1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG của lê NIN về xây DỰNG ĐẢNG KIỂU mới của GIAI cấp CÔNG NHÂN, ý NGHĨA TRONG CÔNG tác tổ CHỨC xây DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY

22 2,7K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 313 KB

Nội dung

V.I.Lênin, một lãnh tụ thiên tài của Đảng Cộng sản Bôn sê vích Nga, người thầy vĩ đại của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người đã kế tục xuất sắc sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, đấu tranh trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, thời kỳ cách mạng vô sản trở thành trực tiếp và trong hoàn cảnh giai cấp công nhân Nga đã giành được chính quyền. V.I.Lênin đã phát triển toàn diện, làm phong phú các bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác nói chung, cũng như trong lĩnh vực xây dựng Đảng cộng sản nói riêng. V.I.Lênin đã có những công hiến vô cùng lớn lao cả về lý luận và thực tiễn, Người đã phát triển sáng tạo các tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về Đảng Cộng sản và hoàn chỉnh học thuyết xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác đó là học thuyết xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, đến nay chúng ta thường gọi là học thuyết xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác Lê nin.

Trang 1

TƯ TƯỞNG V.I.LÊNIN VỀ ĐẢNG KIỂU MỚI CỦA GCCN.

SỰ VẬN DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

về lý luận và thực tiễn, Người đã phát triển sáng tạo các tư tưởng của C.Mác vàPh.Ăngghen về Đảng Cộng sản và hoàn chỉnh học thuyết xây dựng Đảng của chủnghĩa Mác - đó là học thuyết xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, đếnnay chúng ta thường gọi là học thuyết xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác - Lê nin

Để có cơ sở nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin vào quá trình xâydựng, chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.Trong khuôn khổ bài luận này,trước hết tác giả muốn đề cập tính tất yếu khách quan phải thành lập Đảng kiểu mớicủa giai cấp công nhân (GCCN) - theo tư tưởng của V.I.Lênin - khẳng định cơ sởtưởng của Đảng Cộng sản là chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin đã nêu cao vai trò lý luận đốivới Đảng tiên phong của GCCN Phát triển tư tưởng đó của C.Mác và Ph.Ăngghen,V.I.Lê nin đã chỉ ra cho các chính đảng của GCCN phải tiếp tục phát triển lý luậnchủ nghĩa Mác về mọi mặt, phải biết vận dụng những nguyên lý chung cho phù hợpvới điều kiện cụ thể của mỗi nước để xác định cưỡng lĩnh, đường lối chiến lược, sáchlược đúng đắn của Đảng Cộng sản V.I.Lênin đã xây dựng những nguyên tắc về tổchức của một Đảng kiểu mới của GCCN Đặc biệt Người nêu lên một số luận điểm

cơ bản về xây dựng Đảng Cộng sản trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền xâydựng chủ nghĩa xã hội Trên cơ sở tiếp tục quán triệt chủ nghĩa Mác - Lê nin trongquá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam trong hiện nay

Trang 2

1.TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA V.I.LÊNINVỀ ĐẢNG KIỂU MỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Học thuyết Mác - Lê nin nói chung và học thuyết Lê nin nói riêng về xâydựng Đảng Cộng sản đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển trongphong trào cách mạng của GCCN với những thuộc tính cơ bản là cách mạng vàkhoa học Đòi hỏi những người cộng sản phải nắm vững những nội dung cơ bản

và quán triệt, vận dụng sáng tạo trong hoạt động thực tiễn cho phù hợp với điềukiện lịch sử cụ thể Chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng nói rằng, học thuyếtcủa các ông không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động Theoquan niệm của V.I.Lênin: " Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một

Trang 3

cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại chúng ta tin rằng lý luận

đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cầnphải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu vớicuộc sống" 1 Chủ nghĩa Mác, trong đó có học thuyết về Đảng Cộng sản đượcV.I.Lênin bảo vệ và phát triển trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã chuyển sangthời kỳ đế quốc chủ nghĩa vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Dovậy, khi tiếp cận nghiên cứu vận dụng học thuyết của Lê-nin về Đảng kiểu mớicủa GCCN, chính là nghiên cứu vận dụng học thuyết xây dựng Đảng Cộng sảncủa chủ nghĩa Mác ở trình độ phát triển cao của nó Công lao to lớn củaV.I.Lênin thể hiện không chỉ ở sự kế thừa và phát triển toàn diện các nguyên lýxây dựng Đảng Cộng sản theo tư tưởng C.Mác và Ph.Ăngghen, mà còn đưa ramột cách hoàn chỉnh những nguyên tắc tổ chức của một Đảng kiểu mới củaGCCN Trong phạm vi hạn hẹp của tiểu luận này, tác giả xin đề cập bốn nộidung cơ bản trong tư tưởng của V.I.Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới củaGCCN

1 1 Tính tất yếu phải thành lập Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân

V.I.Lênin người kế tục sự nghiệp vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen trong thời

kỳ chủ nghĩa tư bản (CNTB) chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc Tình hìnhquốc tế nửa cuối của thế kỷ thứ XIX CNTB ở các nước Tây Âu phát triển tươngđối ổn định, trong điều kiện cùng tồn tại hòa bình với GCCN Phong trào côngnhân ở các nước tư bản phát triển về bề rộng và có xu hướng đấu tranh nghị trườngtrong điều kiện cùng tồn tại tương đối hòa bình với giai cấp tư sản Vào những nămcuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX thời kỳ phát triển "hòa bình" của CNTB đã qua,lúc này đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Thời kỳ chiến tranh và cáchmạng đã bắt đầu, bước sang giai đoạn cách mạng vô sản đã trở thành vấn đề trựctiếp Nhiệm vụ chuẩn bị tiến hành cách mạng vô sản đã trở thành nhiệm vụ trướcmắt của GCCN Trong giai đoạn này GCCN đã lớn mạnh về số lượng và cả về tổchức và chính trị, ý thức giác ngộ về giai cấp và vai trò của các chính Đảng của

1 V.I.Lênin: To n t àn t ập, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1974, tập 4, trang 232

Trang 4

GCCN đã được nâng cao Trong tình như vậy, chủ nghĩa đế quốc buộc phải tăngcường việc tuyên truyền những quan điểm tư tưởng tư sản vào phong trào côngnhân, chúng luôn luôn ráo riết tìm mọi cách đẩy mạnh sự phát triển của chủ nghĩa

cơ hội, xét lại trong các Đảng công nhân và nhằm chia rẽ phong trào cộng sản vàphong trào công nhân quốc tế

Trong khi đó, những người đứng đầu của các Đảng dân chủ xã hội chủ yếu

ở các nước Tây Âu ngày càng lún sâu vào chủ nghĩa cơ hội, chúng đòi xét lạichủ nghĩa Mác, và luôn luôn tìm mọi cách để hạn chế phong trào cách mạng củaGCCN trong khuôn khổ đấu tranh đòi cải cách cục bộ, không đã động, ảnhhưởng đến nền móng của CNTB Với tình hình hoạt động của phong trào côngnhân và các Đảng dân chủ xã hội như vậy Đã làm xuất hiện yêu cầu cấp thiết làphải đấu tranh kiên quyết với chủ nghĩa cơ hội bảo vệ sự trong sáng của chủnghĩa Mác, tổ chức ra Đảng kiểu mới của GCCN Thông qua hoạt động thực tiễn,V.I.Lênin đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó, Người đã vạch trần bản chất xét lạicủa bọn cơ hội chủ nghĩa trong các Đảng dân chủ xã hội ở Tây Âu Qua đóV.I.Lênin đã nhận thấy cần phải thành lập ra một Đảng kiểu mới, một Đảng thực

sự cách mạng đủ sức lãnh đạo phong trào quần chúng giành chính quyền thực hiệncuộc cách mạng vô sản, cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới xã hội - xãhội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa V.I.Lênin đã khẳng định rằng: Chúng ta cầnnhững Đảng thường xuyên liên hệ thực sự với quần chúng Và Người đề cập; trongđiều kiện chủ nghĩa đế quốc và trong điều kiện cách mạng vô sản đang chín muồi ởnhiều nước, cần phải có một Đảng kiểu mới, thực sự cộng sản, đảng đó phải thaythế cho những đảng kiểu cũ - các đảng nghị viện ở Châu Âu

Nổ lực xây dựng được một Đảng kiểu mới thực sự cách mạng của GCCNNga là công lao to lớn của V.I.Lênin Trước khi thành lập ở Nga một Đảng cáchmạng của GCCN, V.I.Lênin đã tiến hành công tác tư tưởng lý luận thể hiện tậptrung trong tác phẩm "Làm gì? " Thông qua tác phẩm này, Người đã kịch liệt phêphán chủ nghĩa cơ hội dân túy tiểu tư sản, và đấu tranh không khoan nhượng vớicác trào lưu cơ hội cải lương khác Có như vậy mới làm cho chủ nghĩa Mác gắn

Trang 5

liền với phong trào công nhân Với những tư tưởng trong tác phẩm V.I.Lênin đãđưa ra những luận điểm hết sức quý giá về công tác xây dựng Đảng Đặc biệt nổilên là sự kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội với những biểu hiện của nótrên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức trong quá trình xây dựng Đảng.Đảng Cộng sản bôn sê vích Nga ra đời, đã đánh dấu sự mở đầu của mộtgiai đoạn mới trong sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,

đó là minh chứng của sự mẫu mực trong công tác xây dựng các Đảng mác xítcủa GCCN V.I.Lênin thường xuyên nhấn mạnh vai trò quyết định của ĐảngCộng sản đối với sự nghiệp cách mạng của GCCN, Người luôn coi đó là lựclượng cốt lõi, là vật chất để giải phóng nước Nga V.I.Lênin đã khẳng định:

"Chủ nghĩa Mác dạy rằng - và những lời dạy đó không những được toàn thểQuốc tế cộng sản xác nhận một cách chính thức trong nghị quyết của Đại hội IIcủa Quốc tế cộng sản (1920) nói về vai trò của chính đảng của giai cấp vô sản,

mà trên thực tế cũng đã được cuộc cách mạng của chúng ta xác nhận, chính cóchính đảng của GCCN, tức là Đảng Cộng sản, mới có thể tập hợp, giáo dục, tổchức đội tiền phong của giai cấp vô sản và của tất cả quần chúng lao động, chỉ

có đội tiền phong ấy mới có thể chống lại nổi sự dao động tiểu tư sản không thểtránh khỏi của những quần chúng đó, chống lại nổi những truyền thống vànhững sự tái phạm không thể tránh khỏi của bệnh hẹp hòi phường hội hoặcnhững thiên kiến phường hội trong giai cấp vô sản, và lãnh đạo tất cả nhữnghành động liên hợp của toàn bộ giai cấp vô sản, tức là lãnh đạo giai cấp đó vềmặt chính trị và thông qua giai câp đó, mà lãnh đạo tất cả quần chúng lao động.Nếu không thế, thì không thể thực hiện chuyên chính vô sản được" 1

Với ý nghĩa đó, sự kế thừa và phát triển sáng tạo của V.I.Lê nin về chủ nghĩaMác nói chung, cũng như những tư tưởng về Đảng Cộng sản của C.Mác vàPh.Ăngghen, xây dựng hoàn chỉnh học thuyết về Đảng kiểu mới của GCCN làhoàn toàn khách quan như một tất yếu lịch sử Với sự tổ chức xây dựng thành côngĐảng Cộng sản bôn sê vích Nga, không những nó phản ánh đời sống thực tiễn xã

1 V.I.Lênin : To n t àn t ập Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1978, tập 43, trang 112 - 113.

Trang 6

hội đương đại (xã hội tư bản ở thời kỳ đế quốc chủ nghĩa) Nhất là thực tiễn phongtrào đấu tranh cách mạng của GCCN và nhân dân lao động

2 Chủ nghĩa Mác - Lê ninlà nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng

V.I.Lênin đã khẳng định rõ cơ sở tư tưởng của Đảng là học thuyết Mác, vàhiện nay chúng ta gọi là chủ nghĩa Mác -Lê nin và đó chính là cơ sở tư tưởng đểthành lập Đảng, để đoàn kết những người cộng sản, là cơ sở để xác định cươnglĩnh, đường lối chiến lược, sách lược của Đảng

Khi nhận xét về bản chất của chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin đã viết: " Sau khinghiên cứu quy luật phát triển của xã hội loài người, Mác hiểu rằng chủ nghĩa tư bảnphát triển tất nhiên sẽ đưa đến chủ nghĩa cộng sản - đây là điều căn bản - khi chứngminh chân lý đó, Mác chỉ dựa trên việc nghiên cứu xã hội tư bản đó một cách chínhxác nhất, tỉ mỉ nhất, sâu sắc nhất, nhờ việc nắm vững đầy đủ tất cả những cái màkhoa học trước đây đã cung cấp"1

V.I.Lênin đã chỉ rõ vai trò lý luận đối với Đảng tiên phong của GCCN và chứngminh cơ cơ sở cho những tư tưởng của chủ nghĩa Mác Người cho rằng nhiệm vụ hàngđầu và quan trọng nhất của Đảng Cộng sản là gắn phong trào công nhân với lý luậncủa chủ nghĩa xã hội khoa học Theo V.I.Lênin: "chỉ có đảng nào được một lý luậntiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong"2 Và

đã khẳng định: "không thể có một Đảng xã hội chủ nghĩa vững mạnh, nếu không có lýluận cách mạng, để đoàn kết tất cả những người xã hội chủ nghĩa lại, để họ rút ra từtrong lý luận đó tất cả những điều của họ và đem áp dụng lý luận đó vào nhữngphương pháp đấu tranh và phương sách hành động của họ" V.I.Lênin đã từng nhấnmạnh, lý luận cách mạng chính là cơ sở để nâng cao trình độ cho quần chúng,làm cho phong trào đấu tranh của họ từ tự phát thành tự giác Có lý luận cáchmạng là có cơ sở cho Đảng của GCCN chống chú nghĩa cơ hội xét lại, chống lại

hệ tư tưởng tư sản Từ đó V.I.Lênin đòi hỏi Đảng Cộng sản phải luôn luôn kiênđịnh với chủ nghĩa Mác, phải nghiên cứu nắm vững bản chất cách mạng và khoa

1 V.I.Lênin : To n t àn t ập, Sđd, tập 41, trang 361.

2 V.I.Lênin : To n t àn t ập, Sđd, tập 6, trang 30.

Trang 7

học của chủ nghĩa Mác Các Đảng công nhân phải tiếp tục phát triển lý luận củachủ nghĩa Mác một cách toàn diện, đồng thời phải biết vận dụng những nguyên

lý chung vào điều kiện cụ thể của nước mình để định ra cương lĩnh đường lối,sách lược đúng đắn, phân định rõ ranh giới về mặt lý luận và tư tưởng, giữaĐảng với chủ nghĩa cơ hội V.I.Lênin đã nêu rõ: " Trước khi thống nhất vàmuốn thống nhất, trước hết, phải phân rõ ranh giối một cách rõ ràng và kiênquyết"1 Đồng thời V.I.Lênin đề cao vị, vai trò của công tác tổ chức, Người viết:

" Sức mạnh của GCCN đó là tổ chức, không có công tác tổ chức GCCN sẽkhông có cái gì hết Được tổ chức lại, nó sẽ là tất cả"2 Tính tổ chức là sự thốngnhất hành động thực tiễn, nhưng tính tổ chức không có tư tưởng là điều vônghĩa, tuy vậy nếu chỉ riêng có sự thống nhất về tư tưởng thì chưa đủu bảo đảmcho GCCN chiến thắng mà cần thiết phải củng cố sự thống nhất tư tưởng bằngvật chất của tổ chức Điều đó theo V.I.Lênin kông có một tổ chức vững vàngnhững người lãnh đạo để bảo đảm cho sự liên tục công tác, thì không thể cóđược một phong trào cách mạng vững chắc

Như vậy, qua nghiên cứu luận điểm của V.I.Lênin: lấy chủ nghĩa Mác làm

cơ sở tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng thể hiện sự phát triểncủa V.I.Lênin là Người yêu cầu Đảng Cộng sản phải: Tiên phong về mặt lý luận,phải tuyên truyền lý luận chủ nghĩa Mác cho quần chúng lao động Thườngxuyên tiến hành công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát triển lý luận cáchmạng Kiên định chủ nghĩa Mác, nhưng không có nghĩa là rập khuôn, giáo điều,máy móc mà phải sáng tạo, nhưng không cực đoan Tích cực đấu tranh bảo vệchủ nghĩa Mác, và cách bảo vệ tốt nhất chính là sự vận dụng và phát triển sángtạo trên mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng Cộng sản

3 Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội và là một bộ phận của hệ thống đó.

Khi Đảng Cộng sản cầm quyền, một trong những đặc điểm lớn nhất là nhiệm

vụ chính trị của đảng đã thay đổi căn bản từ chỗ chưa có chính quyền đến có

1 V.I.Lênin : To n t àn t ập, Sđd, tập 4, trang 453.

2 V.I.Lênin : Về xây dựng đảng, Nxb Sự thật H N àn t ội, 1977, trang 12 - 13.

Trang 8

chính quyền là một bước ngoặt căn bản của cách mạng, đó là một bước pháttiển về chất của sứ mệnh lịch sử của GCCN Trước kia nhiệm vụ lật đổ chế độ

xã hội cũ, đến nay là xây dựng chế độ xã hội mới - bao hàm cả nhiệm vụ bảo vệthành quả cách mạng đã đạt được Nếu trước đây nhiệm vụ hàng đầu của Đảng

là lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng giành chính quyền, đến nay nhiệm

vụ hàng đầu của Đảng là lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xãhội Theo quan điểm của V.I.Lênin việc giành chính quyền là một thắng lợi có ýnghĩa quyết định trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng Và người đã đề cập

vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của chính quyền Nhà nước:

Chính quyền Nhà nước là công cụ sắc bén, để thông qua đó Đảng thực hiện sựlãnh đạo của mình đối với xã hội Trong hệ thống chính trị (chuyên chính vô sản)của chủ nghĩa xã hội, Nhà nước giữ vị trí trung tâm và có vai trò cực kỳ quan trọng

Sự lãnh đạo của Đảng tập trung ở Nhà nước và Nhà nước là tổ chức thể hiện sự tậptrung nhất quyền lực của nhân dân để quản lý xã hội, V.I.Lênin đã chỉ rõ: "Vềnguyên tắc, Đảng Cộng sản phải giữ vai trò lãnh đạo, đó là điều không phải nghi ngờ

gì nữa" 1

Trong hệ thống chính trị Đảng là hạt nhân lãnh đạo về chính trị của hệthống đó Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị thể hiệntrước hết là Đảng vạch ra đường lối chính trị, xác định mục tiêu, phương hướng hànhđộng cho toàn bộ hệ thống chính trị, cũng như cho từng tổ chức trong hệ thống đó Chỉ

có Đảng với tư cách là lãnh tụ chính trị, bộ tham mưu chiến đấu, đội tiền phong giácngộ có tổ chức chặt chẽ nhất của GCCN, được trang bị lý luận củ nghĩa xã hội khoahọc Do vậy, trong hệ thống chính chính trị chỉ có Đảng mới có đủ phẩm chất chính trị

và năng lực xứng đáng là người lãnh đạo V.I.Lênin viết: " Chủ nghĩa Mác giáo dụccông nhân, là giáo dục đội tiền phong của giai cấp vô sản, đội tiền phong này có đủsức nắm chính quyền và dẫn dắt toàn dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, đủ sức lãnh đạo và

tổ chức một chế độ mới, đủ sức làm thầy, làm người dẫn đường, làm lãnh tụ của tất cả

1 V.I.Lênin : To n t àn t ập Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1978, tập 31, trang 453.

Trang 9

những người lao động và những người bị bóc lột để giúp họ tổ chức đời sống xã hộicủa họ, mà không cần đến giai cấp tư sản và chống lại giai cấp tư sản"1.

Trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" V.I.Lênin đề cập nhiệm vụ của Đảngphải lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của Nhà nước chuyên chính vô sản trongxây dựng xã hội mới Người yêu cầu Đảng phải phát huy vai trò tiền phong, gươngmẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên Đảng là hạt nhân lãnh đạo, nhưng chuyên chính

vô sản không thể được thực hiện chỉ bằng lực lượngcủa Đảng mà còn phải được thựchiện bằng những tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt, Đảng phải chăm lo đến lợi ích vàquan tâm phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân lao động trên mọi lĩnhvực Trong hệ thông chính trị của chủ nghĩa xã hội, Nhà nước là một bộ phận hợpthành rất quan trọng, Nhà nước gắn liền với Đảng với đông đảo quần chúng trên tất cảcác lĩnh vực quản lý xã hội Trong đó quản lý kinh tế - xã hội là vũ khí mạnh mẽ đểthực hiện nhiệm vụ của hệ thống chính trị V.I.Lênin đã xác định rõ: " Toàn bộ côg táccủa Đảng được tiến hành thông qua các Xô Viết, bao gồm những quần chúng lao độngkhông phân biệt nghề nghiệp"2

Với quan điểm của V.I.Lênin về vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản, vềmối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với các tổ chức trong hệ thống chính trị,đặc biệt đối với Nhà nước Như vậy, nếu buông lỏng sự lãnh đạo củaĐảng là sai lầm về nguyên tắc, là thủ tiêu sức mạnh của Nhà nước và của

cả hệ thống chính trị trong chủ nghĩa xã hội, là mở đường cho những phần

tử phản động phá hoại chính quyền, đưa đất nước trở lại trở lại con đườngTBCN Tư tưởng đó của V.I.Lênin là cơ sở để khắc phục bệnh chuyênquyền độc đoán trong Đảng, hoặc là Đảng bao biện làm thay công việc của Nhà

nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị xã hội

4 Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng tổ chức sinh hoạt và hoạt động lãnh đạo của Đảng.

Kế thừa tưởng tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập từ năm 1847 trong tácphẩm "Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản" Chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã

1 V.I.Lênin : To n t àn t ập Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1978, tập 33, trang 33.

2 V.I.Lênin : To n t àn t ập, Sđd, tập 41, trang 39.

Trang 10

khẳng định: Đảng Cộng sản phải hành động trên nguyên tắc "dân chủ triệt để".V.I.Lênin tiếp tục phát triển và làm sâu sắc thêm tư tưởng đó thành nguyên tắc xâydựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân - Đảng là đội tiền phong có tổ chức và là

tổ chức cao nhất của giai cấp - theo V.I.Lênin Đảng phải được tổ chức theo chế độtập trung dân chủ, chế độ tập trung dân chủ là nền tảng tổ chức của một Đảng vôsản kiểu mới Thực hiện chế độ tập trung dân chủ trong Đảng sẽ làm cho Đảngthống nhất được được về chính trị, tư tưởng và tổ chức Nhằm củng cố tăngcường sức mạnh của Đảng, làm cho chủ trương đường lối của Đảng được thựchiện một cách có hiệu quả Mặt khác, thực hiện chế độ tập trung dân chủ sẽ gópphần ngăn chặn sự phá hoại của các phần tử thiếu kiên định, cơ hội chủ nghĩa,

vô chính phủ trong Đảng Trong tác phẩm "Một bước tiến hai bước lùi"V.I.Lênin viết: " Trước kia Đảng chưa phải là một khối chính thức có tổ chức,

mà chỉ là một một tổng số những nhóm riêng biệt và do đó, giẵ các nhóm ấykhông có quan hệ nào khác, ngoài sự tác động về mặt tư tưởng Hiện nay chúng

ta đã trở thành một Đảng có tổ chức, điều đó có nghĩa là chúng ta đã tạo ra mộtquyền lực, khiến cấp dưới phải phục tùng cấp trên của Đảng"1

V.I.Lênin cho rằng, Đảng muốn lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng laođộng trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản; muốn có sức mạnh Đảng phải

có sự thống nhất về ý chí và hành động Điều kiện cho sự thống nhất của Đảngtrước hết phải có cương lĩnh chính trị, và sau đó phải có tổ chức chặt chẽ Làmđược điều đó tức là tránh được tình trạng chia rẽ, phân tán ở trong Đảng Tổchức là cái bảo đảm cho sự nhất trí về chính trị tư tưởng và hành động Ngoàihai yếu tố cương lĩnh chính trị và hệ thống tổ chức chặt chẽ, Đảng phải có mộtđiều lệ thống nhất, có một cơ quan chỉ đạo thống nhất, Đảng phải có kỷ luật sắt,

kỷ luật tự giác nghiêm minh V.I.Lênin đã khẳng định: "Từ chối không chịuphục tùng sự lãnh đạo của các cơ quan Trung ương, tức là từ chối không muốn

là người đảng viên, tức là phá hoại Đảng" 2

1 V.I.Lênin: To n t àn t ập, Sđd, tập 8, trang 429.

2 V.I.Lênin: To n t àn t ập, Sđd, tập 8, trang 424.

Trang 11

Theo V.I.Lênin tập trung phải đi liền với dân chủ, Đảng phải có dân chủ, nếutrong Đảng không có dân chủ sẽ có nguy cơ thoái hóa thành tổ chức quan liêu Tậptrung càng cao, thì dân chủ càng rộng rãi Không thể có dân chủ mà thiếu tập trung,ngược lại không thể có tập trung mà thiếu dân chủ Điều đó có nghĩa là tập trung vàdân chủ luôn luôn có quan hệ biện chứng với nhau, nếu tập trung mà tách rời dânchủ là tập trung quan liêu, độc đoán, chuyên quyền; dân chủ mà không đi liền với tậptrung là dân chủ vô chính phủ, dân chủ không giới hạn và tất cả những điều đó đều

xa lạ với nguyên tắc tập trung dân chủ theo tư tưởng của V.I.Lênin Đồng thời Ngườicòn đặt ra điều kiện để thực hiện chế độ tập trung dân chủ:

Một là, ý thức giác ngộ của đội tiền phong của giai cấp công nhân, lòng trungthành với sự nghiệp cách mạng Hai là, khả năng của đội tiền phong đó biết liên hệ,gần gũi và biết hòa mình tới mức độ nào đó với quần chúng, nhất là quần chúng vôsản Ba là, sự lãnh đạo đúng đắn mà đội tiền phong ấy thực hiện, chiến lược và sáchlược đúng đắn của nó Đặc biệt là phải được đa số quần chúng lao động tin tưởngvững chắc vào sự đúng đắn ấy

Như vậy những tư tưởng của V.I.Lênin về nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảngkiểu mới của GCCN thực sự là một trong những vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất,bảo đảm cho quá trình xây dựng tổ chức của Đảng, chi phối đến mọi hoạt động lãnhđạo, sinh hoạt của Đảng, giúp cho Đảng luôn luôn là một khối thống nhất về ý chí vàhành động, là cơ sở nền tảng vật chất xây dựng Đảng cả về mặt chính trị và tư tưởng.Tính đúng đắn cách mạng và khoa học của nguyên tắc tập trung dân chủ theoV.I.Lênin hoàn toàn không phải chỉ ở lý luận, mà nó đã được chứng minh bằng thựctiễn sinh động của quá trình hoạt động của tất cả các Đảng Cộng sản trên thế giới vàQuốc tế cộng sản III

Nhìn lại lịch sử từ những năm đầu đến giữa của thế kỷ XX, phong trào cộng sản

và công nhân quốc tế đã phát triển như vũ bão; chủ nghĩa xã hội từ chỗ chỉ ở nướcNga đã mở rộng ra nhiều quốc gia và trở thành hệ thống Đảng Cộng sản ở nhữngnước lãnh đạo chính quyền đã vận dụng sáng tạo những nguyên tắc về xây dựngĐảng theo tư tưởng của V.I.Lênin, trong đó có nguyên tắc tập trung dân chủ, nên đã

Ngày đăng: 08/10/2016, 21:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w