KHOA: NHẬT – HÀN – THÁIĐề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG Đà Nẵng, tháng 11/2011... Nhận thức được điều này, em đã
Trang 1KHOA: NHẬT – HÀN – THÁI
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên:
HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng, tháng 11/2011
Trang 2Tác hại của thuốc lá là vấn đề được quan tâm toàn cầu.Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người đã được y học chứng minh và đưa ra lời cảnh báo, vậy
mà nhiều bạn sinh viên, những người có học, vẫn lao vào nghiện ngập vừa tốn tiền vừa có hại cho sức khỏe Nhận thức được điều này, em đã tiến hành nghiên cứu hành vi hút thuốc lá của sinh viên trường đại học Kiến Trúc Đà Nẵng với các phương diện: tìm hiểu nguyên nhân, mô tả thực trạng, hậu quả, tỉ
lệ SV hút thuốc lá,ảnh hưởng tới những người xung quanh và đưa ra hướng giải quyết vấn đề
1 Lý do chọn đề tài
Thuốc lá có tác hại khôn lường, nó gây ra tử vong cho 3 trong 10 người bị bệnh tim mạch, 9 trong 10 người chết vì bệnh ung thư phổi…Theo một con số thống kê chưa thật đầy đủ thì cứ 100 SV nam, có tới 40 người hút thuốc lá thường xuyên, 30 người mắc nghiện đến khó lòng bỏ được, 10 người thì vẫn thi thoảng làm một, vài điếu cho vui, và số bạn không hút thuốc lá chỉ còn lại
có 20 người Trong số SV nữ thì tỷ lệ hút thuốc lá không đáng kể, nhưng vẫn
có người cũng thích… chứng tỏ với phái mạnh về sự “bình đẳng” của mình, mặc dù chỉ thi thoảng hút một, hai điếu để vui cùng các bạn nam.Mặc dù lời cảnh báo "hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ" được in trên tất cả các bao thuốc lá nhưng số người hút thuốc lá cũng như tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do các bệnh mà thuốc lá gây nên vẫn không ngừng giảm mà ngày càng có xu hướng gia tăng đặc biệt là tỷ lệ hút thuốc ngày càng gia tăng ở giới sinh viên SV TRƯỜNG KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG cũng chiếm tỷ lệ nhất định (Đó là những nhà giáo tương lai trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh) Đây chính
là lý do em chọn đề tài này
Trang 32 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng, hành vi hút thuốc lá của SV trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng, nguyên nhân của thực trạng và từ đó đề xuất biện pháp
3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xác định cơ sở lý luận; Đánh giá thực trạng; Đề xuất những biện pháp tác động thay đổi hành vi hút thuốc lá cho SV trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: hành vi hút thuốc lá của SV trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng
4.2 Khách thể nghiên cứu: SV trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng
4.3 Phạm vi nghiên cứu: 200SV của trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng
5 Giả thuyết khoa học
Qua nghiên cứu ban đầu về hành vi hút thuốc lá của sinh viên trường Đại học
kiến trúc Đà Nẵng cho phép giả định rằng: tỷ lệ hút thuốc lá của sinh viên hiện
nay là tương đối cao Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
ảnh hưởng từ gia đình, thất tình, chán đời, cô đơn, muốn khẳng định mình, đua đòi,…trên cơ sở những phát hiện về hành vi hút thuốc lá của sinh viên trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp
6 Các phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát; trò chuyện; điều tra bằng phiếu hỏi
Trang 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hút thuốc lá như: Thuốc lá sẽ giết chết 1
tỷ người trong thế 21 (WHO); Những tác hại thuốc lá của giáo sư John Seffrin
