1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm ở trường mầm non tại thành phố hồ chí minh

109 42 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm ở trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Huỳnh Vũ Phước Minh
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Phương
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm lí học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Tính tích cực giao tiếp là một phẩm chất tâm lí cá nhân thể hiện ở nhu cầu giao tiếp, tính chủ động và sự thích ứng, hòa nhập vào các quan hệ con người trong giao tiếp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Vũ Phước Minh

TÍNH TÍCH CỰC GIAO TIẾP CỦA

TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG

THÍ NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020

Trang 3

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm ở trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu nghiên cứu khoa học và kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực Đồng thời, tài liệu tham khảo đã được ghi rõ nguồn gốc trích dẫn

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự sai sót nào về số liệu và kết quả nghiên cứu

Trang 4

Để thực hiện được đề tài nghiên cứu “Tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi

trong hoạt động thí nghiệm ở trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh”, tôi xin

chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:

Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều

kiện về mặt thủ tục để tôi triển khai đề tài

Phòng sau đại học Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ

trợ về mặt thủ tục hành chánh để tôi hoàn thành đề tài

Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục Huyện Hóc Môn đã đồng ý và xác nhận cho tôi

được về nghiên cứu tại 02 trường trên địa bàn Huyện Hóc Môn

Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên Trường Mầm non Tân Xuân, huyện Hóc

Môn và Trường Mẫu giáo Bé Ngoan, huyện Hóc Môn đã tạo điều kiện thuận lợi và

nhiệt tình hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu đề tài này

Và đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến TS Trần Thị Phương,

người hướng dẫn đề tài đã tận tâm hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện

đề tài nghiên cứu này

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020

Tác giả

Huỳnh Vũ Phước Minh

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục cụm từ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục biểu đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC GIAO TIẾP CỦA TRẺ 4 – 5 TUỔI 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Ở nước ngoài 6

1.1.2 Ở Việt Nam 10

1.2 Cơ sở lý luận về tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm 12

1.2.1 Khái niệm công cụ 12

1.2.2 Đặc điểm giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi 27

1.2.3 Hoạt động thí nghiệm của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non 33

1.2.4 Biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm 36

1.2.5 Mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm 40

1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi 43

Chương 2 THỰC TRẠNG TÍNH TÍCH CỰC GIAO TIẾP CỦA TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG THÍ NGHIỆM 47

2.1 Tổ chức nghiên cứu 47

2.1.1 Mục đích nghiên cứu 47

2.1.2 Khách thể nghiên cứu 47

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu 48

2.2 Kết quả nghiên cứu 50

2.2.1 Thực trạng tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm 50

Trang 6

2.2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 –

5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm 69

2.2.3 Nguyên nhân của thực trạng tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm 74

2.3 Đề xuất một số biện pháp nâng cao tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm 77

2.3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 77

2.3.2 Các biện pháp cụ thể 77

2.3.3 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 80

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nội dung phát triển ngôn ngữ của trẻ 4 – 5 tuổi 30 Bảng 2.2 Mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong

hoạt động thí nghiệm 41 Bảng 2.3 Thực trạng tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt

động thí nghiệm 51 Bảng 2.4 Thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5

tuổi trong hoạt động thí nghiệm 52 Bảng 2.5 Thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5

tuổi trong hoạt động thí nghiệm xét theo từng tiêu chí 55 Bảng 2.6 Thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5

tuổi trong hoạt động thí nghiệm 57 Bảng 2.7 Điểm trung bình tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi của 6

hoạt động thí nghiệm trên 3 tiêu chí 61 Bảng 2.8 Thực trạng tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt

động thí nghiệm 62 Bảng 2.9 So sánh mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi

trong hoạt động thí nghiệm theo giới tính 63 Bảng 2.10 So sánh tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động

thí nghiệm theo trường 64 Bảng 2.11 So sánh tỉ lệ tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt

Bảng 2.12 Nhận thức của giáo viên về biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ

4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm 69 Bảng 2.13 Nhận thức của giáo viên về các nguyên nhân ảnh hưởng đến tính

tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm 70 Bảng 2.14 Nhận thức của giáo viên về các biện pháp nâng cao tính tích cực

giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm 71

Trang 9

Bảng 2.15 Nguyên nhân của thực trạng tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5

tuổi trong hoạt động thí nghiệm 74 Bảng 2.16 Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp nâng cao tính

tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm 81 Bảng 2.17 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp nâng cao tính tích

cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm 81

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Thực trạng tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt

động thí nghiệm 51 Biểu đồ 2.2 Thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 –

5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm 53 Biểu đồ 2.3 Thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 –

5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm xét theo từng tiêu chí 55 Biểu đồ 2.4 So sánh mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5

tuổi trong hoạt động Điều kỳ diệu của nam châm 58 Biểu đồ 2.5 So sánh mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5

tuổi trong hoạt động Tan – không tan 58 Biểu đồ 2.6 So sánh mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5

tuổi trong hoạt động Chìm nổi của dầu ăn trong nước 59 Biểu đồ 2.7 So sánh mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5

tuổi trong hoạt động Trứng nổi – trứng chìm 59 Biểu đồ 2.8 So sánh mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5

tuổi trong hoạt động Sắc màu của con 60 Biểu đồ 2.9 So sánh mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5

tuổi trong hoạt động Sự đổi màu của bắp cải tím 60 Biểu đồ 2.10 Điểm trung bình tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi của 6

hoạt động thí nghiệm trên 3 tiêu chí 61 Biểu đồ 2.11 So sánh điểm trung bình tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi

trong hoạt động thí nghiệm 62 Biểu đồ 2.12 So sánh mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5

tuổi trong hoạt động thí nghiệm theo giới tính 63 Biểu đồ 2.13 So sánh tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động

thí nghiệm theo trường 65

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tính tích cực giao tiếp là một phẩm chất tâm lí cá nhân thể hiện ở nhu cầu giao tiếp, tính chủ động và sự thích ứng, hòa nhập vào các quan hệ con người trong giao tiếp Đối với trẻ 4 – 5 tuổi, tính tích cực giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển các chức năng tâm lí như: nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – kỹ năng xã hội Chúng ta đều biết, tính tích cực giao tiếp được hình thành và phát triển trong hoạt động giáo dục Chính việc tham gia hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động khám phá môi trường xung quanh mà cụ thể trong đề tài này là hoạt động thí nghiệm ở trường mầm non sẽ giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp

Khám phá môi trường xung quanh là một hoạt động luôn kích thích tính tò

mò, ham hiểu biết của trẻ, giải đáp phần nào những thắc mắc của trẻ về những “bí ẩn” thế giới xung quanh Trong đó, hoạt động thí nghiệm giúp thỏa mãn nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ Từ đó, giúp phát triển tính tích cực giao tiếp của trẻ

Về đặc điểm tâm lí lứa tuổi, trẻ 4 – 5 tuổi thích khám phá và tìm hiểu về môi trường xung quanh Trẻ 4 – 5 tuổi với đặc trưng tâm lí là tính tích cực giao tiếp và hình thức giao tiếp là giao tiếp nhận thức ngoài tình huống Việc giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi lúc này sẽ quyết định phần lớn những thói quen, sự thể hiện cảm xúc và khả năng giao tiếp của trẻ sau này

Trên thực tế hiện nay, trẻ 4 – 5 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh tính tích cực giao tiếp vẫn chưa cao Nhu cầu giao tiếp của nhiều trẻ còn thấp, khả năng thích ứng – hòa nhập của trẻ với các bạn trong giao tiếp còn hạn chế Việc nghiên cứu nắm bắt được thực trạng sẽ góp phần nâng cao tính tích cực giao tiếp cho trẻ, đặc biệt là trong hoạt động thí nghiệm

Nhằm cung cấp thêm thông tin về thực trạng tính tích cực giao tiếp trong hoạt động thí nghiệm ở trẻ trong độ tuổi này, đồng thời cung cấp thêm kiến thức cho các bậc phụ huynh, giáo viên, những người nuôi dạy trẻ trong việc giáo dục trẻ và cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, lập kế hoạch nâng

Trang 12

cao tính tích cực giao tiếp ở trẻ 4 – 5 tuổi nói chung trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh, chúng tôi thực hiện đề tài Thạc sĩ “Tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi

trong hoạt động thí nghiệm ở trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh”

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định thực trạng tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm ở trường mầm non Từ đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao tính tích cực giao tiếp của trẻ

