I. MỤC ĐÍCH Trang bị những kiến thức cơ bản về các tổ chức chính trị xã hội. Nắm được sự hình thành phát triển, tổ chức, hoạt động; vị trí, vai trò, chức năng và giải pháp nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trang 1I MỤC ĐÍCH
- Trang bị những kiến thức cơ bản về các tổ chức chính trị - xã hội
- Nắm được sự hình thành phát triển, tổ chức, hoạt động; vị trí, vai trò,chức năng và giải pháp nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội ởnước ta trong giai đoạn hiện nay
II NỘI DUNG
1 Lý luận chung về các tổ chức chính trị - xã hội trong xã hội hiện đại
1.1 Quan niệm, phân loại, điều kiện ra đời của tổ chức chính trị
-xã hội
1.2 Vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội1.3 Chức năng của các tổ chức chính trị - xã hội1.4 Phương thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị -
xã hội
2 Một số vấn đề về tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam
2.1 Quan niệm, sự hình thành và phát triển của các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam
2.2 Tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội2.3 Đặc điểm của các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam2.4 Vị trí, chức năng, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội2.5 Thực trạng hoạt động và giải pháp nâng cao vai trò của các
tổ chức chính trị - xã hội trong giai đoạn hiện nay
III THỜI GIAN: 4 tiết
IV ĐỊA ĐIỂM: giảng đường
Trang 2- Gợi mở, hướng dẫn học viên nghiên cứu tài liệu và phân tích làm rõmột số nội dung quan trọng.
VI VẬT CHẤT BẢO ĐẢM:
Giáo án, tập bài giảng, tài liệu tham khảo, máy vi tính
Phần 2: THỰC HÀNH BÀI GIẢNGq
I Thủ tục bài giảng
- Nhận báo cáo, kiểm tra công tác chuẩn bị của học viên
- Báo cáo cấp trên (nếu có)
II Trình tự bài giảng
Thứ tự, nội dung Thời gian Phương pháp Vật chất
Phần 1 60 phút Kết hợp nêu vấn đề với
thuyết trình, phát vấnPhần 2 120 phút Kết hợp nêu vấn đề với
thuyết trình, phát vấn
III Kết thúc bài giảng
- Định hướng nội dung ôn tập
Trong xã hội bao giờ cũng có một bộ phận trung tâm của xã hội là nhà nước
Bộ phận lớn thứ hai bên cạnh là xã hội công dân Xã hội công dân gồm các bộphận, tổ chức như: các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội Đây làcác tổ chức đại diện để nhân dân tham gia vào quan hệ với nhà nước Các tổchức đó là biểu hiện cụ thể của xã hội công dân
Về tên gọi của các tổ chức chính trị - xã hội:
Trang 3Các tổ chức chính trị - xã hội trong xã hội hiện đại, mà tiêu biểu là ởcác nước phương Tây có tên gọi khác nhau.
- Ở nhiều nước phương Tây gọi là: "các tổ chức xã hội độc lập", vì nó
độc lập với nhà nước, không do nhà nước lập nên
- Tên gọi thứ hai: "các nhóm lợi ích"
- Tên gọi thứ ba: "các nhóm áp lực"
- Tên gọi thứ tư: "nhóm vận động hành lang"
Mặc dù tên gọi, vị trí vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong hệthống chính trị ở mỗi nước khác nhau, nhưng chúng đều thực hiện chức năng
là trực tiếp tác động, gây ảnh hưởng đến chính quyền để thực hiện mục tiêucủa nhóm xã hội nào đó
Các tổ chức kiểu này xuất hiện ngày càng nhiều cùng với quá trình tănglên sự phân hóa về lợi ích giữa các nhóm dân cư, dân tộc, tôn giáo, văn hóa,sản xuất kinh doanh trong xã hội Các tổ chức như vậy có thể gọi là "các tổchức chính trị - xã hội" như đã thường dùng ở Việt Nam, hay "các tổ chức xãhội độc lập" theo cách gọi của một số nước phương Tây
* Quan niệm về tổ chức chính trị - xã hội:
Đó là tổ chức được lập ra do sự tự nguyện tham gia của các thành viên, nằm ngoài nhà nước, có vị trí quan trọng và trực tiếp tác động, ảnh hưởng đến chính quyền để thực hiện những mục tiêu của một nhóm xã hội nào đó.
