, trong đó có xem xét tới vai tròcủa nhu cầu đạo đức và các nhu cầu tinh thần khác

1.2.4 Sự hình thành nhu cầu

Phạm vi của các nhu cầu, chiều rộng và trình độ chất lượng của chúngđược quy định bởi tính chất và nội dung lao động, bởi các điều kiện văn hóa,điều kiện sinh hoạt, phạm vi giao tiếp xã hội Do vậy, trong xã hội, mỗi một

cá nhân đều phải có sự tự rèn luyện, sự ý thức và tự ý thức để đảm bảo chocác nhu cầu của bản thân phù hợp với lợi ích mà xã hội đặt ra

Sự hình thành nhu cầu là một quá trình bao gồm ba mặt: sự tác động

Trang 34

của các điều kiện khách quan, quá trình ý thức và tự ý thức Nói cách khác: sựhình thành nhu cầu của con người chịu sự tác động của hàng loạt các yếu tốkhác nhau, được phân chia thành hai nhóm chính: nhóm những yếu tố kháchquan và nhóm các yếu tố chủ quan thuộc về cá nhân.

Nhóm những yếu tố khách quan bao gồm những yếu tố về điều kiệnphát triển kinh tế - xã hội, yếu tố về môi trường sống và điều kiện sống đốivới các cá nhân, yếu tố về nội dung và chất lượng hoạt động… Sự phát triểnkinh tế xã hội có một vai trò quan trọng khá lớn trong sự hình thành nên hệthống các nhu cầu của con người Việc hình thành các nhu cầu mới khiến chochức năng xã hội được mở rộng, vai trò mỗi một thành viên trong xã hội đốivới việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần, đối với việc hoàn thiện các quan

hệ qua lại trong các hoạt động lao động sản xuất xã hội và đối với việc giáodục các thế hệ trẻ đều được tăng cường Không thể có sự phát triển hài hòacác nhu cầu của con người nếu không hình thành được những nhu cầu và lợiích cao hơn, phù hợp với trình độ phát triển mới của nhu cầu xã hội Vì thế,

để có thể thỏa mãn được nhu cầu của bản thân mình, cá nhân phải có sự lựachọn phương thức, cách thức hoạt động một cách đúng đắn, chính xác và phùhợp với những chuẩn mực mà xã hội yêu cầu

Nhóm các yếu tố thuộc về cá nhân: bao gồm các yếu tố thuộc về nghềnghiệp, mối quan hệ xã hội, vị trí xã hội… Một số kết quả nghiên cứu xã hộihọc cho thấy, trình độ nghề nghiệp của người lao động càng thấp thì sự quantâm đến hoạt động nghề nghiệp càng ít và các kích thích vật chất đối với laođộng ở họ càng có ý nghĩa Do vậy, việc phát huy tính sáng tạo trong laođộng, trong chính lĩnh vực hoạt động của con người cho phép hiện thực vàphát triển đa dạng, phong phú các nhu cầu Điều này ảnh hưởng rất nhiều đếnviệc hoàn thiện hệ thống các nhu cầu ở mỗi cá nhân

Nhu cầu trong xu hướng nhân cách con người là cả một hệ thống hoàn

Trang 35

chỉnh Do vậy, việc thỏa mãn nhu cầu cũng mang tính tổng hợp, tính hệthống C Mác và Ph Ănghen đã nói rằng: “nói chung sẽ là vô nghĩa nếu giảđịnh rằng có thể thỏa mãn một ham muốn nào đó tách rời khỏi toàn bộ nhữngcái khác, rằng có thể thỏa mãn nó mà không đồng thời thỏa mãn bản thân như

