1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO bài GIẢNG CHI TIẾT CHỦ NGHĨA xã hội, LIÊN MINH GIỮA GIAI cấp CÔNG NHÂN với GIAI cấp CÔNG NHÂN và đội NGŨ TRÍ THỨC TRONG CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA

18 805 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 134,5 KB

Nội dung

Nhằm trang bị cho người học những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin và Đảng ta về liên minh GCCN với nông dân và đội ngũ trí thức XHCN. Tạo ra nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp và thực hiện tốt liên minh công – nông – trí trong sự nghiệp cách mạng XHCN.

Trang 1

Bài giảng

LIÊN MINH GIAI CẤP GIỮA GIAI CẤP CƠNG NHÂN VỚI GIAI CẤP NƠNG DÂN VÀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG CÁCH MẠNG XHCN

1 Mục đích, yêu cầu

* Mục đích

- Nhằm trang bị cho người học những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin và Đảng ta về liên minh GCCN với nơng dân và đội ngũ trí thức XHCN

- Tạo ra nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp và thực hiện tốt liên minh cơng – nơng – trí trong sự nghiệp cách mạng XHCN

* Yêu cầu

- Nắm vững nội dung cơ bản của bài học, hiểu được bản chất vấn đề

- Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào HĐ thực tiễn; biết đấu tranh chống lại quan điểm phản động và sai trái hịng xuyên tạc, phá vỡ khối đồn kết trong LM cơng – nơng – trí thức và sự nghiệp XD đất nước và bảo vệ Tổ quốc XHCN ở nước ta

- Quá trình học tập chấp hành tốt quy chế lớp học, tích cực, chủ động tham gia

XD bài

2 Nội dung, phương pháp

- Nội dung: 2 phần

I Cơ cấu giai cấp – xã hội và tính quy luật của liên minh công – nông – trí trong cách mạng XHCN.

II Nội dung và giải pháp tăng cường khối liên minh công – nông – trí thức.

- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại, hướng dẫn nghiên cứu

3 Thời gian

- Thời gian: 2 tiết

4 Tài liệu nghiên cứu:

Trang 2

+ Giáo trình CNXH khoa học, Hội đồng lý luận Trung ương biên soạn, Nxb, CTQG, H 2008

+ Giáo trình CNXH khoa học, Bộ GD-ĐT biên soạn, Nxb, CTQG, H 2008 + Các Văn kiện của Đảng CSVN lần thứ X, XI

+ Hỏi đáp CNXHKH, Nxb, QĐND, H 2004

NỘI DUNG

I CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP VÀ TÍNH QUY LUẬT CỦA LIÊN MINH CÔNG – NÔNG – TRÍ THỨC TRONG CMXHCN

Thời gian: 50 phút

Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại

1 Cơ cấu xã hội giai cấp trong xã hội xã hội chủ nghĩa

Thời gian: 20 phút

Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại

a Một số khái niệm:

- Cơ cấu xã hội : là tổng hoà những cộng đồng người được hình thành một cách

tự nhiên trong lịch sử và những cộng đồng người được tạo lập một cách có ích do yêu cầu sản xuất qui định, cùng toàn bộ sự tác động lẫn nhau trên các lĩnh vực đời sống xã hội, tạo thành toàn bộ những quan hệ xã hội

Cơ cấu xã hội được hình thành một cách khách quan trong lịch sử như: Cơ cấu

xã hội dân tộc; Cơ cấu xã hội tôn giáo; Cơ cấu xã hội giai cấp v.v, trong đó cơ cấu xã hội-giai cấp là quan trọng nhất.

Mối quan hệ trong cơ cấu xã hội: thể hiện những quan hệ cơ bản, quan hệ không

cơ bản của xã hội như: quan hệ dân tộc, quan hệ giai cấp…những quan hệ không cơ bản như: quan hệ lứa tuổi, quan hệ giới tính v.v

- Cơ cấu xã hội-giai cấp: là một hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội có quan

hệ tác động lẫn nhau, phản ánh địa vị, lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội của các giai cấp vừa có mâu thuẫn, vừa mang tính thống nhất

Trang 3

Đây là một loại hình cơ bản nhất vì cơ cấu xã hội-giai cấp nó qui định các cơ cấu xã hội khác, các lĩnh vực khác của xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất; vai trò vị trí của con người trong xã hội; nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân, đồng thời qui định mối quan hệ của các cơ cấu xã hội khác

Cơ cấu xã hội-giai cấp bao giờ cũng mang tính chính trị sâu sắc và là một phạm trù lịch sử

- Cơ cấu xã hội-giai cấp xã hội chủ nghĩa: là tổng hoà các giai cấp và các tầng

lớp, các nhóm xã hội hữu ái có quan hệ hợp tác gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng chung sức đấu tranh xây dựng, thực hiện các mục tiêu của CNXH

b Tính tất yếu khách quan của xây dựng cơ cấu giai cấp xã hội mới.

* Hỏi: Tính tất yếu khách quan của xây dựng cơ cấu giai cấp xã hội mới là gì?

* Đáp:

- Xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong xã hội

có giai cấp và đối kháng giai cấp thì sẽ có đấu tranh giai cấp đó là một tất yếu khách quan

Như vậy, trong xã hội sẽ có giai cấp cơ bản và giai cấp không cơ bản Cơ cấu xã hội-giai cấp hình thành là phản ánh tồn tại xã hội có giai cấp, đồng thời phản ánh nền sản xuất xã hội

Do đó, bao giờ chúng ta cũng thấy được trong mỗi chế độ xã hội, mỗi thời kỳ lịch sử giai cấp nào đang là cơ bản của xã hội

- Xuất phát từ mục tiêu yêu cầu đòi hỏi khách quan của quá trình xây dựng CNXH với mục tiêu kinh tế XHCN là phải chiến thắng kinh tế tư bản chủ nghĩa, mà cơ cấu kinh tế lại quyết định cơ cấu xã hội-giai cấp

Vì vậy, xây dựng CNXH không phải chỉ phát triển kinh tế mà còn phải xây dựng

cơ cấu giai cấp xã hội và các vấn đề khác của cách mạng XHCN Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng khác hoàn toàn với các cuộc cách mạng xã hội khác

Đó là cuộc cách mạng toàn diện, triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã

Trang 4

hội … do đó bao hàm cả quá trình xây dựng cơ cấu giai cấp xã hội

- Xuất phát từ vị trí, vai trò của cơ cấu xã hội-giai cấp trong XHCN tác động đến toàn bộ tiến trình xây dựng xã hội mới, cho nên cần xây dựng cơ cấu giai cấp xã hội, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự chiến thắng của một xã hội mới trong lịch sử - Một cơ cấu xã hội-giai cấp không còn đối kháng giai cấp và áp bức bóc lột

- Thực tiễn các nước trong quá trình xây dựng CNXH đều quan tâm đến xây dựng cơ cấu xã hội-giai cấp

c Đặc điểm và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội-giai cấp trong xã hội xã hội chủ nghĩa

* Đặc điểm của cơ cấu xã hội-giai cấp trong xã hội xã hội chủ nghĩa

- Cơ cấu xã hội-giai cấp trong xã hội XHCN được hình thành, phát triển và hoàn thiện gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới

Cơ cấu xã hội-giai cấp trong XHCN với đặc trưng cơ bản là: không có giai cấp bóc lột, không có sự đối kháng về lợi ích căn bản giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; có sự thống nhất căn bản về chính trị, tư tưởng giữa các giai tầng xã hội, có mối quan hệ bình đẳng, dân chủ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, khối liên minh công - nông – trí thức và các tầng lớp lao động khác không ngừng phát triển

- Địa vị, vai trò xã hội của các giai cấp và tầng lớp có sự thay đổi về chất so với xã hội trước đó

Biểu hiện:

giai cấp công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo xã hội thông qua Đảng cộng sản Đây là lực lượng chủ yếu trong xã hội, là động lực thúc đẩy cuộc cách mạng XHCN phát triển

Giai cấp nông dân là giai cấp cơ bản trong xã hội, cùng với quá trình xây dựng CNXH, giai cấp nông dân có sự phát triển về chất, từng bước hình thành giai cấp nông dân tập thể

Đội ngũ trí thức XHCN có vai trò ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của

Trang 5

cách mạng khoa học – công nghệ, góp phần tích cực vào việc đưa tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất và đời sống, vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, vì dân tộc và CNXH

- Trong thời kỳ quá độ: cơ cấu xã hội giai cấp đa dạng, phức tạp không thuần nhất, luôn vận động biến đổi, trong đó có chứa đựng yếu tố thống nhất

+ Tính đa dạng: trong kinh tế có sự đa dạng về thành phần, có thành phần cơ

bản và thành phần không cơ bản (tương ứng với nó là các giai tầng cơ bản như: Công – nông – trí thức; và giai tầng không cơ bản như: tiểu tư sản, tiểu thương tiểu chủ…) Do

đó phải có chính sách phù hợp với từng giai cấp, từng tầng lớp xã hội trong từng giai đoạn cụ thể của lịch sử

+ Tính phức tạp: sự tồn tại đan xen giữa các thành phần kinh tế khác nhau dẫn

đến sự đan xen giữa các tầng lớp, giai cấp xã hội, vừa liên minh vừa đấu tranh và chuyển hoá lẫn nhau Thái độ rất phức tạp

+Tính Thống nhất: dưới CNXH, trong thời kỳ quá độ, cơ cấu giai cấp xã hội

mặc dù vừa thể hiện tính đa dạng và phức tạp nhưng nhìn chung vẫn thể hiện tính thống nhất ở mục tiêu là xây dựng CNXH; thống nhất ở hệ tư tưởng, đó là chủ nghĩa Mác Lênin; và đều cùng truyền thống dân tộc

+ Tính biến động: vì do kinh tế biến động tương ứng với nó là cơ cấu giai cấp

xã hội cũng biến động không ngừng với xu hướng liên minh công – nông – trí thức trở thành nền tảng xã hội của xã hội mới

* Xu hướng phát triển của cơ cấu xã hội-giai cấp trong xã hội xã hội chủ nghĩa

- Xu hướng chung: sự vận động, phát triển của cơ cấu xã hội-giai cấp ngày càng giảm dần tính phức tạp, trên cơ sở từng bước khắc phục những mâu thuẫn, khác biệt về lợi ích kinh tế – xã hội tạo ra sự thống nhất về những lợi ích căn bản giữa các giai cấp

và tầng lớp xã hội

- Đối với Việt Nam trong chặng đường tiếp theo của thời kỳ quá độ cơ cấu giai cấp thể hiện tính đa dạng, phức tạp đó là: tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp, nhóm người

Trang 6

với những quan hệ đan xen phức tạp; trong mỗi giai cấp, tầng lớp cũng có sự biến động trong cơ cấu của nó; các giai tầng xã hội vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau

Trong đó liên minh công - nông- trí thức giữ vai trò quan trọng, tạo cơ sở xã hội

- chính trị vững chắc của chế độ XHCN xu hướng vận động, phát triển của cơ cấu giai cấp xã hội theo định hướng XHCN

2 Tính tất yếu và vị trí vai trò của liên minh công – nông – trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa (nội dung trọng điểm)

Thời gian: 30 phút

Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại

a Khái niệm liên minh và liên minh công – nông – trí thức

* Liên minh: là sự kết hợp giữa hai hay nhiều lực lượng để cùng chiến đấu cho một

mục đích chung (Đồng minh giữa các nước, hoặc hợp tác quốc tế của một số tổ chức) Trong thực tiễn có những hình thức liên minh như: Liên minh Bắc Đại Tây dương (NATO); liên minh Tây âu (G7); liên minh thuế quan…

* Liên minh Công - Nông- Trí thức:

- khái niệm: Là hình thức hợp tác (sự liên kết) đặc biệt giữa giai cấp công nhân với

giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong cuộc đấu tranh nhằm đánh đổ CNTB xoá bỏ mọi áp bức bóc lột và xây dựng thành công CNXH

Đây là hình thức liên minh khác về chất so với các hình thức liên minh trong lịch sử

- Liên minh giữa GCCN với GCND và TLTT là một hình thức đặc biệt trong cuộc đấu tranh cách mạng của GCCN, thể hiện ở một số điểm sau:

+ Thứ nhất, liên minh giữa GCCN với GCND và TLTT là liên minh trên cơ sở tự nguyện của hai giai cấp và tầng lớp lao động.

+ Thứ hai, Thứ nhất, liên minh giữa GCCN với GCND và TLTT là liên minh là một liên minh lâu dài, mang tính bền vững.

+ Thứ ba, Thứ nhất, liên minh giữa GCCN với GCND và TLTT là liên minh là một liên minh toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội quân sự.

+ Thứ bốn, Thứ nhất, liên minh giữa GCCN với GCND và TLTT là liên minh là một liên minh đặc biệt, thể hiện ở vai trò lãnh đạo của ĐCS với toàn khối liên minh trong suốt quá trình cách mạng.

+ Thứ năm, liên minh giữa GCCN với GCND và TLTT là liên minh là một liên minh còn vì sự phát triển và thực hiện lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài

Trang 7

b Tính tất yếu của liên minh công - nông- trí thức (5)

* Hỏi: Tính tất yếu của liên minh công - nông- trí thức là gì?

* Đáp

-Trước hết, sự hình thành khối liên minh công nhân- nông dân- trí thức bắt nguồn từ mục tiêu, yêu cầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Từ thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã khái quát hệ thống lý luận khoa học về cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó vấn đề liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác như một điều kiện tiên quyết giành thắng lợi cho cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, đây là giai đoạn vô cùng khó khăn bởi giai cấp tư sản có trong tay cả bộ máy bạo lực đồ sộ sẵn sàng đàn áp những ai chống lại chúng Chúng không bao giờ chịu từ bỏ địa vị thống trị đã mất Do vậy, cuộc đấu tranh này cần phải có lực lượng to lớn, cho nên giai cấp công nhân không thể đơn độc chiến đấu, mà cần phải liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác mới giành được thắng lợi

+ Trong giai đoạn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đây là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở giai đoạn này cách mạng còn trải qua nhiều khó khăn gian khổ mới đạt được mục tiêu giải phóng người lao động cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, để họ hoàn toàn trở thành

“người tự do”

-Tính tất yếu của liên minh công nhân- nông dân- trí thức còn xuất phát từ vị trí vai trò của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và trí thức trong cơ cấu xã hội- giai cấp và sự phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa.

+ Giai cấp công nhân ra đời, tồn tại, phát triển cùng với nền đại công nghiệp Do

đó, đại công nghiệp càng lớn mạnh, giai cấp công nhân càng phát triển cả về số lượng

và chất lượng Trong xã hội tư bản, giai cấp công nhân đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, nên giai cấp công nhân có khả năng tập hợp những người lao động và lãnh đạo họ làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Giai cấp nông dân là giai cấp những người lao động sản xuất vật chất trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở các nước tiền tư bản, nông dân chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư Họ có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng nếu được tập hợp,

tổ chức và lãnh đạo của giai cấp công nhân

Trang 8

Nông dân không đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, họ không có hệ tư tưởng riêng, mà phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội Theo Lênin, nông dân có bản chất hai mặt: một mặt là những người lao động, đây là mặt cơ bản nhất; Mặt khác, họ là những người tư hữu nhỏ, đây là mặt hạn chế và phải trải qua quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới cải biến được Nông dân không có cơ cấu thuần nhất, không có sự cố kết chặt chẽ cả

về kinh tế lẫn tư tưởng và tổ chức

Với những đặc điểm nêu trên, giai cấp nông dân không có khả năng lãnh đạo cách mạng, mà họ phải dựa vào giai cấp công nhân để giải phóng cho giai cấp mình và phát triển

+ Về trí thức, chủ nghĩa Mác- Lênin quan niệm trí thức là “tầng lớp đặc biệt”

Họ là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn đủ để am hiểu và hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực lao động của mình

Trí thức không có hệ tư tưởng riêng Do đó, trong bất kỳ xã hội nào, trí thức đều phụ thuộc vào giai cấp thống trị xã hội Trong các xã hội có chế độ chiếm hữu tư nhân

về tư liệu sản xuất, trí thức cũng bị bóc lột hết sức nặng nề

Trí thức có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội Tuy nhiên vai trò ấy có được phát huy cao độ hay không, họ có thực sự được giải phóng hay không, chỉ khi nào trí thức liên minh với giai cấp công nhân và giai cấp nông dân trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội họ mới thực sự được giải phóng và được tự do sáng tạo

-Sự thống nhất về lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là một cơ sở khách quan cho sự ra đời và củng cố của khối liên minh công-nông- trí thức.

Lợi ích là động lực thúc đẩy sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức Cả công nhân, nông dân và trí thức đều có lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài thống nhất với nhau

Trong xã hội tư bản, ngoài giai cấp công nhân bị bóc lột hết sức nặng nề bằng giá trị thặng dư, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức cũng bị giai cấp tư sản bóc lột thậm tệ Trong xã hội ấy, công nhân, nông dân, trí thức chỉ là thân phận nô lệ, hoàn toàn không có tự do và dân chủ theo đúng nghĩa của từ này, vì vậy lợi ích trước mắt của họ là được giải phóng hoàn toàn khỏi ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản để trở thành người tự do thực sự Lợi ích này phản ánh ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong cuộc đấu tranh để giải phóng cho

Trang 9

mình Về lợi ích lâu dài của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

là họ được cùng nhau xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ở đó

họ được làm chủ trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc

Như vậy, xét trên cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đều thống nhất với nhau Bảo đảm tốt lợi ích trước mắt là tiền đề, điều kiện để thực hiện lợi ích lâu dài của cả khối liên minh

Thực tiễn đấu tranh của phong trào công nhân thế giới từ khi có chủ nghĩa Mác

ra đời đến nay đã chứng minh rằng ở đâu và lúc nào, giai cấp công nhân liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và các tầng lớp lao động khác, thì cách mạng giành thắng lợi Nếu không liên minh được với các lực lượng trên thì cách mạng

sẽ gặp khó khăn thậm chí thất bại

Công xã Pari năm 1871, chỉ tồn tại 72 ngày và đã bị giai cấp tư sản Pháp đàn áp đẫm máu Một trong những nguyên nhân thất bại, đó là giai cấp công nhân Pháp chưa liên minh được với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động Nguyên nhân thất bại

đó đã được Mác- Ăng ghen phân tích sâu sắc trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”

c Vị trí, vai trò liên minh công - nông- trí thức

- Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức góp phần củng cố tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, gian khổ, phức tạp, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản mới giành thắng lợi

Đảng lãnh đạo bằng đường lối chiến lược, sách lược và lực lượng thực hiện thắng lợi đường lối đó không ai khác đó là nhân dân lao động mà nòng cốt là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

- Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân đội ngũ trí thức là nền tảng, là nguyên tắc tối cao của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Dưới chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động là người làm chủ xã hội trên mọi phương diện Do đó, bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là đảm bảo quyền lực thực tế của nhân dân lao động mà chủ yếu là công nhân, nông dân, trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thông qua vai trò tổ chức quản lý của nhà nước

xã hội chủ nghĩa

Trang 10

-Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là nền tảng cơ bản của khối đại đoàn kết toàn dân, động lực to lớn để xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Khối đại đoàn kết toàn dân được xây dựng trên cơ sở đoàn kết tất cả các dân tộc, tôn giáo, các tổ chức chính trị- xã hội, các giai cấp, tầng lớp, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trong khối

đại đoàn kết đó, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là lực lượng nòng

cốt, có vai trò quyết định sức mạnh của cả khối Vì vậy, trong Văn kiện Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo

Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó liên minh công- nông- trí thức có vai trò to lớn Bởi lẽ, khối liên minh này vừa bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời vừa là lực lượng thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng trong các giai đoạn cách mạng

Mặt khác, liên minh công- nông- trí thức còn tạo ra lực lượng hùng hậu, cung cấp sức người sức của cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi

-Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức còn có vai trò to lớn thúc đẩy sự biến đổi của cơ cấu giai cấp- xã hội xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện.

Liên minh công- nông- trí thức chính nhằm đạt được những lợi ích mà các bên cùng quan tâm, thông qua sự hợp tác về nhiều mặt, trên cơ sở phát triển một nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến Chính sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, bản thân nó đã là môi trường thuận lợi để phát triển giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng Đại công nghiệp góp phần cải tạo giai cấp nông dân và trí thức, làm cho cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp,

cơ cấu nghề nghiệp trong xã hội có sự biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện,

giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ngày càng xích lại gần nhau

trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

Tóm lại

Vai trò của khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội

ngũ trí thức thể hiện trên nhiều mặt, nhưng các vấn đề trình bày trên đây là rất quan

trọng Để phát huy vai trò to lớn của khối liên minh này trong quá trình cách mạng cần

Ngày đăng: 10/04/2017, 22:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w