1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

SỬ DỤNG bài hát CHO TRẺ 4 5 TUỔI làm QUEN với TIẾNG ANH ở TRƯỜNG mầm NON XUÂN LA, tây hồ, hà nội

115 810 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 4,91 MB

Nội dung

Thời điểm sử dụng bài hát trong hoạt động làm quen với tiếng Anh của trẻ 4-5 tuổi...36Hình 2.4: Số lượng bài hát cho trẻ làm quen với tiếng Anh do các nhà xuất bản trong nước phát hành..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

TRẦN THỊ LÂN

Sö DôNG BµI H¸T CHO TRÎ 4- 5 TUæI LµM QUEN

VíI TIÕNG ANH ë TR¦êNG MÇM NON XU¢N LA, T¢Y Hå, Hµ NéI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

Người hướng dẫn: PGS TS Hoàng Quý Tỉnh

Hà Nội, 2017 LỜI CẢM ƠN

Trang 2

Tác giả xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô khoa Giáo dục Mầmnon, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, hướngdẫn tác giả trong suốt 4 năm học vừa qua.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Quý Tỉnh,người thầy tâm huyết đã luôn quan tâm và tận tình giúp đỡ hướng dẫn tác giảtrong suốt thời gian tác giả thực hiện đề tài này

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các cô, các cháu lớp Mẫugiáo nhỡ (4-5 tuổi) B3 trường mầm non Xuân La đã tận tình giúp đỡ, tạo điềukiện giúp tác giả hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luônbên cạnh động viên, khích lệ, là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp tác giả thựchiện khóa luận tốt nghiệp này

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình hoàn thành khóa luậntốt nghiệp, tuy nhiên cũng không tránh được những sai sót, tác giả mong rằngquý thầy cô và các bạn sẽ có những ý kiến đóng góp để khóa luận của tác giảhoàn chỉnh hơn

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2017

Tác giả

Trần Thị Lân

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc đề tài 5

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI HÁT GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH 6

1.1 Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những công trình nghiên cứu trên Thế giới về sự tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ 6

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam 11

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 13

1.2.1 Sử dụng 13

1.2.2 Bài hát và bài hát dành cho trẻ mẫu giáo 13

1.2.3 Làm quen với tiếng Anh 14

1.2.4 Từ vựng và từ vựng tiếng Anh 14

1.3 Đặc điểm của trẻ 4-5 tuổi 15

1.3.1 Đặc điểm tâm - sinh lí 15

1.3.2 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ 16

1.4 Tiếng Anh và việc cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh 18

1.4.1 Điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt 19

1.4.2 Tiếng Anh là một ngoại ngữ đối với trẻ tác giả Việt Nam 23

1.4.3 Quá trình “học” ngoại ngữ của trẻ mầm non 24

Trang 4

1.5 Hoạt động cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với tiếng Anh tại trường

mầm non 25

1.5.1 Đặc điểm của quá trình cho trẻ 4 -5 tuổi làm quen với tiếng Anh .25

1.5.2 Mức độ làm quen với tiếng Anh của trẻ 4-5 tuổi 27

Tiểu kết chương 1 28

Chương 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI HÁT GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG MẦM NON XUÂN LA, TÂY HỒ, HÀ NỘI 30

2.1 Vài nét khái quát về trường mầm non tiến hành khảo sát 30

2.1.1 Đặc điểm nhà trường 30

2.1.2 Đội ngũ giáo viên 32

2.1.3 Trẻ 32

2.2 Tổ chức và phương pháp khảo sát thực trạng 32

2.2.1 Mục đích khảo sát 32

2.2.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian khảo sát 32

2.2.3 Nội dung khảo sát 33

2.2.4 Phương pháp khảo sát 33

2.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng bài hát giúp trẻ từ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh 33

2.3.1 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc sử dụng bài hát cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh ở trường mầm non 33

2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng bài hát cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh ở trường mầm non 39

2.3.4 Mức độ làm quen với tiếng Anh của trẻ 4-5 tuổi 45

2.4.Đánh giá chung về thực trạng 48

2.4.1 Ưu điểm 48

2.4.2 Hạn chế 48

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 49

Trang 5

Tiểu kết chương 2 50

Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BÀI HÁT CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI LÀM QUENVỚI TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG MẦM NON 51

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 51

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 51

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 51

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 52

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 52

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 52

3.2 Đề xuất một số biện pháp sử dụng bài hát cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với tiếng Anh ở trường Mầm non 53

3.2.1 Sử dụng các bài hát tiếng Anh tự sáng tác dựa trên giai điệu của các bài hát gần gũi, thân thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ 53

3.2.2 Sử dụng bài hát tiếng Anh kết hợp vận động minh họa 54

3.2.3 Sử dụng bài hát tiếng Anh để tổ chức các trò chơi 56

3.2.4 Sử dụng bài hát tiếng Anh để kể truyện tiếng Anh 57

3.2.5 Sử dụng bài hát tiếng Anh để đóng kịch 58

3.2.6 Sử dụng bài hát tiếng Anh để học bài thơ 59

3.2.7 Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên 60

3.2.8 Xây dựng môi trường học tập tích cực cho trẻ 62

3.2.9 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả sử dụng bài hát cho trẻ làm quen với tiếng Anh ở trường mầm non 62

3.2.10 Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường trong sử dụng bài hát cho trẻ làm quen với tiếng Anh ở trường mầm non 63

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 64

3.4 Khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 64

3.4.1 Khái quát chung về quá trình khảo sát 64

3.4.2 Kết quả khảo sát 65

Trang 6

3.5 Thực nghiệm biện pháp 69

3.6 Phân tích kết quả đo 73

3.6.1 Phân tích kết quả đo trước thực nghiệm 73

3.6.2 Phân tích kết quả đo sau thực nghiệm 74

Tiểu kết chương 3 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

Bảng 2.1 Hiệu quả của việc sử dụng bài hát trong hoạt động làm quen với

tiếng Anh với tiếng Anh của trẻ 4-5 tuổi 36Bảng 2.2 Nguồn bài hát mà giáo viên sử dụng 37

Trang 8

Bảng 2.3 Các vấn đề cần lưu ý khi lựa chọn các bài hát tiếng Anh trong

hoạt động làm quen với tiếng Anh 40Bảng 2.4 Các yếu tố để sử dụng có hiệu quả các bài hát tiếng Anh trong

hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh 41Bảng 2.5 Khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình sử dụng bài hát 41Bảng 2.6 Cách giới thiệu bài hát nhằm tác động tích cực tới hoạt động

cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh 43Bảng 2.7 Bảng thang đánh giá mức độ làm quen với tiếng Anh của trẻ 4-5

tuổi ở trường mầm non 46Bảng 2.8 Thực trạng về mức độ làm quen tiếng Anh của trẻ 4-5 tuổi xét

theo các tiêu chí đánh giá 48Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp sử dụng bài hát cho trẻ 4-5

tuổi làm quen với tiếng anh ở trường mầm non Xuân La 65Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp sử dụng bài hát cho trẻ 4 – 5

tuổi làm quen với tiếng Anh ở trường mầm non 67Bảng 3.3 Kết quả mức độ làm quen với tiếng Anh của trẻ 4-5 tuổi trước

thực nghiệm trên 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm như sau 73Bảng 3.4 Kết quả biểu hiện MĐ LQTA ở trẻ 4-5 tuổi sau TN trên 2 nhóm ĐC

và TN thông qua hình thức học hát bài hát “Little pet", nhạc “Con

chim non” 74Bảng 3.5 Kết quả biểu hiện mức độ làm quen với tiếng Anh ở trẻ 4-5 tuổi

thông qua hình thức hoạt động dạy hát kết hợp vận động theobài hát: “Hokey Pokey” sau thực nghiệm trên 2 nhóm đối chứng

và thực nghiệm 76Bảng 3.6 Kết quả biểu hiện mức độ làm quen với tiếng Anh ở trẻ 4-5 tuổi thông

qua hình thức hoạt động: “Sử dụng bài hát “Family finger” để chơi tròchơi" sau thực nghiệm trên 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm 77

DANH MỤC HÌNH DÙNG TRONG KHÓA LUẬN

Tran

Hình 2.1 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc sử dụng

bài hát cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh 33

Trang 9

Hình 2.2 Tác động tích cực của việc sử dụng bài hát đến các kỹ năng

học ngoại ngữ của trẻ 34Hình 2.3 Thời điểm sử dụng bài hát trong hoạt động làm quen với tiếng

Anh của trẻ 4-5 tuổi 36Hình 2.4: Số lượng bài hát cho trẻ làm quen với tiếng Anh do các nhà

xuất bản trong nước phát hành 39Hình 2.5 Tình trạng giáo viên tự sáng tạo các bài hát tiếng Anh dựa trên

giai điệu gần gũi với trẻ 44Hình 2.6 Mức độ làm quen với tiếng Anh của trẻ từ 4-5 tuổi 47Hình 3.1 Kết quả làm quen với tiếng Anh của trẻ 4-5 trước thực nghiệm