b) Phân loại các tổ chức chính trị - xã hội
Từ những cách tiếp cận khác nhau và tùy theo mỗi quốc gia, có nhiềucách phân loại khác nhau Một số quan điểm đồng nhất các tổ chức chính trị -
xã hội với xã hội dân sự, nghĩa là coi chúng đều bao gồm các tổ chức nhândân, các phong trào xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nghềnghiệp, các câu lạc bộ, nhóm thanh niên, công đoàn
Có nước, còn đồng nhất các tổ chức xã hội độc lập với các nhóm lợiích, các nhóm vận động hành lang (như ở Mỹ) Ở Anh, đó là các nhóm áp lực,bao gồm các nhóm kinh tế (hay các nhóm lợi ích) như công đoàn; các tổ chứckinh tế; các tổ chức nghề nghiệp Ở Thụy sĩ, các tổ chức xã hội được chiathành các tổ chức nhân dân và các công ty công cộng
Trang 4Nhìn chung, hiện nay có thể phân loại các tổ chức chính trị - xã hội theohai cách sau:
Một là, phân loại theo nhóm
- Nhóm kinh tế:
Bao gồm công đoàn; các hiệp hội sản xuất và thương mại (các tổ chứckinh tế theo nghề nghiệp)
+ Công đoàn là tổ chức đại điện cho công nhân, mục tiêu là cải thiện
tiền lương và điều kiện làm việc của người lao động, gây ảnh hưởng đến quanđiểm cộng đồng và chính phủ về các vấn đề kinh tế, xã hội
+ Các tổ chức kinh tế thì quan tâm đến việc duy trì những điều kiện
chính trị, xã hội có lợi cho hoạt động của mình Đó là hình thức đại điện chocác tập đoàn kinh tế đa lợi ích, sử dụng sức mạnh đầu tư và khả năng tác độngđến các quốc gia khác để tác động đến các quyết định của chính phủ
+ Các tổ chức nghề nghiệp thì thì bảo vệ lợi ích của các nhóm lao động
có nghề nghiệp khác nhau
- Nhóm theo các vấn đề xã hội:
Bao gồm các phong trào bảo vệ môi trường, cải cách đất đai, bảo vệngười tiêu dùng; hay các phong trào bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của nhữngnhóm xã hội cụ thể như người cao tuổi, nhóm cứu tế trẻ em
- Nhóm văn hóa:
Bao gồm các tổ chức, thể chế khác nhau như tôn giáo, sắc tộc, cộngđồng tín ngưỡng nhằm bảo vệ các quyền, các giá trị của đời sống văn hóa,lòng tin tôn giáo, sự trung thành và biểu tượng của chúng Hội điện ảnh, hộisân khấu; hội những người yêu thơ…
- Nhóm thông tin và giáo dục:
Bao gồm các tổ chức nhằm tạo ra và truyền bá (có thể vì mục đích lợinhuận hoặc không) những tri thức, thông tin, giá trị của cộng đồng Ví dụ:Hội điện ảnh; hội nhà giáo; hội sân khấu; hội làm vườn.v.v
- Nhóm theo quan điểm dựa trên cơ sở lợi ích:
Trang 5Được thiết kế để thúc đẩy hoặc bảo vệ những lợi ích chung của cácthành viên, chẳng hạn như nông dân, công nhân, cựu chiến binh, giáo viên,người nghỉ hưu
Hai là, phân loại theo cách so sánh các tổ chức xã hội - xã hội với các đảng chính trị
- Các tổ chức xã hội:
Là những nhóm hoặc tổ chức các thành viên nhằm đạt được những mụcđích chung của tổ chức, xã hội, cộng đồng mà không cần đặt ra những mụctiêu trực tiếp gây ảnh hưởng, tác động đến quá trình hoạch định chính sách
Trang 6của nhà nước cũng như đảng phái Chẳng hạn, hội những người làm vườn,nuôi ong, cây cảnh, hội từ thiện, câu lạc bộ những người yêu thơ
- Các tổ chức chính trị - xã hội:
Là những tổ chức hoạt động vì lợi ích của các nhóm, các cộng đồng xãhội cụ thể, thông qua các phương thức gây ảnh hưởng đến chính quyền vàđảng phái (mà không đặt ra mục tiêu giành và tham gia chính quyền) Các tổchức chính trị - xã hội có cả hoạt động chính trị và phi chính trị
c) Điều kiện ra đời của các tổ chức chính trị - xã hội
- Sự phát triển kinh tế thị trường và các cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XVII với việc áp dụng lý thuyết tự do kinh tế là căn nguyên ra đời các tổ chức
xã hội
Như: nghiệp đoàn, nhóm trang trại và phong trào hợp tác xã nhữngngười tiêu thụ Nền dân chủ tư sản ở một mức độ nhất định là điều kiện đểhình thành, duy trì sự tồn tại của các tổ chức này
- Để bảo đảm lợi ích khác nhau của các nhóm xã hội trong điều kiện
mà hiến pháp của các nước thừa nhận quyền tự do của mỗi công dân, điều đó thúc đẩy việc hình thành các tổ chức xã hội khác nhau của người dân.
Nhà nước luôn có 2 chức năng: chức năng giai cấp – chức năng xã hội.Tuy nhiên trên thực tế nhiều khi lợi ích của giai cấp lại đặt cao hơn lợi ích củatoàn xã hội Vì thế, hình thành nên các tổ chức chính trị - xã hội để bảo vệ lợiích của các nhóm xã hội khác nhau
- Người dân tham gia tổ chức xã hội để mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của nhà nước - tổ chức do người dân uỷ quyền thông qua bầu cử của họ
Trong xã hội hiện đại, nhà nước là do người dân ủy quyền qua bầu cử,
do vậy họ được quyền kiểm soát hoạt động của nhà nước để đáp ứng nguyệnvọng của họ Đây là nguyên nhân để các tổ chức chính trị - xã hội xuất hiện,
Trang 7trở thành người đại diện cho các nhóm lợi ích Mặt khác, người dân chỉ có thểđược mở rộng tiếng nói, bảo vệ lợi ích khi tham gia vào một tổ chức nào đó.
1.2 Vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội
Trong xã hội hiện đại, ở mỗi hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị
-xã hội là cơ sở của các đảng phái, của nhà nước, là cầu nối giữa nhân dân với chính quyền.
Các tổ chức này chính là một trong những cơ chế điều chỉnh có hiệuquả của hệ thống chính trị các nước phát triển Thông qua các tổ chức này,người dân thực hiện quyền dân chủ của mình mà nhà nước đã ghi nhận
Ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, các tổ chức chính trị - xã hộivừa đứng bên cạnh nhà nước, vừa đứng đối mặt với nhà nước Một mặt,chúng bổ sung cho nhà nước những điều nhà nước chưa làm tốt và thay thếnhà nước để hoàn thiện việc quản lý xã hội; chúng cùng với nhà nước huyđộng lực lượng, sức mạnh của xã hội để thực hiện các mục tiêu chung, haybảo vệ lợi ích của đất nước, dân tộc; chúng là một yếu tố cần thiết góp phần ởmức độ nhất định cho nền dân chủ, là diễn đàn để các công dân tham gia vàocác quá trình chính trị, xã hội Mặt khác, chúng như là lực lượng đối trọng vớinhà nước theo nghĩa chúng phản biện nhà nước; chỉ ra những khiếm khuyếtcủa nhà nước; giám sát hoạt động của nhà nước, gây áp lực với nhà nước đểbảo vệ lợi ích của các thành viên
Các tổ chức chính trị xã hội có vai trò to lớn trong đời sống chính trị
-xã hội, kết nối các lợi ích và điều tiết các mâu thuẫn, các xung đột trong -xã hội.