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm

3.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể chính: Trẻ 4 – 5 tuổi các trường mầm non

Khách thể bổ trợ: Giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi

4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

4.1 Giới hạn về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong 6 hoạt động thí nghiệm ở trường mầm non

6 hoạt động thí nghiệm:

– Tan – không tan

– Sự đổi màu của bắp cải tím

– Sự chìm nổi của dầu ăn trong nước

– Trứng nổi – trứng chìm

– Sắc màu của con

– Điều kỳ diệu của nam châm

4.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 30 trẻ 4 – 5 tuổi ở Trường Mầm non Tân Xuân và 30 trẻ 4 – 5 tuổi Trường Mẫu giáo Bé Ngoan thuộc huyện Hóc Môn; và nghiên cứu 100giáo viên đang trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi

Trang 13

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hóa một số lí luận về tính tích cực giao tiếp trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm

– Khảo sát thực trạng tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm ở trường mầm non Từ đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao tính tích cực giao tiếp của trẻ

6 Giả thuyết nghiên cứu

– Tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm ở một

số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa cao do: Giáo viên chưa nắm

rõ bản chất của hoạt động thí nghiệm, cách tổ chức còn thiếu sáng tạo, chưa biết cách khơi gợi sự tò mò của trẻ, còn áp đặt trẻ nên trẻ còn thiếu tự tin và thụ động trong giao tiếp

– Có sự khác biệt về tính tích cực giao tiếp giữa trẻ nam và nữ, giữa trẻ của

các trường mầm non với nhau

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến tính tích cực giao tiếp của trẻ

4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm Từ đó, xây dựng cơ sở lí luận của đề tài

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Bảng hỏi dành cho giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu để làm rõ: – Nhận thức của giáo viên về biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm

– Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm

– Tìm hiểu các biện pháp mà giáo viên sử dụng nhằm phát huy tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm

Đối tượng nghiên cứu: 100 giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ

Trang 14

Cách tiến hành: Dựa trên cơ sở lí luận của đề tài để xây dựng bảng hỏi dành cho mẫu khách thể với câu hỏi mở và câu hỏi đóng

Từ đó tiến hành khảo sát tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi ở Trường Mầm non Tân Xuân và Trường Mẫu giáo Bé Ngoan, thuộc huyện Hóc Môn để thu thập dữ liệu nghiên cứu cho đề tài

7.2.2 Phương pháp quan sát

Mục đích:

– Quan sát biểu hiện tính tích cực giao tiếp của 60 trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm ở Trường Mầm non Tân Xuân và Trường Mẫu giáo Bé Ngoan thuộc huyện Hóc Môn

– Quan sát mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi qua 6 hoạt động thí nghiệm ở Trường Mầm non Tân Xuân và Trường Mẫu giáo Bé Ngoan: Điều kỳ diệu của nam châm, Trứng nổi – trứng chìm, Sự đổi màu của bắp cải tím, Sắc màu của con, Tan – không tan, Sự chìm nổi của dầu ăn trong nước – Quan sát mức độ biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm của 2 trường dựa trên 3 tiêu chí:

+ Nhu cầu giao tiếp

+ Chủ động giao tiếp

+ Sự thích ứng hòa nhập trong giao tiếp

– Quan sát các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để hướng dẫn trẻ

Đối tượng nghiên cứu: trẻ 4 – 5 tuổi

Cách tiến hành: Quan sát tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm của Trường Mầm non Tân Xuân và Trường Mẫu giáo Bé Ngoan dựa trên 3 tiêu chí mà đề tài đã đưa ra

Đây cũng là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài

7.2.3 Phương pháp trò chuyện

Mục đích: Giáo viên đặt ra những câu hỏi, trẻ là người trả lời nhằm đánh giá vốn hiểu biết của trẻ về các hoạt động thí nghiệm Đồng thời, hiểu rõ hơn về cách ứng xử, thái độ và cảm xúc của trẻ trong quá trình trẻ tham gia thí nghiệm

Trang 15

Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm ở Trường Mầm non Tân Xuân và Trường Mẫu giáo Bé Ngoan, thuộc huyện Hóc Môn

Cách tiến hành: Đặt câu hỏi cho trẻ về các vấn đề liên quan đến trẻ trong khi trẻ tham gia thí nghiệm Lý do tại sao trẻ có những phản ứng cảm xúc, hành vi và cách giao tiếp như vậy trong khi làm thí nghiệm

7.2.4 Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: Phiếu phỏng vấn gồm các câu hỏi nhằm tìm hiểu để làm rõ:

– Nhận thức của giáo viên về biểu hiện tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm

– Đánh giá của giáo viên về tính tích cực giao tiếp của trẻ trong hoạt động thí nghiệm

– Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi tiến hành hoạt động thí nghiệm

Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trường Mầm non Tân Xuân và Trường Mẫu giáo Bé Ngoan

Cách tiến hành: Xây dựng phiếu phỏng vấn dựa trên cơ sở lí luận của đề tài và đặt câu hỏi cho giáo viên trả lời

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Đề tài sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0 để xử lí thống kê, phân tích các

số liệu thu được

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC GIAO TIẾP

CỦA TRẺ 4 – 5 TUỔI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Ở nước ngoài

Thời cổ đại, hai nhà triết học lỗi lạc Hy Lạp là Xô-cơ-rát (470 – 399 TCN) và Platon (428 – 437 TCN) đã nói đến đối thoại như là sự giao tiếp có trí tuệ, phản ảnh mối quan hệ con người – con người, là nơi bộc lộ đời sống tâm hồn của mỗi con người

Leona Devinci (1452 – 1512) đã mô tả sự giao tiếp giữa mẹ con thông qua những bức tranh nổi tiếng

Thế kỉ XVIII, M P Kemtexlokis – nhà triết học Hà Lan trong bài tiểu luận

“Một bức thư về con người và các quan hệ của nó với người khác”, có viết: Trái tim

và lương tâm con người chỉ bộc lộ khi người ấy cùng sống và giao tiếp với những người khác

Đến thế kỉ XIX, nhà triết học Đức Ludwig Andrenas Feuerbach (1804 – 1872) viết: “Bản chất con người chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất giữa con người với con người, trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sự khác biệt giữa tôi và bạn”

Giữa thế kỉ XIX, C Mác và Ph Ăngghen là hai nhà triết học duy vật biện chứng – lịch sử đã nêu ra những phát hiện quan trọng liên quan đến giao tiếp khi nghiên cứu lịch sử phát triển xã hội loài người và đưa ra kết luận: Một trong hai điều kiện quyết định để biến vượn người thành người chính là giao tiếp bằng ngôn ngữ (điều kiện là lao động) C Mác (1818 – 1883) khẳng định: Giao tiếp là một nhu cầu xã hội của con người và nó trở thành phương tiện quan trọng trong cuộc sống mỗi con người

G Meed (1863 – 1931) nhà tâm lí học Mỹ đại diện cho trường phái Triết học Thực dụng đã đưa ra lí thuyết quan hệ qua lại tượng trưng Ông cũng khẳng định vai trò của giao tiếp đối với sự tồn tại của con người trong cộng đồng người và đề

Trang 17

cập đến yếu tố tác động qua lại trong giao tiếp Ông viết: “Nếu mỗi người muốn có cái riêng của mình thì phải có “cái tôi” khác Đó là những khách thể xã hội khác với khách thể vật lí, vì nó có khả năng tác động tích cực lên cái tôi của người khác mà ngày nay chúng ta thường gọi là những chủ thể”

Vấn đề giao tiếp bắt đầu được chú trọng nghiên cứu vào những năm 20 – 30 của thế kỉ XX, trong đó không thể không kể đến vai trò quan trọng của nhà tâm lí học S Freud (1856 – 1939) nghiên cứu mối liên hệ giao tiếp và giấc mơ, ông đã chú

ý đến các yếu tố “chuyển giao”, “ngoại xuất”, “đồng nhất” trong giao tiếp Thông qua giao tiếp, con người đạt đến một số hiểu biết về nhau, học cách bắt chước lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, xây dựng lòng tin, và tìm hiểu thêm về bản thân và cách nhận thức về con người

Tâm lí học Ghestalt cũng đã quan tâm và nghiên cứu về giao tiếp Wertheimer (1880 – 1943), V Kurwhler (1887 – 1967) và K Koffka (1886 – 1941) cho rằng: giao tiếp cũng giống như mọi hiện tượng tâm lí, đều được tạo nên bởi cấu trúc hình ảnh hoàn chỉnh, mang tính trọn vẹn, trong cấu trúc giao tiếp có nội dung hoạt động của con người và mục đích các quan hệ xã hội nhằm bảo tồn, phát triển bản thân, gia đình, cộng đồng của người đó (Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn, 2017, tr 7)

