1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TỔNG hợp các NGHIÊN cứu về GIAI cấp CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY

127 481 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • GÓP PHẦN HIỂU RÕ BẢN CHẤT GIAI CẤP CÔNG NHÂN CỦA ĐẢNG

  • Đặng Hồng Tinh

Nội dung

Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về tổ chức, giỏi về chuyên môn, vững vàng về bản lĩnh chính trị, đủ sức làm chủ quá trình đổi mới, chủ động và tích cực hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa là trách nhiệm của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị. Giai cấp công nhân Việt Nam chính là nền tảng và là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh trong điều kiện hiện nay về thực chất là góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng Đảng.

Trang 1

GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ SUY NGẪM

Trương Giang Long

Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về tổ chức, giỏi về chuyên môn, vữngvàng về bản lĩnh chính trị, đủ sức làm chủ quá trình đổi mới, chủ động và tíchcực hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa là trách nhiệm của toàn Đảng và cả hệthống chính trị Giai cấp công nhân Việt Nam chính là nền tảng và là cơ sởchính trị - xã hội vững chắc của Đảng Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnhtrong điều kiện hiện nay về thực chất là góp phần quan trọng vào quá trình xâydựng Đảng.

Hơn 20 năm đổi mới vừa qua, nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Đảngvà Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân.Nhờ đó, giai cấp công nhân Việt Nam đã có bước phát triển lớn mạnh, trưởng thànhvề chất và có những đóng góp to lớn vào quá trình đổi mới Tuy nhiên, bên cạnh mặttích cực, giai cấp công nhân nước ta đang phải đối mặt với không ít thách thức,những con số khảo sát dưới đây thực sự là những vấn đề rất đáng để chúng ta suyngẫm.

1 - Chất lượng nguồn nhân lực - thách thức của quá trình phát triển.

Cùng với sự tăng trưởng nhanh của dòng vốn đầu tư nước ngoài và xu thế pháttriển của các doanh nghiệp trong nước, đội ngũ công nhân nước ta đang bộc lộ dấuhiệu hụt hẫng và bất cập Tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề cao và các chứcdanh quản lý có trình độ đang là hiện thực Số liệu khảo sát tại tỉnh Đồng Nai chothấy, 72,55% công nhân lao động trong các doanh nghiệp có độ tuổi từ 18 - 35 Tuyệtđại bộ phận đều là học sinh phổ thông và xuất thân từ nông thôn, trong đó lao độngphổ thông chiếm đến 43%; 27% có tay nghề đáp ứng được yêu cầu của công việcđang đảm nhận nhưng đại đa số chưa qua đào tạo và không có bằng cấp Số đã quađào tạo có bằng cấp chỉ chiếm 30%, trong số đã được đào tạo, tỷ lệ có tay nghề caocũng rất ít[1] Bậc 1- 3 chiếm tỷ lệ 66,51%, bậc 4 - 5 chiếm tỷ lệ 25,01%, bậc 6 và 7chiếm chỉ có 6,88% Không cần phải cảnh báo, với tốc độ thu hút FDI và xu thế pháttriển như 2 năm gần đây (2006 - 2007), vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghềsẽ càng trở nên trầm trọng Giai cấp công nhân nước ta không những bất cập so vớiyêu cầu phát triển chung của thời đại mà đang thực sự bất cập với chính yêu cầu pháttriển của bản thân sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

2 - Vấn đề ý thức giai cấp và phẩm chất chính trị của đội ngũ công nhân.

Chúng ta không phủ định mặt tích cực và những đóng góp chung to lớn của độingũ giai cấp công nhân nước ta, bởi họ là lực lượng đang vận hành những cơ sở vậtchất và các phương tiện sản xuất hiện đại nhất của xã hội, quyết định phương hướngphát triển chủ yếu của nền kinh tế, nhưng trước mặt trái của cơ chế thị trường và diễnbiến phức tạp của tình hình thế giới, nhiều công nhân lao động có biểu hiện phai nhạtvề chính trị, một bộ phận chỉ lo lắng nhiều đến những vấn đề thiết thực trước mắt, ítquan tâm đến những vấn đề lâu dài có tính chiến lược như định hướng xã hội chủnghĩa, vai trò vị trí của giai cấp công nhân

Trang 2

Khảo sát tại Đồng Nai cho thấy: 95% công nhân trả lời chỉ quan tâm đến việc làmvà thu nhập, có 40% công nhân được hỏi có quan tâm tới vấn đề định hướng xã hộichủ nghĩa, 3,5% công nhân không trả lời Tỷ lệ công nhân là đảng viên rất thấp, năm2003 là 7,69%, năm 2004 là 8,18%, năm 2005 là 6,87% Tổ chức đảng được đánh giálà hoạt động tốt chỉ chiếm 35,7%, Công đoàn 45,5%, Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh chỉ có 24,6%, Hội Cựu chiến binh 5,9% Cũng theo số liệu khảo sát tại 13doanh nghiệp khác nhau với 5.400 công nhân, cho thấy chỉ có 38,2% công nhânthường xuyên được học tập các nghị quyết của Đảng Trong đó doanh nghiệp nhànước có tỷ lệ 51,9%, doanh nghiệp liên doanh 40%, công ty cổ phần 37,5%, công tytư nhân 32,8%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có 24,9%[2] Bản thâncông nhân cũng không thường xuyên cập nhật thông tin Khảo sát 100 công nhânCông ty Giầy Thái Bình về WTO chỉ có 10% trả lời có nghe nói về WTO nhưngkhông hiểu WTO là gì[3].

Rõ ràng, nếu bản thân người công nhân chưa giác ngộ về mục tiêu lý tưởng, nonyếu về bản lĩnh chính trị cộng với trách nhiệm của các cấp và công tác đào tạo chămlo như hiện nay, thì sẽ rất khó vượt qua được áp lực của toàn cầu hóa và hội nhập.

3 - Cường độ lao động, việc làm, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần đangxuất hiện nhiều vấn đề nghịch lý.

Nước ta hiện đang thuộc nhóm quốc gia có số lượng lao động thất nghiệp cao,nhiều công nhân thiếu việc làm Tuy thiếu việc làm nhưng nhìn chung cường độ làmviệc của công nhân tại các doanh nghiệp lại rất căng Hầu hết các doanh nghiệp đềutăng ca để bảo đảm kế hoạch và tăng doanh thu Điều đáng nói là Luật Lao động quyđịnh công nhân làm việc không quá 200h/người/năm, nhưng trong nhiều doanhnghiệp công nhân đã phải làm việc bình quân tới 500 - 600h/người/năm[4].

Ở khía cạnh đời sống, tuy người công nhân vẫn đang chấp nhận được với mứclương hiện nay, nhưng không phải lĩnh vực này không có vấn đề Tại Thành phố HồChí Minh, trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước, thu nhập của khối cán bộ,công chức hành chính, giáo dục bình quân 1.300.000đ/người/tháng; khối doanhnghiệp nhà nước 1.425.000đ/người/tháng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài1.400.000đ/người/tháng; khối văn phòng và công nhân kỹ thuật cao4.000.000đ/người/tháng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.150.000đ/người/tháng[5].Ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng có những số liệukhông mấy cách biệt.

Không ít các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt siêu lợi nhuận, nhưngcông nhân Việt Nam vẫn chỉ nhận được những đồng lương rất ít ỏi Như vậy, nếu sovới đóng góp chung và với cường độ lao động hiện nay, cộng với sự tăng lên của giácả và các loại dịch vụ, đời sống của công nhân lao động trực tiếp sản xuất vẫn còn rấtnhiều khó khăn.

Đời sống vật chất là như vậy, điều kiện làm việc về tinh thần còn đáng lo ngạihơn thế nhiều Phải khẳng định nhiều doanh nghiệp chưa thực sự chăm lo đời sốngvật chất và tinh thần cho công nhân tương xứng với quan điểm, chủ trương, đườnglối, chính sách của Đảng Số lượng các khu công nghiệp gia tăng rất nhanh, nhưngđến nay chỉ có khoảng 2% công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất được thuê

Trang 3

nhà ở do các doanh nghiệp xây dựng Tuyệt đại bộ phận còn lại phải tự lo thuê lấynhà ở trong những điều kiện chật chội, thiếu thốn, không đủ tiện nghi sinh hoạt vàđiều kiện an sinh tối thiểu về văn hóa, thẩm mỹ và môi trường sống Còn ở tại cácdoanh nghiệp, điều kiện làm việc cũng không như mong muốn Do đa phần côngnghệ thiết bị ở nước ta thuộc thế hệ cũ, người lao động phải làm việc trong môitrường ô nhiễm như nóng, bụi, tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn quy định Điềukiện làm việc không bảo đảm đã tác động xấu đến sức khỏe công nhân lao động, hậuquả là bệnh nghề nghiệp gia tăng và diễn biến phức tạp Tuổi nghề của người côngnhân đang có khuynh hướng rút ngắn đáng kể Theo thống kê của ngành bảo hiểmThành phố Hồ Chí Minh, mười tháng đầu năm 2006 có 58.000 người nộp đơn xin trợcấp 1 lần để được nghỉ việc vì không đủ sức khỏe làm việc đến lúc được hưởng chếđộ hưu trí.

Ở hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có công trình và những điềukiện bảo đảm sinh hoạt văn hóa tối thiểu cho công nhân Theo một kết quả điều tra xãhội học tại Bình Dương có đến 71,8% công nhân không hề đến rạp chiếu phim,88,2% không đi xem ca nhạc, 84,7% không đi xem thi đấu thể thao, 95,3% chưa từngđến sinh hoạt tại các câu lạc bộ, 91,8% không bao giờ đến các nhà văn hóa tham giacác hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa tinh thần, 89% giải trí bằng ti-vi, 82,4% bằngnghe đài, chỉ có 1,2% sử dụng In-tơ-nét Nguyên nhân của tình hình trên đều do côngnhân không có đủ thời gian và bản thân các khu công nghiệp cũng không có đủ cơ sởvật chất để đáp ứng.

Thực trạng trên đây đã dồn nén làm bùng nổ các cuộc đình công lan rộng và rấtkhó kiểm soát như hiện nay Nếu từ 1995 đến 2005 tất cả các khu công nghiệp, khuchế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh có 437 vụ đình công (bình quân 40 vụ/năm),riêng 6 tháng đầu năm 2006 đã có 303 vụ Có những vụ số lượng tham gia đến hàngnghìn người, nhiều vụ kéo dài từ 1 - 2 ngày[6] Xu hướng cho thấy các cuộc đìnhcông tự phát ngày càng gia tăng và lan rộng, tính chất gay gắt, phức tạp khó lường.Đình công trở thành hiện tượng phổ biến ở tất cả các thành phần kinh tế, trong đódoanh nghiệp nhà nước là 6,9%, doanh nghiệp tư nhân 30%, doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất 66,5%[7] Nguyên nhân của các cuộc đìnhcông phần lớn đều xuất phát từ phía người sử dụng lao động không thực hiện đúng,đầy đủ các quy định của pháp luật: Không trả lương đúng bảng lương đã đăng ký, tựý thay đổi định mức lao động, sa thải công nhân vô cớ, hà khắc trong quản lý điềuhành, điều kiện lao động không bảo đảm vệ sinh tối thiểu, tiền phụ cấp độc hại thấp,không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ cho công nhân Đáng nói hơn cảlà tỷ lệ ký kết các hợp đồng lao động với công nhân rất thấp Nếu có ký chủ yếu cũngchỉ là các hợp đồng ngắn hạn Hiện nay mới chỉ có 21% doanh nghiệp ngoài quốcdoanh đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho công nhân, 69% còn lại chưa đượcbảo đảm về những quyền lợi tối thiểu[8].

4 - Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong phong trào công nhân.

Cùng với sự nghiệp đổi mới, giai cấp công nhân nước ta đã có sự trưởng thànhvượt bậc cả về số lượng và chất lượng, chưa bao giờ chúng ta có lực lượng công nhânđông đảo như hiện nay Tính đến cuối năm 2005, tổng số công nhân lao động làm

Trang 4

việc trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã lên đến 11,3 triệungười Trong đó doanh nghiệp nhà nước là 1,84 triệu, công nhân trong các doanhnghiệp ngoài nhà nước 2,95 triệu, tăng 6,86 lần; 1,3 triệu công nhân làm việc trongcác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,3 lần; doanh nghiệp cá thể 5,29triệu, tăng 1,63 lần so với 1995[9].

Công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 70,9%,ngành dịch vụ và thương mại chiếm 24,3%, các ngành khác chiếm 4,8% Riêng cáccơ sở kinh tế cá thể công nhân chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ và thươngmại chiếm 66,67%; 33,33% còn lại làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủcông nghiệp[10].

Các số liệu trên đây cho thấy, đội ngũ và cơ cấu giai cấp công nhân tăng nhanh,nhưng công tác phát triển đảng và vai trò của Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Liênhiệp thanh niên trong công nhân chưa tương xứng, thậm chí rất mờ nhạt.

Nói giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nhưng nhiều công nhânchưa muốn vào Đảng Công tác phát triển đảng trong công nhân rất chậm, không cómục tiêu, kế hoạch và định hướng chiến lược cụ thể Ở hầu hết các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân đều không muốn hoặc không quan tâmđến việc xây dựng các tổ chức đảng Những nơi có tổ chức đảng thì lúng túng trongcông tác tổ chức và phương thức hoạt động, chất lượng đảng viên, hiệu quả hoạt độngcủa các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp loại hình này đa phần là yếu kém Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên trong phong trào công nhân cũng đangnổi lên nhiều vấn đề bức xúc Đoàn, hội là lực lượng xung kích và là trường học giáodục lý tưởng cách mạng cho thanh niên công nhân, nhưng nhiều năm qua, tổ chứcđoàn, hội cũng chưa có bước chuyển thích hợp Hình thức tổ chức và tập hợp thanhniên công nhân của đoàn, hội chưa thực sự hấp dẫn, chưa phù hợp với cuộc sống vànhu cầu của tuổi trẻ trước những đổi thay phong phú, đa dạng của đời sống thực tiễn.Nhiều cuộc đình công, bãi công tự phát liên tiếp diễn ra trong các doanh nghiệp thờigian qua chưa thấy rõ vai trò của tổ chức Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên côngnhân Nếu đoàn và hội không là người đi tiên phong bảo vệ lợi ích chính đáng củađoàn viên, hội viên, không là chỗ dựa vững chắc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần,là nơi gửi gắm tình cảm, niềm tin, đoàn và hội sẽ không tập hợp và tổ chức đượcthanh niên

Tổ chức công đoàn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề Theo báo cáo của các nhàkhoa học, từ năm 1995 - 2006 đã có 700 cuộc đình công diễn ra ở các doanh nghiệpkhông có tổ chức công đoàn Chúng ta không phủ định thời gian qua tổ chức côngđoàn đã làm được rất nhiều việc Nhờ có các tổ chức công đoàn đời sống và quyền lợicủa công nhân được bảo đảm và nâng lên rõ rệt Nhưng phải thẳng thắn thừa nhận,hoạt động công đoàn đang đứng trước những thách thức rất lớn, nhất là tổ chức côngđoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân và các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Hơn 20 năm, gần như hoạt động của các tổ chứccông đoàn vẫn mang nặng đặc trưng chung của thời bao cấp Bệnh hình thức chủnghĩa vẫn là phổ biến Nhiều tổ chức công đoàn chưa thực sự đứng về phía nhữngngười lao động, bởi cán bộ công đoàn do doanh nghiệp trả lương, làm việc không

Trang 5

chuyên trách dưới sự quản lý, lãnh đạo trực tiếp của chủ doanh nghiệp Các cuộc đìnhcông, bãi công thời gian qua, ngoài những nguyên nhân khách quan, còn có mộtnguyên nhân thực tế khác, đó là sự yếu kém của các tổ chức công đoàn Hàng loạt cácvấn đề bức xúc nảy sinh giữa giới chủ và công nhân không được các tổ chức côngđoàn phát hiện hòa giải kịp thời Nhiều vụ việc công nhân bị ngược đãi, trù dậpkhông có nhiều tổ chức công đoàn lên tiếng bênh vực, bảo vệ Tổ chức công đoànđang có dấu hiệu thoát ly khỏi phong trào công nhân, không gắn và chưa thực sự đạidiện cho lợi ích chính đáng của công nhân Chúng ta đang thực sự thiếu một cơ chếchính sách đủ tầm cho hoạt động công đoàn Đã đến lúc cần một cuộc cải biến thựcsự mang tính cách mạng trong hoạt động công đoàn, trong đó đặc biệt chú trọng đếncông tác đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách Xem việc thành lập tổ chức côngđoàn là điều kiện bắt buộc đối với các nhà đầu tư, xây dựng tổ chức công đoàn thựcsự là tổ chức chính trị của giai cấp công nhân.

Từ thực tiễn và các vấn đề nêu trên, xin có một số kiến nghị đề xuất.

Một là: Cần định hướng lại mục tiêu của giáo dục cho sát với yêu cầu của sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực thích ứngvới mục tiêu phát triển cụ thể của từng giai đoạn Thực hiện nhất quán chủ trương xãhội hóa giáo dục, trong đó Nhà nước và các tổ chức xã hội có nhiệm vụ đào tạo cơbản ban đầu, các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng công nhân phải có trách nhiệm đàotạo nâng cao tay nghề, cập nhật kiến thức chuyên môn, tiêu chuẩn hóa chức danhnghề nghiệp trong mỗi doanh nghiệp.