Mức độ tác động của nhu cầu mới xuất hiện đối với cấu trúc của cácnhu cầu cũ là không giống nhau và sự tác động này lại do chính cầu trúc củacác nhu cầu quyết định Sự nảy sinh và phát triển nhu cầu mới đưa đến sựthay đổi tương ứng trong nội dung và hình thức hoạt động của nhân cách phùhợp với những điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể, có tính đến các đặc điểm lứatuổi, giới tính và các đặc điểm khác của cá nhân Đến lượt mình, tính chất vàmức độ của nhu cầu mới này lại phụ thuộc vào toàn bộ các nhu cầu khác.Điều này xác định nhu cầu của con người được đặt ra là cao hay thấp hợp líhay không hợp lí, có thể đạt được hay không đạt được

Trang 36

Sự ý thức và tự ý thức cũng đóng một vai trò quan trọng trong việchình thành nên hệ thống nhu cầu của con người Ý thức là năng lực hiểu đượccác hiểu biết về thực tại khách quan Hơn thế nữa, khi ý thức xuất hiện nhưnăng lực hiểu được chính mình thì khi đó cong người có sự tự ý thức về bảnthân Như vậy, trong sự hình thành nên hệ thống nhu cầu của con người, toàn

bộ cấu trúc của ý thức (nhận thức, xúc cảm và hành động ý chí) đều tham gia

và đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với việc hình thành và xác định xuhướng nhân cách của người đó Nhận thức là một trong các yếu tố cấu thànhnên ý thức của con người và giúp con người kiến tạo nên hệ thống nhu cầungày càng đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào trình độ phát triển, trình độhiểu biết của cá nhân đó về hiện thực khách quan Đó là quá trình mà conngười hướng vào để tìm hiểu các quy luật vận động của thế giới vật chất,khám phá, lĩnh vực những tri thức về tự nhiên, về xã hội, về bản chất các mốiquan hệ của con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình; từ đó cóthể “làm chủ” được tự nhiên, xã hội và làm chủ bản thân Trong quá trìnhhoạt động, con người phải nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan xungquanh mình và hiện thực của bản thân mình Kết quả hoạt động thực tiễn củacon người ở mức độ nào là tùy thuộc vào trình độ nhân thức

Ở con người có hai loại hoạt động nhận thức: hoạt động nhận thức khoahọc của các nhà khoa học trong việc tìm tòi, sáng tạo ra cái mới cho nhân loại,

và hoạt động nhận thức của học sinh, sinh viên nhằm lĩnh hội những kinhnghiệm văn hóa - lịch sử của loài người Tuy nhiên, dù là loại hoạt động nàothì chúng cũng đều phải tuân theo quy luật chung mà Lênin đã viết: “từ trựcquan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn

Đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiệnthực khách quan” [13, tr.189]

Như vậy, trong quá trình nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới

Trang 37

những mức độ nhận thức khác nhau: từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đếncao, từ phản ánh các thuộc tính bề ngoài, cụ thể, cá lẻ các sự vật, hiện tượng,một cách trực tiếp đến phản ánh các thuộc tính bên trong, có tính quy luật,trừu tượng và khái quát hàng loạt sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp.

Quá trình hình thành các nhu cầu của con người bao gồm cả sự hìnhthành các nhu cầu tinh thần như là một phần quan trọng bậc nhất của các quátrình đó Mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau trong quá trình hoạt động sốngcũng đóng một vai trò quan trọng đối với việc hình thành các nhu cầu Đồngthời việc hình thành ở cá nhân những nhu cầu có liên quan đến mục tiêu vànhiệm vụ xã hội cũng khiến cho nhân cách của con người đó phát triển Khôngthể có nền sản xuất xã hội hoàn thiện nếu không tính đến năng lực cá nhân củangười lao động cũng như sự phát triển hơn nữa các năng lực ấy Đến lượt mìnhchính sự hoàn thiện của nền sản xuất xã hội lại có ảnh hưởng thuận lợi đến quátrình bảo đảm cho nhân cách nói chung và nhu cầu của họ nói riêng