J Piage (1896 – 1980) trong công trình nghiên cứu của mình đã đưa ra các giai đoạn phát triển trí tuệ Ông đưa ra 6 giai đoạn trong sự hình thành trí tuệ cảm giác – vận động của trẻ em mà thường kết thúc vào khoảng một năm rưỡi Từ các công trình nghiên cứu, ông đã phác họa ra lí thuyết về thao tác trí tuệ Năm 1947, Piage cho ra tác phẩm Tâm lí học về trí thông minh

Henri Wallon, nhà tâm lí học người Pháp (1879 – 1962) cũng nhấn mạnh đến chất lượng của sự phát triển tâm lí trẻ em Ông đưa ra lí thuyết “trương lực cơ bắp” khi nghiên cứu về giao tiếp trẻ em

Trong nền Tâm lí học phương Tây không thể không kể đến S Freud (1856 – 1939), bác sĩ tâm thần học người Áo, người khởi xướng Phân tâm học trẻ em Con gái của S Freud là A Freud đã đề cập đến “duy kỷ” và mối quan hệ bạn bè khi nghiên cứu về những con đường trưởng thành

Trang 18

Nhà tâm lí học người Mỹ – E E Erikson đã đưa ra 8 giai đoạn phát triển tình cảm xã hội khi nói đến vai trò của giao tiếp xã hội và ảnh hưởng của mối quan hệ

mẹ – con đến sự phát triển của trẻ

Một cống hiến lớn của Tâm lí học trẻ em phương Tây cho nền Tâm lí học thế giới là phát kiến về tư tưởng và phương pháp đo lường tâm lí Trong lĩnh vực này,

A Binet (1857 – 1911) cùng cộng tác với bác sĩ T Simon, năm 1905 đã cho ra đời phương pháp đo nghiệm dùng để đo lường trí tuệ trẻ em Các hệ thống test (trắc nghiệm) đã được xây dựng nhằm theo dõi, đánh giá, định mức, so sánh tiến trình phát triển theo độ tuổi trên từng trẻ và giữa các trẻ lành mạnh và bệnh lí Nhiều test cho trẻ trước tuổi học và lứa tuổi học sinh đã trở thành quen thuộc ở các nước trong giới Tâm lí học và cả giới Y học như test Binet – Simon, Gesell, Terman – Merrill, Denver, Ravent, Brunet, Lezine, Weschler, Gille… (Nguyễn Ánh Tuyết và Nguyễn Thị Như Mai, 2009, tr.40)

Các công trình nghiên cứu của các nhà Tâm lí học Liên Xô về giao tiếp nghiên cứu theo hai hướng:

– Hướng 1: Nghiên cứu những vấn đề lí luận chung về giao tiếp như: bản chất, cấu trúc giao tiếp, cơ chế giao tiếp, mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động Đại diện là nhà triết học Nga V M Becherep trong tác phẩm Tâm lí học khách quan (1907), Phản xạ học tập thể (1921), “Về bản chất giao tiếp người” (1973) của Xacopnhin, “Tâm lí học về các mối quan hệ qua lại trong nhóm nhỏ” (1976) của I

L Kolominxki, “Tâm lí học về giao tiếp” (1978) của A A Leonchiev, “Giao tiếp trong tâm lí học” (1981) của K Platonov, “Phạm trù giao tiếp và hoạt động trong tâm lí học” của B P Lomov Hướng nghiên cứu này tồn tại hai luồng quan điểm khác nhau:

+ Quan điểm thứ nhất cho rằng giao tiếp có thể là một dạng hoạt động hoặc có thể là một phương thức, điều kiện của hoạt động Đại diện cho quan điểm theo xu hướng này là A A Leonchiev

+ Quan điểm thứ hai cho rằng hoạt động và giao tiếp là những phạm trù tương đối độc lập trong quá trình thống nhất của đời sống con người Phạm trù “hoạt

Trang 19

động” phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể – khách thể, phạm trù “giao tiếp” phản ánh mối quan hệ chủ thể – chủ thể

– Hướng 2: Nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệp (chủ yếu là giao tiếp

sư phạm như A A Leonchive với Giao tiếp sư phạm (1979), A.V Pêtrovxki với Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm (1982) và Những cơ sở của tâm lí học sư phạm (1980) của V A Kruchetxki, I P Dakharov đã đề xuất trắc nghiệm nghiên cứu các kĩ năng giao tiếp (Nguyễn Quang Luỹ và Lê Quang Sơn, 2017, tr.15)

K D Usinxki (1824 -1870) với những tác phẩm như “Con người là đối tượng giao tiếp” góp những cống hiến to lớn vào khoa học về tâm lí trẻ đang phát triển Trong tác phẩm này ông đưa ra một hệ thống sư phạm dạy trẻ hoàn chỉnh trên cơ sở thấy nguyên nhân cơ bản và điều kiện của sự phát triển các mặt nhân cách của các

em Ông đặc biệt chú ý đến vai trò hoạt động tích cực của trẻ trong sự phát triển của

nó Ông cũng chỉ ra vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển trí tuệ và đạo đức ở trẻ

em

Học thuyết Vưgotxki xem xét sự phát triển trong phạm vi hoạt động và tương tác xã hội Những tư tưởng của ông có ý nghĩa chủ yếu đối với sự phát triển tâm lí học trẻ em Xô Viết Vưgotxki nghiên cứu sự phát triển tâm lí trẻ em Theo ông, quá trình phát triển tâm lí trẻ em có thể trải qua nhiều giai đoạn Ông cũng có những nghiên cứu về ngôn ngữ, tư duy, tưởng tượng của trẻ em, nghiên cứu sự phát triển khái niệm khoa học ở trẻ em Ông đề cao vai trò của dạy học Đồng thời, đưa ra lí thuyết “Vùng phát triển gần nhất”, ở đó vai trò của giáo dục và dạy học được thể hiện rõ rệt

S L Rubinstein (1889 – 1960) với những công trình nghiên cứu của mình đã phân tích tỉ mỉ những đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ, những quá trình tâm lí và nhân cách nói chung Thống nhất với Vưgotxki về vai trò của dạy học đối với sự phát triển tâm lí trẻ

A N Leonchiev đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề lí luận về sự phát triển tâm lí trẻ em Leonchiev đã chỉ ra: cơ sở của những biến đổi đặc trưng cho sự phát triển tâm lí trẻ là việc thay thế hoạt động chủ đạo

Trang 20

Chuyên nghiên cứu sự phát triển tâm lí của trẻ thơ và học sinh, Đ B Enconin (1904) đã tiến hành những công trình nghiên cứu cơ bản về trò chơi và ngôn ngữ của trẻ, đặc điểm tâm lí của học sinh cấp I và tuổi thiếu niên Enconin còn là người

đã đi sâu nghiên cứu các giai đoạn phát triển tâm lí của trẻ

P L Ganperin (1902) đề cập đến lí thuyết hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn Tư tưởng trung tâm của thuyết này là: Việc tiếp thu tri thức được thực hiện trong quá trình hoạt động của trẻ em và học sinh trong điều kiện các em thực hiện một hệ thống hành động nhất định Con người không tiếp thu hoạt động tư duy

và tự nhiên dưới dạng có sẵn mà học tập suy nghĩ, lĩnh hội những thao tác tư duy Trong lĩnh vực nghiên cứu trẻ em tiền học đường phải kể đến những nhà tâm

lí học: A V Zaporojects với tác phẩm “Cơ sở tâm lí học của giáo dục tiền học đường”, L A Venger với “Chẩn đoán sự phát triển trí tuệ của trẻ tiền học đường”,

V X Mukhina với “Tâm lí học tiền học đường”, “Sự phát triển của trẻ em tiền học đường”

Các nhà tâm lí học Xô Viết đã có đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu giao tiếp và kĩ năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp sư phạm

