Người đã tập hợp, quy tụ được các dân tộc, các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, nhân sỹ trí thức, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Trang 1BÀI 6:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
I Đặt vấn đề
Đại đoàn kết dân tộc là một trong những truyền thống quý báu, một sức mạnh vĩ đại đã được thử thách trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, nhất là trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc Từ khi có Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã kế thừa và không ngừng phát huy sức mạnh đó, mở rộng nội dung và nâng nó lên một tầm cao mới, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng mới
Đại đoàn kết dân tộc đã trở thành một những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng rộng rãi và bền vững Người đã tập hợp, quy tụ được các dân tộc, các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, nhân sỹ trí thức, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam
Đại đoàn kết dân tộc đã trở thành nội dung xuyên suốt trong tư tưởng cũng như hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một trong những cống hiến đặc sắc của Người cho cách mạng Việt Nam Đây cũng là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng đối với cách mạng nước ta trong tình hình hiện nay
II Mục đích, yêu cầu
1 Mục đích
Bài học này giúp cho học viên:
`- Về kiến thức
Trang 2+ Hiểu chính xác, đầy đủ những những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
+ Thấy được sự cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh về lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam để từ đó biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết vào công cuộc xây dựng khối đại doàn kết toàn dân trong giai đoạn hiện nay
- Về tư tưởng, thái độ
+ Giúp học viên xây dựng niềm tin vững chắc vào quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tích cực đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
+ Giúp học viên thấy được những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, từ đó xây dựng tình cảm, niềm tin và sự kính trọng đối với vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của cách mạng và dân tộc Việt Nam
- Về kĩ năng
+ Thu thập, xử lý các tài liệu có liên quan để nghiên cứu vấn đề
+ Vận dụng kiến thức của bài học để nghiên cứu những vấn đề có liên quan ở bài học khác, môn học khác và trong cuộc sống
III Nội dung và thời gian
1 Nội dung: gồm 3 phần (Trong tâm phần II, trọng điểm 2.3)
- I Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- II Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- III Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh
Trang 32 Thời gian:
- Thời gian lên lớp:
- Thời gian thảo luận, ôn luyện:
IV Phương pháp
- Giáo viên: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề
- Học viên: Đọc tài liệu, nghe, ghi chép, thảo luận
V Giáo trình, tài liệu
- Giáo trình:
+ HĐTW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, H, 2003 (Tái bản 2008).
- Tài liệu tham khảo:
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Dùng trong
các trường đại học và cao đẳng), Nxb CTQG, H, 2006 (Tái bản 2008, 2010, 2011)
+ Tổng cục Chính Trị, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb QĐND, H, 2006 + Song Thành (Chủ biên), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb CTQG, H, 2010
+ Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 1 – 15
Trang 4I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
* Khái niệm về đại đoàn kết
Từ điển Tiếng Việt: Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo dục, năm
1994, đưa ra khái niệm: Đoàn kết là “kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung”, đại đoàn kết là “đoàn kết rộng rãi”
Hồ Chí Minh: Trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập chỉ có duy nhất một lần
Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa về đại đoàn kết, thể hiện trong Bài Nói chuyện tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên - Việt toàn quốc, (10.1.1955) Theo đó, “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Đó là nền gốc của đại đoàn kết Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ, thì dù những người đó trước đây chống ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ” (T7, tr.438).
Trong tác phẩm Bệnh tự kiêu, tự ái, (1948), Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ:
“Không đoàn kết tức là cô độc Đã cô độc thì chẳng việc gì thành công” (T5,
Trong một số bài, cụm từ Đoàn kết, Đại đoàn kết được Hồ Chí Minh lặp đi lặp
lại với một tần số rất cao Ví dụ:
- 16 lần trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947)
- 17 lần trong Bài nói chuyện tại lễ khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt (1951)
Trang 5- 19 lần trong Diễn văn kỷ niệm Quốc khánh (1957)
Như vậy có thể nói: Đại đoàn kết là một nội dung nổi bật, xuyên suốt trong tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh
Tóm lại : Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một hệ thống quan
điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục, tổ chức, tập hợp lực lượng cách mạng một cách rộng rãi và chắc chắn, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của dân tộc, của quốc
tế, đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH
Đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh gồm có đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong Đảng và đoàn kết quốc tế.
1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng; từ truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc; từ kinh nghiêm của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đoàn kết, tập hợp lực
lượng cách mạng
- Chủ nghĩa Mác – Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng;
nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử Nhưng quần chúng nhân dân chỉ phát huy được sức mạnh to lớn đó khi học được giáo dục, giác ngộ đầy đủ, được tổ chức chặt chẽ thành một khối thống nhất và đặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính – Đảng của giai cấp công nhân
Theo Lênin, nếu không có sự giáo dục, tổ chức, tập hợp, đoàn kết lại thì quần chúng nhân dân cũng chỉ như những “củ khoai tây” đựng vào bao thì tụ lại còn đổ ra thì mỗi củ lăn một nơi
- Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng chỉ ra rằng, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau; cách mạng vô sản muốn giành được thắng lợi phải đoàn kết những người vô sản ở chính quốc với những người
Trang 6vô sản và nhân dân lao động ở các thuộc địa, liên minh công nông là cơ sở to lớn của cách mạng, đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế, giai cấp vô sản
là lực lượng lãnh đạo cách mạng và phải tự mình trở thành giai cấp dân tộc
Lênin cho rằng: Tranh thủ bạn đồng minh, lôi kéo họ về phía mình là một vấn đề chiến lược Nếu không làm được điều đó là một điều dại dột, thậm chí là tội ác nữa.
- Mác, Ăngghen và Lênin đề cập đến vấn đề đoàn kết quốc tế đều trên cơ
sở tôn trọng nền độc lập của mối quốc gia để tạo điều kiện cho liên minh và đoàn kết quốc tế tự nguyện Đồng thời các ông cũng nêu lên những luận điểm có
ý nghĩa chiến lược, nhằm đoàn kết, tập hợp lực lượng vô sản toàn thế giới vào cuộc đấu tranh chung là giải phóng nhân loại
Mác nêu khẩu hiệu: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”
Lênin làm cách mạng vô sản thành công ở nước Nga, lực lượng công - nông đã trở thành cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết quốc tế Khẩu hiệu của Mác được Lênin
mở rộng “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”
- Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định sự hình thành và bản chất cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Người từng bước tiếp cận các trào lưu tiến bộ của thời đại, đánh giá chính xác các yếu tố tích cực cúng như những hạn chế trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành
tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế
Truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc
- Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là lịch sử đấu tranh không mệt mỏi chống hạn hán, lũ lụt và chống chiến tranh xâm lược của các thế lực bên ngoài
Từ trong cuộc đấu tranh trường kỳ ấy, đã sớm nảy sinh ý thúc cố kết cộng đồng, ý
Trang 7thức tập thể và cao hơn nữa là ý thức dân tộc Ý thức này ngày càng thấm sâu vào tư tưởng tình cảm, tâm hồn của mỗi người Việt Nam và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành một truyền thống bền vững của dân tộc.
- Truyền thống yêu nước - đoàn kết - nhân nghĩa đã trở thành một tình cảm tự nhiên, in đậm trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầng gắn bó chặt chẽ: gia đình – làng xã – quốc gia (nhà – làng – nước) và trở thành sợi dây liên kết các dân tộc, giai cấp, tầng lớp trong cộng đồng người Việt; đã tạo thành sức mạnh vô địch để dân tộc ta có thể chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, cũng như đấu tranh bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ lãnh thổ quốc gia
- Điều nay đã được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, trong mỗi con người Việt Nam, yêu nước – đoàn kết – nhân nghĩa đã trở thành:
+ Một tình cảm rất tự nhiên và thân thuộc:
• Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng.
• Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
• Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc, dở hay vui vầy.
+ Một triết lý nhân sinh:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Trang 8- Truyền thống ấy không chỉ được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian mà còn được các anh hùng dân tộc ở các thời kỳ lịch sử khác nhau nâng lên thành phép đánh giặc, giữ nước như:
+ Trần Hưng Đạo ở thế kỷ XIII từng khuyên vua Trần Anh Tông: “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó mới là thượng sách giữ nước” 1 Thực hiện chiến lược “toàn dân là lính”, “cả nước đánh giặc”, Vua tôi nhà Trần đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên – Mông Tổng kết nguyên nhân của cuộc chiến thắng,
Trần Hưng Đạo khẳng định: “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức” 2 nên đã thắng giặc
+ Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV cũng chỉ ra cội nguồn của sức mạnh giữ nước
chính là lòng dân, “chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân” Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng chỉ ra chiến lược giữ đánh giặc giữ nước:
“Nhân dân bốn cõi một nhà,
Dựng cần trúc ngon cờ phất phới.
Tướng sỹ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” …
- Truyền thống ấy được tiếp tục tiếp nối trong tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc của các nhà yêu nước trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và các thế lực phong kiến tay sai ở đầu thế kỷ XX, mà tiêu biểu nhất là cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh
- Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức và tiếp thu được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là truyền thống yêu nước – đoàn kết – nhân nghĩa Người đánh giá cao sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết và lòng yêu
nước của dân tộc Việt Nam Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần yêu nước ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn
Trang 9sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (T6, tr.171).
Từ đó Người nhắc nhở: “Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” (T2, tr.172)
Tư tưởng và bài học kinh nghiệm về đại đoàn kết trên thế giới và Việt
Nam
- Hồ Chí Minh tiếp thu những giá trị, hạt nhân hợp lý trong văn hoá phương Đông, phương Tây và tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà cách mạng lớn ở khu vực để hình thành nên tư tưởng đại đoàn kết dân tộc
+ Ở Nho giáo, với những tư tưởng đại đồng, nhân ái, luân lý yêu thương được Hồ Chí Minh tiếp thu, cải biến
+ Ở đạo Phật, tinh thần “Lục hoà” - sáu phương pháp cư xử nhằm tạo ra
sự hoà hợp để đạt tới mục đích cao đẹp: Thân hòa đồng trụ, ngôn hòa đồng hiệp, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tụ, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân.
Quan điểm “Cầu đồng tồn dị”: tìm điểm tương đồng để cùng tồn tại trong
sự khác biệt Quan điểm này của Phật giáo cũng được Hồ Chí Minh tiếp thu và
đề cao Nêu cao chữ “Đồng” khiến cho người ta có thể loại bỏ thành kiến, cổ vũ tinh thần đoàn kết dân tộc
“Khuyên ai xin nhớ chữ đồng,
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.” (T3, tr.206)
+ Ở Thiên chúa giáo, tư tưởng “bác ái”, giáo huấn con người phải đối xử
thương yêu, nhân ái với nhau Tình yêu thương là cơ sở để con người gần gũi với nhau hơn, tạo thành một khối đoàn kết vững chắc
+ Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu nhưng tư tưởng của phương Tây như tư
tưởng “Tự do - bình đẳng - bác ái”.
Trang 10- Kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đã giúp
Hồ Chí Minh xây dựng chiến lược đại đoàn kết dân tộc
+ Người thấy rằng mặc dù các phong trào yêu nước Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi nhưng đều thất bại vì chưa có phương thức đoàn kết, tập hợp lực lượng và chưa có tổ chức lãnh đạo Đòi hỏi khách quan của lịch sử, cần phải
có nhân thức mới về đoàn kết, tập hợp lực lượng, phù hợp với yêu cầu của thời đại mới
Ví dụ:
• Phong trào Cần Vương (1885 - 1895), do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh Vua Hàm Nghi phát động chống Pháp xâm lược đã thất bại do: tính chất cục bộ, địa phương, không liên kết phối hợp hoạt động với các địa phương khác, phong trào khác; không đoàn kết tôn giáo (đàn áp, giết hại những người Công giáo); không đoàn kết dân tộc, sắc tộc
• Phan Bội Châu cũng đã chủ trương đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế để
chống thực dân Pháp xâm lược Trong tác phẩm Hải ngoại huyết thư (1906), ông
đã xác định tập hợp 10 hạng Người để chống Pháp: Phú hào, Quý tộc, Nhi nữ, Anh sỹ, Du đồ, Hội đảng, Thông ngôn, Ký lục, Bồi bếp, tín đồ Thiên chúa giáo nhưng thiếu Công nhân, Nông dân Trong đoàn kết quốc tế ông chủ trương đoàn
kết theo quan điểm “Đồng châu, đồng chủng, đồng văn”, vì thế ông xác định
Nhật là bạn và phát động phong trào Đông Du
+ Trong quá trình đi tìm đường cứu nước của mình, Hồ Chí Minh cũng tiến hành khảo sát phong trào cách mạng ở các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa ở hầu khắp các châu lục
• Người nghiên cứu cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ Người cho rằng, hai cuộc cách mạng này thắng lợi vì giai cấp tư sản đã biết tập hợp nhân dân, nêu ra
Trang 11khẩu hiệu: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” để lôi kéo quần chúng lao động đi về
phía mình chống phong kiến
Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Người phân tích: “Dân Pháp tuy lương thực ít, súng ống thiếu nhưng chỉ nhờ gan cách mệnh mà trong dẹp nội loạn, ngoài phá cường quyền”(T2, tr.272), dân Mỹ quá khổ cực nên “sống chết cũng đuổi được chính phủ Anh mới thôi” (T2, tr.270).
Tuy nhiên, đây là những cuộc cách mạng tư sản không đến nơi bởi vì sau khi thành công giai cấp tư sản đã quay lưng lại đàn áp nhân dân, nên cách mạng thành công rồi mà quần chúng vẫn bị bóc lột, nô dịch; những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cũng đều thất bại nguyên nhân là chưa có phương pháp tập hợp mọi lực lượng, chưa biết đoàn kết
• Hồ Chí Minh còn nghiên cứu cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc Người nhận thấy sức mạnh tiềm ẩn to lớn của họ, đồng thời cũng thấy được những hạn chế của các phong trào đấu tranh ở đây Người cho rằng, phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa do chưa có lý luận tiên tiến soi đường, chưa có chính đảng tiền phong của giai cấp vô sản đúng ra tổ chức tập hợp lực lượng Mặt khác ở đó chưa có sự liên kết với nhau trên phạm vi quốc tế và chưa
có sự phối hợp hành động giữa CMVS ở các nước TB với CMGPDT ở các nước thuộc địa nên chưa thắng lợi
Người chỉ rõ: “Trong nhiều nước thuộc địa, họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong máu Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo”(T1, tr.289).
• Người chú ý đến cuộc cách mạng Trung Quốc và Ấn Độ, nhất là hai nhân vật tiêu biểu là Tôn Trung Sơn, Mahatma Gandhi
Ví dụ: Tôn Trung Sơn – lãnh tụ của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) Ông chủ trương đoàn kết 400 dòng họ lớn của người Trung Quốc nhằm thực hiện
Trang 12đoàn kết dân tộc chống đế quốc Chủ trương “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ công nông”; “Hợp tác quốc cộng” nhằm “đánh đuổi Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, bình quân địa quyền”
Còn phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỷ XX nhằm mục tiêu xây dựng một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ
Những cuộc cách mạng này đem lại cho Hồ Chí Minh nhiều bài học về tập hợp lực lượng để tiến hành cách mạng, đoàn kết các giai cấp, đảng phái, tôn
giáo, nhất là bài học xác định mục tiêu cách mạng phù hợp với nguyện vọng của quàn chúng nhân dân Tư tưởng này của ông đã giúp Hồ Chí Minh thấy rõ hơn
vai trò của chủ nghĩa dân tộc trong tiến hành thực hiện chủ trương đoàn kết ở các nước thuộc địa nói chung và ở Việt Nam nói riêng Những bài học này có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh
• Hồ Chí Minh cũng giành nhiều thời gian để nghiên cứu cuộc cách mạng tháng Mười Nga, Người thấy rằng cuộc cách mạng này đã thành công đến nơi, đem lại cho Hồ Chí Minh nhiều bài học về kinh nghiệm huy động, tập hợp lực
lượng quần chúng đông đảo, nhất là sức mạnh của khối đoàn kết công nông và tài năng lãnh đạo của những người cộng sản trong việc giành chính quyền và
bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đánh tan sự can thiệp của 14 nước đế quốc, để xây dựng chế độ XHCN, mở ra một thời đại mới cho lịch sử nhân loại Chính cuộc cách mạng này đã đem lại cho Hồ Chí Minh nhiều kiến thức thực tiễn về xây dựng, tập hợp lực lượng
Cuộc hành trình khắc các châu lục đã giúp Hồ Chí Minh thêm nhiều hiểu biết phong phú, có tầm nhìn rộng lớn về vấn đề dân tộc và thuộc địa, về chủ nghĩa thực dân và đế quốc Kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng của Việt Nam và các nước trên thế giới là cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Trang 131.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc gồm một hệ thống những quan điểm nhằm định hướng cho nhận thức và hành động của Đảng ta trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Trong đó, có quan điểm về vị trí vai trò của đại đoàn kết dân tộc, có quan điểm mang tính nội dung, có quan điểm mang tính hình thức – nguyên tắc đoàn kết và có quan điểm về phương pháp đại đoàn kết dân tộc
1.2.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam
- Đây là quan điểm quan trọng, chỉ ra vai trò của đại đoàn kết dân tộc đối với sự thành công của cách mạng Việt Nam
Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, chứ không phải là nhiệm vụ mang tính nhất thời hay là một giải pháp tình thế
Trong Bài nói chuyện tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên Việt toàn quốc (10.1.1955), Hồ Chí Minh đã khẳng định “Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị”(T7, tr.438).
+ Vấn đề Chiến lược: là vấn đề có tính chất toàn cục, lâu dài, ổn định,
xuyên suốt tiến trình cách mạng
+ Vấn đề Sách lược: là trên cơ sở vấn đề chiến lược, căn cứ vào hoàn cảnh
lịch sử cụ thể, Đảng ta đề ra những mục tiêu, biện pháp cho từng thời kỳ cách mạng cụ thể
- Vì sao đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam?
+ Theo Hồ Chí Minh, cách mạng muốn thành công phải có lực lượng, lực lượng đó phải đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội
Trang 14mới Muốn có lực lượng không còn cách nào khác là thực hành đoàn kết vì
“đoàn kết là lực lượng”, đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh vô địch
Người căn dặn: “Đoàn kết là sức mạnh; có sức mạnh đoàn kết thì làm gì cũng thành công” (T10, tr.102).
Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Người chỉ rõ: “Bất kỳ khó khăn gì, bất
kỳ việc to mấy ta đoàn kết đều làm được hết cả Ví dụ: Lật đổ chế độ thực dân phong kiến có khó không? Khó thế nhưng ta đoàn kết nên ta lật đổ được Lúc bắt đầu kháng chiến, ta ở trong cảnh rất khó khăn Pháp có hải quân, không quân, xe tăng, có những tên tướng có kinh nghiệm mấy chục năm, có khí giới của Mỹ giúp Lúc đó cơ đồ ta chỉ có tay không mà phải đánh một kẻ địch mạnh hơn Nhưng chúng ta đã thắng Vì sao? Vì đoàn kết” (T8, tr.403)
Do đó, Người khẳng định: “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi” (T11,tr 22); “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công” (T11,tr 154).
+ Trong thời đại mới kẻ thù của cách mạng là kẻ thù rất mạnh, mang tính quốc tế Nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ, phải đoàn kết tập hợp được tất cả các lực lượng có thể tập hợp được, phải xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững Đây chính là chìa khóa thành công của cách mạng hay nói cách khác đoàn kết là nhân tố cơ bản tạo nên thành công
Người chỉ rõ: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do Trái lại, lúc nào nước ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”(T3, tr.217) Người nhấn mạnh: “Ngày nay, sự đoàn kết trong Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là sự đoàn kết chặt chẽ giữa các cán bộ lãnh đạo” (T7, tr.492).
Vì thế, theo Hồ Chí Minh: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định có thể khắc phục được mọi khó khăn, phát triển mọi thuận
Trang 15lợi và làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó” (T7, tr 392); “Đoàn kết là lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi” (T7, tr.397).
+ Nhân dân là lực lượng đông đảo to lớn, nhưng nhân dân phải được tổ chức, giáo dục thì mới phát huy được sức mạnh to lớn thực sự nên phải đoàn kết
Người khẳng định: “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”(T9, tr 290).
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đại đoàn kết là một lực lượng tất thắng Nhờ đại đoàn kết
mà cách mạng đã thắng lợi, kháng chiến đã thành công Nay chúng ta đại đoàn kết thì cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta nhất định thắng lợi, nước nhà nhất định thống nhất” (T8, tr 198) Đoàn kết là điểm mẹ, “Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt…” (T8, tr 392) Do đó, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công” (T10,tr 607).
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa sống còn, lâu dài quyết định thành bại của cách mạng Đây là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, nhằm tạo ta sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù
- Để quy tụ được mọi lực lượng, theo Hồ Chí Minh, tuỳ từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể để điều chỉnh chính sách, phương pháp tập hợp cho phù hợp với mọi đối tượng nhằm thực hiện mục tiêu chung của dân tộc Song đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định sự thành bại của cách mạng
- Thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách đoàn kết dân tộc đúng đắn, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi
to lớn: làm cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ
Trang 16Cộng hòa; kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình, thống nhất đất nước; giành thắng lợi trong cuông cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN…
Ví dụ:
+ Trong bài Kính cáo đồng bào (1941), nhằm kêu gọi toàn dân đoàn kết góp sức vào sự nghiệp cứu nước, Hồ Chí Minh viết: “Hỡi đồng bào yêu quý! Việc cứu nước là việc chung Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dẫu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề” (T3, tr.198)
+ Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946, Người kêu
gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp
để cứu Tổ quốc” (T4, tr.480).