Quan tâm đến đội ngũ giai cấp công nhân hiện nay là phải quan tâm đến trình độvăn hóa, năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp và ý thức chính trị của họ.Xây dựng giai cấp công nhân phải thể hiện trước hết ở việc tổ chức đào tạo bồi dưỡngnâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn Cần xem việc đào tạo nghề nghiệp, nângcao trình độ chuyên môn là một trong những chỉ tiêu pháp lệnh như mọi chỉ tiêu pháttriển kinh tế - xã hội khác Một thế hệ công nhân mới giỏi về chuyên môn, vững vàngvề ý thức chính trị, tự họ sẽ vươn lên làm chủ và đủ sức đối đầu với mọi thách thức.Nâng tầm trí tuệ, năng lực chuyên môn và ý thức chính trị cho đội ngũ giai cấp côngnhân, chính là nhân tố góp phần bảo đảm sự ổn định chính trị, củng cố vững chắc cơsở chính trị - xã hội của Đảng trong thời kỳ mới

Hai là: Phải xem công tác xây dựng Đảng, củng cố các đoàn thể quần chúng là

nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với phong trào công nhân hiện nay Để làm đượcđiều này chúng ta phải thẳng thắn trả lời một câu hỏi lớn Vì sao Đảng của giai cấpcông nhân, Công đoàn của công nhân, Đoàn Thanh niên là tổ chức chính trị của tuổitrẻ công nhân, nhưng một bộ phận công nhân chưa thiết tha vào Đảng vào Đoàn,chưa hoàn toàn xem công đoàn là tổ chức của họ Thực tế cho thấy công tác xây dựngĐảng và tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên chưa theo kịp yêu cầu phát triển của sựnghiệp đổi mới Một mặt do áp lực của những điều kiện khách quan, mặt khác bảnthân các tổ chức đảng, công đoàn cũng bộc lộ những bất cập yếu kém, tự thân khôngtheo kịp yêu cầu của sự phát triển, nhưng không có những chấn chỉnh kịp thời Đãđến lúc không chỉ dừng lại ở những chỉ thị nghị quyết mà nên có những văn bản phápluật thể chế rõ chỉ thị nghị quyết thành những quy định cụ thể Đảng ta là Đảng cầm

Trang 6

quyền, hoạt động của các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên phải được hìnhthành trong từng doanh nghiệp bất kỳ thuộc thành phần kinh tế nào Tuy nhiên hoạtđộng của các tổ chức trên đây phải góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển, sảnxuất kinh doanh đạt hiệu quả cao Đời sống vật chất, tinh thần và các quyền lợi kháccủa người công nhân phải được bảo đảm tốt hơn Các chủ trương đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải được thực thi và chấp hành nghiêm túc.

Ba là: Phải thực sự chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của công nhân Ký

các hợp đồng lao động với công nhân phải được xem là tiêu chuẩn bắt buộc đối vớicác chủ doanh nghiệp Ngoài hợp đồng lao động cần chú trọng thanh kiểm tra điềukiện làm việc và cường độ lao động, không để và không cho phép chủ lao động épcông nhân làm việc vượt quá mức về cường độ, thời gian làm việc Vấn đề này cầnphải sớm được pháp luật quy định cụ thể Quan tâm thích đáng đến đời sống tinhthần, hình thành những tiêu chí có tính pháp quy về ăn ở, nơi vui chơi giải trí, các tiệních văn hóa công, chế độ nghỉ dưỡng, thưởng thức các chương trình văn hóa nghệthuật ở trong từng doanh nghiệp, ở mỗi cụm dân cư và các khu công nghiệp tập trung.Khuyến khích động viên và khen thưởng, cổ vũ mạnh mẽ các doanh nghiệp làm tốt,phê bình và xử lý thích đáng các đơn vị cố tình không làm tốt, hoặc làm có tính chấtđối phó, chiếu lệ Sự thiếu thốn và nghèo nàn về đời sống văn hóa tinh thần sẽ làmcho đại bộ phận lao động trẻ sống và làm việc trong môi trường không có cảm hứngsáng tạo, tính tích cực xã hội không có điều kiện phát huy, lao động chắc chắn sẽkhông đem lại hiệu quả mong muốn, thiệt thòi trước hết cho chính các doanh nghiệp.

Tóm lại, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh là sự nghiệp cách mạng lâu dàikhó khăn và đầy thách thức Chúng ta không thể nói giữ vững và tăng cường bản chấtgiai cấp công nhân một khi giai cấp không hoàn thành được những trọng trách vànhững nhiệm vụ kinh tế - xã hội cụ thể do sự nghiệp đổi mới đang đặt ra Vì thế phảibằng sự nhạy cảm và bản lĩnh chính trị kiên định, Đảng ra sức phấn đấu làm cho giaicấp công nhân, bằng lao động sáng tạo của mình, tạo ra sự giàu có và phát triển ổnđịnh cho đất nước Chuẩn bị cho họ những điều kiện để thông qua những đóng gópcống hiến của mình, giai cấp công nhân được xã hội trân trọng, tôn vinh Nhờ đó màphát triển đội ngũ về số lượng, chất lượng và tổ chức, nâng cao giác ngộ và bản lĩnhchính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, vươn lên trở thành giai cấp công nhân tríthức, lực lượng trụ cột của Đảng và của toàn xã hội

[1] Báo cáo của Ban Tuyên giáo tỉnh Đồng Nai, năm 2006[2] Báo cáo của Ban Tuyên giáo tỉnh Đồng Nai, năm 2006[3] Tạp chí Cộng sản, Chuyên đề cơ sở số 8/2007, tr 42

[4] Báo cáo của Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam, 2006[5] Báo cáo của Liên đoàn Lao động TP.Hồ Chí Minh, năm 2006

[6] Số liệu của Viện Nghiên cứu Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006[7] Xem tài liệu Hội thảo khoa học về Nâng cao đời sống văn hóa - tinh thần chocông nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Bình Dương, năm 2006

[8], [9] Số liệu Viện nghiên cứu công nhân - Công đoàn Việt Nam, năm 2006[10] Số liệu Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng Tổng Cục thống kê 2006

Trang 7

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIAI CẤP CÔNGNHÂN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠIHÓA

Nguyễn Linh Khiếu

Để thiết thực xây dựng và phát triển giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu cấpbách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ởnước ta hiện nay, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và giáo dục về sứ mệnh, vaitrò của giai cấp công nhân; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của côngnhân; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xãhội trong các doanh nghiệp, đồng thời, đổi mới phương thức hoạt động của cáctổ chức này phù hợp với tình hình mới

Ở nước ta, giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiênphong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam Quá trình đổi mới mạnh mẽ theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo ra những cơ hộimới cho sự phát triển giai cấp công nhân Việt Nam Việc cấu trúc lại nền kinh tế, sắpxếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư của nước ngoài, thành lậpdoanh nghiệp mới của các thành phần kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và laođộng, nhập - chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao, phát triển kết cấu hạ tầng, xâydựng các khu công nghiệp, khu chế xuất , đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển năngđộng với tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời tạo ra hàng triệu việc làm mới cho các laođộng công nghiệp Quá trình này đã đưa lại những tích cực rõ rệt, một mặt, phát triểngiai cấp công nhân về số lượng; mặt khác, cũng tạo ra những cơ hội để người côngnhân học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề.

Bên cạnh những thuận lợi, quá trình này cũng tạo ra những thách thức lớn đối vớigiai cấp công nhân Việt Nam Việc cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung phát triển nhữngngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh quốc tế đã dẫn tới giảm việc làm ở những lĩnh vựckhông được đầu tư Cùng với quá trình này, việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhànước, cổ phần hóa cũng làm xuất hiện một lượng lao động dôi dư khá lớn Lượng laođộng không có việc làm vừa là vấn đề bức xúc của mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệpvừa là nỗi bức xúc của xã hội Đội ngũ cán bộ, công nhân tiếp tục làm việc trong cácdoanh nghiệp cổ phần hóa, về cơ bản, được đào tạo, rèn luyện và trưởng thành trongmôi trường làm việc cũ nên một bộ phận trình độ còn hạn chế, tay nghề thấp, ý thứctổ chức kỷ luật kém, nặng tâm lý trông chờ ỷ lại, an phận nên không ít người khôngđáp ứng được những đòi hỏi của tác phong, quy trình, công nghệ sản xuất mới trongđiều kiện cạnh tranh khốc liệt.

Cùng với sự xuất hiện ồ ạt của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, các liên doanh đã tạo ra những khu công nghiệp - khu chế xuất tậptrung, thu hút một đội ngũ công nhân mới, rất đông đảo, trẻ và có trình độ văn hóa.Nhưng, đội ngũ công nhân này cơ bản có nguồn gốc từ nông thôn, mang nặng tâm lý,ý thức, lối sống của người nông dân; không được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mộtcách cơ bản; chưa được giáo dục một cách đầy đủ về ý thức chính trị, ý thức giai cấp;mục đích đơn giản của họ là có việc làm, có thu nhập, ý thức làm thuê kiếm sống là

Trang 8

chính Thu nhập của đội ngũ công nhân này rất thấp, đời sống vật chất và tinh thần vôcùng khó khăn, nhất là về nhà ở, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, văn hóa

Để giai cấp công nhân Việt Nam phát triển và trưởng thành, ngày càng xứng đánglà lực lượng quan trọng nhất để xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và chếđộ xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần sớm có một chiến lược quốc gia tổng thể, đồng bộxây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam trong thời gian tới Chúng tôixin đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:

1 Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội một cách hài hòa Vừa tăng trưởng

kinh tế với tốc độ cao, ổn định vừa bảo đảm phát triển văn hóa - xã hội hài hòa, lànhmạnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động, đặcbiệt là giai cấp công nhân; giữ vững ổn định chính trị; bảo đảm an ninh quốc phòng,trật tự an toàn xã hội Một xã hội ổn định, phát triển toàn diện và hài hòa không chỉ làmôi trường thuận lợi cho sự phát triển của giai cấp công nhân mà còn của mọi ngườidân trong xã hội

2 Tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Quy

hoạch nền kinh tế, vùng kinh tế, khu vực kinh tế, cấu trúc lại nền kinh tế phù hợp vớisự phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích các tập thể cá nhân pháttriển sản xuất - kinh doanh, chủ động và tích cực tham gia vào thị trường lao độngquốc tế, phát triển cảng biển, hệ thống đường giao thông thủy, bộ, đường sắt, hàngkhông, xây dựng những khu công nghiệp, khu chế xuất mới Đây sẽ là quá trình pháttriển kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại; đồng thời, hướng tới việc tạo ra mộtthị trường lao động công nghiệp mới, thu hút nhiều lao động với phong phú về ngànhnghề, đa dạng về chủng loại Quá trình này sẽ phát triển giai cấp công nhân không chỉvề số lượng mà cả chất lượng

3 Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục để nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trívà sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Xuất phát từ thực trạng đời sống của

người công nhân còn nhiều khó khăn, nên trong quan niệm của xã hội hiện nay, hìnhảnh người công nhân chưa phải là hình ảnh được đề cao Trong điều kiện như thế, đểgiai cấp công nhân có điều kiện khẳng định được vai trò, vị trí của mình cũng nhưhoàn thành được sứ mệnh lịch sử cao quý của mình cần có một chiến dịch tuyêntruyền, vận động rộng khắp trong xã hội nhằm đề cao, tôn vinh người công nhân, saocho cả xã hội nhận thức được vai trò và vị trí quan trọng của giai cấp công nhân trongsự nghiệp phát triển kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; đồngthời, cũng là nhân tố quyết định xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.

4 Cải cách triệt để hệ thống giáo dục và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và

tay nghề cho giai cấp công nhân Đây là một vấn đề sống còn đối với người công

nhân và việc phát triển giai cấp công nhân trong tình hình mới Đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinhtế đang tạo ra một nhu cầu mới về nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng Đặcthù của kinh tế thị trường là tính cạnh tranh cao, lao động và việc làm cũng khôngngoài tình trạng đó Sự cạnh tranh trong sử dụng lao động đòi hỏi lực lượng lao độngcần được đào tạo một cách chuyên nghiệp và cơ bản Do đó, chất lượng lao động,

Trang 9

nguồn nhân lực mới là nhân tố quyết định cho sự phát triển và tăng trưởng cao Đốivới người lao động, khi tham gia thị trường lao động nếu chưa được đào tạo cơ bản,đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động, thì rất khó tìm được việc làm, vànếu có, thì cũng thường là việc làm không ổn định, lao động giản đơn, nặng nhọc vàthu nhập thấp Tính cạnh tranh cao cùng với sự sôi động của thị trường lao động đòihỏi Nhà nước cần có một chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vừa đôngđảo, có chất lượng cao vừa phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng kịp thời và lâu dài nhucầu nguồn lực con người cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập kinh tế quốc tế.

5 Thiết thực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân.

Trong xã hội hiện nay, cùng với nông dân, giai cấp công nhân là những người nghèotrong xã hội Đời sống vật chất và tinh thần của người công nhân lao động còn nghèonàn Đây là một nghịch lý rất đáng suy nghĩ Giai cấp tiên tiến, ưu tú, nắm quyền lãnhđạo xã hội mà lại nghèo Vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước cần cấp thiết có một chiến lượcthiết thực chăm lo đời sống người công nhân, nhất là đội ngũ công nhân trẻ mới vàonghề, tập trung đông ở các khu công nghiệp, khu chế xuất Trong đó, trước hết, là cácchính sách mới về việc làm, nhà ở và tiền lương Có như thế, giai cấp công nhân mớithoát khỏi những bức bách của đời sống, có điều kiện học tập, rèn luyện nâng cao taynghề và ý thức xã hội Chỉ khi đó, đội ngũ công nhân trẻ này mới gắn bó sâu sắc vớisự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước, có ý thức giai cấp, có lý tưởng xã hội chủnghĩa.

6 Xây dựng giai cấp công nhân gắn liền với cuộc vận động thực hiện Quychế Dân chủ ở cơ sở và chống tham nhũng Xây dựng và phát triển giai cấp công

nhân phải được thực hiện trong một môi trường kinh tế - xã hội mà mỗi người côngnhân luôn có điều kiện phát huy năng lực của mình và được thụ hưởng thành quả laođộng do chính mình làm ra Muốn thế, cần thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế Dân chủtrong các loại hình doanh nghiệp khác nhau Một khi người công nhân được tôntrọng, được thực sự góp phần vào quá trình phát triển doanh nghiệp thì sẽ tạo ra mộtđộng lực mạnh mẽ thúc đẩy cán bộ, công nhân yên tâm và hăng say làm việc, sángtạo mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và bản thân

Cùng với thực hiện nghiêm túc Quy chế Dân chủ trong các doanh nghiệp, đấutranh chống tham nhũng cũng là một vấn đề gây bức xúc trong không ít các doanhnghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần Tham nhũng đangtạo ra khoảng cách giàu - nghèo giữa công nhân, viên chức và người lãnh đạo doanhnghiệp, gây nên sự bất bình trong dự luận công nhân, mất đoàn kết nội bộ, mâu thuẫntrong doanh nghiệp Nếu không kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng sẽ dễ dẫn tớitình trạng bất ổn, làm sản xuất đình đốn Kiên quyết đấu tranh loại trừ tệ tham nhũngra khỏi các doanh nghiệp đó là một việc làm vừa có ý nghĩa phát triển sản xuất, kinhdoanh vừa có ý nghĩa bảo vệ cán bộ và công nhân không bị rơi vào trạng thái mâuthuẫn trên Đó chính là một con đường thiết thực góp phần xây dựng và phát triểngiai cấp công nhân trong các doanh nghiệp.

7 Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xãhội trong các doanh nghiệp; đồng thời, đổi mới hoạt động của các tổ chức chính

Trang 10

trị - xã hội trong các doanh nghiệp phù hợp với tình hình mới Đổi mới sự lãnh

đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp được đềcập ở đây là trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa Trongquá trình chuyển đổi vừa qua, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với doanh nghiệpcũng như đối với các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp còn lúng túng,có nhiều bất cập Chính vì vậy, vị thế, vai trò của Đảng trong các doanh nghiệp nhấtlà các doanh nghiệp đã cổ phần hóa khá mờ nhạt Các tổ chức chính trị - xã hội trongnhiều doanh nghiệp hầu như rất lúng túng trong phương hướng hoạt động, khônghoạt động hoặc hoạt động chỉ mang tính hình thức

Vấn đề đặt ra là, Đảng cần có phương thức lãnh đạo mới, một cơ chế mới để vừathể hiện được vai trò lãnh đạo của mình vừa thúc đẩy sự hoạt động một cách có hiệuquả của các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp Trong đó, đặc biệt tạolập mối quan hệ mới giữa Đảng và tổ chức công đoàn, từng bước góp phần đưa Côngđoàn trở thành một tổ chức hùng mạnh, thực sự xứng đáng là tổ chức hoạt động vìquyền lợi chính đáng của toàn thể công nhân, lao động Sự lãnh đạo sát sao của Đảngđối với tổ chức công đoàn sẽ là một sức mạnh mới thiết thực góp phần bảo vệ, chămsóc và phát triển giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhậpkinh tế quốc tế Bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân cũng là một cách xâydựng và phát triển giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay.

Tạp chí cộng sản, số 144 /2007.Tạp chí cộng sản, số 143 /2007.