Nền tâm lí học trẻ em Xô Viết đã tích lũy được nhiều tài liệu nghiên cứu tâm

lí trẻ

1.1.2 Ở Việt Nam

Vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề giao tiếp trong tâm lí học ở nước ta được đi sâu nghiên cứu, thể hiện trong một số công trình nghiên cứu

lí luận và thực tiễn sau: “Các Mác và phạm trù giao tiếp” (1963) của Đỗ Long,

“Giao tiếp, tâm lí, nhân cách” (1981), “Giao tiếp và sự phát triển nhân cách của trẻ” (1981), “Bàn về phạm trù giao tiếp” của Bùi Văn Huệ, “Đặc điểm giao tiếp sư phạm” (1985) của Trần Trọng Thuỷ, “Giao tiếp và ứng xử sư phạm” (1992) của Ngô Công Hoàn, “Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em” của Ngô Công Hoàn,

“Tâm lí học giao tiếp” (1993) của Trần Tuấn Lộ, “Giao tiếp sư phạm” (1999) của Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh, “Nhập môn khoa hoc giao tiếp” (2006) của Nguyễn Sinh Huy và Trần Trọng Thuỷ, “Tâm lí học giao tiếp” (2011) của Lê Thị Hoa và Nguyễn Việt Long, “Tâm lí học Giao tiếp” của TS Huỳnh Văn Sơn chủ

Trang 21

biên (2011), “Giao tiếp sư phạm” của Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn, “Những vấn đề giao tiếp của trẻ mầm non” (1994) của TS Lê Xuân Hồng và Vũ Thị Ngân Đây là những công trình nghiên cứu có giá trị về vấn đề giao tiếp của các lứa tuổi Những công trình này đã đóng góp về mặt cơ sở lí luận một cách đầy đủ, tổng quan và được áp dụng vào thực tiễn Đồng thời, các tác giả còn đưa ra được mối liên quan giữa giao tiếp với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việc các tác giả đưa ra những khái niệm công cụ của giao tiếp là cơ sở để đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề giao tiếp, trong đó, nghiên cứu về tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm

Ở nước ta, nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học và các đơn vị chuyên ngành cũng đã nghiên cứu các vấn đề giao tiếp: Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục mầm non (Viện Khoa học Giáo dục – Bộ Giáo dục – Đào tạo, Khoa Giáo dục mầm non – Đại học Sư phạm Hà Nội) Và một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Giáo dục trẻ mẫu giáo trong nhóm bạn bè” của Nguyễn Ánh Tuyết (1987), “Một số đặc điểm giao tiếp của trẻ em mẫu giáo trong nhóm chơi không cùng độ tuổi” của Lê Xuân Hồng (1996), “Tích cực giao tiếp của trẻ em mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi” của Nguyễn Xuân Thức (1997), “Xung đột trẻ em mẫu giáo và các nguyên nhân dẫn đến xung đột trong hoạt động vui chơi, giao tiếp giữa trẻ em với nhau” của Đinh Thị Kim Thoa, “Đặc điểm giao tiếp của trẻ em mẫu giáo bé với cô giáo trong trường mầm non” của Lê Thị Liên Hoan (Cao Thị Thanh, 2002, tr.10)

“Thực trạng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi với giáo viên trong trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh” (2002) của Cao Thị Thanh, “Một số biện pháp hình thành tính tích cực giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi dân tộc H’Mông thông qua tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh” (2009) của Dương Thị Gấm, “Một số biện pháp phát huy tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động ngoài trời” (2005) của Nguyễn Thị Ngọc Hân, “Tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong việc làm quen với môi trường xung quanh” (2016) của Võ Thị Uyên Vy

Trang 22

Các nghiên cứu đã đưa ra những vấn đề giao tiếp nói chung và nghiên cứu tính tích cực giao tiếp của 5 – 6 tuổi nói riêng Đồng thời, đưa ra một số biện pháp để phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ

Chẳng hạn như “Thực trạng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi với giáo viên trong trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh” (2002) của Cao Thị Thanh đã nghiên cứu thực trạng giao tiếp giữa trẻ 5 – 6 tuổi với giáo viên mầm non về tần số giao tiếp giữa cô giáo với trẻ, tính chủ động trong giao tiếp giữa trẻ với giáo viên, nội dung giao tiếp giữa trẻ với giáo viên, phương tiện giao tiếp giữa trẻ với cô giáo Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp khắc phục và thúc đẩy quá trình giao tiếp tích cực giữa trẻ và giáo viên

“Tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong việc làm quen với môi trường xung quanh” (2016) của Võ Thị Uyên Vy đã nghiên cứu tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi ở 2 trường mẫu giáo thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp nâng cao tính tích cực giao tiếp của trẻ

4 – 5 tuổi trong việc làm quen với môi trường xung quanh

Đây cũng là đóng góp quan trọng để đề tài hình thành cơ sở lí luận trong nghiên cứu tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm

Có thể nói, giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản và xuất hiện sớm nhất ở con người Giao tiếp là một quá trình phức tạp và đa phương diện Các công trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn đã nghiên cứu những khía cạnh của vấn

đề giao tiếp:

– Các đặc điểm cơ bản của giao tiếp nói chung, giữa các trẻ em mẫu giáo nói riêng trong hoạt động vui chơi

– Tính tích cực giao tiếp của trẻ em mẫu giáo trong hoạt động vui chơi

– Các yếu tố tác động đến quá trình giao tiếp Từ đó cho thấy nhu cầu giao tiếp của trẻ mẫu giáo được hình thành và phát triển như thế nào, các vấn đề xã hội trong giao tiếp của trẻ mẫu giáo

1.2 Cơ sở lý luận về tính tích cực giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động thí nghiệm

1.2.1 Khái niệm công cụ

Trang 23

1.2.1.1 Khái niệm giao tiếp

a) Định nghĩa

Giao tiếp là vấn đề phức tạp Có nhiều hướng nghiên cứu về vấn đề giao tiếp,

từ đó có rất nhiều quan điểm về giao tiếp

Theo quan điểm của nhà tâm lí học xã hội thì giao tiếp được xem là quá trình thông tin bao gồm việc thực hiện và duy trì sự liên hệ giữa các cá nhân

Nhà tâm lí học xã hội Mỹ C E Osgood cho rằng giao tiếp bao gồm các hành động riêng lẻ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin Ông cho rằng giao tiếp là một quá trình gồm hai mặt: liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau

Nhà tâm lí học xã hội người Anh M Argule lại mô tả giao tiếp như quá trình ảnh hưởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau Giao tiếp thông tin được biểu hiện bằng lời hay phi ngôn ngữ từ nhiều người đến một người giống như việc tiếp xúc thân thể của con người trong quá trình tác động qua lại về mặt vật lí và chuyển dịch không gian

Nhà tâm lí học xã hội Mỹ T Sibutani nghiên cứu khái niệm liên lạc như là hoạt động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp hành động và thích ứng hành

vi của các cá thể tham gia quá trình giao tiếp Ông cho rằng “Liên lạc trước hết là phương pháp hoạt động làm giản đơn hóa sự thích ứng hành vi lẫn nhau của con người Những cử chỉ và âm điệu khác nhau trở thành liên lạc, khi con người sử dụng vào các tình thế tác động qua lại”

Các nhà tâm lí học Liên Xô (cũ) cũng quan tâm nghiên cứu vấn đề giao tiếp trên nhiều khía cạnh:

– Đề cập giao tiếp ở góc độ tiếp cận nhận thức, L X Vưgotxky cho rằng giao tiếp là quá trình chuyển giao tư duy và cảm xúc K K Platonov cho rằng “Giao tiếp

là những mối liên hệ có ý thức của con người trong cộng đồng loài người”

– Xem xét giao tiếp là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người hay giữa nhân cách này với nhân cách khác trong mối quan hệ liên nhân cách, B

Ph Lomov cho rằng “Giao tiếp là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với

tư cách chủ thể”

Trang 24

– Dưới góc độ nhân cách, V N Miaxiev cho rằng “Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhân cách cụ thể” Theo Ia L Kolominxki thì “Giao tiếp là sự tác động qua lại có đối tượng và thông tin giữa con người với con người, trong đó những quan hệ nhân cách được thực hiện, bộc lộ và hình thành”

– Ở góc độ tiếp cận về chức năng giao tiếp, theo B Parugin thì “Giao tiếp là quá trình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi xúc cảm lẫn nhau”

– Ở góc độ xem xét giao tiếp là một dạng hoạt động, định nghĩa của A N Leonachiev đã chỉ ra “Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng những phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ” – L P Bueva coi “Giao tiếp không chỉ là một quá trình tinh thần mà còn là quá trình vật chất, quá trình xã hội, trong đó diễn ra sự trao đổi hoạt động, kinh nghiệm, sản phẩm của hoạt động”

