Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử nối tiếp nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao và tất yếu phải thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Để thực hiện sứ mệnh lịch sử là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng nhân loại khỏi áp bức bóc lột thì giai cấp công nhân và nhân dân lao động tất yếu phải tiến hành sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trang 1Lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học và là quy luật phổ biến của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Hiện nay vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa đang là một trong những vấn
đề trọng tâm của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận; vì vậy việc nghiên cứu nắm chắc những nội dung trong lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa để vận dụng vào thực tiễn là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết.
Trang 2NỘI DUNG
I TÍNH TẤT YẾU, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, TÍNH CHẤT, ĐỘNG LỰC CỦA CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
1 Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Khi nghiên cứu tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là phải trả lời câu hỏi: tại sao cách mạng xã hội chủ nghĩa lại nổ ra, nhưng để các đồng chí hiểu và nắm được vấn đề này trước hết chúng ta đi nghiên cứu khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
a Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa
* Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa: là cuộc cách mạng xã hội do giai
cấp công nhân thực hiện thông qua đội tiền phong là Đảng cộng sản lãnh đạo nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới.
Khi nghiên cứu khái niệm các đồng chí cần hiểu trên các vấn đề sau:
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng xã hội (cách mạng xã hội là sự cải biến căn bản về chế độ xã hội, là sự thay thế chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác tiến bộ hơn, phù hợp với trình độ và nhu cầu phát triển của lịch sử)
- Cuộc cách mạng này do giai cấp công nhân tiến hành thông qua đội tiền phong là đảng cộng sản lãnh đạo.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu theo hai nghĩa:
+ Theo nghĩa rộng: cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến cách
mạng toàn diện và triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thực hiện sự phát triển của xã hội từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Nghĩa là: cách mạng xã hội chủ nghĩa có 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: bắt đầu từ khi giai cấp công nhân thông qua chính đảng của
mình, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động đấu tranh lật đổ chính quyền tư sản, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản.
Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, vì chỉ có giành chính quyền mới thực hành được chuyên chính vô sản.
“giai đoạn giai cấp vô sản tự xây dựng thành giai cấp thống trị, là giai đoạn giành lấy dân chủ”.
C.Mác – Angghen toàn tập Nxb CTQG, H, 1995, tập 1, trang 567.
Trang 3Điều này cho chúng ta thấy: Không chỉ có cách mạng vô sản mà tất cả các cuộc cách mạng đều đặt vấn đề chính quyền lên hàng đầu.
Giai đoạn 2: Từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Là quá trình cải biến xã hội toàn diện, triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và chỉ kết thúc khi tạo lập được những yếu tố bảo đảm cho chủ nghĩa
xã hội vận động phát triển bằng chính bản thân nó Mục tiêu này sau khi đã thiết lập được chuyên chính vô sản Đây là mục tiêu cơ bản quyết định phải thực hiện trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, là giai đoạn lâu dài kho khăn phức tạp.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa kết thúc khi xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi từng nước và trên toàn thế giới.
Ở nước ta, sau khi giành chính quyền về tay nhân dân qua cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lập nên Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và sau năm 1975 thì tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn quốc Và hiện nay chúng ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội với việc xây dựng cơ sở vật chất để vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội
Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Xây dựng được cơ bản nền tảng kinh tế
của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc” (Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG –
ST, H, 2011, tr 71)
+ Theo nghĩa hẹp: Cách mạng xã hội chủ nghĩa thực chất diễn ra trên lĩnh
vực chính trị nhằm giành chính quyền cách mạng, thiết lập nhà nước chuyên chính
vô sản.
Nghĩa là: cách mạng xã hội chủ nghĩa là thời điểm mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện cuộc đấu tranh để giành chính quyền, thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân - nhà nước chuyên chính vô sản Điều này cho chúng
ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội theo nghĩa hẹp thường gắn với giai đoạn đấu tranh giành chính quyền Vì vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng.
Như vậy: cách mạng xã hội chủ nghĩa là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa
xã hội khoa học, là con đường cách mạng, khoa học để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và chỉ có thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thì giai cấp công nhân mới thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình Dưới góc độ bộ
Trang 4môn chủ nghĩa xã hội khoa học, chúng ta nghiên cứu cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nghĩa rộng.