Mặc dù các tổ chức chính trị xã hội cũng có những giới hạn riêng, nhưngchúng lại có khả năng khắc phục các giới hạn của nhà nước cũng như của thịtrường Chúng được coi như một hệ thống "van an toàn" cho hệ thống chính trị,bởi chúng cung cấp một phương tiện thỏa mãn nhu cầu tập hợp một cách hợppháp, kết nối các lợi ích và điều tiết các mâu thuẫn, các xung đột trong xã hội
- Các tổ chức chính trị - xã hội không chỉ là chỗ dựa, hợp tác với nhà nước, mà nó còn là cơ sở kiềm chế, đối trọng đối với nhà nước, giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước trở nên cân bằng trong xã hội
Trang 8Các tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm giữ cho việc thực thi quyền lựccủa nhà nước một cách cân bằng, không thiên vị hay tạo ra đặc quyền cho mộtnhóm người hay bất cứ một tầng lớp xã hội nào; thể hiện sự giám sát, phảnbiện của xã hội đối với chính sách của nhà nước, tổ chức và cá nhân hoạtđộng trong bộ máy nhà nước, để làm cho nhà nước đáp ứng được các yêu cầucủa các tầng lớp nhân dân.
- Các tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng yêu cầu phi tập trung hoá quyền lực nhà nước, chuyển một bộ phận quyền lực nhà nước cho sự tự quản của cộng đồng, xã hội, làm cho nhà nước hoạt động ngày càng hiệu quả.
1.3 Chức năng của các tổ chức chính trị - xã hội
- Chức năng đại diện
Về lý thuyết, nhà nước với chức năng công quyền là cơ quan đại điệncho mọi công dân trong đời sống xã hội Tuy nhiên, với chức năng côngquyền, nhà nước chỉ quan tâm và có khả năng giải quyết những vấn đề chungđược ủy quyền, như duy trì trật tự chung, điều hành hoạt động chung và bảo
vệ quốc gia khỏi sự xâm hại từ bên ngoài
Mặt khác, do bản chất giai cấp, nhà nước bị chi phối bởi lợi ích của giaicấp thống trị Do vậy, nhà nước bị giới hạn, không có khả năng giải quyết tốtmọi vấn đề của lĩnh vự "tư", không thể giải quyết tốt mọi vấn đề của mọi giaicấp, tầng lớp và cá nhân trong xã hội Chỉ có thể thông qua các tổ chức chínhtrị - xã hội của mình, nhân dân mới có điều kiện để tự giải quyết các vấn đềcủa mình bằng quá trình tham gia quản lý xã hội, và đây chính là điều kiện để
mở rộng, nâng cao dân chủ trong xã hội hiện đại
- Bổ sung và thay thế nhà nước ở một số lĩnh vực nhất định
Có những lĩnh vực mà nhà nước không thể làm được hoặc làm khôngtốt Với vai trò của mình, với tính chất đặc trưng trong phương thức tổ chức
và hoạt động, các tổ chức chính trị - xã hội có khả năng giải quyết tốt hơn.Như vậy, nhìn tổng thể trên toàn xã hội, nhà nước có điều kiện tập trung cácnguồn lực có hạn của mình để thực hiện những chính sách, lĩnh vực có tầmchiến lược hoặc thực hiện chức năng cơ bản của mình một cách hợp lý vàhiệu quả hơn
Trang 9Ví dụ: Kinh tế muốn phát triển phải có 2 bàn tay: Nhà nước
Thị trường
Nay cần có thêm bàn tay thứ 3 là: các tổ chức chính trị - xã hội
- Chức năng vận động hành lang, gây áp lực
Các tổ chức chính trị - xã hội tác động đến cơ quan lập pháp và quá
trình lập pháp theo 3 hướng: giám sát, thúc đẩy, ngăn cản
+ Giám sát quá trình lập pháp theo vấn đề lập pháp, tiến độ lập pháp,
nội dung lập pháp;
+ Thúc đẩy quá trình xây dựng, hoàn thiện và triển khai các quyết định
lập pháp có lợi cho mình hoặc cho những đối tượng bảo trợ cho mình;
+ Ngăn cản những chính sách, đạo luật bất lợi cho mình hoặc gây thiệt
hại cho những đối tượng bảo trợ cho mình được thông qua
Ngoài ra, các tổ chức chính trị - xã hội còn làm trung gian giữa các cácthành viên của các ủy ban, các đảng, thậm chí giữa lập pháp và hành pháp mỗikhi có mâu thuẫn mà bản thân những người trong cuộc không giải quyết được
