Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là một phần quan trọng trong những di sản tư tưởng mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ có ý nghĩa lý luận, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nhất là trong điều kiện hiện nay khi việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng đang nổi lên như một nhiệm vụ quan trọng nhất, quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp đổi mới.
Trang 1KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI PHÊ DUYỆT
Ngày tháng năm 20… Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài : Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng sản Việt Nam Đối tượng: Đại học
Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
I 1 Mục đích
Giúp người học nắm được cơ sở hình thành và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam Trên cơ sở đó xây dựng lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ đảng viên, góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh
2 Yêu cầu
- Nắm chắc những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
- Trên cơ sở nắm vững những nội dung cơ bản, vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người cán bộ đảng viên
- Đấu tranh với những quan điểm sai trái phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
II NỘI DUNG
Gồm 3 phần
Phần 1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
Phần 2 Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
Phần 3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam vào tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng ta hiện nay
Trang 2III.THỜI GIAN
1 Thời gian toàn bài: 4 tiết
2 Phân chia cụ thể:
a Lên lớp: 4 tiết
b Nghiên cứu, đọc tài liệu:
IV ĐỊA ĐIỂM
Tại giảng đường
V.TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1 Tổ chức : Theo quy mô lớp học
2 Phương pháp:
a Phương pháp dạy: Sử dụng phương pháp thuyết trình, kết hợp với nêu
vấn đề và trình chiếu Power Point
b Phương pháp học: Nghe, bút kí, nghiên cứu tài liệu.
VI VẬT CHẤT ĐẢM BẢO
1 Tài liệu
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia, H 2008 (từ tr.132 - tr.175)
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ( dùng cho các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, H 2006 (từ tr.117- tr.156).
2 Vật chất đảm bảo
a Giáo viên: Giáo án, giáo trình tài liệu
b Học viên: Bút, vở ghi, tài liệu nghiên cứu
Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I THỦ TỤC LÊN LỚP
- Nhận báo cáo ( Nhận lớp)
- Kiểm tra bài cũ Đánh giá nhận xét
- Giới thiệu kế họach nội dung bài mới
II TÌNH T GI NG BÀI Ự GIẢNG BÀI ẢNG BÀI
gian
Phương pháp
V.chất
Trang 3THỦ TỤC LÊN LỚP 05
phút
Hỏi- đáp, thuyết trình
Giáo án
I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM
1 Những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin về Đảng Cộng sản
2 Thực tiễn Việt Nam và thế giới
15 phút 15 phút
Thuyết trình, gợi mở, kết hợp với trình chiếu Power Point
Giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo
và phương tiện trình chiếu
II NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
1 Đảng Cộng sản việt nam là nhân
tố quyết định hàng đầu để đưa cách
mạng Việt Nam đến thắng lợi
2 Đảng Cộng sản Việt Nam là sản
phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác-Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam
3 Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng
của giai cấp công nhân, đồng thời là
Đảng của dân tộc Việt Nam
4 Đảng Cộng sảnViệt Nam lấy chủ
nghĩa Mác-Lênin “làm cốt”
5 Đảng Cộng sản Việt Nam phải được
xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng
kiểu mới của giai cấp công nhân
6 Đảng cộng sản Việt nam là Đảng
cầm quyền, Đảng vừa là người lãnh
đạo, vừa là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân
7 Đảng Cộng sản Việt Nam phải
thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới
15 phút
15 phút 10 phút
15 phút
20 phút
15 phút 10
Thuyết trình, nêu vấn đề, kết hợp với trình chiếu Power Point
Thuyết trình, nêu vấn đề, kết hợp với trình chiếu Power Point
Trang 4Giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo
và phương tiện trình chiếu
III VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VÀO TỰ ĐỔI MỚI, TỰ CHỈNH
ĐỐN ĐẢNG TA HIỆN NAY
1 Một số nội dung chủ yếu về tự đổi
mới, tự chỉnh đốn Đảng ta hiện nay dưới
ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
2 Xây dựng Đảng bộ Quân đội và
đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân
đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong
tình hình mới
10 phút
10 phút
Thuyết trình, gợi mở, kết hợp với trình chiếu Power Point
phút
Thuyết trình Giáo án
III KẾT THÚC BÀI GIẢNG
1 Kết luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là một phần quan trọng trong di sản mà Người để lại cho Đảng và dân tộc ta Quán triệt và thực hiện tốt tư tưởng này của Người chính là cơ sở để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng ta “là đạo đức, là văn minh” xứng đáng với niềm tin của cả dân tộc để lãnh đạo đất nước ta thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”
2 Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1 Trình bày cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng
sản Việt Nam?
Câu 2 Phân tích những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Việt Nam? Rút ra ý nghĩa thực tiễn?
Ngày tháng năm 20…
NGƯỜI BIÊN SOẠN
Trang 5MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là một phần quan trọng trong những di sản tư tưởng mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
ta Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ có ý nghĩa lý luận, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nhất là trong điều kiện hiện nay khi việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng đang nổi lên như một nhiệm vụ quan trọng nhất, quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp đổi mới
NỘI DUNG
I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
1 Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về Đảng Cộng sản
Câu hỏi nêu vấn đề: Đồng chí cho biết chủ nghĩa Mác-Lênin đã đề cập
đến những vấn đề gì về Đảng Cộng sản?