Qua khái niệm này, chúng ta cần phân biệt rõ cách mạng xã hội chủ nghĩa
nó khác hoàn toàn với các cuộc cách mạng khác như: cách mạng công nghiệp, cách mạng văn hóa, cách mạng sắc màu.
Đồng chí cho tôi biết cách mạng xã hội chủ nghĩa nó khác gì so với các cuộc cánh mạng nói trên.
Trả lời: Các cuộc cách mạng nói trên đều diễn ra trên một lĩnh vực cụ thể.
Còn cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng diễn ra trên toàn bộ các lĩnh vực và được tiến hành bằng mọi phương thức;
+ Cách mạng công nghiệp nó chỉ diễn ra trên lĩnh vực công nghiệp.
+ cách mạng văn hóa nó chỉ diễn ra trên lĩnh vực văn hóa.
+ Cách mạng sắc màu là cuộc cách mạng của chủ nghĩa đế quốc mà đứng đầu là đế quốc Mỹ, chúng tiến hành cuộc cách mạng này nhằm lật đổ chế độ chính trị ở nước sở tại, xây dựng một chế độ chính trị mới thân với Mỹ.
* Để các đồng chí phân biệt rõ ràng hơn trong quá trình nghiên cứu, chúng ta cần hiểu thêm một số khái niệm:
Đồng nghĩa với phạm trù cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lê nin còn sử dụng một số thuật ngữ khác như: cách mạng vô sản, cách mạng cộng sản chủ nghĩa.
Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới: phạm trù này được Lênin đưa ra Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ phong kiến, khi giành thắng lợi chuyển ngay lên cách mạng xã hội chủ nghĩa Ví dụ: cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 (thực chất lúc này chế
độ phong kiến Nga hoàng tồn tại trên nền tảng kinh tế của một xã hội tư bản – một nước Nga TB có trình độ phát triển trung bình).
Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân: là khái niệm nằm trong phạm trù của cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thường ở các
nước thuộc địa chậm phát triển Ví dụ cách mạng tháng 8/1945 ở Việt Nam.
b Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Tại sao cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra là tất yếu khách quan? Nó được xuất phát từ những cơ sở nào?
Trang 5Trước hết, chúng ta khẳng định rằng: cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành thắng lợi là kết quả tất yếu của sự vận động tổng hợp đến độ chín muồi của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
* Thứ nhất: Xuất phát từ yếu tố khách quan (hay còn gọi là việc giải quyết
những mâu thuẫn cơ bản trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa).
Trong lòng xã hội tư bản luôn luôn tồn tại các mâu thuẫn khách quan vốn có, các mâu thuẫn này luôn vận động và phát triển không ngừng trên tất cả các lĩnh vực Cụ thể là các mâu thuẫn sau:
- Về mặt kinh tế: Lực lượng sản xuất mâu thuẫn với quan hệ sản xuất Đây
là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong mọi chế độ xã hội, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển là do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển Trong chế độ tư bản chủ nghĩa để đạt được mục đích cao nhất là tăng lợi nhuận, giai cấp tư sản phải thường xuyên đổi mới công cụ sản xuất bằng cách ứng dụng các phát minh của khoa học kỹ thuật vào sản xuất Nhưng chính điều đó lại làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân
tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất càng trở nên gay gắt thêm Quan hệ sản xuất này không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất; do đó nó đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất đã lỗi thời lạc hậu, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
Cho nên cách mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu nổ ra để giải quyết mâu thuẫn này
C.Mác khẳng định: “Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động
đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa… nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với
tính tất yếu của một quá trình tự nhiên” (M-A Tuyển tập, tập 3, Nxb ST, H, 1982,
Tr 594)
- Về mặt xã hội: Giai cấp công nhân mâu thuẫn với giai cấp tư sản Đây là
nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong xã hội tư bản, giai cấp công nhân là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; còn giai cấp tư sản là giai cấp đại biểu cho quan hệ sản xuất tư nhân
tư bản chủ nghĩa.
Trang 6Đây là hai giai cấp có lợi ích hoàn toàn đối lập nhau, tạo nên mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà, khi mâu thuẫn này phát triển đến đỉnh cao thì tất yếu cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra
Hơn nữa, khi chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc thì cách mạng xã hội chủ nghĩa càng đặt ra và trở thành vấn đề trực tiếp
Bởi vì: các mâu thuẫn trong lòng xã hội không những không giải quyết được
mà ngược lại nó còn trở nên gay gắt hơn; bên cạnh đó xuất hiện thêm những mâu thuẫn mới.
