Đây cũng chính là một trong những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ ChíMinh cho cách mạng Việt Nam, Người đã sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta.Nghiên cứu, quán triệt và vận dụng sán
Trang 1Bài 5:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I Đặt vấn đề
Sự kiện Đảng ta ra đời ngày 03/02/1930 đã đi vào lịch sử Đảng ta và dân tộc
ta như một mốc son chói lọi, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trên con đường cách mạnggiải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; chấm dứt cuộckhủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước kéo dài suốt mấy chục năm Từ đây,con thuyền cách mạng Việt Nam đã có một tổ chức chặt chẽ, một đường lối lãnhđạo thống nhất chèo lái vượt qua mọi thác ghềnh đi đến thắng lợi vinh quang, vìmục tiêu độc lập dân tộc, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân
Đây cũng chính là một trong những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ ChíMinh cho cách mạng Việt Nam, Người đã sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta.Nghiên cứu, quán triệt và vận dụng sáng tạo những luận điểm của Chủ tịch Hồ ChíMinh về Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác xây dựng Đảng để Đảng ta mãimãi là một Đảng cách mạng chân chính, bộ tham mưu sáng suốt và kiên cường củagiai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam; lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến hànhthành công sự nghiệp đổi mới trên con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, làmột vấn đề then chốt, là một nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng, toàn dân và toànquân ta hiện nay
II Mục đích, yêu cầu
Trang 2+ Vận dụng những quan điểm đó trong quá trình xây dựng Đảng cộng sảnViệt Nam hiện nay.
- Về tư tưởng, thái độ:
+ Giúp học viên thấy được những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minhđối với cách mạng Việt Nam, từ đó xây dựng tình cảm và niềm tin, sự kính trọngđối với vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của cách mạng và dân tộc
+ Giúp học viên củng cố niềm tin vào Đảng cộng sản Việt Nam, giữ vữnglập trường tư tưởng trước những thủ đoạn phá hoại Đảng của kẻ thù; tích cực tudưỡng bản thân để phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam
- Về kĩ năng:
+ Thu thập các tài liệu có liên quan để nghiên cứu vấn đề
+ Vận dụng kiến thức của bài học để nghiên cứu những vấn đề có liên quan
ở bài học khác, môn học khác và trong cuộc sống
III Nội dung và thời gian
1 Nội dung: gồm 3 phần (trọng tâm: phần II, trọng điểm: 2.2)
- Phần I: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản ViệtNam
- Phần II: Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam
- Phần II: Một số vấn đề về đổi mới và chỉnh đốn Đảng hiện nay theo tưtưởng Hồ Chí Minh
2 Thời gian: toàn bài là 6 tiết
- Thời gian lên lớp:
Trang 3- Thời gian thảo luận, ôn luyện:
IV Phương pháp
- Giáo viên: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề
- Học viên: Đọc tài liệu, nghe, ghi chép, thảo luận
V Giáo trình, tài liệu
- Giáo trình:
+ HĐTW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb CTQG, H, 2003 (Tái bản 2008).
- Tài liệu tham khảo:
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Dùng trong
các trường đại học và cao đẳng), Nxb CTQG, H, 2006 (Tái bản 2008, 2010, 2011)
+ Tổng cục Chính Trị, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb QĐND, H, 2006 + Song Thành (Chủ biên), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb CTQG, H, 2010 + Xây dựng Đảng, rèn luyện đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
QĐND, H, 2003
+ Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 1 – 15.
Trang 4I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
* Khái niệm về Đảng:
- Đảng: Theo Từ điển chính trị, Nxb Sự thật, 1962, “Đảng - Tổ chức chính
trị của những người cùng chung một tư tưởng, tổ chức này tập hợp những đại biểu tích cực nhất của một giai cấp, thể hiện quyền lợi của giai cấp ấy và lãnh đạo giai cấp ấy trong cuộc đấu tranh giai cấp” 1
- Đảng Cộng sản: Theo Giáo trình Chính trị học đại cương do Khoa Chính
trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền biên soạn, Nxb CTQG, H, 1999, “Đảng
Cộng sản là một Đảng Chính trị, đại diện cho lợi ích của giai cấp vô sản, đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình, lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc cách mạng XHCN và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (2011):
“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”.
1.1 Cơ sở lý luận
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam bắt nguồn từ họcthuyết của Mác, Ăngghen về Đảng Cộng sản Mác, Ăngghen đã dành sự quan tâmchủ yếu của mình vào vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩaphát triển và các ông đã có những chỉ dẫn quý báu cho quá trình tổ chức, hoạt độngcủa các Đảng Cộng sản nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhântrong sự nghiệp lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới: xãhội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
Trang 5- Lênin nghiên cứu vấn đề thành lập Đảng trong điều kiện chủ nghĩa tư bản
đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Trong điều kiện mới, Người đã xâydựng nên một học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân
- Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng và phát triển tư tưởng, quan điểm củachủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng Cộng sản và xây dựng nên lý luận về Đảng Cộngsản ở một nước thuộc địa kém phát triển
1.2 Cơ sở thực tiễn
- Qua nghiên cứu thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh nhân thấyrằng: một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của phong trào cáchmạng của nước ta là thiếu một tổ chức cách mạng có đường lối chính trị đúng đắn
và phương pháp cách mạng khoa học, phù hợp đủ sức tập hợp, tổ chức và lãnh đạocác tầng lớp nhân dân đấu tranh chống bọn đế quốc và phong kiến tay sai, giành lạiđộc lập tự do cho Tổ quốc
- Nghiên cứu phong trào cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh thấy rằng:
+ Công xã Pari (1871) thất bại cũng bởi giai cấp vô sản Pháp chưa có mộtchính đảng cách mạng lãnh đạo
+ Nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến thắng lợi của Cách mạngTháng Mười Nga (1917) là có sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga và của Lênin
vĩ đại
+ Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919), cùng với hàng loạt các Đảng Cộngsản khác trên thế giới và ở Đông Nam Á như ĐCS Indonexia (1920), ĐCS TrungQuốc (1921), ĐCS Nhật Bản (1922), ĐCS Ấn Độ (1928), đặc biệt Người đã trựctiếp tham gia sáng lập ĐCS Pháp (1920) đã tác động ảnh hưởng rất lớn đến sựhình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Trang 6II NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
2.1 Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi
* Đây là quan điểm khẳng định vai trò quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam.
- Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” 2 Người cũng nhấn mạnh:“Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới” 3
- Để hoàn thành sự nghiệp cách mạng to lớn đó, Hồ Chí Minh xác địnhnhững yếu tố chủ quan và khách quan, bên trong và bên ngoài , trong đó yếu tốtrước tiên và có ý nghĩa quyết định là phải có Đảng cách mạng lãnh đạo
Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927), Người khẳng định: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận
động tổ chức nhân dân, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”4
* Vì sao Hồ Chí Minh cho rằng: Cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng?
- Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định sự cần thiết phải thành lập Đảng củagiai cấp vô sản
Xuất phát từ sư mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) là lãnhđạo cách mạng vô sản thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội xã hội chủ
nghĩa, Mác – Ăngghen cho rằng: “Giai cấp vô sản muốn đủ mạnh và có thể giành
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 9, tr.314
Trang 7được thắng lợi thì nó phải thành lập một Đảng đặc biệt khác với tất cả các Đảng khác và đối lập với các Đảng khác, tự coi mình là Đảng của giai cấp”.
Lênin cũng nhấn mạnh: “Không có một tổ chức vững vàng lãnh đạo thì
không thể có phong trào cách mạng vững chắc được” Do đó, giai cấp vô sản muốn
làm cách mạng phải đặt dưới sự lãnh đạo của đội tiền phong, bộ tham mưu của giaicấp mình đó là Đảng Cộng sản
- Đầu thế kỷ XX, việc thành lập các Đảng Cộng sản trên thế giới là một xuthế tất yếu khách quan cho thắng lợi của mỗi nước: Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản(1919), cùng với hàng loạt các Đảng Cộng sản khác trên thế giới và ở Đông Nam Ánhư ĐCS Indonexia (1920), ĐCS Trung Quốc (1921), ĐCS Nhật Bản (1922), ĐCS
Ấn Độ (1928), đặc biệt Người đã trực tiếp tham gia sáng lập ĐCS Pháp (1920)
- Từ thực tiễn đòi hỏi của cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX là cần thiết phải có một chính Đảng cách mạng, có đường lối lãnh đạo đúngđắn để lãnh đạo cách mạng: Trước khi có Đảng đã có nhiều phong trào đấu tranhtheo các hệ tư tưởng khác nhau nhưng đều thất bại vì chưa có một tổ chức thốngnhất và không có một đường lối lãnh đạo đúng đắn
- Từ sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam vào những năm đầuthế kỷ XX, đặc biệt khi có ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc: Giai cấp công nhânViệt Nam ra đời từ khi thực dân Pháp xâm lược, bắt đầu công cuộc khai thác thuộcđịa lần thứ nhất và ngày càng lớn mạnh và phát triển trong cuộc khai thác thuộc địalần thứ 2 Đặc biệt khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào ViệtNam thì phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã chuyển dần từ tự phát sang
tự giác
- Từ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
• Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời không phải vì lợi íchcủa một nhóm người, mà trước hết để cứu lấy con Lạc cháu Hồng, vì toàn thể quốcdân Việt Nam
Trang 8• Đảng có khả năng đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn để giáo dục giác ngộ
và tổ chức nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân; làcuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, khó khăn Do đó, quần chúng, nhân dân phải đượcgiác ngộ, tổ chức, lãnh đạo thì mới phát huy được sức mạnh to lớn để đưa cáchmạng đến thành công Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò tập hợp, đoàn kết vàlãnh đạo toàn thể nhân dân để tiến hành cách mạng
Người khẳng định: “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động là rất to lớn, là vô cùng vô tận Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”5 Người nhấn mạnh: “Giai cấp mà không có đảng lãnh
đạo thì không làm cách mạng được”6
• Đảng là cầu nối gắn kết chặt chẽ phong trào cách mạng Việt Nam vớiphong trào cách mạng thế giới, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnhthời đại để hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển đất nước
• Khi có chính quyền, nhân dân vẫn cần có sự lãnh đạo của Đảng Người chỉrõ: Nếu không có nhân dân thì Đảng không có lực lượng, nếu không có Đảng thì
nhân dân không có người dẫn đường Người nhấn mạnh: “Đánh đổ giai cấp địch
đã khó, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội còn gian khổ, khó khăn hơn hiều”7
Do đó, khi giành được chính quyền, nhân dân vẫn cần có sự lãnh đạo của Đảng và
Đảng cầm quyền càng phải “to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mệnh,
triệt để” 8
* Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng của cách mạng Việt Nam.
- Đảng được trang bị lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, đây là học thuyết cáchmạng và khoa học nhất của thời đại Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927), Hồ
5 Hồ Chí Minh; Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 9, tr 29
6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 8, tr.295
Trang 9Chí Minh khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” 9
- Đảng viên của Đảng là những phần tử ưu tú nhất, tiên tiến nhất của giaicấp, của dân tộc
Theo Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) “Đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng”.
- Đảng được nhân dân tin cậy, thừa nhận là lực lượng dẫn dắt họ đi tới ấm
no, hạnh phúc
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) củaĐảng, Hồ Chí Minh khẳng định: Sở dĩ cách mạng Việt Nam giành thắng lợi là nhờ
“Ta có một Đảng to lớn, mạnh mẽ To lớn, mạnh mẽ vì có chủ nghĩa Mác – Lênin,
vì sự cố gắng không ngừng của toàn thể đảng viên, vì được toàn dân và toàn quân thương yêu, tin cậy, ủng hộ” 10
* Những cống hiến về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh cho việc xây dựng Đảng ta
- Trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức và nhân sự cho sự ra đờicủa Đảng cộng sản Việt Nam
- Trực tiếp lãnh đạo việc hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành chính Đảng duynhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)
9 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 2, tr.268
10 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 6, tr.176
Trang 10- Trực tiếp soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đó là Chínhcương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng làm cho Đảng ngay từkhi ra dời đã có đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo.
- Để giữ vững quyền lãnh đạo cách mạng của Đảng, Hồ Chí Minh thườngxuyên quan tâm rèn luyện, xây dựng Đảng ta về mọi mặt
* Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh vai trò quyết định của Đảng đối với mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
- Trước khi ĐCS Việt Nam ra đời, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều phong tràoyêu nước, nhiều tổ chức chính trị đấu tranh chống thực dân Pháp như: phong tràoCần Vương, Khởi nghĩa Yên Thế, Đông Du, Duy Tân, Đông kinh Nghĩa thục, Tâmtâm xã, Việt Nam Quốc dân Đảng Mặc dù cũng đã để lại một số thắng lợi vẻvang trong lịch sử, tuy nhiên tất cả các phong trào đấu tranh đó đều thất bại vì chưa
có một tổ chức lãnh đạo thống nhất, chưa có một đường lối lãnh đạo đúng đắn Vìvậy, cách mạng Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng về đường lối cứu nước
- Tuy nhiên, khi ĐCS Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 với tổ chức chặt chẽ,thống nhất, đường lối lãnh đạo đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo phát huy sức mạnhđoàn kết toàn dân tộc, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thácghềnh thẳng tới vinh quang
+ Mới 15 tuổi, Đảng đã lãnh đạo toàn thể dân tộc tiến hành một cuộc cáchmạng long trởi, lở đất, giành chính quyền về tay nhân dân trong cách mạng thángTám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước côngnông đầu tiên ở Đông Nam Á Thắng lợi của cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đãđập tan ách phát xít Nhật, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài gần 100năm và xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam bướcsang kỷ nguyên mới – Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhân dân ViệtNam từ thân phận của người nô lệ trở thành người chủ đất nước, người làm chủ vậnmệnh của mình
Trang 11+ Tiếp đó, Đảng ta tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc trường trinhkháng chiến kéo dài suốt mấy chục năm chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ để bảo vệ nền độc lập của dân tộc
Đây là một cuộc chiến đấu không cân sức, bởi kẻ thù của chúng ta là nhữngtên đế quốc, thực dân xâm lược sừng sỏ, có tiềm lực quân sự và kinh tế mạnh nhấtthế giới lúc bấy giờ Trong khi đó, Việt Nam chúng ta vẫn là một nước nông nghiệp
nghèo nàn lạc hậu Như Hồ Chí Minh nói: Ngoài 25 triệu người dân giầu lòng yêu
nước, cùng 2,4 – 2,7 triệu tấn thóc mỗi năm, Việt Nam không có gì nhiều để sosánh với bên đối chiến Cho nên có thể nói đây là cuộc chiến tranh vệ quốc củanhững người “chân trần, chí thép” trước một sức mạnh về kinh tế, quân sự khổng lồ
và khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại của kẻ thù
Những với sự tài tình của Đảng ta, với đường lối chiến tranh nhân dân, pháthuy sức mạnh tổng hợp của toàn thể dân tộc đã làm nên những chiến công hiểnhách “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; làm cho kẻ thù với vũ khí trang bị vàcông nghệ chiến tranh hiện đại đã thất bại nhục nhã trước gậy tầm vông, giáo máccủa ta, làm cho Việt Nam trở thành hiện tượng của thế kỷ XX
+ Cùng với đó, Đảng ta tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta gặt hái được nhữngthành công quan trọng trong công cuộc đổi mới vững bước trên con đường quá độlên chủ nghĩa xã hội
Như vậy, từ lý luận đến thực tiễn đều chứng minh vai trò quyết định hàngđầu của Đảng cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam và không có một tổchức nào có thể thay thế được Mọi mưu toan nhằm hạ thấp, xóa bỏ vai trò lãnh đạocủa Đảng đều là xuyên tạc lịch sử cách mạng dân tộc, trái với xu thế phát triển tấtyếu của cách mạng Việt Nam
* Ý nghĩa của luận điểm:
Trang 12- Luận điểm đã bổ sung và làm phong phú thêm kho tàng lý luận chủ nghĩaMác – Lênin.
- Đặt cơ sở cho việc tổ chức thành lập Đảng, góp phần giải quyết được yêucầu cấp bách của cách mạng Việt Nam, khắc phục sự bế tắc của cách mạng
- Củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò lãnh đạo củaĐảng
- Trong giai đoạn hiện nay đề cao vai trò của Đảng là điều quan trọng hơnlúc nòa hết nhằm chống lại các quan điểm sai trái muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo củaĐảng
Trong thời gian gần đây, Quốc hội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân vào
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã có nhiều ý kiến trái chiều về Điều 4 của
Hiến pháp “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Một số ý kiến đòi bỏ điều 4 của Hiến pháp, thực ra là phủ nhân vai trò lãnh đạo củaĐảng cộng sản Việt Nam, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, phi chính trịhóa quân đội Đây là những luận điểm phản động, sai trái
2.2 Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
* Đây là một luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về quy luật thành lập Đảng Cộng sản.
- Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, ở cácnước tư bản phát triển, ĐCS ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác– Lênin với phong trào công nhân
+ Mác cho rằng, ĐCS ra đời là sản phẩm của sự kết hợp lý luận chủ nghĩa xãhội khoa học với phong trào công nhân Khi Mác qua đời, Lênin khẳng định, ĐCS
ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân
Và sau này các các học giả của chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, ĐCS ra đời là sảnphẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân
Trang 13+ Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân
chỉ có thể trở thành sức mạnh khi nó được giác ngộ lý luận: “Chỉ có Đảng nào có
lý luận tiền phong dẫn đường thì mới có khả năng làm tròn vài trò chiến sỹ tiên phong”
• Lý luận tiên phong đó chính là chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào côngnhân tiếp nhân chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở lý luận của phong trào Và chủnghĩa Mác – Lênin cần phong trào công nhân đề thực hiện chủ nghĩa của mình
Lênin chỉ rõ: “Chủ nghĩa Mác cần phong trào công nhân với tư cách là lực lượng
để thực hiện chủ nghĩa của mình và phong trào công nhân cần chủ nghĩa Mác để soi đường, dẫn lối đấu tranh”.
• Khi chủ nghĩa Mác – Lênin thâm nhập vào phong trào công nhân, địnhhướng và dẫn dắt phong trào thì phong trào công nhân sẽ phát triển mạnh mẽ Khiphong trào phát triển đến độ nhất định, nó sẽ đòi hỏi phải có bộ tham mưu của nó –tức là ĐCS ra đời để dẫn dắt phong trào
- Theo Hồ Chí Minh, ĐCS Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữachủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Trong bài Ba mươi năm hoạt động của Đảng (1960), Hồ Chí Minh khẳng định, “Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930” 11
* Vì sao Hồ Chí Minh lại đưa ra luận điểm sáng tạo và phát triển này?
- Trước hết, Hồ Chí Minh là người có hiểu biết rất sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lênin
+ Theo Lênin, sự ra đời của các Đảng vô sản có quy luật chung, nhưng đặcđiểm của mỗi nước phải có con đường riêng biệt Trong tất cả các nước chỉ có sựkết hợp giữa CNXH với phong trào công nhân mới xây dựng được một cơ sở vữngchắc cho cả hai Nhưng trong mỗi nước, sự kết hợp ấy lại là sản phẩm của lịch sử,
11 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 10, tr.8
Trang 14lại được thực hiện bằng con đường đặc biệt, tùy thuộc vào điều kiện không gian vàthời gian
+ Chủ nghĩa Mác cũng chỉ ra rằng, giai cấp công nhân không thể xa rời dântộc mà phải tự mình vươn lên trở thành giai cấp dân tộc, tự mình trở thành dân tộcthì mới đưa cách mạng đến thắng lợi ngay trên Tổ quốc mình Đây chính là nhữngtiền đề lý luận quan trọng của luận điểm này
- Thứ hai là, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, hiểu đúng đắn về cách mạng Việt Nam
+ Phong trào yêu nước có vị trí vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình pháttriển của dân tộc Việt Nam
• Phong trào yêu nước là cái trường tồn được hun đúc qua hàng ngàn nămlịch sử của dân tộc Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước là một truyền thống, một độnglực lớn của đất nước; phong trào yêu nước Việt Nam có từ rất sớm và phát triểnmạnh mẽ trong lịch sử dân tộc
• Phong trào yêu nước là yếu tố có trước so với phong trào công nhân và cả
sự ra đời của giai cấp công nhân Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ khi thựcdân Pháp đặt ách thống trị lên đất nước ta và qua 2 lần khai thác thuộc địa của thựcdân Pháp, nên còn ít về số lượng (theo báo cáo của Nguyễn Ái Quốc, khoảng 2%dân số)
+ Phong trào yêu nước Việt Nam có số lượng đông đảo, quy mô rộng lớn, đadạng Phong trào này lôi cuốn mọi gia cấp, tầng lớp tham gia
• Phong trào nông dân (chiếm 90% dân số) là đồng minh tự nhiên của giaicấp công nhân Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân hợp thành chủ quân củacách mạng
• Những phong trào yêu nước của tiểu tư sản, trí thức thúc đẩy cho sự chuyểnhướng nhanh chóng của nhiều trí thức tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lênin, trở thànhnhững nhà cách mạng tiền bối, góp phần tích cực thúc đẩy sự hình thành ĐCS
Trang 15• Tham gia vào phong trào yêu nước còn có các tầng lớp tư sản dân tộc,những nhân sỹ yêu nước, một bộ phận quan lại phong kiến có tinh thần dân tộcchống đế quốc thực dân Đây là điểm khác biệt không giống các nước ở phươngTây.
+ Phong trào yêu nước dẽ dàng kết hợp với phong trào công nhân vì haiphong trào này có mục tiêu chung là giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do chodân tộc, xây dựng một đất nước hưng cường
- Thứ ba là, sự kết hợp này sẽ tạo cơ sở vững chắc cho cả chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước cùng phát triển.
+ Trước hết là phong trào yêu nước, bởi phong trào yêu nước Việt Nam lúcnày đang bế tắc, gặp chủ nghĩa Mác – Lênin giúp cho phong trào yêu nước vượtqua giới hạn yêu nước truyền thống để trở thành chủ nghĩa yêu nước mới: Yêunước gắn với yêu chủ nghĩa xã hội Chính sự kết hợp ấy tạo ra sự bùng nổ về lòngyêu nước, trí thông minh, sự dũng cảm của mỗi con người cách mạng làm chophong trào yêu nước có sự chuyển biến về chất: Yêu nước là yêu CNXH, yêuCNXH càng phải yêu nước, yêu dân
+ Phong trào công nhân có lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin dẫn đường sẽ đưagiai cấp công nhân dần dần ý thức được trách nhiệm giai cấp và trách nhiệm dântộc của mình, trở thành lực lượng tự giác, tự mình trở thành dân tộc Phong tràocông nhân dù có tiên tiến nhất, nhưng nếu không gắn bó với phong trào yêu nước,trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước thì cũng không mở rộng được cuộc đấutranh chống chủ nghĩa thực dân và đưa cách mạng đến thắng lợi
+ Hơn thế nữa, Hồ Chí Minh nhận thấy rằng, ở một nước thuộc địa, chủnghĩa Mác – Lênin phải được truyền bá vào phong trào công nhân, đồng thời vàophong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân đông đảo, có như vậy nó mới có thểcắm rễ vào mảnh đất hiện thực, mới có được sức sống mạnh mẽ và bền vững
* Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh.
Trang 16- Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, từ giác ngộ dân tộcđến giác ngộ giai cấp trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin – đó là con đường HồChí Minh đã đi, đó cũng là con đường những người cộng sản Việt Nam đã đi Đâycũng là điểm khác biệt so với những người cộng sản ở những nước có chế độ tưbản chủ nghĩa.
- Khi Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vàoViệt Nam bằng việc Người mở các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu – TrungQuốc để trang bị cho thanh niên yêu nước Việt Nam những kiến thức cơ bản về lýluận Mác – Lênin, về lịch sử phong trào cách mạng thế giới, về đường lối vàphương pháp cách mạng Việt Nam rồi đưa họ về nước, đi vào phong trào côngnhân thực hiện “vô sản hóa” về tư tưởng và nếp sống, vừa tự rèn luyện trong thực
tế, vừa tuyên truyền giác ngộ quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh thì phongtrào cách mạng Việt Nam đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ theo xu hướng vô sản
- Khi phong trào phát triển lên cao, đã đòi hỏi phải có Đảng tiên phong dẫnđường và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời đáp ứng yêu cầu đó
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện sứ mệnh là người đầu tiên gieonhững hạt giống của chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội lên mảnh đất củachủ nghĩa yêu nước Việt Nam
* Ý nghĩa của luận điểm trên:
- Luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về quy luật ra đời của Đảng Cộng sảnViệt Nam đã bỏ sung và làm phong phú lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về quy luậtthành lập Đảng Cộng sản ở những nước thuộc địa, lạc hậu, giai cấp công nhân cònnhỏ bé
Trang 17- Luận điểm không những có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình cách mạngViệt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế, nhất là đối với những nước có hoàn cảnhtương tự Việt Nam.
+ Với cách mạng Việt Nam, quan điểm trên đây có ý nghĩa quan trọng đốivới chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong các thời kỳ cách mạng của Đảng; đối vớiviệc xây dựng, củng cố và tăng cường khối liên minh công, nông, trí thức; đối vớiviệc tăng cường vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân với đội tiên phong của nó
là Đảng Cộng sản Việt Nam; đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa Đảng - giaicấp - dân tộc cả trong cách mạng dân tộc dân chủ và trong cách mạng xã hội chủnghĩa
+ Đối với những nước có hoàn cảnh lịch sử như Việt Nam, luận điểm trêncủa Hồ Chí Minh có ý nghĩa tham khảo cho các Đảng Cộng sản nhìn nhận rõ hơn
vị trí, vai trò của các lực lượng xã hội trong cuộc đấu tranh cách mạng
+ Đối với công tác xây dựng Đảng, với quy luật đặc thù trên, phần đôngĐảng viên của Đảng xuất thân từ nông dân, trưởng thành từ phong trào yêu nước,trong những điều kiện nhất định bản chất giai cấp, tầng lớp cũ có thể lấn át bản chấtgiai cấp công nhân của Đảng Do đó, phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng, tăngcường bản chất giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
2.3 Đảng cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam
* Đây thực chất là vấn đề bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: Đảng Cộng sản là Đảng củagiai cấp vô sản, đấu tranh đồi quyền lợi cho giai cấp vô sản nước mình và toàn bộgiai cấp vô sản thế giới
Trang 18- Đảng bao gồm những phần tử tiên tiến nhất trong giai cấp vô sản, là độitiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp vô sản.
* Nội dung luận điểm
- Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng (1951), Hồ Chí Minh đã cókết luận mới mang tính phát triển lý luận về ĐCS của chủ nghĩa Mác – lênin:
“Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một Chình vì vậy, Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam” 12
Năm 1953, Người viết, “Đảng Lao động là tổ chức cao nhất của tổ chức cần
lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc Đảng là Đảng của giai cấp lao động
mà cũng là Đảng của toàn dân” 13
Năm 1961, Người lại nhắc lại luận điểm đó: “Đảng ta là Đảng của giai cấp,
đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị” 14
Năm 1965, Người cho rằng: Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ thammưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc
- Đây là một luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản, thểhiện sự thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc Ở Hồ Chí Minh, vấn đềgiai cấp và vấn đề dân tộc luôn gắn bó với nhau một cách mật thiết trong tiến trìnhcách mạng Do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mang bản chất giai cấp côngnhân, vừa mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc là một tất yếu
* Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Về bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Khi nói Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ
bản chất giai cấp của Đảng Đó là bản chất giai cấp công nhân, giai cấp duy nhất
12 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 6, tr.175
Trang 19gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, giai cấpkhông chỉ đại diện cho hiện tại mà còn đại diện cho tương lai đất nước.
+ Cái quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng:
• Thành phần xuất thân của Đảng viên là những người tiên phong, giác ngộnhất của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân lao độngkhác tự nguyên phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng
• Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin
• Mục tiêu, đường lối của Đảng thực sự vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người
• Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng là những nguyên tắc xây dựngĐảng kiểu mới của giai cấp công nhân
- Về tính dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Trong luận điểm đó, Hồ Chí Minh khẳng định, quyền lợi cơ bản của giaicấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc là thống nhất
• Đảng đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động vàtoàn thể dân tộc, ngoài ra Đảng không có một lợi ích nào khác
• Đảng không phải chỉ kết nạp những người ưu tú trong giai cấp công nhân
mà còn cả những người ưu tú trong các giai cấp và tầng lớp khác đã được giác ngộ
về Đảng và tự nguyện chiến đấu trong hàng ngũ của Đảng
+ Quan điểm này của Hồ Chí Minh không làm xóa nhòa bản chất giai cấpcông nhân của Đảng và cũng không rơi vào quan điểm “đảng toàn dân”, mà đây làmột sự khẳng định bản chất giai cấp công nhân và tính chất quần chúng của Đảng.Đảng có vinh dự và trách nhiệm lớn lao “Đảng của dân tộc Việt Nam” nghĩa làĐảng phải làm sao cho mỗi người Việt Nam yêu nước luôn tự hào là Đảng củamình
2.4 Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm “cốt”
* Vai trò của lý luận cách mạng đối với hoạt động của Đảng Cộng sản