Như vậy, sự hình thành nhu cầu trong quá trình hoạt động sống của conngười được thực hiện dựa trên những tác động của các yếu tố khách qua vàchủ quan ở mỗi một cá nhân và vì thế trong những hoàn cảnh, điều kiện cụthể, nhu cầu của người này là khác so với người khác Điều này cần được lưu

ý trong quá trình giáo dục nhân cách ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội

1.3 Quan niệm về việc làm

Việc làm là một phạm trù thuộc quyền con người, quyền có việc làm

đã được quy định trong hệ thống phát luật quốc tế, Công ước về các quyềnkinh tế - xã hội và văn hoá năm 1966 ghi nhận: "Các quốc gia thành viêncủa Công ước này thừa nhận quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền củatất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự lựa chọnhoặc chấp nhận, và các quốc gia sẽ thi hành các biện pháp thích hợp đểđảm bảo quyền này” (điều 6) “Các quốc gia thành viên của Công ước này

Trang 38

công nhận quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việccông bằng và thuận lợi…” (điều 7).

Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội

và nhân khẩu; nó thuộc loại những vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống

xã hội Khái niệm việc làm và khái niệm lao động liên quan chặt chẽ vớinhau, nhưng không hoàn toàn giống nhau Việc làm thể hiện mối quan hệ củacon người với những chỗ làm việc cụ thể, là những giới hạn xã hội cần thiếttrong đó lao động diễn ra, đồng thời nó là điều kiện cần thiết để thoả mãn nhucầu xã hội về lao động, là nội dung chính của hoạt động con người Về giác

độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu sảnxuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất Việclàm gắn với quá trình tăng thu nhập, giảm sự nghèo khổ của người lao động,đồng thời không đi ngược lại với lợi ích cộng đồng mà pháp luật quy định

Hiến pháp 1992, chương V đã quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân, trong đó có quyền được làm việc: “Lao động là quyền và nghĩa

vụ của công dân Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việclàm cho người lao động” (điều 55) [26]

Bộ luật Lao động đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội khoá IX thôngqua đã khẳng định ở đoạn 1 điều 13, chương II, việc làm “là mọi hoạt độnglao động sáng tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm” [25, tr.37]

Như vậy có thể khái quát như sau: Việc làm là những công việc, là

những hoạt động có ích, không bị pháp luật cấm và mang lại thu nhập cho bản thân hoặc tạo điều kiện để tăng thu nhập cho các thành viên trong gia đình, đồng thời góp phần cho xã hội.

Việc làm là vấn đề vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa là vấn đề xã hội, chính trị

Về mặt kinh tế, vấn đề việc làm gắn liền với vấn đề sản xuất Hiệu quả

của việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất

Trang 39

Giải quyết tốt được vấn đề việc làm thì mới đảm bảo được sản xuất phát triển,kinh tế mới đi lên Đồng thời, kinh tế phát triển cũng sẽ tạo điều kiện để giảiquyết tốt vấn đề việc làm.

Về mặt xã hội, nếu giải quyết tốt được vấn đề việc làm sẽ hạn chế được

các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỷ cương, nề nếp xã hội

Về mặt chính trị, nếu không giải quyết tốt được vấn đề việc làm, đến

một thời điểm nào đó, vấn đề này sẽ vượt ra thành vấn đề chính trị Trên thếgiới, nhiều chính phủ, nhiều chế độ chính trị đã bị đổ bởi đã không chú ý hoặckhông có giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề việc làm của mình

Về mặt pháp lý, vấn đề việc làm gắn liền với chế độ pháp lý lao động.