TƯ TƯỞNG CỦA CÁC MÁC VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤPCÔNG NHÂN VÀ THỜI ĐẠI NGÀY NAY

TS Nguyễn An Ninh

Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

(ĐCSVN)-Các Mác sinh ngày 5 - 5 - 1818, năm nay,

2007 là kỷ niệm lần thứ 189 ngày sinh của vị lãnh tụ vĩđạicủa phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ngườidành trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng GCCN,nhân dân lao động Cùng với phương pháp duy vật lịchsửvà học thuyết về giá trị thặng dư, học thuyết về sứmệnh lịch sử toàn thế giới của GCCN là một trong bacống hiến vĩ đại của C.Mác Từ đây, GCCN thế giới cóđược “vũ khí lý luận” sắc bén trong cuộc đấu tranh đểtựgiải phóng và lý luận chỉ đạo quá trình xây dựng xây

dựng xã hội XHCN và CSCN

Sứ mệnh lịch sử thế giới của GCCN là một tất yếu khách quan bắt nguồn từ chính

thực tiễn sản xuất hiện đại, từ nhu cầu phát triển theo xu hướng xã hội hóa của lựclượng sản xuất (LLSX) mà sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiệnđại là biểu hiện tập trung nhất Sứ mệnh đó còn bắt nguồn từ địa vị kinh tế - xã hội

Các Mác

Trang 11

của GCCN, một giai cấp “là sản phẩm của đại công nghiệp”, trực tiếp sản xuất củacải vật chất cho xã hội, người đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, cho xu thếxã hội hóa sản xuất Chính sự phát triển của CNTB, đến một ngưỡng nhất định, làmrõ mâu thuẫn cơ bản giữa LLSX xã hội cao với QHSX tư nhân TBCN Sở hữu tưnhân TBCN ngày đối lập với xu hướng xã hội hóa Nó kìm hãm tiến bộ xã hội thôngqua việc duy trì chế độ bóc lột giá trị thặng dư và áp bức, bất công xã hội Phát triểnlực lượng sản xuất hiện đại bằng cách xóa bỏ QHSX tư nhân TBCN, tạo ra mộtQHSX mới mang tính xã hội hóa và giải phóng GCCN - “LLSX hàng đầu của toànthể nhân loại” là quy luật của lịch sử và cũng là nội dung cơ bản nhất của sứ mệnhnày

Trong tư tưởng của Mác, tất yếu khách quan ấy được thể hiện và thực hiện thôngqua quá trình phát triển về chính trị, tư tưởng và tổ chức của GCCN để trở thành mộtgiai cấp tự giác Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân, sựtrưởng thành của đảng Cộng sản và sự xác lập nhà nước của GCCN chính là nhữngbiểu hiện tập trung của tính tự giác ấy Từ đó, quá trình thực hiện sứ mệnh là quátrình cách mạng XHCN Nội dung của nó bao gồm: cách mạng trên lĩnh vực chính trịđể phá hủy nhà nước của GCTS, thiết lập nhà nước của GCCN, nền dân chủ XHCNtừ đó tiến hành cách mạng trên lĩnh vực kinh tế, thông qua việc cải tạo QHSX cũ, xáclập QHSX công hữu để đáp ứng nhu cầu phát triển của LLSX và xây dựng cơ sở vậtchất cho CNXH; cùng với đó là cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng để xác lập vị tríchủ đạo của hệ tư tưởng GCCN, tiếp thu những giá trị của truyền thống, văn minhnhân loại và dần khắc phục những tàn dư tư tưởng của xã hội cũ Đó là quá trìnhcách mạng toàn diện, triệt để, khó khăn, phức tạp và lâu dài

Ngày nay, do tính quy định của sản xuất hiện đại, GCCN có một số biểu hiệnmới: trình độ văn hóa - tay nghề cao hơn; một số công nhân đã có cả tư liệu sản xuất,cổ phiếu, đời sống một bộ phận được cải thiện v.v Song, những biểu hiện đó khônglàm thay đổi địa vị cơ bản của công nhân trong CNTB Họ vẫn đang là lực lượng chủyếu làm ra của cải cho xã hội và lợi nhuận cho các nhà tư bản; là lực lượng đối lậptrực tiếp với GCTS, bị bóc lột nhiều nhất và khoảng cách về mức thu nhập giữa họvới giới chủ ngày càng lớn Công nhân trong các nước tư bản phát triển được trí tuệhóa, lao động bớt nặng nhọc hơn, có chút ít cổ phần trong doanh nghiệp thì họ càngbị ràng buộc chặt chẽ hơn vào guồng máy sản xuất của tư bản, càng bị bóc lột nặngnề và tinh vi hơn Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tỷ suất bóc lột giá trị thặngdư trung bình ở thế kỷ XIX là 20, thì hiện nay là 300, cá biệt có nơi, như tập đoànMicrosoft tỷ suất này lên tới 5000 Từ một chiều cạnh khác, hiện nay sự tăng lênlượng tri thức khoa học và văn hóa của công nhân lại cũng là một tiền đề quan trọngđể giúp họ nhận thức và cải tạo xã hội Họ đang phê phán CNTB và đến với CNXHnhư đến với cái đúng và do sự thôi thúc của lý trí chứ không chỉ do nghèo đói Với trithức và khả năng làm chủ công nghệ cao, với năng lực sáng tạo và ý thức về sứmệnh, GCCN hiện đại đang có thêm điều kiện để tự giải phóng

Nhờ có những điều chỉnh lớn và tận dụng được thành tựu của cách mạng khoahọc và công nghệ, đặc biệt là qua toàn cầu hóa kinh tế, CNTB đang còn khả năng tiếptục kéo dài sự tồn tại nhưng không thể tránh được “định mệnh” mà Mác đã vạch ra từ

Trang 12

sứ mệnh lịch sử thế giới của GCCN Quá trình toàn cầu hoá kinh tế hiện nay là biểuhiện tập trung của xu thế xã hội hóa LLSX và cũng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn cơbản trong lòng CNTB Nó khai triển mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuấtTBCN đến mọi ngõ ngách của thế giới qua những biểu hiện xã hội đa dạng Đó làmâu thuẫn giữa GCCN hiện đại đang bị CNTB toàn cầu bóc lột giá trị thặng dư vớimột GCTS “ngày càng trở nên là giai cấp thừa” trong sản xuất và phản động về chínhtrị; Đó là mâu thuẫn giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, hay“phương Bắc và phương Nam”, giữa “trung tâm và ngoại vi” ; là mâu thuẫn của lợiích từng quốc gia - dân tộc với lợi ích của các tập đoàn tư bản; giữa những nước pháttriển và đang phát triển; giữa chủ quyền quốc gia - dân tộc với xu thế đồng hóa cưỡngbức; giữa văn hoá dân tộc với cuộc xâm lăng bằng tư tưởng, lối sống của những nướcđế quốc trong môi trường toàn cầu đang vận hành theo những cơ chế bất bình đẳng;Đó còn là mâu thuẫn giữa các nước tư bản xung quanh việc tranh giành vị trí, thế lựcvà ảnh hưởng thông qua việc chiếm lĩnh ưu thế về KH&CN, những nguồn tàinguyên

Nhìn chung từ thực tiễn hiện đại, nhu cầu có một toàn cầu hóa với chất lượng mớiđang hiện rõ Và, mầm mống của một phương thức sản xuất mới cũng đang lớn dần,chủ yếu là theo cách này Sứ mệnh lịch sử thế giới của GCCN mang bản chất quốc tếvà không hề xa lạ với những hiện tượng quốc tế phản ánh tiến bộ xã hội Chủ động,tích cực hội nhập quá trình toàn cầu hóa kinh tế; tận dụng những thời cơ, tranh thủngoại lực từ quá trình toàn cầu hoá hiện nay và làm biến đổi nó theo hướng tích cựclà một tiến trình hợp quy luật và là con đường để thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giớicủa GCCN

Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức và giữ vững định hướng XHCN lànội dung cơ bản của sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam hiện nay Sứ mệnh của

GCCN Việt Nam là giải phóng dân tộc và phát triển đất nước theo định hướngXHCN; qua đó giải phóng giai cấp, giải phóng người lao động, xây dựng một “xã hộidân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” Hiện nay, để sớm đưa đấtnước khỏi tình kém phát triển, nội dung trọng tâm là đẩy mạnh CNH, HĐH gắn vớikinh tế tri thức và giữ vững định hướng XHCN

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định đẩy mạnh CNH, HĐH hiện naylà “Rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọngcủa nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Theo đó phát triển GCCN nước tacả về số lượng và chất lượng, và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị,trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đổimới Phát triển GCCN cũng chính là phát triển, hoàn thiện chủ thể của sứ mệnh lịchsử hiện đại - cơ sở xã hội quan trọng nhất bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng, khốiđại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

Sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam cũng chỉ có thể thực hiện thắng lợi khiquyền lãnh đạo cách mạng của GCCN, thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sảnViệt Nam, được giữ vững và không ngừng tăng cường; Nhà nước XHCN và chế độ

Trang 13

dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân lao động nước ta không ngừng đượchoàn thiện và phát triển

Kỷ niệm ngày sinh của Các Mác vĩ đại, GCCN cùng toàn Đảng, toàn dân ta tiếptục thực hiện lý tưởng cao đẹp của Người, xây dựng thành công CNXH ở Việt Namvà góp phần xứng đáng vào quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới củaGCCN./

Website báo Đảng cộng sản ngày 5/5/2007

XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦUTHỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Đặng Ngọc TùngỦy viên BCHTƯ Đảng

Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

Giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ biến đổi và pháttriển Từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, GCCN Việt Nam trở thành giai cấplãnh đạo cách mạng, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa sựnghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc đến thắng lợi hoàn toàn; và ngàynay đang giành được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới vì mục tiêudân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Cùng với quá trình đi lêncủa đất nước, GCCN Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chấtlượng và cơ cấu.

Hiện nay, đội ngũ công nhân, viên chức và lao động trong các loại hình doanhnghiệp và cơ sở kinh tế ở nước ta có khoảng 11,3 triệu người, chiếm 13,5% dân số và26,4% lực lượng lao động xã hội Nhìn chung, tuổi đời của công nhân, lao động(CNLĐ) tương đối trẻ: từ 18 đến 30 chiếm 36,4%; còn trong các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, tuổi dưới 25 chiếm tới 43,2% Trình độ học vấn, chuyên mônnghề nghiệp của CNLĐ những năm gần đây được nâng lên đáng kể (năm 1985, trìnhđộ trung học phổ thông là 43%; hiện nay là 69,3%); tỷ lệ công nhân được đào tạonghề cũng tăng lên GCCN Việt Nam có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, cácngành nghề và là một lực lượng sản xuất cơ bản, chủ yếu; có vai trò đặc biệt quantrọng đối với nền kinh tế quốc dân GCCN Việt Nam luôn giữ vững bản chất cáchmạng, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, khắc phục khó khăn, đưa sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước đi lên Đa số họ là những ngườicó khả năng thích ứng với cơ chế mới, tiếp cận nhanh khoa học, công nghệ hiện đại;năng động, sáng tạo, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại giá trị kinh tế cao.Trong công cuộc đổi mới, CNLĐ nước ta đã đề xuất nhiều vấn đề quan trọng, để trêncơ sở đó Đảng, Nhà nước có các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phát triểnsản xuất, giữ vững ổn định chính trị, xã hội của đất nước Có thể khẳng định rằng,GCCN Việt Nam luôn luôn là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước, chế độXHCN; là lực lượng nòng cốt trong khối liên minh công – nông – trí, nền tảng củakhối đại đoàn kết toàn dân tộc; vừa là lực lượng tích cực, đi đầu trong công cuộc đổimới, vừa là lực lượng kiên quyết trên mặt trận đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng,

Trang 14

lãng phí, đặc quyền, đặc lợi và các hiện tượng tiêu cực khác GCCN Việt Nam cũnglà lực lượng tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế vớiGCCN, nhân dân lao động trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, GCCN Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế Trình độ văn hóa,chuyên môn, khả năng nghề nghiệp, kiến thức quản lý kinh tế chưa đáp ứng với yêucầu của đất nước thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế(HNKTQT) Sự mất cân đối trong cơ cấu lao động - kỹ thuật đang diễn ra phổ biến;biểu hiện rõ nhất là tình trạng thừa lao động giản đơn, thiếu lao động có trình độchuyên môn cao Điều đáng báo động là, ý thức học tập nâng cao trình độ chuyênmôn, nghề nghiệp của cả công nhân và cán bộ khoa học-kỹ thuật nước ta nhìn chungkhông cao; CNLĐ chưa ý thức đầy đủ yêu cầu của cạnh tranh quốc tế để có giải pháptích cực, chủ động hội nhập; lòng say mê nghề nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật, tácphong công nghiệp, vai trò làm chủ còn hạn chế

Hiện nay, chúng ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược (xây dựng và bảo vệ Tổquốc) trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày càng diễn ra sâu rộng; khoa học-kỹthuật phát triển mạnh mẽ và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; nước ta đã là mộtthành viên của WTO; Điều đó tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấuGCCN trong các ngành nghề và khu vực kinh tế Cùng với đó, cơ chế thị trường vàsự cạnh tranh giữa trong với ngoài nước diễn ra ngày càng gay gắt; sự tác động củakinh tế thị trường đang tạo nên tính đa dạng trong cơ cấu kinh tế và phức tạp trong cơcấu GCCN Sự phân hóa giầu nghèo trong GCCN cũng diễn ra ngày một sâu sắc;quan hệ lao động cũng đang có những diễn biến phức tạp; một số chính sách liênquan đến quyền lợi của CNLĐ còn bị vi phạm, nhưng chưa được kiểm tra thườngxuyên và có biện pháp xử lý nghiêm khắc, kịp thời

Ngày nay, tiếp tục chăm lo xây dựng, phát huy vai trò của GCCN Việt Nam, phùhợp với tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và HNKTQT là vấn đề sống còncủa cách mạng, của chế độ XHCN ở nước ta Cần nhận thức đúng rằng, đầu tư xâydựng GCCN là đầu tư chiến lược, đầu tư trực tiếp cho phát triển, để củng cố và tăngcường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội

Trước hết, cần quán triệt sâu sắc quan điểm coi xây dựng GCCN là nhiệm vụ tấtyếu, mang tính chiến lược; gắn liền với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị của dân,

do dân, vì dân; với thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, đốingoại và với từng bước đi của quá trình CNH, HĐH đất nước Xây dựng, phát huyvai trò của GCCN phải được thực hiện thông qua đường lối của Đảng; được thể chếbằng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đồng bộ của Nhà nước; bằng các biệnpháp kinh tế, chính trị, tư tưởng và tổ chức Trước mắt, Đảng cần tập trung lãnh đạo,sớm hoạch định chiến lược quốc gia về xây dựng, phát triển GCCN hiện đại, làm cơsở để Nhà nước ban hành các văn bản luật pháp, xây dựng các cơ chế, chính sách phùhợp, tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện Vấn đề có ý nghĩa then chốthiện nay là, phải không ngừng tăng cường bản chất GCCN của Đảng, thường xuyêncủng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; làm cho Đảng ta có sự phát triển vượtbậc về trí tuệ, năng lực, có trình độ lý luận, tư duy khoa học và bản lĩnh chính trị cao,ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trang 15

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chính trị, trìnhđộ giác ngộ giai cấp, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường choGCCN Nội dung tuyên truyền, giáo dục cần tập trung làm cho GCCN nắm vững thực

chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nângcao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước; nâng cao kiến thức văn hóa và tạo điều kiện, cơ hội cho CNLĐ tham gia cáchoạt động văn hóa-xã hội; tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần, tạo động lực đểCNLĐ nỗ lực phấn đấu vươn lên Cùng với quá trình đó, cần tăng cường tuyêntruyền, giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến nhận thức của toàn xã hội đối với yêu cầuCNH, HĐH đất nước trong bối cảnh HNKTQT gắn với việc nâng cao trình độ,chuyên môn, nghiệp vụ của GCCN Qua đó nâng cao giá trị và địa vị của CNLĐ,nhất là CNLĐ có trình độ cao; tạo điều kiện để phát huy tiềm năng trí tuệ, bảo đảmviệc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, xây dựng các giá trị văn hóa laođộng mới, từng bước hình thành phong cách lao động công nghiệp cho GCCN Trongquá trình triển khai công tác này, cần hết sức coi trọng xây dựng nội dung, hình thứctuyên truyền, giáo dục phong phú, sinh động, phù hợp với từng đối tượng trong từngthành phần kinh tế, từng loại hình sản xuất, kinh doanh

Ba là, coi trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo CNLĐ, xây dựngđội ngũ CNLĐ có trình độ tri thức, tay nghề cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu

phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐHđất nước và HNKTQT Kết hợp bồi dưỡng, rèn luyện tay nghề với nâng cao nhậnthức cho đội ngũ CNLĐ về những vấn đề mới của kinh tế thị trường và HNKTQTnhư: cạnh tranh, thị trường lao động, thị trường công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, LuậtLao động, phá sản, bảo hiểm xã hội,v.v Cần phát huy tinh thần trách nhiệm của cả hệthống chính trị và toàn xã hội trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH,HĐH; đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các loại hình đào tạo CNLĐ, kết hợp đàotạo tập trung với không tập trung, đào tạo chính quy với vừa học vừa làm, đào tạo tạicác nhà trường, trung tâm đào tạo với đào tạo trong các doanh nghiệp; đào tạo cơ bảnvới đào tạo lại; một cách phù hợp, hiệu quả, thích ứng với khả năng, điều kiện họctập của CNLĐ