Các tổ chức chính trị - xã hội gây áp lực đối với lập pháp (dưới danhnghĩa các hội hay các ủy ban nghiên cứu, những người có uy tín trong các tổchức này có vai trò quan trọng trong hoạt động hành lang); ảnh hưởng đếnquyền hành pháp (nhiều khi các đại biểu chính phủ còn biến thành "trạm" củacác tổ chức có thế lực nhất và quan trọng nhất ở tầm vóc quốc gia); áp lực đốivới tư pháp (có nước, như Mỹ, quan tòa có thể tạo thành tâm điểm của cácnhóm áp lực do hệ thống tư pháp vừa bị phi tập trung hóa, cắt rời nhau và rấtđộc lập)
- Chức năng phản biện, giám sát chính quyền
Trong xã hội hiện đại, dân chủ luôn đi liền với sự kiềm chế và cân bằngquyền lực để ngăn chặn sự lạm quyền Các tổ chức chính trị - xã hội có chứcnăng giám sát, phản biện các chính sách, hành động của chính phủ và kiểm tratính hiệu quả của hệ thống hành chính Trong nhiều vấn đề có tính độc lập,chính các tổ chức này đã giữ cho nó được thực hiện thông qua sự kiên trì và
áp lực đối với chính phủ và buộc chính phủ phải có trách nhiệm hơn
1.4 Phương thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội
Trang 10a) Đặc điểm tổ chức và phương thức hoạt động
- Tính phi lợi nhuận:
Các tổ chức chính trị - xã hội không nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuậnnhư các đơn vị sản xuất kinh doanh
- Đội ngũ cán bộ cốt cán được đào tạo, chuẩn bị theo cách riêng, phù hợp với tính chất tổ chức, hoạt động của mỗi tổ chức.
- Chủ yếu sử dụng phương thức giáo dục, tư vấn tác động đến thành viên
Trong các cơ chế thực thi quyền lực chính trị (cơ chế mệnh lệnh cưỡng
bức, cơ chế hệ thống thể chế, cơ chế tư vấn), thì cơ chế tư vấn là thích hợp
cho hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội Tức là các hoạt động làm thayđổi nhận thức của các đối tượng để thay đổi hành vi của họ
b) Tài chính của các tổ chức chính trị - xã hội
- Sự đóng góp của các thành viên:
Là nguồn thu thường xuyên và quan trọng nhất để duy trì hoạt động của
tổ chức và trả lương cho các nhân viên chuyên trách Ngoài ra còn một nguồnthu quan trọng khác là từ các nhóm vận động của tổ chức
Trang 11- Từ các công ty phi lợi nhuận của tổ chức:
Các công ty này được thành lập để bảo đảm một phần tài chính chohoạt động của tổ chức
- Từ sự quyên góp, tài trợ:
Đây cũng là một nguồn tài chính quan trọng Đối với các nhóm lợi ích,nhóm áp lực, nhóm vận động hành lang có một nguồn thu không nhỏ là sựđóng góp của các tập đoàn kinh tế, thương mại, những người muốn thông quahoạt động của các nhóm này để đạt mục tiêu riêng của mình
c) Mặt trận - hình thức tổ chức chính trị - xã hội đặc thù của một số nước trên thế giới
Mặt trận là một hình thức tổ chức chính trị - xã hội đặc thù, khác với các hình thức tổ chức chính trị - xã hội khác Đây là một hình thức liên minh
chính trị từng xuất hiện ở một số nước trên thế giới từ những năm 30 của thế
kỷ XX (Ở Pháp, Tây Ban Nha năm 1934, Mặt trận nhân dân chống phát xít doQuốc tế Cộng sản phát động năm 1935) Các hình thức mặt trận này đều tậphợp lực lượng đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội vàchống chủ nghĩa phát xít Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, hình thức tậphợp kiểu mặt trận chỉ có ở một số nước dân chủ nhân dân như Trung Quốc,Việt Nam, Lào
Ở Trung Quốc, Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân Trung Quốc
(chính hiệp) là một tổ chức mặt trận thống nhất rộng rãi nhất của trung Quốc,tập hợp các tầng lớp nhân dân trong xã hội, các nhân sĩ trên mọi lĩnh vực,thực hiện hiệp thương chính trị và chức năng giám sát, phát huy dân chủ, bànthảo các phương châm, chính sách lớn của nhà nước, tham gia quản lý nhànước Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân Trung Quốc còn được coi là