Đó là: chủ nghĩa đế quốc >< các nước thuộc địa (Do chính sách xâm lược của chủ nhĩa đế quốc).
Chủ nghĩa đế quốc >< chủ nghĩa đế quốc (Do quy luật cạnh tranh và quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc)
Trong Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng" Lênin chỉ rõ “chủ nghĩa đế
quốc là đêm trước của cách mạng vô sản, chủ nghĩa đế quốc là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản”
Có nghĩa là: khi chế độ TBCN phát triển đến ĐQCN thì đó chính là giai đoạn tột cùng của nó, và như quy luật tất yếu, loài người sẽ phát triển lên một nấc thang mới XHCN và CSCN.
* Thứ hai: Xuất phát từ nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù cách mạng xã hội chủ nghĩa là quy luật phổ biến của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; nhưng cách mạng xã hội chủ nghĩa có nổ ra và giành thắng lợi hay không còn phụ thuộc vào vai trò năng động chủ quan trong nhận thức và tổ chức thực hiện của giai cấp công nhân.
Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C.Mác viết: “Các giai cấp khác đều
suy tàn cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp vô sản trái lại là sản phẩm của chính nền đại công nghiệp”.
Như vậy: Nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự trưởng thành về mặt chính trị của giai cấp công nhân và sự giác ngộ cách mạng của quần
chúng nhân dân lao động (họ thấy rõ được sự tiến bộ của GCCN và bản chất phản
động của giai cấp tư sản; họ sẵn sàng đi theo giai cấp công nhân, cùng với giai cấp công nhân đánh đổ giai cấp tư sản giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, xây dựng nhà nước mới-nhà nước của dân, do dân, vì dân).
Biểu hiện của sự lớn mạnh của giai cấp công nhân:
- Số lượng, chất lượng ngày càng tăng.
- Có lý luận Mác - Lênin soi đường.
Trang 7- Đã thành lập được chính đảng của mình (Đảng mác xít chân chính)
Đây chính là nhân tố quyết định việc thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Chính vì thế, với những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan này thì cách mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu sẽ nổ ra và giành thắng lợi.
* Thứ ba: Thực tiễn đã khẳng định tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
- Công xã Pari (1871): GCCN Pháp đã đứng lên đánh đổ bọn quý tộc và tư sản Pari, thành lập chính quyền Công xã trong 72 ngày Tuy không giành được thắng lợi một cách triệt để, nhưng nó cũng được xem là cuộc cách mạng vô sản
(chưa hội tụ đầy đủ điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan).
- CM tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi năm 1917, chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực trên thế giới, đã đem lại những thành tựu to lớn cho nhân loại Cách mạng Tháng 10 Nga nổ ra và giành thắng lợi xuất phát từ các mâu thuẫn cơ bản sau:
+ Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng
+ Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân + Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản
+ Mâu thuẫn giữa Nga hoàng và các dân tộc trong đế quốc (Đế quốc Nga tồn tại hơn 100 dân tộc và các dân tộc bị đối xử tàn bạo, bị khinh rẻ và chịu nhiều áp bức do đó đế quốc Nga là “nhà tù của các dân tộc”).
- Sau chiến tranh Thế giới thứ hai (1945) thì một loạt các nước đã giành được độc lập và đi lên chủ nghĩa xã hội (trong đó có Việt Nam).
Đồng chí cho biết: cách mạng Việt Nam nổ ra ngày tháng năm nào?
- Hiện nay tuy chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng hoảng thoái trào, nhưng chủ nghĩa xã hội hiện thực vẫn tồn tại ở một số nước, vẫn giành được nhiều thành tựu và có chiều hướng phát triển (Ví dụ: Việt Nam; Trung Quốc, Cuba…) Xu hướng xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa ở một số nước thuộc châu Mỹ la tinh như: Vênêzuêla, Goa-tê-ma-la,
Tóm lại: cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng do giai cấp công nhân tiến hành, cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra là tất yếu khách quan, là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa điều kiện khách quan với nhân tố chủ quan.
c Vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
* Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Trang 8- Điều kiện khách quan:
+ Trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại,
xu hướng quốc tế hóa kinh tế thế giới Các nước tư bản có ưu thế về công nghệ và ứng dụng vào trong quá trình sản xuất dẫn đến lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, xã hội hóa cao làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ngày càng sâu sắc.