Trang 16

Bốn là, thường xuyên quan tâm xây dựng hệ thống chính sách bảo đảm xã hội vàchính sách khuyến khích xã hội đối với CNLĐ Cần thấy rằng, chính sách xã hội là

đòn bẩy quan trọng của tính tích cực xã hội Do đó, cần rà soát để xóa bỏ những cơchế đã và đang kìm hãm tính tích cực, chủ động, sáng tạo của CNLĐ; đồng thời, tạolập cơ chế mới, đảm bảo giải phóng người lao động về mọi mặt, tạo điều kiện đểCNLĐ phát huy khả năng của mình trong lao động, học tập và cống hiến Chính sáchxã hội trong điều kiện mới cần phải coi trọng đáp ứng các điều kiện thiết yếu chohoạt động của người lao động nói chung, cho GCCN nói riêng; đồng thời, phải thểhiện sự quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của CNLĐ là được trả công tươngxứng với sức lao động mà họ đã bỏ ra; được chăm lo đến điều kiện lao động, điềukiện sống, việc làm ổn định, kể cả sự công bằng xã hội Trước mắt, cần tiếp tục hoànthiện chính sách tiền lương và công tác tổ chức tiền lương trong các loại hình doanhnghiệp, thuộc các thành phần kinh tế, nhằm đảm bảo giá trị tiền lương thực tế và đờisống cho CNLĐ; thực hiện tốt nguyên tắc phân phối theo lao động, hạn chế tối đa sựchênh lệch quá cao về thu nhập của CNLĐ giữa các ngành nghề, các thành phần kinhtế và giữa các bộ phận công nhân ngay trong cùng một doanh nghiệp Cần có quyđịnh ưu đãi với công nhân lành nghề, thợ bậc cao, để khuyến khích đội ngũ CNLĐtích cực phấn đấu vươn lên Nhanh chóng hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tưphát triển nhà ở cho CNLĐ; có chính sách cụ thể hỗ trợ về nhà ở cho những gia đìnhCNLĐ nghèo Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Lao động, bảo hộlao động; xử lý nghiêm những vi phạm quyền lợi đối với người lao động Chú trọngchăm lo, cải thiện điều kiện lao động; phòng, chống có hiệu quả tai nạn lao động vàbệnh nghề nghiệp; xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chính sách chăm sóc sức khỏecông nhân, nhất là với công nhân nữ, công nhân làm việc nặng nhọc, độc hại Khôngngừng phát triển, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh của các cơ sở y tế ngànhnghề

Cùng với chính sách bảo đảm xã hội, Nhà nước cần hết sức quan tâm thực hiệntốt chính sách khuyến khích xã hội đối với CNLĐ, bao gồm chính sách thi đua - khenthưởng, tôn vinh các cá nhân, tập thể xuất sắc, có nhiều cống hiến, nhất là nhữngngười trực tiếp lao động; có cơ chế động viên kịp thời, phù hợp với những CNLĐthực sự có tài, có sáng kiến, phát minh, sáng chế Đảng, Nhà nước cần lãnh đạo vàchỉ đạo các ngành, các cấp kết hợp chặt chẽ, hài hòa chính sách đảm bảo xã hội vớichính sách khuyến khích xã hội, tạo động lực mạnh mẽ, kích thích mọi cá nhân, tậpthể CNLĐ trong các thành phần kinh tế, các ngành nghề cùng thi đua học tập, laođộng.

Năm là, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Côngđoàn trong GCCN, bảo đảm để Công đoàn ngày càng thu hút đông đảo CNLĐ tham

gia với tinh thần tự giác, tích cực, ý thức làm chủ cao Hoạt động của Công đoàn cầnđổi mới theo hướng đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng; hướng mạnh vềcơ sở; lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động; lấy công nhân, viên chức, lao động làm đốitượng vận động; lấy chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của côngnhân, viên chức, lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, xây dựng

(Xem tiếp trang 4)

Trang 17

GCCN lớn mạnh, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển làm mục tiêuhoạt động

Để làm được điều đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức Côngđoàn Từng cấp ủy Đảng phải có trách nhiệm định hướng cho hoạt động của Côngđoàn ở cấp mình, ngành mình, bảo đảm mọi hoạt động của Công đoàn phù hợp vớichủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, góp phần quantrọng vào việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa sự nghiệp đổimới đất nước không ngừng phát triển Cần tập trung nghiên cứu, đề ra những chủtrương, biện pháp đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong tất cả các thành phần kinhtế Công tác cán bộ của Đảng cần ưu tiên tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng những cánbộ trẻ, có năng lực, phẩm chất tốt, xuất thân từ CNLĐ vào các cương vị lãnh đạo, chủtrì các cấp Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm trong thựchiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phát huy vai trò của GCCN và tổchức Công đoàn trong tình hình mới Bản thân tổ chức Công đoàn ở từng cấp phảiđổi mới mạnh mẽ hơn nội dung, phương thức hoạt động; kiên quyết khắc phục tìnhtrạng xơ cứng, trì trệ và hiện tượng “hành chính hóa” trong tổ chức hoạt động củamình Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, để thu hút đông đảoCNLĐ tham gia Công đoàn và hoạt động tích cực, có hiệu quả Các cấp ủy Đảng phảităng cường lãnh đạo, chỉ đạo để Công đoàn thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ củamình trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan; thường xuyên tiếp xúc,lắng nghe ý kiến của Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động, tạo điều kiện đểtổ chức Công đoàn được góp tiếng nói xứng đáng của mình vào việc hoạch địnhđường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và trong quản lý Nhà nước, xã hội

Cần tăng cường chỉ đạo kiểm tra các cấp, các ngành và các doanh nghiệp thuộccác thành phần kinh tế trong việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước đối với GCCN Nhà nước cần chú trọng phối hợp chặtchẽ với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, triển khai có hiệu quả các chương trìnhhoạt động và tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí để Công đoàn hoạt động, góp phầnxây dựng GCCN Việt Nam không ngừng lớn mạnh.

Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 5/2007

Để nâng cao chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

(ĐCSVN) - Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh, đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng,các tổ chức chính quyền nhà nước, các đoàn thể nhân dân và toàn thể nhân dân

1 Giai cấp công nhân: khái niệm, quá trình phát triển

Thuật ngữ “công nhân” xuất hiện lần đầu vào khoảng thế kỷ XVI, khi chủ nghĩatư bản bắt đầu phát triển Trước đó, người ta dùng thuật ngữ “thợ thủ công” Giữathuật ngữ “công nhân” và “vô sản” tuy thống nhất, nhưng không đồng nhất TrungQuốc trước đây gộp cả thành phần “cố nông” vào hàng ngũ “vô sản” Dưới chế độ tưbản, công nhân được hiểu như người lao động làm thuê, người làm công ăn lương,không có tài sản riêng Khi C.Mác và Ph.Ăngghen viết “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”vào cuối năm 1857, đầu năm 1858, các ông đã bắt đầu nâng vị trí người công nhân từ

Trang 18

làm thuê trở thành người làm chủ, và cũng từ đây, giai cấp công nhân bắt đầu xuấthiện ý thức hệ tư tưởng của mình với tư cách là một giai cấp cách mạng

Kể cả dưới chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa, công nhân đều làmột trong những giai cấp cơ bản, lực lượng chủ yếu trong việc sản xuất của cải vậtchất Chỗ khác nhau là, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân có cơ hộicải tạo các quan hệ xã hội, còn dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, thì giai cấp công nhânkhông có cơ hội làm việc đó Một điểm khác nhau nữa về mặt lý thuyết, dưới chủnghĩa xã hội, giai cấp công nhân là giai cấp cầm quyền trong xã hội, còn dưới chủnghĩa tư bản thì không

Công nhân làm thuê xuất hiện vào thế kỷ XVI Trong suốt một thời gian dài, côngnhân chưa phải là giai cấp đã hình thành một cách hoàn chỉnh với tư cách một giaicấp Sự phát sinh, phát triển của giai cấp vô sản công nghiệp, sự chuyển biến của nóthành một giai cấp độc lập được gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp

C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đều nhất quán nhận định giai cấp công nhân làgiai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất trong xã hội Sứ mệnh lịch sử của giai cấpcông nhân đã được các ông vạch ra là thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xãhội; là giai cấp duy nhất có khả năng thủ tiêu mọi hình thức người bóc lột người đểgiải phóng cho mình và giải phóng cho các giai cấp lao động khác; trở thành giai cấpnắm bá quyền lãnh đạo Sở dĩ đánh giá cao giai cấp công nhân, vì các nhà sáng lậpchủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng, đó là giai cấp sản xuất tập trung, có ý thức tổchức, kỷ luật; có trình độ giác ngộ caơ; có tinh thần cách mạng triệt để Khi ĐảngCộng sản tác động lãnh đạo, thì cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân từ tự phát trởthành tự giác

Lịch sử đã diễn ra những thời kỳ huy hoàng của giai cấp công nhân, làm cho tỷtrọng chính trị - xã hội của giai cấp công nhân được tăng lên Số lượng giai cấp côngnhân cũng ngày càng tăng lên tương ứng với sự phát triển của đại công nghiệp Đếngiữa thế kỷ XIX, số lượng công nhân trên toàn thế giới là 10 triệu người Đến đầu thếkỷ XX, số lượng công nhân công nghiệp tại các nước tư bản chủ nghĩa là 30 triệungười Đến cuối những năm 70 thế kỷ XX, toàn thế giới có 600 triệu công nhân, viênchức Đến nay, toàn thế giới có khoảng 950 triệu công nhân, viên chức Giai cấp côngnhân có các tổ chức công đoàn, các tổ chức chính trị và các tổ chức khác của mình.300 triệu công nhân thế giới đã được hợp thành các công đoàn tại các nước riêng lẻ

Sự phát triển của giai cấp công nhân trong lịch sử được chia làm ba giai đoạn: 1)Giai cấp công nhân là một khối người thụ động, bị bóc lột; 2) Giai cấp công nhân vớitư cách là một nhân tố mới trong cuộc đấu tranh kinh tế và xã hội; 3) Giai cấp côngnhân với tư cách là lực lượng xã hội có ý thức, đội tiên phong của những người laođộng và chiến sĩ tích cực đấu tranh để giải phóng toàn thể loài người khỏi bóc lột, ápbức dân tộc và áp bức xã hội

Về tổ chức, trong lịch sử đã có một thời kỳ dài khoảng 70 năm (từ những năm 90thế kỷ XIX đến những năm 60 thế kỷ XX), các đảng cộng sản và đảng công nhân(khoảng 90 đảng) nắm được giai cấp công nhân Từ những năm 60 thế kỷ XX đếnnay, giai cấp công nhân thế giới bị chi phối bởi các đảng cộng sản cầm quyền và cácđảng xã hội dân chủ (dân chủ xã hội) cầm quyền Các tổ chức quần chúng mang tính

Trang 19

chất quốc tế trước đây do Quốc tế Cộng sản nắm, nay các tổ chức này do Quốc tế xãhội nắm và chi phối, cấp kinh phí cho để hoạt động

Về phong trào, từ khi Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra (năm 1917) đến nhữngnăm 80 thế kỷ XX, giai cấp công nhân trưởng thành nhanh trong cuộc đấu tranh giaicấp và đấu tranh dân tộc, nhiều lúc đã vươn lên thành cao trào Từ những năm 80, 90thế kỷ XX đến nay, do sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở châuÂu, chủ nghĩa xã hội khoa học bước vào thoái trào, cho nên phong trào công nhân thếgiới cũng đang ở vào giai đoạn thoái trào Khẩu hiệu “Vô sản thế giới đoàn kết lại”và khẩu hiệu “Vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” đang bị bóc táchra từng mảng riêng rẽ

Phương hướng tiến lên của giai cấp công nhân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉra sau khi Người đi dự Hội nghị 81 đảng cộng sản và công nhân vào năm l960, tạiMátxcơ va, Liên Xô về: “Căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước mình và chú ý đếntình hình quốc tế, các đảng cộng sản cần nắm vững và giương cao ngọn cờ dân tộcdân chủ đấu tranh chống chế độ tư bản, để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân vàcủa quần chúng nhân dân”

2 Giai cấp công nhân Việt Nam trong lịch sử và hiện tại

Năm 1858, quân viễn chinh Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam Từ đấy,Pháp bắt đầu lôi kéo tầng lớp tư sản mại bản vào Việt Nam Khi tầng lớp tư sản mạibản vào Việt Nam, thì những nhóm công nhân Việt Nam riêng lẻ cũng bắt đầu xuấthiện và từng bước trưởng thành với tư cách là một giai cấp

Có hai đặc điểm chung lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam là hầu hết xuấtthân từ nông dân mà ra và giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sảndân tộc Việt Nam “Cha chạy ra Hồng Gai cuốc mỏ/ Anh chạy vào đất đỏ làm phu”.Thời Việt Nam thuộc Pháp, chủ nhà máy, xí nghiệp chia công nhân ra làm hai loại:“công nhân áo xanh” và “công nhân áo nâu” Công nhân áo xanh là công nhân đứngmáy, công nhân áo nâu là công nhân tạp vụ

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào đầu năm 1930, đánh dấu cáimốc về sự chuyển biến về chất trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Namtừ tự phát tiến đến tự giác

Hồ Chí Minh tổng kết: “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhânvà phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vàođầu năm 1930” Ở đây, yếu tố phong trào công nhân và phong trào yêu nước là quantrọng như nhau, không thể tách rời Nếu quá đề cao phong trào công nhân mà xemnhẹ phong trào yêu nước là không thực tế với hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam khitiến hành cách mạng hơn 90% số dân là nông dân Trong lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam đã có giai đoạn nhìn nhận vấn đề giai cấp lên trên vấn đề dân tộc, đặt vấn đề dântộc nằm trong vấn đề giai cấp Đến Hội nghị Trung ương Đảng (tháng 5-1941), bắtđầu có bước rẽ ngoặt trong nhận thức tư tưởng là chuyển từ đấu tranh giai cấp sangđấu tranh dân tộc, cụ thể là đấu tranh để giải phóng dân tộc, đặt vấn đề giai cấp nằmtrong vấn đề dân tộc, muốn giải phóng được giai cấp, trước hết phải giải phóng đượcdân tộc Từ đấy, vấn đề giai cấp được gắn với vấn đề dân tộc, độc lập dân tộc gắn vớichủ nghĩa xã hội, dân tộc gắn với thời đại

Trang 20

Trong lịch sử của mình, giai cấp công nhân Việt Nam đã theo đội tiên phong củamình là Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện thành công cuộc cách mạng dân tộc dânchủ (đến năm 1947 bổ sung thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) tiến lên cáchmạng xã hội chủ nghĩa Những ngày chuẩn bị thành lập Đảng, giai cấp công nhânViệt Nam đã có những cuộc đấu tranh quyết liệt chống thực dân và tư bản nướcngoài, giành quyền lợi chính trị và kinh tế cho giai cấp mình và dân tộc mình Rấtnhiều công nhân chân chính đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh này để cho giai cấpvà dân tộc mình hồi sinh Sự gắn bó giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dântrong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người đãtạo nên sức mạnh của cách mạng

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cứu nước, rất nhiều công nhân đã xungphong tình nguyện vào bộ đội chiến đấu Từ công nhân trở thành quân nhân Nhiềucông binh xưởng do công nhân bộ đội đảm nhiệm đã sản xuất rất nhiều vũ khí cungcấp cho các chiến trường Anh hùng công nhân Ngô Gia Khảm là một trong nhữngngười có nhiều công lao trong việc sản xuất vũ khí giết giặc Hậu phương thi đua vớitiền phương đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi trong công nhân và nôngdân

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giai cấp công nhân Việt Nam ởmiền Bắc và ở miền Nam đã có những cống hiến đặc biệt xuất sắc Nhiều anh hùng,liệt sĩ trong cuộc kháng chiến này xuất thân từ công nhân, trong đó có anh hùng liệt sĩcông nhân Nguyễn Văn Trỗi Hàng chục vạn công nhân miền Bắc đã rời xưởng máycủa mình để vào miền Nam chiến đấu Nhiều cán bộ công đoàn ở miền Bắc đã tìnhnguyện vào miền Nam để gây dựng các tổ chức công đoàn ở miền Nam trong lúccuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra ác liệt

Từ năm 1955 đến năm 1960, miền Bắc bước vào khôi phục và cải tạo kinh tế Từnăm 1960 đến năm 1975, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ quá độ Cácnhà máy, xí nghiệp ở miền Bắc thời kỳ này phần lớn là quốc doanh, tiếp đến là côngtư hợp doanh, một số xưởng sản xuất nhỏ là của tư nhân Giai cấp công nhân miềnBắc thời kỳ này sôi nổi thi đua phấn đấu theo lời kêu gọi của Bác Hồ: “Mỗi ngườilàm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt” Công nhân làm việc tại các cơ sở quốcđoanh và công tư hợp doanh được Đảng và Chính phủ quan tâm khá chu đáo Họđược cấp nhà ở tập thể, được sinh hoạt văn hoá vui tươi Ngày làm việc, tối về học bổtúc văn hoá, nâng cao trình độ Tay nghề được rèn luyện Nhiều công nhân đã cótrình độ bậc 7/7