cơ quan hiệp thương của các đảng phái, là một hình thức tổ chức quan trọng,
là diễn đàn, nơi điều hòa các mối quan hệ trong chế độ hợp tác nhiều đảng vàhiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trung Quốc
Ở Việt Nam, kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết củadân tộc ta, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã
Trang 12chủ trương đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất để cùng nhau chống kẻ thù chung vì độc lập tự do của Tổ
quốc
Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo mà đỉnh cao làphong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước,ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
ra chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên củaMặt trận Dân tộc Thống nhất Việt nam
Từ đó tới nay, ở mỗi thời kỳ khác nhau có những hình thức và tên gọi tổ
chức cụ thể khác nhau phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng,
nhưng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam nơi tập hợp các giai tầng trong
xã hội vì những mục tiêu lớn của dân tộc luôn tồn tại và phát triển ĐảngCộng sản Việt Nam - người chủ xướng việc hình thành Mặt trận Dân tộcThống nhất trong thời hiện đại - vừa là thành viên tích cực của Mặt trận vừabằng sự sáng tạo, đúng dắn trong đường lối, chính sách, sự gương mẫu phấnđấu vì lợi ích chung của dân tộc đã được các thành viên của Mặt trận thừanhận vai trò lãnh đạo
Hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hình thức tổ chức của Mặt trậnDân tộc Thống nhất Việt Nam với mục tiêu tập hợp và phát huy sức mạnh củakhối Đại đoàn kết toàn dân phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập, tự do,hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
2 CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1 Quan niệm, sự hình thành và phát triển của các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT Việt Nam
a) Quan niệm về các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT Việt Nam
Gợi mở nêu vấn đề:
1 Nêu quan niệm về tổ chức chính trị - xã hội, kể tên một số tên gọi về tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam?
Tên gọi: tổ chức XH, tổ chức CT - XH, đoàn thể quần chúng, đoàn thể ND
=> tên gọi phong phú đa dạng.
2 Mặt trận TQ là gì?
MTTQ là một tổ chức CT - XH đặc thù
Trang 13Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay gồm 3 bộ phận hợp thành:
# Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
# Đảng Cộng sản Việt Nam;
# Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên
Trong hệ thống chính trị Việt Nam các tổ chức chính trị - xã hội gồm:
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
Là một liên minh chính trị - xã hội rộng rãi gồm gần 50 thành viên (46thành viên), trong đó có Đảng CS Việt Nam và nhiều tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, các cá nhântiêu biểu cho các giai cấp, dân tộc và đồng bào ta ở nước ngoài
- Các tổ chức chính trị - xã hội trong Mặt trận: gồm Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân ViệtNam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Chú ý: Các tổ chức khác còn lại trong Mặt trận TQVN dù là thành viên
của Mặt trận nhưng không phải là tổ chức chính trị - xã hội
Như vậy, ở Việt Nam chỉ có 6 tổ chức chính trị - xã hội Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn nhất Mọi tổ chức chínhtrị - xã hội khác đều là thành viên của Mặt trận
Mặt trận giai đoạn đầu có tổ chức như một nhà nước: Mặt trận ViệtMinh, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (Năm 1974, TQ đánhHoàng Sa Mặt trận DTGPMN phản đối)
b) Sự hình thành và phát triển của các tổ chức chính trị - xã hội