NGHIÊN CỨU HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ CỦA NAM SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG RESEARCH BEHAVIORAL SMOKING BY COLLEGIAN RESEARCH -UNIVERSITY DANANG Nhóm SVTH: Nguyễn Công Hậu
Trang 1NGHIÊN CỨU HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ CỦA NAM SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
RESEARCH BEHAVIORAL SMOKING BY COLLEGIAN RESEARCH
-UNIVERSITY DANANG
Nhóm SVTH: Nguyễn Công Hậu, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Danh Long, Nông Thị Hương Lý, Ngô Thị Lệ Thủy ; Lớp 06 CTL, Khoa Tâm lý – Giáo
dục,Trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng.
GVHD: Ts Lê Quang Sơn, phòng quan hệ quốc tế sau đại học, trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng.
Tác hại của thuốc lá là vấn đề quan tâm của toàn cầu Nhận thức được điều này, nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu hành vi hút thuốc lá của nam sinh viên trường ĐHSP – ĐHĐN Với đề tài này chúng tôi tập trung làm rõ các phương diện: Nhận thức về tác hại của thuốc lá; ảnh hưởng của nó đến những người xung quanh; tỉ lệ sinh viên hút thuốc; mức độ nghiện; nguyên nhân Dựa trên khung thay đổi hành vi đưa ra các biện pháp cai nghiện thuốc lá
Nowadays, the effect of smorking has become the global concern Realized this seriuos problem, we attempt to make an investigation into smorking habit of male students in teacher training univesity- university of Danang This paper mainly focuces on these aspecst; student’s awareness of smorking effect, the effect of smorking to other people, the percent age of smokers in Danang Teacher Training University, the leve
of smoking Cause: base on the be4havior changing pattern we propose some solustions to detoxity smorking
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thuốc lá có tác hại khôn lường, nó gây ra tử vong cho 3 trong 10 người bị bệnh tim mạch, 9 trong 10 người chết vì bệnh ung thư phổi…Hiện nay, điều đáng quan tâm đó là tỷ lệ hút thuốc trong sinh viên (SV) là phổ biến SV các trường sư phạm cũng chiếm tỷ lệ nhất định (Đó là những nhà giáo tương lai trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh) Đây chính là lý do chúng tôi chọn đề tài này
2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng, hành vi hút thuốc lá của nam SV trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng (ĐHSP - ĐHĐN), nguyên nhân của thực trạng và từ đó
đề xuất biện pháp
3 Nhiệm vụ nghiên cứu: Xác định cơ sở lý luận; Đánh giá thực trạng; Đề
xuất những biện pháp tác động thay đổi hành vi hút thuốc lá cho nam SV trường ĐHSP - ĐHĐN
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: hành vi hút thuốc lá của nam SV trường ĐHSP-ĐHĐN
4.2 Khách thể nghiên cứu: nam SV trường ĐHSP – ĐHĐN
4.3 Phạm vi nghiên cứu: 150 nam SV chính quy (hệ sư phạm) của trường ĐHSP – ĐHĐN gồm: 50 nam SV năm thứ 1; 50 nam SV năm thứ 2; 50 nam SV năm thứ 3
5 Giả thuyết khoa học
Qua nghiên cứu ban đầu về hành vi hút thuốc lá của nam sinh viên trường
ĐHSP - ĐHĐN cho phép chúng tôi giả định rằng: tỷ lệ hút thuốc lá của sinh viên