ở cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm 73Hình 3.2 Kết quả biểu hiện mức độ làm quen với tiếng Anh ở trẻ 4-5 tuổi

sau thực nghiệm trên 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm thông qua

hình thức học hát bài hát“Little pet”, nhạc: “Con chim non” 75

Hình 3.2 Kết quả biểu hiện mức độ làm quen với tiếng Anh ở trẻ 4-5

tuổi thông qua hình thức hoạt động “Dạy hát kết hợp vận độngtheo bài hát, “Hokey Pokey” sau thực nghiệm trên 2 nhóm đốichứng và thực nghiệm 76Hình 3.3 Kết quả biểu hiện mức độ làm quen với tiếng Anh ở trẻ 4-5 tuổi

thông qua hình thức hoạt động “Sử dụng bài hát “Familyfinger” để chơi trò chơi” sau thực nghiệm trên 2 nhóm đốichứng và thực nghiệm 77

Trang 10

MỞ ĐẦ

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ngoại ngữ nóichung và tiếng Anh nói riêng đang trở thành ngôn ngữ giao tiếp mang tínhtoàn cầu, đó là điều kiện đầu tiên, cần và đủ để giao lưu, hòa nhập với thếgiới Ở Việt Nam, việc dạy và học tiếng Anh cũng không nằm ngoài xu thếchung Ngay cả lứa tuổi mầm non, hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anhtrở thành khái niệm phổ biến và ngày càng được xã hội quan tâm, bởi lẽ nhiềunghiên cứu chỉ ra rằng lĩnh hội ngôn ngữ là quá trình tự nhiên và trẻ có khảnăng tiếp nhận nhiều hơn một ngôn ngữ ở giai đoạn tuổi mầm non Mẫu giáođược coi là giai đoạn thuận lợi nhất để tiếp thu ngoại ngữ do những đặc điểmcấu trúc của bộ não và sự hình thành các quá trình nhận thức và ghi nhớ ngônngữ nhanh chóng (sự phát cảm ngôn ngữ) Trẻ có động cơ giao tiếp tự nhiên

và không có các rào cản ngôn ngữ, đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi [4]

Tuy trẻ có khả năng trong việc tiếp nhận một ngôn ngữ mới, nhưngtrong giai đoạn này, khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện, tính chủ địnhtrong các quá trình tâm lý còn yếu, trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì chú ý,ghi nhớ và phát âm tiếng Anh Chính vì vậy việc lựa chọn, sử dụng phươngpháp và hình thức tổ chức phù hợp để giúp trẻ làm quen với ngoại ngữ là mộttrong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả và chất lượng làmquen tiếng Anh của trẻ [11]

Sử dụng các bài hát để cho trẻ làm quen với tiếng Anh là một phươngpháp độc đáo, phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ mầm non, đặc biệt

là trẻ 4-5 tuổi Phương pháp này được đánh giá cao về tính hiệu quả bởi nó gópphần vào việc giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ và có hiệu quả lâu dài Đặcđiểm của bài hát tiếng Anh đó là giai điệu vui nhộn, ca từ đơn giản, dễ nhớ vì

có sự lặp đi lặp lại về giai điệu, từ ngữ và mục đích giáo dục của giáo viên.Một số bài hát có sự kết hợp vận động và biểu cảm bằng cử chỉ nét mặt tạo cơ

Trang 11

hội cho trẻ trải nghiệm bằng nhiều giác quan của cơ thể, giúp trẻ khắc sâu nộidung kiến thức cần nhớ Với giai điệu vui nhộn, trẻ dễ dàng bị lôi cuốn vào bàihát, thử hát theo Khi trẻ hát, song song với quá trình ghi nhớ lời bài hát, trẻ có

cơ hội học, luyện phát âm từ mới, cấu trúc câu mới một cách tự nhiên, dễ dàng.Đồng thời việc thích thú với âm điệu của bài hát cũng giúp phát triển tai nghe

và cải thiện bộ máy phát âm giúp trẻ nói tiếng Anh có trọng âm và ngữ điệumột cách tự nhiên [2]

Chính vì những lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng bài hát

cho trẻ 4- 5 tuổi làm quen với tiếng Anh ở trường mầm non Xuân La, Tây

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Sử dụng bài hát giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh ở trường mầm non Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội

3.2 Khách thể nghiên cứu

Mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp thích hợp trong việc sử dụng bài hátcho trẻ từ 4 đến 5 tuổi làm quen với tiếng Anh thì việc làm quen với tiếngAnh của trẻ sẽ trở nên tự nhiên và hiệu quả hơn

Trang 12

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận định hướng cho đề tài

Khảo sát thực trạng việc sử dụng các bài hát tiếng Anh nhằm giúp trẻ 4-5tuổi làm quen với tiếng Anh ở trường mầm non Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội

Sưu tầm các bài hát tiếng Anh và đề xuất một số biện pháp sử dụng cácbài hát tiếng này nhằm giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh

Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp sử dụng bài hát tiếng Anhnhằm giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh

Tổ chức thực nghiệm và kiểm tra tính khả thi của các biện pháp

Xử lí kết quả nghiên cứu

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu việc sử dụng bài hát trong việc cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi làmquen với tiếng Anh ở trường mầm non

6.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Địa điểm dự kiến: Trường mầm non Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội

6.3 Khách thể nghiên cứu

Tiến hành trên 40 trẻ từ 4-5 tuổi và 20 giáo viên ở trường mầm nonXuân La, Tây Hồ, Hà Nội

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

7.1.1 Phương pháp so sánh

Tìm và thu thập tài liệu các công trình nghiên cứu đi trước Đọc và sosánh các quan điểm, cách làm của họ để phân tích, tổng hợp hệ thống lại, cócái nhìn khái quát về đề tài nghiên cứu

Trang 13

7.1.3 Phương pháp hệ thống

- Thu thập, đọc các tài liệu lí thuyết, phân loại sắp xếp chúng thành hệthống qua điểm, luận cứ

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát:

Mục đích: Quan sát trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động làm quen với tiếng Anh,

quan sát cách tổ chức, quy trình giáo viên sử dụng bài hát tiếng Anh

Tiến hành: Dự giờ, quan sát trực tiếp hoạt động làm quen với tiếng Anh

của cô và trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Xuân La, ghi chép đầy đủ, chi tiết cácbiểu hiện của trẻ và cách thức sử dụng, quy trình sử dụng bài hát của giáo viên

7.2.2 Phương pháp điều tra

- Điều tra gián tiếp: Sử dụng phiếu điều tra

Mục đích: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên và thực trạng cho trẻ 4-5 tuổi

làm quen với tiếng Anh thông qua các bài hát tại trường mầm non Xuân La

Tiến hành: Xây dựng các câu hỏi, phiếu điều tra, tiến hành hỏi và đánh

giá trên giáo viên, sau đó tổng hợp và ghi lại kết quả

- Điều tra trực tiếp: Đàm thoại, phỏng vấn

Mục đích: Tìm hiểu nhu cầu, hứng thú và khả năng tiếp nhận ngoại ngữ

của trẻ thông qua việc sử dụng các bài hát

Tiến hành: Trò chuyện, đàm thoại với giáo viên.

7.2.3 Phương pháp thực nghiệm:

Mục đích: Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc sử

dụng các bài hát tiếng Anh để giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh

Tiến hành: Quan sát và thực nghiệm.

7.2.4 Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng một số công thức toán học để xử lí các số liệu thu thập được từkhảo sát thực trạng

Trang 14

Công thức sử dụng để phân tích số liệu:

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI HÁT GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI

LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH

1 1 Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những công trình nghiên cứu trên Thế giới về sự tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ

Có thể tóm lược các nghiên cứu trên Thế giới về sự tiếp nhận ngôn ngữcủa trẻ theo các xu hướng sau:

1.1.1.1 Xu hướng 1

Tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ là quá trình trẻ thực hiện các hành vi bắt

chước của người lớn : "All language is learned through positive reinforcement,

mimicry and the formation of habit" (B.F Skinner,1953) [4].

Đại diện là O.F Skiner trong tác phẩm “Hành vi bằng lời” cho rằngngôn ngữ của trẻ được hình thành là do thao tác quyết định, mà quan trọng là

sự bắt chước, ngoại ngữ cũng là một loại ngôn ngữ, những thao tác ngôn ngữcùng với sự giúp đỡ của người lớn sẽ giúp trẻ tiếp thu ngoại ngữ dễ dàng [4]

Theo xu hướng này, cách học ngôn ngữ ở giai đoạn mầm non là học màchơi, chơi mà học Học theo kiểu bắt chước những hình ảnh thấy trên mànhình, bắt chước lời cô giáo, bắt chước những tình huống giao tiếp mà trẻ gặphàng ngày Chính vì vậy, giáo viên phải là những người mẫu mực, được đàotạo bài bản về chuyên môn cũng như khả năng sử dụng thông thạo tiếng Anhmới có thể tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh ởtrường mầm non một cách hiệu quả [4]

1.1.1.2 Xu hướng 2

Tiếp nhận ngôn ngữ là năng lực bẩm sinh của con người

"Language acquisition device (LAD) enable the child to pick up and understand words within a sentence LAD is only operated during period of time of critical or sensitive period (0-8,9 years old)" [13].

