1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG CHI TIẾT môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH CHUYÊN đề tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đại đoàn kết dân tộc

18 694 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 110,5 KB

Nội dung

Trang bị cho người học nắm được cơ sở hỡnh thành, những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, trên cơ sở đó vận dụng tốt vào quá trỡnh nhận thức và thực hiện chớnh sỏch dõn tộc của Đảng và Nhà nước ta, quá trỡnh cụng tỏc vận động quần chúng xõy dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn biên giới.2. Yêu cầu: Nắm được những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Trên cơ sở nắm vững nội dung cơ bản, vận dụng tốt vào quá trình học tập, sinh hoạt và công tác sau khi ra trường. Đấu tranh có hiệu quả với những luận điểm xuyên tạc, sai trái xung quanh vấn đề đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay

Trang 1

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI PHÊ DUYỆT

Ngày… tháng… năm 20… Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bài : T ư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn

kết dân tộc Đối tượng: ĐẠI HỌC

Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1 Mục đích:

Trang bị cho người học nắm được cơ sở hỡnh thành, những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, trên cơ sở đó vận dụng tốt vào quá trỡnh nhận thức và thực hiện chớnh sỏch dõn tộc của Đảng và Nhà nước ta, quá trỡnh cụng tỏc vận động quần chúng xõy dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn biên giới

2 Yêu cầu:

- Nắm được những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

- Trên cơ sở nắm vững nội dung cơ bản, vận dụng tốt vào quá trình học tập, sinh hoạt và công tác sau khi ra trường

- Đấu tranh có hiệu quả với những luận điểm xuyên tạc, sai trái xung quanh vấn đề đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay

II NỘI DUNG

Nội dung (gồm 3 phần)

Phần 1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Phần 2 Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Phần 3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc vào xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân hiện nay

Trang 2

1 Thời gian toàn bài: 4 tiết

2 Phân chia cụ thể:

a Lên lớp: 4 tiết

b Nghiên cứu, thảo luận: tiết

IV ĐỊA ĐIỂM

Giảng đường

V TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1 Tổ chức: Theo quy mô lớp học

2 Phương pháp

a Phương pháp dạy: Sử dụng phương pháp thuyết trình, kết hợp với nêu

vấn đề và trình chiếu Power Point

b Phương pháp học: Nghe, bút kí, nghiên cứu tài liệu.

VI VẬT CHẤT ĐẢM BẢO

1 Tài liệu

- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia, H 2008 (từ tr.176 - tr.207)

- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ( dùng cho các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, H 2006 (từ tr.84- tr.116).

- 2 Vật chất đảm bảo

a Giáo viên: Giáo án, giáo trình tài liệu.

b Học viên: Bút, vở ghi, tài liệu nghiên cứu.

Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

I THỦ TỤC LÊN LỚP

- Nhận báo cáo ( Nhận lớp)

- Kiểm tra bài cũ, đánh giá nhận xét

- Giới thiệu kế họach nội dung bài mới

II TRÌNH T GI NG BÀIỰ GIẢNG BÀI ẢNG BÀI

Trang 3

GIAN PHÁP

phút

Hỏi- đáp, thuyết trình

Giáo án

I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT

DÂN TỘC

1 Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa

Mác-Lênin về vấn đề đoàn kết tập hợp

lực lượng cách mạng

2 Truyền thống yêu nước, đoàn kết

của dân tộc Việt Nam

3 Tư tưởng và bài học kinh nghiệm

về đoàn kết, tập hợp lực lượng trên thế

giới và ở nước ta

10 phút 15 phút 10 phút

Thuyết trình, nêu vấn đề, kết hợp với trình chiếu Power Point

Giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo

và phương tiện trình chiếu

Giáo án,

II NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI

ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề

chiến lược, bảo đảm thành công của

cách mạng Việt Nam

2 Đại đoàn kết dân tộc là một mục

tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách

mạng Việt Nam

3 Đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết

toàn dân Việt nam

4 Mặt trận dân tộc thống nhất là

tổ chức thể hiện khối đại đoàn kết dân

tộc

5 Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền

với đoàn kết quốc tế

20 phút 15 phút 20 phút

15 phút

15 phút

Thuyết trình, nêu vấn đề, kết hợp với trình chiếu Power Point

Thuyết trình, nêu vấn đề, kết hợp với trình chiếu Power Point

Trang 4

giáo trình, tài liệu tham khảo

và phương tiện trình chiếu

III VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ

MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

VÀO XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ

KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN

HIỆN NAY

1 Giáo dục nâng cao nhận thức về tính

cấp thiết xây dựng và củng cố khối đại

đoàn kết dân tộc hiện nay theo tư tưởng

Hồ Chí Minh

2 Quán triệt và thực hiện tốt những

quan điểm, chủ trương, biện pháp xây

dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong

tình hình mới

3 Xây dựng sự đoàn kết thống nhất

trong quân đội và phát huy vai trò của

quân đội trong xây dựng, phát triển

khối đại đoàn kết dân tộc.

10 phút

10 phút

10 phút

Thuyết trình, gợi mở, kết hợp với trình chiếu Power Point

phút

Thuyết trình Giáo án

III KẾT THÚC BÀI GIẢNG

1 Kết luận

Hoàn cảnh sẽ không ngừng đổi thay theo các quy luật khách quan Tư tưởng Hồ Chí minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận thống nhất sẽ ngày càng phát triển, hoàn thiện cùng với thực tiễn đang biến đổi của đất nước trên con đường đi vào thế kỉ XXI Tư tưởng của Người vẫn là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam để đi tới thắng lợi hoàn toàn và triệt để của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

2 Nội dung nghiên cứu

Câu 1 Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành tư tưởng Hồ

Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc?

Câu 2 Phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về

đại đoàn kết dân tộc Rút ra ý nghĩa thực tiễn của vấn đề?

Ngày tháng năm 20

Trang 5

NGƯỜI BIÊN SOẠN

MỞ ĐẦU

Đại đoàn kết dân tộc là một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một trong những cống hiến to lớn, đặc sắc của Người đối với cách mạng Việt Nam Hiện nay, việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một trong những vấn đề lý luận, thực tiễn cấp thiết, có

ý nghĩa chiến lược bảo đảm cho sự thành công của cách mạng nước ta trong thời kỳ mới

Trang 6

NỘI DUNG

i cơ sở hình thành tư tưởng Hồ chí minh về đoàn kết dân tộc

1 Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề đoàn kết, tập hợp các lực lượng cách mạng

Câu hỏi nêu vấn đề: Đồng chí hãy cho biết chủ nghĩa Mác-Lênin đã

khẳng định như thế nào về vai trò của quần chúng nhân dân và vấn đề đồng minh của giai cấp vô sản?

- Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, quần chúng là người sáng tạo nên lịch sử và quyết định tiến trình phát triển của lịch sử.

+ Khái quát lịch sử nhân loại C.Mác-Ph.Ăngghen đã chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ, trong đó khẳng định quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử và nhiệm vụ cách mạng càng

phát triển thì vai trò đó càng tăng

Vì vậy, Mác, Ăngghen đề ra khẩu hiệu: “ Vô sản thế giới liên hợp lại”.

+ Phát triển quan điểm của C.Mác-Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã chỉ rõ cách mạng là ngày hội của quần chúng Song, vai trò của quần chúng chỉ được phát

huy khi họ được tổ chức, tập hợp thành một khối thống nhất

Lênin kế thừa và phát triển khẩu hiệu của C.Mác: “Vô sản tất cả các nước

và các dân tộc bị áp bức đòan kết lại ”

- Chủ nghĩa Mác - Lênin còn chỉ rõ vấn đề bạn đồng minh của giai cấp vô sản là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong cách mạng vô sản

Tổng kết Công xã Pa ri, C Mác -Ph Ăngghen viết: “Công nhân pháp

không thể tiến lên được một bước nào và cũng không thể đụng đến một sợi tóc nào của chế độ tư sản trước khi đông đảo nhân dân đứng giữa giai cấp vô sản

và giai cấp tư sản tức là nông dân và giai cấp tiểu tư sản nổi dậy chống lại chế

độ tư sản chống lại sự thống trị của tư bản, chưa bị tiến trình của cách mạng buộc phải đi theo những người vô sản” (C Mác -Ph Ăngghen toàn tập, tập 7 Nxb CTQG H., 1993, Tr 30).