– Tiếp cận ở khía cạnh hệ thống, Georgen Thiner cho rằng “Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin, qua đó trạng thái của hệ thống phát thông tin phát huy ảnh hưởng tới trạng thái của hệ nhận thông tin”

– David K Berlo (1960) định nghĩa: “Giao tiếp của con người là quá trình có chủ định hay không có chủ định, có ý thức hay không có ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được diễn đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ Giao tiếp của con người diễn ra ở các mức độ: trong con người, giữa con người với con người và công cộng Giao tiếp của con người là quá trình năng động, bất thuận nghịch, tác động qua lại và có tính chất ngữ cảnh”

Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp mới được nghiên cứu từ những năm 1970 –

1980 và cũng có những khái niệm về giao tiếp được xác lập

– Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện cho rằng: “Giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người thông qua ngôn ngữ nói, viết, cử chỉ Ngày nay, từ này hàm ngụ sự trao đổi

Trang 25

ấy thông qua một bộ giải mã, người phát tín mã hóa một số tín hiệu, người tiếp nhận giải mã, một bên truyền một ý nghĩa nhất định để bên kia hiểu được”

– Theo TS Lê Xuân Hồng: “Giao tiếp có thể hiểu là một quá trình, trong đó con người trao đổi với nhau các ý tưởng, cảm xúc và thông tin nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội vì những mục đích khác nhau”

– Phạm Minh Hạc cho rằng “Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người – người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau” – Theo tác giả Nguyễn Thạc, Hoàng Anh thì “Giao tiếp là hình thức đặc biệt cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm

lí và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau”

– Tác giả Diệp Quang Ban và Đinh Trọng Lạc quan niệm: “Giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong cộng đồng xã hội” Hai tác giả

mở rộng hơn khái niệm giao tiếp khi cho rằng: “Loài động vật cũng có thể làm thành những xã hội vì chúng sống có giao tiếp với nhau như xã hội loài ong, xã hội loài kiến”

– Tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa đưa ra khái niệm giao tiếp là mối liên hệ và quan hệ giữa người và người trong các nhóm và các tập thể xã hội Nhờ đó, con người mới có thể thực hiện các hoạt động của mình nhằm cải biến hiện thực khách quan xung quanh hoặc chính bản thân

– Tác giả Nguyễn Ngọc Bích: “Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau”

– Tác giả Trần Trọng Thủy quan niệm: “Giao tiếp của con người là một quá trình chủ đích hay không có chủ đích, có ý thức hay không có ý thức trong đó các cảm xúc và tư tưởng được diễn đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ”

Trang 26

– Với tác giả Trần Hiệp: “Giao tiếp là một trong những dạng thức cơ bản của hoạt động của con người Nó làm tăng cường hay giảm bớt khả năng thích ứng hành

vi lẫn nhau trong quá trình tác động qua lại”

– Theo từ điển tâm lí học: “Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động Giao tiếp gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác Giao tiếp có ba khía cạnh chính là giao lưu, tác động tương hỗ và tri giác”

– Tác giả Nguyễn Quang Uẩn khẳng định: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau Hay nói cách khác, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác”

– Tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển

sự tiếp xúc giữa người với người được phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược tương tác thống nhất tri giác và tìm hiểu người khác” hay “Giao tiếp là sự tác động tương hỗ của các chủ thể phát sinh từ nhu cầu hoạt động chung được thực hiện bằng những công cụ quen thuộc và hướng đến những thay đổi có ý nghĩa trong trạng thái, hành vi và cấu trúc – cá nhân của đối tác”

– Theo tác giả Nguyễn Văn Đồng: “Giao tiếp là tiếp xúc tâm lí có tính đa chiều và đồng chủ thể giữa người với người được quy định bởi các yếu tố văn hóa,

xã hội và đặc trưng tâm lí cá nhân Giao tiếp có chức năng thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, trao đổi thông tin, cảm xúc định hướng và điều chỉnh nhận thức, hành vi của bản thân và của nhau, tri giác lẫn nhau, tạo dựng quan

hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau”

– Dưới góc độ quản lý, giao tiếp quản lý là sự thiết lập nên những mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về mặt tâm lí giữa chủ thể quản lý với các chủ thể được quản lý nhằm giải quyết hợp lý những nhiệm vụ giao tiếp quản lý, làm cơ sở cho việc thực thi có hiệu quả những nhiệm vụ quản lý xác định

Trang 27

– Trong quản lý và kinh doanh, giao tiếp được hiểu là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ giữa người và người, hoặc giữa người và các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định

Qua các khái niệm trên có thể thấy rằng giao tiếp là quá trình tác động qua lại, trao đổi thông tin, ảnh hưởng lẫn nhau, nhận biết lẫn nhau giữa hai chủ thể giao tiếp Giao tiếp thường tham gia vào hoạt động thực tiễn của con người như lao động, học tập, vui chơi bảo đảm cho sự tác động, tham gia vào quá trình thực hiện

và kiểm tra hoạt động của con người Đó là một quá trình thiết lập mối quan hệ đa chiều giữa một người với một người hoặc với nhiều người xung quanh, liên quan đến sự truyền đạt thông điệp và sự đáp ứng với sự truyền đạt ấy, là quá trình qua đó chúng ta phát và nhận thông tin, suy nghĩ, có ý kiến và thái độ để có sự thông cảm

và hành động tiến tới việc chia sẻ mà qua đó, thông điệp đáp ứng xuất hiện Giao tiếp là quá trình nói, nghe và trả lời để chúng ta có thể hiểu và phản ứng với nhau trải qua nhiều mức độ, từ thấp đến cao, từ sự e dè bề ngoài đến việc bộc lộ những tình cảm sâu kín bên trong

Theo Huỳnh Văn Sơn, “Giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người được phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược tương tác thống nhất tri giác và tìm hiểu người khác nhằm đạt được một mục đích nào đó Nói cách khác, giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội giữa người và người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định và nhằm đạt mục đích nào đó” (Huỳnh Văn Sơn,

2017, tr.11)

Trong đề tài nghiên cứu này, giao tiếp được hiểu theo quan niệm của Huỳnh

Văn Sơn: “Giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người

với người được phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược tương tác thống nhất tri giác và tìm hiểu người khác nhằm đạt được một mục đích nào đó”

b) Chức năng

Nghiên cứu về vai trò, chức năng của giao tiếp, A N Leonchiev đã đánh giá cao vai trò của giao tiếp trong quá trình hình thành nhân cách trẻ Ông cho rằng hoạt

Trang 28

động của trẻ bao giờ cũng nằm trong giao tiếp Giao tiếp dưới hình thức cùng hoạt động, hoặc dưới hình thức giao tiếp ngôn ngữ hay thậm chí giao tiếp trong ý nghĩa cũng đều là điều kiện tất yếu và chuyên biệt của sự phát triển con người trong xã hội Theo ông, trong quá trình giao tiếp, kế hoạch hoạt động chung được hình thành

và các yếu tố hoạt động chung giữa các thành viên được phân bố Trong hoạt động chung, sự trao đổi thông tin, sự kích thích lẫn nhau, sự kiểm tra và điều chỉnh hành động được thực hiện

Theo tiêu chí mục tiêu, L A Karpenco cho rằng giao tiếp có tám chức năng: – Chức năng tiếp xúc – mục tiêu: Việc tiếp xúc như là trạng thái chuẩn bị chung để tiếp nhận và truyền đạt thông báo, củng cố quan hệ ở hình thức định hướng lẫn nhau thường xuyên

– Chức năng thông tin – mục đích: Trao đổi các thông báo

– Chức năng kích thích – mục đích: Kích thích tích cực đối tác giao tiếp, hướng họ thực hiện hành động nhất định

– Chức năng định vị – mục đích: Định hướng và thống nhất hành động trong hoạt động chung

– Chức năng hiểu biết – mục đích: Hiểu biết nội dung thông báo và hiểu biết lẫn nhau giữa các chủ thể giao tiếp

– Chức năng tạo động cơ – mục đích: Khơi dậy ở đối tác những trải nghiệm tình cảm cần thiết đồng thời qua sự giúp đỡ của họ thay đổi trải nghiệm, trạng thái của chính chủ thể

– Chức năng hình thành các mối quan hệ – mục đích: Nhận thức và xác định

vị trí bản thân trong hệ thống vai, vị thế, quan hệ

– Chức năng gây ảnh hưởng – mục đích: Thay đổi trạng thái, hành vi, cấu trúc

ý hướng cá nhân của đối tác

Theo nhà ngôn ngữ học cấu trúc Jacobson (1961), mô hình giao tiếp theo cấu trúc có 6 yếu tố: Người truyền tin, người nhận tin, bản thông điệp, bộ mã, sự tiếp xúc, bối cảnh giao tiếp Từ đó, ông nêu lên 6 chức năng của giao tiếp:

– Chức năng nhận thức (function cognitive): Truyền đạt và lĩnh hội các sự kiện, khái niệm, giá trị

Trang 29

– Chức năng cảm xúc (function emotive): Tạo ấn tượng, cảm xúc tốt đẹp giữa các chủ thể giao tiếp

– Chức năng duy trì sự tiếp xúc (function phatique): Lấp chỗ trống trong các cuộc đối thoại

– Chức năng mơ mộng (function poetique): Sử dụng cách nói mang tính chất thơ, thú vị, để tạo ấn tượng khó phai mờ

– Chức năng siêu ngữ (function metalingguistique): Chọn lọc các cách nói, diễn đạt nghĩa bóng

– Chức năng quy chiếu (function referentielle): Tìm hiểu đặc điểm về sức khỏe, tâm lí, vị thế xã hội, hoàn cảnh riêng của người đối thoại khi giao tiếp để chọn cách tiếp cận, lời nói, cách tạo không khí phù hợp, thuận lợi cho thực hiện mục tiêu giao tiếp

Nhà tâm lí học Xô Viết B Ph Lomov cho rằng giao tiếp có ba chức năng: – Chức năng giao tiếp – thông tin

– Chức năng giao tiếp – điều chỉnh

– Chức giao tiếp – cảm xúc

Theo A A Pruzin giao tiếp có các chức năng sau:

– Chức năng công cụ của giao tiếp cần thiết cho sự trao đổi thông tin trong quá trình điều hành và trong quá trình lao động chung

– Chức năng nghiệp đoàn thể hiện ở việc đoàn kết nhóm lớn và nhóm nhỏ có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục và truyền đạt kiến thức, phương thức hoạt động và tiêu chuẩn đánh giá

– Chức năng tự thể hiện hướng đến việc tìm kiếm và đạt được sự hiểu biết lẫn nhau

Các nhà tâm lí học Việt Nam cũng nghiên cứu những chức năng khác nhau của giao tiếp Những nghiên cứu này cũng đem đến những cái nhìn mới lại về vấn

đề giao tiếp

Tác giả Nguyễn Xuân Thức phân chia chức năng của giao tiếp thành hai nhóm:

Trang 30

– Nhóm các chức năng thuần túy xã hội bao gồm các chức năng giao tiếp phục

vụ các nhu cầu chung của xã hội hay một nhóm người để điều khiển và tác động lẫn nhau

– Nhóm các chức năng tâm lí xã hội gồm các chức năng giao tiếp phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội với người khác

Tác giả Chu Văn Đức cũng chia chức năng của giao tiếp thành hai nhóm: – Nhóm chức năng xã hội gồm các chức năng:

+ Chức năng thông tin

+ Chức năng tổ chức, phối hợp hành động

+ Chức năng điều khiển

+ Chức năng phê bình và tự phê bình

– Nhóm chức năng tâm lí gồm các chức năng:

+ Chức năng động viên, khích lệ

+ Chức năng thiết lập, phát triển, củng cố các mối quan hệ

+ Chức năng cân bằng cảm xúc

+ Chức năng hình thành, phát triển tâm lí, nhân cách

Theo tác giả Nguyễn Văn Lê thì giao tiếp có ba chức năng:

– Chức năng thông tin

– Chức năng biểu hiện tình cảm

– Chức năng liên kết con người, điều khiển, phối hợp hành động

Tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng giao tiếp có các chức năng sau đây:

– Chức năng định hướng hoat động

– Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi

Tác giả Hoàng Anh cho rằng giao tiếp có các chức năng cơ bản sau:

– Chức năng thông tin hai chiều giữa hai người hay hai nhóm người

– Chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hành động của một nhóm người trong một hoạt động cùng nhau

– Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách

Hai tác giả Trần Trọng Thủy, Nguyễn Sinh Huy trong cuốn sách “Nhập môn khoa học giao tiếp” cho rằng giao tiếp có các chức năng sau:

Trang 31

– Chức năng tổ chức hoạt động phối hợp cùng nhau

– Chức năng làm cho con người nhận thức được lẫn nhau

– Chức năng hình thành và phát triển các mối quan hệ liên nhân cách

Với tác giả Nguyễn Quang Uẩn trong cuốn sách “Tâm lí học đại cương” có thể chia các chức năng giao tiếp như sau:

– Chức năng thông tin hai chiều (chức năng nhận thức)

– Chức năng thể hiện và đánh giá thái độ xúc cảm

– Chức năng liên kết, phối hợp hoạt động

– Chức năng đồng nhất hóa: tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau, thông cảm, đồng cảm chung giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, nhóm này với nhóm khác – Chức năng giáo dục

Theo tác giả Trần Hiệp, giao tiếp bao gồm ba chức năng cơ bản:

– Chức năng thông tin liên lạc

– Chức năng điều chỉnh hành vi

– Chức năng kích động liên lạc

Ngoài ra, có thể phân chia chức năng giao tiếp thành:

– Chức năng nhận thức giữa người với người

– Chức năng hình thành và phát triển quan hệ liên nhân cách

– Chức năng tổ chức hoạt động chung

Dưới góc độ tâm lí học giao tiếp, tác giả Nguyễn Văn Đồng cho rằng giao tiếp

có các chức năng:

– Chức năng thỏa mãn nhu cầu của con người Đây là chức năng quan trọng nhất của giao tiếp

– Chức năng thông tin

– Chức năng nhận thức về tự nhiên, xã hội, về bản thân (tự nhận thức) và về người khác (tri giác xã hội)

– Chức năng cảm xúc giúp con người thỏa mãn những nhu cầu xúc cảm, tình cảm

– Chức năng định hướng, tổ chức, phối hợp hoạt động và điều chỉnh hành vi của bản thân và của người khác

Trang 32

– Chức năng hình thành và phát triển các quan hệ liên nhân cách

Trên cơ sở các quan điểm trên có thể thấy giao tiếp có vai trò, chức năng cụ thể như sau:

– Chức năng thỏa mãn nhu cầu của con người: Đây là chức năng quan trọng nhất của giao tiếp và cũng là chức năng mà con người sử dụng sớm nhất trong giao tiếp

– Chức năng thông tin hai chiều giữa các chủ thể tham gia vào giao tiếp: Đây

là chức năng có vai trò quan trọng thứ hai sau chức năng thỏa mãn nhu cầu giao tiếp Chức năng này biểu hiện ở khía cạnh truyền thông của giao tiếp thể hiện qua hai mặt truyền tin và nhận tin Qua giao tiếp mà con người trao đổi vói nhau những thông tin nhất định, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, cho nhau Mỗi cá nhân trong giao tiếp vừa là nguồn phát thông tin vừa là nguồn thu thông tin

– Chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hành động của một nhóm người trong cùng một hoạt động cùng nhau: Đây là chức năng dựa trên cơ sở xã hội Trong một nhóm, một tổ chức có nhiều cá nhân, nhiều bộ phận nên để có thể tổ chức hoạt động hiệu quả, phối hợp nhịp nhàng thì các cá nhân phải có sự tiếp xúc với nhau để trao đổi, bàn bạc, phân công công việc cũng nhau phổ biến tiến trình, cách thức thực hiện công việc thì mới có thể tạo sự thống nhất, hiệu quả trong công việc chung Nhờ chức năng này, con người có thể phối hợp cùng nhau để giải quyết một nhiệm vụ nhất định đạt tới mục tiêu đề ra trong quá trình giao tiếp

– Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi: Chức năng này thể hiện ở sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp Đây là một chức năng quan trọng trong giao tiếp vì trong quá trình giao tiếp, cá nhân có thể tác động, gây ảnh hưởng đến người khác đồng thời người khác cũng có thể tác động, gây ảnh hưởng đối với cá nhân đó Qua đó, cá nhân có thể điều chỉnh hành vi của mình cũng như điều khiển hành vi của người khác trong giao tiếp Trong giao tiếp, cá nhân có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định và hành động của người khác

– Chức năng xúc cảm: Chức năng này giúp con người thỏa mãn những nhu cầu xúc cảm, tình cảm Trong giao tiếp, cá nhân có thể biểu lộ thái độ, tâm trạng của mình đối với người khác cũng như có thể bộc lộ quan điểm, thái độ về một vấn