Trang 16

Theo N Chomsky, ngôn ngữ con người là một hệ thống phổ quát Ông

đã giải thích sự phát triển ngôn ngữ bằng thiết bị thụ đắc ngôn ngữ bẩm sinhtrên cơ sở của Ngữ pháp Phổ quát (Universal Grammar) Có mấy ngàn ngônngữ tự nhiên và chúng chỉ khác nhau trên bề mặt, còn cấu trúc chìm rất giốngnhau Con người thừa hưởng một năng lực bẩm sinh về ngôn ngữ được ditruyền từ đời này qua đời khác Trẻ em dùng năng lực bẩm sinh về ngôn ngữnày để học ngôn ngữ, cụ thể: Nghe - nói - viết - các quy tắc từ vựng, ngữpháp Đứa trẻ hình thành một ngôn ngữ qua quá trình tiếp nhận, học tập, sángtạo, nhờ năng lực bẩm sinh ngôn ngữ Trẻ bắt chước và lặp lại theo lời ngườilớn, tự ghép nối những từ đơn theo những quy tắc chúng cảm nhận được khinghe người xung quanh nói và tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm theo chỉ bảocủa người lớn cho đúng với tình huống giao tiếp Sau năm năm đầu đời trẻ vôthức tiếp nhận được cơ cấu tiếng mẹ đẻ bằng năng lực bẩm sinh ngôn ngữ vànăng lực này vẫn được trẻ dùng để tiếp nhận một ngoại ngữ khác Chính nhờkhả năng này mà trẻ có thể học được bất kỳ ngoại ngữ nào tùy theo điều kiện,hoàn cảnh, môi trường [13]

Trong lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ, Stephen D.Krashen (1941) kết luậnrằng con người có khả năng học ngôn ngữ bẩm sinh và không có khác biệtđáng kể nào giữa cách chúng ta học tiếng mẹ đẻ và cách chúng ta học ngoạingữ Cách học ngoại ngữ hiệu quả theo Krashen có thể được tóm tắt như sau:Chúng ta phát triển ngôn ngữ thông qua quá trình thụ đắc trực tiếp, khôngphải từ việc học thuộc danh sách từ vựng, quy tắc văn phạm hay làm bài tập.Hiệu quả thụ đắc trực tiếp diễn ra khi ta có thể hiểu được nội dung mà ta tiếpnhận trong trạng thái tinh thần thoải mái Để kết quả thụ đắc trực tiếp biếnthành năng lực ngôn ngữ thì quá trình tích lũy phải dài và nội dung tiếp nhậnphải đa dạng và đủ nhiều [4]

1.1.1.3 Xu hướng 3 Tiếp nhận ngôn ngữ là sự trả lời các phản xạ

Paplop đã nghiên cứu rất nhiều về vấn đề kích thích (Stimulate- S)

và phản xạ (Reflection- R) trong cuộc sống Sự trả lời các kích thích khi tác

Trang 17

động vào con người tạo nên những phản xạ với công thức S-> R Mọi hoạtđộng của con người là sự trả lời các phản ứng nhằm giúp người thích nghivới môi trường [4]

Khi trẻ sống trong môi trường ngôn ngữ, trẻ chịu sự kích thích đó và trẻtiếp nhận – phát triển (nghe – nói được) là do phải thích nghi Điều này là mộtminh chứng cho giả thuyết bẩm sinh: biết nói do học hỏi từ bé, học hỏi trongcộng đồng, chứ không nhất thiết phải biết chữ, biết quy tắc ngữ pháp Do đó,đối với một số trẻ nhỏ trẻ có thể nói thành thạo hai thứ tiếng, thứ tiếng cha mẹdùng để giao tiếp với trẻ hàng ngày và thứ tiếng trẻ sử dụng để giao tiếp trongtrường lớp [3]

1.1.1.4 Xu hướng 4 Sự phát triển ngôn ngữ trong mối quan hệ với nhận thức Thought influences language: A child are able to think in a certain way then they develop learn language to describe those thoughts (Piajet) [7].

Đại diện của xu hướng này đó là những nghiên cứu của J.Piaget(1970).Theo Piaget, trẻ nhỏ là những người học và suy nghĩ tích cực Những nhậnthức phát triển là do trẻ hành động với các vật thể, có nghĩa là khi hoạt độngtrực quan với đồ vật trẻ sẽ phát hiện những thiếu sót trong tư duy hiện có, vàqua đó trẻ sẽ luyện tập để tạo ra phương thức tư duy phù hợp với hiện thực

mà không cần dùng đến ngôn ngữ Piaget cho rằng: Năng lực ngôn ngữ bẩmsinh và theo thời gian năng lực đó giảm dần và sự khác biệt loại hình ngônngữ sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp nhận ngôn ngữ của người học [12]

Tương đồng với ý kiến của Piaget, Bà Agnieska Cegielkowska, nhàngôn ngữ và thần kinh học thuộc Bệnh viện lâm sàng số 4 (Lublin – Ba Lan)cho rằng: “Tiềm năng học ngoại ngữ không liên quan gì đến chỉ số thôngminh cũng như năng lực học trong các môn khoa học tự nhiên hay mỹ thuật.Nhiều người gặp khó khăn khi học ngoại ngữ chủ yếu là do họ sợ phát âm saikhi nói chuyện với người nước ngoài, trẻ em không sợ điều đó nên chúng họcngoại ngữ nhanh hơn” [13]

Trang 18

Các nhà nghiên cứu Slobin (1977, 1984), L Bloom (1970, 1973), C.A.Ferguson (1975), R Kobson (1971) đã chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và

tư duy hay nhận thức của một đứa trẻ như sau: Ngôn ngữ và nhận thức cùngphát triển nhưng có khi một khả năng nào đó của nhận thức phát triển trướcmột khả năng ngôn ngữ R.Ellis (1994) có nhận định đáng chú ý là nếu trẻđược tiếp xúc với phát âm chuẩn, độ tuổi mà trẻ có thể đạt được phát âmgiống như người bản ngữ là 6 tuổi Ngoài độ tuổi dậy thì (khoảng 9 tuổi trởlên) thì trẻ khó có thể có được chất giọng giống người bản ngữ thực sự Cùngthống nhất với R.Ellis có Litllewood và Beverly A.Clark (2000) cho rằng trẻ

em không thể thụ đắc ngôn ngữ nếu chúng không được tiếp cận ngôn ngữ đótrước 6-7 tuổi [4]

1.1.1.5 Xu hướng 5 Khả năng tiếp nhận ngoại ngữ của trẻ nhỏ là rất lớn

Các nhà khoa học trên thế giới đã nhận định rằng khả năng tiếp nhậnngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là rất lớn, tức là khi trẻ nhỏ tiếpnhận tiếng Anh có rất nhiều thuận lợi so với người lớn Thời thơ ấu chính làthời gian lý tưởng để dạy trẻ học tiếng Anh Trước khi biết nói, trẻ nhỏ họctập, hình thành khái niệm, hiểu biết của mình bằng việc quan sát các hành vi,lắng nghe những âm thanh xung quanh mình Việc cho trẻ tiếp xúc với ngoạingữ thường xuyên sẽ giúp nuôi dưỡng và phát triển não bộ, nền tảng từ vựng

từ đó cũng dần được hình thành [13]

Theo tiến sỹ April Benasich – Cố vấn và giám đốc phòng thí nghiệm,nghiên cứu trẻ sơ sinh tại trung tâm Hành vi và Khoa học Thần kinh, Đại họcRutgers thì: “Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có kỹ năng học tập sớm đáng ngạc nhiên

Bộ não của trẻ nhỏ được trang bị đặc biệt để xây dựng, tiếp cận một hoặcnhiều ngôn ngữ ngay từ khi chào đời” [5]

Kết quả nghiên cứu về tiềm năng con người trên Thế giới và đặc biệt làcủa nhà nghiên cứu não bộ nổi tiếng nước Mỹ Benjamin Bloom: “Nếu đếnnăm 17 tuổi, trí tuệ của con người có thể phát triển 100% thì vào năm 4 tuổi,trí tuệ của trẻ đã đạt đến 50%, đến năm 8 tuổi phát triển tới 80%, năm 8 tuổi

Trang 19

đến năm 17 tuổi chỉ phát triển thêm tối đa 20% Do đó, từ 0 – 8 tuổi là thờiđiểm vàng để giáo dục trẻ thành tài, phát huy tối đa những tố chất thông minhlàm nền tảng cho sự thành công trong cuộc đời sau này của trẻ Dựa trên cơ

sở đó, Phùng Đức Toàn – cha đẻ của “Phương án 0 tuổi” đã khẳng định: hoàntoàn có thể thực hiện giáo dục cho trẻ về các phương diện như ngôn ngữ, tưduy logic – toán học, hội họa, v.v [16]

Một nghiên cứu được trường Đại học London (Anh) thực hiện trên tổng

số 105 người, trong đó có 80 người biết một ngoại ngữ trở lên Nhiều chuyêngia cho rằng, khi qua độ tuổi từ 7 – 15 con người đã phần nào giảm đi khảnăng nghe hiểu và sao chép các âm mới, mà đây là nền tảng tạo nên cách phát

âm chuẩn cho một ngôn ngữ Khi còn nhỏ, nếu trẻ em bộc lộ rõ sở thích họcngoại ngữ sẽ có năng khiếu xâu chuỗi các từ với nhau cho thành cụm từ cónghĩa và phát âm chuẩn xác chỉ đơn giản bằng cách tiếp nhận ngôn ngữ nói

