1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam

65 3,5K 40
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 525 KB

Nội dung

Các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam

ÂẢI HC HÚ KHOA LÛT ------------------ KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TƯ PHÁP DÂN SỰ (Niên khóa: 2009 - 2013)  Đề tài: CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Đào Mai Hường Nguyễn Thò Hương Huế, 2/2013 MỤC LỤC 1 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Luật HN&GĐ : Luật Hôn nhân và gia đình BLDS : Bộ luật Dân sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa HĐTP : Hội đồng thẩm phán 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Đào Mai Hường, người đã hướng dẫn tận tình chu đáo, tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian vừa qua. Em xin cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo của Khoa Luật - Đại học Huế đã dạy dỗ em trong suốt những năm trên giảng đường đại học. Em xin chân thành cảm ơn tới các anh, chị, các chú tại Uỷ ban nhân dân các phường An Cựu, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tư vấn và tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận này. Huế, ngày 21 tháng 02 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thị Hương 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Qua một chặng đường dài của lịch sử thì những tế bào ấy ngày càng tăng lên với số lượng đáng kể. Tuy nhiên để xây dựng được một gia đình thực sự được pháp luật thừa nhận và bảo vệ thì việc kết hôn chính là một sự kiện pháp lí đặc biệt quan trọng, một yếu tố cơ bản cần thiết cho sự ra đời của gia đình, vì đây là một yếu tố quan trọng cho nên việc kết hôn phải tuân thủ những điều kiệnpháp luật quy định. Chính vì thế, quy định điều kiện kết hôn là tiền đề nhằm thực hiện chức năng xã hội của mình là tái sản xuất ra con người - lực lượng sản xuất quan trọng cho xã hội. Đất nước ta hiện nay đang phát triển, nền kinh tế, chính trị , xã hội ngày càng có những biến chuyển hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, những đổi thay trong tiềm thức, tư tưởng cũng như cách nhìn nhận của con người về hôn nhân là không thể tránh khỏi, nhất là đối với những điều kiện kết hôn - một quy định mà con người bắt buộc phải tuân thủ khi muốn thiết lập mối quan hệ hôn nhân hợp pháp. Tuy nhiên với nhu cầu mới, cuộc sống mới này càng đa dạng phức tạp thì hôn nhân tất yếu sẽ có những thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Song song với vấn đề đó là lối sống cũng như sự ảnh hưởng của những nước phát triển nói chung trong đó có các quốc gia phương Tây đã làm cho ý thức và tư tưởng con người xa rời dần những quy phạm mang tính tập quán cũng như những quy định của pháp luật, cách nhìn về kết hônđiều kiện kết hôn đã tiến bộ hơn trước đây rất nhiều như tuổi tác giữa nam và nữ, hôn nhân đồng tính . thậm chí còn để lại những hậu quả 5 nghiêm trọng đối với xã hội như tảo hôn hay ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, đạo đức con người. Trong khi "pháp luật là bức tranh phản ánh đời sống con người" thì bức tranh ấy đã gặp không ít khó khăn nhất là trong quá trình xây dựng cũng như áp dụng. Một trong những phần của bức tranh đó chính là quy định về các điều kiện kết hôn. Để giải quyết những khó khăn đó ngay trong hiện tại cũng như tương lai, việc bảo đảm những giá trị văn hóa tốt đẹp, bảo đảm đúng tinh thần của pháp luật mà không làm ảnh hưởng tới những nhu cầu hay gọi cách khác là quyền được hạnh phúc của con người thì việc quy định quy định các điều kiện kết hôn là thực sự cần thiết và mang tính tất yếu. Vì vậy, Nhà nước ta đã ban hành những văn bản pháp luật quan trọng trong đó có Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2000 được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9/06/2000, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2001 đã quy định khá đấy đủ về quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ. Trên cơ sở những phong tục tập quán đã có từ lâu đời về các điều kiện kết hôn kết hợp với những quy định vẫn còn phù hợp của Luật Hôn nhân và gia đình cũ như Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và 1986 thì Luật Hôn nhân và gia đình có những điểm mới phù hợp với tình hình phát triển của đất nước cũng như các quan hệ đang tồn tại trong xã hội. Ngoài Luật Hôn nhân và gia đình 2000 về các điều kiện kết hôn thì Tòa án còn ban hành những văn bản pháp luật hướng dẫn về chế định này như Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000; Nghị định 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết một số quy định của Luật Luật Hôn nhân và gia đình 2000; Nghị định số 68/2002/NĐ- CP ban hành ngày 10/07/3002 của Chính phủ quy định chi tiết một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh trong trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Nghị định 158/2008 NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch . 6 Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay nhất là mấy năm trở lại đây thì việc kết hôn tuy đã được pháp luật quy định chặt chẽ nhưng việc vi phạm một trong những điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn vẫn diễn ra. Việc giải quyết những vi phạm đó lại càng gặp những khó khăn phức tạp, có lúc không biết phải xử lý ra sao bởi vì một mặt xuất phát từ sự thay đổi, cách nhìn nhận của con người đối với xã hội. Ngoài ra, trong chế độ pháp lý còn có nhiều văn bản pháp luật quy định về chế định này như Bộ luật Dân sự 2005 Do đó, trong các quy định của pháp luật còn nhiều mâu thuẫn chồng chéo nhau, nhiều trường hợp chưa có luật điều chỉnh dẫn tới việc áp dụng quy định pháp luật còn nhiều khó khăn, gây nhiều tranh luận cho các cơ quan xử lý. Ngày nay, với sự cải cách của hệ thống pháp luật nói chung cũng như trên đà lấy ý kiến cho dự án sửa đổi bổ sung pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng thì việc hoàn thiện quy định các điệu kiện kết hôn cũng đặc biệt được chú trọng nhằm góp phần giải quyết tốt hơn cũng như khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong quy định của pháp luật. Vì vậy tác giả thấy việc nghiên cứu đề tài "Các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam" là một vấn để thực tiễn và thực sự cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên cơ sở có những văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung, những bài viết của các tác giả nói riêng về chế định các điều kiện kết hôn như cuốn "Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam" của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện năm 2002, cuốn "quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài - một số vấn đề lí luận và thức tiễn" của tác giả Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc cũng như có tham khảo những bài viết đăng trên các tạp chí pháp luật như tạp chí Luật học của trường Đại học luật Hà Nội, tạp chí Nghề luật . và các giáo trình, tài liệu liên quan. Tuy có những công trình nghiên cứu mang tình tổng quát chung hay đã đi sâu để làm rõ từng khía cạnh của vấn đề này nhưng tôi vẫn mạnh dạn chọn 7 đề tài " Các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam" với mong muốn tìm hiểu và đi sâu hơn nữa nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc hơn đối với quy định này, góp phần hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu để tài nhằm khái quát một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về các điệu kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Mặt khác nghiên cứu về việc thực tiễn áp dụng luật về hôn nhân và gia đình vào thực từ đó đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc và hoàn thiện pháp luật một cách đúng đắn, phù hợp nhất. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Về quy định các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam, do trong từng giai đoạn lịch sử thì việc quy định về chế định này có những khác biệt. Chính vì vậy trong phạm vi ngiên cứu đề tài thì tôi đi sâu để làm rõ hơn những quy định trên cơ sở quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 1959, Luật Hôn nhân và gia đình 1986 và đặc biệt tập trung đi sâu nghiên cứu quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 cùng những văn bản hướng dẫn liên quan và một số Hiệp định tương trợ tư phápViệt Nam là thành viên kết trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, để làm rõ hơn vấn đề này thì bản thân cũng có nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn khảo sát tại các cơ quan ở địa phương trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế để phục vụ cho việc hoàn thiện đề tài. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài "Các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam" được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 8 Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê trong quá trình bình luận, đánh giá và nghiên cứu các vấn đề của đề tài. 6. Cơ cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì phần nội dung của đề tài được chia làm 2 chương: Chương 1. Các điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Chương 2. Thực trạng áp dụng các điều kiện kết hôn tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và một số giải pháp hoàn thiện. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1.1. Khái niệm kết hôncác điều kiện kết hôn Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội. Trong mỗi chế độ xã hội thì gia đình đều thực hiện những chức năng cơ bản mang tính chất xã hội của nó. Một trong những chức năng cơ bản của gia đình là nhằm tái sản xuất ra con người, là quá trình tiếp tục nòi giống. Theo quan điểm của các nhà khoa học xã hội thì gia đình có những chức năng chủ yếu sau: - Chức năng tái sản xuất ra con người. - Chức năng kinh tế. - Chức năng tiêu dùng. - Chức năng giáo dục. - Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lí cho các thành viên của mình. Trong đó chức năng tái sản xuất ra con người là một trong những chức năng cơ bàn nhất bởi vì nếu không có sản xuất và tái sản xuất ra con người thì xã hội không thể phát triển cũng như không thể tồn tại được. Chính vì vậy hôn nhân là sự liên kết đặc biệt nhằm thực hiện chức năng đó một cách có hiệu quả nhất và chính Nhà nước sẽ là một chủ thể để thừa nhận. Pháp luật Nhà nước ta hiện nay quy định việc kết hôn của nam và nữ phải dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân lao động. Để nói về vấn đề này thì ngay trong Ðiều 16 của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền quốc tế - một văn bản tiến bộ nhất cũng nói rằng kết hôn là một quyền cơ bản của con người, cụ thể: " nam và nữ trong tuổi 10 . pháp hoàn thiện. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1.1. Khái niệm kết hôn và các điều kiện kết hôn Hôn. " ;điều kiện kết hôn là điều kiện để nhà nước công nhận việc kết hôn của hai bên nam nữ". Hay nói cách khác điều kiện kết hôn là những đòi hỏi của pháp