+ Chủ nghĩa tư bản có những điều chỉnh thích nghi, cải thiện mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân Song, những mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội tư bản không mất đi mà còn tích tụ mâu thuẫn mới giữa các nước tư bản phát triển với các nước chậm phát triển Đó là nguyên nhân sâu xa, khách quan, tiềm ẩn những tiền đề quy định tính tất yếu sẽ nổ ra cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
- Nhân tố chủ quan.
+ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ tuy tác động ít nhiều đến lập trường tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân Song, chúng ta phải nhận thức được rằng: đó là sự sụp đổ của một mô hình xã hội với nhiều khuyết tật không phù hợp chứ không phải là sự sụp đổ của lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin.
(Đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình không phù hợp, nóng vội, chủ quan, duy ý chí chứ không phải sự sụp đổ của một học thuyết cách mạng, khoa học Vì vậy không thể lấy cái chủ quan để phủ nhận chân lý khách quan của thời đại) + Mặt khác, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, giai cấp công nhân không những không teo đi mà vẫn đang phát triển mạnh mẽ cả
về số lượng và chất lượng Đặc biệt, chất lượng giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao do yêu cầu của sự phát triển nền đại công nghiệp.
Xu thế phục hồi chủ nghĩa xã hội (ở các nước Châu Mỹ La tinh) đã chứng minh điều đó.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Theo quy luật
tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” (Văn kiện
Đại hội XI của Đảng, Nxb CTQG, H, 2011, tr 69).
=> Từ những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan chúng ta khẳng định: cách mạng xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan (Nó nổ ra khi nào chỉ còn là vấn
đề thời gian).
Vấn đề đặt ra: Vì sao trong giai đoạn hiện nay cách mạng xã hội chủ nghĩa chưa nổ ra ở các nước tư bản phát triển?
Gợi ý:
Trang 9+ Về mặt khách quan: bản chất của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi Mâu
thuẫn vẫn tồn tại và càng sâu sắc hơn.
Tuy nhiên giai cấp tư sản có sự điều chỉnh thích nghi (cải tiến phương pháp quản lý, thay đổi cơ cấu sản xuất, điều chỉnh các hình thức sở hữu và chính sách xã hội …) chủ nghĩa tư bản còn có khả năng phát triển kinh tế nhờ ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.
+ Về mặt chủ quan: giai cấp công nhân, đảng Cộng sản, phong trào quần
- Đấu tranh chống lại những quan điểm, tư tưởng sai trái:
+ Xuyên tạc phủ nhận lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa
Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa là sai lầm, vì đây là cuộc cách mạng tàn phá xã hội; thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ là ngẫu nhiên, ăn may; chủ nghĩa tư bản là vĩnh hằng, chỉ cần cải tạo và phát triển thì sẽ tiến tới một xã hội tốt đẹp; cách mạng khoa học công nghệ hiện đại sẽ thay thế cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu mà cách mạng nước ta đã đạt được trong những năm đổi mới.
2 Mục tiêu, động lực, nội dung, tính chất của cách mạng xã hội chủ nghĩa
a Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Sau mấy thế kỷ tồn tại và phát triển, chủ nghĩa tư bản không thực hiện đầy đủ những điều mà giai cấp tư sản hứa hẹn trong cuộc cách mạng tư sản: Tự do – Bình đẳng – Bác ái Không những vậy tình trạng bóc lột, áp bức người lao động ngày càng nặng nề hơn, sự phân hóa giai cấp sâu sắc, xung đột giai cấp, xung đột dân tộc, sắc tộc ngày càng sâu sắc.
Chính vì vậy, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã khẳng định: mọc tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng giai cấp bị áp bức, bóc lột, các dân tọc
bị nô dịch, đồng thời giải phóng xã hội khỏi sự trì trệ để tiếp tục phát triển trên con dường văn minh, tiến bộ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Trang 10- Mục tiêu trước mắt: Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân
dân lao động.
Bởi vì; Vấn đề giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng
xã hội Chính quyền là công cụ thống trị xã hội, nhờ đó mà giai cấp thống trị duy trì, xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội đó.