- chủ tịch Hiệp hội ung thư Mỹ; Thuốc lá và tác hại - bài báo cáo của tiến sĩ Douglas Bettcher; Hút thuốc lá và bệnh ung thư - Giáo sư Richard; Thuốc lá
và trẻ em - bác sĩ Hồ Văn Hiến (BV Y Dược TPHCM)…
2 Những cơ sở lý luận của đề tài
2.1 Lý luận về hành vi
2.1.1 Khái niệm hành vi
Theo từ điển tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện (1995), trang 138, Nxb Thế
Giới Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, Hà Nội: Hành vi là từ ứng xử chỉ mọi phản ứng của một động vật khi bị một yếu tố nào đó trong môi trường kích thích; các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống,
và tiến trình của ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh Khi nhấn mạnh về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát được, chứ không như tình ý bên trong, thì nó là ứng xử Khi nhấn mạnh định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi
2.1.2 Lí luận nghiên cứu hành vi ở Việt Nam
2.2 Lí luận về động cơ
2.2.1 Khái niệm động cơ
Khái niệm “động cơ” với nghĩa: là đối tượng mà chủ thể cần chiếm lĩnh thông qua hoạt động nhằm thỏa mãn một nhu cầu được vật hóa trong đối tượng đó
Trang 52.2.2 Lí luận vấn đề động cơ ở nước ngoài: Các nghiên cứu trong tâm lý học
phương Tây; Các nghiên cứu trong tâm lý học Xô viết
2.2.3 Lí luận vấn đề động cơ ở Việt Nam
2.3 Lí luận về hành vi hút thuốc của SV trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng
2.3.1 Khái niệm hành vi hút thuốc lá
Hành vi hút thuốc lá là một hiện tượng đa dạng và phức tạp nó tồn tại ở mọi nơi, trong tiến trình phát triển của xã hội
2.3.2 Cơ chế hình thành hành vi hút thuốc lá
Khi hút thuốc lá các phân tử Nicotine theo khói vào phổi hay thấm qua các vùng mô mềm vào máu, do có kích thước rất nhỏ nicotin dễ dàng vượt qua được lớp vỏ bảo vệ của não để tác động vào vùng não gây ra khoái cảm
Chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm nhận được những kích thích của chất Nicotine lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể Một số vùng có những thụ thể tiếp nhận Nicotine ở não, cho nên khi hút thuốc lá, người hút có thể thấy trí óc sáng suốt và làm việc có hiệu quả hoặc trong những lúc căng thẳng, lo âu, thuốc lá có thể làm cho người hút cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn Nicotine tác động làm tăng tiết các chất dẫn truyền thần kinh trung gian (neurotransmitters) và các nội tiết tố tham dự vào chức năng kháng lại các stress của cơ thể như cathecolamine (epinephrine, norepinephrine và dopamine), beta endorphine và các loại cortisol Những chất này làm cho người hút thuốc lá cảm thấy bình tĩnh, tự tin, bớt lo âu và có sức
để làm việc nhiều hơn Tuy nhiên trên thực tế nếu chúng ta càng hút nhiều, cơ thể bị kích thích tiết các chất nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt, lúc ấy thay vì có cảm giác sảng khoái, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, khó tập trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh thần mau chóng
Trang 62.3.3 Bản chất hành vi hút thuốc
Bản chất hành vi hút thuốc thực chất là sự thỏa mãn về nhu cầu, mục đích hút thuốc
2.3.4 Biểu hiện hành vi hút thuốc lá của SV trường ĐHKTĐN
Nhận thức của SV về tác hại của thuốc lá và gây ảnh hưởng với người xung quanh; Nguyên nhân SV hút thuốc lá; Mức độ nghiện thuốc lá của SV
2.3.4 Biện pháp thay đổi hành vi hút thuốc
Dựa khung lý thuyết thay đổi hành vi
Chưa có ý thức
về vấn đề
Có ý thức về vấn đề
Tìm hiểu vấn đề
Mong muốn giải quyết vấn đề
Thử thực hiện hành
vi mới
Giai đoạn 1 Nhận thức
Giai đoạn 2 Chấp nhận
Giai đoạn 3
Có ý định
Giai đoạn 4 Thực hiện
Giai đoạn 5 Duy trì