Giai cấp công nhân Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người, chiếm khoảng 6%dân số Điểm thuận lợi lớn nhất hiện nay của giai cấp công nhân Việt Nam là cóĐảng Cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam lãnhđạo Đảng cầm quyền là điều kiện thuận lợi cho giai cấp công nhân Việt Nam pháttriển Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giai cấp côngnhân Việt Nam có bước phát triển mới Cùng với việc thành lập các khu công nghiệp,khu chế xuất, mỗi năm hàng trăm doanh nghiệp ra đời, số lượng công nhân tăngnhanh So với công nhân làm việc trong các doanh nghiệp cổ phần hoá và tư nhântheo chế độ hợp đồng, thì đời sống vật chất và tinh thần, nhìn chung kém hơn so với

Trang 21

công nhân làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh theo chế độ biên chế Trongsản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, của các ngành kinh tế khác nhau diễn rasự phân tầng của nhiều loại trình độ công nghệ Tương ứng với các loại trình độ côngnghệ là trình độ kiến thức, tay nghề, mức thu nhập, tâm lý, tình cảm khác nhau củacông nhân dẫn đến phân hoá ngay trong cùng một doanh nghiệp Luật pháp, chínhsách, cơ chế liên quan đến đời sống, việc làm của công nhân lại chưa theo kịp vớitình hình Công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước (trước đây gọi là doanhnghiệp quốc doanh) giảm mạnh do tiến trình cổ phần hoá

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mớitoàn diện (năm 1986), số lượng doanh nghiệp là 14 nghìn xí nghiệp, công ty với trên3 triệu công nhân Đến năm 2001, chỉ còn 5.231 doanh nghiệp với 1,85 triệu côngnhân Đến năm 2002, cả nước có 900 doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá.Đến cuối tháng 6 - 2005 có 2.384 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá Như vậy,số công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước, sau khi cổ phần hoá, đã được chuyểnsang các doanh nghiệp cổ phần hoá, làm cho số công nhân ngoài khu vực kinh tế nhànước tăng đáng kể Trước năm 1986 và những năm đầu đổi mới, khu vực kinh tế nhànước gần như rơi vào tình trạng ngưng trệ, nhưng từ năm 1991 đến nay, đã phát triểnkhá nhanh Đến năm 2002, có xấp xỉ 50 nghìn doanh nghiệp ngoài nhà nước với 1,4triệu công nhân Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngoài nhà nước chủ yếu là doanhnghiệp nhỏ, chỉ có một số rất ít có quy mô sử dụng lao động từ 500 đến l.000 côngnhân Công nhân khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gồm khoảng 600 nghìnlao động làm việc trong hơn 2 nghìn doanh nghiệp (có 466 nghìn công nhân làm việctrong 1.337 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) Công nhân Việt Nam lao động ởnước ngoài tính đến nay có khoảng 450 nghìn người Công nhân trong các doanhnghiệp ngoài nhà nước (có sách, báo viết là doanh nghiệp dân doanh) nhìn chung trẻ,xuất thân từ nông dân, tay nghề thấp, chưa được đào tạo cơ bản, chưa được giác ngộchính trị Tiền lương thấp, thậm chí trong doanh nghiệp dân doanh không có thanglương, bảng lương theo quy định của luật pháp

Từ ngày đất nước bước vào thực hiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp quốcdoanh đang đi dần vào cổ phần hoá Rất nhiều doanh nghiệp tư nhân (gọi là dândoanh) trong và ngoài nước mọc lên Công nhân ở những doanh nghiệp này, trên thựctế, trở thành người làm thuê, làm công ăn lương Chủ doanh nghiệp, trên thực tế, họlà nhà tư bản Chỗ khác nhau giữa chủ xí nghiệp, nhà máy của những năm 30 – 40thế kỷ XX với chủ doanh nghiệp hiện nay là chủ xí nghiệp, nhà máy của những năm30 - 40 thế kỷ XX ở Việt Nam 1à sống dưới chế độ thực dân, đế quốc phong kiến,còn chủ doanh nghiệp hiện nay là sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Công nhân làmviệc theo chế độ hợp đồng Ngoài đồng lương ra, hầu như không có các khoản phúclợi nào khác đáng kể Ngay như nhà ở tập thể của công nhân, chủ doanh nghiệp cũngkhông giải quyết được Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố lớn, các khu côngnghiệp tập trung chưa xây dựng nhà ở lưu trú cho công nhân Cả nước hiện có 131khu công nghiệp, khu chế xuất với 900 nghìn công nhân, nhưng chỉ có 2% số côngnhân được thuê nhà ở do doanh nghiệp xây dựng Đồng lương rẻ mạt, điều kiện ăn, ởkhông có, sinh hoạt văn hoá, tinh thần nghèo nàn đã dẫn đến sự bần cùng hoá công

Trang 22

nhân trong hoàn cảnh mới Rất nhiều nữ công nhân ở nông thôn vào các doanhnghiệp cổ phần hoá và tư nhân, ban ngày đi làm việc, ban đêm cũng đi “làm việc” đểkiếm thêm đồng lương mà chị em gọi đó là “lương phụ” Gọi là “lương phụ”, nhưngnhiều khi thu nhập lại cao hơn lương chính

Ở lại nông thôn không có việc làm, vào doanh nghiệp, đồng lương chết đói, biếtthế, nhưng vẫn phải làm thế, vì nếu không làm, thì biết đi đâu, về đâu và làm gì?Trong bối cảnh như vậy, công nhân làm việc trong các doanh nghiệp cổ phần hoá vàtư nhân đều không có điều kiện trở thành cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộchuyên môn Có người nói rằng, tình cảnh của công nhân Việt Nam hiện nay khônghơn gì tình cảnh công nhân Anh hồi thế kỷ XIX mà Ph.Ăngghen đã mô tả trong tácphẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”

Tình hình trên đã dẫn đến những cuộc đình công của công nhân đang có nhữngdiễn biến phức tạp Đến nay, cả nước đã xảy ra trên 1.370 vụ đình công Riêng năm2006, xảy ra 390 vụ và từ đầu năm 2007 đến nay là gần 70 vụ

4 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giai cấp công nhân Việt Namthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Theo một số thống kê, đến năm 2010, giai cấp công nhân Việt Nam có thể sẽ cókhoảng từ 15 đến 16 triệu người Con số dự báo này có phần hơi cao khi chúng tanhìn vào các cơ sở đào tạo ngành, nghề hiện nay ở Việt Nam hiện rất ít và chất lượngđào tạo thấp

Để nâng cao chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta phải làm gì?

- Đảng phải hết sức quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giai cấp công nhân trong tiến trìnhđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng phải có nghị quyết mới vềgiai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Nghị quyết này phải đánh giá đúng thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay,từ đó mà có những giải pháp cụ thể xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam phát triểnmạnh cả về số lượng và chất lượng; có uy tín chính trị với dân tộc Việt Nam, nhândân Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước Làm thế nào để nhân dân Việt Nam,nhất là đối với lớp trẻ, có quyền tự hào về giai cấp công nhân của mình, một giai cấpcó truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường và xây dựng đất nước kiên cường.Đảng phải có kế hoạch tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảngviên trong các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Đảng phải có chương trình, kế hoạch cụ thể đào tạo đội ngũ cán bộ, trước hết là cánbộ công đoàn trong giai cấp công nhân Định kỳ, các cấp lãnh đạo đảng, chính quyềnđịa phương, công đoàn tiếp xúc với công nhân, giải quyết những vấn đề bức xúc củacông nhân Đảng phải thấy rằng, với hiện trạng tỷ lệ lao động có trình độ cao hiệncòn rất thấp, lao động chưa qua đào tạo còn nhiều, giai cấp công nhân rất khó đápứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, do đó, đòihỏi Đảng phải đổi mới căn bản chiến lược và chính sách đạo tạo nguồn nhân lực chođất nước, trước hết là đào tạo giai cấp công nhân

Phấn đấu trong một thời gian gần, tất cả các doanh nghiệp quốc doanh, cổ phầnhoá, tư doanh (kể cả các doanh nghiệp của người nước ngoài) đều phải tổ chức công

Trang 23

đoàn, công nhân lấy đó làm đoàn thể hoạt động và đây cũng là nơi gửi gắm tư tưởng,tình cảm của mình đối với Đảng, Nhà nước, đoàn thể và nhân dân

- Đối với Nhà nước phải có chính sách nhà ở, tiền lương, thực hiện ký kết thoảước lao động tập thể, hợp đồng lao động, thiết chế văn hoá trong tất cả các doanhnghiệp để bảo vệ lợi ích chính đáng cho công nhân, ít nhất cũng phải giải quyết chocông nhân những quyền lợi cơ bản như vấn đề ăn, ở, sinh hoạt văn hoá, tinh thần,bằng phương tiện công để đi làm việc

Nhà nước nên có sự tính toán cẩn trọng trong việc cổ phần hoá các doanh nghiệpnhà nước, đừng nên biến các doanh nghiệp này, tài sản và vốn có của nhà nước, bỗngdưng biến thành của một nhóm người tư nhân, trong đó có cả cán bộ nhà nước LiênXô trước đây, khi tổng kết về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1941 - 1945) rút ra kinhnghiệm là trong chiến tranh nếu không có các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh giúpsức, thì cuộc chiến tranh rất khó kết thúc, vì không đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đểphục vụ cho chiến tranh và tiến hành chiến tranh Thời bình, kinh tế phát triển có thểdựa vào tất cả các thành phần kinh tế, nhưng thời chiến, kinh tế của đất nước lại phảidựa vào các cơ sở quốc doanh là chủ yếu

Nhà nước cũng cần đứng ra giải quyết vấn đề phân hoá giàu nghèo ngày càng bộclộ rõ và phức tạp trong giai cấp công nhân Hiện nay, những người có cổ phần hoátrong nhà máy, bỗng dưng trở thành “công nhân quý tộc”, còn những công nhânkhông có cổ phần hoá, vẫn chỉ là công nhân làm thuê, gây nên mâu thuẫn mới trongnội bộ giai cấp công nhân

- Đối với bản thân đội ngũ công nhân Việt Nam phải biết phát huy truyền thống,chủ nghĩa yêu nước của người công nhân phải được nâng lên trong hoàn cảnh mới;phải học tập, rèn luyện, tự ý thức vươn lên nắm lấy đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật,công nghệ Khi công nhân đã chiếm được đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật, côngnghệ, thì anh ta có khả năng làm chủ được nhà máy về mặt kỹ thuật, luôn luôn cósáng kiến, cải tiến kỹ thuât, làm sao cho chủ doanh nghiệp buộc phải tôn trọng anh tavà sử dụng anh ta ở mức tối đa Đối với những công nhân lao động phổ thông, thìphải thể hiện tinh thần làm việc, tính tổ chức, kỷ luật, làm việc có năng suất cao, chấtlượng tốt để cho chủ doanh nghiệp, nhất là chủ doanh nghiệp người nước ngoài, phảiphục công nhân Việt Nam làm việc có ý thức tổ chức kỷ luật, có tay nghề cao, năngsuất cao, chất lượng tốt

Các nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về giai cấp công nhânViệt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tư vấn, thammưu cho Đảng và Nhà nước để có những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển cả về sốlượng và chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, các tổ chức chínhquyền nhà nước, các đoàn thể nhân dân và toàn thể nhân dân

Trang 24

Một số ý kiến về định nghĩa, đặc điểm của giai cấp công nhân việt nam hiệnnay

I Về định nghĩa giai cấp công nhân Việt Nam

Trong các sách báo và tài liệu trong nước những năm gần đây, có nhiều tác giảbàn đến giai cấp công nhân Việt Nam, vai trò và sứ mạng của nó trong sự nghiệp giảiphóng dân tộc và trong công cuộc đổi mới đất nước Tuy nhiên, qua theo dõi các tàiliệu hiện có, chúng tôi cho rằng, có lẽ hiện nay chưa có cách hiểu thống nhất về thếnào là giai cấp công nhân hiện đại và giai cấp công nhân Việt Nam Nếu không xácđịnh được rõ ràng giai cấp công nhân Việt Nam là gì và ai sẽ được đưa vào thànhphần của giai cấp công nhân thì chúng ta sẽ không thể làm rõ được thực trạng vàkhông làm rõ được thực trạng thì không thể đưa ra được các giải pháp để xây dựng vàphát triển giai cấp đó

Để giải quyết vấn đề thế nào là giai cấp công nhân Việt Nam, theo chúng tôi,trước hết, cần trở lại những quan điểm cơ bản của C Mác, Ph Ăngghen và Hồ ChíMinh về giai cấp công nhân, những người đã đặt nền móng cho cách hiểu về giai cấpcông nhân nói chung và giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng Trong những tácphẩm quan trọng của mình, C Mác và Ph Ăngghen đã nêu ra những chỉ dẫn quan

trọng về giai cấp công nhân mà các ông gọi là giai cấp vô sản như:

- Giai cấp vô sản là giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống vào việc phải bán sức laođộng của mình, chứ không phải sống dựa vào lợi nhuận của bất cứ tư bản nào

- Giai cấp vô sản hay là giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động thế

- Giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra

những người sử dụng vũ khí ấy - những công nhân hiện đại, những người vô sản

Chúng ta có thể nhận thấy C Mác và Ph Ăngghen đã có nhiều chỉ dẫn quantrọng về giai cấp công nhân Những điều mà các ông nói về giai cấp công nhân nhưvậy là cơ sở phương pháp luận để xem xét giai cấp công nhân ngày nay

Có thể thấy, C Mác và Ph Ăngghen định nghĩa giai cấp công nhân thông qua 2

khía cạnh cơ bản, đó là: thứ nhất, thông qua nghề nghiệp, thông qua tài sản, v.v vàthứ hai, thông qua địa vị lịch sử và vai trò của giai cấp đó trong hệ thống sản xuất

Theo cách định nghĩa thứ nhất, trong quan niệm của C Mác và Ph Ăngghen,

người công nhân trước hết là người vô sản, là những người lao động, không có tàisản, hoàn toàn chỉ sống dựa vào việc phải bán sức lao động, là những người làm thuêhiện đại, là những người lao động trong nhà máy và không có tư liệu sản xuất Vìkhông có tư liệu sản xuất nên buộc phải đi bán sức lao động và trở thành người làmthuê

Trang 25

Theo cách định nghĩa thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp gắn liền với nền đại

công nghiệp hiện đại và là sản phẩm của nền đại công nghiệp Giai cấp công nhân là

giai cấp thực sự cách mạng, có sứ mạng lịch sử là xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hộimới, v.v

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển những quan điểm của C Mác vàPh Ăngghen về giai cấp công nhân để xây dựng quan niệm về giai cấp công nhânViệt Nam Những quan niệm của Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân Việt Nam cóthể được trình bày một cách vắn tắt trên một số điểm sau đây:

Thứ nhất, trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến, công nhân là những

người lao động làm thuê cho chủ nghĩa tư bản đế quốc, bị bóc lột nặng nề Ngườiviết: “Tất cả những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động mà sống,là công nhân Bất kỳ họ lao động trong công nghệ hay là trong nông nghiệp, bất kỳhọ làm nghề gì cũng đều thuộc về giai cấp công nhân

Chủ chốt của giai cấp ấy là những công nhân ở các xí nghiệp như: nhà máy, hầmmỏ, xe lửa, v.v Những công nhân thủ công nghệ, những người làm thuê ở các cửahàng, những cố nông, v.v., cũng thuộc về giai cấp công nhân Nhưng chỉ công nhâncông nghệ là hoàn toàn đại biểu cho cái đặc tính của giai cấp công nhân” Đây có thểcoi là một trong những định nghĩa của Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân Giai cấpcông nhân, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, là tất cả những người không có tư liệusản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống Khái niệm giai cấp công nhân như vậylà rất rộng, nhưng trong quan niệm của Người, chỉ có giai cấp công nhân côngnghiệp, làm việc trong nhà máy mới đại diện tiêu biểu cho giai cấp công nhân

Thứ hai, sau khi cách mạng giành được chính quyền nhà nước, công nhân không

còn là người làm thuê nữa mà cùng với tầng lớp nhân dân lao động khác trở thànhngười làm chủ nhà nước về mọi mặt, làm chủ cả trong sản xuất lẫn phân phối Ngườiviết: “Công nhân ta chẳng những không còn là người “culi” như dưới chế độ thực dânphong kiến, mà cũng không phải là người vô sản theo nghĩa đen của chữ đó, tức là

không có của cải gì Ngày nay, công nhân ta là người làm chủ tập thể của các xí

nghiệp, là giai cấp lãnh đạo nước nhà”

Thứ ba, công nhân là những người đấu tranh dũng cảm nhất, cách mạng nhất.