Vì vậy, khi học ngoại ngữ, trẻ em càng được nói nhiều càng tốt

Các nhà khoa học Đại học Washington (Mỹ) thì cho rằng độ tuổi họcngoại ngữ tốt nhất là từ 1 – 7 tuổi Bộ não của trẻ ở độ tuổi này có thể dễ dàngtiếp thu hai ngôn ngữ cùng một lúc Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, trẻ đến

18 tháng tuổi có thể nói được trung bình khoảng 50 từ và việc cho trẻ học haingôn ngữ cũng sẽ làm tăng tư duy cho não bộ của trẻ đồng thời sẽ giúp trẻ nóiđược nhiều từ hơn [4]

Tiến sĩ giáo dục Gordon Dryden và Jeannette Vos, tác giả cuốn Cáchmạng học tập nổi tiếng Thế giới khi nghiên cứu về các giai đoạn phát triểncủa não bộ đã chứng tỏ rằng học ngoại ngữ ở lứa tuổi nhỏ dễ hơn, vì đến 12tuổi các cửa sổ học tập của não đóng lại một phần, các kiến trúc nền tảng củanão tương đối hoàn chỉnh [4]

Trong các nghiên cứu liên quan đến vấn đề song ngữ các nhóm khoa họcgia đa quốc gia (Tiến sĩ Sujin Yang – Nhà tâm lý học kiêm ngôn ngữ học, TSSuzanne Flynn thuộc Viện Công nghệ Massachsetts (Mỹ), các nhà khoa học Đạihọc Washington (Mỹ), nhóm tâm lý tại Đại học Bristol đã công bố: "Cấu trúc

Trang 20

não bộ và sự phát triển tự nhiên của trẻ em có thể giúp các trẻ nhỏ từ độ tuổi sơsinh đến 7 tuổi có một khả năng học song ngữ dễ dàng Theo các nghiên cứunày, khi cho các trẻ nhỏ này tiếp xúc với một ngôn ngữ khác, khả năng tiếp nhận

và phát triển ngôn ngữ đó nhanh chóng một cách bất ngờ và việc đơn giản nhất

là tạo cho các trẻ có cơ hội nghe nói cả hai ngôn ngữ đồng thời" [4]

Singapore, Malaysia, Philippines cũng coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứhai bên cạnh tiếng mẹ đẻ được sử dụng bắt buộc trong trường học và trẻ họctiếng Anh cùng tiếng mẹ đẻ ngay từ bậc mầm non Đặc biệt ở Singapore, cácnhóm trẻ và vườn trẻ cung cấp chương trình học tập bằng hai thứ tiếng: TiếngTrung (hoặc Mã Lai, Tamil) và tiếng Anh Trẻ 4-5 tuổi không những họctiếng Anh ở các kỹ năng nghe - nói mà còn học đọc - viết theo mô hình Trẻhọc nửa thời gian ở trường với tiếng Anh và nửa thời gian còn lại với tiếng

mẹ đẻ Phương pháp tiếp cận ngôn ngữ thứ hai ở trường mầm non là đượcgiảng dạy như môn học hoặc được lồng ghép vào các hoạt động đa dạng củatrẻ ở trường Trẻ chơi mà học, được phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạtđộng hát, nhạc, đọc thơ, nghe kể chuyện, chơi trò chơi, đóng kịch với thờilượng học tiếng Anh khá cao (3-5 giờ/ngày) [9]

TS Christine Chen, Chủ tịch Hiệp hội mầm non thế giới cho rằng: "Ngônngữ được tiếp nhận chứ không được dạy, vì vậy học tiếng Anh là một việc vui

vẻ, thú vị Trẻ cần có môi trường tương tác với ngôn ngữ Mong ước của tôi

là tiếng Anh được mọi người sử dụng mỗi ngày khi chúng ta học cùng trẻ,biến việc sử dụng tiếng Anh thành công cụ quen thuộc mỗi ngày", bàChristine Chen nói [9]

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam

Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục mầm non nóiriêng, Chương trình giáo dục mầm non Việt Nam quy định các trường mầmnon không được phép tổ chức dạy tiếng Anh trong giờ học chính khóa ởtrường mầm non, không tổ chức kiểm tra chấm điểm như đối với trẻ 6, 7 tuổitrở lên, chỉ được phép tổ chức ngoài giờ cho trẻ ở lứa tuổi này, phải viết các

Trang 21

chương trình làm quen với tiếng Anh thật nhẹ nhàng, với các bài hát tiếngAnh sinh động, vui tươi nhằm giúp trẻ phát triển năng khiếu bởi trong chươngtrình của bậc học này không có môn ngoại ngữ [3].

Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu tâm lý – giáo dục học quan tâmđến giáo dục mầm non như Nguyễn Huy Cẩn, Trương Minh Huệ, v.v cũngphản đối việc cho học ngôn ngữ là một hoạt động chính thức như các hoạtđộng khác đối với trẻ mầm non nhưng đều cho rằng có thể và nên cho trẻ chơivới ngôn ngữ ở mức độ tiếp xúc với các hiện tượng ngôn ngữ của tiếng nướcngoài có sự tương đối đồng nhất với tiếng mẹ đẻ, sau đó cho trẻ tiếp xúc vớinhững hiện tượng ngôn ngữ của tiếng nước ngoài khác biệt với tiếng mẹ đẻ(về ngữ âm, ngữ pháp, vốn từ, v.v.) [4]

Tuy nhiên, hiện nay được sự cho phép của Bộ giáo dục và Đào tạo, cáctrường mầm non có đầy đủ điều kiện được phép tổ chức cho trẻ mầm non làmquen với tiếng Anh Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu việc tổ chức thíđiểm cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ được thực hiện thông qua cáctrò chơi, bài hát, tranh ảnh, v.v tạo niềm vui, hứng thú cho trẻ khi được làmquen với một ngôn ngữ mới đồng thời không ảnh hưởng đến việc thực hiệnchương trình giáo dục mầm non, việc huy động trẻ ra lớp và phổ cập giáo dụcmầm non cho trẻ 4- 5 tuổi [9]

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ cần đổi mới căn bản, toàndiện nền giáo dục Việt Nam Đề án: “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thốnggiáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” (theo quyết định 1400/QĐ-TT banhành 30-09-2008) được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2008 đã xácđịnh mục tiêu: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thốnggiáo dục quốc dân Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở cáccấp học, trình độ đào tạo v.v.” Quyết định số 239/QĐ –TT phê duyệt đề ánPhổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, trong đó phần IV Nhiệm vụ

và giải pháp đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 30% sốtrường mầm non được tiếp cận với tin học, ngoại ngữ [9]

Trang 22

Bà Đỗ Ngọc Thiên Hương – Giám đốc trung tâm đào tâm đào tạo ngữ

âm và văn hóa giao tiếp PSC – số 23 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – CầuGiấy – Hà Nội nghiên cứu về việc học ngôn ngữ là một phần của sự phát triểncủa trẻ PSC đã mở lớp học đầu tiên về ngữ âm cho trẻ ở Việt Nam, đây làchương trình ngữ âm đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế trên cơ sở giáo trìnhquốc tế và nguồn học liệu mở hỗ trợ từ các trường Đại học danh tiếng củanước ngoài và sự cố vấn của các chuyên gia bản ngữ, được áp dụng trongphòng học đa phương tiện (video, project, labroom, v.v.)

Tuy có nhiều nghiên cứu khác nhau nhưng đa số đều dựa trên nhữngnghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài và đưa ra những nhận định vềviệc có thể cho trẻ học ngôn ngữ thứ hai từ những năm đầu tiên của cuộc đờibởi khả năng học ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh chóng khi lên 7 tuổi Giaiđoạn này nếu trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai một cách thường xuyêntrẻ có thể nói trôi chảy ngôn ngữ đó Sau 7 tuổi, việc học ngôn ngữ thứ haithường theo kiểu dịch ra từ tiếng mẹ đẻ và có thể gặp rất nhiều khó khăn

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

Theo từ điển bách khoa, Bài hát (các từ đồng nghĩa trong tiếng

Việt: bài ca, ca khúc hay khúc ca) thường là một sản phẩm âm nhạc, gồm

có phần lời hát và giai điệu

1.2.2.2 Bài hát cho trẻ mẫu giáo:

Bài hát dành cho trẻ mẫu giáo là những bài hát gồm phần giai điệu vàlời hát được sáng tác dành riêng cho trẻ mẫu giáo

Những đặc điểm của những bài hát cho trẻ mẫu giáo đó là: nhạc điệuvui tươi, nhộn nhịp, quãng giọng không quá rộng, ý nghĩa trong sáng, vuitươi, tiết tấu đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc, lời dễ hát, dễ phát âm

Trang 23

1.2.3 Làm quen với tiếng Anh

Làm quen

Theo từ điển Tiếng Việt, làm quen có 2 nghĩa:

Nghĩa thứ nhất: “Làm quen” được hiểu là việc ta bước đầu tiếp xúc,

tìm hiểu về một đối tượng mới mà trước đó chưa hề được tiếp xúc Việc làmquen sẽ đi từ cái chưa biết đến cái biết, khám phá những yếu tố căn bản, làbản chất của đối tượng mới, để từ đó có cái nhìn tổng quát về đối tượng đó, vídụ: lân la làm quen

Nghĩa thứ hai, làm quen có nghĩa là bắt đầu tiếp xúc để biết, để sửdụng, ví dụ: làm quen với môn học

Làm quen với tiếng Anh

“Làm quen với tiếng Anh” là quá trình trẻ bước đầu tiếp xúc với một

ngôn ngữ mới- tiếng Anh, tìm hiểu và khám phá những yếu tố cơ bản củatiếng Anh, phục vụ cho việc học tiếng Anh của trẻ sau này, tiến đến việc cóthể sử dụng tiếng Anh như một phương tiện giao tiếp mới Tại trường mầmnon, việc làm quen với tiếng Anh cho trẻ 4-5 tuổi sẽ đi từ việc cho trẻ học một

số từ vựng và câu tiếng Anh đơn giản, kết hợp với chơi các trò chơi và bài háttiếng Anh nhằm phát triển các kỹ năng nghe – nói – đọc ở trẻ

Vậy làm quen với tiếng Anh ở đây được hiểu theo nghĩa thứ hai, bước đầutiếp xúc để biết, để sử dụng Trẻ chưa từng tiếp xúc với tiếng Anh bao giờ nên ởđây trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh ở mức độ làm quen Đưa tiếng Anh gần gũihơn với trẻ thông qua các hoạt động vui chơi, học tập ở trường mầm non

1.2.4 Từ vựng và từ vựng tiếng Anh

1.2.4.1 Từ vựng

Theo từ điển Tiếng Việt, "vựng" là yếu tố gốc Hán có nghĩa là cái kho,nơi chứa Từ vựng là kho từ, vốn từ của một ngôn ngữ gồm các từ và các đơn vịtương đương với từ Từ vựng của một ngôn ngữ thường có thể gồm nhiều trămnghìn từ

Trang 24

1.2.4.2 Từ vựng tiếng Anh

Từ vựng tiếng Anh là kho từ, vốn từ của ngôn ngữ Anh Theo thống kê,

số lượng từ vựng tiếng Anh khoảng hơn một triệu từ, tuy nhiên trên thực tế,lượng từ tiếng Anh được sử dụng chủ yếu vào khoảng 20.000 từ

1.3 Đặc điểm của trẻ 4-5 tuổi

1.3.1 Đặc điểm tâm - sinh lí

Cơ quan phát âm của con người có cấu tạo rất phức tạp Trong đó,thanh quản đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lời nói Lời nóiđược tạo ra khi có luồng không khí thổi từ phổi lên, sự rung động của dâythanh tác động lên cột không khí này, tạo nên âm thanh Khi phát âm, dâythanh đóng kín, hình dạng dây thanh có thể biến đổi lúc dày, lúc mỏng, khicăng ít, khi căng nhiều, v.v tùy theo nhu cầu phát âm Sự phát âm đúng cóliên quan chặt chẽ đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm củatrẻ đồng thời phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm Ở độ tuổi 4-5tuổi, những điều kiện này đạt ở mức tương đối tốt Trẻ có khả năng điều chỉnhdây thanh âm tốt do dây thanh âm chưa bị cứng Do đó, trẻ có khả năng phát

âm đúng, kể cả những phụ âm khó trong tiếng Anh nếu có sự luyện tập và rènluyện phù hợp

Trẻ 4-5 tuổi cơ quan thính giác và cơ quan phát âm đang hoàn thiện.Tai trẻ đặc biệt nhạy cảm với các loại âm thanh xung quanh, chúng tiếp nhậnngôn ngữ một cách vô thức Trong cấu tạo của bộ não có thiết lập cho cơquan thính giác khả năng nhận ra những âm thanh trẻ hay tiếp xúc (đặc biệt làtiếng mẹ đẻ), việc này giúp trẻ hiểu được lời nói bằng cách lọc những âmthanh không có trong tiếng mẹ đẻ, chính điều này giúp trẻ dễ dàng phân biệttiếng mẹ đẻ với tiếng nước ngoài

Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng ở trẻmẫu giáo từ 4-5 tuổi về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 3-4tuổi nhưng chất lượng cao hơn Mức độ chủ định của các quá trình tâm lý rõràng hơn, có ý thức hơn Độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn.Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý phát triển hơn

Trang 25

Trẻ 4-5 tuổi có khả năng ghi nhớ tốt Tuy nhiên trí nhớ đa phần là máymóc, trẻ nhớ được do lặp đi lặp lại mà không cần hiểu nội dung cần ghi nhớ.Trẻ có thể ghi nhớ tốt những gì làm trẻ chú ý, gây hứng thú cho trẻ Do đó,cần chú ý đến tính hứng thú và tích cực của trẻ trong hoạt động tổ chức chotrẻ làm quen với tiếng Anh.

Đối với trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ 4-5 tuổi nói riêng, hoạt động vuichơi là hoạt động chủ đạo và gây hứng thú cho trẻ nhiều nhất Các trò chơi vàbài hát tiếng Anh chứa đựng rất nhiều những từ vựng, cấu trúc tiếng Anh cơbản, do đó nếu giáo viên chú ý, quan tâm đến việc tổ chức trò chơi có sử dụngbài hát tiếng Anh cho trẻ thì đó có thể là phương tiện hữu hiệu cho trẻ làmquen với cuộc sống xung quanh và lĩnh hội kiến thức tiếng Anh

1.3.2 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ

1.3.2.1 Ngữ âm

Trẻ 4-5 tuổi đã phát triển các khả năng nghe các âm tiết, phát âm đúngtất cả các âm vị tiếng Việt trong từ, câu một cách rảnh mạch, rõ ràng Vốn từcủa trẻ tăng nhanh, trẻ hiểu được nghĩa và dùng từ đã chính xác hơn, đã sửdụng được nhiều mẫu câu đơn giản, đúng ngữ pháp

Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống nghĩa là ngônngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ratrước mắt trẻ Cuối 4 tuổi, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu biết nối kết giữa tìnhhuống hiện tại với quá khứ thành một "văn cảnh" Vốn từ của trẻ tăng lênkhông chỉ số lượng từ mà điều quan trọng là lĩnh hội được các cấu trúc ngữpháp đơn giản

Mặt âm thanh của lời nói của trẻ 4-5 tuổi cũng nhanh chóng phát triển.Trẻ lĩnh hội và phát âm đúng nhiều âm vị, phát âm từ, câu rõ nét hơn: Trẻ bắtđầu biết điều chỉnh tốc độ, cường độ của giọng nói Đã hình thành những cảmxúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu, âm tiết v.v Tuy nhiên dưới tác độngcủa cảm xúc trẻ có thể nghe nhầm, phát âm nhầm

Trang 26

1.3.2.2 Vốn từ

Thứ nhất, nhờ có đặc điểm trực quan hành động và trực quan hình tượngcủa tư duy nên trước hết trẻ nắm được các tên gọi của sự vật, hiện tượng mangtính chất biểu tượng trực quan và phù hợp với hoạt động của chúng

Thứ hai, sự lĩnh hội ngôn ngữ diễn ra dần dần Thoạt đầu trẻ chỉ đốichiếu từ với sự vật cụ thể (không có nghĩa khái quát, khám phá những thuộctính dấu hiệu bản chất, khái quát theo dấu hiệu nào đó), dần dần cùng với sựphát triển tư duy trẻ mới nắm được nội dung khái niệm trong từ Việc nắmnghĩa của từ còn biến đổi trong suốt tuổi mẫu giáo

Thứ ba, vốn từ của trẻ 4-5 tuổi có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với sốlượng vốn từ của người lớn Vì khối lượng tri thức của chúng còn quá hạn hẹp

1.2.3.3 Ngữ pháp

Đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ 4-5 tuổi: Cấu trúc C-V hạtnhân là mô hình chủ yếu trong lời nói của trẻ: Chủ ngữ thường là danh từ, vịngữ thường là động từ, câu đơn mở rộng thành phần trạng ngữ chỉ thời gian, địađiểm chiếm 20%, câu đơn đặc biệt, rút gọn thường xuyên xuất hiện

1.2.3.4.Mạch lạc

Đặc trưng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 4-5 tuổi

Trong lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạcchịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hóa vốn từ (khối lượng từ lúc này đã đạtđến khoảng 700 từ), lời nói của trẻ đã được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc

dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện

Trẻ 4-5 tuổi bắt đầu được học đặt những câu chuyện nhỏ theo tranh,theo đồ chơi Nhưng phần lớn câu chuyện của trẻ giờ đây chỉ đơn thuần là môphỏng lại mẫu của người lớn

Trong độ tuổi này diễn ra sự phát triển mạnh mẽ lời nói văn cảnh, cónghĩa là nói chỉ tự mình hiểu được

Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, đặc biệt trong hoạt động vui chơi, tạohình, các tiết kể chuyện, tham quan, âm nhạc, thể dục v.v và các nhiệm vụ

Trang 27

do người lớn giao cho trẻ lĩnh hội được nhiều từ mới và ý nghĩa sử dụng củachúng, là tiền đề quan trọng giúp trẻ hoạt động sau này.