Trang 33

đề nhất định Ngược lại, từ giao tiếp cá nhân cũng có thể nhận biết những xúc cảm, tình cảm nhất định của các cá nhân khác Vì vậy, giao tiếp cũng là một trong những con đường hình thành tình cảm con người

– Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau: Trong quá trình giao tiếp, các chủ thể luôn diễn ra quá trình nhận thức tri thức về tự nhiên, xã hội, nhận thức bản thân và nhận thức về người khác nhằm hướng tới những mục đích khác nhau trong giao tiếp Giao tiếp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho con người trong quá trình nhận thức tri thức về tự nhiên, xã hội giúp con người lĩnh hội được khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại Bên cạnh đó, giao tiếp là phương tiện giúp cá nhân tự nhận thức bản thân Qua đó, cá nhân tiếp thu những đánh giá của mình về bản thân mà từ

đó có sự đối chiếu và tự nhận thức, tự đánh giá lại, tự điều chỉnh bản thân Ngược lại, cá nhân cũng có sự nhận thức người khác qua giao tiếp nhằm tìm hiểu, đánh giá

về đối tượng mình giao tiếp từ đó mà có sự định hướng phù hợp trong giao tiếp – Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách: Thông qua giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội mà từ đó hình thành, phát triển nhân cách của mình Do đó, giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân cách cá nhân phát triển bình thường và thông qua giao tiếp nhiều phẩm chất con người, đặc biệt là các phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển Nói cách khác, giao tiếp giúp con người tiếp nhận những kinh nghiệm và những chuẩn mực thông qua đó có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện trên bình diện con người – cá nhân (Huỳnh Văn Sơn, 2017, tr.15)

c) Phân loại

Dựa trên những tiêu chí khác nhau thì cách phân loại giao tiếp cũng khác nhau

Căn cứ vào phương tiện giao tiếp

– Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người bằng cách sử dụng những tín hiệu chung là từ, ngữ Đây là hình thức giao tiếp phổ biến nhất và đạt hiệu quả cao Ngôn ngữ là các tín hiệu được quy ước chung trong một cộng đồng nhằm chỉ các sự vật hiện tượng gọi chung là nghĩa của từ Người ta

Trang 34

dùng từ ngữ để giao tiếp theo một ý nhất định Tiếng nói và chữ viết trong giao tiếp ngôn ngữ thể hiện cả ý và nghĩa khi giao tiếp tạo ra hiệu ứng tổng hợp

– Giao tiếp phi ngôn ngữ: Là hình thức giao tiếp không lời khi sử dụng các cử chỉ, điệu bộ và những yếu tố phi ngôn ngữ khác Giao tiếp phi ngôn ngữ thực hiện những hành động cử chỉ – điệu bộ, những yếu tố thuộc về sắc thái, hành vi, những phương tiện khác đòi hỏi người giao tiếp phải hiểu về nhau một cách tương đối Căn cứ vào khoảng cách giao tiếp

– Giao tiếp trực tiếp: Là hình thức giao tiếp mặt đối mặt khi các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu của nhau

– Giao tiếp gián tiếp: Là hình thức giao tiếp qua thư từ, phương tiện kỹ thuật hoặc những yếu tố đặc biệt nào đó

Căn cứ vào quy cách giao tiếp

– Giao tiếp chính thức: Là hình thức giao tiếp diễn ra theo quy định, theo chức trách Các chủ thể trong giao tiếp phải tuân thủ những yêu cầu, quy định nhất định – Giao tiếp không chính thức: Là hình thức giao tiếp không bị ràng buộc bởi các nghi thức mà dựa vào tính tự nguyện, tự giác, phụ thuộc vào nhu cầu, hứng thú, cảm xúc của các chủ thể

1.2.1.2 Khái niệm tính tích cực và tính tích cực giao tiếp

a) Khái niệm tính tích cực

Tính tích cực tiếng La-tinh là “activus”, tiếng Anh là “activity”, chỉ trạng thái hoạt động tích cực và tính chủ động

Trong từ điển tiếng Việt, tính tích cực có 3 ý nghĩa:

– Có ý nghĩa có tác dụng khẳng định, tác dụng thúc đẩy sự phát triển trái với tiêu cực

– Tính chủ động, có những hoạt động tạo ra sự biến đổi theo phương hướng phát triển

– Hăng hái, nhiệt tình với nhiệm vụ, đối với công việc

Theo ý kiến của nhiều nhà tâm lí học M.I Lixina, A N Leonchiev, V.S Iukevich,… nghiên cứu, đánh giá tính tích cực gồm các thành tố tâm lí cơ bản sau:

Trang 35

– Nhu cầu tâm lí hoạt động của con người, tồn tại như là một thành tố tâm lí bên trong, là nguồn gốc, động lực của tính tích cực hoạt động, sự tự nguyện hoạt động, tác động vào thế giới bên ngoài nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân

– Tính chủ động trong hoạt động, độc lập với tính bị động

– Sự thích ứng tâm lí, sự cải tạo, thay đổi của chủ thể đối với thế giới xung quanh như là kết quả của tính tích cực hoạt động

Trong đề tài nghiên cứu này, đề tài sử dụng nội hàm của khái niệm “tính tích cực” trong từ điển tiếng Việt để làm khái niệm công cụ cho việc nghiên cứu lý luận

và thực tiễn của đề tài (Cao Thị Thanh, 2002, tr.23)

b) Khái niệm tính tích cực giao tiếp

Tính tích cực giao tiếp là một phẩm chất tâm lí cá nhân trong hoạt động giao tiếp, thể hiện ở nhu cầu giao tiếp, tính chủ động giao tiếp và sự thích ứng, hòa nhập vào các mối quan hệ con người trong giao tiếp

Tính tích cực giao tiếp được thể hiện và đánh giá qua các hoạt động giao tiếp giữa người – người qua hai mặt:

– Mặt bên trong của tính tích cực giao tiếp: Nhu cầu giao tiếp

– Mặt bên ngoài: Sự chủ động giao tiếp và sự thích ứng, hòa nhập của chủ thể vào các mối quan hệ giao tiếp

Biểu hiện tính tích cực giao tiếp qua ba chỉ số sau:

– Nhu cầu giao tiếp

– Tính chủ động giao tiếp

– Sự thích ứng hòa nhập trong giao tiếp

1.2.1.3 Khái niệm hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

a) Khái niệm hoạt động

Khái niệm hoạt động là vấn đề được nhiều khoa học khác nhau quan tâm Từ Triết học đến Sinh lý học và Tâm lí học có những cái nhìn khác nhau về khái niệm này

Theo Triết học thì hoạt động là sự biện chứng của chủ thể và khách thể bao gồm quá trình khách thể hóa chủ thể chuyển những đặc điểm của chủ thể vào sản phẩm của hoạt động và ngược lại Nói khác đi, hoạt động là quá trình qua đó con

Trang 36

người tái sản xuất và cải tạo một cách sáng tạo thế giới, làm cho con người trở thành chủ thể của hoạt động về hiện tượng của thế giới mà con người nắm được trở thành khách thể của hoạt động

Dưới góc nhìn Sinh lý học, hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và

cơ bắp của con người khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người

Tâm lí học cũng nhìn nhận về hoạt động của con người ở nhiều góc nhìn khác nhau nên cũng có nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động Nhiều nhà tâm lí học cho rằng hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới vì muốn tồn tại thì con người phải hoạt động và thông qua hoạt động thì con người thỏa mãn những nhu cầu của mình cũng như gián tiếp được phát triển

Khái niệm hoạt động dưới góc nhìn Tâm lí học có thể đưa ra khái niệm sau về hoạt động: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (khách thể) Khi nhìn nhận về khái niệm hoạt động dưới góc độ Tâm lí học, rõ ràng có hai quá trình diễn ra đồng thời, bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau:

– Quá trình thứ nhất là quá trình khách thể hóa (còn gọi là quá trình xuất tâm)

Đó là quá trình con người chuyển hóa những năng lượng của mình thành sản phẩm của hoạt động Trong quá trình này, tâm lí của chủ thể được bộc lộ, được khách quan hóa vào sản phẩm của hoạt động trong suốt một quá trình cũng như ở kết quả Trên cơ sở này, có thể nghiên cứu tâm lí con người thông qua hoạt động của họ và cần đáp ứng yêu cầu hay nguyên tắc này