Nhờ có lý luận cách mạng soi đường, công nhân đã trở thành lực lượng lãnh đạo cáchmạng Đồng thời, giai cấp công nhân có thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử củamình nhờ có Đảng tiên phong, có liên minh công nông vững chắc, có công đoàn làm

trường học cách mạng của giai cấp Hồ Chí Minh viết: "Đặc tính cách mạng của giai

cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật Lại vì là giai cấptiên tiến nhất trong sản xuất, gánh vác trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc,để xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởngcách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác – Lênin Đồng thời tinh thần đấu tranh của họảnh hưởng và giáo dục tầng lớp khác Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức vàhành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo”

Thứ tư, vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa xã hội

là phải nâng cao năng suất lao động và tham gia quản lý sản xuất, quản lý xã hội, đitiên phong trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa… “Ai xây dựng chủ

Trang 26

nghĩa xã hội? Nói chung là những người lao động trong xã hội gồm công nhân, nôngdân, trí thức cách mạng, v.v., nhưng lực lượng chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã hội làcông nhân”

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự cụ thể hóa thêm quan điểm của C.Mác và Ph Ăngghen về giai cấp công nhân Cách xác định giai cấp công nhân củaHồ Chí Minh hoàn toàn thống nhất với cách xác định giai cấp công nhân của C Mácvà Ph Ăngghen

Theo chúng tôi, để hiểu giai cấp công nhân Việt Nam, cần vận dụng một cáchsáng tạo quan điểm của C Mác, Ph Ăngghen và Hồ Chí Minh cho phù hợp với hoàncảnh của nước ta hiện nay Trong định nghĩa về giai cấp công nhân, cần nêu bật đượcnhững điểm sau:

1 Giai cấp công nhân Việt Nam là những người lao động trực tiếp và gián tiếpsản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm của xã hội Sự tồn tại và phát triển của giai

cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của đại công nghiệp Đó là sản phẩm củađại công nghiệp

2 Trong điều kiện của thế kỷ XIX khi mà nền đại công nghiệp chưa phát triểnnhư ngày nay, khi mà giai cấp công nhân chưa có chính quyền, người công nhân thựcsự là người vô sản làm thuê Còn trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, khi mà giai

cấp công nhân đã có chính quyền và thực sự là giai cấp lãnh đạo đất nước thì cầnphải hiểu người công nhân khác với người vô sản làm thuê Họ không chỉ bao gồm

những người làm thuê mà còn cả những người làm chủ quá trình sản xuất, làm chủ xãhội Thêm vào đó, ngày nay, khái niệm làm thuê cũng có tính tương đối Nhiều ngườicó tư liệu sản xuất nhưng vẫn là người làm thuê Ngay cả các chủ doanh nghiệp vừalà ông chủ trong quan hệ với những người lao động làm thuê cho mình, nhưng lại làngười làm thuê cho các doanh nghiệp và ông chủ khác Khi giai cấp công nhân đãgiành được chính quyền, công nhân không còn là người vô sản nữa mà trở thànhngười hữu sản và trở thành người làm chủ ở các mức độ khác nhau về các quá trìnhsản xuất nói riêng và xã hội nói chung

3 Giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng, có sứ mạng lịch sử là giải phóngkhông chỉ giai cấp công nhân mà còn giải phóng toàn thể nhân dân lao động khỏi ápbức bất công, là lực lượng lãnh đạo xã hội để xây dựng một nước Việt Nam thànhmột nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đây là điều màcác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và Hồ Chí Minh đã dự báo và luậnchứng về sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân Sứ mệnh đó hiện nay vẫn đúng vàđang được thực hiện ở Việt Nam

Từ những điều trình bày trên đây, có thể định nghĩa giai cấp công nhân Việt Nam

như sau: giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp những người lao động, nhữngngười làm công ăn lương, v.v đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp hoặc trongcác lĩnh vực sản xuất bằng phương thức công nghiệp; đó là sản phẩm của nền đạicông nghiệp, đồng thời là sản phẩm của sự nghiệp cách mạng và quá trình đổi mới ởViệt Nam Giai cấp công nhân Việt Nam có sứ mạng lịch sử là giải phóng không chỉgiai cấp công nhân mà còn giải phóng toàn thể nhân dân lao động khỏi áp bức, bất

Trang 27

công, là lực lượng lãnh đạo xã hội để xây dựng một nước Việt Nam thành một nướcdân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Với định nghĩa như vậy, thành phần của giai cấp công nhân Việt Nam rất đôngđảo Nó bao gồm đủ các tầng lớp, từ những người làm thuê đến những người làmviệc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp của nhànước Nhưng đúng như Hồ Chí Minh đã chỉ ra, lực lượng chủ chốt của giai cấp côngnhân là tầng lớp công nhân công nghiệp, những người trực tiếp hoặc gián tiếp sảnxuất ra của cải vật chất của xã hội bằng phương thức công nghiệp

II Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân

1 Khác với thời kỳ trước đổi mới, lúc đó giai cấp công nhân là một tập đoàntương đối thuần nhất, kể từ khi đổi mới đến nay, cùng với chính sách đổi mới kinh tếcủa Đảng và Nhà nước, thành phần của giai cấp công nhân trở nên đa dạng và có sựthay đổi to lớn Nếu như trong thời kỳ trước đổi mới giai cấp công nhân chủ yếu làmviệc trong các nhà máy, xí nghiệp của nhà nước hoặc các hợp tác xã thủ công nghiệpthì từ khi đổi mới đến nay, giai cấp công nhân có đầy đủ các thành phần, bao gồm từnhững người lao động làm thuê không có tư liệu sản xuất đến những người làm trongcác doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, bao gồm cả những người làm trong xínghiệp tư nhân, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lẫn các doanhnghiệp nhà nước Sự đa dạng về thành phần của giai cấp công nhân là một tất yếutrong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Ngay cả những nước côngnghiệp như Nhật Bản và Hàn Quốc, ngoài những người công nhân có trình độ và taynghề cao, làm việc trong các nhà máy có công nghệ hiện đại vẫn cần những lao độngphải dùng nhiều đến chân tay và cơ bắp Chính chính sách nhập khẩu về lao độngnhằm giải quyết sự thiếu hụt về đội ngũ lao động này

Song, quá trình phát triển của đất nước, cái mà chúng ta đáng quan tâm chính làcơ cấu của đội ngũ này Có thể nói rằng, so các nước phát triển thì bộ phận có taynghề cao, có khả năng sử dụng các công nghệ hiện đại trong giai cấp công nhân củata thấp hơn, còn bộ phận lao động chân tay và giản đơn nhiều hơn so với các nướcđó

2 Cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đội ngũ côngnhân ngày càng được trí thức hóa Song, bên cạnh quá trình trí thức hóa công nhân,

theo chúng tôi, còn có quá trình công nhân hóa nông dân, công nhân hóa trí thức Ở

đây, chúng tôi muốn nói tới những người xuất thân từ giai cấp nông dân hoặc tầnglớp trí thức nhưng tự nguyện đi theo giai cấp công nhân, nhập vào đội ngũ của nhữngngười cộng sản Quá trình này đã từng diễn ra từ khi giai cấp công nhân chưa giànhđược chính quyền Nhưng khi giai cấp công nhân đã có chính quyền thì quá trình đódiễn ra một cách mạnh mẽ hơn Cùng với quá trình đô thị hóa, những người nôngdân, những người xuất thân từ nông thôn ngày càng đổ dồn về thành phố kiếm côngăn việc làm Họ trở thành những người làm thuê dưới nhiều dạng khác nhau và trongsố họ nhiều người tham gia vào giai cấp công nhân

Đây là quá trình diễn ra một cách tự phát cùng với quá trình di dân tự do Ngoàiquá trình tự phát đó còn một quá trình diễn ra một cách có kế hoạch, đó là quá đàotạo một đội ngũ công nhân kỹ thuật và những đội ngũ kỹ sư lành nghề được đào tạo

Trang 28

từ các trường trung học, cao đẳng và đại học khác nhau Họ là những người xuất thântừ nông dân hoặc trí thức tham gia vào lĩnh vực công nghiệp và trở thành nhữngngười công nhân thực thụ Vấn đề là ở chỗ, mặc dù là những quá trình tất yếu, songnếu quá trình công nhân hóa được diễn ra một cách có kế hoạch thì sẽ đẩy nhanhđược công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa hơn

3 Thành quả của hơn 20 năm đổi mới có ý nghĩa lịch sử Xét về đời sống, giaicấp khổ nhất vẫn là nông dân, sau đó là công nhân Những người công nhân không cótay nghề, những người lao động chân tay khổ hơn những người có tay nghề và laođộng trí óc Thêm vào đó, tâm lý không muốn làm công nhân vì sợ vất vả còn khánặng nề trong xã hội ta hiện nay Mọi người không muốn cho con em mình đi họcnghề để sau này trở thành công nhân mà cố tìm cách đưa chúng vào các trường đạihọc mặc dù nhiều người học xong đại học cũng không có việc hoặc phải đi làm nghềkhông đúng với công việc đào tạo của mình Vậy nguyên nhân của việc mọi ngườikhông muốn đi làm công nhân, cha mẹ không muốn cho con em mình đi làm côngnhân là ở đâu Bước đầu tìm hiểu, chúng tôi tạm nêu ra mấy nguyên nhân sau:

- Công nhân phải làm những công việc hết sức vất vả

- Khó kiếm được việc làm và giả sử có kiếm được việc thì công việc cũng khôngổn định

- Lương và thu nhập thấp

III Các chính sách đối với việc xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân

1 Do sự đa dạng về thành phần và các bộ phận của giai cấp công nhân Việt Namhiện nay, nên việc đề ra chính sách phải cụ thể đối với từng đối tượng khác nhau Cầncó các chính sách cụ thể đối với các công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước,trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân và các xínghiệp công xưởng nhỏ lẻ cũng như đối với những nghề nghiệp và tính chất lao độngkhác nhau

2 Hiện nay, đang diễn ra quá trình công nhân hóa nông dân và trí thức, cũng nhưquá trình trí thức hóa nông dân Đảng và Nhà nước cần có chính sách để đẩy nhanhcác quá trình đó Bởi vì, như chúng ta đã khẳng định, giai cấp công nhân là lực luợngchủ đạo và đi tiên phong trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Trong khi đó, đội ngũ công nhân ở nước ta đều thiếu về số lượng và kém về mặt chấtlượng Đối với một nước nông nghiệp như nước ta, thì nhiệm vụ của quá trình côngnghiệp hóa là công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, lôi kéo một bộ phận lớnlao động ở nông nghiệp sang lao động công nghiệp và sang lĩnh vực công nghiệp.Còn quá trình trí thức hóa công nhân và công nhân hóa trí thức là quá trình làm tăngchất lượng của đội ngũ công nhân

3 Các chính sách có lẽ rất nhiều, từ việc tạo công ăn, việc làm, lương và thunhập, nhà ở, bảo vệ người lao động, v.v Tất cả những cái đó là hết sức cần thiết.Song, ở đây, chúng tôi muốn nói đến chính sách đào tạo đội ngũ công nhân mới Haiyêu cầu cơ bản của chính sách đạo tạo là thu hút được đội ngũ đông đảo tham gia đàotạo và đào tạo phải gắn với thị trường lao động và đáp ứng được nhu cầu của thịtrường lao động Ưu tiên trước hết đối với giai cấp công nhân phải là công tác đào tạochứ không phải là cái khác

Trang 29

PGS,TS Phạm Văn ĐứcViện trưởng Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt NamUỷ viên Hội đồng Lý luận Trung ương

(1) Hồ Chí Minh Toàn tập, t.7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr 212.

211-(2) Hồ Chí Minh Toàn tập, t.10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 346 (3) Hồ Chí Minh Toàn tập, t.7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr 211-212 (4) Hồ Chí Minh Toàn tập, t.12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 565.

Website Báo Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 27/8/2007

Có phải ngày nay

giai cấp công nhân đã mất đi vai trò lịch sử

Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng

(ĐCSVN) - Nhận định về cống hiến của chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin nhấn

mạnh: Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai tròlịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa” Từ trước đến nay trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề chủyếu này luôn gặp phải sự chống phá quyết liệt của các thế lực chống cộng với cácmàu sắc khác nhau.

Trong giai đoạn hiện nay, trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vàĐông Âu, người ta lại thấy không ít những luận thuyết, quan điểm khác nhau hoàtrong một dàn “hợp xướng” tiến công chủ nghĩa Mác - Lê nin, hy vọng có thể hạ bệvà thay thế chủ nghĩa Mác - Lênin Những luận thuyết phủ nhận sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân lại được nở rộ ở nhiều nơi Người ta cố tình lập luận rằng, C Mácđã gắn cho giai cấp công nhân cái sứ mệnh mà nó không có chỉ bởi vì ông thương đólà giai cấp nghèo khổ; rằng, chủ nghĩa tư bản đã thay đổi về chất, đã trở thành “chủnghĩa tư bản nhân dân”, nhà nước tư bản đã là “nhà nước phúc lợi chung”, nó khôngcòn dựa trên sự bóc lột lao động làm thuê nữa; rằng, công nhân ở các nước tư bảnkhông còn bị bóc lột nữa, địa vị của họ đã có sự thay đổi căn bản, cho nên không cònsứ mệnh lịch sử nữa!

Có đúng là ngày nay giai cấp công nhân đã mất vai trò lịch sử? Câu trả lời ở đâylà: không phải như vậy! Thực chất của những quan điểm trên là sự biện hộ cho địa vịthống trị và bóc lột của giai cấp tư sản, biện hộ cho sự tồn tại “vĩnh hằng” của chủnghĩa tư bản trên cơ sở phủ nhận vai trò lịch sử khách quan của giai cấp công nhân,phủ nhận tính tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Để làm rõ vấn đề này cần phải dựa trên cơ sở luận chứng địa vị kinh tế - xã hộicủa giai cấp công nhân hiện nay gắn với việc làm sáng tỏ bản chất của chủ nghĩa tưbản hiện đại

1 Phương pháp luận trong xem xét vai trò lịch sử của một giai cấp là phải dựatrên cơ sở địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp đó trong xã hội, chứ không phải xuấtphát từ ý muốn chủ quan của bất kỳ một cá nhân hoặc một lực lượng xã hội nào.Trong lịch sử, chế độ tư bản chủ nghĩa đã từng chiến thắng chế độ phong kiến bởi vìgiai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại, đại diện cho phương thức sản

Trang 30

xuất mới, dựa trên nền đại công nghiệp, tiến bộ hơn hẳn phương thức sản xuất lạc hậucủa chế độ phong kiến

Đối với giai cấp công nhân, “Vấn đề là ở chỗ tìm hiểu xem giai cấp vô sản thực ralà gì, và phù hợp với tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì vềmặt lịch sử” Trên cơ sở luận giải địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trongxã hội tư bản, C.Mác và Ph.Ăng ghen đã đưa ra kết luận khoa học: sự sụp đổ của giaicấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau

Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân khôngphải giai cấp này là giai cấp nghèo khổ, mà điều quyết định là do địa vị kinh tế - xãhội của chính nó Trong xã hội tư bản, các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vongcùng với sự phát triển của đại công nghiệp; trái lại, giai cấp công nhân là sản phẩmcủa nền đại công nghiệp, là lực lượng sản xuất tiên tiến đại diện cho phương thức sảnxuất tiên tiến, phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa Đây là điều quyết định giaicấp công nhân là giai cấp duy nhất có sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựngchủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

Lấy sự nghèo khổ làm cơ sở để luận giải sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânlà một lập luận phản khoa học và là mưu đồ hòng xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin

2 Lại có quan điểm cho rằng, hiện nay ở các nước tư bản phát triển, giai cấp côngnhân không còn bị bóc lột như trước nữa; nó đã trở nên “trung lưu hoá” thậm chí trởthành “nhà tư bản” khi đã có cổ phiếu trong các xí nghiệp, công ty Đúng là hiện nay,việc thực hiện cổ phần hoá ở các nước tư bản phát triển đang diễn ra với quy mô ngàycàng rộng khắp Người dân hễ có tiền tích luỹ là có thể mua cổ phiếu ở xí nghiệp,công ty cổ phần nào đó (ở Mỹ 10%, ở Anh 12% người lao động có cổ phần) với hyvọng thu lợi tức cổ phần và lãi vốn

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, việc bán cổ phiếu cho công nhân không nhữngkhông động chạm đến quyền lợi của giới chủ, mà trái lại càng làm tăng thêm quyềnlực kinh tế cho bọn tư bản Một chủ tư bản không cần một số lượng tư bản lớn cũngcó thể chi phối cả công ty, hoặc nhiều công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hếtsức lớn Bán cổ phiếu cho người lao động chỉ diễn ra trong chừng mực không tổn hạiđến quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đến lợi ích của giới chủ Khi đã có cổ phiếu,dù người công nhân có được những quyền lợi nhất định gắn với tình hình sản xuấtcủa Công ty và lợi tức do kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đem lại, nhưng thựcchất nguồn lợi nhuận ấy chẳng qua là một phần giá trị thặng dư do chính công nhânlàm ra, chứ không phải bớt đi giá trị thặng dư mà giới chủ tư bản đã bỏ túi Vậy là,người công nhân không phải đã trở thành nhà “nhà tư bản” theo cái cách người ta nói,mà là “thành nhà tư bản đối với chính mình”

Như vậy, công nhân hiện nay dù có cổ phiếu với giá trị cao hơn trước cũng chẳngvì thế mà thay đổi địa vị làm thuê và bị bóc lột trong xã hội tư bản Chế độ cổ phiếuthật sự là phương pháp hữu hiệu cột chặt người lao động là bắt họ lệ thuộc hơn nữavào giới chủ Hy vọng thay đổi địa vị người lao động trở thành người chủ thật sự ởcác nước tư bản chủ nghĩa, do đó chỉ là ảo tưởng, hoặc đó là hành động tự lừa dối màthôi

Trang 31

Giai cấp công nhân nếu đã trở nên “trung lưu hoá”, thì cái sự “trung lưu hoá” ấylà sự phản ánh mức sống của họ trong điều kiện mới chứ không phải làm thay đổi bảnchất cách mạng của giai cấp công nhân; đó là do tiến bộ chung của sự phát triển xãhội và là kết quả đấu tranh liên tục, bền bỉ của chính giai cấp công nhân trong đấutranh chống giai cấp tư sản suốt nhiều thế kỷ qua Sự phát triển của lực lượng sảnxuất và phân công lao động xã hội, cũng như sự biến đổi cơ cấu xã hội, mức sống caovề vật chất, tinh thần của giai cấp công nhân làm cho diện mạo của giai cấp côngnhân hiện đại trong xã hội tư bản không còn giống như những mô tả của C.Mác trongthế kỷ XIX Đó là sự thật Thế nhưng, từ những biến đổi đó mà đi đến kết luận giaicấp công nhân không còn bản chất cách mạng nữa, thì đó là sai lầm cả về chính trị vàkhoa học