Trang 7CHƯƠNG 2:TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Vài nét về khách thể nghiên cứu: 200 SV gồm 50sv năm1,50 sv năm 2,
50sv năm 3,50sv năm 4
2 Vài nét về tiến trình nghiên cứu
Đề tài được tiến hành theo tiến trình sau: Xây dựng cơ sở lý luận, định hướng nghiên cứu thực tiễn; Thiết kế phiếu điều tra, quan sát; Tiến hành thu thập số liệu trên mẫu khách thể đã chọn; Xử lý, phân tích kết quả điều tra; Đề xuất một
số giải pháp
3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phiếu
hỏi; Phương pháp trò chuyện; Phương pháp quan sát; Cách xử lý và đánh giá kết quả: tính tỉ lệ %
Trang 8CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
1.1 Hoàn cảnh SV thực hiện hành vi hút thuốc lá
Sinh viên thường hút thuốc trong khi uống cà phê, các khu vui chơi và khi tụ tập bạn bè, trung bình cứ 10 nam sinh viên vào trong quán cà phê thì có hơn một nửa số đó là cầm tới điếu thuốc và hút
1.2.Một số nguyên nhân thực hiện hành vi hút thuốc lá:
Sự thèm muốn hút thuốc còn xuất hiện khi người nghiện tiếp xúc với điếu thuốc lá, tẩu thuốc (pipe), hộp quẹt, cùng với hương vị của các loại thuốc lá lúc đốt lên, hoặc khi nhìn những người khác đang hút thuốc Mùi vị của thuốc lá được hút vào cơ thể cũng là một yếu tố gây nghiện Một số cảm xúc xuất hiện khi hút thuốc lá như cảm giác êm dịu hoặc hưng phấn sau khi hút đối với một
số người Cảm giác tự tin khi tiếp xúc, nói chuyện và giao tiếp với người xung quanh Hút thuốc lá còn giúp cho sự tập trung tư tưởng dễ dàng hơn và tăng khả năng sáng tạo (các nghệ sĩ thường hay hút thuốc lá) Thanh niên mới lớn, hút thuốc lá do bắt chước người lớn và như một cách khẳng định mình không còn ở độ tuổi trẻ con nữa Sống, học tập và làm việc với một nhóm bạn bè nghiện hút thuốc lá, không sớm thì muộn chúng ta cũng sẽ bị nghiện hút theo
họ Trong gia đình nếu cha mẹ nghiện hút thuốc lá thì con cũng dễ bị nghiện Cuối cùng vấn đề quảng cáo của các hãng sản xuất thuốc lá cũng góp phần tác động rất mạnh đến vấn đề nghiện hút thuốc lá của nhiều thế hệ
Trang 9Nhóm sinh viên là những người mới hút lần đầu trong khi hút họ thường nhăn mặt tỏ ra khó chịu và chú ý nhiều đến những người xung quanh đặc biệt là sự
có mặt của các bạn nữ khiến họ cảm thấy rất lúng túng, khói thuốc nhả ra rất nhanh và hầu như họ
không kiểm soát được nó, động tác cầm thuốc rất ngượng ngùng
Nhóm sinh viên thứ hai là hút thuốc đã trở thành thói quen Họ kéo một hơi thuốc dài, đốt cháy 1/5 điếu thuốc, họ nhả khói ra trong trạng thái hưng phấn nhẹ Động tác này thường đi kèm với cái nhìn của người hút vào một sự vật không xác định, nhìn một cách xa xăm không chú ý Đôi lúc họ còn tạo được những hình kỳ lạ trong khói thuốc khi nhả ra: hình tròn, hình trái tim; họ có động tác cầm thuốc hết sức điệu nghệ và hầu như ngón nào trong bàn tay cũng cầm được điếu thuốc cả
1.4 Quan sát thái độ của những người xung quanh trước hành vi hút thuốc của SV trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng:
Thái độ của người xung quanh đối với người hút thuốc: Đồng tình và không đồng tình
Những người có thái độ không đồng tình trước hành vi của người hút thuốc: phản ứng lúc đầu khi thấy người khác hút thuốc là cái nhăn mặt, nhíu mày để cho người kia hiểu nếu mà người kia vẫn cố hút thuốc thì lên tiếng
Những người đồng tình với hành vi hút thuốc thì khi ngồi hay đứng gần người đang hút thuốc thì họ cảm thấy hoàn toàn bình thường thậm chí lấy làm thích thú nhìn người hút thuốc, có người còn hít khói thuốc một cách khoan khoái nét mặt cũng nhẹ nhõm sảng khoái giống người hút thuốc vậy!
Trang 10học kiến trúc Đà Nẵng:
2.1 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ hút thuốc lá và không hút thuốc lá của SV
trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng
2.3 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ hút thuốc SV năm 1, năm 2, năm 3 và năm 4
2.4 Biểu đồ thể hiện mức độ nghiện thuốc lá giữa SV các năm
Trang 112.5 Biểu đồ thể hiện ý định bỏ thuốc lá và không có ý định bỏ thuốc của SV
Trang 12Địa điểm n %
Hút ở nhà>ở
trường
Hút ở nhà=ở
trường
Hút ở nhà<ở
trường
2.6 Biểu đồ thể hiện nguyên nhân hút thuốc của SV giữa các năm.
Trang 133 Đề xuất một số biện pháp để thay đổi hành vi hút thuốc lá của SV trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng
Dựa vào khung lý thuyết thay đổi hành vi: nhận thức là khâu quan trọng nhất Các giai đoạn của trị liệu nhận thức:
Giai đoạn 1: Nhận dạng vấn đề;
Giai đoạn 2: Diễn đạt những yếu tố nhận thức thích hợp;
Giai đoạn 3: Thay đổi quy tắc điều chỉnh hành vi
Trang 141 Kết luận
Đa số SV nam trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng đều hiểu rõ tác hại của thuốc
lá Tỉ lệ hút thuốc và mức độ nghiện thuốc lá có sự chênh lệch giữa SV các năm SV hút thuốc do các nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do buồn chán, thất tình, căng thẳng trong học tập, công việc hay để thuận lợi khi giao tiếp
2 Hướng giải quyết:
- Phải có biện pháp lâu dài tích cực: tuyên truyền, hội thảo, mitting
- Nhà trường cần có chế tài nghiêm khắc hơn trước hành vi hút thuốc của sinh viên Các lớp cần có các đội tự quản, kết hợp với đoàn trường tổ các cuộc thi tìm hiểu về tác hại của thuốc lá và phát động các phong trào sinh viên không hút thuốc lá trong mỗi lớp…
Thiết nghĩ, để khói thuốc được kiểm soát một cách chặt chẽ, cấm từ các trường học cho đến các khu vực công cộng, nhất là đối với học sinh, sinh viên, thì ngoài việc cần phải đẩy mạnh tuyên truyền mọi lúc, mọi nơi, từ trong trường học cho đến ngoài xã hội, từ vỏ bao thuốc cho đến các tấm panô lớn, để ý nghĩ không thuốc lá in sâu trong tiềm thức của mỗi học sinh, sinh viên Đồng thời phải có những cơ chế cụ thể để kiểm soát thuốc lá từ nguồn cung, nơi bán cho đến tận tay người mua Có như vậy thì việc kiểm soát khói thuốc trong trường học mới có hi vọng được thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 15Tài liệu tham khảo:
1 Vũ Gia Hiền (2002), Tâm lý học hành vi, Nxb ĐHQG Hà Nội.
2 Stephenworchel waynesheblsue – Người dịch: Nguyễn Đức Hiển (2004),
Tâm lý học nguyên lý và ứng dụng, Nxb Lao Động – Xã Hội.
4 Lê Quang Sơn (2007), Bài giảng phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu tâm lý học.
5.webside Y Khoa Việt Nam
6.tailieu.vn./tag/tai-lieu/kien%20thuc%20ve%20thuoc%20la.html
7.www.machsongmedia.com/…/308-hut-thuoc va ung-thu-phoi.html