Lênin khẳng định: “Không có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiên phong của mình, tức là đối với giai cấp vô sản thì

Trang 7

cách mạng vô sản không thể thực hiện được.”( V.I Lênin toàn tập, tập 39, Nxb TBM 1979, T.r 251) “Chỉ có một giai cấp vô sản tiến hành cách mạng thì đó là điều dại dột và còn là một tội ác nữa”.

=> Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhận định và đánh giá một cách đúng

đắn về vai trò và khả năng to lớn của quần chúng nhân dân; chỉ ra chiến lược, sách lược để thực hiện đoàn kết, tập hợp lực lượng cho cách mạng

2 Truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc Việt Nam

- Đây là truyền thống tốt đẹp được hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm

Câu hỏi nêu vấn đề : Tại sao truyền thống này của dân tộc lại được hình

thành từ nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm ?

+ Nền kinh tế bản địa của Việt Nam là nông nghiệp trồng lúa nước, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên Vì vậy, người dân Việt Nam phải đoàn kết lại mới có thể trinh phục được thiên nhiên

VD: Để đắp đê phải cần nhiều người mới có thể thực hiện được

+ Kẻ thù của dân tộc Việt nam luôn là những nước có tiềm lực vật chất mạnh hơn ta nhiều lần Vì vậy, để giành được thắng lợi, bảo vệ độc lập dân tộc, dân tộc Việt nam phải đoàn kết lại

VD: Các triều đại phong kiến phương Bắc, Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ

- Tinh thần, ý thức ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch của cả dân tộc để chiến thắng mọi thiên tai, địch hoạ, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.

VD: Từ thế kỷ thứ III Người Âu Lạc đã đánh tan 50 vạn quân xâm lược

nhà Tần, sau Tần là các đế quốc phương Bắc: Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh

- Yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết…đối với người Việt Nam đã trở thành một tình cảm tự nhiên.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Thành một triết lí nhân sinh:

Trang 8

“Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Trở thành một phép ứng xử trong tư duy chính trị:

“Tình làng, nghĩa nước”.

“Nước mất thì nhà tan”.

“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh…”

- Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ truyền thống yêu nước- đoàn kết- nhân nghĩa của dân tộc và sau này Người đã phát triển lên một tầm cao mới.

Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn Nó lướt qua mọi hiển nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, H.2000, tr 171, 172)

3 Tư tưởng và bài học kinh nghiệm về đoàn kết, tập hợp lực lượng trên thế giới và ở nước ta

- Hồ Chí Minh nghiên cứu, kế thừa những kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta

+ Hồ Chí Minh nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm từ những thành công và thất bại của các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta

trong lịch sử

+ Hồ Chí Minh nghiên cứu các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX của nhân dân ta, thấy được những hạn chế trong việc tập hợp lực lượng của các sĩ phu yêu nước

Hồ Chí Minh rút ra bài học: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như

một thì nước ta độc lập tự do, trái lại, lúc nào nước ta không đoàn kết thì bị nước ngoại xâm lấn” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia,

H.2000, tr 217)

- Hồ Chí Minh nghiên cứu, kế thừa những kinh nghiệm của các phong trào cách mạng trên thế giới.

+ Người nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản: nguyên nhân thắng lợi ? Tại sao cách mạng tư sản chỉ là “cách mạng nửa vời”?