Trang 3nam hiện nay là tương đối cao Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau như: ảnh hưởng từ gia đình, thất tình, chán đời, cô đơn, muốn khẳng định mình, đua đòi,…trên cơ sở những phát hiện về hành vi hút thuốc lá của nam sinh viên trường ĐHSP - ĐHĐN cho phép chúng tôi đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp
6 Các phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát; trò chuyện; điều tra bằng phiếu hỏi
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hút thuốc lá như: Thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người trong thế 21 (WHO); Những tác hại thuốc lá của giáo sư John Seffrin - chủ tịch Hiệp hội ung thư Mỹ; Thuốc lá và tác hại - bài báo cáo của tiến
sĩ Douglas Bettcher; Hút thuốc lá và bệnh ung thư - Giáo sư Richard; Thuốc lá
và trẻ em - bác sĩ Hồ Văn Hiến (BV Y Dược TPHCM)…
2 Những cơ sở lý luận của đề tài
2.1 Lý luận về hành vi
2.1.1 Khái niệm hành vi
Theo từ điển tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện (1995), trang 138, Nxb Thế
Giới Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, Hà Nội: Hành vi là từ ứng xử chỉ mọi phản ứng của một động vật khi bị một yếu tố nào đó trong môi trường kích thích; các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống, và tiến trình của ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh Khi nhấn mạnh về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích
Trang 4thích cũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát được, chứ không như tình ý bên trong, thì nó là ứng xử Khi nhấn mạnh định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi
2.1.2 Các lý thuyết về hành vi nuớc ngoài: Thuyết phản xạ có điều kiện
của I.P Pavlov; Thuyết liên lệ của E.L.Thorndike; Thuyết hành vi cổ điển của Watson; Thuyết hành vi tạo tác của Skinner
2 1.3 Lí luận nghiên cứu hành vi ở Việt Nam
2.2 Lí luận về động cơ
2.2.1 Khái niệm động cơ
Chúng tôi sử dụng khái niệm “động cơ” với nghĩa: là đối tượng mà chủ thể cần chiếm lĩnh thông qua hoạt động nhằm thỏa mãn một nhu cầu được vật hóa trong đối tượng đó
2.2.2 Lí luận vấn đề động cơ ở nước ngoài: Các nghiên cứu trong tâm lý
học phương Tây; Các nghiên cứu trong tâm lý học Xô viết
2.2.3 Lí luận vấn đề động cơ ở Việt Nam
2.3 Lí luận về hành vi hút thuốc của nam SV trường ĐHSP- ĐHĐN 2.3.1 Khái niệm hành vi hút thuốc lá
Hành vi hút thuốc lá là một hiện tượng đa dạng và phức tạp nó tồn tại ở mọi nơi, trong tiến trình phát triển của xã hội
2.3.2 Cơ chế hình thành hành vi hút thuốc lá
Khi hút thuốc lá các phân tử nicotin theo khói vào phổi hay thấm qua các vùng mô mềm vào máu, do có kích thước rất nhỏ nicotin dễ dàng vượt qua được lớp vỏ bảo vệ của não để tác động vào vùng não gây ra khoái cảm
2.3.3 Bản chất hành vi hút thuốc
Trang 5Bản chất hành vi hút thuốc thực chất là sự thỏa mãn về nhu cầu, mục đích hút thuốc
2.3.4 Biểu hiện hành vi hút thuốc lá của nam SV trường ĐHSP-ĐHĐN
Nhận thức của SV về tác hại của thuốc lá và gây ảnh hưởng với người xung quanh; Nguyên nhân SV hút thuốc lá; Mức độ nghiện thuốc lá của SV
2.3.4 Biện pháp thay đổi hành vi hút thuốc
Dựa khung lý thuyết thay đổi hành vi
CHƯƠNG 2:TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Vài nét về khách thể nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành trên khách thể là 150 nam SV (thuộc hệ sư phạm)