1.4 Tiếng Anh và việc cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh

Nội dung cho trẻ làm quen với tiếng Anh được xác định phải phù hợpvới quy luật phát triển chung của lứa tuổi, của cá nhân trẻ với thực tiễn, cũngnhư phải căn cứ vào mục tiêu chung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻmẫu giáo 4-5 tuổi hiện hành quy định Việc làm quen với một ngôn ngữ baogiờ cũng đi theo quá trình: Nghe – Nói – Đọc – Viết Vì trẻ 4-5 tuổi chưa biếtđọc và viết, nên nội dung cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh sẽ hướngđến phát triển ở trẻ những kỹ năng sau:

Kỹ năng nghe:

Đối với việc làm quen với bất kỳ một ngôn ngữ nào thì kỹ năng nghecũng là kỹ năng đầu tiên cần hình thành ở người học Bởi có nghe được thìmới có thể nói và viết được Nếu trẻ nghe tốt các âm vị, nắm vững cách phát

âm của âm vị, tiếng, từ thì trẻ có thể nói tiếng Anh một cách dễ dàng Đặcđiểm của tiếng Anh là một ngôn ngữ biến thể do đó về mặt âm tiết phát âmtiếng Anh có rất nhiều hiện tượng gây khó khăn cho người học Nghe có thể

là một kỹ năng khó nhất đối với người học ngoại ngữ nên điều kiện đầu tiêncần quan tâm đến trong hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh lànghe và phát triển kỹ năng nghe

Kỹ năng nói:

“Nói” luôn là kỹ năng thứ hai cần phát triển đối với bất kỳ một ngườihọc ngoại ngữ nào Từ khi sinh ra, trẻ đã được những âm thanh phát ra từtiếng nói của ông bà, cha mẹ, của những người xung quanh Trẻ nghe đi nghelại rất nhiều lần và trẻ cố gắng bắt chước những âm thanh đó, lặp đi lặp lạinhiều lần Trẻ nói nhiều, nói mà không hiểu mình nói gì và cũng không cần aihiểu, trẻ có thể nói đúng, nói sai nhưng trẻ vẫn cố gắng lặp lại những âmthanh đó một cách vô thức Từ đó trẻ có thể nói thành thạo và dùng tiếng mẹ

đẻ như một phương tiện giao tiếp với mọi người Làm quen với tiếng Anh

Trang 28

cũng vậy, trẻ có thể nói đúng, nói sai nhưng trẻ phải được nói và phải nói Trẻ

có khả năng bắt chước rất tốt nên giáo viên cần là người phát âm tiếng Anhchuẩn, tạo điều kiện cho trẻ được nói lặp đi lặp lại rất nhiều lần

Kỹ năng đọc:

Trẻ 4-5 tuổi chưa học chữ viết nên “đọc” ở đây không phải đọc sách,đọc báo mà là “đọc những âm tiết”, “đọc hình ảnh” Trẻ không cầm sách đểđọc mà thông qua những tranh ảnh, trò chơi và bài hát tiếng Anh, trẻ đọcnhững âm tiết xuất hiện trong hình ảnh, trò chơi đó Trong tiếng Anh có rất

nhiều phụ âm có cách phát âm khác với tiếng Việt như: /p/, /d/, /t/, /k/, /l/ v.v.

Những phụ âm này đòi hỏi người học cần có cơ quan phát âm hoàn thiện vàquá trình rèn luyện, tập luyện phát âm thường xuyên thì mới có thể phát âmchuẩn được Vì thế, trong quá trình làm quen với tiếng Anh trẻ 4-5 tuổi rất dễmắc phải những lỗi phát âm này

1.4.1 Điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt

Trình tự học ngoại ngữ không giống hoàn toàn như khi học tiếng mẹ đẻ.Khi học tiếng mẹ đẻ, trẻ nghe – bắt chước nói – dần dần mới học ngữ pháp Cònngoại ngữ, cần có sự làm quen song song của cả bốn kỹ năng, và tùy theo độ tuổi

mà có sự tác động khác nhau về mức độ của từng kỹ năng Tuy nhiên để họcngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ là một quá trình lâu dài do trẻ không sống trong môitrường ngôn ngữ đó Đó là điểm khác biệt đầu tiên, cũng là điểm khác biệt lớnnhất giữa học tiếng Việt và tiếng Anh Theo chúng tôi, để học tốt một ngôn ngữnào đó ta cần phải tìm ra sự liên hệ giữa ngôn ngữ đó với tiếng mẹ đẻ (nhữngđiểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt) Đó là việc rất có íchtrong việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh

1.4.1.1 Tương đồng

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình vì thế

có rất ít sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ này Tuy nhiên giữa hai ngôn ngữnày vẫn có một số nét tương đổng nổi bật sau đây: Cùng sử dụng bảng chữLatinh, có một lượng lớn từ vay mượn, giàu nhóm từ (từ đa nghĩa, ví dụ:

Trang 29

Book: quyển sách/ đặt trước, play: chơi, vở kịch), có nhiều từ loại và kiểu từloại (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, v.v.), trật tự từ vừa chặt chẽ, vừa linhhoạt Trong tiếng Việt và tiếng Anh, vị trí các thành phần của câu đều có vaitrò quan trọng trong cấu trúc câu Việc thay đổi vị trí của vị ngữ (vật mangthông tin chủ yếu của câu) đối với chủ ngữ, nghĩa là thay đổi trật tự từ trongcấu trúc câu thường dẫn đến nội dung thông báo của câu bị thay đổi, hơn nữa

có thể dẫn đến sự thay đổi cả hình thức cấu trúc câu và sắc thái của nó Đọc,viết đều được quy ước từ trái sang phải, từ trên xuống dưới của dòng và củatrang giấy

1.4.1.2 Khác biệt:

Bảng 1.1 Sự Khác biệt giữa tiếng Anh và Tiếng Việt

ʊ/, /ɒ/, /ʌ/, /ə/, /iː/, /ɔː/, /uː/, /ɜː/, /ɑː/), và 8 nguyên âm đôi (/ɪə/, / əʊ/,

/eə/, /eɪ/, /ɔɪ/, /aɪ/, /əʊ/, /aʊ/)

- Có một âm tắc thanh hầu

21

- Có một âm câm /h/

Âm đầu - Phụ âm hoặc nguyên âm,

là phụ âm thường là âmkhó nghe

- Phụ âm hoặc nguyên âm

Âm cuối - Phụ âm, nguyên âm hoặc

bán âm:

6 phụ âm: m, n, p, k, t

3 bán âm: ua, ia , ưa

- Nguyên âm hoặc phụ âm

- Có một số ít từ khác có kếtthúc là phụ âm: con, với

Từ - Đơn vị cấu tạo từ là hình

vị

- Từ có ít nhất một chữ cái,

- Đơn vị cấu tạo từ là hình vị

- Từ có ít nhất một chữ cái, córất nhiều nhất có trên 7 chữ cái

Trang 30

- Không có nội và ngoạiđộng từ

- Động từ thay đổi hình tháitheo các ngôi

- Thay đổi theo từng thì

Trang 31

- Quan hệ nhân quả

- Quan hệ giả thiết

- Quan hệ điều kiện

- Quan hệ đối lập

- Quan hệ liệt kê

- Cặp liên từ: as as,either or, neither nor, notonly but also, both and

- Liên từ phụ thuộc: by, after,less

Đại từ - Đại từ xưng hô

tiếp nhằm biểu lộ cảm xúc,tình cảm: phấn khởi, nghingờ, sung sướng, đauđớn,.v.v

Cách phát âm Có thể đánh vần từng kí tự Không thể tự đánh vần mà tùy

Trang 32

phát âm thành từ thuộc vào sự hướng dẫn của

người hướng dẫn

1.4.2 Tiếng Anh là một ngoại ngữ đối với trẻ tác giả Việt Nam

Ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ thứ hai khi ngôn ngữ được sử dụngthường xuyên, liên tục trong đời sống, người nói sử dụng ngôn ngữ trong cáctình huống giao tiếp tự nhiên, hàng ngày của đời sống Ngôn ngữ thứ hai cóthể được tiếp nhận không cần thông qua việc học tại nhà trường

Ngôn ngữ được coi là ngoại ngữ khi ngôn ngữ không được sử dụngthường xuyên trong môi trường của người nói mà chỉ được xem là một môn học.Người nói ít hoặc không có cơ hội được sử dụng ngôn ngữ đó trong các tìnhhuống giao tiếp tự nhiên hàng ngày Nói cách khác tiếng nước ngoài không cócác dạng thức tồn tại và các điều kiện giao tiếp rộng rãi như tiếng mẹ đẻ hoặccủa ngôn ngữ thứ hai trong các điều kiện song ngữ Tiếng nước ngoài chỉ tồn tạitrong một số phạm vi hạn chế nhất định (ví dụ như việc Tiếng Anh được sử dụngtrong các trường học và các công sở có yếu tố nước ngoài)

Chính vì vậy, xét theo bối cảnh ở Việt Nam, hiện nay hông có kháiniệm ngôn ngữ thứ hai như ở những nước: Pháp, Đức, Anh v.v Mà chỉ cómột số ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam hiện nay như: tiếng Anh, tiếng Pháp,tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc v.v

Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ đối với người Việt Nam, cũngkhông phải là ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy như tiếng Việt đối với đồngbào dân tộc Việt Nam Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ giao tiếp hằngngày của người dân Việt Nam mà chỉ được sử dụng trong các công ty hoặcmôi trường mang tính chất quốc tế Tiếng Anh ngày càng được sử dụng nhiều

và là cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến cho người Việt Nam khi hội nhậpquốc tế Tiếng Anh là một trong những điều kiện tuyển dụng của hầu hết cáccông ty hiện nay tại Việt Nam vì mức độ ảnh hưởng của tiếng Anh đang ngàycàng lớn Nhưng ở giai đoạn hiện nay tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ đối với

Trang 33

người Việt Nam và trẻ em Việt Nam.

