MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: 3 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3 5. ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 3 6. Kết cấu của đề tài 4 PHẦN NỘI DUNG. 5 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ TỔNG QUAN VỀ VÔN CỦA DOANG NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNGTHEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 5 1.1. Công ty cổ phần 5 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của CTCP 5 1.1.4. Ưu, nhược điểm của CTCP. 6 1.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP. 8 1.1.1.3. Cổ phần, cổ phiếu, cổ tức 9 1.2. Vốn 11 1.2.1. Khái niệm 11 1.2.2. Phân loại vốn trong doanh nghiệp 13 1.2.2.1. Phân loại vốn theo Tài sản 13 1.2.2.2. Phân loại vốn theo nguồn hình thành 14 1.2.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiên nay 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 17 2.1. Thực trạng huy động vốn của CTCP ở Việt Nam 17 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CTCP 17 2.1.2. Phương thức huy động vốn của CTCP ở Việt Nam. 23 1.1.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần. 23 1.1.2.2. Huy động vốn vay của công ty cổ phần 24 2.2. Thực trạng huy động vốn của CTCP trên thị trường Việt Nam 28 2.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của CTCP trên thị trường Việt Nam 28 2.2.1.1. Các nhân tố khách quan 28 2.2.1.2. Các nhân tố chủ quan 31 2.2.2. Tình hình huy động vốn của CTCP trong những năm 2007 - 2012 32 2.2.3. Đánh giá chung về việc huy động vốn của CTCP 35 2.2.3.1. Những thành tựu được từ việc huy động vốn 35 2.2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại trong việc huy động vốn của CTCP 36 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CTCP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 38 3.1. Trong việc tổ chức thực hiện và huy động vốn của CTCP 38 3.1.1. Bảo toàn và phát triển vốn 38 3.1.1.1. Bảo toàn và phát triển vốn lưu động 39 3.1.1.2. Bảo toàn và phát triển vốn cố định: 40 3.1.2. Huy động nguồn vốn từ cán bộ, nhân viên trong CTCP 41 3.1.3. Xử lý nợ đọng, thanh lý hàng không cần dùng 42 3.1.4. Tăng cường huy động vốn vay các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại 43 3.1.4.1. Vay ngắn hạn ngân hàng để đầu tư dài hạn 43 3.1.4.2. Huy động nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng 44 3.1.5. Huy động nguồn vốn bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu 44 3.1.6. Thực hiện huy động nguồn vốn bằng hình thức liên doanh, liên kết 45 3.1.7. Sử dụng hình thức thuê tài sản 45 3.1.8. Huy động nguồn vốn bằng việc vay quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia 45 3.2. Hoàn thiện pháp luật 46 3.3.Một số ý kiến nghị 47 3.3.1. Về phía Công ty 47 3.3.2. Đối với nhà nước 47 KẾT LUẬN 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
ÂẢI HC HÚ KHOA LÛT ------------------ NIÊN LUẬN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH, THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH Sinh viên thực hiện: Hồ Đình Cường Lớp: Luật K34C 1 Lời Cảm Ơn Để có thể hoàn thành được bài niên luận này tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa luật - đại học huế đã truyền thụ cho tôi kiến thức và lòng say mê học tập. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Duy Phương đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành bài viết này. Mặc dù tôi đã hết sức cố gắng để bài viết đạt hiệu quả cao nhất song do kiến thức có hạn nên bài viết sẽ gặp không ít khiếm khuyết. vì thế, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các bạn. một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! 2 Huế, ngày 20 tháng 02 năm 2013 Sinh viên Hồ Đình Cường 3 ÂẢI HC HÚ KHOA LÛT ------------------ NIÊN LUẬN CHUYÊN NGÀNH: HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC KHÓA: 2010 - 2014 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH, THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Nguyễn Duy Phương Hồ Đình Cường Lớp: Luật K34C 4 MỤC LỤC 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khiếu nại là hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội. Bởi lẽ, trong xã hội nói chung, và trong quá trình quán lý nhà nước nói riêng không thể tránh khỏi tình trạng những vi pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hay tổ chức. Vấn đề này có ý nghĩa lớn khi nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bảo đảm công bằng xã hội luôn là mục tiêu của chế độ, phát huy dân chủ XHCN vừa là một phương tiện thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, vừa là con đường bảo đảm cho sự công bằng xã hội. Chính vì lẽ này nên công tác giải quyết khiếu nại hành chính luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Bên cạnh đó, Khiếu nại vừa là vấn đề chính trị, vừa là vấn đề pháp lý. Giải quyết khiếu nại của cá nhân, tổ chức không chỉ liên quan đến quyền, tự do, lợi ích của công dân, mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội, đến ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng. Giải quyết khiếu nại đúng quy định của pháp luật thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta. Những quyết định, hành vi trái pháp luật của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước hoặc công dân được xử lý nghiêm minh thì quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước được củng cố ngày càng vững chắc, dân chủ được phát huy, tính tích cực của nhân dân được nâng cao. Vì vậy, việc giải quyết khiếu nại của công dân một cách kịp thời, đúng đắn, nó thể hiện bản chất chế độ xã hội XHCN, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước với công dân. Đồng thời, thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nhà nước điều chỉnh lại các hoạt động để tổ chức bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị ngày càng hoàn thiện, phục vụ lợi ích của công dân ngày càng tốt hơn. Cũng chính vì nhận thức sâu sắc những ý nghĩa trên đây, từ khi lãnh đạo nhân dân xây dựng chính quyền cách mạng, Đảng ta, mà đi đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến vấn đề khiếu nại hay tố cáo của nhân dân. Hơn 60 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố 6 cáo với những định hướng cụ thể phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Trong những năm đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng: kinh tế, xã hội phát triển; an ninh, quốc phòng được bảo đảm; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng làm nảy sinh nhiều khiếu