2 Vài nét về tiến trình nghiên cứu
Đề tài được tiến hành theo tiến trình sau: Xây dựng cơ sở lý luận, định hướng nghiên cứu thực tiễn; Thiết kế phiếu điều tra, quan sát; Tiến hành thu thập
số liệu trên mẫu khách thể đã chọn; Xử lý, phân tích kết quả điều tra; Đề xuất một số giải pháp
3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phiếu
hỏi; Phương pháp trò chuyện; Phương pháp quan sát; Cách xử lý và đánh giá kết quả: tính tỉ lệ %
Chưa có ý thức
về vấn đề Có ý thức về
vấn đề
Tìm hiểu vấn đề
Mong muốn giải quyết vấn đề
Thử thực hiện hành
vi mới
Giai đoạn 1 Nhận thức
Giai đoạn 2 Chấp nhận
Giai đoạn 3
Có ý định
Giai đoạn 4 Thực hiện
Giai đoạn 5 Duy trì
Trang 6CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC
TIỄN 1.1 Hoàn cảnh SV thực hiện hành vi hút thuốc lá
Sinh viên thường hút thuốc trong khi uống cà phê, các khu vui chơi và khi
tụ tập bạn bè, trung bình cứ 10 nam sinh viên vào trong quán cà phê thì có hơn một nửa số đó là cầm tới điếu thuốc và hút
1.2 Quan sát trạng thái SV hút thuốc lá: Nhóm sinh viên là những người
mới hút lần đầu trong khi hút họ thường nhăn mặt tỏ ra khó chịu và chú ý nhiều đến những người xung quanh đặc biệt là sự có mặt của các bạn nữ khiến họ cảm thấy rất lúng túng, khói thuốc nhả ra rất nhanh và hầu như họ không kiểm soát được nó, động tác cầm thuốc rất ngượng ngùng
Nhóm sinh viên thứ hai là hút thuốc đã trở thành thói quen Họ kéo một hơi thuốc dài, đốt cháy 1/5 điếu thuốc, họ nhả khói ra trong trạng thái hưng phấn nhẹ Động tác này thường đi kèm với cái nhìn của người hút vào một sự vật không xác định, nhìn một cách xa xăm không chú ý Đôi lúc họ còn tạo được những hình kỳ lạ trong khói thuốc khi nhả ra: hình tròn, hình trái tim; họ có động tác cầm thuốc hết sức điệu nghệ và hầu như ngón nào trong bàn tay cũng cầm được điếu thuốc cả
1.3 Quan sát thái độ của những người xung quanh trước hành vi hút thuốc của nam SV trường ĐHSP
Thái độ của người xung quanh đối với người hút thuốc: Đồng tình và không đồng tình
Những người có thái độ không đồng tình trước hành vi của người hút thuốc: phản ứng lúc đầu khi thấy người khác hút thuốc là cái nhăn mặt, nhíu mày để cho người kia hiểu nếu mà người kia vẫn cố hút thuốc thì lên tiếng
Trang 7Những người đồng tình với hành vi hút thuốc thì khi ngồi hay đứng gần người đang hút thuốc thì họ cảm thấy hoàn toàn bình thường thậm chí lấy làm thích thú nhìn người hút thuốc, có người còn hít khói thuốc một cách khoan khoái nét mặt cũng nhẹ nhõm sảng khoái giống người hút thuốc vậy!
2 Kết quả nghiên cứu thực tiễn hành vi hút thuốc lá của nam SV trường ĐHSP – ĐHĐN.
2.1 Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức về tác hại hút thuốc lá của nam
SV trường ĐHSP - ĐHĐN
0 10 20 30 40
50
nhận thức
tác hại không tác hại
ảnh hưởng ngưới xung quanh
không ảnh hưởng người xung quanh
Quy ước: SV1 là SV năm nhất; SV3 là SV năm ba; SV2 là SV năm hai
2.2 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ hút thuốc lá và không hút thuốc lá của nam
SV trường ĐHSP - ĐHĐN
Trang 840,7
sinh viên hút thuốc
sinh viên không hút thuốc
2.3 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ hút thuốc SV năm 1, năm 2 và năm 3