- Cuối thế kỷ XIX Mác và Ăng ghen đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề thành lập các Đảng Cộng sản ở những nước Tư bản chủ nghĩa.
+ Theo Mác-Ăngghen, giai cấp công nhân tổ chức ra chính đảng là đòi hỏi tất yếu khách quan, điều kiện tiên quyết để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình
+ Mác-Ăngghen là những người đầu tiên chủ trương thành lập đảng trên cơ
sở kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân
+ Các ông cũng là những người đã thảo ra những nguyên tắc tổ chức về xây dựng và hoạt động của đảng Cộng sản
VD : Đảng là tổ chức độc lập mang bản chất giai cấp công nhân; điều kiện
tiêu chuẩn người vào Đảng; Đảng phải thường xuyên được củng cố vững chắc, có
tổ chức, có cơ cấu phù hợp
+ Mác và Ăng ghen đã đề ra khẩu hiệu :“ Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” để định hướng cho cách mạng vô sản trên phạm vi thế giới
- V.I.Lênin đã phát triển những quan điểm của C.Mác và Ph Ăng ghen
để đưa ra học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
+ Chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng
Trang 6+ Đảng là một bộ phận của giai cấp công nhân, là đội tiên phong chính trị
có tổ chức và là tổ chức chặt chẽ nhất, giác ngộ nhất của giai cấp công nhân
+ Khi có chính quyền, đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa và là bộ phận của hệ thống đó
+ Đảng gắn bó chặt chẽ với quần chúng
+ Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của đảng
+ Đảng phải tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động vào đảng, phải thường xuyên đưa những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi đảng
+ Tính quốc tế của đảng
+ Lênin đã bổ sung mở rộngkhẩu hiệu của Mác và Ăngghen thành: “ Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”
2 Thực tiễn Việt Nam và thế giới
a Thực tiễn Việt Nam
- Cuối thế kỷ XIX, Thực dân Pháp xâm lược nước ta, các phong trào yêu nước liên tục nổ ra, nhưng tất cả đều bị thất bại Hồ Chí Minh nghiên cứu và nhận thấy một trong những nguyên nhân thất bại là do thiếu một tổ chức cách mạng có đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học.
VD: Phong trào Cần Vương (1883-1896); Phong trào Yên Thế
(1887-1913); phong trtào cứu nước mới theo khuynh hướng tư sản của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…
- Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng ta Hồ Chí minh cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm để xây dựng, củng cố, phát triển tư tưởng của mình về Đảng Cộng sản Việt Nam.
VD : Kinh nghiệm xây dựng Đảng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến,
sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế chậm phát triển, tàn dư tư tưởng của người sản xuất nhỏ
b Thực tiễn cách mạng thế giới
Trang 7- Trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, khảo sát kinh nghiệm của một số cuộc cách mạng trên thế giới, Hồ Chí Minh rất chú ý xem xét những vấn đề về chính đảng cách mạng.
+ Phân tích sâu sắc Công xã Pari (1871), Hồ Chí Minh rút ra một trong những nguyên nhân thất bại là Công xã Pari chưa có một chính đảng lãnh đạo
Hồ Chí Minh viết: “Cách mạng Pháp dạy cho chúng ta:
1 Dân chúng công nông là gốc cách mệnh…
2 Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công…” (Hồ Chí
Minh toàn tập, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, H.2000, tr 274)
+ Hồ Chí Minh cũng giành nhiều tâm sức vào khảo cứu cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, cuộc cách mạng do giai cấp công nhân, mà đội tiền phong của nó là Đảng Bônsêvích Nga lãnh đạo và giành thắng lợi
Người chỉ rõ: “Cách mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mạng
thành công phải lấy dân chúng (công, nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan…” (sđd, t.2, tr.280).
- Trong những năm 20 của thế kỷ XX đã có hàng loạt các Đảng Cộng sản được thành lập ở các nước và gia nhập vào Quốc tế III.
VD: Ở Châu Á và khu vực Đông Nam Á có: Đảng Cộng sản Inđônêxia(1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc(1921), Đảng Cộng sản Nhật Bản(1922), Đảng Cộng sản Triều Tiên(1925), Đảng Cộng sản Ấn Độ(1928)…
- Để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã dốc sức chuẩn bị chu đáo về mặt chủ quan cũng như thúc đẩy các điều kiện khách quan đi đến chín muồi.
Câu hỏi nêu vấn đề: Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị điều kiện chủ quan và
khách quan như thế nào để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
+ Đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về chủ nghĩa Mác- Lênin
+ Mở rộng sự liên kết giữa những người Việt Nam yêu nước với những người cách mạng ở các nước thuộc địa
+ Người đã tham gia vào nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản
Trang 8VD: Khởi xướng và lãnh đạo Hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp năm 1921,
Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Quảng Châu năm 1925
+ Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã thành lập
ra tổ chức “Hội Việt Nam cách mệnh thanh niên” Đây là tổ chức của những người thanh niên yêu nước Việt Nam có xu hướng theo chủ nghĩa Cộng sản được Nguyễn Ái Quốc lựa chọn trong thực tiễn cách mạng
Hồ Chí Minh viết: Giống như “quả trứng từ đó nở ra con chim non cộng
sản” (Sđd, t.3, tr 13).
+ Từ năm 1925-1927 Người đã mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuẩn bị lực lượng cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930 ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản Ngày 3/2/1930 Nguyễn Ái Quốc đã đứng ra hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam
- Hồ Chí Minh cũng tập trung nghiên cứu thực tiễn hoạt động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo, xây dựng đảng của các nước trên thế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa.
II NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
1 Đảng Cộng sản Việt nam là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi
- Về lý luận, Hồ Chí Minh nhận thức rất sớm và sâu sắc rằng cách mạng Việt nam muốn thắng lợi thì trước hết phải có đảng cách mạng
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Cách
mệnh trước hết phải có gì ? Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng; ngoài thì liên hệ với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy” (Sđd, tập 2, tr.267, 268)
+ Muốn làm cách mạng phải có lực lượng, lực lượng là nhân dân nên phải có Đảng để tuyên truyền, vận động tập hợp nhân dân thành một khối thống nhất
Trang 9Hồ Chí Minh khẳng định: “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi” (Sđd,tập 9, tr.290).
Người chỉ rõ: “Nếu không có nhân dân thì Đảng không có lực lượng, nếu
không có Đảng thì nhân dân không có người dẫn đường”.
+ Đảng vạch ra đường lối đúng đắn, tuyên truyền sâu rộng đường lối đó trong quần chúng nhân dân, cụ thể hoá đường lối ấy cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng giai đoạn
+ Cách mạng Việt Nam dựa vào sức mình là chính, nhưng cũng phải biết kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh của cách mạng thế giới, giữ mối liên hệ
đó là nhiệm vụ của Đảng
- Về thực tiễn, Hồ Chí Minh đã chuẩn bị mọi điều kiện để thành lập Đảng, luôn chăm lo xây dựng Đảng Cộng sản Việt nam vững mạnh
+ Từ năm 1924 - 1930, Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị mọi điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Khi giành được chính quyền, Người tiếp tục khẳng định vai trò quyết định của Đảng trong xây dựng CNXH
Người nhấn mạnh: “Đánh đổ giai cấp địch đã khó, đấu tranh xây dựng
CNXH còn khó khăn gian khổ hơn nhiều” (Sđd,tập 9, tr.279)
+ Năm 1965, qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Người khẳng định: “Có Đảng lãnh đạo nhân dân ta đã trở thành một dân tộc anh hùng, được bạn bè khắp năm châu yêu mến và kính trọng” (Sđd, t11, tr.371).
+ Trước lúc đi xa, điều Người quan tâm trước hết là nói về Đảng
2 Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Câu hỏi nêu vấn đề: Đồng chí cho biết quy luật chung hình thành Đảng
Cộng sản? Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào?
- Xuất phát từ tình hình ở các nước tư bản trước kia V.I.Lênin đã nêu ra luận điểm Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với
Trang 10phong trào công nhân, đồng thời cũng khẳng định tính đặc thù ra đời của từng Đảng Cộng sản.
Lênin viết: “Trong tất cả các nước, chỉ có sự kết hợp giữa CNXH với
phong trào công nhân mới xây dựng được một cơ sở vững chắc cho cả hai Nhưng trong mỗi nước, sự kết hợp ấy lại là sản phẩm của lịch sử, lại được thực hiện bằng những con đường đặc biệt, tuỳ theo điều kiện không gian và thời gian”
( Lênin toàn tập, Nxb Tiến Bộ Mátcơxva, 1976, t.4, tr.471)
- Xuất phát từ tình hình thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy việc
ra đời của Đảng Cộng sản ở đây nếu chỉ kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân thì chưa đủ, mà phải kết hợp cả với phong trào yêu nước.
Khái quát về quy luật đặc thù của việc ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ
Chí Minh viết: “Chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước dẫn đến sự ra đời của Đảng công sản Đông Dương vào đầu năm 1930”.
Tại sao?
+ Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu; giai cấp công nhân còn nhỏ bé, phong trào công nhân còn non yếu
+ Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, phong trào yêu nước là một phong trào rộng lớn diễn ra liên tiếp, từ rất lâu trước khi có giai cấp công nhân và phong trào công nhân
+ Phong trào yêu nước Việt Nam lại rất gắn bó với phong trào công nhân và đang bế tắc về đường lối cho nên rất dễ tiếp thu lý luận Mác-Lênin
+ Ở đây, phong trào công nhân dù tiên tiến nhất, nhưng nếu không gắn bó với với phong trào yêu nước, thì cũng không mở rộng được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và đưa cuộc đấu tranh đó đến thắng lợi
3 Đảng Cộng sản Việt Nam-“Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời
là Đảng của dân tộc Việt Nam”.
- Đây là luận điểm mới của Hồ Chí Minh, bổ sung vào học thuyết về Đảng của chủ nghĩa Mác-lênin.