3 Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen nhận định: chủnghĩa tư bản đã tạo ra lực lượng sản xuất hùng hậu hơn các thế kỷ trước cộng lại.Trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất đócàng được tăng lên nhanh chóng với những bước tiến nhảy vọt Chính những yếu tốđó là cơ sở vật chất giúp cho chủ nghĩa tư bản có thể tận dụng một cách hữu hiệunhững thành tựu khoa học - công nghệ mới để kéo dài tuổi thọ của mình Trên thựctế, chủ nghĩa tư bản đã và đang tìm mọi cách điều chỉnh để thích nghi với điều kiệnmới

Mặc dù có những thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế trongnhững thập kỷ gần đây, nhưng trong lòng thế giới tư bản hiện đại, mâu thuẫn vốn cócủa nó giữa lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếmhữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất không những vẫn còn tồn tại, mà cómặt còn sâu sắc hơn là lan ra phạm vi rộng hơn Đại hội IX của Đảng Cộng sản ViệtNam nhận định: chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và côngnghệ, thị trường, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có”

Mâu thuẫn xã hội cơ bản giữa giai cấp những người vô sản và giai cấp nhữngngười hữu sản; giữa những người nghèo và những người giàu không chỉ còn trongphạm vi một quốc gia, nó đã phát triển ở tầm quốc tế Sự phát triển của các tập đoàntư bản, các công ty tư bản xuyên quốc gia tăng sự bòn rút tài nguyên và bóc lột nhândân nhiều nước thuộc “thế giới thứ ba”; các cuộc chiến tranh đẫm máu chống cácquốc gia độc lập có chủ quyền do chủ nghĩa đế quốc phát động là nguyên nhân chủyếu khiến cho hơn 500 triệu người bị đe đoạ chết đói, 1,6 tỷ người sống trong cảnhkhốn cùng, 600 triệu người thất nghiệp, hơn 800 triệu người mù chữ Tất cả điều đóđã nói lên tính chất ăn bám, bóc lột, phản động và tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tưbản, chủ nghĩa đế quốc

Rõ ràng, chủ nghĩa tư bản niện đại dù có biến đổi, thích nghi thì về bản chất vẫnlà chủ nghĩa tư bản, là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ở trình độ cao, chủ nghĩatư bản độc quyền xuyên quốc gia, chứ không hề có sự thay đổi bản chất; nó vẫn làchế độ bóc lột, bất công và đầy mâu thuẫn

4 Theo V.I.Lênin, chủ nghĩa đế quốc là “phòng chờ” đi vào chủ nghiã xã hội.Như thế, phải chăng trong điều kiện mới, cùng với sự phát triển và tác dộng của cuộccách mạng khoa học - công nghệ hiện đại thì “phòng chờ” đó càng được mở rộng

Trang 32

hơn Đúng như vậy, với sự mở rộng “phòng chờ” đó, tất yếu sẽ diễn ra sự vùng dậycủa lực lượng sản xuất làm nổ tung toàn bộ cái quan hệ sản xuất đang trói buộc nó.Những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, mà chủ nghĩa tư bảnđang lợi dụng để kéo dài tuổi thọ của nó, đang dần vượt ra khỏi “sự kiểm soát củachính nó” Do thực hiện chế độ cổ phiếu, nên giới chủ không phải muốn làm gì cũngđược mà không tính đến lực lượng cổ đông đông đảo là giai cấp công nhân, tuy giá trịcổ phiếu của họ là nhỏ bé

Trong điều kiện đó, Đảng Cộng sản, công đoàn, các tổ chức, đoàn thể của giaicấp công nhân được mở rộng và hoạt động ngày càng phong phú hơn, tạo áp lực đốivới giới chủ ngày càng mạnh mẽ hơn Phong trào cộng sản và công nhân ở các nướctư bản phát triển ngày càng gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh của các nước đangphát triển trong một mặt trận chung chống chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa đếquốc Giai cấp công nhân ngày càng được rèn luyện và trưởng thành trong đấu tranhchống giai cấp tư sản cả về chính trị và kinh tế trên quy mô quốc gia và quốc tế

Cần nhắc lại luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong Tuyên ngôn của ĐảngCộng sản: “Giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình mà nó còntạo ra những người sử dụng vũ khí ấy - những công nhân hiện đại, những người vôsản” Luận điểm nổi tiếng đó càng trở nên có ý nghĩa trong điều kiện lịch sử mới

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đối với những người cộngsản, giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ trên thế giới, quả là một thực tế nghiệtngã và đau xót Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa xã hội bị “tiêuvong”, giai cấp công nhân đã “mất vai trò lịch sử”: cũng không làm mất đi ý chí phấnđấu và niềm tin vào tương lai xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân và nhân dânlao động trên thế giới Trái lại, giai cấp công nhân có thêm những bài học quý giá vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng, bài học sâu sắc về “cách mạng phải biết tự bảovệ”; càng nhận thức rõ hơn tính chất quyết liệt, gay go của cuộc đấu tranh giai cấp,đấu tranh dân tộc trong thời đại ngày nay; càng hiểu rõ hơn những bước thăng trầm,những khúc quanh trên con đường thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình

Báo Điện tử Đảng Cộng sản, ngày 3-8-2006

GIÁO DỤC, BỒI DƯỠNG BẢN CHẤT GIAI CẤP CÔNG NHÂN CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ QUÂN ĐỘI TRONG THỜI KỲ MỚI

Thượng tá, ThS Nguyễn Đức Thắng

Quân đội nhân dân Việt Nam trải qua 61 năm lịch sử vẻ vang, được Đảng Cộngsản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rènluyện, được nhân dân hết lòng tin yêu, giúp đỡ, đã giành được nhiều thắng lợi rất vẻvang, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung vớiĐảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủnghĩa xã hội Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thùnào cũng đánh thắng”

Trung thành và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vềxây dựng quân đội kiểu mới vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, Chủ tịch HồChí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức ra lực lượng vũ trang cách mạng

Trang 33

làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, mà tiền thân là nhữngđội Xích vệ đỏ, du kích vũ trang, sau đó phát triển thành Quân đội nhân dân ViệtNam Trong tổ chức và quá trình giáo dục, rèn luyện quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minhvà Đảng ta rất coi trọng đến xây dựng bản chất giai cấp công nhân của Đảng choquân đội Trải qua thực tiễn công tác, chiến đấu, giáo dục và rèn luyện, dưới sự lãnhđạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, bản chất giai cấpcông nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội ta ngày càng phát triển, hoànthiện và có mối quan hệ gắn bó, khăng khít Trong đó, bản chất giai cấp công nhân làvấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, đem lại nội dung cách mạng và khoa học cho sự phát triểntính nhân dân, tính dân tộc của quân đội ta Tính nhân dân và tính dân tộc là nội dungđặc trưng, có vai trò không thể thiếu trong hệ thống các yếu tố cấu thành bản chấtcách mạng của quân đội; đồng thời, bổ sung cho sự phát triển bản chất giai cấp côngnhân của quân đội những nét đặc sắc, phong phú, hài hòa, phù hợp với truyền thốngyêu nước và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Sự thống nhất biện chứng các yếu tốđó là một trong những cội nguồn tạo nên sức mạnh chính trị - tinh thần của Quân độinhân dân Việt Nam trong 61 năm qua

Thực tiễn cũng cho thấy, bản chất giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc của quânđội không phải là bất biến, mà có tính ổn định tương đối, luôn vận động phát triển.Quân đội là một tổ chức vũ trang, một lực lượng chính trị - xã hội của hệ thống chínhtrị, cho nên bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của quân độiluôn chịu sự tác động trước những điều kiện về kinh tế, chính trị, giai cấp, Nhà nước.Trong đó, sự tác động mạnh mẽ nhất, quyết định nhất đến quá trình xây dựng, củngcố và phát triển bản chất giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội chính làyếu tố lãnh đạo của chính đảng cầm quyền và Nhà nước đã tổ chức, nuôi dưỡng và sửdụng quân đội Vì vậy, trong 61 năm qua, dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn luôn tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp vềmọi mặt đối với quân đội; kịp thời ngăn chặn những tác động tiêu cực làm phai nhạtbản chất cách mạng của quân đội, nhằm làm cho quân đội thực sự là công cụ bạo lựcsắc bén, tin cậy của Đảng, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa, trong tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp vàchứa đựng những yếu tố khó lường Các thế lực thù địch đang ráo riết chống phácách mạng nước ta, trong đó quân đội là một trọng điểm, nhằm “phi chính trị hóa”,“vô hiệu hóa” quân đội Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương Đảng lần

thứ tám, khóa IX “Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, đòi hỏi các

cấp lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội cần thường xuyên quan tâm nâng cao chất

lượng, hiệu quả xây dựng quân đội về chính trị, trong đó hết sức coi trọng việc giáodục, bồi dưỡng lập trường giai cấp và bản chất giai cấp công nhân cho cán bộ, chiếnsĩ quân đội.

Giáo dục, bồi dưỡng lập trường giai cấp và bản chất giai cấp công nhân trongquân đội nhằm làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ không ngừng phát huy truyền thống vàbản chất cách mạng của Đảng, của quân đội; nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trịvững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu,

Trang 34

lý tưởng cách mạng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; cóphương pháp phân tích, xem xét khách quan, đúng đắn những diễn biến của tình hìnhthế giới, khu vực và tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh, đốingoại của đất nước trong điều kiện mới hiện nay Trên cơ sở đó mỗi cán bộ, chiến sĩquán triệt sâu sắc và giải quyết đúng đắn những vấn đề đang đặt ra đúng với quanđiểm, đường lối của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; khôngmơ hồ, ảo tưởng, mất cảnh giác trước những âm mưu và thủ đoạn hiểm độc của cácthế lực phản động, thù địch trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ

Nội dung giáo dục, bồi dưỡng về lập trường giai cấp và bản chất giai cấp côngnhân cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, trước hết cần tập trung đẩy mạnh tuyêntruyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, nghịquyết của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới; giáo dụcvề đường lối chính trị, đường lối quân sự, các nguyên tắc tổ chức của Đảng trongquân đội và nhiệm vụ chính trị của quân đội trong tình hình mới; giáo dục truyềnthống dựng nước và giữ nước của dân tộc, yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xãhội Vấn đề cốt lõi thông qua giáo dục phải làm cho mọi lĩnh vực hoạt động của quânđội đúng với chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; củng cố vững chắc lậptrường bản chất giai cấp công nhân cho cán bộ, chiến sĩ; luôn cảnh giác với những âmmưu, thủ đoạn hiểm độc của các thế lực thù địch hòng xuyên tạc, phủ nhận bản chấtgiai cấp cách mạng của Đảng ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọimặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quá trình giáo dục, bồi dưỡng lập trường giai cấp và bản chất giai cấp công nhân

cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, cần phải gắn vào hoạt động thực tiễn phù hợpvới chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, với chức trách cụ thể của từng người Đồng

thời, phải gắn chặt chẽ, đồng bộ đổi mới về nội dung với đổi mới về hình thức,phương pháp và phương tiện giáo dục; gắn giáo dục, bồi dưỡng về chính trị - tưtưởng với giáo dục nâng cao về đạo đức cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa chocán bộ, chiến sĩ trong quân đội

Bài học từ sự tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu

trước đây đã cho thấy, nếu sao nhãng việc giáo dục, bồi dưỡng lập trường giai cấpvà bản chất giai cấp công nhân cho quân đội cũng đồng nghĩa với việc xa rời chủnghĩa Mác - Lênin, buông lỏng sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của ĐảngCộng sản đối với quân đội Khi đó, sẽ dẫn đến suy giảm nghiêm trọng niềm tin của

cán bộ, chiến sĩ vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa xã hội; quân đội sẽ bị biếnchất, không còn là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng Cộng sản, của Nhà nước xã hộichủ nghĩa và của nhân dân Vì vậy, tăng cường giáo dục, bồi dưỡng lập trường giaicấp và bản chất giai cấp công nhân cho quân đội ta là một trong những bài học kinhnghiệm quý trong xây dựng quân đội về chính trị suốt 61 năm qua, là vấn đề có tínhnguyên tắc trong xây dựng bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộccủa Quân đội nhân dân Việt Nam Bài học kinh nghiệm đó vẫn giữ nguyên giá trịtrong sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiệnđại để đáp ứng với yêu cầu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Trang 35

Tạp chí Nhà trường quân đội, số 1, 1&2/ 2006

GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG, QUAN NIỆM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH

Nguyễn Thanh Tuấn*

Hiện nay, việc đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và phát triển cácthành phần kinh tế dân doanh, có vốn đầu tư nước ngoài đang thúc đẩy biến đổi thựctrạng, và do đó, cả quan niệm, định hướng chính sách đối với giai cấp công nhân ViệtNam

1 Từ thực trạng đến quan niệm về giai cấp công nhân Việt Nam1.1 Từ thực trạng

Thực tế hiện nay ở Việt Nam, giai cấp công nhân bao gồm tất cả những người laođộng công nghiệp hoặc có tính công nghiệp đang hoạt động trong nền sản xuất vậtchất.

Xét về cơ cấu trình độ học vấn và chuyên môn, giai cấp công nhân nước ta gồm:nhóm những người lao động có tính công nghiệp (chân tay, thủ công), tại các côngtrường xây dựng, các doanh nghiệp, nông, lâm trường và tại các hộ tiểu chủ sản xuấthàng hóa; nhóm công nhân công nghiệp cơ khí, nhất là trong các ngành công nghiệpnặng; nhóm công nhân công nghiệp tự động hóa hay lao động công nghệ cao, laođộng trí thức tại các doanh nghiệp được trang bị dây truyền tự động hóa và tại cácdoanh nghiệp điện tử - tin học, nhất là tại các khu công nghệ cao.

Trình độ học vấn và chuyên môn của công nhân hiện có sự phân hóa rõ nét: vàonăm 1980, tỷ lệ công nhân có trình độ phổ thông trung học là 29,3% thì hiện nay là62,3%, tỷ lệ công nhân có học vấn trung học cơ sở là 30%; nhưng cũng có cả ngườimù chữ (0,4%)(1).

Về chuyên môn, khoảng 25% chưa qua đào tạo; có khoảng 1,4 triệu người cótrình độ trung cấp kỹ thuật, kinh tế Qua khảo sát ở thành phố Hồ Chí Minh, nếu chỉtính công nhân sản xuất thì có 3,91% có trình độ đại học; 30% có tay nghề bậc 1-3;7,6% có tay nghề bậc 6-7; 20% công nhân trực tiếp làm việc với kỹ thuật, công nghệhiện đại(2) Đây là nhân tố mới trong sự phát triển của giai cấp công nhân.

Xét về cơ cấu thành phần kinh tế: giai cấp những người lao động công nghiệp vàcó tính công nghiệp, lao động tại tất cả các thành phần kinh tế và gồm các nhóm:công nhân trong các doanh nghiệp quốc doanh; công nhân trong các doanh nghiệp cổphần; công nhân ở các nông - lâm trường nhận đất khoán; công nhân đồng thời là chủkinh tế cá thể, tiểu chủ trực tiếp sản xuất hàng hóa; công nhân làm thuê tại khu vựcdân doanh và có vốn đầu tư nước ngoài Trong thời kỳ đổi mới, số lượng công nhânngoài quốc doanh tăng mạnh, còn số lượng công nhân khu vực quốc doanh lại giảm

Vào đầu những năm 1980, cả nước có khoảng 4,0 triệu lao động công nghiệp vàcó tính công nghiệp; trong đó công nhân khu vực quốc doanh có khoảng 2,6 triệungười Trong quá trình củng cố, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước vào các năm 1989-1992, Nhà nước đã tiến hành sắp xếp lại lao động; kết quả có 70 vạn lao động khôngcó việc làm đã ra khỏi doanh nghiệp nhà nước với khoản trợ cấp thôi việc là 300 tỉđồng.

Trang 36

Như vậy, đến cuối thập niên 1990, chỉ còn 1,86 triệu lao động công nghiệp quốcdoanh Đến nay chỉ còn hơn 1,4 triệu và sẽ còn tiếp tục giảm do đẩy mạnh cổ phầnhóa doanh nghiệp nhà nước.

Công nhân ngoài quốc doanh, trái lại, tăng nhanh trong thời kỳ đổi mới Vào đầuthập niên 1980, cả nước có khoảng hơn 1,0 triệu lao động công nghiệp và có tínhcông nghiệp ở khu vực ngoài quốc doanh Hiện nay, cả nước có khoảng gần 8,0 triệucông nhân khu vực ngoài quốc doanh, gồm: 0,6 triệu công nhân khu vực liên doanhvới nước ngoài, khoảng 7,0 triệu công nhân làm việc tại 41.000 doanh nghiệp thuộckhu vực kinh tế dân doanh.