48.30%
27%
24.70%
SV1 SV2 SV3
2.4 Biểu đồ thể hiện mức độ nghiện thuốc lá giữa SV các năm
0 10 20 30 40
50
mức độ nghiện
5 điếu
5 - 10 điếu trên 10 điếu
2.5 Biểu đồ thể hiện ý định bỏ thuốc lá và không có ý định bỏ thuốc của SV
Trang 90 5 10 15 20
25 ý định
SV1 SV2 SV3sinh viên
bỏ thuốc không bỏ thuốc
2.6 Biểu đồ thể hiện nguyên nhân hút thuốc của SV giữa các năm.
1
10
100
1000
tò m ò
lí do
khác
SV1 SV2 SV3
3 Đề xuất một số biện pháp để thay đổi hành vi hút thuốc lá của nam
SV trường ĐHSP – ĐHĐN
Dựa vào khung lý thuyết thay đổi hành vi: nhận thức là khâu quan trọng nhất Các giai đoạn của trị liệu nhận thức:
Giai đoạn 1: Nhận dạng vấn đề; Giai đoạn 2: Diễn đạt những yếu tố nhận thức thích hợp; Giai đoạn 3: Thay đổi quy tắc điều chỉnh hành vi
Trang 10KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 Kết luận
Đa số SV nam (hệ sư phạm) trường đại học sư phạm - đại học đà nẵng đều hiểu rõ tác hại của thuốc lá Tỉ lệ hút thuốc và mức độ nghiện thuốc lá có sự chênh lệch giữa SV các năm và tâp chung chủ yếu ở những năm cuối khóa Sinh viên hút thuốc do các nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do buồn chán, thất tình, căng thẳng trong học tập, công việc , gia đình hay để thuận lợi khi giao tiếp
2 Khuyến nghị
- Phải có biện pháp lâu dài tích cực: tuyên truyền giáo dục, hội thảo, mitting
- Nhà trường cần có chế tài nghiêm khắc hơn trước hành vi hút thuốc của sinh viên
- Các lớp cần có các đội tự quản, kết hợp với đoàn trường tổ các cuộc thi tìm hiểu về tác hại của thuốc lá và phát động các phong trào thi đua sinh viên không hút thuốc lá trong mỗi lớp…
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu lấy tư sách tham khảo:
1 Vũ Gia Hiền (2002), Tâm lý học hành vi, Nxb ĐHQG Hà Nội.
2 Đoàn Huy Oánh (2004), Tâm lý Sư phạm, Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh.
3 Stephenworchel waynesheblsue – Người dịch: Nguyễn Đức Hiển (2004), Tâm
lý học nguyên lý và ứng dụng, Nxb Lao Động – Xã Hội.
4 Lê Quang Sơn (2007), Bài giảng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý học.
Tài liệu lấy từ báo tuần:
5 Bác sĩ Lê Khắc Bảo, “Hiệu quả tư vấn cai thuốc lá tại bệnh viện tại bệnh viện
Y Dược TP Hồ Chí Minh”, vietnamnet, 20/05/2006 trang 7.
6 Nguyễn Đức Minh, “ Chương trình phòng tác hại chống thuốc lá”, báo Thanh
niên, số 156, 13/05/2008 trang 8
7 William J Malley Clinical Blood Gases: Assessment and Intervension, 2nd edition, Elsevier Saunders company, 2005, 16:419 – 496
8 Richard A Preston Acid-base, Fluids and electrolytes: made ridiculously simple International editions 2000, 9: 125-144
Tài liệu tham khảo
Trang 12William J Malley Clinical Blood Gases: Assessment and Intervension, 2nd edition, Elsevier Saunders company, 2005, 16:419 – 496
Richard A Preston Acid-base, Fluids and electrolytes: made ridiculously simple International editions 2000, 9: 125-144
Tài liệu tham khảo
William J Malley Clinical Blood Gases: Assessment and Intervension, 2nd edition, Elsevier Saunders company, 2005, 16:419 – 496
Richard A Preston Acid-base, Fluids and electrolytes: made ridiculously simple International editions 2000, 9: 125-144
Tài liệu tham khảo
William J Malley Clinical Blood Gases: Assessment and Intervension, 2nd edition, Elsevier Saunders company, 2005, 16:419 – 496
Richard A Preston Acid-base, Fluids and electrolytes: made ridiculously simple International editions 2000, 9: 125-144