Trang 9

+ Nghiên cứu các cuộc cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh tiềm ẩn của họ, cũng như những hạn chế: chưa biết đoàn kết, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…

+ Nghiên cứu cách mạng tháng Mười Nga, đã giúp Người hiểu được một cách thấu đáo con đường và những bài học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là bài học

về huy động và tập hợp lực lượng quần chúng công nông

II NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng

- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết không phải là một thủ đoạn chính trị mà là một chiến lược của cách mạng Việt Nam.

+ Hồ Chí Minh cho rằng: đoàn kết diễn ra không những trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà còn diễn ra trong cách mạng XHCN và trên tất cả các nhiệm vụ cách mạng

Hồ Chí Minh viết: “Đoàn kết của chúng ta không những rộng rãi, mà còn

đoàn kết lâu dài, đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, H.2000, tr.

438)

+ Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách, hình thức, phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp, nhưng theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc luôn là vấn đề sống còn của cách mạng

+ Đây là tư tưởng nhất quán bao trùm trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng;

là thái độ rõ ràng dứt khoát trong nói và làm của Hồ Chí Minh

VD: Theo thống kê về những bài viết, bài nói của Người, chỉ tính từ tháng 7/1954 đến tháng 8/1969 trong tổng số 1.056 bài có 406 bài trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề đoàn kết

- Người nêu ra nhiều luận điểm có tính chân lý thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa đoàn kết với sự thành công của cách mạng.

Trang 10

+ Đoàn kết làm ra sức mạnh “đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”.

+ Đoàn kết là điểm mẹ, “điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”,

+ Đoàn kết là chìa khoá của thành công,

Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công thành công đại thành công”

- Trong thực tiễn Người đã phát huy tốt khối đại đoàn kết dân tộc, tạo nên một sức mạnh vô địch cho cách mạng và cho đất nước.

+ Trong cách mạng giải phóng dân tộc: tiến hành tập hợp rông rãi mọi lực lượng yêu nước vào mặt trận Việt Minh

+ Những năm sau cách mạng tháng 8, trước tình thế cách mạng “ngàn cân treo sợi tóc” Người đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để tập hợp lực lượng, thu phục nhân tài, đoàn kết dân tộc v.v

+ Trong kháng chiến chống Pháp, Người đã động viên và tổ chức được

toàn dân đứng lên kháng chiến: “Muốn đánh Pháp, Nhật ta chỉ có một điều là đoàn kết”.

+ Trong kháng chiến chống Mỹ, Người xác định vai trò quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trên cả hai miền đất nước trong Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam “Một ngón tay thì yếu, năm ngón tay chụm lại thì tạo nên sức mạnh

to lớn”.

+ Trước lúc “đi xa”, điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh là: toàn Đảng, toàn dân đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, đôc lập, dân chủ và giàu mạnh

+ Người là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc

2 Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

- Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt nam.

Trang 11

+ Trong “Lời kết thúc buổi ra mắt Đảng lao Động Việt Nam” ngày

3-3-1951 Hồ Chí Minh đã thay mặt đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc:

“ Mục đích của Đảng lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC” (Sđd, tập 6, tr.183).

+ Nói chuyện với cán bộ tuyên huấn về Cách mạng XHCN Người chỉ rõ: “

Trước cách mạng Tháng tám và trong kháng chiến thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc Một là đoàn kết, Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập Chỉ đơn giản thế thôi Bây giờ mục đích tuyên truyền huấn luyện là: Một là đoàn kết Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà” (Sđd, tập 11, tr 130).

- Đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc

+ Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng

+ Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực

có tổ chức và sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người

3 Đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết toàn dân Việt Nam

Câu hỏi nêu vấn đề: Toàn dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu

như thế nào? Để thực hiện đoàn kết toàn dân theo Hồ Chí Minh cần phải làm gì?

- Các khái niệm “dân”, “nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nội hàm rất rộng.

+ Người dùng các khái niệm này để chỉ “mọi con dân nước Việt”, “mỗi một con Rồng, cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, lứa tuổi.

Ngày đăng: 11/04/2017, 10:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w