Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà cách mạng, nhà tư tưởng bàn về đạo đức cách mạng nhiều nhất. Bản thân Người cũng luôn là một tấm gương sáng nhất về đạo đức cách mạng. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng đạo đức cách mạng của Người và noi theo tấm gương ấy vừa là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp cách mạng, đồng thời thiết thực góp phần quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho nhân dân ta nói chung và cán bộ, đảng viên nói riêng.
Trang 1KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI PHÊ DUYỆT
Ngày… tháng… năm … Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài 10 : Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng Đối tượng: ĐẠI HỌC
Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1 Mục đích
Nhằm trang bị cho người học nắm được cơ sở hình thành tư tưởng HCM
về đạo đức cách mạng, những nội dung và những chuẫn mực đạo đức cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Trên cơ sở đó vận dụng tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng và đấu tranh chống mọi biểu hiện suy thoái đạo, đức lối sống ngoài xã hội và trong đơn vị
2 Yêu cầu
- Nắm được nội dung và những giá trị cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Biến những kiến thức đã học được trở thành động lực để hoàn thiện bản thân mình theo gương Hồ Chí Minh
- Đấu tranh với mọi biểu hiện suy thoái đạo, đức lối sống ngoài xã hội và trong đơn vị
II NỘI DUNG
Gồm 3 phần
Phần 1 Cơ sở hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ chí Minh về đạo đức cách mạng.
Phần 2 Những nội dung cơ bản trong tư tưởng HCM về đạo đức cách mạng
Phần 3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay
III THỜI GIAN.
Trang 21- Thời gian toàn bài: 2 tiết.
2- Phân chia cụ thể:
a- Lên lớp: 2 tiết.
b- Nghiên cứu đọc tài liệu:… tiết.
c- Thảo luận tổ nhóm: … tiết
IV ĐỊA ĐIỂM
Tại giảng đường
V TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1 - Tổ chức: Theo quy mô lớp học.
2 - Phương pháp :
a Phương pháp dạy: thuyết trình, diễn giảng, nêu vấn đề và trình chiếu
Power Point
b Phương pháp học: Nghe giảng, bút ký, nghiên cứu tài liệu, thảo luận
tổ
VI - VẬT CHẤT BẢO ĐẢM.
1 Tài liệu:
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia, H 2008 (từ tr.333-tr373)
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ( dùng cho các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, H 2007 (từ tr - tr….).
2 Vật chất đảm bảo
a Giáo viên: Giáo án, giáo trình tài liệu.
b Học viên: Bút, vở ghi, tài liệu nghiên cứu.
Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I THỦ TỤC LÊN LỚP
- Nhận báo cáo ( Nhận lớp)
- Kiểm tra bài cũ Đánh giá nhận xét
- Giới thiệu kế họach nội dung bài mới
Trang 3II TRÌNH T GI NG BÀI Ự GIẢNG BÀI ẢNG BÀI
THỨ TỰ, NỘI DUNG THỜI
GIAN
PHƯƠNG PHÁP
V.CHẤT
phút
Hỏi- đáp, thuyết trình
Giáo án
I CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1 Truyền thống đạo đức tốt đẹp
của dân tộc
2 Tinh hoa đạo đức phương
Đông, phương Tây
3 Quan điểm chủ nghĩa
Mác-Lênin về đạo đức cách mạng
4 Thực tiễn Việt Nam và thế giới
phút
phút
phút
phút
Thuyết trình, nêu vấn đề, kết hợp với trình chiếu Power Point
Giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo
và phương tiện trình chiếu
II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1 Đạo đức là gốc, nền tảng của
người cách mạng
2 Những chuẩn mực đạo đức cách
mạng
3 Những nguyên tắc xây dựng đạo
đức cách mạng
… phút
… phút
… phút
III VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH
MẠNG TRONG XÂY DỰNG NỀN
ĐẠO ĐỨC MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY
1 Học tập và rèn luyện theo tư
tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh là đòi hỏi khách quan của sự
nghiệp cách mạng
2 Bám sát thực tiễn, cụ thể hóa
các chuẩn mực đạo đức để mọi người
…
phú t
…
Thuyết trình, nêu vấn đề,
Giáo án, giáo trình, tài liệu
Trang 4rèn luyện, phấn đấu
3 Kiên quyết đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân và các tiêu cực xã hội
4 Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức
cách mạng cho cán bộ, đảng viên
trong quân đội hiện nay
phút
…
phú t
…
phú t
kết hợp với trình chiếu Power Point
tham khảo
và phương tiện trình chiếu
phút
Thuyết trình Giáo án
III KẾT THÚC BÀI GIẢNG
1 Kết luận
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đỉnh cao của sự phát triển đạo đức truyền thống Việt Nam, là sự phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trong thời đại mới, để lại những giá trị vô cùng to lớn, ấn tượng tốt đẹp cho toàn thể dân tộc và nhân loại Những người cộng sản nói chung và mỗi cán bộ, đảng viên Đảng nhân dân Cam Pu Chia nói riêng hãy sống, chiến đấu, lao động và học tập theo những tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại
2 Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1 Vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của đạo đức cách mạng đối với
người cán bộ, đảng viên?
