1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BẢI GIẢNG CHI TIẾT môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH CHUYÊN đề tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CHỦ NGHĨA xã hội và CON ĐƯỜNG đi lên CHỦ NGHĨA xã hội ở VIỆT NAM

17 560 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 116,5 KB

Nội dung

1. Mục đíchNhằm giới thiệu cho người học nắm được những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự vận dụng của Đảng ta. Trên cơ sở đó xây dựng lòng tin của người học vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.2. Yêu cầu Nắm vững những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự vận dụng của Đảng ta. Xây dựng lòng tin của người học vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Trang 1

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI

Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1 Mục đích

Nhằm giới thiệu cho người học nắm được những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

và sự vận dụng của Đảng ta Trên cơ sở đó xây dựng lòng tin của người học vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

2 Yêu cầu

- Nắm vững những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự vận dụng của Đảng ta

- Xây dựng lòng tin của người học vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

- Đấu tranh chống các quan điểm sai trái hiện nay

II NỘI DUNG

Nội dung (Gồm 3 phần)

Phần 1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Phần 2 Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Phần 3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào công cuộc đổi mới hiện nay

III THỜI GIAN

1- Thời gian toàn bài: 4 tiết

2- Phân chia cụ thể:

a- Lên lớp: 4 tiết.

b- Nghiên cứu, thảo luận: tiết

IV ĐỊA ĐIỂM

Giảng đường

Trang 2

V TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1 Tổ chức: Theo quy mô lớp học

2 Phương pháp:

a Phương pháp dạy: Sử dụng phương pháp thuyết trình là chính, kết hợp với

nêu vấn đề

b Phương pháp học: Nghe, bút kí, nghiên cứu tài liệu.

VI VẬT CHẤT ĐẢM BẢO

1 Tài liệu:

- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia, H 2008

- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ( dùng cho các trường đại học, cao

đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, H 2006

2 Vật chất đảm bảo

a Giáo viên: Giáo án, giáo trình tài liệu

b Học viên: Bút, vở ghi, tài liệu nghiên cứu

Trang 3

Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

I THỦ TỤC LÊN LỚP

- Nhận báo cáo ( Nhận lớp)

- Kiểm tra bài cũ Đánh giá nhận xét

- Giới thiệu kế họach nội dung bài mới

II TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI

THỨ TỰ, NỘI DUNG THỜI

GIAN

PHƯƠNG PHÁP

V.CHẤT

phút

Hỏi- đáp, thuyết trình

Giáo án

I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ

HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1 Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa

Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và con

đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2 Các giá trị truyền thống của dân

tộc Việt nam

3 Kinh nghiệm thực tiến cách mạng

xã hội chủ nghĩa trên thế giới

4 Đặc điểm Việt Nam tiến lên chủ

nghĩa xã hội

phút

phút

phút

phút

Thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề, kết hợp với trình chiếu Power Point

Giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo và phương tiện trình chiếu

II NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ

NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG

QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Ở VIỆT NAM

1 Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ

Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

2 Nội dung cơ bản trong TT Hồ Chí

Minh về con đường quá độ lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt nam

phút

phút

Thuyết trình, nêu vấn đề, kết hợp với trình chiếu Power Point

3 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ

CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trang 4

VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ

NGHĨA XÃ HỘI VÀO CÔNG CUỘC

ĐỔI MỚI HIỆN NAY

1 Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa

trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh

2 Phát huy quyền làm chủ của nhân

dân, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực

để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước

3 Xây dựng Đảng, nhà nước vững

mạnh, kiên quyết đấu tranh chống các

trở lực trong quá trình xây dựng chủ

nghĩa xã hội

4 Phát huy vai trò của quân đội trong xây

dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa

phút

phút

phút

phút

Thuyết trình, nêu vấn đề, kết hợp với trình chiếu Power Point

Giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo và phương tiện trình chiếu

III KẾT THÚC BÀI GIẢNG

1 Kết luận

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin Tư tưởng đó đã trở thành tài sản vô giá,

cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc kiên trì, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa

ở nuớc ta đồng thời gợi mở nhiều vấn đề xác định hình thức, bước đi và biện pháp đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng và từng bước hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội hiện đại, phù hợp với đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày nay thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

2 Câu hỏi thảo luận

Câu 1 Phân tích tính đúng đắn sáng tạo của những nội dung cơ bản trong tư tưởng

Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng?