Do đó; giai cấp công nhân muốn thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng vẻ vang của mình phải lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản giành lấy chính quyền nhà nước là điều kiện thực hiện mục tiêu tiếp theo.
- Mục tiêu lâu dài: Xoá bỏ chế độ người bóc lột người, mang lại cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa khác hoàn toàn với các cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử (các cuộc cách mạng xã hội trước đó chỉ là sự thay đổi chế độ tư hữu này bằng chế độ tư hữu khác; hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác)
Ví dụ: Trong chế độ phong kiến, người lao đông bị bóc lột bằng thuế, bằng
tô Khi giai cấp tư sản làm cuộc cách mạng tư sản và giành chính quyền thì chúng lại tiếp tục bóc lột người lao động, người công nhân qua giá trị thăng dư Nhưng chỉ có trong chế độ chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản thì mọi người mới thật sự mới có quyền tự do, mới thật sự có quyền dân chủ.
Liên hệ với cách mạng Việt Nam chúng ta thấy rằng: chúng ta tiến hành cách mạng dân chủ tư sản dân quyền kiểu mới, đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến giành chính quyền, mang lại ruộng đất cho nhân dân Tiếp đó chúng ta tiến hành cuộc CMDTDCND đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b Tính chất của cách mạng xã hội chủ nghĩa: (là yếu tố cơ bản để phân
biệt nó với các cuộc cách mạng xã hội khác trong lịch sử)
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản cho nên tính chất của nó mang tính chất toàn diện, sâu sắc triệt để, gay go, quyết liệt, phức tạp và lâu dài; mang tính nhân dân và tính quốc tế sâu sắc.
- Là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc nhất và triệt để nhất trong lịch sử.
+ Toàn diện: Nội dung của cuộc cách mạnh diễn ra trên tất cả các lĩnh vực,
phương thức sử dụng mang tính tổng hợp.
Sau khi giai cấp công nhân giành chính quyền về tay nhân dân lao động, giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản lãnh đạo toàn thể những người lao động
Trang 11sử dụng chính quyền mới để tiến hành công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, nó diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, tư tưởng…
Phương thức sử dụng rất linh hoạt Quá trình xây dựng xã hội mới là quá trình vừa tìm tòi sáng tạo, xác định những cách thức, con đường, bước đi ở từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn cách mạng đặt ra, không có một mô hình khuôn mẫu cụ thể.
+ Sâu sắc: Diễn ra bao hàm cả bề rộng và chiều sâu nhằm thực hiện thắng lợi
các mục tiêu của cách mạng: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại.
+ Triệt để: không phải thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột
khác, chế độ bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác mà xoá bỏ triệt để áp bức bóc lột, xây dựng xã hội hoàn toàn mới.
- Tính lâu dài, khó khăn, quyết liệt, phức tạp.
Vì: Đây là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng nhằm giải quyết vấn đề “ai”
thắng “ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
+ Bản chất của kẻ thù không thay đổi (dùng mọi thủ đoạn, biện pháp để lấy lại những gì đã mất)
Ví dụ: Liên Xô sau khi giành được chính quyền thì 14 nước đế quốc bao vây.
Lênin: “Giành chính quyền là việc khó, giữ chính quyền lại càng khó hơn”.
Tại sao lại nói đây là cuộc đấu tranh lâu dài nhất?
Bởi vì: Khác với các cuộc cách mạng khác đã từng diễn ra trong lịch sử, nó được
kết thúc khi chính quyền được chuyển từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác Nhưng, cách mạng xã hội chủ nghĩa sau khi giành được chính quyền về tay giai cấp công nhân
và nhân dân lao động sẽ đi sâu vào cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; giải phóng giai cấp, dân tộc; giải phóng nhân loại, loài người là cả một kỳ công không phải một sớm, một chiều có thể thực hiện được Xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản phải xây dựng từ
gốc đến ngọn Chính vì thế nó là quá trình lâu dài chỉ hoàn thành khi tạo lập được đầy
đủ, vững chắc các yếu tố bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội vận động trên cơ sở chính nó, không định trước được thời gian.
Đây là cuộc đấu tranh khó khăn, quyết liệt, phức tạp nhất:
Bởi vì: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa khẳng định sự sống còn của mỗi
giai cấp Giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế có tiềm lực về kinh tế, quân sự