– Quá trình thứ hai là quá trình chủ thể hóa (còn gọi là quá trình nhập tâm)

Đó là quá trình con người chuyển nội dung của khách thể vào bản thân mình tạo nên tâm lí của cá nhân: nhận thức, tình cảm… đây cũng chính là quá trình phản ánh thế giới tạo ra nội dung tâm lí của con người

Như vậy, hoạt động của con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí của bản thân Hoạt động là nguồn gốc, là động lực của sự hình thành, phát triển tâm lí và đồng thời là nơi bộc lộ tâm lí (Huỳnh Văn sơn, 2012, tr.45)

Trang 37

b) Khái niệm hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

Môi trường xung quanh là tất cả những gì bao quanh chúng ta như tự nhiên, con người, các đồ vật

Theo nghĩa rộng, môi trường xung quanh là tất cả các sự vật, hiện tượng, con người có trong hành tinh mà chúng ta đang sống

Theo nghĩa hẹp, môi trường xung quanh là những hoàn cảnh cụ thể (các sự vật, hiện tượng, con người…) bao quanh một đối tượng có liên quan mật thiết với

Như vậy, môi trường xung quanh bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội Môi trường tự nhiên bao gồm tự nhiên vô sinh và hữu sinh Môi trường xã hội bao gồm mọi người, đồ vật và xã hội loài người Các môi trường trên có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau

Làm quen với môi trường xung quanh là quá trình phát triển trẻ em như một nhân cách được bắt đầu từ thích ứng đến lĩnh hội và cải tạo môi trường

Như thế, làm quen với môi trường xung quanh là hoạt động kích thích quá

trình phát triển trẻ em như một nhân cách được bắt đầu từ thích ứng đến lĩnh hội và cải tạo môi trường (Hoàng Thị Phương, 2008, tr.9).

1.2.1.4 Khái niệm hoạt động thí nghiệm

Thí nghiệm được coi như là một loại hình quan sát diễn ra trong điều kiện nhất định Thí nghiệm đòi hỏi sự tác động tích cực lên đối tượng (sự vật, hiện tượng), làm thay đổi nó cho phù hợp với mục đích đặt ra

Hoạt động thí nghiệm là hoạt động tác động tích cực lên đối tượng (sự vật, hiện tượng), làm thay đổi cho nó phù hợp với mục đích đã đặt ra trong một điều kiện nhất định

1.2.2 Đặc điểm giao tiếp của trẻ 4 – 5 tuổi

1.2.2.1 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 4 – 5 tuổi

Từ 4 tuổi trở đi, trẻ đã phát triển ngôn ngữ tương đối tốt, các lỗi về ngôn ngữ

đã giảm nhiều và trẻ bắt đầu tham gia sử dụng ngôn ngữ như là một phương tiện chính để giao tiếp với người khác, tham gia vào các hoạt động xã hội, để thể hiện nhu cầu, ước muốn, suy nghĩ của trẻ và thuật lại những trải nghiệm của trẻ

Trang 38

Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống nghĩa là ngôn ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra trước mắt trẻ Cuối 4 tuổi, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu biết nối kết giữa tình huống hiện tại với quá khứ thành một “văn cảnh” Vốn từ của trẻ tăng lên không chỉ số lượng mà điều quan trọng là lĩnh hội được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản Trẻ đã hình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua hình nói, ngữ điệu, âm tiết,… Tuy nhiên dưới tác động của cảm xúc trẻ có thể nghe nhầm, phát âm nhầm

Ở trẻ mẫu giáo, xuất hiện giao tiếp nhận thức ngoài tình huống Nó được kết hợp trong hoạt động cùng nhau giữa trẻ và người lớn, nhưng không còn trong hoạt động thực hành mà trong hoạt động nhận thức Sự phát triển tính ham hiểu biết buộc đứa trẻ đặt ra cho mình những câu hỏi ngày càng phức tạp hơn Nhưng trẻ chưa thể tự giải quyết các vấn đề đó Để hiểu các hiện tượng và các vấn đề phức tạp, trẻ phải được giao tiếp với người lớn Trong loại giao tiếp này, các vấn đề nhận thức (không liên quan gì với tình huống cụ thể nào đó) được đưa ra thảo luận Phương tiện truyền thông cơ bản là ngôn ngữ cho phép trẻ tiếp thu được tối đa thông tin Trẻ có nhu cầu được người lớn tôn trọng

Giao tiếp nhận thức ngoài tình huống giúp mở rộng vô hạn giới hạn của thế giới, phù hợp với sự nhận thức của trẻ, giúp trẻ theo dõi mối liên hệ qua lại giữa các hiện tượng, khám phá các mối liên hệ nhân quả và các mối quan hệ khác giữa các

sự vật

Giao tiếp của người lớn với trẻ làm phong phú và cải tạo các nhu cầu giao tiếp của chúng Cái có ý nghĩa quan trọng nhất với sự phát triển giao tiếp của trẻ là tác động của người lớn và sự chủ động của người lớn trong việc thiết lập và duy trì việc giao tiếp với trẻ

Giao tiếp công việc tình huống với bạn cùng tuổi ở mẫu giáo bé, trẻ đã hình hình thành hình thức giao tiếp cảm xúc – thực hành với các bạn Từ 4 – 6 tuổi, ở trẻ mẫu giáo có giao tiếp công việc tình huống với bạn cùng tuổi Ở trẻ 4 tuổi, nhu cầu được giao tiếp với bạn trở thành một trong các nhu cầu quan trọng nhất, sự biến đổi này liên hệ với việc trò chơi sắm vai theo chủ đề và các loại hoạt động tập thể khác của trẻ được phát triển mạnh mẽ Nhu cầu giao tiếp cơ bản của trẻ mẫu giáo là cải

Trang 39

thiện sự hợp tác trong công việc và sự phối hợp các hành động của mình với bạn để đạt mục đích Sự cố gắng hành động cùng nhau mạnh đến nỗi trẻ đi đến sự thỏa hiệp, nhường nhịn cho nhau đồ chơi, nhường vai chơi mà mình ưa thích cho bạn Ở trẻ xuất hiện khuynh hướng cạnh tranh, thi đua, sự không khoan nhượng trong đánh giá bạn, đến năm thứ năm của cuộc đời, trẻ thường hỏi về các thành tích của bạn, đòi hỏi mọi người công nhận các thành tích của bản thân, vạch ra sự thất bại của các trẻ khác và thử giấu đi các thất bại của bản thân Trẻ mẫu giáo chưa chỉ ra được các hứng thú, mong muốn của bạn, không hiểu được động cơ của hành vi của bạn, nhưng đồng thời lại rất quan tâm tới tất cả những gì mà bạn mình làm

Vậy là, nội dung các nhu cầu giao tiếp của trẻ là hướng tới được mọi người chấp nhận và kính trọng Giao tiếp của trẻ với mọi người mang tính cảm xúc rõ ràng Tình trạng chậm phát triển hình thức giao tiếp công việc tình huống với bạn cùng tuổi ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách đứa trẻ Đứa trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, nảy sinh tính không cởi mở, tính thụ động, tính cộc cằn,… người lớn cần phát hiện kịp thời để ngăn chặn sự ngừng trệ trong giao tiếp

Trẻ sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau, và mặc dù chúng nói nhiều, ngôn ngữ của trẻ vẫn mang tính tình huống (Mai Thị Nguyệt Nga, 2007, tr.147)

Theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành ngày 25/7/2009 (Tái bản lần thứ 9 năm 2018, có sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất) đưa ra:

Bảng 2.1 Nội dung phát triển ngôn ngữ của trẻ 4 – 5 tuổi

lời nói

– Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các

Trang 40

phức

– Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi

– Nghe các bài đồng dao, bài thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với

– Bày tỏ tình cảm, nhu cầu

và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép

– Trả lời và đặt câu hỏi:

Ai?, Cái gì?, Ở đâu?, Khi nào?, Để làm gì?

– Sử dụng các từ biểu thị

sự lễ phép

– Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp

– Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò, vè

– Kể lại truyện đã được nghe

– Mô tả sự vật, hiện tượng, tranh ảnh

– Nói rõ để người nghe có thể hiểu được

– Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm – Sử dụng được các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định

– Kể lại sự việc theo trình tự – Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao

– Kể chuyện có mở đầu, kết thúc

– Bắt chước giọng nói, điệu

bộ của nhân vật trong truyện – Sử dụng các từ như: mời cô, mời bạn, cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp

– Điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở

Ngày đăng: 29/04/2021, 15:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN