1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh

20 450 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 512,13 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SO SÁNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI TRONG VIỆC GIẢI CÁC BÀI TOÁN BẢO TOÀN LƯỢNG VẬT CHẤT Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..... Kết quả nghiên cứu th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Hân

KHẢ NĂNG SO SÁNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI TRONG VIỆC GIẢI CÁC BÀI TOÁN BẢO TOÀN LƯỢNG VẬT CHẤT Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Hân

KHẢ NĂNG SO SÁNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI TRONG VIỆC GIẢI CÁC BÀI TOÁN BẢO TOÀN LƯỢNG VẬT CHẤT Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Tâm lí học

Mã số : 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRẦN THỊ PHƯƠNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào

Tác giả

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ chân thành từ nhiều cá nhân và tập thể

Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, cán bộ và chuyên viên phòng Sau Đại học, quí Thầy Cô khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học

Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và quí Thầy Cô trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học khóa 23 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu và tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường Mầm non Bà Điểm, huyện Hóc Môn và trường Mầm non 19/5, quận 10, TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện trong quá trình tôi tiến hành nghiên cứu đề tài tại trường

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Phương – người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu

Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG SO SÁNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI TRONG VIỆC GIẢI CÁC BÀI TOÁN BẢO TOÀN LƯỢNG VẬT CHẤT 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam 8

1.2 Lý luận về khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất 12

1.2.1 Khái niệm khả năng so sánh 12

1.2.2 Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 19

1.2.3 Hoạt động làm quen với toán trong chương trình Giáo dục Mầm non 23

1.2.4 Vai trò của việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất đối với sự phát triển khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi 26

1.2.5 Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất 32

Tiểu kết Chương 1 36

Chương 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SO SÁNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI TRONG VIỆC GIẢI CÁC BÀI TOÁN BẢO TOÀN LƯỢNG VẬT CHẤT Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 37

Trang 6

2.1 Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng 37

2.2 Tiêu chí và thang đánh giá khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất 41

2.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng về khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất 42

2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về khả năng so sánh của mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất 42

2.3.2 Thực trạng khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất 49

2.3.3 Nguyên nhân của thực trạng khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất 66

Tiểu kết Chương 2 69

Chương 3 THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SO SÁNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI TRONG VIỆC GIẢI CÁC BÀI TOÁN BẢO TOÀN LƯỢNG VẬT CHẤT 70

3.1. Một số biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất 70

3.1.1 Cơ sở xây dựng biện pháp 70

3.1.2 Các biện pháp cụ thể 74

3.2. Thực nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất 78

3.2.1 Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực nghiệm 78

3.2.2 Kết quả thực nghiệm 82

Tiểu kết Chương 3 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTBTLVC : Bài toán bảo toàn lƣợng vật chất

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Mô tả khách thể nghiên cứu 39

Bảng 2.2 Thang đánh giá khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi 41

Bảng 2.3 Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của GV 43

Bảng 2.4 Đánh giá của GV về một số kỹ năng của trẻ và mức độ quan tâm của GV khi dạy trẻ 44

Bảng 2.5 Khả năng so sánh của trẻ trong việc giải các BTBTLVC theo đánh giá của giáo viên 46

Bảng 2.6 Mức độ cần thiết của việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng so sánh của trẻ trong việc giải BTBTLVC 47

Bảng 2.7 Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng so sánh của trẻ trong việc giải các BTBTLVC 48

Bảng 2.8 Khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi xét trên toàn mẫu 49

Bảng 2.9 Phân bố điểm trung bình khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi 50

Bảng 2.10 Khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi thể hiện qua từng bài tập 52

Bảng 2.11 Mức độ đạt từng tiêu chí về khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi 55

Bảng 2.12 Mức độ đạt được tiêu chí nêu được kết quả so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi thể hiện qua từng bài tập 56

Bảng 2.13 Mức độ đạt được tiêu chí giải thích được kết quả so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi thể hiện qua từng bài tập 58

Bảng 2.14 Khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi giữa các trường mầm non 60

