“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” tác phẩm bất hủ của C.Mác Ph.ăngghen ra đời cách đây 157 năm. Với tác phẩm này, lần đầu tiên giai cấp vô sản, những người cộng sản công khai tuyên chiến với chế độ tư hữu, với giai cấp tư sản và tuyên bố mục đích của mình là sóa bỏ chế độ tư hữu, lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng một chế độ hoàn toàn mới chế độ cộng sản chủ nghĩa.
Trang 1“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” tác phẩm bất hủ của C.Mác
-Ph.ăngghen ra đời cách đây 157 năm Với tác phẩm này, lần đầu tiên giai cấp vô sản, những người cộng sản công khai tuyên chiến với chế độ tư hữu, với giai cấp
tư sản và tuyên bố mục đích của mình là sóa bỏ chế độ tư hữu, lật đổ chủ nghĩa
tư bản, xây dựng một chế độ hoàn toàn mới - chế độ cộng sản chủ nghĩa Nội
dung “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là một kho tàng tri thức sâu rộng, vô
giá đối với những người cộng sản và nhân dân lao động Nó bao gồm một hệ thống các quan điểm phổ quát về triết học, về kinh tế chính trị, về chủ nghĩa cộng sản khoa học, về những vấn đề chính trị, xã hội Ở đó, một trong những
tư tưởng được trình bày đậm nét nhất sâu sắc nhất, đó là: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò của Đảng cộng sản Đi từ sự phân tích quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản, của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản,
C Mác và Ph.Ăngghen đã rút ra một kết luận chắc chắn rằng: “Sự sụp đổ của
giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”1 Các ông không dừng lại ở chỗ đưa ra những dự báo khoa học đó, mà còn chứng minh
và khẳng định rằng lực lượng duy nhất có sứ mệnh lịch sử để biến dự báo thành hiện thực là giai cấp vô sản - người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản Nhưng để thực hiện được sứ mệnh lịch sử
ấy, tất yếu giai cấp vô sản phải tổ chức ra chính đảng của mình với tính cách là đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu, lãnh tụ chính trị của giai cấp
Được sự ủy nhiệm của những người cộng sản, ngày 24 tháng 2 năm 1848,
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do Các Mác và Ph Ăngghen soạn thảo
1 C Mác và Ph.ăngghen: Toàn tập, Tập4,Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.1995 , Tr 613
Trang 2được công bố trước toàn thế giới “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” khảng định: “Hiện nay, đã đến lúc những người cộng sản phải công khai trình bày
trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình; và phải có một tuyên ngôn của Đảng của mình” 2
Vào những năm 40 thế kỷ XIX ở Tây âu là thời kỳ chủ nghĩa Tư bản đã bước sang giai đoạn phát triển mới nhờ tác động của đại công nghiệp cơ khí Nước Anh đã trở thành cường quốc Tư bản chủ nghĩa lớn nhất với lực lượng công nghiệp hùng mạnh Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp đang được hoàn thành, ở Đức và một số nước Tây âu khác cuộc cách mạng công nghiệp cũng làm cho phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa lớn lên nhanh chóng trong lòng
xã hội phong kiến “Giai cấp Tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa
đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” Sự phát triển của
những phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa càng làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản
Mâu thuẫn cơ bản của phương thức tư bản chủ nghĩa đã trở nên không thể điều hoà được Những mâu thuẫn giai cấp vốn có của xã hội tư bản mà trước hết là mâu thuẫn giữa vô sản và giai cấp tư bản ngày càng gay gắt
Cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp vô sản hiện đại ra đời và sớm bước lên vũ đài đấu tranh chống lại giai cấp tư sản Phong trào vô sản đã phát triển mạnh mẽ, giai cấp vô sản đã khảng định là lực lượng to lớn, có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị xã hội ở một số nước tư bản phát triển, giai cấp vô sản đã vùng lên đấu tranh đòi thực hiện những yêu sách của mình cả về kinh tế lẫn chính trị Tiêu biểu cho sự phát triển mới của phong trào
vô sản là những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở thành phố liông (Pháp) liên
2 C Mác và Ph.ăngghen: Toàn tập, Tập4,Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.1995 , Tr 595
Trang 3tiếp trong hai năm 1931 đến năm 1834 tiến hành hai cuộc khởi nghĩa Nếu năm
1931, họ dương lên lá cờ đen với dòng chữ “sống có việc làm hay là chết trong
đấu tranh”, thì năm 1934 họ giương lá cờ đỏ và khẩu hiệu mang nội dung kinh
tế trước đây được thay bằng khẩu hiệu chính trị “cộng hòa hay là chết”; cuộc
nổi dậy của công nhân dệt vùng xilêdi (Đức) năm 1844; Phong trào hiến chương
ở Anh kéo dài 10 năm (1838 - 1848) là phong trào mang tính chính trị đầu tiên của toàn thể giai cấp công nhân chống lại toàn thể giai cấp tư sản ở nước này Giữa những năm 40 của thế kỷ XIX, trung tâm của phong trào cách mạng chuyển sang Đức Nhưng họ lại chưa nhận thức ra sứ mệnh trong tiến trình lịch sử và chưa thấy con đường biện pháp giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội Phong trào vô sản tây âu lúc đó còn mạng tính chất tự phát và thiếu tổ chức, chưa được soi sáng bởi một lý luận cách mạng khoa học Nên lúc này chịu ảnh hưởng các học thuyết xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa không tưởng với những đại biển xuất sắc như Xanh-Xi-Mông, phu-riê, Ô-oen, mặc dù họ có đóng góp trong phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa, nhưng không đáp ứng được yêu cầu của phong trào vô sản Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi một cách bức thiết phải có một hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam cho phong trào cách mạng
Trong quá trình hoạt động lý luận và đấu tranh cách mạng C.Mác, Ăngghen đã nhận thức sâu sắc rằng giai cấp vô sản cần phải trở thành một lực lượng độc lập, có một Đảng vô sản triệt để cách mạng, có cơ sở lý luận đúng đắn Chỉ có một Đảng như vậy giai cấp vô sản mới thực hiện được sứ mệnh lịch
sử của mình Chính vì thế, đầu năm 1846, C.Mác và Ph Ăngghen đã thành lập
uỷ ban thông tin cộng sản ở brúcxen để tuyên truyền rộng rãi tư tưởng cộng sản chủ nghĩa củng cố mối liên lạc với những người công nhân tiên tiến và trí thức
Trang 4cách mạng Các ông cũng đã cố gắng thành lập thêm, những uỷ ban như vậy ở nhiều nơi khác
Đến cuối năm 1846, các nhà lãnh đạo liên minh những người chính nghiã (Ra đời từ 1936 bao gồm những người vô sản tiến tiến thuộc nhiều dân tộc, đây
là tổ chức có tính cách mạng nhất trong thời kỳ này) thừa nhận rằng chỉ có C.Mác và Ph Ăngghen mới có khả năng đem lại cho các tổ chức công nhân một phương hướng đúng đắn Họ kêu gọi triệu tập một đại hội Quốc tế Cộng sản, cử Giô- dép Môn, một trong những người lãnh đạo liên minh, đến brúcxen gặp C.Mác và sang Pari gặp Ph.Ăngghen để đề nghị hai ông gia nhập liên minh, tham gia dự thảo cương lĩnh và các căn kiện khác C Mác và Ph.Ăngghen thấy
rõ rằng họ thực sự sẵn sàng muốn cải tổ lại tổ chức này nên đã đồng ý gia nhập với hy vọng cải tổ liên minh thành một Đảng vô sản triệt để theo những nguyên
lý của học thuyết cách mạng mới
Đại hội liên minh những người chính nghĩa đã họp tại Luân Đôn vào đầu tháng 06 năm 1847, Quyết định đổi tên thành Liên đoàn những người cộng sản Thực chất là đại hội sáng lập ra tổ chức mới Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh nhằm thành lập một Đảng vô sản Đại hội lần thứ hai của Liên đoàn những người cộng sản họp từ 9/11 đến 08/12/1847 Trong đại hội những nguyên lý do hai ông đưa ra đã giành thắng lợi hoàn toàn Mác và ăngghen được uỷ nhiệm soạn thảo cương lĩnh dưới hình thức một bản tuyên
ngôn Hai ông đã tập trung sức lực, trí tuệ để hoàn thành “Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản”.
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” được trình bày làm 4 chương, chỉ
với hơn 50 trang, đây là tác phẩm không lớn, nhưng thể hiện cô đọng sự kết hợp nhuần nhuyễn những quan điểm triết học, kinh tế- chính trị học, chủ nghĩa cộng sản khoa học, với kết cấu chặt chẽ, văn phong sắc sảo, xúc tích, khiêm nhường
Trang 5nhưng đầy hõm hỉnh và mang tính bút chiến sâu sắc Hai ông đã trình bày rõ quan điểm về chủ nghĩa duy vật lịch sử, về đấu tranh giai cấp, về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, giai cấp vô sản không thể hoàn thành sứ mệnh lịch
sử nếu không tổ chức thành chính đảng của giai cấp Đảng được hình thành và phát triển xuất phát từ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, Đảng là đội tiên phong của giai cấp cả về lý luận và thực tiễn, Ngoài ra, trong 7 lần xuất bản hai ông còn viết lời tựa để thuyết minh và làm rõ thêm nội dung tư tưởng của tuyên ngôn, bổ xung nhiều vấn đề mà trước đó tuyên ngôn chưa đề cập được
Việc công bố “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” cũng là sự thông báo
việc ra đời của một học thuyết cách mạng, một thế giới quan khoa học của chủ nghĩa C.Mác Đánh dấu mốc son của quá trình hình thành chủ nghĩa C.Mác trên tất cả cá bộ phận cấu thành và khảng định lần đầu tiên trong lịch sử loài người thực hiện được một cuộc cách mạng tư tưởng với đỉnh cao của trí tuệ, khám phá
và hệ thống hóa các quy luật vận động của giới tự nhiên, xã hội và tư duy của con người Toàn bộ thành tựu của loài người được tổng kết khái quát
Trước Mác đã có những tác phẩm nổi tiếng về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp do nhiều nhà sử, học kinh tế học tư sản như chie, ghido, minhe,vv Phần lớn thừa nhận sự tồn tại của giai cấp , song các tác phẩm đó đều tránh đến những vấn đề cơ bản, đặc biệt là vấn đề đối kháng về lợi ích giai cấp, về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất Bằng khả năng thiên tài với sự vận dụng một cách tài tình phép biện chứng duy vật vào lĩnh vực xã hội, đi sâu nghiên cứu
xã hội tư bản, đặc biệt đi sâu phân tích cơ sở kinh tế, chính tri xã hội, mối quan
hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa C.Mác là người đầu tiên chứng minh rằng sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất Các xã hội có đối kháng lần lượt thay thế nhau trong lịch sử Mỗi kiểu xã hội có
Trang 6kết cấu xã hội, giai cấp của một xã hội nhất định bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau và lịch sử phát triển của xã hội loài người từ khi xã hội cộng sản nguyên thủy tan rã cho tới nay là lịch sử đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các giai cấp bị áp bức bóc lột với giai cấp bóc lột Đến xã hội tư bản hiện đại cũng phân chia thành hai giai cấp lớn thù địch với nhau, đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Nội dung cơ bản của sự vận động của lịch sử xã hội hiện đại là cuộc đấu tranh giai cấp vô sản và giai cấp tư sản Cuộc đấu tranh đó đưa tới sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản
Khi mới ra đời, giai cấp tư sản là lực lượng cách mạng có một vai trò hết sức to lớn trong lịch sử Đại diện cho một lực lượng sản xuất đang lên, giai cấp
tư sản đã làm một cuộc cách mạng lật đổ giai cấp phong kiến quý tộc, giành địa
vị thống trị, thiết lập nền dân chủ tư sản, tuy là nên dân chủ cắt xén, nhưng so với chế độ quân chủ chuyên chế thì đó là một tiến bộ trong lịch sử Nhưng vốn
có bản chất là một giai cấp tư hữu và bóc lột nên vai trò cánh mạng bị hạnh chế ngay từ đầu và khi thiết lập được quyền thống trị thì sự bóc lột càng nặng nề thậm tệ hơn, quy mô lớn hơn, tính chất tinh vi xảo quyệt hơn Giai cấp tư sản chỉ
làm đơn giản hóa giai cấp mà thôi C.Mác và ăngghen viết: “Xã hội tư sản hiện
đại sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến đã bị tiêu vong, không xóa bỏ được đối kháng giai cấp Nó chỉ đem lại những giai cấp mới, những hình thức đấu tranh mới thay thế cho những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ mà thôi”3 “Xã hội không thể sống được dưới sự thống
trị của giai cấp tư sản nữa , như thế có nghĩa là sự tồn tai của giai cấp tư sản không còn tương dung với sự tồn tại của xã hội nữa”4 “Như vậy, cùng với sự
phát triển của đại công nghiệp, chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, đã bị phá xập dưới chân giai cấp tư
3 C Mác và Ph.ăngghen: Toàn tập, Tập4,Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.1995 , Tr 597
4 C Mác và Ph.ăngghen: Toàn tập, Tập4,Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.1995 , Tr 612
Trang 7sản trước hết giai cấp tư sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó.
Sự xụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”5
Giai cấp vô sản hiện đại là người có sứ mệnh đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản và sáng tạo ra một xã hội mới tốt đẹp hơn - chế độ xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản do địa vị kinh tế của giai cấp
vô sản quy định Đó là điều mà C.Mác và Ph ăngghen đã khẳng định trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản Hai ông không coi giai cấp vô sản chỉ là giai cấp
chịu nhiều đau khổ, “ đáng được cứu vớt” mà chính là giai cấp có sứ mệnh lịch
sử hết sức to lớn là xóa bỏ chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa - chế độ bóc lột cuối cùng trong xã hội loài người Theo C.Mác và ăngghen, sứ mệnh lịch sử ấy không
do ý muốn chủ quan của giai cấp vô sản hoạch do sự áp đặt của các nhà tư tưởng
mà do những điều kiện khách quan quy định Hai ông viết: “Vấn đề không phải
chỗ hiện nay người vô sản nào đó, thậm chí toàn bộ giai cáp vô sản, coi cái gì
là mục đích của mình.Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sản thực sự là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử”6
Bằng phương pháp tư duy biện chứng, C Mác và ăngghen đã chứng minh một cách khoa học sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và sự diệt vong không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản bằng cách dựa vào kết quả nghiên cứu một cách khoa học lịch sử phát triển của xã hội loài người và của bản thân chế
độ tư bản chủ nghĩa Từ quan niệm duy vật về lịch sử, hai ông chứng minh lịch
sử xã hội phát triển như một chuỗi hình thái kinh tế - xã hội xã hội khác nhau, nhưng nối tiếp nhau Động lực quan trọng nhất để thúc đảy một hình thái kinh tế
xã hội này sang một hình thái kinh tế xã hội khác là sự phát triển của lực lượng
5 C Mác và Ph.ăngghen: Toàn tập, Tập4,Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.1995 , Tr 613
6 C Mác và Ph.ăngghen: Toàn tập, Tập 2,Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.1983 , Tr 61
Trang 8sản xuất và những quan hệ sản xuất tương ứng Một khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp với sự tiếp tục phát triển của lượng sản xuất và trở thành xiềng xích trói buộc nó, sẽ xẩy ra xung đột sâu sắc trong xã hội Lúc đó, một giai cấp tiên tiến trong xã hội, đại diện cho một phương thức sản xuất mới sẽ lãnh đạo cuộc đau tranh lật đổ giai cấp thống trị đương thời, đại diện cho quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản, tạo nên một phương thức sản xuất mới Khi phương thức sản xuất đã thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo, do đó hình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn Đó là quy luật phát triển cơ bản của xã hội loài người, đã được lịch sử chứng minh không một học thuyết bác
bỏ được Quan điểm này được vận dụng vào nghiên cứu xã hội tư bản, trở thành
cơ sở khoa học luận chứng cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Sự ra đời của nền đại công nghiệp , một mặt, tạo cơ sở vật chất, nhờ đó có thể xóa bỏ được chế độ bóc lột, xây dựng một chế độ công bằng, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của nhân lao động mà không kéo theo sự trì trệ của xã hội; mặt khác, sản sinh ra giai cấp công nhân, lực lượng
xã hội đại diện cho lực lượng sản xuất mới Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản làm cho nó mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tạo ra mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản
Theo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, sớm muộn giai cấp công nhân - người đại diện cho lực lượng sản xuất mới
- sẽ lãnh đạo nhân lao động đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản - người đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời, thiết lập quan hệ sản xuất mới, mở đường cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển
Trang 9Giai cấp công nhân là giai cấp được nền đại công nghiệp “tuyển lựa” từ
tất cả các giai cấp và tầng lớp lao động trong dân cư mà chủ yếu là nông dân Sự phát triển của đại công nghiệp còn đẩy từng bộ phận trong giai cấp tư sản thống
trị vào hàng ngũ giai cấp vô sản “đó là bộ phận những nhà tư tưởng tư sản đã
vươn lên nhận thức được, về mặt lý luận, toàn bộ quá trình lịch sử”7, đem lai cho giai cấp vô sản những yếu tố tiến bộ Hơn nữa , khi đấu tranh chống chế độ
phong kiến, giai cấp tư sản buộc phải kêu gọi sự giúp đỡ của giai cấp vô sản, “và
do đó, lôi cuốn họ vào phong trào chính trị Thành thử giai cấp tư sản đã cung cấp cho những người vô sản những tri thức của bản thân nó, nghĩa là những vũ khí chống lại bản thân nó”8
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân còn được gọi là giai cấp
vô sản, là giai cấp hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống Vì vậy trong sản xuất họ là giai cấp bị phụ thuộc
và trong phân phối họ là giai cấp bị bóc lột, dưới hình thức bóc lột thặng dư Trong lịch sử giai cấp vô sản là giai cấp bị bóc lột nặng nhất, đồng thời là giai cấp bị bóc lột thậm tệ nhất trong xã hội tư bản Là giai cấp gắn liền với sản xuất đại công nghiệp và được nền đại công nghiệp rèn luyện, giai cấp công nhân có tính tổ chức, kỷ luật cao và có điều kiện tập trung lực lượng , biểu thị sức mạnh của mình Là giai cấp luôn bị áp bức cùng cực, có lợi ích đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản, nên giai cấp công nhân kiên quyết chống giai cấp tư sản, có khả năng đoàn kết quần chúng lao động bị áp bức bóc lột trong cuộc đấu tranh chung
Cùng với sự phát triển của sản xuất đại công nghiệp, các giai cấp khác đều dần bị phân hóa, suy tàn và tiêu vong Chỉ có giai cấp công nhân Là sản phẩm của nền đại công nghiệp, là một giai cấp thực sự triệt để cách mạng, một trong
7 C Mác và Ph.ăngghen: Toàn tập, Tập4,Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.1995 , Tr 610
8 C Mác và Ph.ăngghen: Toàn tập, Tập4,Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.1995 , Tr 619
Trang 10những giai cấp đối lập với giai cấp tư sản, không ngừng lớn lên về mặt số lượng
và chất lượng, là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản, đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến Một giai cấp sinh
ra, hoạt động trong môi trường sản xuất công nghiệp nên có những phẩm chất
mà những giai cấp khác khó có được đó là tính tổ chức chặt chẽ, dân chủ , kỷ luật, kiên quyết, đoàn kết thống nhất về tư tưởng, tính cộng đồng cao về mặt lợi ích Được rèn luyện ngay từ trong cuộc cách mạng tư sản và nhất là trong các cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, trong bộ máy bạo lực được tổ chức chạt chẽ, sảo quyệt, thủ đoạn sảo quyệt của giai cấp tư sản, mà giai cấp công nhân đã học được và được giai cấp tư sản bồi dưỡng cách tổ chức lực lượng cho giai cấp công nhân , sự phát triển của phong trào công nhân càng làm cho giai cấp vô sản phát triển nhanh hơn cả về số lượng và chất lượng Do lợi ích đối lập với giai cấp
tư sản, giai cấp công nhân kiên quyết đấu tranh chống giai cấp tư sản Cuộc đấu tranh ấy dẫn đến hình thành ý thức giai cấp và chính đảng của giai cấp công nhân Thông qua chính đảng tiên phong của mình giai cấp công nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền, tiến hành cuộc cải biến cách mạng đối với xã hội tư bản chủ nghĩa, tạo ra những điều kiện xây dựng một xã hội không có giai cấp, do đó, giai cấp công nhân tự xóa bỏ với tư cách là một giai cấp
Mục đích của giai cấp công nhân là lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa , xây dựng một xã hội mới không còn giai cấp, không còn áp bức bóc lột, bất công Mục đích ấy cơ bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân lao động và giai cấp công nhân chỉ có thể tự giải phóng mình bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa Cho nên gia cấp công nhân được sự đồng tình và ủng
hộ của đại đa số nhân dân lao động Phong trào của giai cấp công nhân là phong trào của lực lượng đa số trong xã hội, mưu cầu lợi ích cho tuyệt đại đa số