Điều này dẫn đến sự khác biệt trong việc "làm quen" và "tiếp nhận"ngôn ngữ Bởi tiếp nhận ngôn ngữ là quá trình diễn ra vô thức không chủđộng Ví dụ: Đứa trẻ tiếp nhận tiếng mẹ đẻ, người lao động tiếng nước kháctrong quá trình sinh sống và làm việc tại đất nước đó Quá trình tiếp thu toàn

bộ và không có sự lựa chọn Học ngôn ngữ là quá trình tiếp thu có ý thức vàchủ động của người học thông qua các bài đã học, tập trung vào các nội dung

đã được định hướng từ đầu Có thể nói rằng, người học "tiếp nhận" ngôn ngữthứ hai và " học" ngoại ngữ Do vậy hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen vớitiếng Anh thực chất là hoạt động cho trẻ làm quen với việc học ngoại ngữ

1.4.3 Quá trình “học” ngoại ngữ của trẻ mầm non

Theo nghiên cứu của Tabors và Snow (1994) đã chỉ ra bốn giai đoạncủa quá trình học ngoại ngữ (ESL và EFL) của trẻ mầm non:

Giai đoạn 1: Chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ: trong thời gian đầu trẻ vẫn sử

dụng tiếng mẹ đẻ

Giai đoạn 2: Giai đoạn im lặng (quan sát): Trẻ sẽ giữ im lặng và không

nói Trẻ cũng có thể nhắc lại như vẹt các từ tiếng Anh Trẻ sẽ nghe nhiều và

có thể bắt chước các từ nghe được Trẻ có thể hiểu được các cử chỉ, điệu bộ( trẻ cũng có thể phản ứng bằng cách gật đầu hoặc lắc đầu)

Giai đoạn 3: Sử dụng từ đơn: Trẻ bắt đầu nói và sử dụng ngôn ngữ

mới Trong giai đoạn này trẻ mới chỉ nói các từ đơn hoặc cụm từ đơn giản (vídụ: eat, look, take, lie, ) hoặc lặp lại lời n:ói của người khác Giai đoạn nàytrẻ chủ yếu phát triển ngôn ngữ tiếp nhận

Giai đoạn 4: Nói các câu có cấu trúc hoặc từ vựng phức tạp dần dần trẻ

hình thành khả năng nói cụm từ, bắt đầu có khả năng sáng tạo câu Trẻ sẵnsàng giao tiếp và sử dụng các cấu trúc câu của riêng mình Ban đầu các câukhá đơn giản và sai về ngữ pháp (ví dụ: can I drink water?) Trẻ có thể nói cáccâu ngắn ở thì hiện tại Tuy nhiên trẻ sẽ tiến bộ dần dần theo thời gian

Thời gian dừng lại ở mỗi giai đoạn của từng trẻ là khác nhau và tùythuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học ngoại ngữ của trẻ đó là:

Trang 34

1 Bẩm sinh: Một số trẻ có khả năng ngoại ngữ hơn các trẻ khác

2 Môi trường: Môi trường xung quanh trẻ tốt, tích cực, đa dạng tàiliệu, chương trình làm quen hợp lí và đội ngũ cán bộ giáo viên có khả nănggiao tiếp tiếng Anh tốt để hỗ trợ tương tác thường xuyên với trẻ Lượng tiếngAnh mà trẻ tiếp xúc hàng ngày càng nhiều thì càng có sự tiến bộ rõ rệt trongviệc việc tiếp nhận ngôn ngữ Vì quá trình tắm ngôn ngữ như vậy sẽ tác động

từ từ và liên tục một cách tự nhiên, vô thức phù hợp với khả năng tiếp nhậncủa trẻ

1.5 Hoạt động cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với tiếng Anh tại các trường mầm non

1.5.1 Đặc điểm của quá trình cho trẻ 4 -5 tuổi làm quen với tiếng Anh

Đối tượng nghiên cứu của quá trình làm quen với tiếng Anh là trẻ 4-5tuổi, đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ là biết nói nhưng chưa biết đọc và viết nênviệc dạy tiếng Anh cho trẻ chỉ có thể tiến hành theo con đường nghe - nhại

Trẻ 4-5 tuổi là đối tượng học đặc biệt xét theo phương diện tâm lý vàngôn ngữ Trẻ ở tuổi này đang từng bước làm chủ tiếng mẹ đẻ – phương tiệncần để phát triển các hoạt động như tưởng tượng, phân tích, so sánh, v.v giữahai ngôn ngữ sẽ giúp trẻ lĩnh hội tiếng Anh tốt hơn

Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cónhững đặc điểm giống người lớn khi học một ngoại ngữ là giai đoạn “chuyểnmã” hay “giải mã” dựa trên nền tảng là tiếng mẹ đẻ Dù có ý thức hay khôngthì người học ngoại ngữ đều có sự so sánh đối chiếu ở mức độ nào đó vớitiếng mẹ đẻ Trẻ càng nhỏ thì mức độ so sánh càng ít vì thế mà nhiều phươngpháp dạy hiện đại cố gắng thoát khỏi tình trạng so sánh, đối chiếu bằng việc

sử dụng tiếng mẹ đẻ trong các giờ trẻ hoạt động với ngoại ngữ Dù cho cácphương pháp này đạt những kết quả và thành công hơn so với phương pháptruyền thống song thực tế cho thấy rằng trẻ khó mà tư duy trực tiếp bằng tiếngAnh khi thời gian sống chủ yếu của trẻ (ăn ở trường, ở nhà, chơi và học) đều

sử dụng tiếng Việt

Trang 35

Do đặc điểm của đối tượng trong đề tài nghiên cứu là trẻ 4-5 tuổi, độtuổi đang tiếp thu và hoàn thiện tiếng Việt nên xung đột giữa tiếng Anh vàtiếng Việt là một điều không thể tránh khỏi C.P Bouton đã cho rằng: “Hoàncảnh tiếp thu quy định sự xung đột trực tiếp giữa hai loại mã, mã của tiếng

mẹ đẻ và mã ngôn ngữ thứ hai”

Có thể xem hoạt động làm quen với tiếng Anh là hoạt động nhận thứcthế giới khách quan Hoạt động này không tách rời sự phát triển tâm lý chungcủa trẻ vì cơ chế này tuân theo cơ chế nhận biết thế giới của trẻ Nhưng hoạtđộng này cũng có sự khác biệt với các hoạt động nhận biết khác, đặc biệt hoạtđộng tiếp thu tiếng Việt

Hoạt động tiếp thu tiếng Việt được hình thành từ kinh nghiệm giao tiếpvới người xung quanh đến việc nắm bắt các hiện tượng ngôn ngữ Quá trìnhnày mang tính tự nhiên, tự nguyện, không gò ép Còn hoạt động lĩnh hội tiếngAnh đi từ nhu cầu của người lớn và trẻ không có môi trường sống bằng tiếngAnh nên kinh nghiệm của việc giao tiếp không có, trẻ phải nắm bắt các hiệntượng ngôn ngữ sau đó áp dụng vào cuộc sống vì vậy không thể không tránhkhỏi áp lực, ức chế (dù chỉ ở mức độ làm quen) vì đây không phải là nhu cầukhông thể thiếu và môi trường của việc giao tiếp bằng tiếng Anh chỉ là nhântạo và bị hạn chế mức độ trong các hoạt động của trẻ ở trường

Về phương diện tâm lý – ngôn ngữ học, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra

sơ đồ khái quát của sự tiếp thu ngoại ngữ như sau:

Trang 36

Ngoại ngữ

(Tiếng Anh)

Tiếng mẹ đẻ (Tiếng Việt) Ngoại ngữ(Tiếng Anh)

Hình 1.1 Sự tiếp thu ngoại ngữ của trẻ

Mô hình này có nghĩa là khi tiếp nhận một hiện tượng ngôn ngữ khôngphải tiếng mẹ đẻ thì người nghe sẽ dựa trên hiểu biết về ngôn ngữ đó và dướitác động của tiếng mẹ đẻ để “so sánh”, “hiệu đính” đưa ra phản ứng trả lờiphù hợp cho hiện tượng ngôn ngữ này

1.5.2 Mức độ làm quen với tiếng Anh của trẻ 4-5 tuổi

Việc cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh sẽ có một ý nghĩa tích cựcnhất định xét về phương diện phát triển của trẻ Tuy nhiên cần xem xét một cách

cụ thể đặc điểm phát triển của trẻ về tâm sinh lý và khả năng tiếp nhận ngôn ngữ

để giúp trẻ làm quen với tiếng Anh Tránh áp đặt hoặc có những biện phápkhông phù hợp với sự phát triển và khả năng ngôn ngữ trẻ Xét dưới bình diệnmôi trường ngôn ngữ mà trẻ được tiếp xúc, việc tiếp nhận ngôn ngữ mẹ đẻ đồngthời học ngoại ngữ cũng tạo ra những thử thách với trẻ Nếu sử dụng các phươngpháp truyền thống để học ngoại ngữ như dạy từ vựng, ngữ pháp một cách dậpkhuôn cứng nhắc, không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận ngoạingữ mới của trẻ cũng như sự tự tin, linh hoạt - những yếu tố cần thiết trong việchọc ngoại ngữ Do đó việc đặt mục tiêu làm quen với tiếng Anh nên hạn chế ởmức độ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của trẻ Nên áp dụngnhững chiến thuật học tiếng mẹ đẻ trong việc giúp trẻ tiếp cận và làm quen vớingoại ngữ Cần tạo ra một môi trường hoạt động tự nhiên, có nhiều các tác nhânkích thích ngôn ngữ tích cực đến hầu hết các giác quan của trẻ như khi trẻ nghehát, học hát, tham gia trò chơi, vận động, kể chuyện, tạo hình, trò chơi họctập v.v để trẻ trước hết là nghe sau đó cảm nhận và lĩnh hội, cuối cùng là phảnứng lại các kích thích ngôn ngữ đó

Giai đoạn 1: Cho trẻ tiếp xúc với những hiện tượng tương đồng, đồngnhất với tiếng Việt của tiếng Anh bằng cách cung cấp từ dễ đến khó số lượng

Trang 37

và độ khó của từ ngữ, câu gắn với bối cảnh có ý nghĩa và thông qua các hoạtđộng gần gũi với trẻ.

Giai đoạn 2: Cho trẻ tiếp xúc dần với những hiện tượng ngôn ngữcủa tiếng Anh khác biệt với tiếng Việt (ngữ âm, ngữ pháp, vốn từ) bằngcách tăng dần số lượng và độ khó của từ ngữ, câu gắn với những bối cảnh

có ý nghĩa và thông qua các hoạt động theo cách thức tổ chức các hoạtđộng gần gũi với trẻ

Việc sử dụng các bài hát tiếng Anh sẽ là một hoạt động phù hợp với sựphát triển tâm lí và khả năng ngôn ngữ của trẻ Giáo viên cần lựa chọn nhưngbài hát bằng tiếng Anh phù hợp với trẻ 4-5 tuổi về mặt tâm sinh lí, điều kiện,hoàn cảnh sống và nội dung ngôn ngữ cần cung cấp để giúp trẻ làm quen vớitiếng Anh

là tiếng Anh

2 Tiếng Anh và tiếng Việt có rất nhiều điểm tương đồng và khác biệt.Tiếng Anh là một ngoại ngữ đối với trẻ Việt Nam Hoạt động cho trẻ làmquen với tiếng Anh thực chất là bước đầu cho trẻ tiếp cận với ngoại ngữ đểlàm cơ sở cho hoạt động học ngoại ngữ sau này ở cấp độ học cao hơn Do đókhi tổ chức hoặc động này cần chú ý tới đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm

Trang 38

tiếp nhận ngoại ngữ của trẻ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trìnhnày để có thể xây dựng các cách tiếp cận ngoại ngữ phù hợp và hiệu quả nhấtvới trẻ.

3 Việc làm quen với tiếng Anh của trẻ 4-5 tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn

ở việc nghe – nói – phát âm (đặc biệt là với những phụ âm khó) Tác giảnghiên cứu cần chú trọng quan sát, điều tra thực trạng trẻ nghe và phát âmtiếng Anh, đặc biệt là với những phụ âm khó như: /s/, /p/, /t/, /d/, /k/, /l/, v.v

4 Quá trình cho trẻ làm quen với tiếng Anh cần phát triển ở trẻ 3 kỹnăng: Nghe – Nói – Đọc Trong đó cần chú trọng ở kỹ năng nghe tiếng Anh

và các lỗi phát âm cho trẻ để trẻ có thể phát âm chính xác làm tiền đề choviệc học tiếng Anh của trẻ sau này

5 Hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh có thể sử dụngnhiều hình thức, phương pháp, phương tiện đa dạng khác nhau Tuy nhiên,việc sử dụng bài hát có những ưu thế nổi trội hơn hẳn tạo nên hiệu quả tíchcực đặc biệt là trong mảng ngữ âm, ngữ điệu và vốn từ vựng cho trẻ

Trang 39

Trường mầm non Xuân La trường công lập, thành lập năm 1960, nẳm ở

tổ 27, cụm 4 phường Xuân La, trực thuộc huyện Từ Liêm trước đây, nay thuộcquận Tây Hồ - Hà Nội Trường có chức năng và nhiệm vụ đó là: Chăm sóc,giáo dục trẻ từ 3-6 tuổi theo chương trình của Bộ GD & ĐT, hướng dẫn thựchành thực tập cho sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, và là

cơ sở cho giảng viên của Trường Cao Đẳng xuống triển khai và ứng dụng các

đề tài nghiên cứu khoa học về chăm sóc giáo dục trẻ

Thành tích nhà trường:

Nhà trường đã thực hiện theo đúng kế hoạch thành lập hội đồng tựđánh giá, thu thập minh chứng và làm báo cáo gửi Sở GD và ĐT Tháng11/2016 đón đoàn đánh giá ngoài của Sở GD&ĐT về khảo sát đánh giá chínhthức nhà trường đã được Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cấp giấy chứng nhậnkiểm định chất lượng đạt cấp độ III

Thực hiện chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/ 05/ 2016 của bộ Chính trị vềđẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhnhà trường đã triển khai cuộc vận động với các giải pháp thực hiện, cụ thể hóachuẩn mực đạo đức, phong cách HCM thành các tiêu chí phấn đấu phù hợp vớiđiều kiện thực tiễn của nhà trường gắn với phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt”.Đưa các nội dung của cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạođức tự học và sáng tạo”, 100% CBGVNV có bản đăng kí các tiêu chí “ Làm theo

tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với tiêu chí cụ thể sát với thực tế

Đã có ý thức rèn luyện bản thân, có tinh thần cao hơn trong công việc luôn đổimới sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của cấp học, tạo sự chuyển biến rõ nét trongthực hành tiết kiệm, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tìm tòi lồng ghéptích hợp tấm gương đạo đức, phong cách của Bác vào giáo dục trẻ Không có

Trang 40

giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo Cá nhân điển hình làm theo tấm gương đạođức HCM và các giáo viên tiêu biểu trong phong trào là các đồng chí trong BGH

và các giáo viên: Bùi Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thị Diệu Linh,

Lê Thu Huyền, Trần Thị Thu Phương, Hoàng Thị Hằng, Trần Thị Hà, Đỗ LệHuyền, Phùng Linh Đan, v.v

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”được 100% CBGVNV hưởng ứng thực hiện nghiêm túc, trường có môitrường sư phạm gần gũi, lồng ghép các bài thơ, dân ca, trò chơi dân gian vàohoạt động của trè phù hợp tiêu biểu như cô Lê Thị Thu Huyền, Nguyễn ThuNgân, Phạm Thu Trang, Phùng Linh Đan, Nguyễn Thị Ngọc, v.v

Nhà trường tích cực tham gia vào các phong trào thi đua của ngành,nhiệt tình tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng đại hội công đoàn giáo viênQuận , LĐ lao động thành phố, Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học củangành, Hội nghị hướng dẫn công tác tài chính , Hội thi quy chế Dân chủ,,

Việc thực hiện các quy địnhvề đạo đức nhà giáo: 100% GVNV ký camkết không xâm phạm đến tinh thần và sức khỏe của trẻ Không vi phạm khẩuphần ăn của trẻ

Trường làm điểm chuyên đề cho các Trường trong Quận về kiến tậpvới nọi dung “ Xây dựng kế hoạch theo đổi mới và đánh giá trẻ theo chỉ số,nâng cao năng lực thực hành cho giáo viên” ( thực hiện vào tháng 1/ 2017)

Kiểm tra sơ bộ 20/20 lớp: xếp loại tốt 18 lớp, xếp loại khá: 02 lớp

Hội giảng có 50 giáo viên tham gia : xếp loại giỏi 45 tiết, loại khá 4 tiết

Cơ sở vật chất nhà trường: Tổng diện tích: 2000m2, tổng số

phòng: 33 phòng (Số lớp học: 20 phòng, phòng học đặc thù 07 phòng: 01phòng múa, 01 phòng vẽ, 03 tiếng Anh, 01 Thư viện, 01 vi tính), phòng hiệutrưởng 01, phòng hiệu phó 01, phòng y tế 01, hội trường 02, phòng chức năng01.Trường được cải tạo xây dựng lại hoàn thành vào tháng 9/2016 với tổngkinh phí cả 2 giai đoạn là >40 tỷ đồng.Nhà trường được Uỷ ban nhân dâmQuận, Phòng giáo dục cấp đầy đủ đồ dùng trang thiết bị hiện đại cho 6 lớphọc mới, phòng chức năng, khu hiệu bộ với tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng.Phụhuynh quan tâm đến công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật

Ngày đăng: 20/04/2017, 23:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w