Ở bậc học này để phát triển nhận thức cho trẻ bên cạnh các lĩnh vực như: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, môi trường xung quanh, âm nhạc, tạo hình… thì việc hình thành biểu tượng t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA SP TIỂU HỌC – MẦM NON
NGUYỄN MINH THÚY
HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM
NON AN BÌNH (TP.BIÊN HÒA)
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học
Trang 2
MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
1 Đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 4
2 Các khái niệm cơ bản 5
3 Hình thành biểu tượng toán 5
3.1 Nội dung hình thành biểu tượng toán 5
3.2 Vai trò, nhiệm vụ của việc hình thành biểu tượng toán 6
4 Hoạt động tạo hình 7
4.1 Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ mầm non 8
4.2 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với trẻ mầm non 8
Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1 Đặc điểm tình hình của Nhà trường 9
1.1 Những thuận lợi, khó khăn 10
1.2 Nguyên nhân thực trạng 12
2 Các nguyên tắc hình thành biểu tượng toán 12
3 Hoạt động tạo hình đối với việc hình thành các biểu tượng toán 13
4 Một số hoạt động tạo hình nhằmhình thành các biểu tượng toán 13
Chương 3: ĐỀ RA GIẢI PHÁP 14
C KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 4A MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em Những kỹ năng mà trẻ tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ Và việc phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc pháp triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước
Ở bậc học này để phát triển nhận thức cho trẻ bên cạnh các lĩnh vực như: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, môi trường xung quanh, âm nhạc, tạo hình… thì việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ giữ một vai trò to lớn nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhạy, trí thông minh Toán học là một môn học tự nhiên
có kiến thức lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống môi trường con người Ngay từ nhỏ chúng ta đã được làm quen với toán học Việc hướng dẫn trẻ làm quen với toán ngay từ lứa tuổi mầm non là cơ hội giúp trẻ hình thành khả năng quan sát, tư duy, so sánh, tìm tòi, nhận biết thế giới xung quanh trẻ về số lượng, hình dạng, kích thước, vị trí trong không gian giữa các vật so sánh với nhau, đồng thời giúp trẻ giải quyết mọi vướng mắc trong cuộc sống, trẻ nhận biết vật này dài hơn vật kia ngắn hơn, vật này to hơn vật kia nhỏ hơn, cao hơn, thấp hơn… Thông qua việc hình thành các biểu tượng về toán là bồi dưỡng cho trẻ phát triển ngôn ngữ Giúp trẻ hình thành tư duy cụ thể chính xác nhằm chuẩn bị cho trẻ hành trang bước vào trường tiểu học được tốt hơn Thực tế cho thấy việc giúp trẻ hình thành biểu tượng toán còn gặp rất nhiểu khó khăn Vì toán học là một môn học tương đối khô khan đối với tất cả các bậc học Đặc biệt là ở bậc học mầm non, việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ không hề đơn giản.Tuy nhiên, trẻ mẫu giáo không lĩnh hội các khái niệm khoa học một cách hệ thống mà chỉ lĩnh hội các tri thức đời sống hoặc các tri thức tiền khoa học Vì vậy, để hình thành được biểu tượng toán ban đầu
Trang 5cho trẻ cần thông qua nhiều hoạt động khác nhau nhằm kích thích sự khám phá hứng thú của trẻ, trong đó việc sử dụng hoạt động tạo hình để hình thành biểu tượng toán cho trẻ giúp trẻ hứng thú và đạt hiệu quả cao
Hoạt động tạo hình là hoạt động giúp trẻ có thể được tiếp xúc toàn diện với môi trường bên ngoài Thông qua sự tiếp xúc đó mà hình thành ở trẻ các kiểu tư duy sáng tạo, nhất là các mối quan hệ xã hội Tạo điều kiện, cơ sở ban đầu để trẻ tiếp cận với các môn học khác một cách tốt hơn Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với sự phát triển nhận thức của trẻ Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng, miêu tả để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng đó, từ đó để xây dựng các đối tượng Hoạt động tạo hình là phương tiện để trẻ phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng… điều đó giúp tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ
Hoạt động tạo hình bao gồm rất nhiều hoạt động như: Vẽ, xé dán, cắt, nặn, chắp ghép… Trong quá trình trẻ thực hiện các hành động này cũng là lúc trẻ thực hiện các yếu tố Toán học qua các hành động bên ngoài: Quan sát, vẽ, so sánh, đối chiếu… Bên cạnh đó, các hành động tạo hình là các hành động phản ánh sự vật, hiện tượng có chứa đựng các yếu tố toán học Trong quá trình trẻ thực hiện hoạt động tạo hình đòi hỏi trẻ phải quan sát, nhận diện hình dạng, phải đếm và đối chiếu đối tượng Ngoài ra, qua hoạt động tạo hình trẻ nhận ra được mối quan hệ về số lượng của hai tập hợp
Học toán qua hoạt động tạo tạo hình giúp trẻ hứng thú trong giờ học, tiếp nhận kiến thức toán học dễ dàng hơn
Nhằm giúp trẻ tiếp thu môn phương pháp hình thành biểu tượng toán được
dễ dàng và đạt hiệu quả cao Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi quyết định đi sâu tìm hiểu và
nghiên cứu đề tài: “Hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở Trường Mầm non An Bình (Tp.Biên Hòa)”.
2 Mục đích nghiên cứu:
Trang 6Nhằm tìm hiểu việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động dạy học
3 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu quá trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non thông qua hoạt động tạo hình
4 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình qua các hoạt động: Tô màu, vẽ, nặn
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non thông qua hoạt động tạo hình
- Tìm hiểu việc dạy học hình thành biểu tượng toán và hoạt động tạo hình của trẻ mầm non
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non thông qua hoạt động tạo hình
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non thông qua hoạt động tạo hình
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Trang 7B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chương 1 sẽ trình bày cơ sở lí luận của đề tài gồm: Đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của trẻ mầm non; Các khái niệm cơ bản; Nội dung, vai trò, nhiệm vụ của việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ; Đặc điểm, vai trò của hoạt động tạo hình đối với trẻ mầm non Cụ thể như sau:
1 Đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi:
So với giai đoạn trước ở giai đoạn này sự nhận thức của trẻ có phần vượt trội, thể chất, trí tuệ và tính khéo léo của trẻ phát triển hơn Hệ thống tín hiệu thứ nhất không còn chiếm ưu thế như các giai đoạn trước thay vào đó là sự phát triển mạnh mẽ cuả hệ thống tín hiệu thứ hai Ngôn ngữ của trẻ phát triển khá mạnh trẻ có khả năng giao tiếp như người lớn Do vậy việc diễn đạt các thuật ngữ toán học được chính xác
Các chức năng chủ yếu của cơ thể trẻ dần hoàn thiện Hệ thần kinh tương đối phát triển, chức năng phân tích, tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện, số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh, trí tuệ phát triển nhanh Đây cũng là giai đoạn hoàn thiện các cấu trúc tâm lí
ở trẻ, xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới - tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy logic Tư duy trực quan sơ đồ giúp trẻ có thể lĩnh hội tri thức ở trình độ khái quát cao, từ đó mà trẻ hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng Kiểu tư duy logic sẽ được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở tuổi học sinh,
Trang 8nhưng những yếu tố của nó đã xuất hiện ngay ở lứa tuổi mẫu giáo lớn khi trẻ đã biết
sử dụng khá thành thạo vật thay thế và đã phát triển tốt các chức năng ký hiệu của ý thức
2 Các khái niệm cơ bản:
- Hình thành biểu tượng toán: Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non là tổ hợp các cách thức tổ chức các hoạt động của trẻ em trong quá trình hình thành biểu tượng toán học, nhằm mục đích giáo dục toán học cho trẻ mầm non
- Hoạt động tạo hình: Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo Nó phản ánh cuộc sống hiện thực bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, gửi gắm vào đó tình cảm và tâm hồn của người nghệ sĩ
- Trong trường mầm non, hoạt động tạo hình là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn đối với trẻ Đó là phương tiện quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ và có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ lứa tuổi mầm non
3 Hình thành biểu tượng toán:
3.1 Nội dung hình thành biểu tượng toán:
* Dạng tập hợp, số lượng, con số, phép đếm:
- Nhận biết ý nghĩa số lượng của số, nhận biết các số trong phạm vi 10
- Đếm đến 10
- Chia nhóm 6 - 10 đối tượng thành hai phần
- Thêm bớt trong phạm vi 10
* Kích thước:
- Đo độ dài một đối tượng bằng nhiều đơn vị đo So sánh kết quả và nhận biết mối liên hệ
- Đo thể tích, dung tích của một đối tượng bằng nhiều đơn vị đo
Trang 9* Hình dạng vật thể trong không gian:
- Dạy trẻ nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
- Phân biệt các khối
- Dạy trẻ biết sử dụng các hình phẳng và các khối trong hoạt động chắp ghép
* Định hướng không gian:
* Định hướng thời gian:
- Ôn lại các biểu tượng về thời gian đã học
- Biểu tượng về ngày trong tuần, mùa trong năm, định hướng được ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai
3.2 Vai trò, nhiệm vụ của việc hình thành biểu tượng toán:
a Vai trò:
* Trong cuộc sống hàng ngày
* Trong giáo dục toàn diện:
- Góp phần phát triển trí tuệ:
+ Góp phần hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh và giúp trẻ tìm được mối liên hệ giữa các biểu tượng toán với thế giới xung quanh
+ Góp phần hình thành và rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa…
+ Góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo do vốn hiểu biết còn ít, vốn ngôn ngữ nghèo nàn, trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của các từ ngữ toán học do đó trẻ thường nói không đúng Vì vậy, khi hình thành các biểu tượng toán học bên cạnh giúp trẻ nói đúng câu, đủ ý thì điều quan trọng là phải cung cấp cho trẻ vốn từ về biểu tượng toán học, giúp trẻ hiểu và biết diễn đạt các từ đó phù hợp với thực tế
+ Góp phần phát triển và thúc đẩy các quá trình tâm lí ở trẻ như ghi nhớ, chú
ý, tưởng tượng…
- Góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mỹ
* Trong việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thong:
- Chuẩn bị một số kiến thức toàn ban đầu:
+ Nhận biết, phân biệt được các số trong phạm vi 10, biết thêm, bớt, phân chia một nhóm các đối tượng làm hai phần trong phạm vi 10 thành thạo
Trang 10+ Phân biệt, gọi đúng tên, nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của các hình học quen thuộc
+ Nắm được kĩ năng so sánh các đối tượng về chiều dài, bề rộng, chiều cao,
độ lớn Hiểu và diễn đạt các mối quan hệ này Biết đo độ dài và đo dung tích của các đối tượng bằng các thước đo quy ước
+ Biết định hướng trong không gian về các phía trên - dưới, phải - trái, trước
- sau
- Chuẩn bị tâm thế cho trẻ
Trường phổ thông và trường mẫu giáo là hai môi trường có chế độ sinh hoạt, học tập, thời gian học, nội dung chương trình và các mối quan hệ (đặc biệt là của
cô với trẻ) khác nhau khá nhiều Vì vậy việc hình thành các biểu tượng toán cần giúp trẻ có tâm thế sẵn sàng để vào học lớp 1 Thông qua các trò chơi, các hoạt động đó đã giúp trẻ rèn luyện thói quen nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp, có ý thức
kỷ luật
b Nhiệm vụ:
- Hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học ban đầu về tập hợp, số lượng,
số tự nhiên, chữ số; hình dạng, kích thước, định hướng không gian và định hướng thời gian
-Hình thành và phát triển khẳ năng quan sát có mục đích, hình thành và phát triển các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, tập hợp…
- Phát triển tính ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo của trẻ, làm phong phú kinh nghiệm và mở rộng năng lực hoạt động của trẻ
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là giúp trẻ hiểu và sử dụng đúng các thuật ngữ toán học trong các trường hợp cụ thể, diễn đạt mạch lạc các yếu tố và các mối tương quan toán học
4 Hoạt động tạo hình:
Hoạt động tạo hình là hoạt động giúp trẻ có thể được tiếp xúc toàn diện với môi trường bên ngoài Thông qua sự tiếp xúc đó mà hình thành ở trẻ các kiểu tư duy sáng tạo, nhất là các mối quan hệ xã hội Tạo điều kiện, cơ sở ban đầu để trẻ tiếp cận với các môn học khác một cách tốt hơn
Trang 11Các hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non:
- Hoạt động tô màu
- Hoạt động vẽ
- Hoạt động nặn
- Hoạt động xé dán
- Hoạt động chắp ghép
4.1 Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi:
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi luôn rất nhạy cảm với cái đẹp xung quanh, đây là thời kì phát triển những cảm xúc thẩm mỹ - đó là những cảm xúc tích cực được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp trong các nghệ thuật trong đó có nghệ thuật tạo hình
Hoạt động tạo hình của trẻ lứa tuổi mẫu giáo bao gồm các hoạt động như: Tô màu, vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép… Những hoạt động này đã tạo cơ hội cho trẻ xem xét sự vật mà mình định thể hiện và nghiên cứu sự vật một cách tỉ mỉ là quá trình trẻ phản ánh những ấn tượng từ cuộc sống xung quanh cùng những suy nghĩ, tình cảm của trẻ bằng các chất liệu khác nhau, các phương tiện khác nhau thông qua hiện tượng mang tính nghệ thuật Nhưng hoạt dộng tạo hình của trẻ mẫu giáo chưa phải
là hoạt động sáng tạo thực thụ, nó không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ cho xã hội, cải tạo thế giới hiện thực mà kết quả lớn nhất của nó là sự biến đổi, phát triển chính bản thân chủ thể hoạt động
4.2 Vai trò của hoạt động tạo hình:
- Hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức
- Hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, kĩ năng giao tiếp
xã hội
- Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
- Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thể chất của trẻ
- Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông
Trang 12Tóm lại, hoạt động tạo hình có vai trò to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà giáo dục là phải làm sao để tổ chức hoạt động này một cách hiệu quả, mang lại những giá trị quý báu cho những mầm non tương lai
Kết luận: Chương 1 đã trình bày cơ sở lí luận của đề tài gồm: Đặc điểm tâm
sinh lí và nhận thức của trẻ mầm non; Các khái niệm cơ bản; Nội dung, vai trò, nhiệm vụ của việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ; Đặc điểm, vai trò của hoạt động tạo hình đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Chương 2:
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 2 sẽ trình bày các nguyên tắc hình thành biểu tượng toán cho trẻ; Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc hình thành biểu tượng toán; Một số hoạt động tạo hình nhằm hình thành biểu tượng toán cho trẻ Cụ thể như sau:
1. Đặc điểm tình hình của Nhà trường:
- Trường Mầm Non An Bình thành lập năm 2009, thuộc sự quản lí của Phòng giáo dục và đào tạo Thành phố Biên Hòa Các lớp học thoáng mát, sạch sẽ, khang trang
- Địa điểm của Trường cũng thuận lợi cho việc đưa đón của phụ huynh
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, tích cực, động viên góp ý cho giáo viên một cách tận tình, chu đáo
- Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc, yêu nghề và
có trình độ chuẩn trở lên, luôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm
- Phòng học rộng rãi thuận lợi cho việc trang trí lớp và tổ chức cho trẻ hoạt động