Ngày đăng: 28/06/2013, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. "Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam", Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Trẻ, năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Nhà XB: Nxb Trẻ
18. "Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lí luận và thức tiễn", Tiến sĩ Nông Quốc Bình và Tiến sĩ Nguyễn Hồng Bắc, Nxb Trẻ, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề líluận và thức tiễn
Nhà XB: Nxb Trẻ
20. Tạp chí Nghề luật (Bài "Một số điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam", Tiến sĩ Chu Hải Thanh, số 1/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và giađình Việt Nam
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959,1986, 1992, Nxb Chính trị quốc gia.2. Bộ luật Dân sự 2005 Khác
7. Nghị định 70/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Khác
8. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam có yếu tố nước ngoài Khác
9. Nghị định 32/2002/NĐ-CP ngày 27/03/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số Khác
10. Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch Khác
11. Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực Khác
12. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Khác
13. Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Khác
15. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tiến sĩ Đoàn Đức Lương, Nxb Đại học Huế, năm 2010 Khác
16. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Giáo dục 1998 Khác
17. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2008 Khác
19. Tập bài giảng Chuyên đề giải quyết án hôn nhân và gia đình, Thạc sĩ Đào Mai Hường, năm 2012 Khác
21. Số liệu đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân phường An Cựu, Uỷ ban nhân dân phường Xuân Phú, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế các năm 2009, 2010, 2011, 2012 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Số liệu thống kí thì tình hình đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhđn dđn phường Xuđn Phú, thănh phố Huế, tỉnh Thừa Thiín Huế hăng năm : - Các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam
li ệu thống kí thì tình hình đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhđn dđn phường Xuđn Phú, thănh phố Huế, tỉnh Thừa Thiín Huế hăng năm : (Trang 42)
Bảng thống kê số 2 - Các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam
Bảng th ống kê số 2 (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w