Công nhân trong các doanh nghiệp cổ phần từ chỗ không có, nay số lượng đã lênđến vài chục vạn, gồm 20 vạn công nhân nông - lâm trường được giao nhận đất và làchủ sử dụng đất lâu dài (từ 20-50 năm); hàng vạn hộ nông dân xung quanh các nôngtrường cà phê ở Tây Nguyên, ở nông trường Sông Hậu (Đồng Tháp), mía đường LamSơn (Thanh Hóa) v.v được “kết nạp” thành công nhân

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự tồn tại của cácthành phần kinh tế có sự phân hóa về trình độ học vấn chuyên môn và tư tưởng, đạođức, lối sống Tại các thành phố lớn thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc nhưHà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hạ Long, công nhân có trình độ học vấn cao hơn sovới tỷ lệ chung của cả nước Thí dụ tại Hải Phòng, tỷ lệ công nhân có trình độ họcvấn trung học phổ thông là 70,5%; riêng trong ngành công nghiệp là: 74,52% Trongkhi đó, ví dụ ở Đồng Nai, một tỉnh thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, chỉcó 47,23% công nhân có trình độ học vấn trung học phổ thông(3) Tại Hà Nội laođộng chưa qua đào tạo nghề chỉ chiếm 4,4%; trong khi tỷ lệ này ở thành phố Hồ ChíMinh, Đồng Nai lần lượt là 47,5% và 66,2% Tại Hà Nội, công nhân lao động có taynghề bậc 7 chiếm 8,8%, ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai tỷ lệ này chỉ là 1,3%.

Mức độ chênh lệch về trình độ chuyên môn cũng diễn ra giữa các ngành và cácthành phần kinh tế Những ngành thu hút nhiều lao động như da giày, lao động giảnđơn chiếm đến 77,7% Lao động kỹ thuật trước đây vài năm có xu hướng chuyểnsang khu vực dân doanh và có vốn đầu tư nước ngoài Vì thế khu vực kinh tế nhànước thiếu nhiều lao động kỹ thuật Thí dụ: ở thành phố Hồ Chí Minh, theo điều tracủa Viện Quản lý kinh tế trung ương, tại 400 doanh nghiệp thiếu 27% chuyên gia kỹthuật Nhưng trong vài năm gần đây, do tiền lương tại khu vực đầu tư nước ngoàikhông phân theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật nên đã hạn chế tình trạng "chảy máuchất xám" từ doanh nghiệp nhà nước.

Về tư tưởng, ý thức giai cấp: qua khảo sát tình hình công nhân tại Hà Nội, phầnlớn công nhân có nhận thức rằng, hiện nay trong xã hội có nhiều giai cấp, tầng lớp xãhội, nhưng giai cấp công nhân có vai trò to lớn trong sản xuất công nghiệp Trongnhững năm qua, với sự cố gắng của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, trên cả nướccó hơn 6,0 triệu công nhân được học tập 5 bài giáo dục chính trị cơ bản Vì thế sựhiểu biết của một bộ phận công nhân về chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã được nâng lênmột bước Theo số liệu điều tra trong các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội, có 23,1%công nhân được hỏi tự nhận là đã hiểu rõ về chủ nghĩa Mác-Lênin; 71,3% chỉ hiểukhái quát và 5,6% chưa hiểu rõ(4) Mức độ hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh cũng khá cao.

Trang 37

Số công nhân tại các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội được hỏi, tự nhận hiểu rõ là35,4%; chỉ hiểu khái quát là 59,5%; chưa hiểu rõ là 5,1%(5) Những số liệu đó chứngtỏ ý thức chính trị của công nhân đã được bồi dưỡng và nâng cao một bước Tuynhiên, ý thức giai cấp công nhân của công nhân ở Hà Nội và một số nơi khác lạikhông cao Chẳng hạn, khi tìm hiểu công nhân về việc có ý định hướng nghiệp chocon theo nghề của mình không đã cho kết quả như sau(6): trên toàn quốc 45,1% trảlời có; 54,9% trả lời không Các tỷ lệ tương ứng ở Hà Nội là 40% và 60%; ở thànhphố Hồ Chí Minh là 44,5% và 55,5%; ở Kiên Giang là 46,8% và 53,2% Tỷ lệ trả lờikhông muốn cho con theo nghề của mình là rất cao, nhất là ở Hà Nội Kết quả nàycho thấy ý thức tự hào giai cấp của đa số công nhân đang còn những hạn chế nhấtđịnh, mặc dù ý thức chính trị đã được nâng cao một bước.

Trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vớiđô thị hóa đã thúc đẩy quá trình tập trung công nhân tại các khu công nghiệp và đôthị Việc tập trung công nhân, một mặt, sẽ thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn kỹthuật; mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng, nâng cao ý thức chính trị, ýthức giai cấp Tuy thế, quá trình này diễn biến không đơn giản do nhiều nguyên nhânnhư: trình độ sản xuất công nghiệp, trình độ học vấn của công nhân nhập cư, mức độđiều tiết quan hệ chủ - thợ theo pháp luật, v.v

Hiện nay, việc tập trung công nhân diễn ra ở cả doanh nghiệp và vùng kinh tếtrọng điểm, đặc biệt tại vùng Đông Nam Bộ Ở thành phố Hồ Chí Minh, hiện có 191doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có từ 1.000-5.000 công nhân; có 9 doanhnghiệp tập trung trên 5.000 công nhân Tại đây, 1/5 tổng số công nhân tập trung tại 3khu chế xuất và 12 khu công nghiệp(7) Số lượng công nhân làm việc trên địa bànthành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 1/8 công nhân toàn quốc.

Mức độ tập trung công nhân như vậy là không nhỏ Song do trình độ sản xuấtcông nghiệp của nước ta chưa cao, nên việc tập trung công nhân chủ yếu theo cácngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp(dệt, may, da giày ), trình độ học vấn không cao, về khách quan, đặt ra không ít vấnđề phức tạp trong việc bồi dưỡng, nâng cao ý thức chính trị, ý thức giai cấp

Sự phát triển của các cuộc đình công của công nhân, đặc biệt tại vùng Đông NamBộ, trong những năm gần đây cho thấy, việc công nhân tự khởi xướng, tổ chức cáccuộc đình công phản ánh ý thức về lợi ích kinh tế đã rất rõ nét Đây là dấu hiệu cơbản để phát triển ý thức chính trị, ý thức giai cấp của những người lao động côngnghiệp vốn xuất thân từ nhiều giai tầng xã hội khác nhau, chủ yếu là nông dân Cáccuộc đình công của công nhân cũng đặt ra yêu cầu phân định rõ nội hàm của kháiniệm giai cấp công nhân, để có định hướng chính sách phù hợp đối với lực lượng sảnxuất hàng đầu này của xã hội.

1.2 Đến quan niệm về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

Từ thực tế trên và đối chiếu với quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác Lê-nin, có thể và cần phải tiếp cận giai cấp công nhân từ hai phương diện có quan hệvới nhau là:

-a Phương thức lao động - sản xuất: Giai cấp công nhân là sản phẩm đồng thời làchủ thể của sản xuất công nghiệp với các tính chất:

Trang 38

- Được tuyển mộ từ nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhất là từ giai cấpnông dân.

- Việc làm và đời sống gắn với sản xuất công nghiệp hoặc có tính công nghiệp vàchủ yếu gắn với các trung tâm công nghiệp, đô thị.

- Là những người thợ có chuyên môn kỹ thuật nhất định, phù hợp với trình độ lựclượng sản xuất của xã hội (công trường thủ công, sản xuất công nghiệp cơ khí hóahay sản xuất công nghiệp tự động hóa).

- Chủ yếu sống bằng sức lao động, nguồn thu nhập chính là tiền công và cũng cóthể có cổ phần, cổ phiếu

- Có tâm lý và lối sống công nghiệp - đô thị, để như V.I Lê-nin (1870-1924)khẳng định: nhất thiết phải định nghĩa giai cấp công nhân (theo đúng nghĩa của nó)chỉ gồm những ai có đầy đủ tâm lý vô sản(8).

b Địa vị kinh tế - xã hội: Dưới chủ nghĩa xã hội, kể cả trong thời kỳ quá độ, giaicấp công nhân là "lực lượng sản xuất hàng đầu” (V.I.Lê-nin) trong nền sản xuất côngnghiệp hoặc có tính công nghiệp, và do đó trong xã hội nói chung Từ địa vị này, giaicấp công nhân đã và sẽ đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế - xã hội.

Căn cứ vào hai phương diện tiếp cận trên đây, về mặt từ vựng, cũng cần phải“dịch lại” thuật ngữ này từ nguyên bản tiếng Đức, tiếng Anh trong các tác phẩm củacác nhà kinh điển Mác - Lê-nin Thuật ngữ "giai cấp công nhân" mà hiện nay vẫnđang sử dụng được thể hiện trong tiếng Đức là "Die Arbaiterklasse" và tiếng Anh là"The class of Worker", đáng lẽ dịch trực tiếp ra tiếng Việt là "giai cấp những ngườilao động” - tất nhiên đây là lao động công nghiệp và có tính công nghiệp trong nềnsản xuất vật chất.

Giai cấp những người lao động công nghiệp và có tính công nghiệp không chỉgồm đội ngũ những người lao động công nghiệp cơ khí, mà gồm cả công nhân nôngnghiệp, thương nghiệp, như Ph Ăng-ghen phân tích trong tác phẩm Tình cảnh củagiai cấp lao động ở Anh (1844) C Mác, vào những năm 1850-1860, khi xem xét quátrình lưu thông của tư bản, đã coi nhân viên văn phòng, nhân viên thương nghiệp làcông nhân làm thuê có chuyên môn cao hơn lao động trung bình Ngày nay đội ngũnày được các nhà quản lý Mỹ gọi là "knowledge employees", tức là "nhân viên trithức"(9) Trong thành phần giai cấp những người lao động công nghiệp và có tínhcông nghiệp còn có đội ngũ "vô sản tri thức" như Ph.Ăng-ghen đã xác định trong thưGửi Đại hội quốc tế sinh viên xã hội chủ nghĩa (1893) Ông cho rằng "vô sản tri thức"được hình thành từ đội ngũ sinh viên, tức là những công nhân có trình độ đại học ở“bên cạnh và trong hàng ngũ những người bạn của nó - các công nhân thủ côngnghiệp"(10) Ngày nay, đội ngũ này được biết dưới thuật ngữ ngày càng thông dụnglà "knowledge Worker" tức là "người lao động tri thức”.

Với những lập luận trên đây có thể định nghĩa: Giai cấp công nhân Việt Nam làtập đoàn (hay cộng đồng) những người lao động công nghiệp và có tính công nghiệptrong nền sản xuất vật chất, có xu hướng phát triển cả về lượng và chất, và là lựclượng sản xuất hàng đầu trong quá trình phát triển của đất nước.

2 Định hướng chính sách và biện pháp phát triển giai cấp công nhân ViệtNam hiện nay

Trang 39

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (4-2006) và Kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội 5 năm (2006-2010) đã nêu định hướng chính sách đối với giai cấp côngnhân, đó là: a) Coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ vàbản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và tay nghề, thực hiện "trí thức hóa công nhân"; b)Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách tiền lương, thu nhập và bảo hiểm cho côngnhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế; c) Tiếp tục xây dựng, kiện toàn các tổ chứccủa công nhân, nhất là tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn, nhằm góp phần chủ động bảovệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của giai cấp công nhân; tăngcường đào tạo cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và phát triển đoàn viên công đoàn,đảng viên trong công nhân.

Để thực hiện các định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước, cần tiến hànhcác biện pháp sau:

Thứ nhất, thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp "hai làn sóng": Phát triểntheo kiểu "đi tắt đón đầu” những ngành công nghiệp với công nghệ hiện đại, đồngthời đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp theo hướng hiện đại ở nông thôn,nhằm xây dựng đội ngũ công nhân tri thức và chuyển một bộ phận ngày càng lớn giaicấp nông dân, đội ngũ thợ thủ công thành công nhân Xây dựng cơ chế thông thoánghơn, "trải chiếu hoa" mời gọi các nhà đầu từ nhằm tạo ra nhiều cơ sở sản xuất, kinhdoanh theo kiểu công nghiệp, để thu hút nhiều lao động Dựa trên thế mạnh tàinguyên khoáng sản của từng địa phương phát triển mạnh các ngành công nghiệp tạicác vùng nông thôn trên cơ sở chuyển mạnh cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ ChíMinh, Hà Nội theo hướng ưu tiên các ngành dịch vụ kinh tế - kỹ thuật cao Côngnghiệp chế biến nông sản thực phẩm và công nghiệp - công nghệ cao là hai hướng ưutiên trong phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại.

Coi các chủ doanh nghiệp là một trong những lực lượng tham gia xây dựng giaicấp công nhân; phát triển đoàn viên công đoàn, đảng viên, xây dựng tổ chức côngđoàn và các tổ chức chính trị - xã hội tại khu vực doanh nghiệp.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác đào tạo, tự đào tạo nhằm nâng cao trình độ mọi mặtcho công nhân trên quan điểm tầm nhìn mới về sự phát triển phong trào công nhântrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tiếp tục củng cố và ưu tiênđầu tư nâng cấp, phát triển mạng lưới các trường dạy nghề thực hành, các trung tâmdịch vụ việc làm tại các tỉnh, thành đủ sức đào tạo công nhân có chất lượng ngàycàng cao gắn với thị trường lao động trong và ngoài nước Kết hợp chặt chẽ giữa cáctrường dạy nghề trung ương, các trường dạy nghề tỉnh với các trung tâm dịch vụ việclàm ở các huyện và các doanh nghiệp, để công nhân có thể tiếp cận được với côngnghệ hiện đại và rèn luyện tác phong lao động công nghiệp Khuyến khích phát triểncác loại hình tổ chức dạy nghề và học nghề theo kiểu dân doanh Bổ sung và điềuchỉnh các chế độ, chính sách khuyến khích công nhân đi học để bồi dưỡng nâng caotrình độ về mọi mặt cả chính trị và chuyên môn nghề nghiệp Hoàn thiện cơ chế,chính sách nhằm tăng quyền chủ động hơn cho các loại hình cơ sở đào tạo nghề.

Thứ ba, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức công đoàn, nhất làcông đoàn cơ sở Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu hoạt độngtrong các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân theo cách nhìn

Trang 40

mới Chăm lo bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ công đoàn chuyêntrách về nghề nghiệp, hiểu biết pháp luật, có bản lĩnh chính trị vững vàng và kinhnghiệm hoạt động trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Coi trong bồidưỡng, sử dụng cán bộ công đoàn không chuyên trách Xây dựng mối quan hệ phốihợp giữa tổ chức công đoàn với chủ doanh nghiệp Trong doanh nghiệp, tổ chức côngđoàn là cầu nối giữa công nhân với chủ doanh nghiệp; công đoàn vừa là đại diện,thay mặt cho công nhân thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể với chủdoanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của công nhân, vừa làngười giáo dục, động viên công nhân nâng cao ý thức kỷ luật, lao động giỏi, sáng tạovới năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đáp ứng mục tiêu duy trì và phát triển khôngngừng của doanh nghiệp Thông qua đó, làm cho chủ doanh nghiệp thấy được côngđoàn có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sảnxuất, kinh doanh Công đoàn phải là người song hành cùng doanh nghiệp, một mặt,bảo vệ quyền và lợi ích người lao động về việc làm, thu nhập; tuyên truyền, vận độngcông nhân thực hiện chính sách, pháp luật để phát triển tổ chức, nâng cao trình độchuyên môn; mặt khác phải đứng về phía chủ doanh nghiệp chung sức cùng doanhnghiệp bảo vệ nhu cầu, quyền lợi hợp pháp trong tranh chấp hợp pháp của doanhnghiệp đối với sức ép ngày càng lớn từ thị trường của các nước phát triển trongWTO

Thực tế không có doanh nghiệp sẽ không có công nhân, công đoàn, nếu doanhnghiệp gặp khó khăn về chính sách, về thị trường và đi đến phá sản thì công nhânvà công đoàn cũng sẽ không tồn tại Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với công nhân làmối quan hệ biện chứng của hai mặt đối lập, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn trongdoanh nghiệp Công đoàn các cấp còn phải là cầu nối giữa doanh nghiệp với các tổchức khác trong hệ thống chính trị Tổ chức công đoàn cần phối hợp chặt chẽ với tổchức Đảng, chính quyền, mặt trận các cấp cùng góp phần tháo gỡ khó khăn về thểchế, luật pháp, chính sách cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển; đồng thời giám sátdoanh nghiệp thực hiện chính sách của Nhà nước Nâng cao chất lượng hoạt động củacác tổ chức công đoàn theo tư duy mới là một trong những yếu tố quan trọng để xâydựng giai cấp công nhân, phát triển đoàn viên công đoàn và tổ chức công đoàn ở ViệtNam hiện nay.

Thứ tư, thực hiện tốt các chính sách xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần,sức khỏe cho công nhân Các cấp, các ngành và các đoàn thể thường xuyên quan tâmđến việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe cho công nhân lao động Đặcbiệt cần triển khai xây dựng các khu chung cư, nhà văn hóa ở các khu công nghiệp,các cụm công nghiệp để giải quyết nhà ở và nâng cao đời sống văn hóa cho côngnhân theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Đẩy mạnh xây dựng các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xóa đói giảm nghèo", xây dựng gia đình văn hóa, khutập thể văn hóa, công nhân văn hóa Chú trọng hình thành các phong trào bồi dưỡngtinh thần yêu nước, yêu quê hương, tự cường dân tộc, đề cao tinh thần tập thể, đoànkết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, lối sống cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọngkỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng, lao động chăm chỉ với lương tâm nghề

Ngày đăng: 15/09/2016, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w