Bảng 2.15 Khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi qua từng bài tập giữa các trường mầm non 61

Bảng 2.16 Khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi xét trên từng tiêu chí 62

Bảng 2.17 Khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi xét trên phương diện giới tính 63

Trang 9

Bảng 2.18 Khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi qua từng bài tập xét

trên phương diện giới tính 64 Bảng 2.19 Khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi xét trên phương diện

giới tính ở từng tiêu chí 65 Bảng 3.1 Trẻ ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 79 Bảng 3.2 Khả năng so sánh giữa nhóm ĐC và nhóm TN trước thực nghiệm 82 Bảng 3.3 Điểm trung bình khả năng so sánh của từng trẻ ở nhóm ĐC

và nhóm TN trước thực nghiệm 83 Bảng 3.4 Khả năng so sánh nhóm ĐC và nhóm TN trong từng bài tập

trước thực nghiệm 84 Bảng 3.5 Khả năng so sánh nhóm ĐC và nhóm TN xét theo từng tiêu

chí trước thực nghiệm 86 Bảng 3.6 Khả năng so sánh của nhóm ĐC và nhóm TN trước và sau

thực nghiệm 88 Bảng 3.7 Điểm trung bình khả năng so sánh của từng trẻ nhóm ĐC và

nhóm TN trước và sau thực nghiệm 90 Bảng 3.8 Khả năng so sánh của nhóm ĐC và nhóm TN trong từng bài

tập sau thực nghiệm 92 Bảng 3.9 Khả năng so sánh của nhóm ĐC và nhóm TN xét theo từng

tiêu chí sau thực nghiệm 94

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Sự phân bố khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi 51 Biểu đồ 2.2 Điểm trung bình khả năng so sánh của trẻ thể hiện qua từng

bài tập 54 Biểu đồ 3.1 Khả năng so sánh của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN trong từng

bài tập trước thực nghiệm 85 Biểu đồ 3.2 Khả năng so sánh của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN ở thời

điểm trước và sau thực nghiệm 89 Biểu đồ 3.3 Khả năng so sánh của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN trong từng

bài tập trước và sau thực nghiệm 94 Biểu đồ 3.4 Khả năng so sánh của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN xét theo

từng tiêu chí sau thực nghiệm 96

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm

mỹ của trẻ Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bậc học này là chuẩn bị sẵn sàng về mặt phát triển trí tuệ cho trẻ để trẻ có thể thích ứng với hoạt động học tập ở trường phổ thông

Theo X.L Rubinstein “hạt nhân của trí tuệ là các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa,…” [36, tr.11] Còn A A Liublinxkaia cho rằng: “tư duy là cái lõi của bất kì hoạt động trí tuệ nào của con người” [29, tr.5] Như vậy, phát triển các thao tác tư duy cũng chính là phát triển trí tuệ

So sánh là một khả năng đặc thù của tư duy con người, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ, trong quá trình học tập và làm việc của mỗi người Không có so sánh thì không có nhận thức, không có quá trình tư duy vì

“thao tác tư duy đầu tiên là so sánh” [29, tr.19], hay như K.D Usinxki từng nói

“so sánh là cơ sở của mọi sự hiểu biết và tư duy” [55, tr.129] Khả năng so sánh giúp trẻ nhận biết được sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh, nhờ vậy trẻ nhận thức chúng sâu sắc và đầy đủ hơn Vì vậy, việc hình thành và phát triển khả năng so sánh cho trẻ là việc cần thực hiện khi tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non

Hoạt động làm quen với toán chiếm một vị trí nhất định trong cuộc sống của trẻ ở trường mầm non và là điều kiện thuận lợi để hình thành khả năng so sánh cho trẻ Trong hoạt động này, giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để phát triển khả năng so sánh về số lượng, kích thước, hình dạng…, giúp trẻ từng bước hình thành được các khái niệm khoa học đơn giản Trong thực tiễn dạy học hiện nay ở trường mầm non, giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc hình thành và phát triển khả năng so sánh cho trẻ, đặc biệt thông qua việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất

Trang 12

Chính từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Khả

năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh”

2 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất ở một số trường mầm non tại thành phố

Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

3.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu chính: Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

Khách thể nghiên cứu bổ trợ: Giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1 Về nội dung nghiên cứu

Chỉ nghiên cứu khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất của hoạt động làm quen với toán

4.2 Về địa bàn nghiên cứu

Chỉ khảo sát trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở hai trường mầm non tại TP.HCM, gồm:

- Trường mầm non Bà Điểm, huyện Hóc Môn

- Trường mầm non 19/5, quận 10

4.3 Về khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu thực trạng: 48 trẻ ở trường mầm non Bà Điểm và

49 trẻ ở trường mầm non 19/5

- Khách thể nghiên cứu thực nghiệm: thực nghiệm chỉ tiến hành trên 20 trẻ

Trang 13

làm 2 nhóm: 10 trẻ ở nhóm thực nghiệm và 10 trẻ ở nhóm đối chứng

5 Giả thuyết nghiên cứu

Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất ở một số trường mầm non tại TP.HCM chưa cao, nguyên nhân có thể do trẻ chỉ tập trung chú ý vào đặc điểm bên ngoài của đối tượng và khả năng diễn đạt mối liên hệ giữa các đối tượng còn hạn chế Nếu tác động đến trẻ bằng một số biện pháp như giúp trẻ hiểu nhiệm vụ của hành động

so sánh, dạy trẻ thực hiện các hành động so sánh, hướng dẫn trẻ biết cách giải thích kết quả so sánh, tăng cường cho trẻ thực hiện các hành động đảo ngược khi thực hiện các hành động so sánh và sử dụng hệ thống các bài tập đa dạng thì có

thể nâng cao khả năng so sánh của trẻ

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Hệ thống hóa một số lý luận về khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất

6.2 Khảo sát thực trạng khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất và xác định nguyên nhân của thực trạng

6.3 Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tác động nhằm nâng cao khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, văn bản, tài liệu

có liên quan đến đề tài

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Trang 14

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

* Mục đích:

Đánh giá kết quả khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất

Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp của giáo viên để hình thành và phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

* Cách tiến hành:

Xây dựng hệ thống bài tập để đánh giá khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4

- 5 tuổi

Quan sát và đánh giá mức độ khả năng so sánh của từng trẻ trong việc giải các bài tập bảo toàn lượng vật chất

Quan sát việc sử dụng các biện pháp của giáo viên nhằm nâng cao khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

* Mục đích:

Tìm hiểu thêm thông tin về mức độ khả năng so sánh của trẻ, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng so sánh và các biện pháp tác động nhằm hình thành và phát triển khả năng so sánh cho trẻ

* Cách tiến hành:

Trao đổi và tìm hiểu ý kiến của một số giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

7.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

* Mục đích:

Nhằm thu thập thông tin từ giáo viên đang phụ trách lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi

về khả năng so sánh của trẻ và các biện pháp để phát triển khả năng so sánh của trẻ

Trang 15

* Cách tiến hành:

Cho giáo viên trả lời những câu hỏi trên phiếu điều tra

7.2.4 Phương pháp thực nghiệm

* Mục đích:

Thực nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất

* Cách tiến hành:

Sau khi khảo sát thực trạng, chọn ra 20 trẻ ở trường mầm non Bà Điểm để tiến hành tổ chức thực nghiệm 20 trẻ này được chia thành hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, mỗi nhóm có 10 trẻ

Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất cho trẻ nhóm thực nghiệm

Sau quá trình thực nghiệm, khảo sát lại khả năng so sánh của trẻ và tiến hành so sánh, đối chiếu khả năng so sánh của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

7.3 Phương pháp thống kê toán học

* Mục đích:

Xử lý, phân tích số liệu thu được nhằm định lượng và định tính các kết quả nghiên cứu của đề tài

* Cách tiến hành:

Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để tính điểm trung bình, tần số, tỉ

lệ phần trăm, các kiểm nghiệm,…

Ngày đăng: 23/08/2016, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w