Quan hệ pháp luật trong lĩnh vực việc làm về mặt lý luận pháp luật được coi

là quan hệ có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động và đóng vai trò quyếtđịnh cho việc hình thành, phát triển và ổn định của quan hệ lao động Đồngthời, chế định pháp lý về việc làm là một trong những chế định quan trọng củapháp luật lao động, làm tiền đề để xác lập các chế định pháp luật khác Haynói một cách khác, không có việc làm thì không có quan hệ lao động, cũng cónghĩa là không có quan hệ lao động và những yếu tố khác làm nên nội dungcủa quan hệ lao động

Việc làm không chỉ là hoạt động để kiếm sống mà còn là hoạt độngsáng tạo nhằm phục vụ xã hội, thông qua lao động hoàn thiện nhân cách conngười cả về vật chất lẫn tinh thần Việc làm đó là yêu cầu chính đáng của conngười, tách con người ra khỏi lao động chẳng khác gì thủ tiêu sự tồn tại củacon người, phá vỡ động lực bên trong của xã hội

Việc làm và giải quyết việc làm là một tiêu chí quyết định đánh giá sứcmạnh của một nền kinh tế Thực hiện tốt chính sách việc làm, khắc phục tìnhtrạng thất nghiệp và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội sẽ có tácdụng tích cực đến quá trình ổn định và phát triển kinh tế

Trang 40

* Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tạo việc làm, giải quyết việc làm

Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đề ra chính sách việc làm

và coi đó là một chính sách quốc kế dân sinh cơ bản

Nhận thức sâu sắc những khó khăn, phức tạp về giải quyết việc làmtrong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, sắp xếp lạidoanh nghiệp nhà nước, cải cách nền hành chính quốc gia đáp ứng yêu cầucủa nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,Đảng và Nhà nước đã có quan điểm và giải pháp cụ thể cho vấn đề việc làmcủa người lao động

Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Bảo đảm công ăn việc làm cho dân

là mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinhniên Nhà nước chú trọng đầu tư tạo việc làm đồng thời tạo điều kiện cho cácthành phần kinh tế và người lao động tạo thêm chỗ làm việc và tự tạo việclàm; khuyến khích các tổ chức và cá nhân cùng Nhà nước tổ chức tốt dịch vụgiới thiệu việc làm, đào tạo nghề nghiệp”

Tại Hội nghị Trung ương VIII (khoá VIII), Đảng ta nhấn mạnh việctiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ về giải quyết việc làm và chỉ ra cácbiện pháp khả thi để thu hút lao động và tạo việc làm Báo cáo chính trị tạiĐại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Bằng nhiều giải pháp, tạo ra nhiềuviệc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nôngnghiệp và nông thôn Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các

cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động”

Quan điểm này được nhấn mạnh tại Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ

IX, đó là: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tốcon người, ổn định và phát triển… phải tạo môi trường và điều kiện thuậnlợi cho tất cả các thành phần kinh tế… tạo nhiều việc làm và phát triển thị

Ngày đăng: 21/04/2017, 22:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. M. Ác- khan- ghen- xki, Chủ nghĩa xã hội và nhân cách, chương IV, NXB Sách giáo khoa Mác- Lê- nin, Hà Nội, 1983, Tr 110- 114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: M. Ác- khan- ghen- xki, "Chủ nghĩa xã hội và nhân cách
Nhà XB: NXB Sách giáo khoa Mác- Lê- nin
2. Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Bích, "Tâm lý học nhân cách
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Phan Xuân Biên và Hồ Bá Thâm (Đồng chủ biên). 2004. Tâm lý giáo dục nhân cách người nghiện ma túy (từ thực tế Hồ Chí Minh). Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Xuân Biên và Hồ Bá Thâm (Đồng chủ biên). 2004. "Tâm lý giáodục nhân cách người nghiện ma túy (từ thực tế Hồ Chí Minh)
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
4. A. G. Côvaliôv, Tâm lý học cá nhân, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1971, Tr 159,192- 211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A. G. Côvaliôv, "Tâm lý học cá nhân
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. A. G. Côvaliôv, Tâm lý học xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967, Tr. 93 6. Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC). 2009. Tài liệu đào tạo nâng cao dành cho cán bộ làm công tác tư vấn ma túy. Hà Nội, tháng 4/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A. G. Côvaliôv, "Tâm lý học xã hội", NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967, Tr. 93"6
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Phạm Minh Hạc, Hành vi và hoạt động, NXB Viện KHGD, 1983, Tr.298, 305- 306 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc, "Hành vi và hoạt động
Nhà XB: NXB Viện KHGD
8. Lê Đức Hiền. 2003. Kinh nghiệm và mô hình tổ chức cai nghiện, dạy nghề và giải quyết việc làm cho NSCNMT nước ngoài và trong nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Đức Hiền. 2003
9. Nguyễn Thanh Hiệp, Dương Đình Công, Trương Công Gia Thuận, Lê Nguyễn Phương Thảo và Nguyễn Thị Xuân Đào. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến nghiện ma túy lần đầu ở NSCNMT (Tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Bình Đức và Đức Thạnh) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thanh Hiệp, Dương Đình Công, Trương Công Gia Thuận, LêNguyễn Phương Thảo và Nguyễn Thị Xuân Đào
10. Phan Thị Mai Hương. 2005. Thanh niên nghiện ma túy: Nhân cách và hoàn cảnh xã hội. Hà Nội: NXB.Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Thị Mai Hương. 2005. "Thanh niên nghiện ma túy: Nhân cách vàhoàn cảnh xã hội
Nhà XB: NXB.Khoa học xã hội
11. Phan Thị Mai Hương, Trần Hiệp (1999), Phác thảo chân dung nhân cách của thanh niên nghiện ma túy Hà Nội, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện Tâm lý học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Thị Mai Hương, Trần Hiệp (1999), "Phác thảo chân dung nhâncách của thanh niên nghiện ma túy Hà Nội
Tác giả: Phan Thị Mai Hương, Trần Hiệp
Năm: 1999
13. V. I. Lênin, Bút ký triết học, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1986, Tr. 189 Sách, tạp chí
Tiêu đề: V. I. Lênin, "Bút ký triết học
Nhà XB: NXB Sự Thật
16. Lê Hồng Minh. 2010. Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sỹ Quản lý giáo dục, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Hồng Minh. 2010. "Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên saucai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh
17. Nguyễn Văn Minh. 2001. Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi. Đề tài cấp Bộ năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Minh. 2001. "Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiệnma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi
18. Trần Nhu và Hồ Bá Thâm (Đồng chủ biên). 2008. Quản lý, dạy nghề và giáo dục phục hồi nhân cách cho NSCNMT (Vấn đề và kinh nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh). Diễn đàn phát triển Việt Nam: NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Nhu và Hồ Bá Thâm (Đồng chủ biên). 2008. "Quản lý, dạy nghề vàgiáo dục phục hồi nhân cách cho NSCNMT (Vấn đề và kinh nghiệm ở thànhphố Hồ Chí Minh)
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
21. Lưu Minh Trị. 2000. Hiểm họa ma túy, nhận biết và hành động. Hà Nội:NXB Văn hóa- Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Minh Trị. 2000. "Hiểm họa ma túy, nhận biết và hành động
Nhà XB: NXB Văn hóa- Thông tin
22. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hải Dương. 2012. Báo cáo về thực trạng nghiện ma túy và công tác cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006- 2012 , ngày 20/7/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hải Dương. 2012. Báo cáo về"thực trạng nghiện ma túy và công tác cai nghiện phục hồi cho ngườinghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006- 2012
25. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ Luật lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1995), "Bộ Luậtlao động
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1995
26. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992), "Hiếnpháp 1992
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1992
27. Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), “Những giải pháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho NSCNMT trong chương trình ba năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh” (2004- 2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), “"Những giảipháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho NSCNMT trong chương trình ba nămở các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh
28. Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, Những giải pháp hữu hiệu quản lý cai nghiện và sau cai, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, "Những giải pháphữu hiệu quản lý cai nghiện và sau cai
Nhà XB: NXB Lao động- Xã hội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w