Trang 5

Câu 2 Tính đúng đắn sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá

độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Ý nghĩa lý luận và thực tiễn?

MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt Nam là một nội dung rất quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh Đó

là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giớ, trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin về CNXH và con đường đi lên CNXH vào thực tiễn Việt Nam Đây là cống hiến lớn của Người cả trên phương diện lý luận và thực tiễn chỉ đạo cách mạng; là một trong những nhân

tố có vai trò quan trọng, quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam

NỘI DUNG

I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1 Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

* Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội

- Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định về tính tất yếu ra đời của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội.

+ C.Mác-Ph.Ăngghen bằng việc đưa ra học thuyết hình thái kinh tế-xã hội, các ông đã chứng minh rằng HTKT-XH tư bản chủ nghĩa tất yấu sẽ được thay thế bằng HTKT-XH cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là CNXH

+ V.I.Lênin phát triển lý luận CNXH trong điều kiện mới và khẳng định: cách mạng vô sản có khả năng nổ ra và giành thắng lợi ở một số nước thậm chí ở một nước

- Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đưa ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội.

+ Xã hội có nền kinh tế phát triển cao

+ Thực hiện xóa bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất

Trang 6

+ Giải phóng con người khỏi tình trạng bị áp bức, bóc lột, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện mọi khả năng của mình

+ Thực hiện chế độ phân phối theo lao động (làm theo năng lực, hưởng theo lao động)

* Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định tính tất yếu phải trải qua thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội.

C.Mác viết: ‘Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là

thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng cvới thời kỳ ấy

là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”

(C.Mác-Ph.Ăngghen toàn tập, tập 19, NxbCTQG, H.1995, tr.47)

- Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định có hai hình thức quá độ lên chủ nghĩa

xã hội là quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp.

+ Quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản phát triển cao + Quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ nhữn nước tiền tư bản

2 Các giá trị truyền thống của dân tộc Việt nam

- Độc lập dân tộc, ấm no hạnh phúc cho nhân dân luôn là khát vọng lớn lao của mỗi người Việt Nam.

Đây là điều kiện thuận lợi để Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận Mác-Lênin về CNXH và con đường đi lên CNXH, hình thành tư tưởng của Người về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH còn được hình thành trên cơ sở truyền thống lịch sử văn hóa, đạo đức và con người Việt Nam.

+ Truyền thống đoàn kết cộng đồng của dân tộc Việt nam

+ Dân tộc Việt nam có truyền thống văn hóa lâu đời, đó là truyền thống trọng đạo đức, lấy nhân nghĩa làm gốc, đề cao vai trò của nhân dân, khoan dung độ lượng, trọng trí thức, hiền tài

Trang 7

+ Con người Việt Nam có tâm hồn trong sáng, giàu lòng vị tha, yêu thương đồng loại, kết hợp được cái cái chung với cái riêng, gia đình với Tổ quốc, dân tộc

và nhân loại.

Những truyền thống tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của con người Việt nam ở trên là nhân tố quan trọng để hình thành tư duy về xây dựng một xã hội mới-xã hội chủ nghĩa, vừa là điều kiện thuận lợi để đi lên chủ nghĩa xã hội

3 Kinh nghiệm thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới

- Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội của các đảng Cộng sản trên thế giới, nhất là ở Liên

Xô và Trung Quốc.

Những kinh nghiệm đó có tác động không nhỏ đến tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam

- Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa những vấn đề có tính quy luật trong lãnh đạo cách mạng XHCN được rút ra từ Hội nghị các đảng Cộng sản và công nhân quốc tế năm 1957 và năm 1960.

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản

+ Thực hiện liên minh công nông

+ Cải tạo dần nền nông nghiệp theo hướng XHCN

+ Phát triển nền kinh tế quốc dân có kế hoạch

+ Tiến hành cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa

+ Xóa bỏ áp bức dân tộc, xây dựng sự bình đẳng dân tộc

+ Tiến hành công cuộc bảo vệ thành quả cách mạng XHCN

+ Đoàn kết quốc tế, thực hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản

4 Đặc điểm Việt nam tiến lên chủ nghĩa xã hội

- Chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành hai chiến lược cách mạng.