nại, tranh chấp. Tệ nạn tham nhũng, quan liêu, tiêu cực ngày càng nghiêm trọng là một nguyên nhân dẫn đến nhiều khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đảng viên. Hơn 20 năm kể từ công cuộc đổi mới đất nước 1986, dân chủ được mở rộng và ngày càng thể hiện sâu sắc trong đời sống xã hội là một thành quả to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Không chỉ ý thức cao về dân chủ, về trách nhiệm công dân, mà còn nhiều cơ chế pháp lý tương đối thuận lợi đã giúp cho nhân dân chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Trong thời gian tới, khi Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thì sẽ nảy sinh nhiều khiếu nại, tố cáo, nhất là những khiếu nại liên quan đến đất đai, nhà ở; những tố cáo cán bộ, đảng viên tiêu cực, tham nhũng . Khiếu nại không được giải quyết đúng đắn, kịp thời, sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế, đến an ninh chính trị, trật tự ân toàn xã hội, đến lòng tin của nhân dân đối với chế độ ta. Chính vì những lý do trên đây và để công tác giải quyết khiếu nại một cách có hiệu quả, thoả mãn yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của cơ quan, tổ chức, công dân, thì việc tuân thủ theo quy định của pháp luật, các nguyên tắc và phương châm về giải quyết khiếu nại có ý nghĩa hết sức quan trọng, bên cạnh đó bản thân cũng mong muốn được hiểu rõ hơn về vấn đề khiếu nại hành chính nên tôi chọn đề tài: “Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính, thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính” làm chủ đề viết niên luận của mình. 7 2. Mục đích, ý nghĩa của niên luận Mục đích, ý nghĩa của niên luận là làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về khiếu nại hành chính, những quy định của pháp luật về trình tự , thủ tục giải quyết khiếu nại; đưa ra thực trạng và từ đó kiến nghị những phương hướng và giải pháp sát thực để nâng cao hiệu quả, hoàn thiện pháp luật về khiếu nại của công dân, nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân trong điều kiện xây dựng pháp quyền ở nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề khiếu nại của nước ta hiện nay 4. Phương pháp nghiên cứu Niên luận vận dụng các phương pháp triết học Mác- Lê nin: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời có sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp diễn giải, thống kê. 5. Bố cục Niên luận được sắp xếp như sau: A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG Chương I: Các nguyên tắc cơ bản, các phương châm chủ yếu chỉ đạo giải quyết khiếu nại hành chính. Chương II: Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính. Chương III: Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện giải quyết khiếu nại hành chính. C. KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo 8 CHƯƠNG I CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN, CÁC PHƯƠNG CHÂM CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH I.1. Khái niệm khiếu nại Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận tại điều 74 của Hiến pháp năm 1992. Đó là hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội như là một phản ứng cảu con người trước một quyết định, một hành vi nào đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Dưới góc độ pháp lý, khiếu nại được hiểu là: “ việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (khoản 1 điều 2 Luật khiếu nại 2011). Từ khái niệm trên có thể thấy rằng: Khiếu nại là hoạt động đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu tác động trực tiếp của quyết định hành chính hay hành vi hành chính hoặc là đề nghị của cán bộ, công chức chịu tác động trực tiếp của quết định kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Đề nghị này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại khi họ cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể kết luận là có sự vi phậm hay không sau khi đã xem xét một cách khách quan và thận trọng nội dung vụ việc cùng những tài liệu và chứng cứ có liên quan. Như vậy, khiếu nại là quyền, là hành vi của các chủ thể như cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân, còn hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền trong cơ 9 quan hành chính nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Quyền khiếu nại của công dân xuất hiện trong mối liên hệ với quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Quá trình công dân thực hiện quyền khiếu nại hành chính là quá trình cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền các tài liệu, chứng cứ về sự vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ phía cơ quan và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Bởi người khiếu nại không được sử dụng quyền lực nhà nước trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại nên họ không thể tự mình khôi phục lại những quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, do đó họ phải đề nghị cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành giải quyết khiếu nại của họ theo thủ tục mà pháp luật quy định. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại một mặt sử dụng tài liệu, chứng cứ tiếp nhận từ người khiếu nại; mặt khác thu thập, xác minh thêm thông tin, tài liệu từ những nguồn khác để làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại một cách chính xác. Theo khoản 2 Điều 2 Luật khiếu nại, chủ thể của việc khiếu nại bao gồm công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng được quyền khiếu nại, tuy nhiên công dân Việt Nam là chủ thể sử dụng quyền khiếu nại thường xuyên và tích cực nhất. Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại phải là người có năng lực hành vi đầy đủ và phải tự mình thực hiện quyền khiếu nại. Việc ủy quyền cho người khác chỉ thực hiện trong những trường hợp do pháp luật quy định như trong trường hợp công dân là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình thì thông qua người đại diện theo pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại. Và khi thực hiện việc khiếu nại, người đại diện phải có giấy tờ để chứng minh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đại diện hợp pháp của mình. Còn trường hợp người ốm đau, già yếu, người có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì có thể ủy quyền cho người đại diện là cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để thực hiện việc khiếu nại, việc ủy quyền khiếu nại phải được lập thành văn bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi người có ủy quyền hoặc người được ủy quyền cư trú. 10