Câu 2 Phân tích những chuẩn mực đạo đức cách mạng trong tư tưởng
HCM? Ý nghĩa của vấn đề với việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ đảng viên hiện nay?
Câu 3 Phân tích nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng trong tư tưởng
HCM? Liên hệ bản thân?
Ngày tháng năm 20…
NGƯỜI BIÊN SOẠN
Trang 5
MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà cách mạng, nhà tư tưởng bàn về đạo đức cách mạng nhiều nhất Bản thân Người cũng luôn là một tấm gương sáng nhất về đạo đức cách mạng Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng đạo đức cách mạng của Người và noi theo tấm gương ấy vừa là đòi hỏi khách quan của
sự nghiệp cách mạng, đồng thời thiết thực góp phần quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho nhân dân ta nói chung và cán bộ, đảng viên nói riêng
NỘI DUNG
I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1 Truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc
Truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình, quê hương và dân tộc Việt Nam là cội nguồn có ý nghĩa tiên quyết góp phần hình thành nên tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Đó là chủ nghĩa yêu nước- nét đặc sắc, nổi bật nhất trong những giá trị đạo đức cao đẹp, bền vững của dân tộc.
Truyền thống này gắn liền với lịch sử đấu tranh chống giặc ngọai xâm của dân tộc Việt Nam
- Đó là truyền thống thương yêu, đùm bọc, chung lưng đấu cật, sống trọng nghĩa, trọng tình, thủy chung…
Truyền thống này được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch
sử trong một môi trường thiên nhiên khắc nghiệt
- Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, trên quê hương giàu truyền thống cách mạng nên sớm hình thành ở Hồ Chí Minh tinh thần yêu nước, thương dân.
Những giá trị truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, quê hương, gia đình được Hồ Chí Minh kế thừa, phát huy, phát triển lên một tầm cao mới trong thời đại mới
2 Tinh hoa đạo đức phương Đông và phương Tây
Trang 6Được HCM tiếp thu dưới một tinh thần chọn lọc có phê phán, tức là gạn lấy phần tích cực, phù hợp và bỏ đi những gì thủ cựu, tiêu cực
- Đối với đạo đức phương Đông
+ Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng đạo đức cá nhân trong Nho giáo, đặc biệt
là tư tưởng của Khổng Tử
Người cho rằng: “Tuy Khổng tử là phong kiến và tuy học thuyết của Khổng tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H.2000, tr 46).
+ Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn; thương người như thể thương thân… của Phật giáo
- Đối với đạo đức phương Tây
+ Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng tích cực của Thiên Chúa giáo, như lòng nhân ái, khuyên con người sống trong sạch, thủy chung, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau biết hòa đồng và làm bạn với người khác
+ Tiếp thu tinh thần nhân đạo, dân chủ và nhân quyền được thể hiện trong các trào lưu triết học, văn học nghệ thuật, nổi bật là tư tưởng tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái”
3 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đạo đức cách mạng
Chủ nghĩa nhân đạo của Mác, Ăngghen, Lênin là nguồn gốc quyết định đến bản chất tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Từ tư tưởng đạo đức truyền thống đến trở thành tưởng đạo đức cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân
- Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin một lí tưởng đạo đức cao cả nhất của thời đại Đó là, tất cả vì con người và giải phóng con người.
+ Mác xem đạo đức là hạnh phúc, là được đấu tranh cho hạnh phúc của con người
+ Lênin cho rằng, đạo đức phụ thuộc hoàn toàn vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản sáng tạo một xã hội mới không có áp bức, bóc lột
- Hồ Chí Minh còn tìm thấy ở Mác, Ăngghen, Lênin tấm gương sáng về đạo đức cách mạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì con ngưòi, đấu tranh giải phóng triệt để con người.
Trang 7Nói về tấm gương đạo đức của V.I Lênin, Hồ Chí Minh viết: “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy đã ảnh hưởng lớn lao đến các dân tộc Châu á và khiến cho trái tim của họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi” (Hồ Chí Minh, Toàn
tập, tập 1, Nxb CTQG, H.2000, tr 295)
4 Thực tiễn Việt Nam và thế giới
- Chế độ thuộc địa nửa phong kiến đe dọa đến những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Đặt ra đòi hỏi phải giải phóng nhân dân lao động về tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống và những thói quen lạc hậu
- Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền thuộc về nhân dân, Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện ra những hiện tượng sai lệch của một bộ phận cán bộ đảng viên như quan liêu, hách dịch, cậy quyền, tham ô, hủ hóa cần phải được được phát hiện ngăn chặn
- Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới, người nhận thức, người nhận thức được bản chất của chủ nghĩa đế quốc và chính sách đầu độc về văn hóa mà chủ nghĩa đế quốc tiến hành ở các nước thuộc địa
- Nghiên cứu cách mạng Tháng Muời Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga xô viết, Người nhận thức và tiếp thu một cách đúng đắn những giá trị đạo đức tiến bộ góp phần hình thành nên tư tưởng đạo đức của người
Chú ý: Ngoài những nguồn gốc trên, tư tưởng đạo đức cách mạng HCM
còn có nguồn gốc từ thực tiễn Việt Nam như: nhân dân ta chịu cảnh mất nước, nhà tan; nền đạo đức p/k lỗi thời ràng buộc và từ những phẩm chất đạo đức của
cá nhân HCM đã hình thành nên tư tưởng HCM về đạo đức cách mạng
II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
II 1 Đạo đức là gốc, nền tảng của người cách mạng
- Theo Hồ Chí Minh, đạo đức có một vai trò quan trọng đối với người cách mạng Đạo đức như cái gốc, nền tảng của người cách mạng.
Trang 8Người chỉ rõ: “Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn; cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo; người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2000,
tr 252-253)
+ Theo Người, có tâm, có đức mới có bản lĩnh để vượt qua khó khăn, thử thách, cám dỗ của đời thường, gắn bó với quần chúng, được dân tin, dân mến
+ Có tâm, có đức mới có đủ nghị lực, sức mạnh để tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm, đường lối của Đảng cũng như quyết tâm biến nó thành hiện thực
- Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đạo đức, coi nhẹ mặt tài, mà trong tư tưởng của Người
“đức” luôn luôn đi đôi với “tài”.
=> Hồ Chí Minh quan niệm có đức phải có tài; tài càng lớn đức càng cao;
“đức-tài” hòa quện nhau trong nhân cách người cán bộ Trong đó, đạo đức là cơ
sở là tiền đề phát triển tài năng
Người chỉ rõ: “Có tài mà không có đức chẳng những không làm được gì lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người” "(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H.2000, tr 172).
2 Những chuẩn mực đạo đức cách mạng
a Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân
- Đây là phẩm chất đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của người cách mạng, là tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá đạo đức của con người, của mỗi chiến sĩ cách mạng.
Vì: mối quan hệ giữa con người với đất nước, với nhân dân và dân tộc mình là mối quan hệ lớn nhất, bao trùm lên mọi mối quan hệ khác và là điều kiện để thực hiện các mối quan hệ khác
Trang 9- Trung, hiếu là những tư tưởng đạo đức đã có trong truyền thống, đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào những nội dung mới:
+ Trung với nước:
Là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, với phương hướng phát triển tất yếu của đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội
Phải đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc của cách mạng lên trên hết, trước hết
Quyết tâm đấu tranh cho sự phồn vinh của đất nước, đem lại ấm lo, hạnh phúc cho nhân dân
Do vậy, theo Hồ Chí Minh “trung với nước” cũng là “trung với Đảng”
+ Trung với Đảng:
Là trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, với sự nghiệp
cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo
Thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của của Đảng
+ Nội dung hiếu với dân:
Là tôn trọng, yêu kính nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân, một lòng, một dạ phụng sự nhân dân
Là làm đầy tớ cho dân, coi dân là gốc, nền tảng sự nghiệp cách mạng
Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân
Có được những phẩm chất trên, thì người cách mạng sẽ được dân tin, dân quý và nhất định sẽ tạo ra sức mạnh to lớn phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
b Yêu thương con người
Hồ Chí Minh xác định yêu thương con người là phẩm chất cơ bản, cao đẹp của người cách mạng
- Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn, trước hết là giành cho quần chúng cần lao, những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột
+ Bởi Người thấu hiểu nỗi cay đắng, khổ nhục của quần chúng cần lao, cảm thông sâu sắc và đứng về phía họ để bênh vực, bảo vệ các quyền chính đáng của họ
Trang 10+ Người chỉ rõ nguồn gốc của những đau thương, khổ nhục của quần chúng nhân dân ở cả chính quốc và thuộc địa là do chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân gây ra
- Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn với đồng bào mình, mà còn giành cho cả giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới.
Bởi theo Người: “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1,
Nxb CTQG, H.2000, tr 266)
- Nổi bật trong tình yêu thương còn của Hồ Chí Minh là sự bao dung, độ lượng
+ Yêu thương con người gắn liền với sự tin tưởng vào những khả năng, phẩm giá tốt đẹp của con người và tạo điều kiện cho con người vươn lên tự hoàn thiện
Người viết: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập
12, Nxb CTQG, H.2000, tr 558)
+ Đối với những người lầm đường lạc lối nhưng đã ăn năn, hối cải, phải được đối xử với thái độ nhân ái khoan dung, độ lượng
c Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư
- Theo HCM, đây là một trong những yêu cầu, phẩm chất trong xây dựng đạo đức người cách mạng
+ Cần: là siêng năng, chăm chỉ trong mọi hoạt động (học tập, lao động, rèn
luyện sức khoẻ…) Tuy nhiên, mọi hoạt động phải được tính toán và có kế hoach,
đi liền với việc đấu tranh với sư lười biếng – kẻ thù của cần
+ Kiệm: là tiết kiệm cả về thời gian, vật chất, sức khoẻ; không xa xỉ, lãng
phí, bừa bãi, phô trương Tiết kiệm không đồng nghĩa với bần tiện Cần với kiệm phải luôn đi đôi với nhau