Sau năm 1954, chúng ta phải tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng là: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

- Chúng ta tiến lên CNXH từ một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

Theo thống kê có hơn 90% dân số mù chữ

Trang 8

- Đặc điểm lớn nhất của nước ta là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

+ Phản ánh sâu sắc những mâu thuẫn, khó khăn phức tạp chi phối suốt cả thời

kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Việt nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc

đổi xã hội cũ thành xã hội mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc” (Hồ Chí

Minh toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H.200, tr.176)

+ Đặt ra hàng loạt những vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải được nhận thức và giải quyết thỏa đáng để tìm ra con đường, hình thức, bước đi, cách làm phù hợp

Tóm lại, Những đặc điểm trên chính là cơ sở thực tiễn hết sức quan trọng,

quyết định trực tiếp đến việc tiếp thu, vận dụng những nguyên lý chung, những kinh nghiệm quý báu của thế giới, hình thành tư tưởng về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt nam của Hồ Chí Minh

II NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1 Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

a Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội

* Định nghĩa CNXH

Hồ Chí Minh chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về CNXH, nhưng ở các thời điểm khác nhau Hồ Chí Minh có cách tiếp cận khác nhau về CNXH Hiện nay, theo thống kế có hơn 20 định nghĩa của Hồ Chí Minh về CNXH Các định nghĩa CNXH được Hồ Chí Minh đề cập đến một số góc độ tiếp cận cơ bản sau

- Định nghĩa CNXH , CNCS như là một chế độ hoàn chỉnh, là con đường giải phóng nhân loại khỏi áp bức, bất công

Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại,

đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người, niềm vui, hòa bình hạnh phúc ” ( sđd, tập 1, tr.461).

- Định nghĩa CNXH bằng cách chỉ ra một mặt nào đó ( Chính trị, kinh tế, văn hoá…) của CNXH.

Trang 9

+ Khi đề cập đến chế độ sở hữu công cộng trong CNXH: “…CNXH là lấy

nhà máy, xe lửa, ngân hàng.v.v.làm của chung”

+ Đề cập đến quan hệ phân phối theo lao động ở CNXH: CNXH là: “Ai làm

nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con” ( sđd, tập 8, tr.226).

+ Về chính trị: " Chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ

do nhân dân lao động làm chủ "

+ Về phát triển văn hoá và con người: Chủ nghĩa xã hội “ gắn liền phát triển khoa học và kỹ thuật, với sự phát triển văn hoá của nhân dân”

+ Về kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết bình đẳng: " Chủ nghĩa xã hội không

phải cái gì cao xa hơn mà cụ thể là ý thức kỷ luật, tinh thần thi đua yêu nước Tinh thần đoàn kết tương trợ".

- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chỉ rõ phương hướng, phương tiện để đạt mục tiêu đó.

“Chủ nghĩa xã hội là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do ”

- Định nghĩa CNXH bằng cách xác định động lực xây dựng nó.

"Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân

dân và do nhân dân tự xây dựng lấy".( sđd, tập 10, tr.461).

* Đặc trưng bản chất của Chủ nghĩa xã hội

Trên cơ sở nghiên cứu định nghĩa CNXH của Hồ Chí Minh, có thể khái quát thành những đặc trưng bản chất của CNXH là:

- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân lao động làm chủ.

Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động tính tích cực, sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng đất nước

- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất phát triển và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

Nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động

- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức.

Trong đó người với người là bạn, là đồng chí, là anh em; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất, tinh thần phong phú, được tạo điều kiện phát triển hết khả năng vốn có của mình

- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý.

Trang 10

Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng; các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi

- Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân

tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 Các đặc trưng bản chất nêu trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa các di sản của quá khứ vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng CNXH

* Sự vận dụng của Đảng ta

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cụ thể thành 8 đặc trưng như sau: (Văn kiện Đại Hội Đảng X, Nxb CTQG, H 2006, Tr.68)

+ Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh + Do nhân dân làm chủ

+ Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

+ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

+ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện

+ Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ

và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

+ Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới

b Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa

xã hội

* Về Những mục tiêu cơ bản

- Mục tiêu chính trị: Chế độ chính trị mà chúng ta xây dựng là chế độ do

nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Hồ Chí Minh viết: “Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền

tảng liên minh công, nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”(T4, tr 161)

+ Trong nhà nước đó mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, “dân là chủ” chính phủ là đầy tớ chung của nhân dân

Ngày đăng: 11/04/2017, 10:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w