1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chương 6: Các hình thái tư bản

18 279 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 409 KB

Nội dung

Mục đích yêu cầu Nắm và hiểu rõ các nội dung cơ bản sau - Sự khác biệt giữa các phạm trù: CPSXTBCN với chi phí thực tế và TB ứng trước - Sự khác biệt giữa các phạm trù: P và m; m’ và p’

Trang 1

CHƯƠNG VI

CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN

CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

A Mục đích yêu cầu

Nắm và hiểu rõ các nội dung cơ bản sau

- Sự khác biệt giữa các phạm trù: CPSXTBCN với chi phí thực tế và TB ứng trước

- Sự khác biệt giữa các phạm trù: P và m; m’ và p’

- Quá trình cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành GCTT của HH

- Sự hình thành tỷ xuất P bình quân, P bình quân và sự chuyển hoá giá trị HH thành GCSX

- Bản chất của TB thương nghiệp và P thương nghiệp

- Đặc điểm của TB cho vay và các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận động của Z và Z’

- Bản chất của địa tô TBCN và các hình thức địa tô dưới CNTB

Hiểu được bản chất bên trong của các hiện tượng trực tiếp chi phối hành vi của các chủ thể kinh tế trong nền KTTTTBCN: CPSX, lợi nhuận, giá cả

- Nắm bắt được các tất yếu KT trong việc thực hiện giá cả, lợi nhuận,

- Tạo cơ sở hình thành tư duy khoa học trong việc xử lý các vấn đề giá cả, P, phân chia P trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang hoạt động theo cơ chế thị trường

B Những nội dung cơ bản

I LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN VÀ GIÁ CẢ SX

1 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

a Chi phí SXTBCN

Quá trình ng cứu ta nhận thấy rằngTT là sản phẩm cuối cùng của lưu thông HH giản đơn và là hình thức biểu hiện đầu tiên của TB

- Đối với XH: muốn tạo ra giá trị HH, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định gọi là chi phí lao động bao gồm lao động quá và lao động hiện tại Lao động quá khứ (lao động vật hoá) tức là giá trị của TLSX (c); lao động hiện tại (lao động sống), tức là lao động tạo ra giá trị mới (v + m)

Đứng trên quan điểm xã hội mà xét, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của XH, chi phí tạo thành giá trị HH

Ký hiệu giá trị HH là W thì W = c + v + m

- Đối với nhà TB để tiến hành SXHH nhà TB phải ứng ra một số tiền nhất định làm chức năng

TB để mua các yếu tố của quá trình SX (gồm TLSX - C và SLĐ - V) Nghĩa là họ xem hao phí hết bao nhiêu TB chứ chứ k tính đến hao phí bao nhiêu lao động XH Mác gọi chi phí đó là chi phí SXTBCN,

ký hiệu bằng K K = c + v

Vậy: CPSXTBCN là phần giá trị bù lại giá cả của những TLSX và SLĐ đã tiêu dùng để SXHH cho nhà TB

(hay CPSXTBCN là chi phí về TB mà nhà TB bỏ ra để SXHH

- Khi xuất hiện CPSXTBCN, thì công thức giá trị HH (W = c + v + m) sẽ chuyển hoá thành W = k + m

So sánh giữa CPSXTBCN và giá trị HH có sự khác nhau cả về chất và lượng

* Về chất

- Chi phí thực tế là chi phí về lao động, nó phản ánh đầy đủ hao phí lao động XHCT để SX và tạo ra giá trị HH (hay nó chính là quá trình tiêu dùng SLĐ và TLSX, là quá trình trực tiếp tạo ra giá trị

và giá trị thặng dư)

- Còn CPSXTBCN là chi phí về TB, nó chỉ phản ánh hao phí TB của nhà TB trong SX, nó k tạo

ra giá trị HH Mác viết:….phạm trù CPSX k có quan hệ gì với sự hình thành giá trị HH, cũng như k có quan hệ gì với quá trình làm cho TB tăng thêm giá trị)

* Về lượng

- CPSXTBCN luôn nhỏ hơn chi phí thực tế hay giá trị HH

(C + V < (C + V + M)

Vì TBSX được chia thành TB cố định và TB lưu động cho nên CPSXTBCN (k = c + v) luôn luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước k = c + v

Ví dụ: Một nhà TBSX đầu tư TB với số TB cố định (C1) là 1.200 đơn vị tiền tệ; số TB lưu động (C2 và v) là 480 đơn vị tiền tệ (trong đó giá trị của nguyên, nhiên vật liệu C2 là 300, tiền công v là 180) Nếu TB cố định hao mòn hết trong 10 năm, tức là mỗi năm hao mòn hết 120 đơn vị tiền tệ thì:

Trang 2

Chi phí TB là: 120 + 480 = 600

TB ứng trước là: 1.200 + 480 = 1.680

Nhưng ng cứu Mác thường giả định TB cố định hao mòn hết trong một năm nên tổng TB ứng trước và CPTB luôn bằng nhau và cùng ký hiệu là k

K = c + v

* Kết luận CPSXTBCN là phạm trù đặc thù của CNTB, được nhà TB coi là giá trị nội tại của HH vì:

- Là chi phí về giá trị của nhà tư bản để SXHH

- Chỉ cần bán hàng theo giá cả lớn hơn CPSXTBCN là đã có lãi CPSXTBCN che khuất thực thể của giá trị HH trong CNTB, là hình thái chuyển hóa của chi phí lao động:

Sự chuyển hóa đó dựa trên sự chuyển hóa của GTSLĐ thành tiền công, giá cả của LĐ

Sự chuyển hóa đó che khuất sự chuyển hóa của SLĐ thành HH - điều kiện cơ sở của SXTBCN CPSXTBCN xóa nhòa sự khác biệt giữa TBBB và TBKB, chỉ phản ánh sự phân chia TB thành TBCĐ và TBLĐ và tạo cơ sở cho nhận thức rằng mọi bộ phận TB đều có vai trò như nhau trong việc tạo ra giá trị

* Ý nghĩa nghiên cứu CPSXTBCN

- Trong nền KTTT quá trình TSX liên tục được lặp lại được hay không phụ thuộc vào việc có bù đắp được các chi phí đó hay không sau khi thực hiện GTHH đã sản xuất ra bởi quá trình TSX đòi hỏi phải thường xuyên lặp lại việc mua các yếu tố SX

- Mức độ lời lãi thực tế của chủ thể SXKD phụ thuộc trước hết vào việc tiết kiệm các chi phí đó bởi chỉ cần bán hàng với giá cả cao hơn mức CPSX là đã có lãi, thậm chí cả trong trường hợp giá cả thấp hơn giá trị

Như vậy, ng cứu CPSXTBCN là cơ sở để tính toán và nâng cao hiệu quả SXKD trong nền KTTT bởi quá trình TSX yêu cầu các yếu tố SX phải được không ngừng tái tạo lại về mặt hiện vật

Sự chuyển hoá của chi phí lao động thành CPSXTBCN là cơ sở của sự chuyển hoá m thành P

b Lợi nhuận

- Do có sự chênh lệch Giữa GTHH và CPSXTBCN cho nên sau khi bán HH (giá cả = giá trị) nhà

TB không những bù đắp đủ số TB ứng ra mà còn thu được một khoản tiền lời ngang bằng với m

Số tiền này được gọi là lợi nhuận ký hiệu là P

Như vậy, P là phần giá trị chênh lệch giữa giá cả của HH và CPSXTBCN, là giá trị thặng dư được quan niệm như con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước

Hay P là số tiền lời mà nhà TB thu được sau khi bán HH do có sự chênh lệch giữa giá trị HH và chi phí TB

Nếu ký hiệu lợi nhuận là P thì công thức

W = c + v + m bây giờ chuyển hoá thành W = K + P

- Đến đây ta cần hiểu nguồn gốc của P Vì sao nhà TB có P? có phải mua rẻ, bán đắt không? (theo

lý luận giá trị thì lưu thông k tạo ra giá trị Mà giá cả HH là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị => P là kết quả của việc bán hàng trừ đi CPSX Vậy giá trị đó là kết quả do lao động của công nhân làm thuê tạo ra

Bản chất của Lơi nhuận chính là giá trị thặng dư, thực chất của P là m cũng như giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của GT

* So sánh lợi nhuận với giá trị thặng dư

P và m là hai phạm trù KT khác nhau, có quan hệ với nhau,

thoạt nhìn thì P = m (bản chất thì giống) M là nội dung bên trong được tạo ra trong quá trình SX, còn P là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của m trong lưu thông

Về lượng: Trên thị trường

Nếu cung = cầu => giá cả = giá trị => P = m

Nếu cung > cầu => giá cả < giá trị => P < m

Cung < cầu => giá cả > giá trị => P > m

Tuy nhiên, trên phạm vi toàn XH tổng giá cả bằng tổng GT nên tổng P cũng bằng tổng m

Về chất: Thực chất P và m chỉ là một, Mác vạch rõ “ lợi nhuận và giá trị thặng dư cũng là một: lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư”

- M phản ánh kết quả bóc lột lao động không được trả công của người công nhân làm thuê tức là phản ánh tính chất bóc lột của QHSXTBCN

Trang 3

- Ngược lại, phạm trù P phản ánh sai lệch bản chất QHSX giữa nhà TB và lao động làm thuê tạo

ra làm cho người ta lầm tưởng rằng m không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra Nguyên nhân của hiện tượng đó là

Thứ nhất, sự hình thành CPSXTBCN đã xoá nhoà sự khác nhau giữa C và V (do nhà TB gộp hai

nhân tố c + v thành CPSXTBCN nên người ta không nhận thấy P sinh ra từ V mà lầm tưởng rằng C cũng tạo ra P

Thứ hai, do CPSXTBCN luôn nhỏ hơn chi phí thực tế, cho nên nhà TB chỉ cần bán hàng cao hơn

CPSXTBCN và có thể thấp hơn giá trị HH là đã có P rồi

* Kết luận:

- P là hình thức biến tướng của m

- CPSXTBCN và phạm trù P nó che giấu b/c bóc lột của CNTB, phản ánh sai lệch b/c bóc lột Xoá nhoà danh giới giữa C và V

Che dấu ở chỗ:

- Tiền đẻ ra tiền - bỏ tiền ra mua TLSX, SLĐ sẽ có P - nghĩa là TB có khả năng tự sinh sôi nẩy

nở - rằng quan hệ giữa nhà TB và công nhân là bình đẳng, thuận mua vừa bán kẻ có của người có công)

- Nguồn gốc của P là CPSXTBCN (c + v)

Thực chất k phải tiền để ra tiền, mà nguồn gốc là do công nhân tạo ra, k phải CPSXTB (c + v) mà chỉ có TB khả biến mua SLĐ mới tạo ra m

Ng cứu phạm trù CPSXTBCN và P là yêu cầu khách quan của nền SXHH bởi vì trên cơ sở CPSX và P nhà TB nói riêng và người SX có cơ sở tính toán chi phí để có hiệu quả SXKD, tiết kiệm chi phí và có P là quy luật kinh tế của mọi nền SX, mọi doanh nghiệp

c Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước công thức tính

P’ = c m+v x100%

- Khi giá trị thặng dư chuyển hoá thành P thì m’ chuyển hoá thành P’

Trong thực tế người ta thường tính P’ hàng năm bằng tỷ lệ % giữa khối lượng lợi nhuận thu được trong năm (p) và khối lượng TB ứng ra để SXKD trong năm đó (K)

P’ hàng năm = K

Ptrongnam

x100%

- So sánh tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng

P là hình thức chuyển hoá của m, nên P’ cũng là sự chuyển hoá của m’ vì vậy chúng có mối quan

hệ chặt chẽ với nhau Nhưng giữa P’ và m’ lại có sự khác nhau cả về chất và lượng

Về lượng, P’ bao giờ cũng nhỏ hơn m’ (P’ < m’ ) vì

m’ =

m

v x100% còn P’ = c v m+ x100%

Về chất, m’ phản ánh trình độ bóc lột lao động làm thuê của nhà TB đối với công nhân làm thuê Còn P’ không phản ánh được điều đó mà chỉ nói lên mức độ sinh lời của việc đầu tư TB và chỉ cho nhà

TB biết được đầu tư vào ngành nào có lợi hơn

Nếu m’ là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động sống thì P’ là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

sử dụng toàn bộ vốn đầu tư hàng năm của đơn vị SXKD

Tóm lại: P và P’ k chỉ là là động lực của nền SXTBCN mà còn là động lực của các nền KTTT nói chung P kích thíc các chủ thể KT cạnh tranh đổi mới kỹ thuật công nghệ, đổi mới quản lý, sử dụng tiết kiệm lao động, vật tư máy móc nhằm tăng NSLĐ, tiết kiệm chi phí SX, tăng hiệu quả của nền SXXH

Giảng thêm: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

Mục đích của nhà TB là thu được P tối đa nhưng mức P’ cao hay thấp k phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà TB mà phụ thuộc và các nhân tố khách quan sau đây

* Tỷ suất giá trị thặng dư

Tỷ xuất m càng cao thì P’ càng lớn và ngược lại

Ví dụ:

Trang 4

Nếu cơ cấu giá trị hàng hóa là 800 c + 200V + 200m thì m’ = 100% và P’ = 20%

Nếu …là 800c + 200v + 400m thì m’ = 200% và P’ = 40%

Do đó tất cả những thủ đoạn nhằm nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư thì cũng là những thủ đoạn nhằm nâng cao P’

Hoặc xét công thức: p’ =

p

c v+ x100% =

m

c v+ x100%

(giả định giá cả bằng giá trị nên p = m)

Từ công thức: m’ =

m

v x100% suy ra m = m’.v thay vào trên ta có:

p’ =

m v

c v x

'

+ 100%= m’ x 100%

x v c

v

+ Như vậy, p’ tỷ lệ thuận với m’

* Cấu tạo hữu cơ của tư bản

Trong điều kiện m không đổi, nếu C/V tư bản càng cao thì m’ càng giảm và ngược lại

Ví dụ: Nếu cấu tạo hữu cơ TB là 70c + 30v + 20m thì P’ = 30%

Nếu cấu tạo hữu cơ TB là 80c + 20v + 20m thì P’ = 20%

Thông thường khi cấu tạo hữu cơ của TB tăng thì tỷ xuất m cũng có thể tăng lên, nhưng k thể tăng

đủ mức bù đắp giảm xuống của P’

* Tốc độ chu chuyển của tư bản

Nếu tốc độ chu chuyển của TB càng lớn, thì m’ hàng năm càng tăng lên, do đó P’ cũng tăng lên

Ví dụ có hai tư bản A và B bằng nhau về lượng đầu tư là 1000.000$ có cùng cấu tạo hữu cơ là 4/1

và m’ bằng 100%

Nhưng A chu chuyển được 1 vòng, trong khi B chu chuyển được 2 vòng trong năm ta có:

A: 800.000c + 200.000v + 200.000m thì P’ = 20%

Trong khi B chu chuyển được 2 vòng

B: 800.000c + 200.000v + (200.000 + 200.000)m thì P’ = 40%

Như vậy, Tốc độ chu chuyển của TB càng nhanh thì P’ càng lớn do TB có thể vận dụng được nhiều SLĐ làm thuê hơn và nhờ đó tạo ra được nhiều m hơn

=> Như vậy, P’ tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển và tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển cuả tư bản Chô nên, trong thực tế, các nhà tư bản luôn tìm cách rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông

để tăng tốc độ chu chuyển của tư bản nhằm đạt được P’ cao

* Tiết kiệm tư bản bất biến

Trong điều kiện m’ và V không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì P’ càng lớn

Vì theo công thức p’ =

m v

c v x

'

+ 100%

Rõ ràng khi m và V không đổi, nếu c càng nhỏ thì P’ càng lớn

Vì vậy trong thực tế, để nâng cao P’ nhà TB đã tìm mọi cách để tiết kiệm C như:

- Tiết kiệm hợp lý trong xây dựng nhà xưởng và mua sắm thiết bị

- Tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, tăng ca kíp

- Tiết kiệm các khoản chi cho an toàn lao động và bảo vệ môi trường

- Tìm kiếm các nguyên vật liệu thay thế với giá rẻ hơn

- Tận dụng các phế thải của sản xuất và tiêu dùng

- Tìm kiếm thị trường mua TLSX với giá rẻ

=> Các nhân tố ảnh hưởng đến P’ trên đây được các nhà Tb khai thác triệt để, để thu P cao nhất Song

vì điều kiện cụ thể của mỗi ngành SX khác nhau nên cùng một lượng TB như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau lại thu được P’ khác nhau Từ đó dẫn đến sự cạnh tranh hình thành P’ bình quân

2 Sự hình thành tỷ xuất P bình quân và giá cả SX.

Từ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới P’ cho thấy: các ngành có cấu tạo hữu cơ tư bản cao sẽ

có P’ thấp Nhưng trên thực tế tư bản vẫn được đầu tư rộng rãi vào tất cả ngành vì xét trong thời gian dài những lượng TB ngang nhau đều thu được P như nhau Nguyên nhân của hiện tượng đó là cạnh tranh TBCN

Trang 5

Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh quyết liệt giữa các chủ thể KT nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi về SX và tiêu thụ HH để thu P cao nhất

Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của KTHH Trong nền KTHH, cạnh tranh vừa

là môi trường vừa là động lực xét theo 3 ngành SX Trong SXTBCN tồn tại hai loại cạnh tranh:

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành

- Cạnh tranh giữa các ngành

a Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng

SX một loại HH nhằm mục đích giành được những điều kiện SX và tiêu thụ thuận lợi nhất để thu được lợi nhuận siêu ngạch

- Mục đích thu P siêu ngạch

- Biện pháp: áp dụng tiến bộ KHKT, hợp lý hoá SXKD nhờ đó tăng NSLĐ, hạ giá thành SP, nâng cao chất lượng SP, tìm được thị trường tiêu thụ thuận lợi hơn

- Kết quả : hình thành giá trị thị trường (giá trị xã hội của HH)

Giá trị thị trường - một mặt, là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong khu vực nào đó, mặt khác lại phải coi giá trị thị trường là là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số sản phẩm của khu vực đó

Điều kiện hình thành giá trị thị trường:

- Sản xuất và trao đổi hàng hoá đã phổ biến

- Không có độc quyền, áp lực cạnh tranh đủ lớn để các nhà SX ném ra thị trường lượng HH ngang bằng với các nhu cầu có khả năng thanh toán của XH

Giá trị thị trường được hình thành như sau:

Ví dụ: có 3 nhà SX, SX cùng một loại HH

Trường hợp 1: cung = cầu

Cơ sở

SX Hao phí LĐ cá biệt sản phẩmSố lượng Tổng GT cá biệt Giá trị thị trường Tổng GT thị trường Psiêu ngạch

Trong trường hợp này GT thị trường được quyết định bởi giá trị trung bình của HH hay được quyết định bởi GT cá biệt của HH được SX ra trong điều kiện trung bình với tỷ trọng áp đảo và chỉ có DNSX có điều kiện SX tốt mới thu được P siêu ngạch

Trường hợp 2: cung = cầu

Cơ sở

SX

HPLĐ

cá biệt

Số lượng sản phẩm

Tổng giá trị

cá biệt

Giá trị thị trường

Tổng giá trị thị trường

P siêu ngạch

A

Trường hợp này GT thị trường vẫn được quyết định bởi GT trung bình của HH nhưng gần với GT

cá biệt của HH SX ra trong điều kiện kém, do vậy các cơ sở có điều kiện SX tốt, trung bình thu được P siêu ngạch Nếu cung < cầu GT thị trường sẽ được điều tiết bởi GT cá biệt của HH được SX ra trong những điều kiện kém

Trang 6

Trường hợp 3: cung = cầu

Cơ sở

SX

HPLĐ cá

biệt

Số lượng sản phẩm

Tổng giá trị

cá biệt

Giá trị thị trường

Tổng giá trị thị trường

Lợi nhuận siêu ngạch

A

B

C

Trong trường hợp này giá trị thị trường vẫn được quyết định bởi giá trị trung bình của HH trong khu vực nhưng giá trị thi trường gần với giá trị cá biệt của hàng hoá được SX ra trong điều kiện tốt nhất

và chỉ có cơ sở sản xuất đó mới thu được lợi nhuận siêu ngạch Nếu cung lớn hơn cầu giá trị thị trường

sẽ được điều tiết bởi giá trị cá biệt của những HH được SX ra trong những điều kiện tốt

=> Cạnh tranh trong nội bộ ngành không chỉ dẫn tới việc hình thành giá trị thị trường mà còn làm giảm giá trị thị trường của HH Để đạt được mục tiêu thu lợi nhuận siêu ngạch các nhà tư bản thường xuyên tìm mọi biện pháp để hạ thấp hao phí lao động cá biệt trong cơ sở sản xuất của mình xuống thấp hơn giá trị thị trường và kết quả tất yếu là giá trị thị trường của HH sẽ dần dần giảm xuống

Đồng thời, cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ tạo ra những tỷ suất lợi nhuận khác nhau trong các ngành khác nhau

b Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất P bình quân

Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp TB kinh doanh trong các ngành SX khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn

Trong điều kiện trình độ bóc lột lao động như nhau do cấu tạo hữu cơ tư bản khác nhau nên P’ ở các ngành khác nhau sẽ khác nhau Vì mục tiêu P tối đa, các nhà tư bản đầu tư ở các ngành có P’ thấp buộc phải tìm cách chuyển hướng đầu tư tới nơi có lợi hơn và do vậy hiện tượng thu được tỷ suất lợi nhuận cao trong từng ngành riêng biệt chỉ là hiện tượng nhất thời

- Biện pháp: tự do di chuyển tư bản và SLĐ từ ngành này sang ngành khác (từ ngành có P’ thấp sang ngành có P’cao)

Ví dụ: có 3 xí nghiệp thuộc 3 ngành sản xuất khác nhau

Giả định: TB cố định chu chuyển được 1 vòng trong năm như TB lưu động

Trong điều kiện cạnh tranh tự do, TB và SLĐ có thể tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác, từ nơi có P’ thấp tới nới có P’ cao dẫn tới làm cho cung tại các ngành có P’ cao (ví dụ như tại ngành da) vượt cầu, giá cả thấp hơn giá trị và P’ giảm xuống, đồng thời tại các ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp do quy mô sản xuất bị thu hẹp làm cho cung nhỏ hơn cầu (ví dụ ngành cơ khí), giá cả cao hơn giá trị và P’ tăng lên

Sau một thời gian, dưới tác động của cạnh tranh tự do, tỷ suất lợi nhuận trong các ngành sản xuất khác nhau sẽ được san bằng và hình thành nên tỷ suất lợi nhuận trung bình hay tỷ suất lợi nhuận bình quân

Ký hiệu là : p'

Tỷ suất lợi nhuận bình quân là “con số trung bình” của tất cả các tỷ suất lợi nhuận khác nhau, Hay tỷ xuất P bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dư và tổng TBXH

p' =

p

c v

∑( + ) x100%

Trang 7

- Quá trình bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự di chuyển nhanh hay chậm của TB và SLĐ từ ngành này sang ngành khác Như vậy nó đòi hỏi trình độ phát triển nhất định của SXTBCN thể hiện thông qua tốc độ tự do di chuyển của SLĐ và trình độ phát triển của quan hệ tín dụng

- Tỷ suất lợi nhuận bình quân phụ thuộc vào quy mô và trình độ bóc lột toàn bộ GCCN của toàn

bộ giai cấp các nhà tư bản, cho nên, mặc dù các nhà tư bản luận đấu tranh với nhau trong phân phối giá trị thăng dư nhưng lại thống nhất với nhau trong đấu tranh chống lại GCCN

Khi tỷ m’ không đổi tỷ suất lợi nhuận bình quân phụ thuộc vào sự khác nhau về cấu tạo hữu cơ tư bản trong các lĩnh vực khác nhau, do đó sự khác nhau về P’ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đó

Khi hình thành P’ bình quân thì có thể tính được P bình quân của từng ngành theo công thức P

= K P'

P bình quân là số P bằng nhau của những TB bằng nhau, đầu tư vào những ngành SX khác nhau Ký hiệu là P

Nó chính là P mà các nhà TB thu được căn cứ vào tổng TB đầu tư nhân với P' bình quân k kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào

=> Sự hình thành P bình quân đã làm cho quy luật giá trị thặng dư, quy luật KT cơ bản của CNTB biến dạng đi Quy luật giá trị thặng dư hoạt động trong giai đoạn CNTBTDCT thể hiện thành quy luật P bình quân

Kết luận: - Sự hình thành P bình quân nó che dấu hơn nữa thực chất bóc lột của CNTB, (khi đã

hình thành P’ bình quân thì lợi nhuận chỉ còn phụ thuộc vào khối lượng tư bản ứng trước) vì bất cứ TB nào, đầu tư vào đâu, nếu có số TB ngang nhau đều thu được 1 lượng P như nhau – nó k có quan hệ gì đến khối lượng m do công nhân làm thuê tạo ra (thực chất P bình quân cũng là m do …nhưng trong điều kiện tư do cạnh tranh m đó được phân phối lại giữa các ngành SX theo tỷ lệ thích ứng với số TB đầu tư – bởi xét trong toàn XH tổng số P = tổng m)

- Sự hình thành P’ bình quân không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội TB, trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn

- P bình quân một mặt phản ánh mâu thuẫn giữa các nhà TB trong việc đấu tranh phân chia m do công nhân làm thuê tạo ra, mặt khác nó vạch rõ toàn bộ sự bóc lột của GCTS đối với GCCN

Ýnghĩa: Ng cứu phạm trù P bình quân có ý nghĩa to lớn đối với chúng ta trong SXHH Khi chúng

ta đang có chủ trương phát triển KTHHNTP - nhà nước cần có nhiều biện pháp, chính sách thông qua chiến lược đầu tư để chuyển TLSX, SLĐ từ ngành này sang ngành khác tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu của từng ngành, từng bước hoàn chỉnh cơ cấu KT hợp lý Làm được điều này một phần đảm bảo quyền lợi cho người SXKD ở các ngành và người công nhân góp phần ổn định tình hình KTCTXH

c Sự hình thành GCSX

- Trước đây khi chưa xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất thì giá cả HH xoay quanh giá trị thì giờ đây Khi đã hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân tức là các nhà tư bản thu được lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hoá chuyển hoá thành GCSX và giá cả HH sẽ xoay quanh GCSX

GCSX là giá cả bằng chi phí SX cộng với P bình quân GCSX = k + P

- Xét về mặt lượng, ở mỗi ngành GCSX và giá trị HH có thể không bằng nhau, nhưng xét trong toàn XH thì tổng GCSX luôn bằng tổng giá trị HH Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong GCSX; GCSX là cơ sở của giá cả thị trường, và giá cả thị trường xoay quanh GCSX

- Thực chất hoạt động của quy luật GCSX là sự biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong thời kỳ TBTDCT

Tóm lại: - Lợi nhuận bình quân và GCSX biểu hiện quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản thuộc

các ngành khác nhau trong phân phối và phân phối lại giá trị thặng dư, đồng thời vạch rõ rằng, toàn bộ GCTS bóc lột toàn bộ GCCN

- Khi GCSX đã hình thành thì giá cả thị trường sẽ vận động lên xuống xoay quanh GCSX hay GCSX là cơ sở của giá cả thị trường Như vậy trong điều kiện CNTB tự do cạnh tranh quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất,

Trang 8

II CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ LỢI NHUẬN CỦA CHÚNG

1 Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

a Nguồn gốc TBTN

- Xét về mặt lịch sử thì TBTN xuất hiện từ rất sớm trước CNTB, gắn liền với PCLĐXH lớn lần thứ hai và thứ ba (khi thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp và sự tách ra của thương nghiệp) đó là TBTN cổ xưa

Tiền đề ra đời của TBTN là lưu thông HH và lưu thông tiền tệ Bản chất của tư bản thương nghiệp

cổ xưa khác với bản chất của TBTN trong CNTB

- Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của TBTN cổ xưa là ngoại thương

- Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp cổ xưa là một phần giá trị được tạo ra bởi lao động của những người SXHH nhỏ như nông dân, thợ thủ công (gồm sản phẩm thặng dư và cả một phần sản phẩm tất yếu)

- Phương pháp chủ yếu để thu P thương nghiệp là trao đổi không ngang giá tức là nhờ vào mua rẻ (thấp hơn giá trị) và bán đắt (cao hơn giá trị)

Tư bản thương nghiệp trước CNTB có vai trò rất lớn trong việc đẩy nhanh quá trình tan rã của nền kinh tế phong kiến tự cấp tự túc, phát triển KTHH, thúc đẩy sự ra đời của CNTB

Thứ nhất, Nó đã tập trung được lượng TB tiền tệ cần thiết để có thể tổ chức SXTBCN vào tay các

nhà TB trong một thời gian tương đối ngắn

Thứ hai, đẩy nhanh quá trình phân hoá những người sản xuất nhỏ và biến họ thành những người

lao động làm thuê

Thứ ba, đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển hệ thống quan hệ kinh tế quốc

tế và thị trường thế giới

TBTN dưới CNTB

Dưới CNTB, HH được SX và lưu thông chủ yếu với tư cách là sản phẩm của tư bản Quá trình tuần hoàn của tư bản đòi hỏi không những tư bản phải trải qua ba giai đoạn một cách liên tục mà còn phải tồn tại đồng thời dưới ba hình thái chức năng: TBTT, TBSX và TBHH

Quy mô xí nghiệp nhỏ cho phép nhà tư bản có thể vừa tổ chức sản xuất vừa trực tiếp thực hiện việc tiêu thụ HH tới người tiêu dùng và mua các yếu tố của SX là TLSX và SLĐ, vì vậy các hình thái chức năng của TB chưa tách ra khỏi nhau mà tồn tại tập trung trong phạm vi từng chủ thể SXKD

Dưới tác động của tích tụ và tập trung tư bản quy mô sản xuất ngày càng lớn, đòi hỏi phạm vi thị trường phải được mở rộng không ngừng và cùng với đó xuất hiện những khó khăn trong tiêu thụ hàng hoá Sự kết hợp các chức năng tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trong tay một chủ thể dần trở thành việc ngày càng khó khăn, thậm chí bất hợp lý hay bất lợi về kinh tế Hơn thế, sự chuyển dịch vận động của hàng hoá tới các thị trường có vị trí địa lý xa xôi cùng những khó khăn mới nảy sinh trong tiêu thụ chúng làm tăng thời gian lưu thông, dẫn tới làm chậm tốc độ chu chuyển chung của tư bản và làm giảm tỷ suất lợi nhuận

Khi việc thực hiện chức năng chuyển hóa H’ – T’ của tư bản do sự PCLĐXH được chuyển thành một hoạt động chuyên môn hóa cho một nhóm tư bản nào đó thì tư bản kinh doanh HH (TB thương nghiệp hiện đại) xuất hiện

=> Trong CNTB TBTN là một bộ phận của TBCN tách ra, chuyên đảm nhận khâu lưu thông HH

Các nhà TBTN có chức năng mua buôn HH của các nhà TBCN rồi bán lại cho người tiêu dùng

và thông qua đó thu được P thương nghiệp

Tư bản thương nghiệp trong vận động theo công thức T – H – T’

* Đặc điểm của TBTN: TBTN vừa phụ thuộc vào TBCN, vừa có tính độc lập tương đối

Ra đời từ TBCN, TBTN vừa phụ thuộc, vừa độc lập (độc lập tương đối)

- Sự thống nhất, phụ thuộc của TBTN vào TBCN ở chỗ:

Thứ nhất, TBTN là 1 bộ phận của TBCN tách rời ra, làm nhiệm vụ lưu thông HH cho nên tốc độ

và quy mô của lưu thông HH là do tốc độ và quy mô SX của TBCN quyết định (sở dĩ như vậy là vì SX bao giờ cũng là cơ sở của lưu thông, k có SX, k có HH thì k có cái gì để mà trao đổi, để lưu thông)

Thứ hai, TBTN đảm nhiệm chức năng TBHH của TBCN(thực hiện giá trị và giá trị thặng dư)

Do đó những giai đoạn vận động của TB kinh doanh HH là do sự vận động của TBHH quyết định

Công thức vận động của TB kinh doanh HH là T – H – T’ (ở đây HH được chuyển chỗ hai lần,

H từ tay nhà TBCN đến tay nhà TBTN, rồi lại từ tay TBTN tiếp tục vận động đến tay người tiêu dùng Cuối cùng kết thúc thì mang thêm giá trị

Trang 9

CT của TB kinh doanh HH là H’ – T – H…SX….H’

- Sự độc lập tương đối của TBTN

Khi có TBHH trong tay TBTN toàn quyền quyết định số phận HH đó…

Tính độc lập tương đối của tư bản thương nghiệp có xu hướng tăng lên cùng sự phát triển của các quan hệ hàng hoá tiền tệ, đặc biệt với sự ra đời và phát triển hệ thống tín dụng ngân hàng (Thương nhân có thể tiếp tục mua hàng mới trước khi hàng cũ được bán hết, tạo ra nhu cầu giả tạo Nếu có nhiều thương nhân ở khâu trung gian, nhất là khâu ngoại thương thì nhu cầu giả tạo đó càng mở rộng quá mức, và nếu để thị trường tự điều tiết thì đây là một nguy cơ làm gay gắt thêm khủng hoảng SX thừ ) Sự phát triển của tính độc lập tương đối đó một mặt thúc đẩy quá trình sản xuất và TSXTBCN, mặt khác, làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn vốn có của CNTB, góp phần làm cho khủng hoảng kinh tế trở nên trầm trọng hơn

* Vai trò của TBTN đối với xã hội

- Một là, SX càng phát triển, quy mô SX càng mở rộng, các xí nghiệp càng ngày càng lớn lên làm

cho các chức năng quản lý ngày càng phức tạp Vì vậy mỗi nhà TB chỉ có khả năng hoạt động trong một số khâu nào đó thôi Điều đó đòi hỏi phải có một số người chuyên SX còn một số người chuyên tiêu thụ HH

Hai là, TBTN chuyên trách lưu thông HH, phục vụ cùng một lúc cho nhiều nhà TBCN, do vậy

lượng TB và các chi phí bỏ vào lưu thông sẽ giảm đi rất nhiều, (chi phí về kho tàng, vận chuyển, cửa hàng và lao động thực hiện giá trị hàng hoá) do đó TB của từng nhà TBCN cũng như của toàn XH bỏ vào SX sẽ tăng lên

Ba là, CNTB càng phát triển thì mâu thuẫn giữa SX và tiêu dùng ngày càng gay gắt, do đó cần có

các nhà TB biết tính toán, am hiểu được nhu cầu, và thị trường, biết kỹ thuật thương mại…chỉ có nhà

TB thương nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu đó Về phía nhà TBCN mà xét thì nhờ đó TNCN rảnh tay trong lưu thông, chỉ tập trung vào SX, NSLĐ tăng lên, quá trình SX được đẩy nhanh, rút ngắn thời gian lưu thông và tăng nhanh tốc độ chu chuyển của TB từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng khối lượng giá trị thặng dư

Thứ tư, thúc đẩy giao lưu KTQT và sự phát triển của thị trường thế giới

=> Hiểu rằng sự tách rời này có lợi cho cả hai (TBCN có điều kiện để tập trung SX, làm tăng m’

và tăng tốc độ chu chuyển …Còn TBTN am hiểu thị trường…lưu thông nhanh làm cho TB cá biệt tăng

=> TB XH tăng

b Lợi nhuận thương nghiệp

Nguồn gốc và thực chất của P thương nghiệp

TBTN là TB hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, mà theo lý luận giá trị lưu - thông k tạo ra giá trị (nếu chỉ giới hạn trong việc mua và bán k kể đến việc chuyên chở, bao gói, bảo quản nghĩa là chức năng tiếp tục SX trong lĩnh vực lưu thông) Song với bản chất là TB nên MĐ của nó là P => Vậy P thương nghiệp do đâu mà có?

- P thương nghiệp nếu nhìn bề ngoài thì hình như nó được sinh ra từ lưu thông, nhưng thực tế lại được tạo ra từ SX Về bản chất: P thương nghiệp là một phần của m được tạo ra trong SX, mà nhà TBCN phải nhường cho TBTN để họ thực hiện chức năng bán HH cho mình

+ Sở dĩ TBTN thu được khoản lời này là do nó có vị trí vai trò quan trọng đối với nhà TBCN

- TBTN đảm nhiệm khâu lưu thông, nếu thiếu khâu này thì quá trình TSX của TBCN k thể thực hiện liên tục Nếu k có P thì nhà TBTN k có động lực để thực hiện công việc đó

- TBTN góp phần mở rộng quy mô TSX cho TBCN

- TBTN góp phần mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho CN phát triển

- Do có nhà TBTN nên TBCN rảnh tay trong lưu thông để tập trung vào SX làm cho vốn của nó chu chuyển nhanh hơn, NSLĐ cao hơn, nhờ đó P cũng cao hơn

- TBTN k trực tiếp tạo ra m nhưng góp phần làm tăng NSLĐ, tăng tỷ xuất P chung của XH, góp phần tăng tích luỹ cho TBCN

Sự hình thành P thương nghiệp

P thương nghiệp là một phần m được tạo ra trong quá trình SX mà TBCN nhường cho TBTN, để TBTN bán HH cho mình

(là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua (TBCN nhường trả một phần m cho TBTN bằng cách bán HH cho TBTN với giá bán buôn CN, tức là thấp hơn giá trị, TBTN bán đúng giá trị XH sẽ thu được

P thương nghiệp)

Trang 10

ví dụ giả sử trong nền kinh tế có một nhà TBCN có số TB ứng trước là 900 cấu tạo hữu cơ là 4/1

và m’ = 100%; tư bản cố định chuyển hết giá trị vào sản phẩm trong 1 năm cùng tư bản lưu động; một nhà tư bản thương nghiệp với lượng tư bản ứng trước là 100 thì đủ để phục vụ cho lưu thông của TBCN; chi phí lưu thông bằng không

Như vậy, giá trị hàng hoá được sản xuất ra là:

W = 720c + 180v + 180m = 1080 ==> P’=

180

900x100%= 20%

Nếu nhà TBTN đảm nhiệm việc lưu thông số HH trên thì nó phải đầu tư 100 TB vào lĩnh vực lưu tông để mua HH, thì lượng TB chung sẽ là K = 900 + 100 = 1.000$ Sự phân chia m sẽ được thực hiện theo cơ chế cạnh tranh để hình thành tỷ xuất P bình quân giữa TBCN và TBTN Lúc này tỷ suất P bình quân chung sẽ là:

p' =

180

900 100 100%

( + )x = 18%

Căn cứ vào tỷ suất P bình quân (18%) P của TBCN và TBTN sẽ là

Pcn = 900 x 18% = 162$

Ptn = 100 x 18% = 18$

Hoặc TBCN bán với giá bán buôn 900 + 162 = 1.062$ Nhà TBTN bán HH cho người tiêu dùng theo đúng giá trị của nó (P = 1.080) thì Ptn sẽ là Ptn = 1.080 – 1.062 = 18$

=> Như vậy, ng cứu nguồn gốc P tn ta thấy rằng

- Ptn k phải do do lưu thông tạo ra mà được tạo ra trong SX (là hình thái chuyển hoá của một phần

m được tạo ra trong SX mà nhà TBCN nhường lại cho TBTN vì đã đảm nhận chức năng lưu thông)

- Ptn nó phản ánh mối quan hệ bóc lột giữa TBCN – TBTN với công nhân làm thuê (và chia nhau theo nguyên tắc: lợi nhuận ngang nhau đối với những lượng tư bản bằng nhau)

- Chúng ta cần thấy vai trò của TN trong quá trình chuyển nền KT (đối với SX tự cấp, tự túc thì

TN chưa gắn với SX, đối với SX nhỏ TN nó nắm SX, bao mua sản phẩm, ép giá nông dân, còn trong

SX lớn thì TN chỉ là kẻ thừa hành)

- Hiện nay chúng ta nhận thức được chưa? nhận thức rồi thì làm gì

2 Tư bản cho vay và lợi tức cho vay

a Sự hình thành tư bản cho vay

TB cho vay là một hình thức TB xuất hiện trước CNTB Điều kiện tồn tại của TB cho vay là sản phẩm trở thành HH và TT đã phát triển các chức năng của nó

Trước CNTB hình thức chủ yếu của TB cho vay là TB cho vay nặng lãi, thường có tỷ suất lợi tức rất cao (50-100%) nhằm phục vụ sự tiêu dùng xa hoa của tầng lớp quý tộc và nhu cầu thanh toán của những người SX nhỏ, vì vậy có ảnh hưởng kìm hãm phát triển sản xuất

Tư bản cho vay nặng lãi có đặc điểm: là tư bản đối với người cho vay nhưng là tiền (phương tiện thanh toán, mua bán) đối với người đi vay

Khi CNTB đã trở thành thống trị tư bản cho vay vẫn tồn tại nhưng sự tồn tại, vận động của nó bị QHSXTBCN chi phối

* Tư bản cho vay dưới CNTB hoàn toàn khác với TB cho vay nặng lãi

Trong xã hội TB, TB cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho nhà TB khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó (gọi là lợi tức)

TB cho vay dưới CNTB là một bộ phận của TBCN tách ra trong quá trình tuần hoàn của TB (sở

dĩ như vậy là vì sự xuất hiện và tồn tại của TB cho vay vừa là sự cần thiết và vừa có khả năng thực hiện Điều đó được biểu hiện ở chỗ):

- Trong quá trình tuần hoàn chu chuyển TBCN luôn có số TB tiền tệ tạm thời nhàn rỗi

Ví dụ: tiền trong quỹ khấu hao TB cố định chưa sử dụng, tiền dùng để mua ng vật liệu nhưng

chưa mua, bộ phận tiền để trả lương cho công nhân…bộ phận m tích luỹ dưới dạng để mở rộng SX nhưng chưa sử dụng Số tiền nhàn rỗi này k đem lại thu nhập nào trong khi bản chất của TB là tiền phải

đẻ ra tiền, vì vậy họ có nhu cầu cho vay để kiếm lời

- Đồng thời trong quá trình đó lại có những nhà TB khác rất cần tiền…tất yếu phải đi vay

=> Từ hai mặt trên tất yếu sinh ra sự vay mượn lẫn nhau, sinh ra quan hệ tín dụng TBCN, nhờ đó

mà TB nhà rỗi trở thành TB cho vay

Ngày đăng: 27/04/2016, 22:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w