Như vậy, với Hồ Chí Minh “đoàn kết, đại đoàn kết” là một trong
những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng, là một chiến lược cách mạng
- chiến lược huy động tập hợp lực lượng, hình thành nên sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong đấu tranh với kẻ thù chung Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh còn trở thành đạo lý sống và lối ứng xử Việt Nam
ĐH X của Đảng cũng xác định: “Đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” 3
Đại hội XI của Đảng (2011) cũng xác định: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới
Trang 17Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc Ðề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội”.
1.2.2 Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam
- Đây cũng là một quan điểm mà Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh tới vai trò của đại đoàn kết dân tộc đối với cách mạng Việt Nam
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là vấn đề chiến lược nói chung mà còn được thể hiện một cách thiết thực cụ thể trong từng giai đoạn, thời kỳ cách mạng, trở thành mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
+ Trong thời kỳ 1941 - 1945 mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng lúc này là
cứu quốc Do đó, khẩu hiệu “Việt Nam hoàn toàn độc lập”, “chính quyền về tay nhân dân”, “Cùng nhau đoàn kết đặng mà đấu tranh…Làm cho rõ mặt cháu Tiên, con Rồng” (T3, tr., 202).
+ Thời kỳ 1946 - 1954 cuộc cách mạng tháng Tám thành công nhiệm vụ
lúc này là đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng Lời hiệu triệu “Tổ quốc trên hết”, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
+ Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3.3.1951, Hồ Chí Minh thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao Động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC” (T6, tr 183)
Trang 18+ Trong bài nói chuyện với cán bộ tuyên huấn miền núi về cách mạng xã
hội chủ nghĩa, Người chỉ rõ: “Trước cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc Một là, đoàn kết Hai là, làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập Chỉ đơn giản thế thôi Bây giờ mục đích tuyên truyền, huấn luyện là: “Một
là, đoàn kết Hai là, xây dựng chủ nghĩa xã hội Ba là, đấu tranh thống nhất nước nhà” (T11, tr 130).
- Nhận thức rõ và đánh giá đúng đắn vai trò, khả năng to lớn của quần
chúng nhân dân, Hồ Chí Minh cho rằng, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc
Đảng phải tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và những yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn cách mạng để xác định nội dung, hình thức tuyên truyền vận động quần chúng cho phù hợp và đưa ra khẩu hiệu phản ánh đúng đắn đòi hỏi cấp bách của lịch sử, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân
Như vậy, đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng; là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng Đảng có nhiệm vụ đáp ứng những đòi hỏi
ấy bằng cách đứng ra tập hợp quần chúng tạo thành một sức mạnh vô địch thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng
1.2.3 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
* Đây là quan điểm mà Hồ Chí Minh đề cập về lực lượng của đại đoàn kết dân tộc - đó chính là lực lượng toàn dân.
* Khái niệm về Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh
- Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nội hàm rất rộng, Người thường
dùng các khái niệm: dân ta, nhân dân, quần chúng nhân dân, đồng bào… để chỉ
Trang 19về Dân Theo Hồ Chí Minh, đã là người Việt Nam đều có một nguồn gốc chung
“con dân nước Việt”, “con Lạc cháu Hồng”, “con Rồng cháu Tiên”, “người chung một bọc”.
- Khái niêm dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa dùng để chỉ quần chúng nhân dân nói chung, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, già trẻ, giái trai, giàu nghèo, quý tiện, trong nước hay ngoài nước… đều là chủ thể, là lực lượng chủ yếu của khối đại đoàn kết dân tộc
Như vậy, Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện sự bao dung, độ
lượng, nhân ái và nhân đạo cao cả, là một trong những lực lượng quan trọng được Hồ Chí Minh chủ động khơi dậy và phát huy nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
∗ Quan niệm về lực lượng trong đại đoàn kết dân tộc
- Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi và lâu dài, phải tập hợp được tất cả mọi người dân (toàn dân) vào một khối trong cuộc đấu tranh chung Theo ý nghĩa đó lực lượng đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, gồm nhiều tầng lớp, giai cấp, bộ phận, lực lượng xã hội
từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ xa đến gần, từ trên xuống dưới… không phân biệt là lực lượng nào, không bỏ sót lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng yêu nước, trung thành, sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không là việt gian, không phản bội lại quyền lợi của dân chúng
Người đã nhiều lần khẳng định: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi
mà còn đoàn kết lâu dài…Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ”(T7,
tr 438).